Trang chủ » 4. PHÊ BÌNH LÝ TÍNH THỰC TIỄN

4. PHÊ BÌNH LÝ TÍNH THỰC TIỄN

by Trung Kiên Lê
136 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Nếu tôn giáo không thể căn cứ vào khoa học và thần học thì căn cứ vào đâu? Vào đạo đức. Nền tảng nơi thần học quá bấp bênh, tốt hơn nên loại bỏ nó, phá huỷ nó đi nữa, đức tin phải được đem đặt ra ngoài tầm với, ngoài lãnh vực của lý tính. Nhưng bởi thế nền tảng đạo đức của tôn giáo phải tuyệt đối không xuất phát từ kinh nghiệm giác quan khả vấn hay từ suy lý bấp bênh; không bị hư hỏng vì sự trộn lẫn với lý trí có thể lầm lỗi; nó phải xuất phát từ bản ngã nội tâm nhờ tri giác và trực giác. Chúng ta phải tìm ra một nền đạo đức tất yếu và phổ quát; tìm những nguyên tắc tiên nghiệm của đạo đức, tuyệt đối và chắc chắn như toán học.

Chúng ta phải chứng minh rằng “lý tính thuần tuý có thể thực tiễn, nghĩa là tự nó có thể định đoạn ý chí, biệt lập với bất cứ gì thuộc lĩnh vực kinh nghiệm” (Phê bình lý tính thực tiễn, tr. 31), rằng ý thức đạo đức là bẩm sinh và không xuất phát từ kinh nghiệm. Mệnh lệnh đạo đức mà chúng ta cần đến xem như nền tảng của tôn giáo, phải là một mệnh lệnh có tính cách tuyệt đối, thuộc vào các phạm trù tiên nghiệm. Bây giò, thực tại lạ kỳ nhất trong mọi kinh nghiệm chúng ta chính là ý thức đạo đức của chúng ta, cảm thức không thể tránh của ta khi đứng trước một cám dỗ, cảm thức rằng điều này hay điều nọ là quấy.

Chúng ta có thể đầu hàng cám dỗ nhưng cảm thức vẫn ở đấy. Buổi sáng tôi lập những dự định, và chiều lại, tôi làm những chuyện điên rồ; nhưng chúng ta biết đấy là những chuyện điên rồ, và chúng ta lại quyết định. Cái gì đã đem đến sự cắn rứt, hối hận và những quyết định mới? Chính là mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) ở trong ta, sự ra lệnh vô điều kiện của lương tâm bắt ta phải “hành động như thể châm ngôn hành động của chúng ta là phải trở thành một luật tự nhiên phổ quát (Phê bình lý tính thực tiễn, tr. 139). Chúng ta biết, không bằng lý luận mà bằng cảm thức linh động và trực tiếp, rằng ta phải tránh lối cư xử mà nếu mọi người đều áp dụng thì xã hội sẽ loạn. Tôi có mong thoát khỏi một hoàn cảnh rối ren bằng một lời dối trá không?

Nhưng trong khi tôi có thể muốn dối trá, thì tôi lại tuyệt đối không muốn rằng sự dối trá phải là một luật phổ quát. Vì với một định luật như thế sẽ không có một hứa hẹn nào cả” (Ibid, p.19). Do đó có cái cảm thức trong tôi rằng không được nói dối ngay dù sự nói dối ấy có lợi cho tôi. Sự phòng xa là giả dối, châm ngôn của nó là: chỉ lương thiện khi đó là phương sách tốt nhất; nhưng định luật đạo đức ở trong tâm hồn ta vốn là vô điều kiện và tuyệt đối.

Và một hành vi là thiện không phải vì nó có những kết quả tốt đẹp, hay vì nó khôn ngoan, mà chính bởi vì nó tuân theo cảm thức về bổn phận ở nội tâm, tuân theo cái luật đạo đức không do từ kinh nghiệm riêng tư của ta, mà được thiết lập tiên nghiệm cho mọi hành vi của ta trong quá khứ, hiện tại, vị lai. Điều độc nhất vô cùng thiện trong thế gian chính là thiện chí, ý chí tuân theo luật đạo đức, bất kể điều ấy có lợi hay có hại cho mình.

Đừng kể đến hạnh phúc của bạn, cứ làm bổn phận của bạn đi. “Đạo đức không phải là chủ thuyết làm thế nào để cho ta hạnh phúc, mà làm thế nào để xứng đáng với hạnh phúc” (Ibid, tr. 227). Ta hãy tìm hạnh phúc cho kẻ khác; nhưng cho chính ta, thì hãy tìm sự toàn thiện, dù nó đem lại cho ta hạnh phúc hay đau khổ (Tựa cuốn Những thành tố siêu hình của đạo đức – The Metaphysical Element of Ethics). Hoàn thành sự toàn thiện nơi chính mình và hạnh phúc cho kẻ khác, “hành động thế nào để xem nhân tính, dù trong chính bản thân hay nơi một người khác, trong mọi trường hợp, phải như một cứu cánh chứ không bao giờ như một phương tiện” (Siêu hình học về đạo đức, Luân đôn, 1909, tr. 47). Điều này cũng thế, chúng ta cảm thức một cách trực tiếp, là một phần của mệnh lệnh tuyệt đối.

Chúng ta hãy sống theo một nguyên tắc như thế và sẽ tạo ngay được một cộng đồng lý tưởng của những con người có lý trí; để tạo được nó ta chỉ cần hành động như ta đã thuộc vào đoàn thể ấy; ta phải áp dụng định luật toàn hảo ở trong một trạng huống bất toàn. Sự đặt bổn phận lên trên cái đẹp, đạo đức lên trên hạnh phúc, ấy là một nền đạo đức khó theo, song chỉ có cách ấy chúng ta mới thôi là những con vật, và bắt đầu làm thần thánh.

Trong khi ấy, hãy để ý rằng cái mệnh lệnh tuyệt đối kêu gọi ta làm bổn phận ấy cuối cùng chứng tỏ ý chí tự do của chúng ta; làm sao chúng ta có thể có một quan niệm về “bổn phận” nếu chúng ta không cảm thấy tự do? Chúng ta không thể chứng minh tự do ấy bằng lý tính, chúng ta chứng minh nó bằng cách trực tiếp cảm thức nó trong khủng hoảng của sự chọn lựa tinh thần. Chúng ta cảm thức cái tự do này như là tinh yếu của bản ngã nội tâm, của cái “ngã” thuần khiết, chúng ta cảm thấy ở trong ta hoạt động tự nhiên của một tâm thức uốn nắn kinh nghiệm và lựa chọn mục đích.

Hành động của chúng ta một khi đã bắt đầu dường như tuân theo những định luật cố định bất biến, nhưng ấy chỉ vì chúng ta tri giác những kết quả của hành động qua giác quan, cái giác quan đã mặc cho tất cả những gì nó truyền đi chiếc áo của định luật nhân quả mà chính tâm thức chúng ta làm ra. Tuy nhiên chúng ta vốn ở ngoài và ở trên những định luật chúng ta làm ra để hiểu thế giới kinh nghiệm; mỗi một chúng ta là một trung tâm của sáng kiến và năng lực sáng tạo. Bằng một cách mà chúng ta cảm thấy song không thể chứng minh, mỗi chúng ta đều tự do.

Hơn nữa, mặc dù không thể chứng minh, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta bất tử. Chúng ta tri giác rằng cuộc đời không phải như những tấn kịch mà mọi người mê say trong đó mọi kẻ xấu đều bị trừng phạt, mọi hành vi đức hạnh đều được ban thưởng, chúng ta học thêm hàng ngày rằng trí khôn của con rắn ở đây lợi thế hơn nhiều sự hiền lành của con bồ câu, và bất cứ kẻ trộm cướp nào cũng có thể đắc thắng nếu nó trộm khá đủ. Nếu chỉ có lợi ích và phương tiện thế tục để biện minh cho đức hạnh, thì quá tốt là một điều thiếu khôn ngoan, nhưng mặc dù biết tất cả điều đó, vì luôn luôn chạm mặt với thực tế tàn nhẫn này, chúng ta vẫn cảm thấy một mệnh lệnh bắt buộc ta phải chính trực, chúng ta biết rằng chúng ta làm điều thiện cho dù nó không thích hợp.

Làm sao ý thức về lẽ phải này có thể tồn tại nếu không phải rằng trong tự tâm, chúng ta cảm thấy đời sống này chỉ là một phần của sự sống, giấc mộng trần gian này chỉ là một giai đoạn thai bào cho một cuộc đời mới, một sự tỉnh thức mới, nếu chúng ta không mơ hồ biết rằng trong đời sống về sau vĩnh cửu hơn ấy, sự công bình sẽ được dựng lại, và không một tách nước nào đã đem cho một cách rộng lượng mà không được trả lại gần trăm lần? Cuối cùng, và cũng do cùng một dấu hiệu ấy, có một thượng đế hiện hữu. Nếu cảm thức về bổn phận bao hàm và biện minh cho niềm tin vào phần thưởng vị lai thì “mệnh đề về bất tử phải đưa đến giả thuyết về hiện hữu của một nguyên nhân tương xứng với kết quả này.

Nói khác đi, điều tất yếu là phải có hiện hữu của thượng đế. “Điều này nữa cũng không phải được chứng minh bằng lý tính; ý thức đạo đức, cái có liên hệ đến thế giới hoạt động của chúng ta, phải được ưu thắng đối với cái luận lý vốn chỉ được khai triển để đề cập đến những hiện tượng giác quan. Lý trí chúng ta để chúng ta tự do tin tưởng rằng đằng sau vật-tự-thân có một Thượng đế công chính, ý thức đạo đức ra lệnh cho chúng ta phải tin điều ấy. Rousseau đã đúng: ở trên luận lý của khối óc là cảm thức của trái tim. Pascal cũng có lý: trái tim có những lý lẽ của nó, mà lý trí không thể hiểu được.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook.

5 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x