Trang chủ » 4. CUỘC TÁI TẠO VĨ ĐẠI

4. CUỘC TÁI TẠO VĨ ĐẠI

by Trung Kiên Lê
98 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Vô tình, giữa lúc đang vênh vang chiến thắng, tâm hồn Bacon quay về với triết học. Triết học đã là vú nuôi của ông vào thời niên thiếu, đang là người bạn của ông ở văn phòng và sẽ là nguồn an ủi cho ông trong cảnh ngục tù thất thế. Ông than cho triết học, theo ông nghĩ, đã bị mang tiếng xấu, và quy lỗi cho nền học kinh viện cằn cỗi. “Người ta rất dễ khinh miệt chân lý vì những cuộc tranh luận nêu lên về nó, và có khuynh hướng nghĩ rằng những người không bao giờ gặp nhau đều đi lầm đường” (Ibid). “Những ngành khoa học…gần như bị ngưng trệ không tăng thêm kiến thức nào xứng đáng với giống người;… và mọi truyền thống kế tục của các trường học vẫn còn là một chuỗi kế tục những học giả mà không có nhà phát minh…

Hiện nay những gì được thực hiện về khoa học chỉ là sự thảo luận xoay tròn bất tuyệt”. Suốt những năm đời ông đang lên hương, Bacon luôn trầm tư về việc phục hưng hay tái tạo triết học; “Meditor Instaurationan philosophiae” (trong Redargutio Philosophiarum). Ông dự định tập trung mọi nghiên cứu vào công việc này. Trước tiên, ông bảo chúng ta trong bài tiểu luận “Chương trình công việc”, ông sẽ viết một vài bài Luận thuyết dẫn nhập, giải thích sự ngưng trệ của triết học vì đã cố chấp vào những phương pháp xưa cũ, chết cóng, và vạch sơ lược những đề nghị một khởi công mới mẻ. Thứ hai, ông sẽ cố gắng phân loại các ngành khoa học lại, định cho chúng những nguyên liệu của chúng, và kê ra những vấn đề chưa được giải quyết trong mỗi ngành.

Thứ ba, ông sẽ mô tả phương pháp mới của ông để Giải thích thiên nhiên. Thứ tư, ông sẽ cố bắt tay vào môn vạn vật học thực thụ, tìm hiểu những Hiện tượng thiên nhiên. Thứ năm, ông sẽ chỉ rõ Chiếc thang tri thức nhờ nó các nhà trứ tác trong quá khứ đã leo lên những chân lý mà bây giờ đang ra khỏi bối cảnh rườm rà của thời trung cổ để dần dần thành hình. Thứ sáu, ông sẽ cố Tiên đoán những kết quả khoa học mà ông tin sẽ có nhờ sử dụng phương pháp của ông: Và cuối cùng, như một ngành Triết học thứ yếu (hay ứng dụng), ông sẽ vẽ ra một xã hội lý tưởng bừng nở từ tất cả nền tri thức đang đâm chồi này mà ông hy vọng mình sẽ là người báo trước. Tất cả các điều nói trên lập thành tác phẩm Magna Instauratio, sự tái tạo vĩ đại của triết học [3])

Thật là một công trình vĩ đại, và trừ Aristote, chưa ai từng làm trong lịch sử tư tưởng. Nó sẽ khác mọi nền triết học khác ở chỗ nhắm thực hành hơn lý thuyết, ở những vật liệu cụ thể đặc thù hơn là ở tính cách cân đối trừu tượng. Tri thức là năng lực chớ không chỉ là lý luận suông hay vật để trang hoàng; “Đấy không phải là một quan niệm để giữ… mà là một công việc để làm, và tôi… ra công đặt nền móng không phải cho một học phái hay chủ thuyết nào, mà cho sự ích dụng và năng lực” (Tựa cuốn Tái tạo vĩ đại). Lần đầu tiên đấy là tiếng nói và giọng điệu của khoa học tân thời.

TĂNG TIẾN TRI THỨC

Muốn tạo ra những công trình, người ta phải có tri thức. “Không thể điều khiển được thiên nhiên nếu không làm cho nó vâng phục” (Chương trình công việc). Chúng ta cứ học những định luật của thiên nhiên thì tự khắc sẽ làm chủ được nó. Khoa học là con đường đưa đến xã hội vàng son. Nhưng chao ôi là con đường này mới tệ làm sao – ngoằn ngoèo, tối tăm, đôi khi quay trở lại mất hút vào trong những nẻo phụ vô ích, không đưa đến ánh sáng mà đến sự hỗn độn. Bởi thế chúng ta hãy khởi sự bằng cách xét qua tình trạng của các khoa học và vạch ra cho chúng những địa hạt riêng biệt thích đáng, ta hãy “định vị trí chính xác cho những khoa học đúng chỗ của chúng”; cứu xét những khuyết điểm của chúng; chỉ rõ những vấn đề mới đang chờ đợi ánh sáng của chúng và nói chung “mở ra và khuấy động trái đất một chút”.

Đấy là công việc Bacon tự đặt cho mình trong Tăng tiến tri thức. “Như một vị vua đi vào cung điện, ông tuyên bố: “Ý định của tôi là đi một vòng quanh địa hạt tri thức, xem những phần nào bị bỏ hoang không được sự vun trồng chăm bón của con người; với mục đích sử dụng năng lực của những người công và tư để cải thiện chúng, sau khi vạch cho họ thấy những khoảng trống tri thức kia” Bacon sẽ làm vị chúa tể xem xét mảnh đất ngập cỏ sửa lại đường sá cho ngay thẳng và chia những mảnh đồng cho những người làm lụng.

Đấy là một kế hoạch táo bạo đến độ trân tráo; song Bacon vẫn còn trẻ (tuổi 42 nơi một triết gia vẫn còn xuân lắm) để vạch chương trình cho những cuộc du hành vĩ đại. Ông viết cho Bunghley năm 1592: “Tôi xem tất cả lãnh vực tri thức đều là địa hạt của tôi”, không có nghĩa ông sẽ trở thành một ấn bản sớm của bộ Bách Khoa Anh, mà chỉ ngụ ý rằng công việc ông ta làm sẽ đưa ông vào trong mọi ngành với tư cách phê bình gia và người phối hợp công việc tái tạo xã hội; chính sự vĩ đại của ý định ấy khiến lời văn ông nghe thật nguy nga đường bệ, và thỉnh thoảng đưa ông đến tột đỉnh của tản văn Anh.

Thế là Bacon đi quan sát khắp bãi chiến trường rộng lớn trong đó cuộc nghiên tầm của con người tranh đấu với trở ngại thiên nhiên và sự ngu dốt của loài người; trong mọi lãnh vực ông đều gieo rắc ánh sáng. Ông xem sinh lý học và y học có tầm quan trọng lớn lao; ông tán dương y học là sửa chữa được “một nhạc cụ tuyệt xảo, tinh vi song quá dễ dàng lạc điệu. Ông phản đối cách chữa trị cổ truyền nhu nhược của những y sĩ đương thời, và khuynh hướng chữa mọi bệnh thống bằng cùng một phái thuốc thường là y dược. Họ ỷ lại quá nhiều vào kinh nghiệm cá nhân tình cờ, không hệ thống. Họ cần phải thí nghiệm rộng rãi hơn, phải dùng tỉ giảo giải phẫu để làm sáng tỏ sự giải phẫu sinh thể, và trên tất cả, họ phải ghi lại một cách dễ hiểu thành tích những cuộc thí nghiệm và kết quả để người ta có thể đến xem được.

Bacon tin rằng nên cho phép y sĩ giúp người bệnh chết một cách dễ dàng mau chóng (đánh thuốc mê khi hấp hối) khi mạng sống chỉ kéo dài một vài ngày mà con bệnh phải vô cùng đau đớn; nhưng ông cũng khuyên các y sĩ nên để tâm nghiên cứu nhiều hơn về cách kéo dài đời sống. “Đây là nhiệm vụ mới mẻ mà y khoa còn thiếu sót, mặc dù đấy là nhiệm vụ cao quý nhất. Vì nếu y học có thể làm việc ấy, nó sẽ không còn hoàn toàn chỉ chuyên về những lối chữa trị hạ cấp và những y sĩ cũng không còn chỉ được người ta trọng vọng khi cần đến, mà sẽ là những người ban bố những hạnh phúc trần gian lớn nhất cho nhân loại”.

Ở đây một đồ đệ Schopenhauer có thể cãi lại giả thuyết cho rằng sự sống dai là một hạnh phúc, và nghĩ trái lại rằng sự chấm dứt mau lẹ những cơn bệnh hoạn là một công trình đáng ca ngợi nơi các y sĩ. Nhưng Bacon, mặc dù có đầy những lo âu, có vợ và bị phiền hà, vẫn không bao giờ nghi ngờ rằng cuộc đời chung quy vẫn là một cái gì rất tốt đẹp.

Về tâm lý học, Bacon hầu như theo thuyết “tâm cử”: ông đòi hỏi phải có sự quan sát kỹ nhân và quả trong hành động con người, và muốn loại bỏ danh từ tình cờ ra khỏi ngữ vựng khoa học. “Tình cờ là tên của một vật không hiện hữu”. Và “cái mà trong vũ trụ gọi là tình cờ thì ở nơi con người chính là ý chí” (Giải thích thiên nhiên). Đây trong một dòng chữ nhỏ có cả một vũ trụ ý nghĩa, và một thách thức chiến tranh: lý thuyết kinh viện về ý chí tự do bị gạt ra ngoài xem như không đáng bàn tới; và giả định chung về một “ý chí” phân biệt với “tri thức” cũng bị bác bỏ. Đây là những dây dọi mà Bacon không theo; và trường hợp này không phải duy nhất trong đó ông đặt cả một cuốn sách vào một câu rồi vui vẻ cho qua.

Lại trong một vài tiếng khác, Bacon phát minh một khoa học mới -tâm lý xã hội- “Những triết gia cần khảo sát sâu xa những sức mạnh và năng lực của thói quen, sự tập luyện giáo dục, gương mẫu, sự mô phỏng, sự cạnh tranh, tình bằng hữu, lời khen, sự chỉ trích, sự cổ võ, tiếng tăm, luật lệ, sách vở, những sự học hỏi v.v.; vì đấy là những gì ngự trị trong tinh thần con người; tâm thức được thành hình và khắc phục bởi những yếu tố này[4]”. Những nét đại cương này đã được một ngành khoa học mới, khoa tâm lý xã hội, tuân theo chặt chẽ đến nỗi nó gần như một bảng mục lục cho các tác phẩm của Tarde, Le Bon, Ross, Walias và Durkheim.

Không có gì ở dưới khoa học, cũng không có gì ở trên nó, thuật phù thuỷ, mộng mị, bói toán, thần giao cách cảm, những “hiện tượng tâm linh” nói chung, đều phải được cứu xét một cách khoa học; “vì ta không biết được trong trường hợp nào và đến mức độ nào, những hậu quả ta cho là mê tín thật sự có những nguyên nhân tự nhiên” (Tăng tiến tri thức). Mặc dù có khuynh hướng tự nhiên học mạnh mẽ, Bacon vẫn cảm thấy sức cám dỗ của những vấn đề này; không có gì thuộc con người lại xa lạ với ông.

Biết đâu không có chân lý bất ngờ, khoa học mới mẻ phát sinh từ những cuộc tìm kiếm này, như hoá học đã nẩy mầm từ thuật luyện kim (giả kim?). “Thuật luyện (giả) kim có thể ví với người đàn ông bảo con trai mình rằng ông ta đã để lại vàng, chôn ở một nơi nào đó trong vườn nho; ở đây khi những người con đào lên thì chẳng thấy vàng đâu cả, song khi lật mô đất quanh những gốc nho nên họ đã được một mùa nho sung mãn. Cũng thế, cuộc tìm kiếm và những nỗ lực để chế tạo vàng ròng đã đưa ra ánh sáng nhiều phát minh ích lợi và nhiều kinh nghiệm quý báu”[5].

Lại một ngành khoa học khác thành hình trong cuốn VIII: khoa học về thành công trong đời sống. Khi quyền lực chưa xuống, Bacon đưa ra vài chỉ dẫn mở đầu dạy cách làm thế nào để tiến thân trong đời. Điều kiện trước tiên là tri thức: biết mình và biết người, Gnothe seauton chỉ mới là một nửa; tự biết mình có giá trị chính yếu ở chỗ nó là một phương tiện để biết người. Chúng ta cần “nỗ lực tìm hiểu về những người mà ta phải tiếp xúc – tính tình, ước muốn quan niệm, tập tục, thói quen của họ; những sự giúp đỡ, những bảo đảm mà họ thường nương vào nhiều nhất, tìm hiểu do đâu họ có uy quyền; những khuyết điềm và chỗ yếu của họ, chỗ mà họ dễ thổ lộ can tràng nhất và làm ta dễ đến gần họ nhất; tìm hiểu bạn hữu họ, những đảng phái, những người bảo trợ của họ, người người tuỳ thuộc vào họ, những kẻ thù, những kẻ ganh tị họ, những kình địch của họ; tìm hiểu những lúc nào có thể gần họ và cách nào…

Song chìa khoá bảo đảm nhất để mở lòng kẻ khác vẫn là tìm tòi nghiên cứu kỹ lưỡng hoặc tính khí bản chất họ hoặc mục tiêu dự định của họ… Cách ngắn nhất để đạt đến toàn thể sự truy tầm này dựa trên 3 đặc điểm: 1. Kết bạn thật nhiều, 2. Giữ một trung đạo dè dặt, một sự điều độ giữa nói năng tha hồ và im lặng. Nhưng trên tất cả, không gì giúp cho sự biểu lộ bản ngã con người và bảo đảm quyền lợi của mình hơn là đừng tự “tước khí giới” bằng sự dịu ngọt và vui tính quá độ, một điều dễ làm cho ta gặp nhiều tổn thương và trách cứ; tốt hơn… thỉnh thoảng nên loé ra một vài tia sáng, biểu lộ một tâm thức phóng khoáng tự do, những tia sáng có lẫn nọc châm cũng như mật ngọt”.

Bạn hữu đối với Bacon chính yếu là một phương tiện để tiến thân; ông chia sẻ với Mathiavel một quan niệm mà ta dễ dàng gán cho thời Phục hưng nếu không nghĩ đến tình bạn vô vị lợi tốt đẹp giữa Michaelangelo và Cavalleri Montaigne và La Boetie, Sir Philip Sidney và Hubert Languec. Có lẽ chính sự đánh giá tình bạn một cách quá thực tế này đã giúp người ta dễ giải chích sự hết thời của Bacon, cũng như quan điểm tương tự giúp người ta dễ giải thích sự suy tàn của Napoléon; vì bạn bè của một người – trong mối tương giao với người ấy – không mấy khi thực hành một triết lý cao siêu hơn cái triết lý mà y theo trong khi cư xử với họ.

Bacon tiếp tục trích dẫn Bias, một trong bảy hiền triết cổ Hy Lạp: “Hãy yêu mến bạn anh như thể y sẽ trở thành kẻ thù, và yêu mến kẻ thù như thể y sẽ thành bạn” (TTTT, VIII, 2). Đừng thổ lộ ngay cả với bạn hữu biết quá nhiều ý định và tư tưởng đích thực của mình, trong khi đàm thoại, nên hỏi nhiều hơn trình bày quan niệm; và khi nói thì nên đưa ra những dữ kiện và tin tức hơn là những tin tưởng và phán đoán (Tiểu luận “Về sự giả vờ” và “Về cách nói năng”). Tính kiêu hãnh lộ liễu giúp cho sự tiến thân; và “thói vênh vang tự đắc là một lỗi lầm thuộc lãnh vực đạo đức hơn là chính trị” (TTTT, VIII, 2). Ở đây cũng nhắc chúng ta nhớ đến Napoléon; cũng như Napoléon, Bacon là một con người ở trong nhà thì khá bình dị, song ra ngoài lại làm ra một bộ điệu trịnh trọng phô trương mà ông ta nghĩ rất cần cho uy tín đối với công chúng.

Cứ thế Bacon đi từ địa hạt này sang địa hạt khác, gieo hạt giống tư tưởng ông vào trong mọi ngành khoa học. Ở chặng cuối cuộc khảo sát ông đi đến kết luận rằng khoa học chỉ mình nó không đủ: phải có một sức mạnh, một kỹ luật ngoài địa hạt các khoa học để phối hợp chúng và chỉ chúng đến mục đích. “Có một nguyên nhân lớn và mạnh khác cho ta biết tại sao các ngành khoa học chỉ bước những bước tiến nhỏ nhoi, và nguyên nhân ấy là thế này.

Không thể nào chạy một đường đua thực sự khi chính đích đến chưa được định sẵn”. Cái mà khoa học cần chính là triết học, sự phân tích phương pháp khoa học, và phối hợp những mục đích và kết quả của khoa học, thiếu điều này thì mọi ngành khoa học phải thành ra nông cạn. “Vì cũng như ta không thể nào có một cái nhìn toàn miền khi đứng trên đất bằng, ta cũng không thể khám phá những phần sâu xa nhất của bất cứ khoa học nào nếu chỉ đứng ngang mức độ của khoa học ấy, không tiến lên cao hơn”. Bacon lên án thói quen nhìn vào những dữ kiện riêng rẽ tách khỏi toàn khối, không xét đến sự nhất thể; ông bảo việc ấy chẳng khác nào mang một cây đèn nhỏ đi khắp các góc phòng rạng rỡ ánh sáng.

Triết học chứ không phải khoa học, cuối cùng vẫn là mục đích yêu dấu của Bacon. Chỉ có triết học mới có thể đem lại cho một cuộc đời đầy sóng gió đau thương cái niềm bình an tráng lệ phát sinh từ tri thức. “Sự học khuất phục được hay ít nhất giảm bớt nỗi sợ hãi về cái chết và số phận ngang trái”. Ông trích dẫn những dòng thơ của Virgil:

Felix qui potuit rerum cognosere causas,

Quique metus omnes, et inexorabile fatum

Subjecit pedibus, strepitumque Acherontis avari.

“Sung sướng thay con người đã học được nguyên nhân mọi sự, và đã để dướichân mình mọi sợ hãi, định mệnh tàn khốc và cuộc cạnh tranh huyên náo của địa ngục tham lam”.

Có lẽ kết quả tốt đẹp nhất của triết học là nhờ nó mà chúng ta trút bỏ được bài học về sự tạo mãi liên miên mà bối cảnh kỹ nghệ không ngừng nhồi vào đầu ta. “Triết học hướng dẫn chúng ta trước hết là để tìm của cải của tâm thức, kỳ dư hoặc chúng ta sẽ được cung cấp, hoặc chúng ta không cần đến chúng bao nhiêu”. Một chút minh triết bao giờ cũng là một niềm vui vĩnh cửu.

Chính trị hệt như khoa học, cũng khổ vì thiếu triết lý. Triết học đối với khoa học cũng có cùng mối liên hệ như chính khách với chính trị: hoạt động được hướng dẫn bởi sự biết và thấy toàn diện ngược hẳn với sự tìm tòi riêng rẽ không mục đích. Cũng như sự theo đuổi tri thức sẽ trở thành lối học kinh viện nếu tách rời những nhu cầu thực tiễn của con người và cuộc sống, sự theo đuổi chính trị cũng sẽ trở thành điên rồ phá hoại nếu tách khỏi khoa học và triết lý. “Thật sai lầm khi giao phó thân thể cho những lang băm thông thường chỉ dựa vào một ít toa thuốc có sẵn, mà không biết gì về nguyên nhân bệnh, cũng không biết cơ thể của bệnh nhân, hay mối nguy của những triệu chứng tình cờ, lại cũng chẳng biết phương pháp chữa trị đích thực ra sao.

Cũng như vậy nhất định sẽ nguy hiểm khi giao việc điều hành cơ thể quốc gia cho một bọn chính khách “gia truyền”, trừ phi có xen lẫn với những người căn bản học thức vững vàng… Mặc dù nghe ra có vẻ bênh vực nghề mình khi có người bảo: “Các quốc gia sẽ có hạnh phúc nếu những vị vua ấy đều là triết gia hoặc các triết gia được làm vua”, tuy nhiên kinh nghiệm đã chứng minh điều này quá rõ, là những thời đại vàng son nhất thường đã ở dưới sự cai trị của những vị quân vương minh triết uyên thâm”. Và ông nhắc ta nhớ đến những vị đại đế trị vì La Mã sau Domitian và trước Comodus.

Cứ thế, Bacon, như Platon và tất cả chúng ta, tán dương sở trường của mình, và đề nghị hãy xem nó là phương cứu nhân độ thế. Nhưng ông cũng công nhận, minh bạch hơn Platon nhiều (và sự khác biệt này báo hiệu thời đại tân tiến), cái cần thiết của khoa học chuyên môn, và của đạo binh sưu tầm về các ngành chuyên biệt. Không một tri thức nào kể cả tri thức của Bacon, đủ sức bao quát toàn lãnh vực, dù cho ông ta có nhìn từ đỉnh núi Olymp đi nữa. Ông biết ông cần sự giúp đỡ, và cảm thấy thấm thía nỗi cô đơn của mình trong bầu không khí đỉnh núi của một công cuộc khó khăn không người giúp sức.

Ông hỏi một người bạn: “Anh có những bạn bè nào giúp anh trong công việc? Về phần tôi, tôi hoàn toàn cô đơn” (Trong Nichol, ii, 4). Ông mơ ước đến việc phối trí các nhà khoa học trong việc chuyên môn hoá, thường xuyên hợp tác liên lạc với nhau và phối hợp họ lại trong một mục đích chung bằng một tổ chức vĩ đại. “Hãy xét xem những gì ta có thể chờ đợi từ nơi những người vô cùng nhàn rỗi, từ hiệp hội thợ thuyền, từ những thời đại tiếp nối nhau; nhất là khi đấy không phải là một con đường trên đó mỗi lần chỉ có thể cho một người đi qua (như trường hợp con đường lý luận), mà là một con đường trong đó những nhân công và kỹ nghệ của con người (nhất là về việc thu thập kinh nghiệm) có thể, nếu cố gắng, tập trung và phân phối rồi kết hợp.

Vì chỉ có khi ấy con người mới bắt đầu biết được sức mạnh của họ khi thay vì số đông cùng làm một việc, mỗi người sẽ phụ trách một việc khác nhau” (New Organon, i, 123). Khoa học, vốn là sự tổ chức tri thức thành hệ thống, chính nó cũng cần được tổ chức.

Và sự tổ chức ấy phải có tính cách quốc tế, cứ để cho nó tự do vượt các biên giới thì không bao giờ nó sẽ làm Âu châu trở thành một khối trên phương diện tri thức. “Điểm thiếu sót thứ hai tôi tìm thấy là liên hệ quá ít ỏi và không mấy tốt đẹp giữa các trường đại học khắp Âu châu, cũng như ở trong cùng một tiểu bang và vương quốc”. Hãy để cho tất cả những đại học này chia nhau những đề tài và vấn đề, rồi hợp tác trong việc sưu tầm và xuất bản.

Khi được tổ chức và liên kết như vậy, những đại học có thể được sự nâng đỡ của vua chúa để trở thành như vai trò của chúng trong xã hội lý tưởng – những trung tâm học giả vô tư điều khiển thế giới. Bacon chú ý đến “lương bổng kém cỏi dành cho những người giảng dạy, trong ngành khoa học cũng như trong mỹ nghệ” (TTTT); và ông có cảm tưởng tình trạng này sẽ cứ tiếp tục nếu chính quyền không chịu đảm trách công việc giáo dục lớn lao. Những nhà minh triết vào những thời đại vàng son xa xưa thường phàn nàn rằng chính quyền luôn bận rộn với luật pháp mà quá sơ xuất về việc giáo dục”. Giấc mộng lớn của Bacon là sự xã-hội-hoá khoa học để chinh phục thiên nhiên và mở rộng quyền năng con người.

Bởi thế ông kêu lên vua James I, dốc hết những lời ca ngợi mà ông biết đức vua rất khoái thưởng thức. James vừa là một học giả vừa là một vị đế vương kiêu hãnh về ngòi bút của ông hơn về cây quyền trượng và chuôi gươm; ta có thể hy vọng từ nơi một vì vua uyên bác văn tài như thế. Bacon bảo vua James rằng những kế hoạch ông vừa phát họa “rõ là công việc của đế vương mà những nỗ lực của một người không thể làm gì hơn một cái bóng trên ngả ba đường, chỉ có thể chỉ lối đi chứ không thể đi được”.

Dĩ nhiên những công trình đế vương này sẽ tốn nhiều tiền; nhưng “cũng như những thư ký và gián điệp của các quân vương và các quốc gia đệ lên những phiếu trả tiền cho các tin tức thâu lượm được, thì Ngài cũng phải cho phép những gián điệp và kẻ săn tin về thiên nhiên đệ lên Ngài những biên lai của họ nếu Ngài không muốn bỏ qua nhiều điều đáng được biết đến. Và nếu Alexandre đã dành một kho tàng lớn theo lệnh Aristote để nâng đỡ những người săn thú, bắt chim, câu cá v.v… thì những kẻ mở ra những mê lộ của thiên nhiên lại còn cần đến lòng từ thiện ấy biết bao nhiêu nữa”. Với sự viện trợ của hoàng đế như vậy, công việc Tái tạo vĩ đại chẳng bao lâu sẽ được hoàn tất; nếu không nó phải đợi đến hằng mấy thế hệ mới xong.

Cái điều mới mẻ trong Bacon là, với sự đoan quyết hoàn toàn, ông đoán trước việc con người sẽ chinh phục thiên nhiên: “Tôi dám cá tất cả rằng nghệ thuật sẽ thắng thiên nhiên trong cuộc chạy đua”. Những gì con người đã làm “chỉ là một sự báo trước những gì họ sẽ hoàn tất”. Nhưng tại sao có niềm hy vọng lớn lao đó? Há người ta đã chẳng đi tìm chân lý và thám hiểm các con đường của khoa học từ hai ngàn năm nay rồi sao?

Tại sao bây giờ ta lại hy vọng đến một thành công lớn lao như vậy trong khi khoảng thời gian dài lâu ấy chỉ đem lại một kết quả nhỏ nhoi? – Vâng, Bacon trả lời; nhưng nếu những phương pháp con người đã sử dụng đều sai lạc vô ích thì sao? Nếu họ đã đi lạc đường, và cuộc nghiên tầm đã rơi vào những nẻo phụ không đưa đến đâu? Chúng ta cần một cuộc cách mạng tàn bạo trong các phương pháp nghiên cứu và suy tư, trong hệ thống khoa học và luận lý; chúng ta cần một khí cụ mới tốt hơn của Aristote thích hợp cho thế giới lớn rộng này.  

Và Bacon cống hiến cho ta cuốn sách vĩ đại của ông.

KHÍ CỤ MỚI

Macaulay, người phê bình ông gắt gao nhất, bảo: “Sự hoàn thành vĩ đại nhất của Bacon là cuốn đầu tiên của Novum Organum”. Chưa ai từng làm cho luận lý linh động bằng ông biến sự quy nạp trở thành một cuộc phiêu lưu tráng lệ, một cuộc chinh phục. Ai muốn nghiên cứu luận lý, hãy khởi sự bằng cuốn sách này. “Cái gì rất khó chịu đối với thị hiếu của nhiều người không khác gì một cái lưới, cái bẫy đầy những mánh lới gai gốc…”. Song nếu ta định đúng giá trị mọi sự, thì khoa học thuần lý là chìa khoá cho mọi khoa học khác (TTTT, v.I).

Mảnh đất triết học đã hết mầu mỡ từ lâu, Bacon bảo, bởi vì nó cần một phương pháp mới để phì nhiêu trở lại. Lỗi lầm trọng đại của những triết gia Hy Lạp là đã dùng quá nhiều thì giờ vào lý thuyết mà quá ít vào sự quan sát. Nhưng tư tưởng phải giúp cho việc quan sát chứ không thể thay thế nó. “Con người, với tư cách là kẻ điều khiển và giải thích thiên nhiên, hành động và hiểu biết tuỳ theo sự quan sát của y về trật tự thiên nhiên… cho phép y; y không biết gì hơn và cũng không thể làm gì hơn. Những người đi trước Socrate sáng suốt hơn hậu bối của ông về vấn đề này; đặc biệt Démocrite có một lỗ mũi rất thính để đánh hơi những dữ kiện hơn là một con mắt để mơ màng những đám mây.

Thảo nào mà triết học đã tiến rất ít từ sau Aristote; vì đã sử dụng phương pháp của Aristote. “Dùng ánh sáng của Aristote để đi xa hơn Aristote chẳng khác nào nghĩ rằng một ánh lửa thắp nhờ có thể làm tăng ánh sáng từ đấy nó được rút ra”. (Valerium Terminus). Bây giờ, sau hai ngàn năm chẻ tách luận lý bằng cái máy do Aristote phát minh, triết học đã rơi xuống quá thấp đến độ không còn ai muốn nghiêng mình kính trọng. Tất cả những lý thuyết trung cổ này, những định lý và tranh luận, cần phải loại bỏ và quên đi; muốn đổi mới triết học, ta cần bắt đầu lại với một bảng đá sạch sẽ và một khối óc đã gột sạch.

Bởi thế, bước đầu tiên là việc san trừ của tri thức. Chúng ta phải trở thành như những trẻ nhỏ không biết gì đến “isme” và những thói trừu tượng, gột rửa hết thành kiến và tiền niệm. Chúng ta phải phá huỷ những Thần tượng của tri thức.

Một thần tượng, theo Bacon dùng danh từ này (có lẽ phản ảnh sự chối bỏ của Thệ phản giáo đối với việc thờ phụng hình ảnh) là một hình ảnh bị lầm cho là thật, một ý tưởng bị lầm là sự vật. Những lỗi lầm ấy đều từ ấy mà phát sinh; và vấn đề trước tiên của luận lý là theo dấu để ngăn chận những ngọn nguồn của những lỗi lầm ấy. Bacon tiến đến một sự phân tích thời danh về những sai lầm. Condillac bảo: “không ai biết rõ hơn Bacon về những nguyên nhân của lỗi lầm con người”.

Những lầm lỗi trước hết là những Thần tượng của Bộ tộc – những sai lầm tự nhiên của nhân loại nói chung. “Vì cảm thức của con người đã được xác quyết một cách sai lầm rằng nó là mẫu mực của mọi sự (do câu của Protagoras: “Con người là thước đo vạn vật”), nhưng trái lại, mọi nhận thức của giác quan cũng như tâm ý đều cho ta biết về con người chứ không phải về vũ trụ; và tâm thức con người giống như những tấm gương méo mó san sẻ những đặc tính của chúng cho đối vật, làm cho nó cong quẹo và xấu xí” (Novum Organum, I., 41). Những tư tưởng của chúng ta là những hình ảnh của chính chúng ta hơn là của đối tượng tư tưởng.

Chẳng hạn, “tri thức con người, tự bản chất lạ lùng của nó, dễ dàng gán cho sự vật một mức độ trật tự, và đều đặn lớn hơn mức độ nó thực sự nhìn thấy… Đó là nguyên nhân cái ảo tưởng rằng mọi thiên thể chuyển động theo những vòng tròn hoàn toàn (Ibid., p. 45) và “tri thức con người, mỗi khi một mệnh đề nào đó đã được đặt ra (hoặc do mọi người chấp nhận và tin tưởng hoặc vì thích đặt) thì nó luôn luôn cố cưỡng bức mọi sự việc khác gia tăng bênh vực và xác định cho nó, mặc dù có thể có nhiều ví dụ mạnh mẽ dồi dào để chứng minh ngược lại, song tri thức ấy cứ vẫn, hoặc là không quan sát, hoặc khinh thường chúng, hoặc xua đuổi loại trừ chúng bằng cách nêu lên một sự phân biệt với thành kiến tai hại, còn hơn là chịu cho những kết luận ban đầu của mình là sai.

Macédoine người được chỉ cho xem trong nhà thờ những bảng tạ ơn được treo lên bởi những người đã thoát khỏi nạn đắm tàu, và khi người ta hỏi dồn y đã chịu công nhận quyền năng của thần linh chưa, thì y trả lời rất hợp lý như sau: Những đâu là chân dung những người đã chết mặc dù vẫn cầu nguyện?”. Mọi sự mê tín đều như vậy, dù là thiên văn, mộng mị, điềm triệu, những lời trù rủi, hay tương tự, trong tất cả những điều ấy, những người tin tưởng bị đánh lừa quan sát những biến cố đã nghiệm đúng, nhưng đã bỏ quên, lướt qua những gì không nghiệm đúng mặc dù thông thường hơn” (Ibid., 1, 63).

“Sau khi đã xác định vấn đề tuỳ theo ý muốn của y, con người mới nhờ đến kinh nghiệm và uốn cong nó cho phù hợp với ý muốn ấy lôi nó đi khắp như một kẻ bị bắt đưa đi bêu” (Ibid., p. 63). Tóm lại, tri thức con người không phải là một ánh sáng khô khan mà có sự pha chế của ý chí và tình cảm từ đấy mới phát sinh khoa học mà ta có thể gọi là “khoa học như người ta muốn…”. Bởi vì cái gì một người muốn cho nó đúng, thì y sẵn sàng tin nó hơn” (Ibid., 1, 49). Không phải thế sao?

Ở điểm này, Bacon đưa ra một lời khuyên vàng ngọc “Tựu trung mọi người khảo sát thiên nhiên cần dùng lời sau đây làm định luật, ấy là bất cứ gì tâm thức y nắm được mà đeo đẳng với sự hài lòng kỳ lạ, thì đều phải nên nghi ngờ; và càng nên cẩn thận trong lúc xét những vấn đề ấy để giữ trí tuệ thăng bằng và sáng suốt”. (Ibid., 1, 58). “Không nên để cho tri thức nhảy lên và bay cao khỏi những chi tiết đến những định lý xa xôi và có tính cách quy nạp gần cao độ;… Không nên chắp cho nó những đôi cánh, mà nên treo vào nó những sức nặng để giữ cho nó khỏi nhảy và bay (Ibid., 1, 104). Trí tưởng tượng có lẽ là kẻ thù lớn nhất của tri thức, trong khi đáng lẽ nó chỉ là một cuộc thí nghiệm dò thử cho tri thức.

Một loại lầm lạc thứ hai, -Bacon gọi là Thần tượng của cái hang- những lầm lạc đặc biệt cho cá nhân. “Vì mọi người… đều có một cái hang, sào huyệt riêng, phản xạ và làm phai màu ánh sáng tự nhiên; đấy là tính khí của y theo như thiên nhiên và sự nuôi dạy đã un đúc, tùy thuộc vào trạng thái hay điều kiện của cơ thể và tinh thần của y.

Một vài tâm thức, chẳng hạn, tự cơ cấu đã có khuynh hướng phân tích, đâu đâu cũng thấy sự sai biệt, một vài tâm thức khác lại có cơ cấu tổng hợp và chỉ thấy sự giống nhau; bởi thế một đằng chúng ta có nhà khoa học và hoạ sĩ, một đằng nhà thơ và triết gia. Lại nữa, “một vài thiên tính biểu lộ một lòng hâm mộ vô bờ đối với những gì cổ kính, trong khi những thiên tính khác lại hăm hở theo mới; chỉ có một ít người có thể giữ trung đạo, không bỏ những gi người thời xưa đã thiết lập đúng, cũng không khinh miệt những phát minh chính đáng của người thời nay” (Ibid., 1, 56). Chân lý vốn không bè phái.

Thứ ba là Thần tượng của thị trường, phát sinh “từ sự mậu dịch và liên kết giữa người với người. Bởi vì người ta nói chuyện với nhau nhờ ngôn ngữ, nhưng những danh từ được đặt ra tuỳ theo sự hiểu biết của đám đông; và từ sự tạo lập danh từ bừa bãi không thích đáng đã phát minh ra một cuộc ngăn cản tâm thức một cách lạ lùng” (Ibid., i, 43).

Như triết gia “cho ra” những khái niệm về vô hạn với một sự đoan quyết cẩu thả; không ai biết cái vô hạn ấy là gì, nó có hiện hữu hay không? Các triết gia nói về “nguyên nhân đầu tiên không nguyên nhân” hay “cái chuyển động đầu tiên bất động”; song há chẳng phải đây cũng lại là những chiếc lá đa dùng để che đậy sự ngu dốt trần truồng, và có lẽ chứng tỏ một ý thức tội lỗi trong người sử dụng nó? Bất cứ cái đầu minh mẫn lương thiện nào cũng biết rằng không một nguyên nhân nào lại có thể không do nhân sinh, hay một chuyển động nào lại bất động. Có lẽ sự tái tạo vĩ đại nhất trong triết học chỉ giản dị có thế này: là ta phải tốp nói láo đi.

“Sau cùng, còn có những thần tượng đã di cư vào tâm thức con người từ những giáo điều của các triết gia, và từ những định luật sai lầm trong việc chứng minh. Tôi gọi những thứ này là Thần tượng của sân khấu, vì theo tôi, tất cả các hệ thống triết học sẵn có chẳng khác nào những vở tuồng sân khấu diễn tả những thế giới phát sinh từ tưởng tượng của các triết gia… Và trong những vở tuồng của sân khấu triết học này ta có thể thấy cùng một cảnh tượng như trong sân khấu của các thi sĩ, cảnh tượng theo đó những chuyện đặt cho sân khấu có vẻ mạch lạc, thanh lịch hơn sự thật lịch sử, vì chúng ta thích vậy hơn” (Ibid., i, 44). Cái thế giới mà Platon mô tả chỉ là một thế giới do ông tạo nên, nó là hình ảnh của Platon đúng hơn là của thế giới.

Chúng ta sẽ không bao giờ tiến xa trên đường đi đến chân lý nếu những thần tượng ấy cứ theo giật chân chúng ta lại luôn luôn. Chúng ta cần những kiểu suy luận mới, dụng cụ mới cho trí tuệ. “Cũng như những vùng bao la của Tây Ấn sẽ không bao giờ được khám phá khi ta chưa biết sử dụng địa bàn, thì cũng không lạ gì khi những phát minh và tiến bộ của mỹ nghệ đã không đi bước nào xa hơn. Vì nghệ thuật phát minh, khám phá của khoa học cho đến bây giờ vẫn chưa được biết đến” (TTTT,v.2). “Và dĩ nhiên thật sỉ nhục nếu trong khi những vùng địa cầu vật chất… vào thời đại chúng ta đã được mở rộng và vén màn, địa cầu tri thức lại cứ im ỉm trong bốn vách tường chật hẹp của những khám phá từ xưa” (Nov. org., p., 84).

Cuối cùng chúng ta kẹt vì giáo điều và diễn dịch; không tìm được chân lý mới vì xem một số mệnh đề khả kính nhưng khả nghi là khởi điểm chắc thật, và không bao giờ nghĩ đến chuyện đặt những ức đoán ấy được sự kiểm chứng của quan sát hay thí nghiệm. Bây giờ, “nếu một người bắt đầu với những xác tín, y sẽ kết thúc trong hoài nghi; song nếu y chịu khó bắt đầu bằng hoài nghi y sẽ kết thúc trong niềm xác tín” (than ôi điều này không hoàn toàn chắc chắn phải xảy ra). Đây là một ghi nhận chung trong thời son trẻ của triết học hiện đại, một phần tuyên ngôn độc lập của nó; Descartes cũng nói về nhu yếu của “hoài nghi có phương pháp” xem như điều kiện tiên quyết cho tư tưởng xác thực.

Bacon tiếp tục mô tả phương pháp nghiên tầm có khoa học: “chỉ còn lại những kinh nghiệm đơn thuần; mà ta sẽ gọi là ngẫu nhĩ nếu ta tìm kiếm nó…Phương pháp thí nghiệm chân chính là trước hết thắp ngọn nến (giả thiết) rồi nhờ ngọn nến mà chỉ ra con đường” (xếp đặt và định giới hạn cho cuộc thí nghiệm); khởi đầu với kinh nghiệm được sắp xếp và sử dụng đúng hợp, rồi từ đó rút ra định lý, rồi từ định lý lập ra những thí nghiệm mới khác” (Ibid., i, 82). Chúng ta phải đi thẳng vào thiên nhiên thay vì theo sách vở, truyền thuyết và thẩm quyền tri thức; chúng ta phải “tra hỏi thiên nhiên và bắt thiên nhiên phải làm chứng” ngay cả để chống lại chính nó, để chúng ta có thể điều khiển nó phục vụ cho cứu cánh của ta.

Chúng ta phải thâu nhận từ khắp mọi nơi một “khoa vạn vật học” của thế giới, dựng nên bởi sự hợp tác của các nhà khoa học Âu châu. Chúng ta phải dùng phương pháp quy nạp. Nhưng quy nạp không có nghĩa chỉ có việc kể ra tất cả những dữ kiện; điều này rõ là bất khả và vô ích; không một khối vật chất nào tự nó mà thôi có thể trở thành khoa học. Việc này không khác nào việc “đuổi một con thú giữa cánh đồng trống”; ta phải thu hẹp và rào mảnh đất lại để bắt con mồi. Phương pháp quy nạp phải gồm cả một kỹ thuật phân loại dữ kiện và loại trừ giả thuyết làm sao cho sau khi gạt bỏ lần lần những giải thích khả hữu, cuối cùng chỉ còn lại một.

Có lẽ phần hữu dụng nhất trong kỹ thuật này là cái bảng “tăng hay giảm”, kê khai những trường hợp trong đó hai đặc tính hay điều kiện tăng giảm cùng nhau, và bởi thế chứng tỏ một liên hệ nhân quả giữa những hiện tượng thay đổi đồng thời. Ví dụ khi hỏi hơi nóng là gì? Bacon tìm một yếu tố nào tăng giảm theo với mức tăng giảm của hơi nóng; ông tìm ra, sau một cuộc phân tích lâu dài, một tương quan chính xác giữa hơi nóng và chuyển động, và kết luận của ông theo đó “hơi nóng là một hình thức chuyển động” đã là một trong vài đóng góp đặc biệt của ông cho vạn vật học.

Nhờ sự tích luỹ và phân tích những dữ kiện chúng ta đi đến “hình thức” của hiện tượng ta khảo sát, đến bản chất bí mật và tinh thể sâu xa của nó. Thuyết về hình thức ở Bacon rất giống thuyết về ý tưởng trong Platon: ấy là một thuyết siêu hình về khoa học. “Khi chúng ta nói đến hình thức ta không muốn nói gì khác hơn là những định luật và sự điều hành của hoạt động đơn thuần đang sắp đặt và hợp thành bất cứ một bản chất đơn thuần nào…

Hình thức của hơi nóng hay của ánh sáng, bởi thế, không có nghĩa gì khác hơn là định luật về hơi nóng và ánh sáng” (Ibid., ii, 13, 17) (Cũng với kiểu tương tự, Spinoza sẽ nói rằng định luật về hình tròn là thực chất của nó). “Bởi vì mặc dù trong thiên nhiên không có gì tồn tại ngoài những cá thể phô bày những hậu quả cá biệt rõ rệt tuỳ theo những luật riêng biệt; tuy thế trong mỗi ngành học, chính những định luật này -sự sưu tầm, phát minh và khai triển chúng- là nền tảng vừa của lý thuyết vừa của thực hành” (Ibid., ii.,2). Của cả lý thuyết lẫn thực hành, cái này thiếu cái kia sẽ vô ích và nguy hiểm; tri thức mà không đẻ ra được thực hành là một vật xanh xao vàng vọt không có máu, không xứng với con người.

Chúng ta nỗ lực học về những hình thức của sự vật không phải chỉ để biết hình thức mà chính vì nhờ biết hình thức, những định luật ta có thể làm lại sự vật theo hình ảnh chúng ta muốn. Bởi thế chúng ta học toán để tính lượng và xây cầu; học tâm lý để tìm đường đi trong rừng xã hội. Khi khoa học đã săn tìm ra những hình thể của mọi sự vật, vũ trụ sẽ trở thành nguyên liệu cho con người muốn xây dựng bất cứ một xã hội lý tưởng nào.

XÃ HỘI LÝ TƯỞNG

thức mà không đẻ ra được thực hành là một vật xanh xao vàng vọt không có máu, không xứng với con người. Chúng ta nỗ lực học về những hình thức của sự vật không phải chỉ để biết hình thức mà chính vì nhờ biết hình thức, những định luật ta có thể làm lại sự vật theo hình ảnh chúng ta muốn. Bởi thế chúng ta học toán để tính lượng và xây cầu; học tâm lý để tìm đường đi trong rừng xã hội. Khi khoa học đã săn tìm ra những hình thể của mọi sự vật, vũ trụ sẽ trở thành nguyên liệu cho con người muốn xây dựng bất cứ một xã hội lý tưởng nào. học, đó có lẽ đã là một lý tưởng rồi.

Đó là cái thế giới mà Bacon mô tả trong đoạn văn ngắn và tác phẩm cuối cùng của ông, “Đảo thần thoại mới” (The New Atlantis) xuất bản hai năm trước khi ông mất. H.G. Wells cho sự phục vụ vĩ đại nhất của Bacon đối với khoa học (Outlines of History, XXXV, sect. 6) là đã vạch ra cho chúng ta thấy, dù rất sơ sài, bức tranh của một xã hội trong đó cuối cùng khoa học có được địa vị xứng đáng của nó là chúa tể vạn vật; đấy là một tưởng tượng vĩ đại mà suốt trong ba thế kỷ đạo quân khổng lồ trong lãnh vực tri thức và phát minh đã nhắm thực hiện để phá tan nghèo khổ và ngu dốt.

Ở đây, trong vài trang ngắn ngủi, Bacon trình bày cho chúng ta lý thuyết về bản chất và hình thức của ông, định luật của đời sống và con người ông, ước vọng thầm kín triền miên của tâm hồn ông.

Platon trong tác phẩm Timaeus (đoạn 25) có nói về thần thọai Atlantis xưa, đại lục bị chìm trong biển Tây, Bacon và những người khác đã cho Tân Mỹ Châu của Columbus với lục địa này là một; tựu trung đại lục ấy vẫn không chìm, mà chỉ có con người không đủ can đảm để vượt biển. Vì đại lục Atlantis cũ không ai biết đến, và dường như dân ở đấy khá mạnh, song không hoàn toàn giống như những người thông tuệ trong xã hội lý tưởng mà Bacon tưởng tượng, nên ông ta nghĩ ra một Atlantis mới, một hòn đảo trong Thái bình dương xa xôi, nơi chỉ có Drake và Magellan đã đi qua, một hòn đảo cách Âu châu và cách tầm hiểu biết của con người khá xa, đủ để tha hồ tưởng tượng về xã hội lý tưởng ở đấy.

Câu chuyện khởi đầu một cách vụng về đầy nghệ thuật, như những truyện kể danh tiếng của Defoe và Swift. “Chúng tôi đi tàu thủy từ Peru (ở đấy chúng tôi đã đi suốt một năm tròn) để đi Trung Hoa và Nhật Bản bằng đường Nam Hải”. Gió êm sóng lặng hoàn toàn, những con tàu nằm yên lặng hằng tuần trên đại dương giống như những chấm nhỏ trên một tấm gương, trong khi lương thực của những nhà mạo hiểm cứ cạn dần. Đoạn những luồng gió mãnh liệt đẩy những con tàu mãi về phương bắc ra khỏi miền nam nhấp nhô hải đảo để đi vào một vùng biển hoang vu bất tận. Những khẩu phần bị giảm xuống, giảm và giảm nữa, và một người thuỷ thủ nhuốm bệnh.

Cuối cùng, khi đoàn thuỷ thủ đã đành chịu chết, họ bỗng thấy, hầu như không thể tin được, một hòn đảo xinh đẹp lờ mờ hiện ra dưới bầu trời. Trên bờ khi con tàu đến gần, họ thấy không phải là những con người man dã, mà là những người ăn mặc tráng lệ, sạch sẽ, và rõ ràng là có trí thông minh rất phát triển. Họ cho phép tàu ghé chơi, nhưng bảo rằng luật của đảo không cho kẻ lạ ở lại. Tuy nhiên, vì vài thủy thủ bị bệnh, họ được ở lại tất cả cho đến khi mạnh.

Trong thời gian dưỡng bệnh, những người thám hiểm ấy dần dần khám phá bí mật của xứ thần thoại mới. Một người dân trên đảo kể cho họ nghe rằng “Cách 1900 năm về trước, đảo này ở dưới quyền cai trị của một vị vua mà chúng tôi đều tưởng nhớ… Tên người là Salomon, và chúng tôi kính trọng ông như người ban luật lệ cho quốc gia này. Vị vua ấy có một lòng quảng đại… và hoàn toàn nghĩ đến việc đem lại hạnh phúc cho dân chúng ở vương quốc ông” (Xứ thần thoại mới, Cambridge Univ. Press, 1900; tr. 20) “Trong số những hành vi tuyệt hảo của vị vua ấy, hành vi tuyệt hảo nhất là sự tạo lập trật tự hay xã hội, gọi là Ngôi Nhà Salomon; đấy là sự xây dựng cao quý nhất trên mặt đất này, ngọn đèn cho vương quốc này” (Ibid., p. 22)

Tiếp đến là đoạn tả Ngôi nhà Salomon, quá phức tạp, không thể trích dẫn tóm tắt, song của đủ hùng hồn để Marcaulay phẩm bình rằng “trong văn Tiếp đến là đoạn tả Ngôi nhà Salomon, quá phức tạp, không thể trích dẫn tóm tắt, song của đủ hùng hồn để Marcaulay phẩm bình rằng “trong văn con đường ấy mới được ngồi trong hội đồng quốc gia. Đấy là một chính phủ của dân, cho dân và do số người ưu tú nhất (được chọn trong dân chúng) lãnh đạo; một chính phủ được lãnh đạo bởi những kỹ thuật gia, kiến trúc sư, nhà thiên văn, nhà địa dư, nhà sinh vật học, vật lý gia, hoá học gia, kinh tế gia, các nhà xã hội học, tâm lý học và các triết gia. Thế cũng đủ phức tạp rồi. Nhưng chúng ta hãy thử tưởng tượng một chính phủ không có chính trị gia!

Quả thế, không có hay có rất ít sự cai trị trong Đảo Thần Thoại Mới; những nhà cai trị ở đó bận rộn trong việc điều khiển thiên nhiên hơn là cai trị con người. “Cứu cánh của cơ quan chúng tôi là tri thức về các nguyên nhân và những chuyển động bí mật của mọi sự; và sự nới rộng biên giới lãnh vực của con người, để làm tất cả những gì có thể làm” (Ibid., p. 34). Đây là then chốt của tác phẩm và của Bacon. Chúng ta gặp những nhà cai trị bận rộn, trong những công việc không xứng chức vị mình như là quan sát những vì sao, tìm cách sử dụng vào kỹ nghệ năng lực của thác nước, phát triển những chất hơi để trị các chứng bệnh thống, thí nghiệm loài vật để thu thập kiến thức về giải phẫu học, nuôi các loại cây và thú v.v… “Chúng tôi bắt chước chim bay, chúng tôi có thể đạt đến phần nào việc bay trong không gian. Chúng tôi có tàu để đi dưới mặt nước”.

Có mậu dịch quốc ngoại, song một thứ mậu dịch lạ lùng; đảo ấy sản xuất những gì mình tiêu thụ, và tiêu thụ những gì sản xuất, không đi đến chiến tranh để giành thị trường. “Chúng tôi có mậu dịch, không phải về vàng bạc, nữ trang, lụa là, hương liệu, hay bất cứ phẩm vật gì khác mà chỉ mậu dịch về thứ mà Thượng đế đã tạo ra đầu tiên, ấy là ánh sáng; để biết về tất cả các vùng trên thế giới” (Xứ Thần Thoại, p. 24). Những “Thương gia buôn Ánh Sáng” này là những người trong Ngôi Nhà Salomon được gửi đi ngoại quốc 12 năm một lần để sống với những dân tộc nước khác trên khắp địa cầu văn minh, học ngôn ngữ họ, khoa học, kỹ nghệ, văn học của họ; và trở về sau 12 năm để tường trình những tìm tòi của họ cho các lãnh tụ Ngôi Nhà Salomon; trong khi một nhóm khoa học gia khác được gửi đi thay thế họ. Với cách đó những tinh hoa của toàn thế giới chẳng bao lâu sẽ đến với xứ này.

Mặc dầu bức tranh có vẻ sơ lược, ta cũng thấy trong đó những nét đại cương lý tưởng của mọi triết gia – một dân tộc sống trong hoà bình, sung túc, khiêm tốn, được lãnh đạo bởi những người minh triết nhất. Giấc mộng của mọi nhà tư tưởng là thay chính trị bằng khoa học; song tại sao sau bao nhiêu lần tái sinh trong vòng luân hồi qua các bộ óc triết gia, lý tưởng ấy vẫn còn là giấc mộng? Phải chăng bởi vì nhà tư tưởng quá mơ mộng tri thức không thể đi vào trường sinh hoạt để xây dựng ý niệm của mình thành sự thật?

Phải chăng vì cái tham vọng thô bỉ của tâm hồn hẹp hòi ưa tích luỹ của cải, cái tham vọng vốn dĩ luôn luôn có số phần lấn lướt những ước vọng nhẹ nhàng tế nhị của các triết gia và những bậc thánh triết? Hay phải chăng vì khoa học chưa đạt đến chỗ trưởng thành và đến một năng lực đầy ý thức? Phải chăng chỉ vào thời đại chúng ta các vật lý gia, hoá học gia và kỹ thuật gia mới bắt đầu thấy rằng nhiệm vụ mới của khoa học trong kỹ nghệ và chiến tranh đem lại cho họ một vị trí quan trọng trong sách lược xã hội, và chỉ cho chúng ta thấy trước một thời mà sức mạnh có tổ chức của họ phải làm cho thế giới phải mời họ lên hàng lãnh đạo?

Có lẽ khoa học chưa xứng đáng địa vị chúa tể vũ trụ, và có lẽ không bao lâu nó sẽ xứng đáng.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x