Trang chủ » 39. TỰ NHỦ 

39. TỰ NHỦ 

by Trung Kiên Lê
130 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

1.

Tôi tìm kiếm sự hiểu biết đích thực, cuộc sống là gì và sự biết tôi cần làm và không được làm những gì, theo nhận thức ấy.

2.

Tôi biết rằng sự sống chân chính của tôi không ở trong thân xác tôi, mà ở cái bản nguyên tinh thần, tách biệt với tất cả, mà tôi ý thức được bằng toàn bộ sinh linh mình và gọi là linh hồn.

3.

Tôi cũng biết bản nguyên tinh thần ấy không chỉ ở trong tôi, mà ở tất cả các vật sống khác.

4.

Cái bản nguyên tinh thần bị chia cắt bởi thân thể của các vật sống ấy, tôi còn nhận thức được ở trong chính nó, không liên quan vói cái gì, không bị giới hạn bởi cái gì, và tôi gọi cái tâm thức vô giới hạn của tất cả ấy là Thượng Đế.

5.

Bản nguyên tinh thần ấy, vốn là một trong tôi, trong các sinh linh khác và trong chính mình, trong Thượng Đế, khát khao tái hội nhập với những gì nó bị cách ly.

6.

Sự hội nhập ấy được thực hiện bằng cái mà chúng ta quan niệm là tình yêu.

7.

Tôi nhìn thấy ở sự hội nhập ấy hạnh phúc cao nhất của mình và vì thế tha thiết hướng tới tất cả những gì gia tăng tình yêu trong tôi và kiêng tránh tất cả những gì giảm thiểu nó, làm nó suy yếu đi.

8.

Cái giảm thiểu và làm suy yếu tình yêu với mọi người và với Thượng Đế là nhận thức sai lạc rằng cuộc sống của tôi ở trong thân thể của tôi. Sự lầm lạc này đẻ ra những sai phạm, tội lỗi ngăn cản sự hội nhập của linh hồn tôi với linh hồn những người khác và với Thượng Đế.

9.

Tội lỗi phổ biến nhất là tội nuông chiều thân xác. Tôi sợ nó và muốn đấu tranh với nó và thoát khỏi nó: không ăn uống, không có quần áo, đồ dùng, nhà cửa dư thừa, không chiều chuộng thân thể mình mà thỏa mãn những nhu cầu của nó chỉ để nó có thể thực hiện những đòi hỏi cùa tâm hồn.

10.

Một tội khác, gắn bó với tội nuông chiều thân xác – đó là tội nhàn rỗi thân thể và hưởng thụ lao động của những người khác, buộc họ phải làm cho tôi cái mà họ không có thì giờ làm cho mình.

11.

Tội thứ ba, cũng nguy hại như hai tội trước – đó là tội dâm dục, phá hoại lòng yêu thương và quý trọng con người như là một sinh linh tinh thần và chỉ nhìn thấy ở ngườỉ thuộc giới khác một đối tượng của nhục dục.

12.

Và tội thứ tư, tệ hại hơn cả trong mọi tội lỗi – đó là tội ác ý, giận dữ, trả thù, căm ghét những người khác. Tội này tệ hại hơn mọi tội lỗi bởi vì nó trực tiếp đối lập với tình yêu thương mọi người, mà chỉ tình yêu thương ấy mới liên kết người với người và với Thượng Đế.

13.

Tôi sợ mắc tội, và lại càng sợ những mối cám dỗ biện hộ cho những tội lỗi ấy, mà mối cám dỗ chính và nguy hại nhất là óc kiêu ngạo, tự coi mình là một cái gì đó đặc biệt, là sinh linh mà đối với nó, tội lỗi không còn là tội lỗi nữa: tôi là một con người đặc biệt, tôi cần có cái ăn tốt nhất, cái mặc tốt nhất, những tiện nghi tốt nhất và những người khác phải làm việc cho tôi. Với tư cách một con người đặc biệt, tôi không thể thỏa mãn với cuộc sống gia đình một vợ một chồng, và tôi không thể không trừng trị những xúc phạm đối với tôi, một con người đặc biệt.

14.

Thật đáng sợ và nguy hại mối cám dỗ kiêu ngạo ở từng cá nhân, nhưng còn đáng sợ hơn và nguy hại hơn mối cám dỗ kiêu ngạo ở các hợp quần người: gia đình, đẳng cấp, dân tộc. Vì vậy mà tôi không thừa nhận bất kỳ sự khác biệt nào giữa những con người, biết rằng, tựa như không thể có một đặc quyền đặc lợi nào của người này so với người khác, cùng như thế không thể có đặc quyền nào của những dân tộc này so với những dân tộc khác; không thể có những đặc quyền như vậy, bởi vì cái làm nên sự sống tôi và mọi người là một trong tôi và mọi người.

15.

Cho dù có nguy hại đến đâu mối cám dỗ kiêu ngạo đẳng cấp đối vớỉ hồn người đã đổ ngã trước nó, thì những hậu quả của sự đổ ngã ấy, mà tựu trung là chuyển dịch nhân tố hướng đạo cuộc sống từ lương tâm và trí tuệ của mình sang ý kiến của những người khác về mình, sang sự hiển vinh giữa người đời là nguy hại hơn cả cho linh hồn con người.

Tôi biết rằng sự sống của tôi là ở sự liên kết bằng tình yêu của sinh linh tinh thần nơi tôi với các sinh linh khác và với Thượng Đế, cho nên ý kiến của người đời về tôi không thể là mục đích của những nỗ lực nơi tôi. Những cố gắng của tôi để liên kết linh hồn mình với những sinh linh khác và với Thượng Đế, ngược lại, đa phần trái ngược với ý kiến của thế gian.

16.

Chỉ mối cám dỗ nguy hại của sự hiển vinh giữa người đời, tức là của việc làm không phải cái lương tâm ta sai khiến, thậm chí không phải cái mà con vật trong chúng ta đòi hỏi, mà là cái đám đông lười suy nghĩ yêu cầu – chỉ nguyên nhân ấy mới có thể thúc đẩy những con người, những sinh linh tinh thần, nhận biết được Thượng Đế ở trong mình đến sự ham hố lố bịch những danh hiệu do người đời đặt ra và còn đến một ham hố điên rồ hơn nữa – tích góp và tàng trữ những của cải chẩng những không cần thiết, mà còn ngăn cản con người sống một cuộc sống hữu lý.

17.

Tin vào Thượng Đế sống trong tôi, trong tất cả mọi người và mọi sinh vật, tôi biết rằng những đòi hỏi của Thượng Đế ấy đơn giản, rõ ràng, mọi người đều hiểu được và vì thế không cần đến niềm tin mù quáng, đến những giáo thuyết được truyền thụ vô căn cứ và những giải thích phức tạp và rắc rối cho chúng. Hiêu điều đó, tôi xem xét tất cả các giáo thuyết ấy là những mê tín dị đoan và gạt bỏ chúng.

18.

Tin vào Thượng Đế sống trong tôi, trong tất cả mọi người và mọi sinh vật, tôi biết rằng những đòi hỏi của Thượng Đế ấy đơn giản, rõ ràng, mọi người đều hiểu được và vì thế không cần đến niềm tin mù quáng, đến những giáo thuyết được truyền thụ vô căn cứ và những giải thích phức tạp và rắc rối cho chúng. Hiêu điều đó, tôi xem xét tất cả các giáo thuyết ấy là những mê tín dị đoan và gạt bỏ chúng.

19.

Cũng như thế, tôi cho là dị đoan những lý thuyết phức tạp, rắc rối và không ăn khớp với nhau về những quy luật hư ảo của thế giới vật chất, cũng được tin mà không được chứng minh và mạo nhận là cái khoa học cần thiết cho đời sống con người. Tôi cho những lý thuyết ấy là có hại cho khả năng thu nhận tri thức chân chính và cố gắng được tự do khỏi chúng.

20.

Tôi coi là một dị đoan còn nguy hiểm hơn những học thuyết còn phức tạp, rắc rối và mâu thuẫn với nhau hơn về những quy luật hư ảo của đời sống xã hội, mà với chúng được cho phép và được bào chữa mọi bạo lực của những người này đối với những người khác. Tôi cho những học thuyết như thế là luôn luôn có hại cho đời sống của tâm hồn, và vì vậy không thừa nhận chúng và không tuân thủ những yêu cầu phát xuất từ những học thuyết ấy.

21.

Cuộc sống của tôi là sự giải phóng từng bước linh hồn khỏi thể xác đang cách ly nó với những linh hồn khác và với khởi nguyên của tất cả – Thượng Đế. Tôi biết điều đó và vì vậy. cố gắng chống lại những tội lỗi, cám dỗ và mê tín ngăn cản sự giải phóng ấy.

22.

Tôi tiến hành những nỗ lực giải phóng mình trước hết trồng tư tưởng. Những nỗ lực ấy tựu trung là xua đuổi những ý nghĩ xấu xa, tội lôi, những cám dỗ và dị đoan và cố găng liên kết những suy nghĩ nơi tôi với nhuwxng tư tưởng của những con người hiền minh nhất và thánh thiện nhất thế giới, tôi cố tâm niệm những tư tưởng ấy để đấu tranh chống lại những tội lỗi, cám dỗ và mê tín dị đoan, ngăn cản sự thể hiện tình yêu vốn là căn cốt của cuộc sống và hạnh phúc của tôi.

23.

Tôi biết rằng chướng ngại chính cho việc đạt tới hạnh phúc của tình yêu là sự quyến luyến nơi tôi đối với cá thể của mình, là sự phụng sự nó, là niềm tin sai trái rằng sự sống của tôi ở trong cá thể của tôi; vì vậy tôi không thừa nhận cá thể của tôi là tôi, mà chỉ là một chướng ngại vật cho sự giải phóng cái bản nguyên tinh thần bị nó che khuất và tôi tiến hành những nỗ lực không để duy trì cái cá thể của mình, mà ngược lại, để chối bỏ nó, để trấn áp những yêu cầu của nó.

24.

Tôi biết nguyên nhân của mọi cám dỗ là lòng kiêu ngạo, và vì vậy cố gắng nhớ rằng cái bản nguyên tinh thần thực sự vĩ đại trong tôi không phải của tôi mà của chung, của Thượng Đế, còn cái không mang tính tinh thần trong tôi, cái cá thể thân xác của tôi thì là kẻ thù của tôi mà tôi có thể chiến thắng chỉ khi nào, vì cái chân phúc mà bản bản nguyên tinh thần trong tôi có thể mang lại cho tôi, tôi sẽ chối bỏ cái cá thể thân xác che khuất bản nguyên ấy.

25.

Tôi biết rằng những học thuyết được tin mà không được chứng minh về lề luật hư ngụy của Thượng Đế cũng như cái gọi là những lý thuyết khoa học về những quy luật hư ảo của vật chất và về những quy luật cũng hư ảo như thế của đời song xã hội, biện hộ cho quyền lực của những người này đối với những người khác, là những mê tín dị đoan nguy hiểm, tai ác, kìm hãm sự giải phóng linh hồn con người, vì vậy tôi không tin cũng như không tuan thủ chúng và đe tránh tác động của chúng, mỗi khi phải tiếp xúc với chúng tôi cố tâm niệm về một cách sống duy nhất chính thực – giải phóng linh hồn khỏi thân xác bằng tình yêu.

26.

Nhưng nỗ lực của tư duy hiển lộ cho tôi những tội lỗi, cám dỗ và mê tín dị đoan và cho thay những gì tôi không nên làm, vì vậy ngay cả nếu tôi không thể biết, cần làm cụ thể những gì trong những điều kiện này hay khác, thì tôi bao giờ cũng có thề biết cái gì không nên làm và tôi cố gắng kiêng tránh những hành vi tội lỗi, cám dỗ và ác độc mà tư duy đã phát lộ cho tôi.

27.

Tôi tâm niệm rằng trong số những hành vi mà tôi phải và có thể kiêng tránh, có một hành vi thường được cho là không quan trọng, trong khi ấy thì đây lại là một trong những hành vi có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống con người. Hành vi ấy là lời nói. Tôi cố gắng luôn luôn nhớ về điều đó và luôn chú ý đến lời nói.

28.

Tôi biết sự sống chân chính ở trong nỗ lực giải phóng cái “tôi” tinh thần khỏi những tội lỗi của thân xác, tôi biết nỗ lực ấy phải được thể hiện chỉ trong hiện tại, vì vậy tôi cố gắng, không nghĩ về cả quá khứ lẫn tương lai, tập trung hết sức lực của mình vào nỗ lực giải phóng trong hiện tại linh hồn khỏi thân xác.

29.

Tôi biết, đối với sự sống tinh thần chân chính không thể có cái chết. Cái chết chỉ tồn tại với những ai nhìn thấy sự sống của mình ở cái không phải là sự sống và bị chấm dứt bởi cái chết. Tôi sẽ cố gắng sống một cuộc sống không sợ chết.

30.

Biết rằng hạnh phúc của tôi là ở sự giải phóng nhiều hơn và nhiều hơn nữa cái bản nguyên tinh thần nơi tôi khỏi tất cả những gì mang tinh thân xác lấn át nó, tỗi tiến hành những nỗ lực cho sự giải phóng ấy và càng nỗ lực hơn, thì mỗi lần lại càng cảm thấy nhiều hơn niềm vui và sự yên tâm.

Tôi không sợ đau khổ, vì tôi biết rằng mọi khổ đauZở chừng mực mà tôi cảm thấy chúng: bệnh tật, thiếu thốn, sự xúc phạm và hạ nhục, v.v. chỉ là những dấu chỉ về những nỗ lực mà tôi cần phải làm để nhận được cái chân phúc được dành cho tôi.  

[1909] [143] Tự nhủ (“Molitva”) Đầy là chương mở đầu tập sách giáo huấn Đọc hằng ngày (“Na kazhdyj den”), được Tolstoi soạn cho độc giả bình dân, xuất bản năm 1908.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x