Trang chủ » 25. VỀ Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG NGA

25. VỀ Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG NGA

by Trung Kiên Lê
67 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

“Chúng ta đang sống trong một thời đại hệ trọng. Chưa bao giờ loài người có nhiều việc phải làm như thế. Thế kỷ của chúng ta là thế kỷ của cách mạng theo nghĩa tốt nhất của từ ấy – không phải cách mạng vật chất, mà cách mạng tinh thần. Đang được hun đúc một lý tưởng cao nhất về tổ chức xã hội và thể hoàn thiện của con người. Chúng ta sẽ không sống được đến ngày thu hoạch, nhưng gieo trồng với niềm tin đã là một hạnh phúc lớn lao.”

Channing

Những người sùng tín cái có lợi không có một đạo đức nào khác ngoài đạo đức của cái lợi, và một tôn giáo nào khác ngoài tôn giáo của lợi ích vật chất. Họ nhận thấy thân thể con người bị quái dạng đi và kiệt quệ đi bởi bần cùng và trong hăng say thiếu suy nghĩ họ tự nhủ: “nào, chúng ta hãy chữa lành cái thân thể này; khi nó sẽ trở thành lành lặn, béo tốt, mập mạp, thì linh hồn sẽ trở lại với nó.” Nhưng tôi nói: chỉ có thể chữa lành thân thể ấy sau khi chữa lành linh hồn. Căn bệnh là ở đấy, còn mọi bệnh tật của thân thể chỉ là những biểu hiện bề ngoài của cái tâm bệnh ấy. Loài người thời nay đang chết đi do thiếu niềm tin chung, thiếu ý tưởng chung gắn nối đất với trời, vũ trụ với Thượng Đế. Do thiếu vắng cái tôn giáo của tinh thần ấy, mà từ nó chỉ còn lại những hình thức trống rỗng và những công thức chết cứng, do sự thiếu vắng hoàn toàn tinh thần nghĩa vụ, năng lực tự hy sinh, mà con người [thời nay], tựa như một kẻ mọi rợ, vật vã trong bụi đất trước bàn thờ trống không để rồi đặt lên trên đó một ngẫu tượng của thần “lợi”. Những ké độc tài và những vương giả của thế gian này trở thành những giáo chủ của tôn giáo ấy. Chính từ họ mà phát sinh công thức tởm lợm của luân lý duy lợi khẳng định: “mỗi người chỉ vì những người của mình, mỗi người chỉ vì mình.”

Joseph Mazzini

Ở nước Nga đang diễn ra một cuộc cách mạng, và cả thế giới với mọi quan tâm căng thẳng đang theo dõi, cố đoán biết và tiên báo, cuộc cách mạng ấy đang và sẽ dẫn những người Nga tới đâu.

Tiên đoán và tiên báo cái đó có thể là việc kỳ thú và quan trọng đối với những quan sát viên ngoại bang theo dõi cách mạng Nga từ bên ngoài – còn đối với chúng ta, những người Nga đang trải nghiệm và thực hiện cuộc cách mạng này thì mối quan tâm chính không phải là tiên đoán cái gì sẽ đến mà là xác định một cách rõ ràng nhất và chắc chắn nhất cái mà chúng ta, những người Nga, phải làm trong cái thời buổi vô cùng quan trọng, dữ dội và hiểm nguy mà chúng ta đang sống.

Mọi cuộc cách mạng bao giờ cũng là sự thay đổi thái độ (quan hệ) của nhân dân đối với chính quyền.

Một sự thay đổi như vậy hiện nay đang diễn ra ở Nga và chúng ta, những người Nga, làm ra sự thay đổi ấy.

Vì thế, để chúng ta biết được chúng ta có thể và cần phải thay đổi như thế nào thái độ đối với chính quyền, cần hiểu bản chất của chính quyền tựu trung là gì, nó đã nảy sinh như thế nào và thái độ nào là tốt nhất đối với nó.

I

Mọi thời, ở mọi dân tộc từng xảy ra vẫn một điều. Giữa nhân quần bận rộn với công việc tất yếu và phù hợp với bản tính của con người – kiếm sống cho mình và cho gia đình mình bằng săn bắn (những người bắt thú), hoặc bằng những động vật được thuần dưỡng (những người du mục), hoặc bằng canh tác đất – thường xuyên xuất hiện một số người, có khi nội tộc, có khi ngoại tộc, bằng sức mạnh của mình chúng tước đoạt ở những người lao động thành quả của họ: ban đầu cướp bóc, sau đó nô dịch họ và đòi hỏi họ hoặc phải làm việc cho chúng hoặc cống nạp cho chúng. Điều này đã diễn ra trong thời cổ đại, điều này ngày nay vẫn diễn ra ở châu Phi và châu Á. Và ở mọi thời đại va mọi nơi, những người lao động, bận bịu với công viêc quen thuộc, tất yếu và thiết yếu và không thể ngừng nghỉ – đấu tranh với thiên nhiên để nuôi sống mình và nuôi nấng con cháu mình, mặc dù họ đông hơn đến mức không thể so sánh và bao giờ cũng hữu luân hơn những kẻ chỉnh phục, song lại khuất phục chúng và đáp ứng những đòi hỏi của chúng.

Họ khuất phục bởi vì, ngoài sự kinh tởm trước việc người ơranh đấu với người nằm trong bán chất của con người nói chung, đặc biệt ở những người bận với công việc nghiêm túc – vật lộn với thiên nhiên để duy trì sự tồn tại của mình và gia đình mình – những người ấy còn tự nguyện chọn thà gánh chịu những hậu quả của những bạo hành đối với mình còn hơn bị bứt khỏi công việc tất yếu, quen thuộc mà họ yêu thích.

Ở đây, tất nhiên đã không hề có bất kỳ khế ước nào theo kiểu của Gugo Grotius hay Rousseau[122], mà bằng chúng người ta cố giải thích quan hệ giữa những người dưới quyền với những người cầm quyền. Cũng hệt như thế, đã không và không thể có những thỏa thuận giữa người với người, như là Spencer hình dung trong Principles of Sociology của mình, khi ông ta suy tính bằng cách nào thu xếp tốt nhất đời sống xã hội, mà một cách tự nhiên nhất chỉ luôn luôn diễn ra cái việc là khi những người này hà hiếp những người khác, thì những người bị hà hiếp quyết định thà phải chịu đựng không chỉ nhiều gánh nặng mà nhiều khi còn nhiều tai họa lớn, còn hơn là luôn luôn phải lo lắng và gắng sức đấu tranh chống lại lũ bạo hành, nhất là khi những kẻ chinh phục thường cam kết chịu trách nhiệm bảo vệ những người bị chinh phục khỏi những kẻ phá hoại sự yên tĩnh của họ từ bên trong lẫn bên ngoài.

Và vì thế vẫn thường xuyên xảy ra cái việc là đa phần loài người, bận rộn, cũng như loài vật, với việc bằng lao động nuôi sống mình và gia đình của mình, không chỉ không đấu tranh, không chỉ cam chịu tất cả những bất tiện, những gánh nặng và thậm chí những hành vi tàn bạo của những người cai trị họ, mà còn tuân phục chúng và xem là bổn phận của mình đáp ứng mọi yêu sách của chúng.

Khi nói về quá trình hình thành các xã hội khởi thủy, người ta luôn luôn quên đi rằng những thành viên xã hội không chỉ đông đảo nhất và thiết yếu nhất, mà còn có đạo đức nhất – đó luôn luôn là những người bằng lao động của mình duy trì cuộc sống của tất cả những người khác, và đối với những người như thế bao giờ cũng là tự nhiên hơn, thay vì phải rời bỏ công việc thiết yếu – duy trì cuộc sống của mình và gia đình mình – để đấu tranh chống lại bạo lực, thì thà phục tùng bạo lực và chịu đựng những gánh nặng theo sau bạo lực. Thời nay cũng như thế, mỗi khi ta thấy những người Miến Điện, những fellakh[123] ở Ai Cập, những người Boer quy phục người Anh, những người bédouin[124] quy phục người Pháp; trong những thời cổ xưa hơn thì lại càng là thế.

Thời gian gần đây, trong cái học thuyết kỳ quặc khá thịnh hành được gọi là khoa học xã hội học người ta khẳng định rằng quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội đã và đang hình thành trên cơ sở những điều kiện kinh tế. Nhưng khẳng định như thế chỉ là xác định không phải nguyên nhân hiển nhiên và chắc chắn của hiện tượng mà chỉ một trong những hậu quả của hiện tượng. Nguyên nhân của những điều kiện kinh tế thế này hay thế khác bao giờ cũng nằm và không thể không nằm trong sự bạo hành của những người này đối với những người khác; còn các điều kiện kinh tế thì là hậu quả của sự bạo hành, và vì thế không thể là nguyên nhân của những điều kiện giữa người với người.

Muôn thuở diễn ra cái việc, là những kẻ ác độc, ưa thích nhàn rỗi và hiềm tị – những Cain tấn công những nông gia – những Abel[125] – và, đe dọa giết và giết chết họ, tước đoạt ở họ những thành quả lao động của họ. Còn những con người đôn hậu, hiền lành và yêu lao động thì, thay vì đấu tranh với những kẻ bạo hành (điều mà họ một phần không muốn, một phần không thể làm mà lại không làm gián đoạn cái lao động nuôi sống mình và những người thân của mình), lại cho việc quy phục chúng là tốt hơn cho mình. Đấy, chính trên cơ sở sự cưỡng bức, bạo hành ấy của những kẻ độc ác đối với những người hiền hậu, chứ tuyệt không phải trên cơ sở những điều kiện kinh tế nào đó mà đã và đang hình thành và được duy trì cho đến nay tất cả các xã hội con người hiện hữu.

II

Từ thời cổ xưa nhất ở tất cả các dân tộc, quan hệ giữa những người cầm quyền và những người dưới quyền đều hình thành trên cơ sở bạo lực. Nhưng quan hệ ấy, cũng như mọi thứ trên đời, luôn luôn thay đổi. Nó thay đổi do hai nguyên nhân: thứ nhất, bởi vì quyền lực, tức là những người nhàn rỗi sử dụng quyền lực, cùng với sự củng cố và kéo dài nó, càng ngày càng trở nên hủ bại, thiếu khôn ngoan, tàn ác, và những đòi hỏi của họ càng ngày càng trở nên có hại hơn cho những ngườỉ dưới quyền, và thứ hai, bởi vì cùng với sự hủ bại của những kẻ cầm quyền thì sự điên rồ và cái hại của sự phục tùng quyền lực hủ bại càng ngày càng trở nên sáng rõ hơn đối với những người dưới quyền.

Những người cầm quyền muôn thuở ngày một hủ bại, thứ nhất, bởỉ vì theo ngay bản tính của mình, họ là những kẻ kém đạo đức, ưa thích nhàn rỗi và bạo hành chứ không phải lao động, và một khi đã chiếm được quyền lực và sử dụng nó để thỏa mãn những đam mê và dục vọng của mình thì họ càng ngày càng đắm chìm trong những đam mê và thói hư tật xấu ấy; thứ hai, bởi vì những đam mê và dục vọng ấy, ở người thường luôn luôn gặp trở ngại cho sự thỏa mãn, nơi nhà cầm quyền thì lại không những không gặp một sự trở ngại nào và không bị lên án, mà ngược lại, còn được tất cả những người thân cận khen ngợi. Sự điên rồ của những người cầm quyền có lợi cho đa phần những kẻ thân cận ấy, vả lại, họ lấy làm thích thú được nghĩ rằng những đức hạnh và trí anh minh, mà chi chúng mới thu phục được những con người hữu trí – những phẩm chất ấy hiện hữu ở những nhân vật mà họ tuân phục, và do đó mà những thói hư tật xấu của những kẻ cầm quyền, được tâng bốc như là những đức hạnh, thường bành trướng tới những quy mô khủng khiếp nhất.

Do đó mà những kẻ cai trị các dân tộc, đeo vương miện và không đeo vương miện, mới đi đến những giới hạn khủng khiếp của sự điên rồ và tội lỗi, mà những Nero, Charles, Henri, Louis, John, Piotr, Ekaterina, Marat đã đi tới. Nhưng không chỉ có thế. Giả sử những kẻ cai trị thỏa mãn với sự trụy lạc và những thói hư tật xấu của cá nhân họ, thì họ đã không gây hại đến thế; song những con người vô công rồi nghề, đã chán ngán mọi thứ và hư hỏng, mà những người cầm quyền xưa nay thường là như thế, vẫn phải sống bằng cái gì đó, phải có những mục đích và phải đạt tới chúng. Mà mục đích thì những người ấy không thể có những mục đích nào khác, ngoài sự đoạt vinh quang lớn hơn và lớn hơn nữa.

Trong mọi đam mê khác, giới hạn của sự chán ngán đến rất nhanh. Chỉ có niềm đam mê vinh quang là không có giới hạn, và vì thế hầu như tất cả những người cai trị đã và đang luôn luôn theo đuổi vinh quang, chủ yếu là vinh quang quân sự (chiến tranh) – duy nhất khả thủ đối với những con người hư hỏng, không biết đến lao động thực sự và không có năng lực lao động. Mà để có được những cuộc chiến do những người cai trị gây ra, thì cần có tiền, cần có quân đội, và cái chính là có những hoạt động giết người. Và do tất cả những điều ấy mà tình cảnh của những người bị cai trị càng ngày càng trở nên khổ sở hơn. Và nỗi khổ ấy cuối cùng tăng lên tới mức, khi mà những người bị cai trị không thể tiếp tục phục tùng những kẻ cai trị như trước, mà phải thay đổi thái độ đối với chính quyền.

III

Đó là một nguyên nhân của sự thay đổi quan hệ giữa những người cầm quyền và những người dưới quyền.

Nguyên nhân thứ hai, mạnh hơn, của sự thay đổi ấy là ở chỗ những người dưới quyền, đã thừa nhận trên đầu mình có chính quyền và đã quen phục tùng nó, song cùng với quá trình truyền bá văn hóa và quá trình sáng tỏ ý thức đức lý, bắt đầu nhận thấy và cảm thấy ngày một nhiều hơn không chỉ sự ác hại về mặt vật chất của chính quyền mà còn một điều nữa, ấy là sự phục tùng chính quyền trở thành một việc bất lương.

Một nghìn năm năm trăm năm trước đây các dân tộc còn có thể tuân lệnh những người cầm quyền giết sạch từng bộ tộc người ngoại bang vì lợi ích xâm lược hay các lợi ích triều đại hoặc tôn giáo cuồng tín: chặt đầu, tra tấn, lăng trì, nhốt lồng, diệt chủng hay biến thành nô lẹ những cộng đồng dân cư lớn. Nhưng trong thế kỷ XIX và XX, những người bị cai trị, được khai minh bởi đạo Kitô hoặc bởi những học thuyết phát sinh từ tôn giáo ấy, đã không thể tuân lệnh chính quyền mà không cảm thấy bị lương tâm cắn rứt, mỗi khi chính quyền ấy đòi hỏi họ tham gia vào các cuộc giết hại những con người bảo vệ tự do của mình, như các cuộc chiến tranh với người Trung Quốc, người Boer, người Philippines; đã không thể, như trước kia, với lương tâm thanh thản nhận ra mình có can dự vào những vụ cưỡng bức và trừng trị mà hiện nay tất cà các chính phủ đều thực hiện trong các quốc gia của họ.

Thành thử chính quyền bạo hành càng kéo dài sự tồn tại của mình thì càng tự hủy diệt mình từ hai đầu: hủy diệt mình bằng sự hư đốn gia tăng của những kẻ cầm quyền và từ đó, bằng gánh nặng, ngày một gia tăng đối với những người dưới quyền, và bằng sự ngày càng đi ngược lại những yêu cau đức lý ngày một phát triển và trở nên sáng rõ hơn ở những người dưới quyền. Và vì vậy chừng nào còn tồn tại chính quyền bạo hành, thì tất yếu sẽ đến một thời điểm mà thái độ của nhân dân đôi với chính quyền phải thay đổi. Thời điểm ấy có thể đến sớm hơn hay muộn hơn, ứng với mức độ và tốc độ của sự hủ bại nơi những kẻ cầm quyền, ứng với mức độ xảo quyệt của họ, ứng với khí chất cầu an hay bất an ít hay nhiều hơn ở tộc người này hay tộc người kia, thậm chí còn phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lý, trợ giúp hay cản trở giao lưu giữa những người dân trong một tộc người; nhưng sớm hay muộn thì thời điểm ấy tất yếu đến và phải đến đối với mọi dân tộc.

Đối với các dân tộc phương Tây, hình thành sau sự sụp đổ của đế quốc La Mã, thời điểm ấy đã đến sớn. Cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại chính quyền bắt đầu từ thời La Mã, tiếp tục trong tất cả các quốc gia thừa kế La Mã và hiện nay vẫn tiếp tục. Đối với các dân tộc phương Đông: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc thời điếm ấy còn chưa đến. Còn đối với nhân dân Nga thì giờ đây nó đã đến.

Nhân dân Nga giờ đây đang đứng trước một lựa chọn đáng ghế sợ: hoặc tiếp tục noi gương các dân tộc phương Đông, phục tùng cái chính phủ kém thông minh và hủ bại của mình, mặc dù đã phải nếm trải từ nó biết bao tai họa, hoặc đánh đổ nó và thiết lập một chính phủ mới, như các dân tộc phương Tây từ trước đến nay vẫn làm, mỗi khi họ nhận thấy cái hại của chính phủ hiện hành.

hại của chính phủ hiện hành. Sự lựa chọn này hình như là tự nhiên nhất trong con mắt của những người thuộc các giai cấp không lao động của dân tộc Nga, những người có quan hệ giao lưu với những giai cấp thượng lưu, sống dư dật của các dân tộc phương Tây – họ xem sự hùng cường quân sự, sự phát đạt của công nghiệp, thương nghiệp và những cải tiến công nghệ và cái vẻ hào nhoáng bề ngoài, mà với những hình thức cai quản mới các dân tộc phương Tây đã đạt được, là một đại phúc.

IV

Đa số những người Nga thuộc những giai cấp không lao động tin tưởng hoàn toàn rằng dân tộc (nhân dân) Nga, trong thời điểm của cuộc khủng hoảng đã đến với nó, không thể làm một cái gì tốt hơn là đi theo con đường mà các dân tộc phương Tây đã và đang đi, tức là đấu tranh với chính quyền, hạn chế nó ngày một nhiều hơn và chuyển giao nó vào tay toàn thể nhân dân.

Ý kiến này có xác đáng hay không và hoạt động này có tốt không?

Các dân tộc phương Tây hàng trăm năm đã đi con đường ấy, có đạt được hay không những gì mà họ khao khát hướng tới? Họ đã thoát khỏi hay chưa những tai họa mà họ muốn thoát khỏi?

Các dân tộc phương Tây, cũng như tất cả mọi dân tộc, bắt đầu bằng việc đã khuất phục những kẻ cầm quyền đòi hỏi ở họ sự khuất phục, đã chọn sự quy phục, chứ không đấu tranh với chính quyền. Nhưng cái chính quyền ấy, mà hiện thân là những Carolus I, Charles V, Philippe, Louis, Henry VIII, càng ngày càng hủ bại và hủ bại hơn, đến mức các dân tộc phương Tây không thể chịu đựng được nữa. Các dân tộc phương Tây, trong nhiều thời đại khác nhau đã nổi dậy chống lại những kẻ cai trị và liên tục đấu tranh với chúng.

Cuộc đấu tranh ấy mang những hình thức khác nhau trong các thời đại và địa điểm khác nhau, nhưng thể hiện thì trong mọi thời đại đều giống nhau: bằng những cuộc nội chiến, những sự cướp bóc, tàn sát, hành quyết, và kết thúc bằng việc chính quyền cũ bị lật đổ và chính quyền mới được thành lập. Nhưng khi mà chính quyền mới cũng trở thành gánh nặng cho dân như chính quyền đã bị lật đổ, thì cả nó cũng bị lật đổ và lại được thiết lập một chính quyền mới, mà theo bản tính bất biến của mọi chính quyền, dần dần cũng trở nên ác hại như chính quyền cũ.

Chẳng hạn, chỉ riêng ở Pháp trong vòng bảy mươi năm đã có đến mượt một cuộc thay đổi chính quyền: các vua Bourbon, rồi đến nghị hội, rồi đến chế độ tổng tài, rồi đến Bonaparte, đế chế, sau đó lại các vua Bourbon, rồi chế độ cộng hòa, rồi Louis-Philippe, rồi lại cộng hòa, lại Bonaparte, rồi lại cộng hòa. Những thay đổi ấy đa phần không cải thiện tình cảnh của dân, vì vậy những người thực hiện chúng không thể không đi đến một nhận định rằng những tai ương mà họ phải gánh chịu xuất phát không hẳn từ tính nết của những cá nhân sử dụng quyền lực, mà phần nhiều từ quyền lực của một số ít đối với một số đông. Vì thế người ta cố gắng vô hại hóa quyền lực bằng cách hạn chế nó. Và sự hạn chế ấy dưới hình thức những nghị viện được bầu của các đẳng cấp xã hội được ban hành ở nhiều nước khác nhau.

Song những người đã hạn chế sự lộng hành của quyền lực và hợp thành các nghị viện, sau khi đã trở thành những người cầm quyền, cũng một cách tự nhiên chịu ảnh hưởng làm hư của quyền lực như là những người cai trị chuyên chế. Trở thành những người tham gia quyền lực, những người ấy mặc dù không cá thể mà tập thể hoặc tách biệt nhau, song vẫn làm ra cũng cái ác hại ấy và cũng trở thành gánh nặng cho dân, y như những vua chúa chuyên quyền. Khi ấy, để hạn chế hơn nữa sự võ đoán và tùy tiện của quyền lực, một số dân tộc đã xóa bỏ hoàn toàn chính thể quân chủ và thiết lập những chính phủ được hợp thành từ những người được toàn thể nhân dân bầu ra. Bằng cách ấy đã được thiết lập nên những nền cộng hòa hiện nay: của Pháp, của Mỹ, của Thụy Sĩ, được ban hành các cuộc trưng cầu ý dân và quyền chủ động, tức là khả năng cho từng thành viên xã hội can thiệp và tham gia vào hoạt động lập pháp.

Nhưng những biện pháp ấy chỉ làm nên cái việc là các công dân của các quốc gia ấy, ngày một tham gia quyền lực nhiều hơn và rời bỏ những công việc nghiêm túc và càng ngày càng tha hóa. Còn những tai ương làm khổ các dân tộc vẫn còn nhu xưa cả dưới chính thể quân chú lập hiến lẫn dưới chính thể cộng hòa, dù có hay không có những cuộc trưng cầu dân ý.

Tình trạng cũng không thể khác được, bởi vì ý tưởng hạn chế quyền lực bằng sự tham gia của tất cả những người có đủ tư cách để tham chính là một sai lầm từ gốc rễ và một mâu thuẫn nội tại.

Nếu một người thông qua những cộng sự của mình điều khiển tất cả mọi người, thì việc-đó là không chính đáng, và tất cả các xác suất đều nói lên rằng sự điều khiển của người ấy sẽ có hại cho dân. Sẽ cũng là thế, nếu một thiểu số điều khiển đa số.

Song quyền lực của đa số đối với thiểu số cũng không bảo đảm một sự điều khiển công chính, bởi vì không có cơ sở gì để cho rằng cái đa số của những người tham gia điều khiển sẽ hữu trí hơn cái thiểu số lẩn tránh tham gia.

Còn sự mở rộng quyền tham gia chính sự ra tất cả mọi người, như quyền trưng cầu ý dân và chủ động (lập pháp) còn mang tính đại chúng hơn, thì chỉ có thể làm nên cái việc là tất cả sẽ đấu tranh với tất cả.

Mọi quyền lực dựa trên bạo lực của người này đối với người khác ngay trong nguồn gốc của mình đã là cái ác, vì vậy không một cách tổ chức nào nhằm duy trì quyền bạo lực của con người đối với con người có thể làm cho cái ác không còn là cái ác nữa.

Thành thử ở tất cả mọi dân tộc, dù họ có được điều khiển như thế nào, bỏi những chính phủ độc tài nhất hay dân chủ nhất, vẫn còn lại như nhau tất cả các tai họa chủ yếu và cơ bản của người dân: cũng vẫn những ngân sách khổng lồ ngày một tăng ấy, cũng vẫn những quan hệ thù địch ấy với các nước láng giềng, đòi hỏi những chuẩn bị cho chiến tranh và quân lực, cũng vẫn những sưu thuế ấy, cũng vẫn những độc quyền ấy của chính phủ và tư nhân, cũng vẫn sự tước đoạt của nhân dân quyền sử dụng đất đai để cho các điền chủ tư nhân làm sở hữu; cũng vẫn sự nô dịch các dân tộc ấy, cũng vẫn mối đe dọa chiến tranh thường trực ấy và những cuộc chiến tàn sát sinh mạng con người và phá hủy nền đạo đức loài người.

V

Thực tình mà nói, các chính phủ đại diện của Tây Âu và Mỹ, cả quân chủ lập hiến lẫn cộng hòa, đã xóa bỏ được một số hà lạm của giới cầm quyền, đã biến thành bất khả cái điều vẫn xảy ra dưới chế độ quân chủ thừa kế – việc chính quyền tối cao từng rơi vào tay những kẻ ác ôn như nhưng Louis, Charles, Henry, Ivan khác nhau (mặc dù cả dưới chế độ dân biểu vẫn không chỉ khả thể việc quyền lực bị chiếm giữ bởi những kẻ kém cỏi, vô luân và xảo quyệt, mà những bộ trưởng và tổng thống đâu tiên thường là những con người như thế, mà ngay cả cách thức tổ chức các chính phủ cũng khiến cho chỉ những con người như thế mới đoạt được quyền lực).

Có điều, chế độ dân biểu đã hủy bỏ những hà lạm như lettres de cachet (sắc lệnh của nhà vua ph t lưu hoặc bỏ tù mà không xử án – tiếng Pháp), sự o ép báo chí, những truy bức và bạo lực tôn giáo, đưa việc đánh thuế dẫn ra cho các dân biểu bàn thảo, biến các hành động của chính phủ trở thành công khai và có thể đươc thảo luận, làm cho những cải tiến công nghệ ở các nước có chế độ ấy được phát triển đặc biệt nhanh, đem lại những tiện nghi lớn cho đời sống của các công dân giàu có và một sức mạnh quân sự lớn cho nhiều quốc gia. Thành thử các dân tộc có chế độ cai trị dân biểu rõ ràng đã trở nên hùng mạnh hơn trong công nghiệp, thương nghiệp và quân sự so với các dân tộc bị cai trị bằng chính quyền độc tài, và đời sống của các giai cấp không lao động ở các dân tộc ấy rõ ràng đã trở nên được bảo đảm hơn, tiện nghi hơn, thú vị và đẹp hơn xưa. Nhưng có trở nên tốt hơn hay không đời sống của đa số người trong các dân tộc ấy, có trở nên được bảo đảm hơn, tự do hơn và, cái chính, hữu lý và hữu luân hơn hay không?

Tôi nghĩ là không.

Với quyền lực độc tài của một người, số lượng người bị quyền lực làm tha hóa và sống bằng lao động của những người khác thường bị hạn chế và bao gồm chủ yếu những bạn bè và trợ thủ thân cận, những kẻ hầu hạ và ôm chân núp bóng, tức là bản thân người cai trị cùng với những người giúp việc. Triều đình của các vua chúa là tiêu điểm duy nhất của sự lây nhiễm một cuộc sống trụy lạc, từ đấy mà nó như là những tia sáng lan ra tứ phía.

Còn khi quyền lực bị hạn chế, tức là khi nhiều người tham gia quyền lực thì số lượng những tiêu điểm ấy gia tăng, bởi vì mỗi một người tham gia quyền lực có nhưng bạn bè, trợ thủ, kẻ hầu hạ, kẻ ôm chân núp bóng và hậu duệ của mình.

Với quyền bầu cử phổ thông thì số lượng những trung tâm lây nhiễm ấy lại càng tăng lên. Mỗi một cử tri trở thành đối tượng của sự nịnh nọt và mua chuộc. Biến đổi ngay cả tính chất của quyền lực: thay vì quyền lực dựa trên bạo lực trực tiếp, xuất hiện quyền lực của đồng tiền, cũng dựa trên bạo lực ấy, nhưng đã không trực tiếp, mà thông qua một hệ thống dẫn truyền phức tạp.

Thành thử dưới chính thể dân biểu thay vì một hay một số ít trung tâm tha hóa xuất hiện rất nhiều trung tâm như thế, tức là xuất hiện một số lớn những người sống nhàn tản bằng lao động của dấn chúng cần lao, xuất hiện cái giai tầng người được gọi là tư sản, những người này được bạo lực phù trợ, tổ chức cho mình một cuộc sống được giải phóng khỏi lao động nặng nhọc, dễ dàng và thú vị.

Nhưng bởi vì để thu xếp một cuộc sống dễ dàng và thú vị như vậy không chỉ cho một quân vương với triều đình của ngài mà còn cho hàng ngàn tiểu vương, cần có nhiều vật trang hoàng và làm vui cho đời sống nhàn tản ấy, cho nên luôn luôn, cùng với sự chuyển hóa chính quyền từ độc tài sang dân biểu, xuất hiện cơ man sáng chế dễ dàng mang lại lạc thú và bảo vệ cuộc sống của các giai tầng giàu có.

Để sản xuất ra tất cả các vật dụng mang lại lạc thú hay nhiều khi chỉ những thích thú lặt vặt ấy cho các giai cấp giàu có và một phần cả cho những người lao động, một bộ phận nhân lực ngày một lớn hơn bị bứt khỏi nông nghiệp. Từ đó xuất hiện tầng lớp công nhân đô thị, mà vị thế luôn luôn lệ thuộc hoàn toàn vào những người thuộc các giai cấp dư dật. Số lượng những người này cùng với sự phát triển của các nước có thể chế dân biểu ngày càng gia tăng, và tình cảnh của họ ngày một xấu đi.

Ở Hoa Kỳ trong 70 triệu dân có 10 triệu người vô sản, cũng một tỉ lệ như thế so với các giai cấp dư dật ta thấy ở Anh, Bỉ, Pháp. Thành thử số người giải phóng mình khỏi sản xuất các nhu yếu phẩm để chế tạo các xa xỉ phẩm ở các nước ấy ngày càng gia tăng. Và rõ ràng hậu quả của những diễn biến như thế sẽ phải là hoàn cảnh ngày một trở nên nặng nề hơn của cái số người ngày một ít đi mà phải bằng lao động của mình làm bệ đỡ cho cuộc sống xa hoa của một bộ phận dân cư ngày một gia tăng quen sống trong nhàn rỗi và xa xỉ. Rõ ràng, một đời sống như thế của các dân tộc không thể kéo dài.

Diễn ra một điều tựa hồ như cái sẽ đến với ai mà ở người ấy trọng lượng phần thân càng ngày càng tăng, song đôi chân đỡ thân thì lại ngày một teo đi. Cái thân ấy sẽ phải đổ sụp, khi không còn gì để đỡ nó nữa.

VI

Các dân tộc phương Tây, cũng như tất cả mọi dân tộc, đã tuân phục quyền lực của những kẻ chinh phục chỉ để tránh khỏi những lo âu và tội lỗi của sự đấu tranh. Khi quyền lực trở thành gánh nặng thì họ, vẫn không ngừng tuân phục quyền lực và thừa nhận tính tất yếu của nó nhưng bắt đầu đấu tranh với nó. Ban đầu chỉ một phần nhỏ của dân chúng tham gia đấu tranh; sau này, khi mà cuộc đấu tranh của cái phần nhỏ ấy tỏ ra không hữu hiệu thì một bộ phận ngày một lớn hơn bước vào đấu tranh, và kêt thúc bằng việc thay xù giải phóng mình khỏi những lo âu và tội lỗi của sự đấu tranh, một bộ phận lớn của các dân tộc ấy lại bước vào tham chính, tức là tham gia cái việc mà ngày xưa họ từng né tránh bằng cách thừa nhận quyền lực bên trên mình. Và hậu quả của việc ấy, như phải xảy ra, là sự tha hóa ngay càng lớn – nằm trong bản chất của quyền lực – đã không phải của một số ít người như dưới chính thể độc tài cá nhân, mà của tất cả các thành viên xã hội (hiện giờ người ta đang sửa soạn bắt cả giới nữ cũng phải chịu sự tha hóa ấy).

Với chính thể dân biểu và luật bầu cử phổ thông, mỗi một người dù chỉ sở hữu một tí xíu quyền lực cũng vẫn phải chịu những ảnh hưởng tai hại luôn luôn song hành với quyền lực: sự mua chuộc, nịnh bợ, háo danh, tự thị, ăn chơi phè phỡn và cái chính là tham gia bất lương vào các công việc bạo lực. Các nghị sĩ phải chịu đựng những cám dỗ ấy ở mức còn lớn hơn.

Đại biểu quốc hội nào mà lại không bắt đầu sự tham chính của mình bằng sự mua chuộc, sự chuốc rượu, sự mị dân, bằng những hứa hẹn mà anh ta biết trước là sẽ không thực hiện, và rồi anh ta sẽ hội họp ở các viện, sẽ tham gia soạn thảo những đạo luật được thi hành bằng bạo lực. Tình hình cũng thế với các thượng nghị sĩ, các tổng thống. Có giá xác định cho mỗi chỗ trong nghị viện, và có những doanh nhân thu xếp những thỏa ước giữa ứng cử viên và cử tri. Cũng sự đồi bại ấy ta thấy trong các cuộc bầu cử tổng thống. Mỗi cuộc đắc cử của một tổng thống ở Hoa Kỳ trị giá hàng triệu (dollar) cho những con phe, chúng biết rằng tổng thống được bầu sẽ ủng hộ hệ thông đánh thue có lợi cho chúng đối với mặt hàng này hay mặt hàng kia, hay những độc quyen này hoặc đặc quyền kia, và chúng sẽ thu lợi gấp bội số tiền đã chi cho cuộc bầu cử.

Và sự tha hóa ấy cùng với tất cả các hiện tượng kèm theo: ao ước thoát khỏi lao động nặng nhọc và hưởng thụ tất cả các tiện nghi và thú vui được những người khác làm ra, những mối quan tâm lo lắng cho những chuyện quốc sự bất cập đối với con người chân lấm tay bùn, sự phát hành tràn lan báo chí dối trá kích động nhân tâm, và cái chính là mối thù địch giữa dân tộc này với dân tộc kia, đẳng cấp này với đẳng cấp kia, những người này với những người kia – sự tha hóa ấy trong thời đại chúng ta cứ gia tăng lên mãi, đến nỗi cuộc đấu tranh của tất cả chống lại tất cả đã trở thành một hiện tượng quá thông thường, khiến cho khoa học – cái nền khoa học bận rộn với việc biện minh cho mọi trò đểu cáng mà người đời làm – đã phán quyết rằng sự tranh đấu và thù địch của tất cả chống lại tất cả là điều kiện tất yếu và đại hạnh của đời sống loài người.

Cái nền thái bình mà các dân tộc cổ xưa, từng chào mừng nhau bằng những lời: “Chúc thái bình cho các bạn”, luôn luôn xem là hạnh phúc cao nhất, giờ đây đã biến mất không còn tăm hơi giữa các dân tộc phương Tây và không chỉ biến mất, mà thay vì nó người ta còn gắng sức, với sự giúp đỡ của khoa học, thuyết phục mình, rằng sứ mệnh cao cả nhất của con người không phải là hòa bình, mà là sự đấu tranh của hết thảy chống lại hết thảy.

Và quả thật, giữa các dân tộc phương Tây đang diễn ra không ngớt cuộc giao tranh công nghiệp, thương nghiệp, quân sự: quốc gia này giao tranh với quốc gia kia, đẳng cấp này với đẳng cấp kia, giai cấp công nhân với cánh tư bản, đảng này với đảng kia, người này với người kia.

Nhưng như thế vẫn còn ít. Hậu quả chính yếu của việc mọi người tham gia quyền lực hóa ra còn là một điều nữa – ấy là nhân quần, càng ngày càng rời xa lao động nông nghiệp trực tiếp và bị thu hút vào những hình thức đa dạng nhất của việc sử dụng lao động của những người khác, dần dần đánh mất đi vị trí độc lập của mình và một cách tất yếu bị dẫn dắt bởi ngay sự mất độc lập ấy đến với một lối sống vô luân. Không còn ham thích và mất thói quen kiếm sống bằng lao động trên đất của mình, các dân tộc phương Tây tất yếu phải tìm kiếm những phương tiện cho sự tồn tại của mình từ các dân tộc khác. Mà những phương tiện ấy thì họ chỉ có thể tìm được bằng hai con đường: lừa đảo, tức là trao đổi những đồ dùng đa phần là không cần thiết và làm hư con người như rượu cồn, thuốc phiện, vũ khí, đổi lấy lương thực thiết yếu cho mình, và bạo lực, tức là cướp bóc các dân tộc Á, Phi khắp nơi, ở đâu họ thấy có khả năng cướp bóc mà không bị trừng phạt.

Là như thế vị trí của Đức, Áo, Ý, Pháp, Hoa Kỳ và đặc biệt Anh quốc – đối tượng của sự bắt chước và tị nạnh của các dân tộc khác. Hầu như toàn bộ dân chúng của các nước ấy đều đã trở thành những người tham gia bạo lực một cách hữu thức và dồn tất cả sức lực và quan tâm của mình cho hoạt động nhà nước, công nghiệp, thương nghiệp nhằm mục đích chính là thỏa mãn những nhu cầu sống trong xa xi của tầng lớp giàu có; cũng vì mục đích ấy họ đang trở thành những người cai trị – một phần bằng quyền lực trực tiếp, một phần bằng tiền bạc – các dân tộc nông nghiệp phải cung cấp cho họ những nhu yếu phẩm ở trong và ngoài nước mình.

Là như thế ở một số nước đa số, ở một số nước khác thì thiểu số dân, có điều tỉ lệ của bộ phận dân cư sống bằng lao động của những người khác như thế gia tăng rất nhanh, gây hại cho những ai còn sống bằng lao động nông nghiệp hữu lý. Thành thử giờ đây đa số các dân tộc Tây Âu đã rơi vào cái tình thế (Hoa Kỳ còn chưa rơi vào, nhưng đang một cách không gì cưỡng nổi đi đến chỗ ấy), khi mà họ không còn có thể kiếm sống bằng lao động trên đất của mình nữa. Và họ phải bằng cách này hay cách khác, bằng bạo lực hay lừa đảo, đoạt những vật dụng thiết yếu cho sự tồn tại của mình ở những dân tộc khác còn sống bằng lao động độc lập. Và họ đang làm chính điều ấy hoặc bằng cách làm hư các dân tộc khác, hoặc bằng bạo lực trắng trợn.

Đồng thời với việc ấy diễn ra (mà cũng không thể không diễn ra) cái việc, ấy là nền công nghiệp, đặt ra cho mình mục đích chính là đáp ứng yêu cầu của những người giàu và của người giàu nhất trong những người giàu – chính phủ, dồn sức lực chủ yếu của mình không phải vào sự cải thiện lao động của nhà nông, mà vào việc canh tác một cách qua quýt bằng máy móc những không gian đất đai rộng lớn bị tước đoạt của nhân dân, và vào việc chế tạo ra ngày một nhiều hơn những trang phục cho phụ nữ, những cung điện lộng lẫy, những kẹo bánh, đồ chơi, xe hơi, thuốc lá, rượu, thực phẩm, dược phẩm, một lượng giấy in khổng lồ, đại bác, súng ống, thuốc súng, đường sắt không cần thiết, v.v…

Và bởi lý do những ham muốn kỳ quặc là vô cùng vô tận ở những con người thỏa mãn chúng bằng lao động không phải của mình mà của những người khác, cho nên nền công nghiệp ngày càng chuyên tâm sản xuất ra những vật dụng không thiết dụng, ngu xuẩn, làm hư con người và ngày càng thu hút nhân lực khỏi hình thức lao động hữu lý; và không thể dự báo một kết thúc nào cho những sáng tạo hư ngụy ấy và cho việc nghĩ ra những trò tiêu khiển cho những kẻ vô công rồi nghề ấy, nhất là khi mà những sáng chế ngày càng ngu xuẩn hơn và càng độc hại hơn, chẳng hạn như những chiếc xe hơi thay thế đôi chân và một số vật cưỡi, những đường sắt leo núi và ôtô boc thép được trang bị sung liên thanh, thì cả những người sáng chế lẫn những người sử dụng chúng lại càng hài lòng hơn và tự hào vì chúng hơn.

VII

Chính thể dân biểu càng trường tồn và càng được quảng bá thì các dân tộc phương Tây càng từ bỏ nghề nông và dồn hết trí lực và thể lực của mình vào hoạt động công nghiệp và thương nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của các giai cấp giàu có, nhằm kích thích sự giao tranh giữa các dân tộc và làm hỏng những người chưa hư hỏng. Chẳng hạn, ở Anh – nước sống lâu hơn các dân tộc khác dưới chính thể dân biểu – bây giờ chỉ dưới một phần bảy dân số làm nông nghiệp, ở Đức – 0,45, ở Pháp — một nửa; ở các nước khác cũng thế. Thành thử hiện nay các nước ấy, ngay khi giả dụ chúng có thể tránh khỏi những tai họa của giai cấp vô sản, thì chúng vẫn không thể tồn tại mà không lệ thuộc vào các nước khác. Tất cả các dân tộc ấy đã không thể tự kiếm sống bằng lao động của mình và họ hoàn toàn phụ thuộc – tựa như giai cấp vô sản phụ thuộc vào các giai cấp hữu sản — vào các dân tộc đang tự nuôi sống mình và có khả năng bán đi những sản phẩm dư thừa, như Ấn Độ, Nga, úc.

Nước Anh hiện giờ nuôi sống trên đất mình chưa đầy một phần năm dân số của mình, Đức – chưa đầy một nửa, Pháp và các dân tộc khác cũng thế; và vị thế của các dân tộc ấy ngày càng trở nên lệ thuộc hơn vào những nguồn lương thực, mà các dân tộc khác cung cấp cho họ.

Để cho các dân tộc ấy có thể tồn tại, họ tất yếu phải dùng những biện pháp lừa đảo và cưỡng bức mà trong ngôn ngữ của họ được gọi là sự mở rộng thị trường và chính sách thuộc địa, và họ đang làm những việc ấy, theo lẽ tự nhiên cố gắng hết sức bủa mạng lưới nô dịch của mình ngày một xa hơn lên đầu những người còn sống một cuộc sống lao động hữu lý trên tất cả các châu lục. Tất cả họ, cạnh tranh nhau, ngày càng tự vũ trang hùng mạnh hơn và ngày càng xảo quyệt hơn xâm chiếm đất đai của những dân tộc còn sống một đời sống hữu lý và bắt những dân tộc ấy nuôi sống mình.

Và cho đến gần đây họ còn có thể làm được điều đó. Nhưng giới hạn của sự xâm chiếm thị trường, của sự lừa gạt người mua, của sự buôn bán những đồ dùng vô dụng và độc hại và sự nô dịch các dân tộc xa xôi giờ đã có thể thấy. Dân chúng các nước xa xôi tự mình bắt đầu hư đốn, học được cách làm ra những vật dụng mà trước đây các dân tộc phương Tây mang lại cho họ, và cái chính là học được cái khoa học chẳng mấy khó khăn cũng tự vũ trang và cũng hành xử tàn nhẫn như những người thầy của họ.

Cho nên đã có thể thấy được cái chung cục của sự tồn tại bất lương như thế. Và ở các dân tộc phương Tây người ta nhìn thấy cái chung cục ấy, và do thấy mình không dừng lại được, người ta tìm kiếm cứu sách ở cái mà những người hãm hại đời mình một cách hữu thức vẫn tìm – ở sự tự lừa dối và ở niềm tin mù quáng. Và niềm tin mù quáng ấy mỗi ngày một lan rộng trong đa số các dân tộc phương Tây. Niềm tin ấy nói rằng những sáng chế và cải tiến nhằm gia tăng tiện nghi cho đời sống của các tầng lớp giàu có và tất cả những phương tiện được chế tạo để phục vụ cho sự đấu tranh với những người khác, tức là sự giết người, mà mấy thế hệ liền những người lao động bị nô dịch phải sản xuất ra – tất cả những thứ ấy hợp thành một cái gì đó tối quan trọng, gần như thiêng liêng mà trong ngôn ngữ của những người duy trì một cuộc sống như thế được gọi là văn hóa, hay còn quan trọng hơn, văn minh.

Và giống như tín ngưỡng nào cũng có khoa học của nó, niềm tin vào văn minh cũng có khoa học của mình — xã hội học, với một mục đích: biện chính cho cái tình trạng lầm lạc và bế tắc mà nhân loại của thế giới phương Tây đang sống. Khoa học này đang cố chứng minh rằng tất cả những sáng chế ấy: những xe bọc thép, điện tín, bom nitroglicerin, nhiếp ảnh,đường điện, v.v… và đủ loại những chế tạo ngu xuẩn và xau xa mà mục đích là làm ngu dân chúng, gia tăng tiện nghi cho những kẻ vô công rồi nghề và bảo vệ họ bằng vũ lực – tất cả đều không chỉ là cái tốt đẹp, mà còn là cái thiêng liêng, được trù liệu trước bằng những định luật bất biến cao nhất và vì thế mà mọi sự hư đốn hủ bại, mà họ gọi là văn minh, đều là điều kiện tất yếu của đời sống con người và tất yếu phải được toàn thể nhân loại tiếp thu.

Và niềm tin ấy cũng mù quáng như mọi niềm tin, cũng cứng nhắc và tự tín thái quá như thế.

Có thể tranh cãi và bàn thảo bất kỳ luận điểm nào, nhưng nền văn minh, cụ thể là những sáng chế và những hình thái đời sống mà trong đó chúng ta đang sống, và tất cả những điều ngu xuẩn và xấu xa mà chúng ta đang làm, đó là cái phúc bất khả nghi và không được bàn luận. Tất cả những gì phương hại niềm tin vào văn minh đều sai trái; tất cả những gì nâng đỡ niềm tin ấy đều là chân lý thiêng liêng.

Đấy, chính cái niềm tin ấy và cái khoa học của niềm tin ấy khiến cho những con người phương Tây đang đi theo con đường bại vong của mình song lại không nhìn thấy và không công nhận rằng con đường ấy tất yếu dẫn tất cả những ai đi theo nó đến sự bại vong không thể tránh khỏi. Những người được gọi là tiên tiến nhất ấy mơn trớn mình bằng ảo tưởng rằng, không từ bỏ con đường ấy, họ sẽ đi tới không phải sự bại vong mà là cái đại phúc. Họ cố ám thị cho mình một niềm tin rằng bằng chính sự bạo hành đang dẫn họ đến tình trạng bại vong ấy, sẽ làm ra một điều nữa, đó là giữa một nhân quần khao khát những lợi ích vật chất sinh vật lớn nhất, băng một cách nào đó tự khởi, dưới ảnh hưởng của học thuyết xã hội chủ nghĩa , sẽ bỗng dưng xuất hiện những con người mà sở hữu quyền lực nhưng không bị tha hóa bởi nó, sẽ thiết lập một đời sống mới mà với nó loài người, xưa nay quen đấu tranh tham lam và vị kỷ cho những lợi ích của mình, bỗng nhiên tất cả đều trở nên sẵn lòng tự hi sinh và tất cả sẽ cùng nhau lao động vì lợi ích chung và cùng hưởng thụ ngang nhau.

Nhưng cả cái tín nguỡng ấy, không có một tí căn cứ hữu lý nào, trong thời gian gần đây cũng càng ngày càng mất tín nhiệm nơi những người biết suy nghĩ và chỉ còn được truyền bá trong quần chúng cần lao, đánh lạc hướng nhìn của họ khỏi những tai ương của hiện tại và cung ứng cho họ dù chỉ một hy vọng nhỏ nhoi vào tương lai hạnh phúc.

Là như thế cái niềm tin chung cho đa phần các dân tộc phương Tây đang lôi cuốn họ đến bại vong. Và sức lôi cuốn ấy mạnh đến nỗi, tiếng nói của những con người hiền minh sống giữa họ như Rousseau, Laménnais, Carlyl, Ruskin, Channing, Garrison, Emerson, Herzen, Carpenter không để lại một dấu tích nào trong tâm thức những người đang chạy tìm cái chết của mình mà không nhận ra và không công nhận điều đó.

Và giờ đây các chính khách phương Tây đang mời gọi dân tộc Nga bước theo con đường bại vong ấy, mừng khấp khởi là có thêm một dân tộc nữa hội nhập cái tình huống không lối thoát của họ. Và cũng thúc đẩy dân tộc mình bước lên con đường ấy những người Nga nhẹ dạ, những người thay vì suy nghĩ bằng trí khôn của mình, lại thấy là tiện lợi và đơn giản hơn nhiều học mót một cách nô lệ những gì trước họ hàng trăm năm các dân tộc phương Tây đã làm mà không biết cái đó sẽ dẫn họ tới đâu.

VIII

VIII Sự tuân phục bạo lực đã dẫn cả các dân tộc phương Đông, hiện giờ vẫn tiếp tục phục tùng những người cầm quyền hủ bại của mình, lẫn các dân tộc phương Tây, đã mở rộng quyền lực và ảnh hưởng làm hư hỏng song hành với nó giữa quần chúng nhân dân, không chỉ đến những tai họa lớn, mà còn đến cuộc đụng độ không thể tránh khỏi giữa các dân tộc phương Tây và phương Đông – cuộc đụng độ đe dọa mang đến cả cho những dân tộc này lẫn những dân tộc kia những tai họa còn lớn hơn nữa.

Các dân tộc phương Tây, ngoài những tai ương nội tại của mình và ngoài sự làm hỏng đa phần dân chúng của mình bằng dự phần quyền lực, một cách tất yếùcòn bị dẫn tới việc dùng lừa đảo và bạo lực cướp thành quả lao động của các dân tộc phương Đông để nuôi sống mình, và họ còn làm được điều đó bằng những thủ đoạn nhất định được họ nghĩ ra và gọi là văn minh, chừng nào các dân tộc phương Đông chưa học được cũng những thủ đoạn như thế. Các dân tộc phương Đông, đa số trong họ, thì cho đến nay vẫn tiếp tục phục tùng các chính phủ của mình và, chậm tiến trong việc làm ra những phương tiện đấu tranh với các dân tộc phương Tây, một cách tất yếu đã phải quy phục những dân tộc ấy.

Nhưng một số trong họ ngay bây giờ đã bắt đầu học tập khá nhuần nhị sự hư đốn của văn minh mà người Âu dạy họ và, như người Nhật cho thấy, họ tiếp thụ khá dễ dàng tất cả sự quỷ quyệt không mấy thông minh của những thủ đoạn bất lương và tàn nhẫn của văn minh và đang chuẩn bị đánh đuổi những kẻ đô hộ họ bằng chính những phương tiện đã được sử dụng chống lại họ.

Và thế là dân tộc (nhân dân) Nga, đứng giữa những dân tộc này và dân tộc kia, một phần đã tiếp thu những thủ đoạn của phương Tây nhưng cho đến nay vẫn tiếp tục phục tùng chính phủ của mình, được chính vận mệnh đặt vào cái tình huống buộc nó phải dừng lại và suy ngẫm, khi nó một mặt nhìn thấy những tai họa mà nó cùng với các dân tộc phương Đông đã phải nếm trải do sự phục tùng chính quyền độc tài, mặt khác cũng thấy rõ mồn một rằng sự hạn chế quyền lực giữa các dân tộc phương Tây, rồi mở rộng nó trong toàn dân, không giảm nhẹ những tai họa của dân, mà chỉ dẫn dắt những con người của các dân tộc ấy tới sự hư thân mất nết hơn và tới cái tình cảnh mà vói nó họ phải sống bằng sự lừa gạt và cướp bóc các dân tộc khác – dân tộc Nga, theo lẽ tự nhiên, sẽ phải thay đổi thái độ của mình đối với chính quyền theo một cách nào đó khác, không giống như các dân tộc phương Tây đã thay đổi.

Nhân dân Nga giờ đây đang ở trong tình huống của một tráng sĩ đứng trước ngã rẽ của hai con đường, cả hai đầu dẫn đến bại vong.

Tiếp tục phục tùng chính phủ đối với nhân dân Nga đã là việc bất khả thể: bất khả thể bởi vì một khi đã bước ra khỏi cái hào quang uy tín cho đến giờ vẫn bao quanh chính phủ Nga, một khi đã ngộ ra rằng đa số những tai họa mà họ phải chịu đựng xuất phát từ chính phủ, thì nhân dân Nga đã không thể không hiểu ra nguyên nhân của những tai họa ấy và không thể không muốn thoát khỏi nó.

Vả lại, nhân dân Nga không thể tiếp tục phục tùng chính phủ nữa còn bởi trong thực tế đã không còn tồn tại cái chính phủ bảo đảm sự dưỡng sức và an toàn của dân; chỉ có hai đảng đang căm hờn đấu tranh chống lại nhau, chứ còn chính phủ, mà có thể yên tâm tuân theo, thì đã không còn nữa.

Tiếp tục tuân theo chính phủ đối với nhân dân Nga giờ đây có nghĩa là tiếp tục hứng chịu không chỉ những tai ương ngày một gia tăng mà họ đã và đang chịu đựng: mất đất, đói khổ, sưu thuế cắt cổ, những cuộc chiến tranh vô bổ, tàn nhẫn và khốc hại, nhưng và đây là cái chính, còn can dự vào những tội ác mà chính phủ ấy đang và sẽ thực hiện trong những nỗ lực, chắc chắn là uổng công, bảo vệ lấy mình.

Còn thiếu khôn ngoan hơn nữa đối với người Nga bước theo con đường của các dân tộc phương Tây, khi mà tính tất yếu bại vong của con đường ấy đã hiện ra rõ nét. Đối với nhân dân Nga rõ ràng là không khôn ngoan hành xử như thế, bởi vì các dân tộc phương Tây đã có thể lựa chọn con đường ấy, khi mà họ còn chưa biết nó sẽ dẫn họ tới đâu, và chỉ sau này mới nhận ra tính sai lạc của nó; còn nhân dân Nga thì không thể không biết và không nhìn thấy cái đó.

Ngoài ra, khi bước lên con đường ấy, đa phần dân chúng phương Tây đã chủ yếu kiếm sống bằng công nghiệp, lưu thông, thương mại và sở hữu nô lệ theo nghĩa đen (những người da đen) hay bóng, như hiện nay đang diễn ra trong các thuộc địa của châu Âu; còn dân Nga thì chủ yếu làm nghề nông.

Đối với dân Nga giờ đây bước theo con đường mà các dân tộc phương Tây đã đi, có nghĩa là một cách tự giác thực hiện những bạo lực mà chính phủ đòi hỏi ở họ, nhưng đã không vì chính phủ nữa, mà chống lại nó, tức là cướp giật, đốt cháy, làm nổ, giết người, tiến hành nội chiến, và khi phạm vào những tội ác tày trời ấy, lại biết rằng mình phạm tội không theo ý chí của người khác, mà theo ý chí của chính mình, và cuối cùng chi đạt được cái mà các dân tộc phương Tây đã đạt tới, tức là sau hàng thế kỷ đấu tranh vẫn chịu đựng những tai họa mà hiện nay nó đang phải chịu: mất đất, sưu thuế nặng nề và ngày một gia tăng, những khoản nợ của nhà nước, những cuộc chạy đua vũ trang ngày một ráo riết và những cuộc chiến tranh tàn khốc, vô nghĩa.

Ấy là chưa kể đến việc sẽ để mất đi, cũng giống như các dân tộc phương Tây, cái hạnh phúc chính của mình – cuộc sống nhà nông quen thuộc và yêu mến, và sa vào thế lệ thuộc không lối thoát vào lao động của những người khác. Và lại sa vào thế ấy trong những điều kiện bất thuận lợi nhất, tức là đấu tranh với các dân tộc phương Tây bằng cạnh tranh công nghiệp và thương mại mà nắm chắc trong tay phần thua. Bại vong trên đường này, bại vong cả trên đường kia.

IX

Thế thì nhân dân Nga phải làm gì?

Giải đáp tưởng chừng tự nhiên nhất và giản đơn nhất, xuất phát từ bản chất sự việc: không làm cả cái này lẫn cái kia, tức là không tuân phục cả chính phủ của mình, cái chính phủ đã dẫn dân đến thảm cảnh hiẹn nay, và cũng không theo mẫu của các dân tộc phương Tây tổ chức cho mình một chính phủ đại diện, cũng bạo hành như thế – chính phủ kiểu ấy đã đưa các dân tộc ấy tới tình trạng còn tồi tệ hơn.

Giải đáp ấy, đơn giản nhất và tự nhiên nhất, thích hợp đặc biệt với nhân dân Nga nói chung, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay.

Quả thật, chỉ có thể ngạc nhiên, tại sao một nông phu làm ruộng ở tỉnh Tula, tỉnh Saratov, tỉnh Vologda, tỉnh Kharkhov, không nhận được một tí lợi nào từ sự phục tùng chính phủ của mình mà chỉ phải chịu đựng từ sự phục tùng ấy đủ mọi tai ương dưới hình thức sưu thuế, xử án, cướp đất, bắt lính, nhưng cho đến giờ vẫn không chỉ tuân phục chính phủ ấy, mà còn tự làm những việc đi ngược lại lương tâm mình, tự giúp sức cho sự nô dịch mình: nộp sưu thuế mà không biết và không hỏi những tiền cống nộp ấy được dùng vào việc gì, để cho những người con trai của mình đi lính mà lại còn biết ít hơn, cần để làm gì những khổ đau và cái chết của những người thợ ấy, được nuôi dưỡng khó nhọc đến thế và cần thiết cho cha mẹ đến thế.

Cũng sẽ là đáng ngạc nhiên như thế và có khi còn hơn nữa, nếu như một nông phu tương tự, một người làm ruộng luôn sống một cuộc sống thanh bình và độc lập và hoàn toàn không cần đến chính phủ, do muốn trút bỏ cái gánh nặng phải chịu đựng từ chính quyền bạo hành tuyệt không cần thiet ây mà lại — thay vì đơn thuân không tuân lệnh chính quyền ấy nữa – dung chính cái bạo lực đang làm cho anh ta khổ sở đến thế để thay chính quyền bạo hành cũ bằng chính quyền mới, cũng bạo hành như thế, y như người nông dân Pháp hay Anh trước đây đã làm.

Rõ ràng chỉ cần những người Nga làm nghề nông không phục tùng bất kỳ một chính phủ bạo hành nào và không dính dáng với nó nữa, thì tức khắc chúng sẽ tự tiêu biến mọi sưu thuế, mọi nạn đi lính, mọi sự hà hiếp của giới quan chức, và cả chế độ sở hữu ruộng đất với tất cả những tai họa cho nhân dân phát sinh từ đấy. Sẽ tiêu biến tất cả những tai họa ấy, bởi vì sẽ không có ai để làm ra chúng nữa.

Để hành xử như thế, nhân dân Nga đang ở trong những điều kiện cả lịch sử lẫn kinh tế và tôn giáo hết sức thuận lợi.

Điều kiện thứ nhất, đó là nhân dân Nga đi đến nhận thức về sự cần thiết thay đổi thái độ đối với chính quyền khi mà tính sai lạc của con đường các dân tộc phương Tây đã chọn, mà với họ dân tộc Nga từ lâu có quan hệ rất mật thiết, đã sáng tỏ hoàn toàn.

Chính quyền ở phương Tây đã thực hiện một vòng tròn khép kín. Dân chúng các nước phương Tây, cũng như tất cả các dân tộc, ban đầu đã cho phép tồn tại bên trên minh một chính quyền bạo hành, để tránh sự đấu tranh, tránh những mối lo âu và tội lỗi của quyền lực. Khi chính quyền ấy hủ bại và trở thành gánh nặng thì họ muốn giảm bớt gánh nặng ấy bằng hạn chế quyền lực, tức là tham gia nó. Sự tham gia ấy ngày một mở rộng, khiến cho một số lượng người ngày một lớn hơn bắt đầu tham chính. Và kết thúc bằng việc những người đã cho phép tồn tại chính quyền để được tự do khỏi sự đấu tranh và sự dính dáng đến chính quyền, đa phần lại bị dẫn dắt tới sự tất yếu tham gia đấu tranh và tham gia chính quyền với cái hậu quả không thể tránh, song hành với mọi quyền lực – sự hư hỏng, tha hóa.

Đã rõ hoàn toàn là sự hạn chế quyền lực chỉ mang tính hư ảo, chỉ là sự thay đổi những người cầm quyền và gia tăng số lượng của họ, từ đó mà gia tăng cả sự tha hóa, sự bực tức và thù ghét lẫn nhau giữa những con người (Còn quyền lực xưa kia từng là thế nào thì bây giờ vẫn ở lại như thế – như là quyền lực của một ít người xấu hơn đối với đa phần những người tốt hơn). Cũng sáng tỏ một điều nữa, ấy là sự gia tăng số lượng những người tham chính đã cuốn hút nhiều người khỏi lao động nông nghiệp thích hợp với con người và dẫn dắt họ đến sự sản xuất và sản xuất dư thừa bằng lao động ở nhà máy nhiều đồ dùng không thiết dụng và đã buộc đa số các dân tộc phương Tây phải xác lập cuộc sống của mình trên sự lừa gạt và nô dịch các dân tộc khác.

Tất cả cái đó trở nên sáng rõ hoàn toàn chính trong thời đại ngày nay, và đây là điều kiện thuận lợi thứ nhất cho nhân dân Nga, chỉ giờ đây mới trải nghiệm thời điểm của sự tất yếu thay đổi thái độ đối với chính quyền.

Đối với nhân dân Nga hiện giờ chọn con đường các dân tộc phương Tây đã đi thì chẳng khác nào một du khách mà lại vẫn đi theo cái con đường lệch đích của những ngườỉ đi trước, trong khi anh ta đã trông thấy một số người, sáng dạ nhất trong số những người lầm đường lạc lối ấy, quay trở lại.

Điều kiện thứ hai, đó là trong khi các dân tộc phương Tây ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn đã và đang từ bỏ nông nghiệp và sống chủ yếu bằng đời sống công nghiệp và thương mại, thì nhân dân Nga bị dẫn đến sự tất yếu thay đổi thái độ đối với chính quyền khi mà trong đa số tuyệt đối nó vẫn sống một đời sống nông nghiệp, yêu thích và quý trọng cuộc song ấy đến mức đa phần những người đã buộc phải rời bỏ cuộc sống nhà nông luôn luôn sẵn sàng trở về với nó, chỉ cần xuât hiện chút ít khả năng.

Điều kiện này đặc biệt quan trọng đối với những người Nga mong muốn thoát khỏi cái ác của quyền lực, bởi vì vớiđời sống nhà nông, con người ít cần đến chính phủ hơn cả, hoặc nói đúng hơn, cuộc sống nông nghiệp ít hơn mọi lối sống khác tạo cớ cho chính phủ can thiệp vào đời sống của nhân dân. Tôi biết những công xã nông dân rời quê hương đi sang miền viễn đông và định cư ở những nơi không có biên giới xác định giữa Nga và Trung Quốc và, không có quan hệ với bất kỳ một chính phủ nào, họ sinh sống thịnh vượng cho đến khi bị các quan chức Nga phát hiện.

Dân đô thị thường nhìn đời sống nông nghiệp như là một trong những công việc hạ đẳng mà con người có thể làm. Nhưng trong khi ấy tuyệt đại đa số dân cư toàn thế giới làm nghề nông, và đây là cơ sở cho khả năng tồn tại của tất cả những người khác. Thành thử, trong thực tại loài người chỉ hợp thành từ những người làm nông nghiệp. Còn tất cả những người khác: các bộ trưởng, các thợ nguội, các giáo sư, các thợ mộc, các nghệ sĩ, các thợ may, các học giả, các thầy thuốc, các tướng soái và binh lính – tất cả chỉ là những người phục dịch hoặc ăn bám dân nông nghiệp. Và vì vậy nông nghiệp không chỉ là một nghề hữu luân nhất, lành mạnh, vui tươi và cần thiết nhất, mà còn là nghề cao nhất trong tất cả các nghề nghiệp của con người, và chỉ một mình nó đem lại cho con người sự độc lập đích thực.

Nhân dân Nga trong tuyệt đại đa số vẫn đang sống cái đời sống nhà nong tự nhiên nhât, hữu luân nhất và độc lập nhất ấy, và đây chính là điều kiện thứ hai, vô cùng quan trọng mà theo nó nhân dân Nga, khi đã nhận thức được sự tất yếu phải thay đổi thái độ đối với chính quyền, thì có thể và nó sẽ tự nhiên thay đổi chỉ theo nghĩa giải phóng mình khỏi cái ác của mọi chính quyền bằng cách chấm dứt phục tùng bất kỳ một chính phủ nào.

Là như thế hai điều kiện đầu.

Cả hai đều là những điều kiện bên ngoài.

Điều kiện thứ ba – bên trong- là tính mộ đạo mà cả theo những dữ liệu củ a lịch sử Nga, cả theo quan sát của những người nước ngoài đã nghiên cứu dân tộc Nga, và cái chính là theo bản thân ý thức nội tâm của từng người Nga, đã và đang tạo thành nét ngoại biệt trong tính cách của dân tộc này.

Ở Tây Âu, không biết có phải vì kinh Phúc Âm, được in ấn bằng tiếng Latin, trước cải cách tôn giáo luôn luôn là bất cập đối với giáo dân và hiện nay vẫn bất cập trong toàn bộ thế giới công giáo, hay do những phương tiện tinh vi mà chính thể giáo hoàng đã dùng để che giấu khỏi giáo dân đạo Kitô chân chính, hay do óc thực tiễn đặc biệt của các dân tộc ấy, song điều không thể hồ nghi là bản chất của đạo Kitô từ lâu không chỉ trong Công giáo mà cả Tin Lành giáo và nhất là trong Anh giáo đã không còn là một tín ngưỡng hướng đạo đời sống mà đã bị thay thế hoặc bằng những nghi lễ bề ngoài hoặc, trong các tầng lớp thượng lưu, bằng thái độ thờ ơ hoặc phủ nhận hoàn toàn mọi tôn giáo.

Trong khi ấy thì trong tuyệt đại đa số dân tộc Nga, không biết có phải vì kinh Phúc Âm đã trở nên hiểu được đối với họ ngay từ thế kỷ X, hay là do sự thô bạo và đần độn của giáo hội Byzance – Nga, cố gắng một cách vụng về và vô hiệu che giấu học thuyết Kitô giáo trong ý nghĩa chân chính của nó, hay do những đặc điểm của tính cách dân tộc Nga và đời sống nông nghiệp của nó, song giáo thuyết Kitô trong ứng dụng vào đời sống chưa bao giờ ngừng và hiện nay vẫn tiếp tục làm kim chỉ nam cho cuộc sống của tuyệt đại đa số người Nga.

Từ những thời cổ xưa nhất cho đến tận hôm nay, nhân sinh quan Kitô giáo đã và đang được thể hiện trong dân tộc Nga bằng những nét đa dạng nhất, nhưng chỉ có ở người Nga. Nó được thể hiện cả trong sự thừa nhận tính bình đẳng và tình huynh đệ của tất cả mọi người, bất cứ thuộc dòng giống hoặc dân tộc nào; cả trong tính khoan dung tín ngưỡng triệt để; cả trong thái độ không lên án những kẻ phạm tội, mà coi họ là những người bất hạnh; cả trong tục lệ vào những ngày xác định cầu xin ở nhau sự tha tội cho mình, thậm chí trong lời nói: “prochshaite” hay “prostite” mỗi khi chia tay với môt ai đó [126]; trong sự phổ biến trong nhân dân một thái độ không chỉ nhân từ mà còn kính trọng đối với những người ăn may; trong tinh thần sẵn sàng hy sinh tất cả vì cái được xem là chân lý tôn giáo như nó đã và đang được thể hiện, nhiều khi một cách thô bạo, ở những người tự thiêu, tự thiến, và cả trong những trường hợp chôn sống mình gần đây.

Cũng một thái độ Kitô giáo như thế luôn luôn biểu hiện trong thái độ của người Nga đối với chính quyền. Người Nga bao giờ cũng chọn quy phục chính quyền chứ không dính líu vào nó, và luôn luôn cho là tội lỗi chứ không phải một cái gì đó đáng mong muốn cái vị trí của nhà cầm quyền. Chính trong thái độ Kitô giáo ấy của nhân dân Nga đối với cuộc sống con người nói chung và đặc biệt đối với quyền lực hàm chứa cái điều kiện thứ ba và quan trọng nhất, mà theo nó thì với nhân dân Nga trong tinh huống hiện nay của nó sẽ là giản đơn nhất và tự nhiên nhất tiếp tục sống cuộc sống nhà nông thường lệ và mộ đạo của mình, tuyệt không dính líu cả với chính quyền cũ, cả với cuộc đấu tranh giữa chính quyền cũ và mới.

Là như thế ba điều kiện khác biệt so với các dân tộc phương Tây mà trong đó nhân dân Nga đang sống trong cái thời điểm hệ trọng đối với nó hiện giờ. Những điều kiện ấy tưởng chừng sẽ phải thôi thúc nó chọn lựa lối thoát thân đơn giản nhất từ tình huống hiện nay, mà tựu trung là không công nhận và không phục tùng cả chính quyền này lẫn chính quyền kia và bất kỳ một chính quyền bạo hành nào. Nhưng trong khi ấy thì nhân dân Nga trong thời điểm khó khăn và hệ trọng đối với nó hiện giờ không những không chọn lựa lối thoát tự nhiên ấy đối với mình mà lại do dự trước hai kiểu bạo lực, bạo lực của chính phủ và bạo lực của cách mạng, và thậm chí bắt đầu, thông qua những đại diện tồi tệ nhất của mình, tham gia bạo lực và tuồng như đang chuẩn bị đi theo con đường bại vong mà các dân tộc phương Tây đã đi.

Tại sao lại thế?

X

Tại sao lại đã và đang có cái hiện tượng quái lạ, ấy là những con người khổ sở vì những hà lạm của cái chính quyền, mà tự họ đã cho phép tồn tại và duy trì lại không làm cái điều mà giản đơn nhất và nhẹ nhàng nhất sẽ giải thoát họ khỏi mọi tai họa của quyền lực – không đơn thuần chấm dứt phục tùng chính quyền ấy? Và họ không những không làm như thế mà còn cái điều cướp đi mọi hạnh phúc thân thể và tinh thần của họ: hoặc tiếp tục phục tùng chính quyền hiện hữu, hoặc thiết lập một chính quyến mới, cũng bạo hành như thế, và tuân lệnh nó?

Vì sao lại thế? Mọi người cảm nhận được rằng mọi tai ương trong hoàn cảnh cùa họ đều phát sinh từ bạo lực, ý thức mơ hồ được rằng để thoát khỏi những tai ương ấy, họ cần có tự do, nhưng kỳ lạ thay – để giải phóng mình khỏi bạo lực và thu hoạch được tự do, họ lại tìm kiếm, sử dụng và nghĩ ra những phương tiện đa dạng nhất: nổi loạn, thay đổi nhà cầm quyền, tổ chức lại chính thể, mọi kiểu hiến pháp, thiết lập những quan hệ mới giữa các nước, chính sách thuộc địa, tổ chức giai cấp vô sản, các công ty và tập đoàn sản xuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa – tất cả, nhưng lại không phải cái mà đơn giản hơn cả và dễ dàng hơn cả sẽ giải thoát họ khỏi mọi tai họa: chấm dứt phục tùng quyền lực.

Tưởng chừng sẽ phải là hoàn toàn rõ ràng đối với tất cả những ai chưa mất đi trí khôn rằng bạo lực chỉ sinh ra bạo lực và phương sách duy nhất để thoát khỏi bạo lực ấy là không can dự nó. Phương sách ấy tưởng chừng là hiển nhiên tuyệt đối. Rõ ràng tuyệt đối là loài người, một số người đông hơn, có thể bị nô dịch bởi một số ít chỉ vì những người bị nô dịch tự mình tham gia vào sự nô dịch mình.

Nếu các dân tộc bị nô dịch, thì họ bị nô dịch chỉ bởi vì họ hoặc đấu tranh bằng bạo lực chống lại bạo lực hoặc tham gia bạo lực vì những lợi ích của cá nhân.

Những người không đấu tranh với bạo lực và không tham gia bạo lực không thể bị nô dịch, y như nước không thể bị cắt thành từng khúc.

Họ có thể bị cướp bóc, có thể không được đi lại, có thể bị thương, bị giết, nhưng không thể bị nô dịch, tức là không thể bị cưỡng bức hành xử trái với ý chí hữu trí của họ.

Là thế với từng con người riêng lẻ, là thế cả với những dân tộc. Nếu mà hai trăm triệu người Ấn Độ không tuân lệnh chính quyền đòi hỏi họ tham gia những hoạt động luôn luôn gắn với sự giết người: không đi lính, không cống nạp cho những công việc bạo lực, không để cho mình bị cám dỗ trước những ích lợi mà những kẻ bạo hành bố thí cho họ sau khi đã cướp đi ở chính họ, không tuân phục những đạo luật mà người Anh banhành, thì không chỉ năm vạn người Anh mà tất cả mọi người Anh cộng lại cũng không thể nô dịch được Ấn Độ, giả sử người An có không phải 200 triệu, mà chỉ một nghìn. Cũng hệt như thế với người Ba Lan, người Szech, người Ireland, người Bedouin và tất cả các dân tộc bị đô hộ. Cũng như thế với những công nhân bị tư bản nô dịch. Chẳng lũ tư bản nào trên thế giới có thể nô dịch được những người công nhân, nếu mà chính những công nhân không giúp sức cho chúng, không trợ lực cho sự nô dịch chính mình.

Tất cả cái đó đều hiển nhiên đến nỗi xấu hổ phải nói về những điều ấy Nhưng trông khi đó thì những con người, trong mọi điều kiện khác của đời sống suy xét hợp lý, trong trường hợp này không những không nhận ra và không làm cái mà lý trí chỉ cho họ, mà lại làm cái trái ngược hoàn toàn cả với lý trí lẫn lợi ích của mình.

“Tôi không thể là người đầu tiên làm cái mà chẳng ai làm – một người nào cũng nói – những người khác cứ bắt đầu đi, sau đó thì cả tôi cũng không phục tùng chính quyền nữa.” Và người thứ hai, người thứ ba, và tất cả mọi người đều nói thế.

Tất cả đều lấy cớ rằng không ai có thể là người đầu tiên khởi sự, để không làm điều rõ ràng có lợi cho tất cả mọi người, mà cứ tiếp tục làm điều vừa không có lợi cho tất cả vừa không hợp lý và trái ngược với bản tính con người.

Không ai muốn ngừng tuân phục chính quyền để khỏi phải bị chính quyền truy nã, song lại biết rằng đã tuân phục chính quyền thì sẽ phải hứng chịu đủ mọi tai họa tồi tệ hơn rất nhiều trong các cuộc ngoại chiến và nội chiến.

Vì sao lại thế?

Bởi vì những người phục tùng chính quyền không suy luận, mà hành động dưới ảnh hưởng của cái mà luôn luôn là một trong những động cơ phổ biến nhất của mọi hành vi con người, cái mà gần đây được nghiên cứu đặc biệt tỉ mỉ và được làm sáng tỏ và gọi là sự ám thị hay thôi miên. Mục đích của sự thôi miên ấy, ngăn cản nhân quần làm những gì phù hợp với bản tính hữu trí của họ và có lợi cho tất cả họ và buộc họ làm những điều phi lý và bất lợi, là thế nào để mọi người thừa nhận rằng những hành vi bạo lực, mà những người tự xưng là chính quyền nhà nước thực hiện, không phải là những hành vi bất lương của những kẻ bất lương, mà là những biểu hiện hoạt động của một sinh linh đặc biệt, huyền bí, thiêng liêng được gọi là nhà nước (quốc gia) mà không có nó thì loài người chưa bao giờ tồn tại (một điều hoàn toàn không đúng) và không thể tồn tại.

Nhưng bằng cách nào, làm thế nào mà những sinh linh hữu trí – những con người có thể phục tùng một sự ám thị kỳ quái đến thế, trái ngược với lý trí, tình cảm và lợi ích của loài người đến thế?

Giải đáp cho câu hỏi này là: những kẻ dễ bị thôi miên, ám thị không chỉ là những người mắc tâm bệnh hay si ngốc bẩm sinh, mà còn là mọi người theo chừng mực mà ý thức tôn giáo ở họ suy giảm, tức là suy giảm ý thức về quan hệ giữa mình với cái khởi nguyên cao nhất mà sự tôn tại của họ phụ thuộc vào đấy. Mà đa phần nhân loại thời nay càng ngày càng để mất đi cái ý thức ấy.

Đa phần nhân loại thời nay đã để mất đi ý thức ấy, bởi vì người đời, một lần đã mắc tội tuân phục quyền lực nhân định, lại không công nhận tội lỗi ấy là tội lỗi, mà cố gắng che giấu nó đi khỏi chính mình, biện minh cho sai lầm ấy, đề cao cái quyền lực mà họ đã tuân phục đến mức nó đã thay thế cho họ luật của Thượng Đế. Khi mà luật lệ nhân định đã thay thế lề luật thần định, thì nhân quần mất đi ý thức tôn giáo và bị nhà nước thôi miên, nó ám thị cho họ một ảo tưởng rằng những kè đã nô dịch họ không đơn thuần là những con người lầm lạc, tội lỗi mà là những đại diện của một sinh linh thần bí – nhà nước, mà không có nó thì tưởng chừng nhân loại không thể tồn tại.

Đã hình thành một vòng tròn luẩn quẩn: sự tuân phục quyền lực làm suy yếu mà một phần tiêu hủy trong nhân quần ý thức tôn giáo, còn sự suy yếu và mất đi ý thức tôn giáo thì lại buộc mọi người tuân phục quyền lực nhân định.

Khởi đầu của tội lỗi là thế này: những kẻ cưỡng bức bảo những người bị cưỡng bức: “Hãy thi hành những gì mà chúng tôi sẽ đòi hỏi ở các người: nếu không tuấn lệnh thì chúng tôi sẽ giết chết các người. Còn nếu các người tuân lệnh thì chúng tôi sẽ sắp xếp trật tự giữa các người và sẽ bảo vệ các người khỏi những kẻ cưỡng bức khác.”

Và những người bị cưỡng bức, để có thể sống cuộc sống quen thuộc của mình và khỏi phải đấu tranh với những kẻ cưỡng bức này hay những kẻ cưỡng bức khác, tuồng như trả lời: “Được rồi, chúng tôi sẽ phục tùng các vị, cứ sắp xếp cái trật tự mà các vị muốn, chúng tôi sẽ ủng hộ, chỉ cốt sao cho chúng tôi được sống yên ổn và kiếm sống cùng với gia đình của chúng tôi.”

Những kẻ cưỡng bức không nhận thấy tội lỗi của mình do sự gia tăng và những ích lợi của quyền lực. Còn những người bị cưỡng bức thì nghĩ rằng họ không mắc tội, khi quy phục lũ bạo hành, bởi vì họ cho rằng sự quy thuận tốt hơn đấu tranh. Nhưng trong sự quy thuận ấy có tội lỗi, và không nhỏ hơn tội của những kẻ thực hành bạo lực. Nếu mà những người bị bạo hành cam chịu mọi gánh nặng, mọi sự cướp bóc và đối xử tàn nhẫn nhưng không thừa nhận tính hợp pháp của quyền lực của những kẻ bạo hành, không thề hứa tuân phục chúng, thì họ sẽ không mắc tội. Nhưng trong sự thề hứa tuân thủ quyền lực hàm chứa cái tội (amartia – sai lầm, tội lỗi), cũng là tội như tội cầm quyền.

Trong sự thề hứa tuân phục quyền lực bạo hành, trong sự thừa nhận tính hợp pháp của nó có một tội kép, thứ nhất, bởi vì những ngưbi đã quy phục những kẻ bạo hành để tránh khỏi tội đấu tranh, bằng cách ấy đã cho phép tồn tại cái tội ấy ở những kẻ mà họ quy phục, và tội thứ hai – đó là họ đã chối từ tự do chân chính của mình, tức là sự phục tùng ý chí của Thượng Đế một khi họ đã thề hứa trong mọi trường hợp tuân lệnh chính quyền. Mà sự thề hứa như thế, hàm ngụ cả sự không tuân theo Thượng Đế, khi những đòi hỏi của chính quyền mâu thuẫn với lề luật của Thượng Đế, sự thề hứa tuân phục quyền lực nhân định là sự chối bỏ ý chí của Thượng Đế, bởi vì quyền lực bạo hành của nhà nước, đòi hỏi những người tuân phục nó tham gia các cuộc giết người, các cuộc chiến tranh, các cuộc hành quyết, các đạo luật chuẩn y những sự chuẩn bị chiến tranh và hành quyết, ngay trong cơ sở có mâu thuẫn trực tiếp với ý chí của Thượng Đế. Vì vậy, những ai tuân phục quyền lực (nhân định) thì bằng sự tuân phục ấy họ phủ định sự tuân thủ luật Trời.

Không thể thoái nhượng ở một chỗ, còn ở chỗ khác thì tuân thủ luật của Thượng Đế. Hiển nhiên là nếu mà ở một chỗ nào đó luật của Chúa Trời có thể được thay thế bằng luật của con người, thì luật Trời đã không còn là luật tối cao, luôn luôn mang tính bắt buộc; mà nếu nó không còn là thế nữa, thì cũng không có nó nữa.

Để mất đi sự lãnh đạo của luật Trời, tức là mất đi cái đặc tính cao nhất của con người, loài người tất yếu hạ mình xuống cái bậc thấp hơn của nhân sinh, mà ở đấy động cơ hoạt động của họ chỉ là những đam mê dục vọng của cá nhân hoặc cái ám thị mà họ phải chịu đựng.

Tất cả các dân tộc song trong những liên hợp gọi là quốc gia (nhà nước) đều ở trong tình trạng tuân phục sự ám thị như thế, đều thấy tất yếu phải phục tùng nhà nước. Cả dân tộc Nga cùng ở trong tình trạng ấy.

Chính vì thế mà diễn ra cái hiện tượng tưởng chừng kỳ lạ đến thế, tức là một trăm triệu dân nông nghiệp Nga, hợp thành một đa số áp đảo đến mức nó có thể tự xưng là toàn thể dân tộc Nga, không cần đến bất kỳ một chính phủ nào, lại không chọn lựa cái lối đi tự nhiên và tốt nhất để thoát khỏi tình cảnh hiện nay, tựu trung là đơn thuần chấm dứt phục tùng bất kỳ một chính quyền bạo hành nào, mà cứ tiếp tục tham gia cái chính phủ cũ và tự mình ngày một nô dịch mình nhiều hơn, hoặc đấu tranh với chính phủ ấỵ, chuẩn bị cho mình một chính phủ mới cũng bạo hành như chính phủ cũ.

XI

Nhiều khi phải nghe và phải đọc những suy xét về các nguyên nhân của tâm trạng tức tối, không bền ổn và hàm chứa đủ mọi nguy cơ đe dọa của tất cả các dân tộc Kitô giáo và của tình trạng khủng khiếp mà dân tộc Nga với một bộ phận giờ đấy đã mất trí và hóa thú của nó đang ở trong đó. Những nguyên nhân được dẫn ra là vô cùng đa dạng. Nhưng đồng thời mọi nguyên nhân đều có thể quy về một. Người đời đã quên Thượng Đế, tức là quên đi quan hệ giữa mình với Khởi Nguyên vô tận của sự sống, quên đi cái sứ mệnh của từng con người bắt nguồn từ quan hệ ấy, mà cốt lõi là trước hết thực hành cho mình, cho linh hồn mình cái luật được định bởi Khởi Nguyên – Thượng Đế ấy. Người đời đã quên đi điều đó do một số người trong họ cho là mình có quyền cai trị những người khác bằng đe dọa giết chết, còn những người khác thì đồng ý phục tùng những kẻ ấy và tham gia sự cai trị của chúng. Đã thừa nhận điều đó thì loài người bằng việc làm đã chối bỏ Thượng Đế và thay thế luật của Ngài bằng luật của con người.

Một khi đã quên đi quan hệ của mình với cái Bất Tận, thì loài người, bất chấp tất cả sự tinh tế của những sản phẩm trí tuệ nơi họ, tự hạ mình trong đa số xuống cái bậc thấp nhất của tâm thức, xuống cái bậc mà ở đấy họ bị thôi thúc chỉ bởi những dục vọng sinh vật và sự thôi miên bầy đàn.

Tất cả mọi tai họa là từ đấy.

Và vì thế mà cứu sách khỏi mọi tai họa, mà bằng chúng loài người tự hành hạ mình, chỉ có một – đó là khôi phục trong mình ý thức về sự phụ thuộc của mình vào Thượng Đế và, xuất phát từ ý thức ấy, tái thiết một thái độ hữu lý và tự do đối với mình và đồng loại của mình.

Và chính sự quy phục Thượng Đế một cách có ý thức ấy và, từ đó, sự chấm dứt tội cầm quyền và tội phục tùng quyền lực là cái việc mà tất cả các dân tộc đang khổ sở vì những hậu quả của tội lỗi của chính mình sẽ phải làm.

Và khả năng và tính thiết yếu của sự chấm dứt phục tùng quyền lực nhân định và trở về với luật của Thượng Đế vẫn luôn được mọi người mơ hồ cảm thấy và giờ đây được dân tộc (nhân dân) Nga cảm nhận đặc biệt sống động. Và chính ở nhận thức mơ hồ về khả năng và sự cần thiết khôi phục sự tuân thủ luật của Chúa Trời và chấm dứt phục tùng quyền lực của con người hàm chứa bản chất của cái phong trào đang diễn ra hiện nay ở Nga.

Cái mà đang diễn ra giờ đây trong nhân dân Nga, không phải, như nhiều người nghĩ, là sự nổi loạn của dân chúng chống lại chính phủ của mình nhằm thay thế chính phủ này bằng một chính phủ khác, mà là một hiện tượng to lớn và giàu ý nghĩa hơn nhiều. Cái đang thúc đẩy nhân dân Nga hành động là ý thức mơ hồ về tính bất chính, tính phi lý của mọi thứ bạo lực, bạo lực nói chung, và về khả năng và sự cần thiết xác lập một đời sống dựa vào không phải cái chính quyền bạo hành, như nó cho đến giờ vẫn tồn tại ở tất cả các dân tộc, mà dựa trên sự đồng thuận hữu trí và tự do.

Nhân dân Nga có thực hiện được hay không cái sự nghiệp vĩ đại đang chờ đợi nó ấy, hay là, đi theo con đường của các dân tộc phương Tây, sẽ đánh mất đi khả năng ấy và dành cho một dân tộc khác, hạnh phúc hơn ở phương Đông, cái sứ mệnh hướng đạo loài người trong công việc mà cả nhân loại sẽ phải làm – giải phóng mình khỏi sự đánh tráo quyền lực của Thượng Đế bằng quyền lực của con người – song có điều không thể hồ nghi, đó là chính trong thời đại chúng ta tất cả các dân tộc ngày một ý thức rõ hơn khả năng thay thế cuộc sống bạo hành, điên rồ và ác độc bằng một cuộc sống tự do, hữu lý và thiện lương. Mà cái gì có trong ý thức thì cái đó tất yếu sẽ thành hiện thực. Ý thức của loài người là biểu hiện của ý chí nơi Thượng Đế, mà ý chí của Thượng Đế thì không thể không trở thành hiện thực.

XII

“Nhưng lẽ nào có thể có một đời sống xã hội mà không có chính quyền? Không có chính quyền thì loài người sẽ không ngớt cướp bóc và giết hại lẫn nhau” – những người chỉ tin vào luật lệ nhân đỊnh nói. Những con người như thế thành tâm quan niệm rằng người đời kiêng tránh tội ác và sống một cuộc sống thiện lương, tử tế chỉ vì có luật pháp, có tòa án, có cảnh sát, có chính quyền, có quân đội và nếu mà không có quyền lực của chính phủ thì đời sống xã hội sẽ trở nên bất khả. Những người bị quyền lực làm hư hỏng nghĩ rắng do một số tội ác bị chính phủ trừng phạt, cho nên chính những hình phạt ấy giữ cho dân chúng không phạm những tội ác mà lẽ ra không thể tránh.

Nhưng cái việc là chính phủ trừng trị một số tội ác tuyệt đối không chứng minh được rằng sự tồn tại của các tòa án, của cảnh sát, quân đội, nhà tù và các hình phạt giữ cho loài người không phạm những tội ác mà lẽ ra họ sẽ phạm phải, số lượng những tội ác diễn ra trong xã hội hoàn toàn không phụ thuộc vào hoạt động trừng trị của chính phủ – điều này được chứng minh một cách đầy thuyết phục bởi thực tại là, với một tâm thế nhất định của xã hội thì không một biện pháp trừng phạt ráo riết nào của chính phủ có thể ngăn chặn việc thực hiện những tội ác táo tợn nhất, tàn nhẫn nhất và phá hoại ghê gớm nhất an ninh xã hội, như vẫn xảy ra trong mọi cuộc cách mạng và như với sự hiển nhiên đáng kinh ngạc đang xảy ra ở nước Nga hiện nay.

Sở dĩ có tất cả cái đó là do dân chúng – đa số dân chúng, toàn thể nhân dân lao động – kiêng tránh tội ác và sống một đời sống lương thiện không phải bởi vì có cảnh sát, quân đội, các hình phạt, mà bởi vì có một ý thức đức lý chung cho đa số nhân quần, được xác lập bởi nhận thức tôn giáo chung, với nền giáo dục, với những tập quán và dư luận xã hội hình thành trên cơ sở nhận thức ấy.

Chỉ có ý thức đức lý ấy, được thể hiện bằng dư luận xã hội mới giữ cho dân chúng không phạm tội cả ở các trung tâm đô thị lẫn, và nhất là ở nông thôn, nơi đa số loài người đang cư ngụ.

Tôi biết nhiều tấm gương của các công xã nông dân Nga di cư sang vùng viễn đông và sống thịnh vượng ở đấy nhiều thập niên. Những công xã ấy tự quản, không được chính phủ biết đến và ở ngoài vòng cương tỏa của nó, và sau khi bị các tay sai của chính phủ phát hiện họ chỉ phải nếm chịu nhiều tai ương mới, trước kia chưa biết đến, và hấp thụ được thiên hướng mới – phạm tội.

Hoạt động của các chính phủ không những không kìm giữ dân chúng khỏi tội ác, mà ngược lại làm gia tăng số lượng những tội ác ấy bằng cách làm lung lạc và hạ thấp trình độ đạo đức của xã hội. Và tình hình không thể khác được, bởi vì các chính phủ ở mọi nơi và trong mọi thời đại, phục tùng ngay sứ mệnh của mình, tất yếu phải đặt lên chỗ cao nhất không phải cái luật tôn giáo mang tính bắt buộc đối với mọi người, không được viết thành sách mà viết trong trái tim con người, mà là những đạo luật bất công của mình, được viết nên bởi những con người và nhằm mục đích đạt tới không phải hạnh phúc và công lý chung mà chỉ thực thi những mưu đồ chính trị đối nội và đối ngoại nhất định.

Là như thế tất cả các đạo luật cơ bản, rõ ràng bất công hiện có ở tất cả các chính phủ: các đạo luật về đặc quyền của một bộ phận người ít ỏi sở hữu cái phải là của chung – đất, về quyền của một số người sờ hữu lao động của những người khác, về nghĩa vụ của mọi người góp tiền cho mục tiêu giết người hoặc tự phải đi lính và tham chiến, về những độc quyền buôn bán chất độc làm mê muội con người, về việc ngăn cấm dân chúng trao đổi sản phẩm lao động qua một đường vạch ra gọi là biên giới, hay về những hình phạt cho một số hành vi không phải vì chúng bất lương mà vì chúng không có lợi cho những người cầm quyền.

Tất cả những đạo luật ấy, với những đòi hỏi cưỡng chế thực hiện chúng và những hình phạt công khai dành cho những ai không thực hiện và, cái chính, yêu cầu tham chiến và chính sách biểu dương các cuộc giết người trong chiến tranh và những chuẩn bị cho chiến tranh — tất cả những cái đó một cách không thể tránh khỏi sẽ hạ thấp trình độ của ý thức đạo đức xã hội và của dư luận xã hội thể hiện ý thức ấy.

Thành thử hoạt động của các chính phủ không những không nâng đỡ và duy trì nền đạo đức mà ngược lại, thật khó nghĩ ra một tác động nào làm hỏng dân chúng hơn là cái tác động mà tất cả các chính phủ luôn luôn đã và đang gây ra.

Những tên ác thủ xuất thân từ dân thường, dù chúng có tàn ác đến đâu, cũng không bao giờ nghĩ ra được những chuyện khủng khiếp như các dàn thiêu, các tòa án dị giáo, các hình thức tra tấn, cướp phá, xé xác, treo cổ, đặc giam, tàn sát trong chiến tranh, ăn cướp các dân tộc mà tất cả các chính phủ đã và đang thực hiện, mà lại thực hiện một cách trang nghiêm. Tất cả những tội ác kinh hoàng của Stepan Razin, Pugachov, v.v… chỉ là những hậu quả và sự bắt chước yếu ớt những tội ác tày trời mà những Ivan, Piotr, Biron đã làm và bây giờ được tất cả các chính phủ đã và đang tái hiện. Nếu hoạt động của các chính phủ có buộc được dăm ba chục người – một điều rất khả nghi – kiêng tránh tội ác, thì loài người đã và đang thực hiện hàng trăm nghìn tội ác chỉ bởi vì họ được giáo dục để phạm tội bằng những hành vi bất chính và tàn nhẫn của chính phủ.

Nếu những người tham gia chính phủ – các thương gia, công nghiệp gia, cư dân đô thị bằng cách này hay cách kia được hưởng lợi từ chính quyền – còn có thể tin vào tính ân phúc của chính quyền, thì những người làm nghề nông không thể không biết rằng chính phủ chỉ gây ra cho họ đủ thứ khổ đau và thiếu thốn chứ chưa bao giờ là cần thiết cho họ, mà chỉ làm hư thân mất nết những thành viên nào trong họ vô phúc chịu ảnh hưởng của nó (chính phủ).

Cho nên, chứng minh cho con người rằng họ không thể sống mà không có chính phủ, và rằng cái hại mà những tên trộm cắp và cướp giật sống giữa họ có thể đem lại cho họ lớn hơn cái hại, cả vật chất lẫn tinh thần, mà các chính phủ áp bức và làm hư họ thường xuyên gây ra sẽ là việc cũng kỳ quặc như trong thời chế độ nô lệ chứng minh cho những người nô lệ rằng đối với họ làm nô lệ có lợi hơn làm người tự do. Nhưng tựa như thời ấy, bất chấp tính bất hạnh hiển nhiên của cảnh làm nô lệ đối với chính những người nô lệ, vẫn có những chủ nô cố chứng minh và nhồi sọ cho họ rằng làm nồ lệ là có lợi cho những kẻ nô lệ, và nếu họ tự do thì họ sẽ sống khổ hơn (đôi khi cả những người nô lệ cũng xiêu lòng trước sự ám thị ấy và tin sẽ là thế), giờ đây cũng thế, nhà cầm quyền và những người hưởng lợi từ họ cố chứng minh rằng các chính phủ chuyên cướp bóc và làm hư dân chúng là không thể thiếu được cho hạnh phúc của dân, và người đời ngả theo sự ám thị ấy.

Và người đời tin vào điều đó, và không thể không tin bởi đã không tin vào luật thiên định thì họ phải tin vào luật nhân định. Đối với họ, sự thiếu vắng luật nhân định là sự thiếu vắng mọi luật lệ, mà cuộc sống của những kẻ không thừa nhận bất kỳ luật lệ nào là khủng khiếp, vì vậy đối với những người không thừa nhận lề luật của Chúa Trời thì sự thiếu vắng quyền lực của con người không thể không đáng sợ và họ không muốn từ giã quyền lực ấy.

Cũng từ sự không tin vào luật của Chúa Trời ấy mà phát sinh một hiện tượng tưởng chừng kỳ lạ, ấy là tất cả các lý thuyết gia của chủ nghĩa vô chính phủ, những con người có học thức cao và minh tuệ, bắt đầu từ Bakunin, Proudhon cho đến Reclus, Max Stirner và Kropotkin, tất cả họ đều chứng minh một cách xác đáng và đúng đắn đến mức không thể tranh cãi về tính phi lý và tai hại của quyền lực, song chỉ cần họ bắt đầu nói về khả năng tổ chức đời sống xã hội mà không có luật nhân định bị họ phủ nhận thì họ tức khắc sa vào sự thiếu xác định, sự nhiều lời, sự mơ hồ, sa vào tật từ chương và những giả định hoàn toàn hoang tưởng, không có một căn cứ nào.

Sở dĩ có điều đó là vì tất cả các nhà lý luận của chủ nghĩa vô chính phủ ấy đều không thừa nhận luật của Thiên Chúa là luật chung cho mọi người và tuân thủ luật ấy là phù hợp với bản tính của mọi người, mà không có sự tuân thủ một lề luật thống nhất – nhân định hoặc thiên định – thì xã hội loài người không thể tồn tại.

Sự giải phóng khỏi luật nhân định chỉ hữu khả với điều kiện thừa nhận luật của Thiên Chúa là luật chung cho tất cả mọi người.

XIII

“Nhưng nếu quả thật những công xã nông dân nguyên thủy, như kiểu của những người Nga bây giờ, có thể sống mà không cần đến chính phủ – người ta sẽ nói lại – thì sẽ phải sống thế nào đây hàng triệu người từ lâu đã giã từ nông nghiệp và sống trong các đô thị bằng cuộc sống công nghiẹp? Làm sao tất cả mọi người có thể canh tác đất?”

“Tất cả mọi người chỉ có thể là người nếu họ canh tác đất – Henry George đã trả lời hoàn toàn đúng cho lời phản bác ấy.

“Nhưng nếu như tất cả mọi người trở về với đời sống nhà nông làm ruộng và bắt đầu sống không có quyền lực của chính phủ, – người ta lại nói tiếp, – thì sẽ tiêu tan mất cái nền văn minh mà nhân loại đã đạt tới, mà cái đó sẽ là tai họa lớn nhất, cho nên sự trở về với đời sống nhà nông sẽ không phải là cái phúc, mà là cái họa cho nhân loại.”

Có một thủ pháp thông dụng để biện minh cho những sai lầm của mình. Thủ pháp ấy tựu trung là như sau: những người coi cái sai của mình là một tiên đề không thể bác bỏ, hợp nhất cái sai ấy với tất cả các hậu quả đã diễn ra từ đấy vào một từ ngữ và một khái niệm, và gán định cho cái khái niệm ấy và từ ấy một ý nghĩa đặc biệt, không xác định, huyền bí. Là như thế với những khái niệm và từ ngữ: hội thánh, khoa học, luật pháp, nhà nước và văn minh.

Chẳng hạn, hội thánh không phải là cái mà nó vốn là, tức là một tập hợp của một số người đã mắc phải một sai lầm như nhau, mà là hợp đoàn của những người chân tín; luật pháp không phải là tập hợp của các đạo luật bất công được một số người thảo ra, mà là sự xác định những điều kiện công bằng mà chỉ với chúng loài người mới sống được. Khoa học không phải là cái mà nó là trong thực tế, tức là những suy xét ngẫu nhiên mà một số người nhàn rỗi hiện đang làm, mà là tri thức chân chính duy nhất. Cũng hệt như thế, văn minh không phải là cái hiện hữu trong thực tế: một dạng hoạt động bắt nguồn từ bạo lực của chính quyền, được định hướng lệch đích và có hại của các dân tộc phương Tây đã mắc phải cái sai giải phóng mình khỏi bạo lực bằng bạo lực, mà là con đường đúng đắn không thể hồ nghi dẫn dắt loài người đến hạnh phúc tương lai.

Nếu quả thật, – những người bênh vực văn minh sẽ nói – tất cả những sáng chế và cải tiến công nghệ cùng những sản phẩm công nghiệp hiện nay mới chỉ hữu dụng cho những người thuộc các giai cấp giàu có và còn là bất cập đối với những người lao động, và vì thế hiện giờ chưa thể được xem là cái phúc cho toàn thể nhân loại, thì chỉ vì tất cả những ứng dụng công nghệ ấy còn chưa đạt được độ hoàn hảo mà chúng phải đạt, và còn chưa được phân phối một cách phải lẽ. Song, khi mà công nghệ cơ giới đã được hoàn thiện và những người công nhân được giải phóng khỏi quyền lực của tư bản và tất cả các nhà máy to nhỏ đều được chuyển vào tay họ, thì máy móc thật nhiêu sẽ sản xuất ra tất cả và tất cả sẽ được phân phối hợp lý đến mức mọi người sẽ hưởng thụ tất cả và sẽ không còn ai thiếu thốn một cái gì nữa, và tất cả mọi người sẽ an khang hạnh phúc.”

Nhưng chưa nói đến chuyện không có một lý do nào để giả định rằng chính những người lao động mà hiện nay đang ham hố tranh đấu nhau không chỉ vì sự sinh tồn, mà còn vì những tiện nghi lớn, những lạc thú và sự xa hoa trong cuộc sống, bỗng dưng lại trở nên công chính và đầy lòng hỉ xả đến mức sẽ tự thỏa mãn với cái phần ngang nhau của các lợi ích mà máy móc sẽ đem lại cho họ; chưa nói đến cái giả định rằng với sự hủy bỏ quyền lực của chính quyền và của tư bản, tất cả các nhà máy với những máy móc của chúng mà đã có thể xuất hiện và tồn tại chỉ nhờ có quyền lực của chính phủ và tư bản – tất cả sẽ còn lại y như hiện giờ – ngay cái giả thiết ấy đã hoàn toàn võ đoán.

Giả thiết tất cả sẽ là như thế chẳng khác nào giả thiết rằng sau khi những người nông nô được giải phóng trong điền trang lộng lẫy của một lãnh chúa, với công viên, với những vườn kính, những quán hóng mát, với nhà hát tại gia, dàn nhạc, nhà tranh, những chuồng ngựa, những vật dụng săn bắn, những kho chứa đầy y phục đủ kiểu – tất cả những lợi ích ấy một phần sẽ được những người nông dân được giải phóng chia cho nhau, một phần được giữ lại để dùng chung.

Tưởng sẽ là điều hiển nhiên rằng, giống như trong các điền trang của lãnh chúa như thế cà ngựa, cả các loại áo quần, cả những vườn kính của ông chủ giàu đều sẽ không dùng được cho những người nông dân được giải phóng và họ sẽ không gìn giữ làm gì tất cả những thứ ấy, cũng như thế, khi những người công nhân được giải phóng khỏi quyền lực của chính phủ và tư bản thì họ sẽ không duy trì làm gì những thứ ra đời dưới cái quyền lực ấy và sẽ không đi làm ở những nhà máy và xưởng thợ mà chỉ có thể hình thành cùng với sự nô dịch họ, mặc dù những cơ sở sản xuất ấy có thể là hữu dụng và có lợi cho họ.

Có điều, khi mà những người công nhân được giải phóng khỏi ách nô lệ của họ, thì sẽ thật là tiếc những máy móc thông minh tinh xảo làm ra nhanh và nhiều đến thế đủ loại vải vóc tuyệt đẹp, hay những bánh kẹo, gương kính hảo hạng, v.v… nhưng cũng như thế, khi giải phóng những người nông nô, đã thật là tiếc những con ngựa đua tuyệt vời, những nhà tranh, những cây mộc lan, những nhạc cụ, những nhà hát; nhưng cũng như xưa kia, khi những người nông nô được giải phóng họ đã tự chọn nuôi những gia súc và trong những cây cối cần thiết và thích hợp với cuộc song cua họ thì những ngựa đua và những cây mộc lan cũng tự biến mất, hệt như thế những người công nhân được giải phóng khỏi quyền lực của chính phủ và tư bản sẽ hưởng sức lực của mình vào những công việc hoàn toàn khác xưa.

“Thế nhưng rõ ràng có lợi hơn nướng bánh mì cho mọi người trong một lò, chứ không phải mỗi người đốt lò của mình, và có lợi hơn rất nhiều dệt 20 lần nhanh hơn ở nhà máy, chứ không phải trên cái khung cửi tại nhà”, v.v… – những người bênh vực văn minh nói, y như loài người là loài thú không biết nói năng và suy nghĩ mà với chúng mọi vấn đề đều có thể giải quyết được bằng ăn, mặc, ở và lao động ít hơn hay nhiều hơn.

Một người mọi ở châu Úc biết rất rõ rằng sẽ có lợi hơn nếu dựng một lều chung cho mình và vợ, nhưng anh ta lại dựng hai lều, để cho cả anh ta lẫn vợ anh ta được hưởng sự cô đơn. Một nông dân Nga cũng biết và biết chắc chắn rằng có lợi hơn sống chung trong một nhà với cha mẹ và anh em, nhưng anh ta vẫn quyết định ở riêng, làm nhà cho mình và thà chịu túng thiếu chứ không phải làm theo lệnh những người lớn tuổi hơn hay cãi cọ, xích mích với họ. “Chỉ một âu canh rau nhưng là âu lớn.” Tôi nghĩ, đa số những người có trí tuệ sẽ chọn tự mình làm sạch quần áo và giày dép của mình, xách nước và đo dâu vào đèn còn hơn là hằng ngày vào đúng giờ quy định phải đen nhà máy làm những công việc bắt buộc để sản xuất ra tất cả những máy móc thực hiện cũng những công việc ấy.

Không còn bạo lực, thế thì từ tất cả những máy móc tuyệt diệu ấy, không chỉ đánh giày và lau bát đĩa mà còn đào đường hầm và ép thép, và v.v… vị tất sẽ còn lại một cái gì. Những người công nhân được giải phóng tất yếu sẽ để cho tự tiêu biến đi tất cả những gì xuất hiện khi họ còn phải làm nô lệ và tất yếu sẽ sáng chế ra những máy móc và thiết bị khác, với những mục đích khác, quy mô khác và sự phân phối khác.

Điều ấy hiển nhiên đến mức loài người không thể không nhận ra, nếu mà họ không mắc phải một mê tín nữa – mê tín văn minh.

Đấy, chính cái mê tín đã tràn lan và trở nên vững chắc ấy khiến cho tất cả mọi ý kiến nói rằng con đường sống mà các dân tộc phương Tây đã chọn là không đúng và tất cả mọi nỗ lực đưa những con người lầm lạc trở về với cuộc sòng hữu lý và tự do đều không những không được chấp nhận mà còn bị coi là một kiểu phạm thánh hay mất trí nào đó.

Chính niềm tin mù quáng ấy – niềm tin rằng cuộc sống mà chúng ta đã sắp xếp cho mình đích thực là cuộc sống tốt nhất – đã làm ra cái hiện tượng, ấy là tất cả những nhân vật chủ yếu của văn minh: những người hoạt động trong lĩnh vực nhà nước, các nhà khoa học, các nghệ sĩ, thương gia, chủ nhà máy, nhà văn – tất cả họ đều bắt những người lao động duy trì cuộc sống nhàn tản của họ, song lại không nhìn thấy tội lỗi của mình mà ngược lại hoàn toàn tin tưởng rằng những hoạt động của họ không phải là cái có thật trong thực tại – tức là những hoạt động vô luân và hữu hại, mà là những công việc rất hữu ích và quan trọng, và vì thế họ là những con người rất quan trọng và hữu ích cho toàn nhân loại, và tất cả những thứ vặt vãnh, ngu xuẩn tệ hại được làm ra dưới sự lãnh đạo của họ, thí dụ những đại bác, pháo đài, điện ảnh, đền miếu, xe hơi, bom bi, máy ghi âm, điện tín, máy in cao tốc sản xuất ra hàng núi giấy với mọi điều bỉ ổi, dối trá và ngu ngốc được in trên đó – tất cả sẽ còn lại, cả khi những người lao động đã được tự do, và sẽ mãi mãi là cái đại phúc cho cả loài người.

Trong khi ấy thì đối với những ai mê tín văn minh không thể không là hiển nhiên rằng tất cả những điều kiện sống mà ở các dân tộc phương Tây giờ đây người ta gọi là văn minh không phải là cái gì khác, mà chỉ là những tác phẩm dị quái của sự độc đoán lộng hành của các giai cấp thượng lưu cầm quyền, giống như những tác phẩm của những tên độc tài Ai Cập, Babilon, La Mã xưa kia: những kim tự tháp, những thánh đường, những hậu cung, và cũng như những tác phẩm của các lãnh chúa Nga: những cung điện, những dàn nhạc và nhà hát nông nô, đầm hồ, công viên, đăng-ten, những cuộc đi săn mà những người nô lệ đã phải tổ chức cho những ông chủ của mình.

Người ta bảo sự chấm dứt phục tùng chính phủ và trở về với đời sống nhà nông sẽ hủy diệt tất cả những thành tựu công nghiệp mà loài người đã đạt được, vì thế sẽ là một điều xấu. Nhưng không có lý do nào để nghĩ rằng việc nhân loại trở về với trạng thái độc lập và đời sống nhà nông sẽ tiêu hủy tất cả các thành tựu công nghiệp quả thật hữu ích cho loài người và không đòi hỏi sự nô lệ của con người.

Còn nếu sự chấm dứt phục tùng chính quyền và trở về với đời sống nhà nông sẽ hủy bỏ đi sự sản xuất ra hằng hà sa số những vật dụng không thiết dụng, xuẩn ngốc và có hại, mà một bộ phận đáng kể của nhân loại hiện giờ đang làm việc ấy, và sẽ làm mất đi cả khả năng tồn tại của những con người nhàn rỗi đã nghĩ ra tất cả những đồ vô dụng và có hại ấy và lấy chúng để biện minh cho sự tồn tại bất chính của mình thì sự hủy bỏ những đồ vật ấy và những con người ấy sẽ không phải là hủy bỏ tất cả những gì mà loài người đã tạo ra vì lợi ích của mình. Ngược lại, sự hủy bỏ tất cả những gì được duy trì bằng bạo lực sẽ đặt ra và sẽ kích thích sản xuất gia tăng tất cả những cải tiến công nghệ hữu ích và cần thiết mà, không biến người thành máy và không phương hại cuộc sống của họ, có thể làm dễ lao động và làm đẹp cuộc sống của các nông gia.

Sự khác nhau sẽ chỉ ở chỗ khi loài người được giải phóng khỏi quyền lực và trở về với lao động nhà nông, thì những vật dụng do nghệ thuật và công nghiệp sản xuất sẽ không nhằm mục đích, như hiện giờ, thỏa mãn nhu cầu tiêu khiển hay tò mò vô bổ của những người giàu, chuẩn bị cho những cuộc giết người hay gìn giữ những cuộc sống vô ích và có hại bằng giá của những cuộc sống hữu ích, hay chế tạo ra những máy móc mà bằng chúng có thể với một số ít nhân công chế tạo một cách cẩu thả một số lượng lớn hàng hóa hay canh tác những không gian đất lớn, mà sẽ chỉ sản xuất ra những đồ dùng có thể nâng cao năng suất lao động của những nông gia canh tác bằng chính đôi tay mình trên những mảnh đất của mình và có thể trợ giúp cho sự cải thiện đời sống của họ mà không bứt họ khỏi đất và không vi phạm tự do của họ.

XIV

Thế nhưng những con người không phục tùng quyền lực nhân định sẽ sống thế nào? Họ sẽ quản lý những công việc chung ra sao? Cái gì sẽ xảy ra với các quốc gia? Cái gì sẽ đến với Ireland, Ba Lan, Phần Lan, Algérie, Ấn Độ[127], nói chung với các thuộc địa? Các dân tộc sẽ hợp thành những tổ chức như thế nào?

Những câu hỏi như thế hay được đặt ra từ những người quen nghĩ rằng những điều kiện sinh sống của các xã hội con người được quyết định bởi ý chí và sắc lệnh của dăm ba người, và vì thế mà thiết tưởng rằng tri thức về việc cuộc sống tương lai của xã hội là khả thể đối với con người. Nhưng trong khi ấy thì tri thức đó chưa bao giờ và sẽ không thể là khả thể đối với con người.

Nếu mà xưa kia người ta hỏi một công dân La Mã thông thái và bác học nhất, một người quen nghĩ rằng cuộc sống của thế giới được quyết định bởi những nghị định của viện nguyên lão hay sắc lệnh của hoàng đế, về việc thế giới La Mã mấy thế kỷ sau sẽ ra sao và giả sử công dân La Mã ấy muốn tự viết ra một cuốn sách tựa như sách của Bellami và những tác giả giống như ông ta, thì người ấy sẽ không thể nào dự đoán được, dù chỉ đại thể, cả những cuộc xâm lăng của các dân tộc man rợ, cả chế độ phong kiến, cả thể chế giáo hoàng, cả sự tan rã và tái hợp của các sắc tộc thành những quốc gia lớn. Cũng là như thế tất cả những cảnh quan với những máy bay, những X- quang, những động cơ điện và những kiểu tổ chức đời sống con người theo chủ nghĩa xã hội vào thế kỷ hai nghìn mà những Bellami, Morris, Anatole France một cách mạnh bạo như thế giờ đang vẽ ra cho mình.

Nhưng con người không chỉ không thể biết, đời sống xã hội trong tương lai sẽ thâu thái những hình thức thế nào, mà còn thường là không tốt cho con người, khi nó tưởng rằng nó có thể biết về cái đó. Không tốt bởi vì không gì cản trở dòng chảy đúng đắn của đời sống con người như cái tri thức hư ngụy về việc cuộc sống tương lai của loài người phải là thế nào. Cuộc sống của từng con người riêng lẻ lẫn các xã hội chỉ là ở chỗ những con người và xã hội đi tới cái chưa được biết, không ngừng biến đổi không do những hoạch định duy lý của dăm ba người về việc những biến đổi ấy phải là thế nào, mà do ý nguyện hướng tới sự hoàn hảo đạo đức – tinh thần nằm sâu trong tất cả mọi người, được thể hiện bằng hoạt động đa dạng vô tận của hàng triệu và hàng triệu cuộc sống con người.

Vì thế mà những điều kiện mà những con người sẽ tạo ra trong quan hệ với nhau và những hình thức mà xã hội của những con người sẽ thâu thái chỉ phụ thuộc vào những thuộc tính nội tại của con người, chứ tuyệt không phải vào việc con người tiên đoán được hình thức này hay hình thức khác, mà họ mong muốn đời sống của họ thu nhận được. Nhưng trong khi ấy thì những người không tin vào luật của Thượng Đế lại luôn luôn tưởng rằng họ có thể biết, trạng thái tương lai của xã hội sẽ phải là thế nào và không chỉ xác định cái trạng thái tương lai ấy, mà còn làm đủ mọi việc mà chính họ xem là xấu xa chỉ cốt sao cho xã hội loài người trở nên như họ mong muốn.

Cái việc có những người khác không đồng tình với họ và quan niệm cuộc sống xã hội phải là khác hoàn toàn, việc ấy không làm bối rối những người đó và họ, tin tưởng sắt đá rằng mình có thể biết xã hội tương lai phải là thế nào, không chỉ luận thuyết trừu tượng, mà còn hành động, giao chiến, tước đoạt tài sản, bỏ tù, giết người, ngõ hầu thiết lập một tổ chức xã hội mà với nó, theo họ, loài người sẽ hạnh phúc.

Lập luận xưa cũ của Caiphe: “thà để một người chết còn hơn toàn dân phải chết”[128] là không thể phản bác đối với những người ấy. Sao lại không giết không chỉ một người, mà hàng trăm, hàng ngàn một khi chúng ta tin chắc rằng cái chết của hàng ngàn người ấy sẽ đem lại hạnh phúc cho hàng triệu người? Những người không tin vào Thượng Đế và luật của Ngài không thể suy luận một cách khác. Những con người như thế, chỉ tuân theo những đam mê của mình, những luận thuyết của mình và sự ám thị của xã hội, không bao giờ nghĩ về nghĩa vụ của mình đối với cuộc sống của bản thân, về việc hạnh phúc chân chính của con người là ở đâu; mà nếu có nghĩ thì lại quả quyết rằng cái đó không thể biết được. Và chính những con người ấy, không hiểu biết tí gì về việc hạnh phúc của từng con người cá biệt là ở đâu, lại tưởng rằng họ biết chắc chắn cái gì cần thiết cho hạnh phúc của toàn thể xã hội, biết chắc chắn đến mức để đạt tới cái hạnh phúc ấy, như họ hiểu nó, họ không từ những việc như cưỡng bức, giết người, hành quyết mà chính họ cho là xấu xa.

Thoạt đầu tưởng chừng kỳ lạ làm sao những người không biết bản thân mình cần cái gì lại có thể nghĩ rằng họ biết chắc chắn cả xã hội cần cái gì, nhưng thực ra thì chính vì họ không biết bản thân họ cần cái gì, cho nên họ mới nghĩ rằng họ biết cái gì cần cho cả xã hội.

Bởi không có một kim chỉ nam nào trong đời sống, sự bất mãn mà những con người ấy mơ hồ cảm thấy, được họ quy kết không phải cho bản thân, mà cho cái tổ chức xã hội tồi tệ, không giống tổ chức xã hội mà họ nghĩ ra trong đầu và trong những lo toan tổ chức lại xã hội ấy, họ nhìn thấy khả năng lãng quên và trốn thoát ý thức về cuộc sống không đúng đắn của mình. Chính vì lý do ấy cho nên những người không biết phải làm gì với mình lại luôn biết hết sức chắc chắn phải làm gì với xã hội. Và họ càng hiểu biết ít hơn về bản thân mình, thì lại càng biết chắc chắn hơn về xã hội. Là như thế đa phần hoặc những thanh niên nông nổi nhất, hoặc những nhà hoạt động xã hội hư hỏng nhất, như những Marat, Napoléon, Nikolai, Bismarck. Và chính vì thế mà lịch sử của các dân tộc đầy rẫy những tội ác khủng khiếp nhất.

Hậu quả tai hại nhất của sự tiên tri hư ảo về việc xã hội tương lai phải là thế nào và của cái hoạt động nhằm biến cải xã hội – đó là chính sự tiên tri hư ảo ấy và chính hoạt động ấy cản trở hơn cả sự vận động của xã hội theo con đường phù hợp với nó, vì lợi ích chân chính của nó.

Vì thế với câu hỏi, đời sống của các dân tộc sẽ là thế nào, sau khi họ chấm dứt phục tùng quyền lực, chúng tôi trả lời rằng chúng tôi không những không biết mà còn không nghĩ được rằng một ai đó có thể biết. Chúng ta không biết được các dân tộc, sau khi chấm dứt phục tùng quyền lực, sẽ sống trong những điều kiện nào, nhưng chúng ta biết chắc chắn chúng ta, mỗi một người trong chúng ta, phải làm gì để cho những điều kiện sống ấy của các dân tộc được tối ưu.

Chúng ta biết chắc chắn rằng để cho những điều kiện ấy được tối ưu, chúng ta trước hết phải kiêng tránh những công việc bạo lực mà chính quyền hiện hữu đòi hỏi ở chúng ta, và cũng y như thế, kiêng tránh những việc mà những người đang đấu tranh với chính quyền hiện hữu kêu gọi chúng ta nhằm thiết lập một chính quyền mới, có nghĩa là chúng ta không được phục tùng bất cứ một chính quyền nào. Và chúng ta không được phục tùng không phải vì chúng ta biết cuộc sống của chúng ta sẽ là thế nào từ việc chúng ta không phục tùng quyền lực nữa mà bởi vì sự phục tùng quyền lực – cái quyền lực đòi hỏi chúng ta vi phạm luật của Thượng Đế – là tội lỗi. Điều ấy thì chúng ta biết chắc chắn, chúng ta còn biết một điều nữa, ấy là từ việc chúng ta sẽ không vi phạm ý chí của Thượng Đế, sẽ không mắc tội, không thể xảy ra một điều gì, ngoài sự tốt lành cả cho chúng ta lẫn cho toàn thế giới.

XV

Người đời có thiên hướng tin vào tính khả thi của những sự kiện kỳ lạ nhất, họ tin vào khả năng bay vào vũ trụ, giao thiệp với các hành tinh khác, tin vào khả năng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tin vào sự giao tiếp thông linh và nhiều điều khác rõ ràng bất khả thể, nhưng họ lại không muốn tin vào cái việc là thế giới quan mà trong đó họ đang sống cùng với những người bao quanh họ, có thể thay đổi.

Trong khi đó thì những thay đổi ấy, và là những thay đổi đáng ngạc nhiên nhất, vẫn không ngừng diễn ra cả với bản thân chúng ta, cả với những người thân cận với chúng ta, cả với những xã hội và những dân tộc, và chính chúng, những thay đổi ấy, tạo thành cốt lõi của đời sống nhân loại.

Không nói về những thay đổi trong ý thức xã hội của các dân tộc đã xảy ra trong các thời đại lịch sử, trước mắt chúng ta ở nước Nga hiện nay đang diễn ra với một tốc độ phi thường một sự thay đôi đáng kinh ngạc ý thức của toàn thể nhân dân (dân tộc) mà 2-3 năm trước còn chưa thấy được một dấu hiệu bề ngoài nào. Chúng ta cớ cảm tưởng rằng sự thay đổi ấy xảy ra đột ngột chỉ bởi vì chúng ta không thấy được sự chuẩn bị cho thay đổi ấy diễn ra ẩn khuất trong lĩnh vực tính thần.

Cũng cái đó giờ đây tiếp tục diễn ra trong lĩnh vực tinh thần bất cập với sự quan sát của chúng ta. Neu nhân dân Nga, mới hai năm trước đây còn coi là bất khả, chưa nói đến sự không phục tùng, mà chỉ sự lên án chính quyền hiện hữu, song giờ đây lại không chỉ lên án chính quyền ấy mà còn sẵn sàng không phục tùng nó và thiết lập một chính quyền mới thay cho chính quyền cũ, thì tại sao lại không giả định rằng cũng giờ đây trong tâm thức nhân dân Nga đang chuẩn bị một cuộc thay đổi mới thái độ đối với chính quyền – một cuộc thay đổi phù hợp với bản tính của người Nga mà nội dung là sự tự giải phóng khỏi quyền lực bằng đức lý, bằng tôn giáo?

Tại sao một kiểu thay đổi như thế lại không có thể diễn ra trong bất kỳ một dân tộc nào và giờ đây cụ thể trong dân tộc Nga? Tại sao, thay vì cái tâm trạng tức tối vị kỷ của sự đấu tranh, sợ hãi, căm thù lẫn nhau giờ đây đã chiếm lĩnh tất cả các dân tộc, thay vì sự rao giảng, sự hô hào căng thẳng đến thế cho đủ thứ dối trá, vô luân, bạo lực giữa mọi dân tộc được tiến hành bằng sách báo, diễn từ và việc làm, giờ đây lại không thể đến với mọi dân tộc, đặc biệt dân tộc Nga, sau tất cả những tội lỗi, đau khổ và kinh hoàng mà nó đã trải qua, một tâm thức mộ đạo, nhân tính, hữu lý, thương yêu, tâm thức ấy sẽ mở mắt cho mọi người trông thấy tất cả sự khủng khiếp của việc phục tùng quyền lực mà họ từ trước đến giờ sống trong đó và tất cả khả năng đáng mừng của một đời sống có ý nghĩa, trong yêu thương, không có bạo lực và quyền lực?

Tại sao tựa như hiện giờ, sau nhiều thập kỷ tác động theo một hướng, đa được chuẩn bị sự biểu hiện cái khuynh hướng ấy bằng cách mạng, tại sao cũng như thế lại không có thể được chuẩn bị một ý thức về khả năng và sự cần thiết giải phóng mình khỏi tội lỗi của quyền lực và thiết lập giữa loài người một sự đoàn kết trên cơ sở đồng thuận, tôn trọng lẫn nhau và trên tình yêu thương giữa người với người?

Khoảng 15 hay 25 năm trước đây một nhà văn Pháp có tài, Dumas- con, đã viết một lá thư gửi Zola[129], trong thư ấy ông ta, một người có tài, thông minh nhưng bận bịu chủ yếu với những vấn đề mỹ học và xã hội, đã về già, phát biểu, giữa nhiều ý khác, một số lời tiên tri đáng kinh ngạc. Thật đúng là thần khí của Thiên Chúa thích nơi đâu thì phảng phất ở đấy.

“Linh hồn con người, – ông ấy viết, – đang sống trong lao động liên tục, trong phát triển không ngừng và trong khát vọng hướng tới ánh sáng và chân lý.

Chừng nào nó chưa thu nhận được toàn bộ ánh sáng và chưa chiếm lĩnh được toàn bộ chân lý, chừng ấy nó còn hành hạ con người.

Và thế là nó chưa bao giờ chiếm giữ, chưa bao giờ áp đặt quyền lực của mình cho con người bằng một sức mạnh giống như ở thời đại chúng ta. Có thể nói, nó đang hòa vào toàn bộ bầu khí quyển mà thế giới đang hít thở. Một số linh hồn cá thể, từng ao ước về sự thay đổi xã hội, ít nhiều đã tìm kiếm, hô hào, xích lại với nhau, đã hợp nhất, thấu hiểu bản thân và tạo thành một nhóm, một trung tâm cuốn hút mà giờ đây những tâm hồn từ bốn phương đều hướng về đó giống như những chú sơn ca bay nhào vào gương: bằng cách ấy chúng tạo thành một linh hồn chung, linh hồn tập thể để từ nay về sau thực hiện sự thống nhất mai này một cách có ý thức, không gì ngăn cản nổi và sự tiến bộ chân chính của các dân tộc mà mới đây còn thù địch với nhau. Linh hồn mới mẻ ấy, tôi tìm thấy và nhận ra ở những hiện tượng có vẻ như phủ định nó nhiều nhất.

Sự vũ trang kia của các dân tộc, sự đe dọa mà những đại diện của họ đem lại cho nhau ấy, sự tiếp tục đàn áp những dân tộc nổi tiếng nọ, sự thù địch giữa những người đồng bào và ngay cả những trò con trẻ ấy của Sorbonne đều là những dấu hiệu có vẻ dữ, nhưng không phải là điềm dữ. Đó là những co giật cuối cùng của chứng bệnh cần phải biến mất. Trong trường hợp này, bệnh tật chỉ là sự tăng cường năng lượng của một cơ thể đang thoát khỏi tử huyệt.

Những kẻ đã lợi dụng và hi vọng sẽ lợi dụng lâu dài, mãi mãi những lầm lạc của quá khứ đang cấu kết với nhau nhằm mục đích ngăn cản mọi sự thay đổi. Hệ quả chính là sự vũ trang kia, sự đe dọa ấy, sự đàn áp nọ; nhưng nếu ngài để ý hơn nữa, ngài sẽ thấy tất cả cái đó chi là vỏ bề ngoài. Tất cả những cái đó đồ sộ, nhưng rỗng tuếch.

Không có linh hồn trong tất cả những thứ ấy; nó đã qua chỗ khác rồi. Tất cả hàng triệu người vũ trang đang hằng ngày tập dượt chuẩn bị một cuộc chiến tranh tận diệt đã không còn căm thù những kẻ mà họ sẽ phải giao chiến, và cũng không một vị thủ lĩnh nào của họ dám lieu lĩnh tuyên chiến. Còn nếu nói về những trách cứ, thậm chí đang lây lan, có thể nghe được từ bên dưới, thì từ bên trên, một sự cảm thông lớn và chân thành, thừa nhận tính chính đáng của chúng đã bắt đầu đáp lại.

Sự thấu hiểu lẫn nhau tất yếu sẽ đến ở một thời điểm nhất định và sẽ nhanh hơn chúng ta nghĩ. Tôi không biết điều đó xảy ra liệu có phải vì tôi sắp lìa bỏ thế giới này, và ánh sáng tỏa rạng từ phía chân trời và chiếu rọi tôi đã làm tôi tối mắt, nhưng tôi nghĩ rằng thế giới của chúng ta đang bước vào thời đại thực hiện những lời: “Hãy yêu thương nhau”, không cần bàn xem ai đã nói những lời ấy: Thiên Chúa hay con người.

Phong trào duy linh thấy rõ khắp nơi, mà vô số kẻ duy kỷ và ngây thơ nuôi ý định lãnh đạo, dứt khoát sẽ hợp với lòng người. Loài người, chưa bao giờ làm gì một cách ôn hòa, sẽ yêu nhau đến si mê, cuồng dại. Rõ ràng, lúc đầu điều ấy sẽ không tự xảy ra. Sẽ có những ngộ nhận, có thể cả sự đổ máu: chúng ta đã được giáo dục và dạy dỗ căm thù nhau như thế nhiều khi bởi những người mà sứ mệnh của họ phải là dạy chúng ta biết yêu thương. Nhưng rõ ràng là quy luật về tình huynh đệ vĩ đại kia đến một lúc nào đó phải được thực hiện, nên tôi tin là đang đến cái thời, khi mà chúng ta sẽ mong muốn thiết tha cho điều đó được thực hiện.”

Tôi nghĩ rằng tư tưởng này, – cho dù có kỳ quặc đến đâu cái cách diễn đạt nó: sẽ đến lúc loài người sẽ yêu nhau đến si mê, cuồng dại – là hoàn toàn đúng đắn và ít nhiều đều được mọi người trong thời đại chúng ta cảm nhận. Không thể không đến cái thời, khi mà tình yêu, vốn là căn cốt cơ bản của linh hồn người, sẽ chiếm lĩnh trong đời sống loài người cái vị trí tương thích với nó và sẽ là cơ sở chính của các quan hệ giữa người với người.

Thời đại ấy đang được chuẩn bị, thời đại ấy đang đến.

“Chúng ta hiện nay đang sống trong thời đại đã được Đức Kitô tiên báo, – Lamennais từng viết – Từ tận cùng này sang tận cùng kia của trái đất tất cả đều đã lung lay. Trong tất cả các thiết chế, dù chúng có là thế nào, trong tất cả các hệ thống khác nhau làm cơ sở cho đời sống xã hội của các dân tộc không còn một cái gì vững chắc. Tất cả mọi người đều cảm thấy rằng sắp đến lúc tất cả sẽ phải tan nát, và cả nơi thánh đường này cũng sẽ không còn lại một phiến đá nào.

Nhưng tựa như sự phá hủy Jerusalem với đền thờ của nó, mà Thiên Chúa hằng sống đã lìa bỏ, là sự tiên cảm và sự trù bị công cuộc xây dựng một thành đô mới và một thánh đường mới, nơi sẽ tụ hợp theo ý nguyện cửa mình những con người thuộc mọi thế hệ và mọi dân tộc, – cũng như thế, từ những phế tích của những thánh đường và đô thành hiện nay sẽ được dựng lên một đô thành mới và một thánh đường mới, được tiên định trở thành thánh đường của toàn thế giới và tổ quốc chung của loài người, trước đó bị chia rẽ bởi những học thuyết thù địch lẫn nhau, biến anh em thành những người xa lạ và gieo rắc giữa họ lòng hận thù vô đạo và những cuộc chiến tranh ghê tởm. Khi đến cái giờ, chỉ một mình Thiên Chúa biết ấy, của sự đoàn tụ mọi dân tộc vào một thánh đường và một đô thành, thì sẽ trở thành hiện thực sự lên ngôi của đức Kitô và sự hoàn thành triệt để sứ mệnh thần thánh của Người.”

Channing cũng từng viết như thế:

“Những lực lượng hùng mạnh đang hoạt động trong thế giới và không một ai có thể chặn bước chúng. Những dấu hiệu của cái đó: một nhận thức mới về đạo Kitô, một thái độ trân trọng mới đối với con người, một cảm giác mới về tình huynh đệ và về quan hệ giống như nhau giữa tất cả mọi người với Cha của tất cả. Chúng ta nhận ra cái đó, chúng ta cảm thấy cái đó. Và trước nó sẽ sụp đổ mọi sự áp bức. Thầm lặng thấm nhuần tinh thần ấy, xã hội sẽ lấy hòa bình thay thế cho chiến tranh muôn đời. Thế hùng của lòng vị kỷ chiếm lĩnh tất cả, và tưởng chừng không gì thắng nổi, sẽ lùi bước trước sức mạnh tự nhiên ấy. “Thái bình trên mặt đất và thiện chí trong lòng người” sẽ không chỉ là mơ ước muôn đời.

XVI

Tại sao lại nghĩ rằng loài người, toàn bộ phụ thuộc vào Thượng Đế, sẽ mãi mãi ở lại trong cái nhận thức lầm lạc, rằng cái quan trọng và bắt buộc chỉ là những luật lệ nhân định thất thường, ngẫu nhiên, bất công, cục bộ, chứ không phải một luật thống nhất, vĩnh hằng, công bằng và chung cho tất cả mọi người của một Thượng Đế? Tại sao lại nghĩ rằng những người thầy của nhân loại sẽ luôn luôn truyền giảng, như hiện nay, rằng luật ấy không có và không thể có, mà chi có hoặc của từng dân tộc, từng giáo phái những luật lệ tôn giáo, nghi lễ của riêng họ, hoặc cái gọi là những quy luật khoa học, quy luật của vật chất và những quy luật xã hội học hư tưởng, không bắt buộc bất kỳ ai làm một cái gì, hoặc còn nữa – những luật lệ dân sự mà con người có thể tự mình thay đổi và ban hành?

Một sự lầm lạc như thế có thể là nhất thờỉ, nhưng tại sao lại nghĩ rằng loài người, một khi đã được khải ngộ về một luật thống nhất của Thượng Đế được ghi tạc trong lòng họ và được thể hiện trong các học thuyết của các giáo sĩ Bàlamôn, của Đức Phật, của Lão Tử, Khổng Tử, Kitô, rốt cuộc sẽ không tuân theo cái cơ sở thống nhất của mọi luật lệ ấy, cái cơ sở đem lại cho họ cà sự mãn nguyện tinh thần lẫn một đời sống xã hội sướng vui, mà sẽ mãi mãi tuân thủ cái mớ bòng bong độc ác và thảm hại của những học thuyết giáo hội, khoa học và nhà nước, hút thu mối quan tâm của họ khỏi cái duy nhất cần thiết và hướng nó vào cái không thể là cần thiết cho họ vì bất kỳ mục đích gì, vì nó không đưa ra một chứng minh nào về việc mỗi một con người riêng lẻ phải song một cuộc đời như thế nào.

Tại sao lại nghĩ rằng con người sẽ không ngừng cố ý hành hạ nhau, một số cố gắng thống trị những người khác, còn những người khác thì hờn căm và tị nạnh phục tùng những kẻ thống trị và gắng sức tìm mọi cách để tự mình trở thành người thống trị? Tại sao lại giả định rằng sự tiến bộ, mà loài người sẽ còn tự hào về nó, sẽ luôn luôn thể hiện ở sự gia tăng dân so và bảo vệ cuộc sống, chứ không phải ở sự hoàn thiện cuộc sống về mặt đạo đức, sẽ luôn luôn thể hiện bằng những sáng chế cơ học đáng thương, mà nhờ chúng loài người sẽ sản xuất ra ngày càng nhiều hơn những đồ vật không cần thiết, có hại và làm hư hỏng con người, chứ không phải bằng sự hòa hợp ngày một lớn hơn giữa người với người và sự chế ngự những dục vọng cá nhân cản trở sự hòa hợp ấy; tại sao lại không giả định rằng người đời sẽ vui mừng và thi đua với nhau không bằng sự giàu sang, xa hoa, mà bằng sự giản dị, mực thước, đôn hậu?

Tại sao lại không nghĩ rằng loài người sẽ nhìn thấy tiến bộ không ở sự vơ vào cho mình thật nhiều, mà ở sự nhận lấy thật ít ở những người khác nhưng lại cho thật nhiều; không phải ở sự gia tăng quyền lực của mình, không phải ở sự gây chiến cho thật thành công, mà ở sự khiêm nhường ngày một nhiều hơn và giao hòa ngày một chặt chẽ hơn – người với người và dân tộc với dân tộc?

Tại sao, thay vì hình dung cho mình một loài người hiến thân một cách không gì cưỡng nổi cho nhục dục và sinh sản như loài thỏ, và để duy trì nhưng thế hệ sinh sôi nảy nở như thỏ phải tổ chức trong các đô thị những nhà máy sản xuất thức ăn hóa học và sống ở những đô thị không có cây cỏ và động vật ấy – tại sao lại không hình dung cho mình một loài người thủ tiết, đấu tranh với những dục vọng của mình, sống trong sự giao tế thương yêu với những láng giềng, giữa đồng ruộng, vườn tược, rừng rú phì nhiêu, với những động vật no ấm, được thuần dưỡng và trở thành bạn của con người, chỉ với một nét khác biệt so với ngày nay là họ không coi đất là sở hữu riêng của bất kỳ một ai, không coi mình thuộc về bất kỳ một quốc gia nào, không nộp thuế, không cống nạp cho bất kỳ ai, không chuẩn bị chiến tranh và không giao chiến với bất cứ ai, mà ngược lại, càng ngày càng giao tế hòa mục hơn dân tộc với dân tộc?

Và để có thể hình dung ra được một đời sống như thế của loài người, không cần hư cấu ra một cái gì và không cần thay đổi hoặc thêm thắt một cái gì, trong quan niệm của mình, vào cuộc sống của những người làm nghề nông, như tất cả chúng ta đều biết họ, ở Trung Quốc, ở Nga, ở Ấn Độ, Canada, Algérie, Ai Cập, Úc.

Để hình dung ra một đời sống như thế không cần phải tưởng tượng ra một cách tổ chức nào đó rất mực thông minh, trí xảo, mà chỉ cần hình dung cho mình những con người không công nhận một luật nào là tối cao, ngoài cái luật yêu kính Thượng Đế và yêu thương đồng loại là chung cho tất cả mọi người, và được diễn đạt giống nhau cả ở đạo Bàlamôn, đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo, và đạo Kitô.

Để có được một đời sống như thế, không cần phải hình dung cho mình những con người như là những sinh linh mới nào đó, như là những thiên thần đầy đức hạnh. Những con người sẽ vẫn như hiện nay, với những khuyết nhược điểm và những đam mê vốn là thuộc tính của họ, họ sẽ tiếp tục lầm lỗi, có thể sẽ tiếp tục cả xích mích với nhau, cả tà dâm, cả chiếm đoạt tài sản, và thậm chí cả giết nhau, nhưng tất cả cái đó sẽ là ngoại lệ, chứ không phải quy tắc như hiện nay. Cuộc sống của họ sẽ khác đi hoàn toàn chỉ từ một điều, là họ sẽ không thừa nhận bạo lực có tổ chức là cái thiện và là điều kiện tất yếu của đời sống và sẽ không bị giáo dục bằng những tội ác của các chính phủ được đổi trắng thay đen thành những việc làm thiện lương.

Cuộc sống của loài người sẽ khác đi hoàn toàn chỉ bởi một điều, đó là không còn cái chướng ngại vật cho sự rao giảng và giáo dục theo tinh thần cái thiện, tinh thần yêu kính và phục tùng ý chí của Thượng Đế, chướng ngại vật ấy hiện nay vẫn tồn tại, với sự thừa nhận tính thiết yếu và chính đáng của bạo lực chính quyền, cái bạo lực đòi hỏi những điều đối nghịch với luật của Thượng Đế, đòi hỏi mạo nhận cái tội lỗi và xấu xa là cái chính đáng và thiện lương.

Tại sao lại không hình dung cho mình rằng loài người bằng những khổ đau của mình sẽ được dẫn đưa đến trạng thái khiến họ sẽ bừng tỉnh khỏi sự thôi miên đã làm khổ họ lâu đến thế, và nhớ ra rằng họ là những đứa con và những đầy tớ của Thượng Đế, vì thế họ có thể và phải tuân thủ chỉ Thượng Đế và lương tâm của mình? Và tất cả cái đó không những không khó hình dung cho mình, mà còn thật khó hình dung rằng cái đó không tồn tại.

XVII

“Nếu các người không như những con trẻ, thì các người sẽ không vào được vương quốc của Thiên Chúa” – lời răn ấy liên quan đến không chỉ từng con người riêng lẻ, mà cả mọi xã hội con người. Giống như từng người, sau khi đã nếm trải mọi tai ương của các đam mê và cám dỗ của cuộc sống, trở về một cách có ý thức với trạng thái giản dị, thương yêu con người, rộng mở đối với cái thiện – trạng thái mà trẻ em hay ở trong đó một cách vô thức – nhưng trở về với toàn bộ kinh nghiệm và trí tuệ phong phú của người lớn; cũng đúng như thế các xã hội sau khi đã nếm trải tất cả những tai họa của sự lìa bỏ luật của Thượng Đế để phục tùng quyền lực của con người và của cuộc thử nghiệm tổ chức cuộc sống bên ngoài lao động nông nghiệp, giờ đây sẽ phải bằng tất cả vốn kinh nghiệm phong phú thu lượm được trong thời kỳ lầm lạc, chối bỏ một cách có ý thức những cám dỗ của quyền lực con người và những cố gắng tạo lập cuộc sống trên hoạt động công nghiệp để trở về với sự phục tùng luật tối cao của Thượng Đế và với đời sống nhà nông nguyên khởi mà họ một thời đã rời bỏ.

Tự giác chối bỏ những cám dỗ của quyền lực con người và trở về tuân phục chỉ một quyền lực tối cao của Thượng Đế có nghĩa thừa nhận là bắt buộc đối với mình ở mọi lúc, mọi nơi cái luật của Thượng Đế được diễn đạt giống nhau ở tất cả các học thuyết tôn giáo: Bàlamôn giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo và một phần Hồi giáo (đạo Báp), cái luật không thể dung hòa với sự phục tùng quyền lực của con người.

Còn tự giác sống một đời sống nhà nông có nghĩa là thừa nhận đời sống nhà nông không phải là một điều kiện sinh sống ngẫu nhiên và nhất thời, mà là một lối sống mà với nó con người dễ thực hiện hơn cả ý chí của Thượng Đế, và vì vậy nó phải được yêu thích hơn mọi lối sống khác.

Để thực hiẹn một cuộc trở về như thế với sự không tuân phục quyền lực một cách có ý thức và với đời sống nhà nông, một cuộc trở về với đường sống đúng đắn, các dân tộc phương Đông, trong đó có dân tộc Nga, đang có những điều kiện đặc biệt thuận lợi.

Đối với các dân tộc phương Tây đã đi xa đến thế theo con đường sai lầm của sự biến đổi tổ chức quyền lực và thay thế lao động nông nghiệp bằng lao động công nghiệp, sự trở về ấy sẽ khó khăn và đòi hỏi những nỗ lực rất lớn. Nhưng sớm hay muộn tâm trạng tức tối bất ổn của họ cũng sẽ buộc họ trở về với một đời sống hữu lý, tự do chân chính, dựa trên lao động của mình chứ không phải trên sự bóc lột các dân tộc khác. Cho dù có hấp dẫn đến đâu những thành tựu ngoại tại của công nghiệp và vẻ đẹp bề ngoài của cuộc sống, những tư tưởng gia sáng suốt nhất của các dân tộc phương Tây từ lâu đã chỉ cho họ thấy tính nguy hại của con đường họ đang đi và sự cần thiết phải suy nghĩ lại, thay đổi tình thế của mình, trở về với đời sống nông nghiệp vốn là hình thức sống khởi thủy của tất cả các dân tộc và được dành cho mọi người để có thể có được một cuộc sống có ý nghĩa và niềm vui.

Để làm điều đó, các dân tộc phương Đông, trong đó có dân tộc Nga, không cần phải thay đổi một cái gì trong đời sống của mình, mà chỉ cần dừng lại trên con đường sai lạc mà họ vừa mới bước lên, và chuyển thành ý thức cái thái độ phủ định đối với quyền lực và yêu thích nghề nông vốn luôn luôn là thuộc tính của họ.

Chúng ta, các dân tộc phương Đông, phải biết ơn số phận đã đặt chúng ta vào hoàn cảnh mà với nó chúng ta có thể học tập tấm gương của các dân tộc phương Tây – học tập không theo nghĩa bắt chước họ, mà ngược lại theo nghĩa không lặp lại những sai lầm của họ, không làm cái họ đã làm, không đi theo con đường nguy hại mà các dân tộc phương Tây đã đi xa đến thế và giờ đây đã bắt đầu hoặc sửa soạn quay trở lại, đi về phía chúng ta.

Đấy, chính ở sự dừng bước, không đi tiếp theo con đường sai lầm ấy và ở sự làm rõ khả năng và tính tất yếu của việc chỉ ra và mở ra một con đường khác, dễ dàng hơn, đầy niềm vui và thích hợp với bản tính con người, không giống con đường mà các dân tộc phương Tây đã đi – chính ở đó ẩn chứa ý nghĩa chính yếu và vĩ đại của cuộc cách mạng đang diễn ra hiện nay ở nước Nga.

[1906]

Về ý nghĩa của cách mạng Nga

(“O znachenii russkoj revoljutsii”)

Trong bài viết rất cơ bản này, đi từ sự phân tích thời cuộc ở nước Nga đến khái quát vận trình lịch sử thế giới, Tolstoi một lần nữa diễn đạt một cách tập trung và hoàn chỉnh toàn bộ học thuyết xã hội của mình. Bản thân Tolstoi đánh giá cao tác phẩm này, xem Thư gửi một người Trung Quốc.

[122] … bất kỳ khế ước nào theo kiểu của Hugo Grotius hay Rousseait – Tolstoi nhắc đến học thuyết về nguồn gốc phát sinh nhà nước của hai nhà tư tưởng Tây Âu: Hugo Grotius (1583-1645) và Jean – Jacques Rousseau (1712-1778). Điểm chung cơ bản giữa hai triết gia này là quan niệm về bản chất tự nhiên tốt lành của con người và pháp quyền tự nhiên bắt ng ồn từ đó. Nhà nước với toàn bộ tổ chức và hoạt động của nó vì thế phải là kết quả của “khế ước tự do” giữa những con người, và khởi thủy nó là như thế, nhưng cùng với sự phát triển của văn minh, càng ngày càng bị bóp méo, tha hóa. Khác với Grotius và Rousseau, Tolstoi cho rằng nhà nước ngay từ đầu đã là công cụ của những kẻ ác xấu để áp bức, bóc lột những người thiện lương, từ đó mà ông kiên trì giữ lập trường vô chính phủ triệt để.

[123] … những fellakh – dân định cư làm nghề nông ở các nước Arap.

[124] … những bédouin – những người Arap du mục chăn nuôi gia súc ở Cận Đông và Bắc Phi.

[125] … những Cain tấn công những Abel – xem sách Sáng thế (chương 4) trong kinh Cựu Ước. Cain và Abel đã trở thành những tên chung chỉ những kẻ đố kỵ, gian ác và những người đôn hậu, thiện lương.

[126] Từ “prochshaite”, hoặc “prostite” (chào vĩnh biệt) trong tiếng Nga có nguyên nghĩa là “hãy tha tội”_ND.

[127] … cái gì sẽ đến với Ireland, Ba Lan, Phần Lan, Algérie, Ấn Độ … – những nước này thời ấy còn là thuộc địa hay những bộ phận của các đế quốc Anh, Pháp, Nga.

[128] … thà để một người chết còn hơn toàn dân phải chết – xem chú thích cho bài Vương quốc của Thiên Chúa ở trong ta.

[129] … một nhà văn Pháp có tài, Dumas- con, đã viết một lá thư gửi Zola – Toàn bộ thư ngỏ của Dumas đã đươc Tolstoi dẫn trong bài Vô vi, tr. 429 – 433 sách này.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x