Trang chủ » 10. PHÊ BÌNH

10. PHÊ BÌNH

by Trung Kiên Lê
121 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Chúng ta có thể nói gì về quốc gia lý tưởng của Platon? Một quốc gia như vậy có thể được thực hiên không? Nếu không thực hiện được hoàn toàn chúng ta có thể áp dụng một phần nào vào đời sống chính trị hiện nay không? Có nơi nào đã áp dụng lý tưởng của Platon hoặc toàn thể hoặc một phần nào không?

Câu hỏi chót trên đây có thể được trả lời một cách thuận lợi cho Platon: Trong suốt 1000 năm Âu châu bị đặt dưới quyền cai trị của một giai cấp không khác gì giai cấp cầm quyền lý tưởng mà Platon đã mô tả. Trong thời kỳ trung cổ người ta thường phân chia dân chúng thành 3 giai cấp: đó là giai cấp cần lao, giai cấp quân nhân và giai cấp giáo sĩ. Giai cấp sau cùng này, mặc dù chỉ là một thiểu số đã nắm trong tay tất cả quyền hành và đã cai trị một cách gần như tuyệt đối một phần nửa lãnh thổ Âu châu.

Giai cấp giáo sĩ này được lên cầm quyền không phải do sự tấn phong của dân chúng mà chính là do công trình nghiên cứu học hỏi, nếp sống đạo đức và giản dị. Giai cấp giáo sĩ cũng không bị ràng buộc vì nếp sống gia đình và trong nhiều trường hợp họ được hưởng nhiều tự do trong vấn đề luyến ái mà Platon chủ trương nên dành cho giai cấp lãnh đạo. Nếp sống độc thân của giai cấp giáo sĩ là một yếu tố tâm lý rất thuận lợi: phần thì họ không bị cản trở bởi sự ích kỷ dành cho gia đình, phần thì dân chúng coi họ như những con người đặc biệt đứng trên sự kêu gọi xác thịt.

Các thủ đoạn chính trị của giáo hội Thiên chúa giáo là sự áp dụng những huyền thoại mà Platon đã đề ra: Ý niệm về thiên đàng, địa ngục có những liên hệ mật thiết với những ý kiến trình bày trong cuốn Cộng hoà. Với một mớ lý thuyết như trên, dân chúng Âu châu đã được cai trị mà không cần dùng đến vũ lực, họ sẵn sàng chấp nhận sự cai trị ấy và không bao giờ đòi hỏi tham gia trực tiếp vào bộ máy chính quyền. Những giai cấp buôn bán và quân nhân, những nhóm lẻ tẻ ở địa phương, tất cả đều một lòng tùng phục La Mã. Giai cấp lãnh đạo thời ấy thật khôn khéo, họ đã xây dựng nên một tổ chức cai trị vững mạnh và lâu dài nhất thế giới.

Những giáo phái cai trị xứ Paraguay trước đây là những giai cấp lãnh đạo xứng đáng với lý tưởng của Platon. Đó là một giai cấp giáo phẩm thượng lưu vừa biết nhiều hiểu rộng, vừa có biệt tài ở giữa một đám đông dân chúng bán khai. Sau cách mạng tháng 10 năm 1917 những nhà lãnh đạo cộng sản ở Nga xô cũng sống cuộc đời mà Platon đã mô tả. Họ là một thiểu số cấu kết với nhau bằng một niềm tin mãnh liệt. Họ sợ sự khai trừ khỏi đảng hơn là sợ chết, hoàn toàn hiến thân cho đảng, chết vì đảng không khác gì các thánh tử đạo, họ sống một cuộc đời giản dị đơn sơ trong khi cầm quyền cai trị một nửa diện tích Âu châu.

Những ví dụ kể trên chứng tỏ rằng lý tưởng của Platon có thể thực hiện được và chính Platon cũng căn cứ lý thuyết của mình trên các nhận xét thực tế trong các cuộc du lịch của ông. Ông đã để ý đến giai cấp lãnh đạo thời ấy gồm một thiểu số giáo sĩ. Platon đã so sánh chính thể Ai cập với chính thể tại thành Athènes và cảm thấy Athènes còn nhiều khiếm khuyết. Tại nước Ý ông có dịp quan sát một nhóm lãnh đạo đúng theo chế độ cộng sản và ăn chay trường. Nhóm này cầm quyền khá lâu và khá vững. Ở Sparte ông cũng quan sát những điều kiện tương tự: Nhóm lãnh đạo ở đây sống một cuộc đời khắc khổ tập thể, họ rất chú trọng đền việc cải thiện nòi giống, chỉ những kẻ khoẻ mạnh can đảm thông minh mới được quyền lập gia đình và sinh con cái.

Một tác giả đương thời tên là Euripides cũng đã chủ xướng một nếp sống cộng sản triệt để. Giải phóng nô lệ, sung công phụ nữ, bình định các lãnh thổ Hy lạp. Nói tóm lại, khi đề ra chương trình của mình Platon không coi đó là một chương trình hão huyền, xa vời thực tế.

Tuy nhiên, những kẻ chỉ trích Platon từ thời Aristote đến nay cũng đã đưa ra nhiều luận cứ đáng để ý, Aristote nói rằng những đề nghị của Platon đã xuất hiện nhiều lần trong lịch sử nhân loại. Nói rằng tất cả mọi người là anh em thật là một điều hay ho trên lý tưởng nhưng trên thực tế khi cho rằng tất cả mọi người là anh em thì mối thâm tình giữa những người anh em thật sự không còn ý nghĩa nữa. Đối với vấn đề cộng sản cũng vậy, nó sẽ làm cho tinh thần trách nhiệm bị lu mờ. Khi tất cả của cải đều thuộc quyền sở hữu của tất cả mọi người thì sẽ không còn ai lo giữ gìn của cải ấy. Sau cùng, chế độ cộng sản bắt buộc dân chúng sống cuộc đời tập thể nghĩa là giết chế sự độc đáo cá nhân và sự tự do của đời tư, chỉ những kẻ giác ngộ mới có thể sống đời sống tập thể mà không gây ra những xích mích nan giải.

Đem áp dụng lối sống ấy cho đại đa số quần chúng là một điều sai lầm; không thể bắt dân chúng sống theo mức sống đạo đức quá cao so với mức trung bình, không thể bắt dân chúng hấp thụ một nền giáo dục chỉ thích hợp với một thiểu số xuất chúng. Trái lại chúng ta phải nhắm đến một lối sống trung bình thích hợp với đại đa số quần chúng và một chính thể mà đại đa số có thể chấp nhận.

Những lời chỉ trích của Aristote, người học trò thông minh nhất của Platon, được nhiều triết gia hưởng ứng. Platon khinh thường sức mạnh của tập tục đã được xây dựng lâu đời như phong tục độc thê, ông không tiên liệu tánh ghen tuông tự nhiên của người đàn ông, tình mẫu tử của người đàn bà. Khi ông muốn phá vỡ đời sống gia đình, ông đã phá vỡ những điều kiện cho một nếp sống đạo đức. Chế độ cộng sản chẳng qua cũng chỉ là một chế độ gia đình được nới rộng cho toàn dân, khi đả kích gia đình Platon không biết rằng ông đã phá vỡ nền móng của xã hội lý tưởng mà ông sắp xây cất.

Những lời chỉ trích kể trên không phải hoàn toàn xa lạ đối với Platon. Nếp sống cộng sản do ông chủ xướng không áp dụng đối với quảng đại quần chúng. Platon biết rằng chỉ một thiểu số giác ngộ mới đủ đức tính tinh thần để sống một cuộc đời lãnh đạo, chỉ những người lãnh đạo mới xem nhau như anh em, chỉ những người lãnh đạo mới từ bỏ quyền tư hữu. Đa số dân chúng còn lại được quyền sống theo các tập tục cổ xưa, họ được phép có của riêng, được phép sống xa hoa, được phép cạnh tranh, họ có thể sống với gia đình, chồng đâu vợ đó, mẹ đâu con đó v.v. Đối với giai cấp lãnh đạo họ phải có tinh thần danh dự và sự hãnh diện của giai cấp, chính những yếu tố này cho phép họ sống cuộc đời khắc khổ tập thể.

Đối với tình mẫu tử, chúng ta phải công nhận rằng tình nầy không mãnh liệt khi đứa trẻ chưa sinh ra hoặc chưa lớn, người mẹ trung bình chấp nhận đứa hài nhi sơ sanh không phải bằng sự vui mừng mà bằng sự nhẫn nhục. Tình mẫu tử không phải có ngay lúc đó mà chỉ lớn dần cùng với đứa con với sự săn sóc của người mẹ, nó trở thành một mối tình lớn khi đứa con trở thành sự đúc kết của công lao người mẹ.

Nhiều luận điệu chỉ trích khác dựa trên yếu tố kinh tế. Người ta trách Platon quá chú trọng đến sự phân chia giai cấp. Sự thật thì nguyên do của sự phân chia là những mâu thuẫn kinh tế trong xã hội. Trong chính thể của Platon giai cấp lãnh đạo đã tự ý từ bỏ sự cạnh tranh để vơ vét của cải. Chúng ta có thể kết luận rằng giai cấp lãnh đạo của Platon là một giai cấp có quyền mà không có trách nhiệm chăng?

– Không phải như vậy, họ có quyền chính trị và quyền điều khiển nhưng họ không có quyền lực kinh tế. Giai cấp kinh tế có thể từ chối cấp dưỡng nếu họ bất bình với giai cấp lãnh đạo, cũng như ngày nay quốc hội kiểm soát hành pháp bằng cách biểu quyết ngân sách. Một số người khác thắc mắc làm sao giai cấp lãnh đạo có thể giữ vững được quyền hành nếu không kiểm soát được những lực lượng kinh tế? Họ dựa vào lý thuyết của Hamilton và Marx cho rằng quyền lực chính trị chỉ là hình ảnh của kinh tế, quyền lực chính trị sẽ không còn gì một khi quyền lực kinh tế đã vào tay một nhóm khác như đã xảy ra tại Âu châu trong thế kỷ thứ 18.

Đó là một lý lẽ rất căn bản, tuy nhiên chúng ta thấy rằng quyền lực của giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đã có một thời rất oanh liệt không phải nhờ thế lực của kim tiền mà nhờ vào sự tín ngưỡng của dân chúng. Quyền lực của giáo hội ngày xưa một phần là do ở trạng thái nông nghiệp: Những nhà nông thường dễ mê tín vì nghề nghiệp của họ tuỳ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Khi các điều kiện kinh tế thay đổi, khi nền kinh tế kỹ nghệ bắt đầu thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp, thì quyền lực của giáo hội bắt đầu sút giảm. Quyền lực chính trị phải luôn luôn được điều chỉnh để ăn khớp với tình trạng kinh tế. Giai cấp cầm quyền của Platon không chóng thì chầy sẽ bị phụ thuộc vào giai cấp sản xuất đã nuôi dưỡng nó. Dù giai cấp cầm quyền nắm trong tay tất cả quân lực cũng không thoát khỏi sự lệ thuộc ấy.

Quan niệm chính yếu của Platon có lẽ là muốn chứng minh rằng dù cho các lực lượng kinh tế quyết định chính sách quốc gia, những kẻ thi hành chính sách này phải là những nhà chuyên môn, không thể để những người thương gia, kỹ nghệ gia cầm quyền chính trị vì họ chưa được huấn luyện trong lãnh vực này.

kinh tế kỹ nghệ bắt đầu thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp, thì quyền lực của giáo hội bắt đầu sút giảm. Quyền lực chính trị phải luôn luôn được điều chỉnh để ăn khớp với tình trạng kinh tế. Giai cấp cầm quyền của Platon không chóng thì chầy sẽ bị phụ thuộc vào giai cấp sản xuất đã nuôi dưỡng nó. Dù giai cấp cầm quyền nắm trong tay tất cả quân lực cũng không thoát khỏi sự lệ thuộc ấy. Quan niệm chính yếu của Platon có lẽ là muốn chứng minh rằng dù cho các lực lượng kinh tế quyết định chính sách quốc gia, những kẻ thi hành chính sách này phải là những nhà chuyên môn, không thể để những người thương gia, kỹ nghệ gia cầm quyền chính trị vì họ chưa được huấn luyện trong lãnh vực này.

Platon chủ trương rằng những kẻ cầm quyền phải là những kẻ ưu tú nhất, ông còn thêm rằng những kẻ cầm quyền phải được huấn luyện chu đáo. Đó là hai ý kiến đã được đem ra bàn cãi và đã được áp dụng nhiều lần trong lịch sử; sau cùng cần phải nói thêm rằng quốc gia lý tưởng của Platon không nhất thiết phải là một quốc gia trên thực tế, nó chỉ ấn định đường hướng cho các quốc gia khác noi theo. Tuy nhiên đã có lần Platon muốn thực hiện một quốc gia lý tưởng: Đó là vào khoảng năm 384 BC, Platon được một quốc vương mời làm cố vấn để thực hiện những cải cách sâu rộng. Platon nhận lời nhưng lẽ cố nhiên việc của ông không thành tựu vì quốc vương kia không muốn giảm bớt quyền hạn của mình. Tục truyền rằng Platon bị kết tội khi quân và bị đem bán làm nô lệ.

Những năm cuối cùng trong đời của Platon có thể gọi là những năm hạnh phúc. Môn đệ của ông nhiều người giữ địa vị cao trong xã hội. Ông được các môn đệ tìm đến vì ông luôn luôn giữ được tinh thần sáng suốt cởi mở thông cảm với tất cả mọi người. Năm 80 tuổi, Platon được một môn đệ mời đi dự đám cưới. Khi tiệc gần tàn Platon lui vào nhà trong để nằm nghỉ. Sáng sớm người ta đến thức ông dậy thì thấy rằng ông đã qua đời. Đám táng của ông được tổ chức rất trọng thể với rất nhiều người tham dự.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x