Trang chủ » 2. TUỔI TRẺ

2. TUỔI TRẺ

by Trung Kiên Lê
112 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Tuy nhiên, cha Nietzsche là một mục sư: một dọc dài những giáo sĩ nối tiếp sau mỗi người họ hàng bà con của ông; và chính ông thuỷ chung vẫn là một nhà thuyết giáo. Ông đả kích Ki-tô giáo bởi vì trong ông, có quá nhiều dấu vết của tinh thần đạo đức Kitô: triết học của ông là một nỗ lực để tạo thế quân bình và sửa đổi -bằng lối nghịch ngôn mạnh mẽ- một khuynh hướng ngả về sự dịu dàng, từ tâm và hoà bình.

Éo le thay cho ông, những người lương thiện ở Genoa lại gọi Nietzsche là Il Santo – vị thánh. Thân mẫu ông là một vị phu nhân ngoan đạo rất sùng Thanh giáo, cùng thuộc loại người như những người đã nuôi dưỡng Immanuel Kant và Nietzsche cho đến cùng, vẫn là một người “ngoan đạo”. Thanh giáo, tinh khiết như pho tượng: bởi đó mà ông đả kích Thanh giáo và sự sùng đạo. Vị thánh khó hư hỏng ấy, khốn nỗi lại khao khát vô cùng được biến thành kẻ phạm tội!

Nietzsche sinh ở Rocken, nước Phổ, vào ngày 15 tháng 10 năm 1844 – tình cờ cũng là ngày sinh của vị vua Phổ đang cai trị, Friedrich Wilhelm IV. Thân phụ Nietzsche, người đã làm gia sư cho nhiều người trong hoàng tộc, rất vui mừng trước sự trùng hợp ấy, và đặt tên cậu bé theo tên vua. “Dù sao cũng có một lợi điểm trong việc tôi đã chọn ngày ấy để ra đời; suốt thời thơ ấu, sinh nhật tôi đã là một ngày vui công cộng”.

Cái chết sớm của thân phụ đã để Nietzsche lại làm nạn nhân cho những người đàn bà thánh đức của gia đình; những người này nâng niu yêu dấu cậu đến nỗi khiến cậu bé Nietzsche có một tính nhạy cảm và tế nhị gần như đàn bà. Cậu không thích những đứa bé hư hỏng ở láng giềng, những đứa đi phá tổ chim, phá hoại các vườn hoa, chơi trò lính tráng và nói dối. Những bạn học gọi cậu là “mục sư tí hon” và một đứa trong bọn tả cậu là “một đức Chúa Giê-su trong nhà thờ”. Cậu ưa thích cô quạnh một mình để học thánh kinh, hay đọc cho kẻ khác nghe với một giọng thật cảm động để làm cho họ phải rưng mắt lệ.

Nhưng trong cậu, có ẩn một niềm kiêu hãnh và tính khắc kỷ mạnh mẽ: khi những bạn học hoài nghi chuyện về Mutius Scaevola, cậu đã đốt cháy một hộp diêm trong lòng bàn tay và để nó nằm đấy cho đến khi những que diêm cháy hết. Đấy là một mẫu chuyện điển hình: suốt đời Nietzsche sẽ luôn luôn tìm kiếm những phương thế vật lý và tâm thức để tự tôi luyện cho mình một hùng tính được lý tưởng hoá. “Cái gì không phải bản tính của tôi, cái đó đối với tôi chính là Thượng đế và đức hạnh”[30].

Vào năm 18 tuổi, Nietzsche mất niềm tin tưởng vào Thượng đế mà ông cha chàng đã tôn thờ, và suốt quãng đời còn lại của chàng được dành cho việc đi tìm một thần-tính mới. Chàng nghĩ chàng đã tìm ra trong Siêu-nhân. Về sau Nietzsche bảo rằng chàng đã thay đổi một cách dễ dàng; nhưng Nietzsche vốn có thói quen tự đánh lừa, và vốn là một người viết tự truyện không đáng tin cậy lắm. Chàng trở thành cay cú, như một kẻ đã đặt cược hết cả tài sản vào một cú đen đỏ và đã thua. Tôn giáo đã là cốt tuỷ chính yếu của đời chàng; bây giờ đời chàng dường như rỗng không, vô nghĩa.

Chàng đột ngột đi vào một giai đoạn phóng đãng xác thịt cùng với những bạn cùng trường ở Bonn và Leipzig, và lại thắng lướt được tính “làm bộ” đã khiến chàng khó đạt những nghệ thuật của nam giới như thuốc lá và rượu. Nhưng chẳng bao lâu, rượu, đàn bà và thuốc lá làm chàng ngấy chán; chàng phản kháng lại trong một cơn khinh bỉ tràn trề đối với toàn thể sự ái mộ rượu bia (Biergemuetlichkeit) của xứ sở và thời đại mình, những người uống bia và phì phào ống điều không thể nào có được tri giác minh mẫn hoặc ý tưởng sâu sắc.

Chính vào khoảng này, vào năm 1865, Nietzsche khám phá tác phẩm Thế giới: ý dục và biểu tượng của Schopenhauer, và bắt gặp trong đó “Một tấm gương trong ấy tôi dòm thấy thế gian, cuộc đời và chính bản tính của tôi được trình bày với một vẻ hùng tráng kinh hồn”, chàng đem cuốn sách về nhà và hăm hở đọc từng chữ một. “Dường như thể Schopenhauer đang nói riêng cùng tôi. Tôi cảm thấy nguồn phấn khởi của ông và tưởng như thấy ông trước mắt.

Mỗi hàng chữ đều kêu gào thúc dục sự khước từ, chối bỏ, cam chịu”. Màu đen tối của triết học Schopenhauer in ấn tượng vĩnh viễn trên tư tưởng Nietzsche: không những chỉ khi chàng là một môn đồ trung thành của “Schopenhauer nhà giáo dục” (nhan đề một trong những bài tiểu luận của Nietzsche), mà ngay cả khi chàng bắt đầu tố cáo Bi-quan chủ nghĩa, xem như một hình thức của đồi truỵ, chàng tự căn để vẫn là một người bất hạnh, một người mà thần kinh hệ dường như đã được cẩn thận sắp đặt để dành cho khổ đau, người mà sự tán dương bi kịch -xem như nguồn hoan lạc của cuộc sống- cũng chỉ là một hình thức tự dối khác.

Chỉ có Spinoza hoặc Goethe mới cứu được chàng khỏi Schopenhauer; nhưng dù chàng thuyết giáo về đức bình an (aequanimitas) và thuận mệnh (amor fati), chàng không bao giờ thực hành chúng, đức an tịnh trong sáng của hiền nhân và niềm bình lặng của tâm thức quân bình không bao giờ có ở trong chàng.

Vào năm 23 tuổi, Nietzsche bị gọi nhập ngũ. Đáng lẽ chàng được miễn dịch vì cận thị và vì là con của một goá phụ, nhưng quân đội đã gọi chàng. Tuy nhiên, một tai nạn té ngựa đã làm vẹo xương sườn chàng đến nỗi viên đội đi mộ binh buộc lòng phải thả miếng mồi của y. Nietzsche không bao giờ hoàn toàn bình phục sau đó. Kinh nghiệm nhà binh của chàng quá ngắn ngủi đến nỗi chàng rời khỏi quân ngũ mang theo với hầu hết bao nhiêu ảo tưởng về lính như khi chàng mới vào; cuộc sống cam go “kiểu Sparte” với sự ra lệnh và tuân lệnh, với sự dãi dầu chịu đựng và kỷ luật khắt khe đã cám dỗ trí tưởng tượng chàng, bấy giờ khi chàng đã thoát khỏi bổn phận phải tự mình thực hiện ý tưởng ấy; chàng đâm ra tôn thờ quân nhân chỉ vì sức khoẻ chàng không cho phép chàng trở nên một người lính.

Từ nếp sống quân ngũ chàng nhảy qua lãnh vực tuyệt đối tương phản với nó: nếp sống hàn lâm của một nhà ngữ học: thay vì trở thành một chiến sĩ, chàng đã trở thành một tiến sĩ. Năm 25 tuổi, chàng được chỉ định chức giáo sư ngữ học cổ điển ở đại học Basel (Basle), từ khoảng cách an toàn này chàng có thể ngưỡng mộ Bismarck. Chàng hối tiếc lạ lùng vì đã chọn lựa cái công việc ngồi lỳ một chỗ và không anh hùng tí nào này: một mặt chàng ao ước giá mình đã chọn một nghề thực tiễn và linh hoạt, như y học chẳng hạn; đồng thời chàng lại tự thấy mình có thiên tư về âm nhạc. Chàng đã trở thành gần như một nhà chơi dương cầm, và đã viết những khúc cầm- nhạc (sonata); “đời sẽ là một lỗi lầm nếu không có âm nhạc”, chàng bảo.

Gần Basel là thành phố Tribschen, nơi nhà danh nhạc khổng lồ, Richard Wagner đang sống với vợ một người khác. Năm 1869 Nietzsche được mời đến ở chơi Giáng sinh tại đấy. Chàng là người nồng nhiệt tán dương âm nhạc cho ngày mai, và Wagner không chê những “lính mới” có thể đem lại cho mình một ít hơi hướng của uy danh thuộc giới học giả và đại học. Dưới bùa lực của nhà soạn nhạc vĩ đại này, Nietzsche bắt đầu viết tác phẩm đầu tiên của chàng, tác phẩm sẽ mở đầu với kịch nghệ Hy Lạp và kết thúc bằng Der Ring des Nibelungen[31], thuyết giáo về Wagner cho cả thế giới, xem như một Achille tân thời. Chàng lên tận vùng núi Alpen để được an ổn viết, xa hẳn đám đông ồn ào; ở đấy, vào năm 1870, chàng được tin Đức và Pháp lâm chiến.

Chàng ngần ngại, tinh thần của Hy Lạp và hết thảy những thi thần của thơ, kịch, triết và nhạc đã đưa những bàn tay dâng hiến ra mời mọc chàng. Nhưng chàng không thể chống lại tiếng gọi của xứ sở; đây cũng là thơ chứ! “Ở đây, chàng viết, ta có quốc gia với nguồn gốc đáng hỗ thẹn; đối với phần đông người, đó là một cái giếng sâu đầy đau khổ không bao giờ khô cạn, một ngọn lửa thiêu huỷ họ trong những cơn khủng hoảng triền miên.

Tuy thế mà khi nó cất tiếng gọi, linh hồn ta đâm ra quên bẵng mình; trước tiếng gọi đẫm máu của nó, quần chúng được thúc giục phải dũng cảm và được nâng lên hàng anh hùng”[32]. Ở Frankfurt, trên đường ra trận tuyến, chàng thấy một đội kị binh diễn hành với vẻ huyên náo và hùng tráng đi qua thành phố; ngay tức thì và tại chỗ, chàng bảo chàng có một tri giác, một linh kiến mà từ đó toàn thể nền triết học của chàng sẽ trưởng thành. “Lần đầu tiên tôi cảm thấy rằng ý chí muốn sống mãnh liệt nhất và cao độ nhất không phải biểu thị trong một cuộc vật lộn thảm hại để sống còn, mà trong một ý chí muốn Chiến tranh, một ý chí muốn Quyền lực, một ý chí muốn khắc phục [Trong Forster, The Young Nietzsche, London, 1912, tr. 235].

Vì thị giác kém chàng không được làm lính một cách tích cực, mà đành phải y tá điều dưỡng; và mặc dù mục kích khá nhiều cảnh tượng khủng khiếp, chàng không bao giờ biết được sự tàn bạo đích thực của chiến trường mà tâm hồn nhút nhát của chàng về sau sẽ lý tưởng hoá bằng tất cả cường độ tưởng tượng của kẻ thiếu kinh nghiệm. Ngay cả trong việc nuôi bệnh, chàng cũng quá nhạy cảm; cảnh máu me làm cho chàng nhuốm bệnh; chàng ngất xỉu và được đưa về nhà hoàn toàn kiệt quệ. Mãi từ đấy về sau chàng có những sợi thần kinh của một Shelley và bao tử của một Carlyle; tâm hồn của một thiếu nữ dưới lớp áo của một quân nhân.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x