Trang chủ » 40. ĐƯỜNG SỐNG

40. ĐƯỜNG SỐNG

by Trung Kiên Lê
108 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

Chương XXXI

HẠNH PHÚC ĐƯỢC SỐNG

Cuộc sống của con người và hạnh phúc của nó là ở sự hội nhập ngày một đầy đủ hơn của linh hồn, bị thân xác cách ly khỏi những linh hồn khác và khỏi Thượng Đê, với những gì mà nó bị cách ly. Sự hội nhập ấy đạt được bằng cách linh hồn, biểu lộ qua tình yêu, ngày một tự giải phóng khỏi thân xác. Vì vậy ai hiểu được rằng cả cuộc sống lẫn hạnh phúc sống của nó là ở sự giải phóng linh hồn khỏi thân xác, thì cuộc sống của người ấy, bất chấp mọi tai họa, khổ đau và bệnh tật, không thể là cái gì khác, mà chỉ là một hạnh phúc không thể hủy hoại.

I.

CUỘC SỐNG LÀ CÁI PHÚC CAO NHẤT KHẢ THỂ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

1.

Cuộc sống, cho dù nó có là thế nào, vẫn là cái phúc mà không có cái phúc nào khác cao hơn. Nếu chúng ta nói cuộc sống là cái ác, thì ta nói như thế chỉ trong sự so sánh với một cuộc sống khác, tốt đẹp hơn, được tưởng tượng ra, nhưng thực ra chúng ta không biết vẫn không thể biết một cuộc sống nào khác tốt đẹp hơn, cho nên cuộc sống, du nó có là thế nào, vẫn là cái phúc cao nhất khả thể đối với con người.

2.

2 Chúng ta hay coi thường hạnh phúc của cuộc sống này, tường là ở nơi nào đó, vào lúc nào đó sẽ có được một hạnh phúc lớn hơn. Nhưng cái hạnh phúc lớn hơn như thế không thể có ở đâu và lúc nào, bởi lẽ chúng ta trong cõi người của ta đã được ban tặng một hạnh phúc vĩ đại đến thế – sự sống, mà không có và không thể có cái gì cao hơn nó.

3.

Thế gian này không phải là trò đùa, không phải là nơi thử thách và không phải là trạm trung chuyển sang một thế giới tốt hơn, vĩnh hằng; thế giới nơi chúng ta đang sống là một trong nhưng thế giới vĩnh hằng, tuyệt diễm và đầy niềm vui mà chúng ta không chỉ có thể, mà còn có nhiệm vụ bằng những nỗ lực của mình làm cho nó diễm lệ hơn và chứa chan niềm vui hơn cho những người sống cùng chúng ta và cho tất cả những ai sẽ sống sau chúng ta ở đây.

4.

Khi chúng ta nói sự sống chúng ta không phải là cái phúc, thì dưới những TỪ ấy ta tất yếu ngụ ý rằng ta biết một cái phúc nào đó lớn hơn sự sống. Nhưng trong khi ấy thì chúng ta không biết và không thể biết bất kì một cái phúc nào lớn hơn sự sống. Vì vậy nếu ta thấy sự sống không phải là cái phúc, thì tuyệt không phải do sự sống, mà do chính chúng ta có lỗi.

5.

Nếu ai đó nói rằng khi làm điều thiện y cảm thấy bất hạnh, thì cái đó chỉ có nghĩa là cái y cho là điều thiện không phải là thiện.

6.

Hãy biết và hãy nhớ rằng nếu con người thấy mình bất hạnh, thì đó là lỗi của chính nó. Người ta chỉ bất hạnh khi mong muốn cái họ không thể có được; và họ hạnh phúc khi họ mong muốn cái họ có thể có.

Thế thì cái gì mà mọi người không thể luôn luôn có, mặc dù họ mong muốn, và cái gì họ có thể luôn luôn có khi họ mong muốn?

Con người không phải lúc nào cũng có thể có cái nằm ở ngoài quyền lực của họ, không thuộc về hộ, cái mà người khác có thể tước đi của họ – tất cả những thứ ấy không ở trong quyền nărig cuá con người. Chỉ ở trong quyền năng của con người cái mà không ai và không cái gì có thể càn trở.

Cái thứ nhất là những lợi ích trần thế: sự giàu có, vinh hiển, sức khỏe. Cái thứ hai là linh hồn của ta, sự hoàn thiện tinh thần của ta. Và trong quyền năng của chúng ta chính là tất cả những gì cần thiết hơn cả cho hạnh phúc của chúng ta, bởi lẽ không một cái gì, không một lợi ích tran thê nào có thể đem lại cái chân phúc, mà chỉ luôn luôn đánh lừa. Chỉ những nỗ lực của chúng ta nhích gần lại với thể hoàn hảo tinh thần mới mang đên cho ta cái chân phúc, mà những nỗ lực ấy thì luôn luôn ở trong quyền năng của chúng ta.

Chúng ta được đối xử như một người cha hiền từ đối xử với con cái. Chúng ta chỉ không được ban tặng chỉ cái mà không thể mang lại hạnh phúc cho ta. Còn những gì chúng ta cần – tất cả đều được ban tặng.

Epictetus

7.

Con người làm hỏng dạ dày của mình, rồi chê ỏng chê eo những món ăn. Cũng như thế với những ai bất mãn với cuộc đời.

Chúng ta không có quyền nào bất mãn với cuộc đời. Nếu ta có cảm tưởng rằng ta bất bình với cuộc đời, thì cái đó chỉ có nghĩa là chúng ta có đủ căn cứ để bất bình với chính mình.

8.

8 Con người đang đi trên đường thì tạt ngang, rồi giáp mặt với con sông ngăn lối anh ta, thế là anh ta liền nói rằng người phái anh ta đi đã đánh lừa anh, anh ta vật vã khóc than trên bờ sông, rồi nhảy xuống sông, nguyền rủa người đã sai phái và chết đuối mà không muốn biết rằng trên con đường anh ta đã ha bỏ, đâu đâu cũng có cầu cống và mọi tiện nghi cho sự du hành. Cũng cái đó xảy ra với những người lìa bỏ đường sống chân chính duy nhất. Họ bất mãn trước cuộc sống, nhiều khi tự sát hại mình chỉ bởi vì họ đã đi lạc con đường ấy và không muốn thừa nhận lầm lạc của mình.

9.

Bạn đừng nghĩ rằng sự rối trí trước ý nghĩa của cuộc sống con người và sự không thông hiểu nó là một cái gì đó cao cả hay mang tính bi kịch. Sự rối trí của con người trước ý nghĩa cuộc sống tựa như sự rối trí của một anh chàng nào đó lạc bước vào một hội người đang đọc cho nhau nghe một cuốn sách hay. Sự rối trí, của anh chàng ấy, không chịu lắng nghe và không hiểu cái đang được đọc và chạy đi chạy lại lăng xăng giữa những người đang bận việc, không phải là một cái gì đó cao cả hoặc bi thống, mà là cái nực cười, xuẩn ngốc và đáng thương.

10.

Tựa như một người không quen với sự xa xỉ song lại ngẫu nhiên rơi vào hoàn cảnh ấy, với động cơ đề cao mình trong con mắt những người khác làm ra vẻ sự xa xỉ quen thuộc với anh ta đến nỗi anh ta không những không ngạc nhiên, mà còn coi rẻ nó, cũng như thế một người thiếu trí tuệ, xem sự coi rẻ những niềm vui của cuộc sống là dấu hiệu của một thế giới quan cao thượng, luôn làm ra vẻ anh ta chán ngán với cuộc sống lắm rồi và có thể hình dung được cho mình một cái gì đó tốt đẹp hơn rất nhiều.

11.

Xưa kia có một ân nhân mong muốn làm được thật nhiều điều thiện cho nhân quần, và ông bắt đầu nghĩ làm thế nào để không phật lòng ai và tất cả đều được lợi. Nếu phân phát của cài trực tiếp vào tay từng người thì sẽ không biết nên cho những ai, ai đáng được cho nhiều hơn, vả lại cũng không cào bằng mọi người được – những người không được gì sẽ hỏi: “Tại sao ông đã cho những người kia, chứ không phải chúng tôi?”

Và ân nhân ấy nghĩ ra một kế – dựng lên ở nơi đông dân cư một nhà trọ và tập hợp trong nhà trọ ấy tất cả những gì có thể mang lại lợi ích và thú vui cho con người. Ân nhân ấy xây nên trong nhà trọ nhiều buồng ở ấm áp, với những lò sưởi tốt, với rất nhiều củi, nhiều đèn chiếu sáng, với những kho đầy ắp đủ mọi loại bánh mì, với những tầng hầm dự trữ rau cỏ, hoa quả và đủ mọi đồ uống, rồi giường đệm, rồi đủ thứ áo quần, giày dép, và nhiều thứ khác nữa, nhiều đến mức đủ cho nhiều người, rất nhiều người dùng. Làm xong tất cả, vị ân nhân ra đi và bắt đầu chờ xem cái gì sẽ đến.

Và thế là những người dân lành bắt đầu lui tới nhà trọ, ăn, uống, ngủ qua đêm, nhiều khi ở cả ngày, một ngày, hai ngày, một tuan lien. Có khi ai cần thì lấy đi một cái gì đó từ số áo quần, giày dép trong nhà trọ. Tất cả đều sẽ được dọn dẹp, để cho y như lúc khách chưa đến, để cho mọi người đến đấy đều được sử dụng tất cả và khi ra đi thì chỉ biết cảm ơn vị ân nhân vô danh.

Nhưng một hôm một tốp người táo tợn, xấc xược và bất hảo tạt vào nhà trọ. Và chung mỗi người cướp lấy cho mình tất cả của cải có thể cướp, và do cái của cướp được ấy mà giữa chúng bùng lên cuộc xích mích. Thoạt đầu chúng chửi bới nhau, rồi ẩu đả, rồi bắt đầu giành giật ở nhau của cải, đập phá các đồ dùng chỉ cốt cho kẻ khác không được phần. Và khi chúng đã phá phách, đã làm hỏng tất cả, và chính chúng bắt đầu thiếu ăn, thiếu mặc và hứng chịu mọi sự hà hiếp lẫn nhau, thì lũ người ấy bắt đầu chửi rủa ông chủ, tại sao ông ta lại tổ chức tất cả tồi đến thế, tại sao lại không đặt lính gác, tại sao lại để cho đủ mọi kẻ bất lương vào nhà trọ. Những kẻ khác thì quả quyết không có ông chủ nào hết, và cái nhà trọ này tự nó đã mọc lên.

Và những người ấy bỏ nhà trọ ra đi, đói, rét, bực bội, và chỉ làm mỗi một việc là chửi bới nhau, chửi cái nhà trọ và tay chủ đã bày ra nó.

Người đời cũng hành xử như vậy trong thế gian này, khi họ sống không cho phần hồn mà phần xác của mình, hủy hoại đời mình và đời của những người khác, không lên án mình mà lên án những người khác, hoặc Thượng Đế, nếu họ thừa nhận có Thượng Đế, hoặc bản thân thế giới, nếu họ không thừa nhận có Thượng Đế, cho rằng thế giới tự nó đã thành hình như thế.

IX

CHỈ SỰ THI HÀNH LUẬT SỐNG MỚI MANG LẠI HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI

1.

Cần phải luôn luôn vui sướng. Nếu niềm vui cạn kiệt, thì hãy tìm xem, bạn đã sai lầm ở đâu.

2.

Nếu con người bất mãn vì hoàn cảnh của mình, anh ta có thể thay đổi nó bằng hai phương cách: hoặc cải thiện những điều kiện sống của mình, hoặc cải thiện tâm trạng của mình. Cái thứ nhất không phải lúc nào cũng làm được, cái thứ hai lúc nào cũng ờ trong quyền năng của anh ta.

Emerson

3.

Tôi thiết nghĩ, con người trước hết cần phải đặt ra cho mình một quy tắc – cảm thấy mình hạnh phúc và mãn nguyện, cần phải xấu hổ, chẳng hạn vì một hành vi xấu xa, trước sự bất mãn của mình và biết rằng nếu ở ta hoặc trong ta có cái gì đó bất ổn, thì ta không nên kể lể và than vãn về cái đó với người khác, mà nên cố gắng thật mau chóng sửa chữa cái bất ổn ấy.

4.

Sự thực hiện luật của Thượng Đế – luật của tình yêu, mang lại hạnh phúc cao nhất, là hữu khả trong mọi hoàn cảnh.

5.

Tất cả chúng ta trên cõi đời này đều như những con ngựa bất kham, bị đặt vòng lên cổ, bị thắng vào cỗ xe. Thoạt đầu ta quẫy cựa, ta muốn sống chỉ cho mình, theo ý mình, ta bẻ gãy càng xe, rứt đứt yên cương, nhưng không thoát ra được, chỉ làm mình mệt nhoài. Và chỉ khi ta đã mệt nhoài, đã quên đi về ý chí của mình, và tuân phục ý chí caó hơn và kéo xe đi – chỉ khi ấy ta mới tìm thấy sự bình yên và phúc lạc.

6.

Ý chí của Đấng Tối Cao trong mọi trường hợp đều sẽ được thực hiện, dù ta có tuân thủ nó hay không; nhưng cái phụ thuộc vào ta đó là hoặc trở thành đối thủ và tự tước đi của mình hạnh phúc được tham gia vào việc thực thi ý chí tối cao ấy hoặc trở thành người dẫn đưa nó vào đời sống, hút thu nó vào mình như là một khối tình yêu mà ta có thể chứa đựng, và sống bằng nó và trải nghiệm một hạnh phúc không gì phá vỡ được.

7.

“Hãy đến với Ta tất cả những ai lao khổ và mang gánh nặng, và Ta sẽ trấn yên các người. Bởi vì ách của Ta là tốt lành và gánh của Ta nhẹ nhàng” – những lời được nói trong giáo thuyết của Kitô. Những lời ấy có nghĩa là, cho dù con người có khổ sở đến đâu, cho dù những mất mát và tai họa nào có đổ xuống nó, chỉ cần nó thấu hiểu và tiếp thu vào trái tim mình cái học thuyết chân chính nói rằng cuộc sống và hạnh phúc của con người là ở sự hội nhập của hồn nó với cái mà nó bị cách ly bởi thân xác: với linh hồn của những người khác và với Thượng Đế, thế thì mọi điều tưởng là tai ác sẽ tan biến tức khắc. Chỉ cần con người nhìn thấy cuộc sống của mình ở sự liên kết bằng tình yêu với mọi sinh linh và với Thượng Đế, thì cuộc sống của nó từ nỗi khổ sẽ tức khắc trở thành một đại phúc, đại hạnh.

[1910] [144] Đường sống (“Put’ zhizni”) Đây là chương cuối cùng của công trình đặc sắc mà Tolstoi soạn thảo trong năm cuối cùng của đời mình. Sách được hợp thành từ các châm ngôn được sắp xếp theo đề tài. Như có thể thấy, đa số châm ngôn là của chính Tolstoi. Sách được ấn hành sau khi nhà đại văn hào đã qua đời.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x