Trang chủ » 38. HÃY TIN MÌNH 

38. HÃY TIN MÌNH 

by Trung Kiên Lê
138 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

Lời kêu gọi tuổi trẻ

Hãy tin mình, hỡi những thanh niên và thiếu nữ vừa bước ra khỏi tuổi thơ, khi mà trong lòng các bạn lần đầu tiên nổi lên những câu hỏi: tôi là ai, tôi sống để làm gì và tất cả những người bao quanh tôi sống để làm gì? Và câu hỏi chính, khuấy động nhất: tôi và mọi người quanh tôi có sống như cần phải sống hay không? Hãy tin bản thân mình cả khi những câu trả lời cho những câu hỏi ấy xuất hiện ở bạn không phù hợp với cuộc sống mà các bạn nhận ra mình ở trong đó cùng với những người quanh mình. Đừng sợ sự bất đồng ấy, ngược lại, hãy biết rằng trong sự bất đồng ấy của các bạn đã biểu lộ cái tốt đẹp nhất có trong bạn – cái bản nguyên thánh thần, mà sự biểu hiện của nó trong đời sống không chỉ là ý nghĩa chính, mà còn là ý nghĩa duy nhất cho sự tồn tại của chúng ta.

Những lúc ấy các bạn hãy tin vào mình không phải như một cá thể nhất định – một Vania, Petia, Liza, Masha, một con trai hay con gái của hoàng đế, của bộ trưởng, hay của người công nhân, hay thương nhân, hay nông dân, mà tin vào mình, tin vào cái bản nguyên vĩnh hằng, chí lý chí tình và thiện hảo sống trong từng người trong các bạn. Chính nó đã lần đầu tiên thức tỉnh và đặt ra cho các bạn những câu hỏi ấy, câu hỏi quan trọng nhất trên đời, nó tìm kiếm và đòi hỏi những giải đáp cho chúng. Khi ấy, các bạn hãy đừng tin những ai với nụ cười độ lượng sẽ nói với các bạn rằng cả họ xưa kia cũng tìm kiếm giải đáp cho những câu hỏi ấy, nhưng đã không tìm thấy, bởi vì không thể tìm thấy điều gì khác ngoài những giải đáp được mọi người chấp nhận.

Các bạn đừng tin cái đó, mà hãy chỉ tin vào chính mình, và đừng sợ không đồng thuận với những quan niệm và tư tưởng của những người xung quanh các bạn, nếu những câu trả lời không đồng thuận với người đời của các bạn cho những câu hỏi hiện ra trước các bạn không dựa trên những mong muốn cá nhân của các bạn, mà xuất phát tự nguyện vọng thực hiện sứ mệnh của đời mình, thực hiện ý chí của cái sức mạnh đã phái cử các bạn vào đời. Hãy tin chính mình, nhất là khi mà những câu trả lời hiện ra trước các bạn được xác nhận bởi những nguyên lý vĩnh cửu của minh triết loài người, được diễn đạt trong tất cả các học thuyết tôn giáo và trong học thuyết gần gũi nhất với các bạn – học thuyết của Kitô trong ý nghĩa tâm linh cao nhất của nó.

Tôi nhớ, hồi tôi mới 15 tuổi đời, tôi đã trải qua thời kỳ ấy thế nào, khi mà bỗng dưng tôi tỉnh ngộ khỏi sự ngoan ngoãn tuân thủ những quan niệm của người khác, như tôi vẫn sống từ tuổi ấu thơ nhất cho đến lúc ấy, và lần đầu tiên hiểu ra rằng tự tôi phải sống, tự tôi phải chọn đường, tự tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình trước cái khởi nguyên đã cho tôi sự sống.

Tôi nhớ, ngay thời ấy tôi đã mặc dù mơ hồ nhưng sâu sắc cảm thấy rằng mục đích chính của đời tôi là sống tốt theo nghĩa của kinh Phúc Âm, theo nghĩa tự hy sinh và yêu thương. Tôi nhớ ngay lúc ấy tôi đã thử sống như thế, nhưng việc đó không kéo dài được lâu. Tôi đã không tin mình, mà đã tin vào toàn bộ sự khôn ngoan có sức thôi miên, tự tin và đắc thắng của người đời, mà tất cả mọi thức xung quanh, một cách hữu thức và vô thức, ám thị cho tôi. Và cái động cơ khởi đầu ở tôi đã được thay thế bằng những ao ước, mặc dù đa dạng – nhưng rất xác định – thành đạt trước người đời, trở thành danh giá, uyên bác, nổi tiếng, giàu có, hùng mạnh, tức là một con người mà không phải tự tôi, mà những người khác sẽ xem là tốt.

Thời ấy tôi đã không tin mình và sau nhiều thập niên bị tiêu phí để đạt tới những mục đích trần thế, mà tôi đã hoặc không đạt được, hoặc đã đạt được và đã nhận ra sự vô bổ, sự phù phiếm và nhiều khi cả cái hại của chúng, thì khi ấy tôi mói ngộ ra rằng chính cái mà tôi đã biết 60 năm trước đây nhưng đã không tin, rằng chính cái đó mới vừa có thể vừa phải là mục đích hữu lý duy nhất của mọi nỗ lực ở mọi con người.

Mà cuộc đời của tôi lẽ ra có thể là khác đến đâu, đầy niềm vui hơn cho mình và có ích hơn cho mọi người đến chừng nào, nếu mà thời ấy, khi tiếng nói của chân lý, của Thượng Đế, lần đầu tiên vang lên trong tâm hồn còn chưa ngả nghiêng trước những cám dỗ của tôi. Tôi đã tin ngay vào tiếng nói ấy và giao mình cho nó.

Đúng, hỡi những thanh niên chân thành, tự chủ, không chịu ảnh hưởng thôi miên từ bên ngoài mà tự chủ và chân thành tỉnh ngộ cho nhận thức về toàn bộ tầm quan trọng của đời mình, các bạn hãy đừng tin những ai sẽ nói với các bạn rằng những nguyện ước của các bạn chỉ là những mộng mơ bất khả thi của tuổi trẻ, rằng chính họ cũng từng mơ ước và khao khát như thế, nhưng cuộc sống đã mau chóng cho họ thấy rằng nó có những đòi hỏi của nó và không được mơ tưởng viển vông về việc cuộc sống của chúng ta có thể là thế nào, mà cần phải một cách tốt nhất làm cho những hành vi của mình thích hợp với đời sống của xã hội hiện hữu và cần phải trở thành chỉ một thành viên hữu dụng của xã hội ấy.

Các bạn đừng tin cả vào một cám dỗ khác, nguy hiểm và đặc biệt mãnh liệt trong thời đại chúng ta, nó nói rằng sứ mệnh cao cả nhất của con người, đó là giúp sức cho việc tổ chức lại cái xã hội đang tồn tại trong địa điểm và thời gian nhất định, sử dụng vì mục đích ấy mọi phương tiện có thể có, ngay cả những phương tiện mâu thuẫn trực tiếp với sự hoàn thiện đạo đức. Các bạn hãy đừng tin điều đó; mục đích ấy không là gì cả trước mục đích thể hiện trong mình cái bản nguyên thần thánh vốn có trong thâm tâm bạn. Và mục đích ấy còn sai trái nữa, nếu nó cho phép thoái nhường cái bản nguyên thiện nằm sâu trong lòng bạn.

Hãy đừng tin điều đó. Hãy đừng tin rằng sự thực hiện cái thiện và cái chân trong tâm hồn bạn là bất khả. Sự thực hiện cái thiện và cái chân không những là bất khả cho tâm hồn bạn, mà còn cho toàn bộ sự sống của bạn, về của những người khác chỉ ở đấy, và chỉ sự thực hiện ấy trong từng con người một mới dẫn đến không chỉ sự cải tổ xã hội một cách tốt hơn, mà còn dẫn đến toàn bộ cái hạnh phúc được định trước cho loài người nhưng có thể đạt tới chỉ bằng những nỗ lực cá nhân của từng con người riêng lẻ.

Đúng, các bạn hãy tin mình, khi trong lòng các bạn sẽ cất tiếng không phải những ao ước vượt trội những người khác, trở nên xuất chúng, hùng mạnh, nổi tiếng, vinh hiển, trở thành cứu tinh của nhân loại, người giải phóng nó khỏi thể chế đời sống ác độc (những ao ước như thế rất hay thay thế cho lòng mong ước cái thiện), mà khi nguyện ước chính của tâm hồn bạn sẽ là làm sao trở nên tốt hơn, tôi sẽ không nói: tự hoàn thiện, bởi vì trong sự tự hoàn thiện có một cái gì đó cá nhân, thỏa mãn lòng tự ái; mà nói: trở thành cái mà Thượng Đế đã cho các bạn sự sống mong muốn, làm hiển lộ trong mình cái bàn nguyên có sẵn trong chúng ta, tương đồng với Thượng Đế, sống theo ý Thượng Đế, như những người mugic nói.

Hãy tin mình và hãy sống như thế, dồn hết sức lực vào một việc: làm hiển lộ trong mình một Thượng Đế, và các bạn sẽ làm được tất cả những gì mà các bạn có thể làm, vừa cho hạnh phúc của mình, vừa cho hạnh phúc của toàn thể thế giới. 

Hãy tìm kiếm vương quốc của Thiên Chúa và chân lý của Người, và tất cả cái còn lại sẽ tự đến với các bạn. Đúng, các bạn hãy tin vào chính mình trong cái thời điểm vô cùng quan trọng, khi mà lần đầu tiên bừng lên trong tâm hồn bạn ánh sáng của ý thức về nguồn gốc thần thánh của mình. Đừng dập tắt ánh sáng ấy, mà hãy hết sức giữ gìn nó và để cho nó tỏa sáng. Chỉ ở đấy, chỉ trong sự tỏa sáng ấy – ý nghĩa duy nhất, vĩ đại và hoan lạc của cuộc sống của mọi người.

1907

[142] Hãy tin mình. Lời kêu gọi tuổi trẻ (“Ver’te sebe. Obrashchenie k junoshestvu”) Vào tháng Tám 1906 tạp chí thiếu nhi Rodnik (“Mạch nước”), sắp tròn 25 tuổi, đề nghị Tolstoi viết “mấy lời gửi tuổi trẻ Nga” để đăng trong số đặc san của mình. Tolstoi đã không thực hiện được đúng thời hạn đề nghị của tạp chí, cho nên bài viết của ông cuối cùng đã xuất hiện ở tờ báo khác, dành cho người lớn – Russkoe slovo (“Ngôn lời Nga”) mà không ai cảm thấy một sự lạc lõng nào.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

4 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x