Trang chủ » 5. VỀ TÔN GIÁO VÀ LÝ TRÍ

5. VỀ TÔN GIÁO VÀ LÝ TRÍ

by Trung Kiên Lê
143 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Có phải điều này có vẻ tầm thường, dè dặt bảo thủ? Nhưng không, trái lại, sự chối bỏ một cách mạnh dạn nền thần học “duy lý” này, sự giảm trừ tôn giáo thành hy vọng và niềm tin đạo đức ấy đã đánh thức tất cả những người theo chính thống giáo của Đức quốc nổi dậy chống đối. Để đối phó cùng mãnh lực vũ bão này, quả là cần nhiều can đảm hơn cái tên “Kant” sẽ gợi lên.

Nhưng ông đã có đủ gan dạ để làm việc ấy, điều này rất rõ rệt khi vào năm 67 tuổi, Kant ấn hành tác phẩm Phê bình khả năng phán đoán và năm 69 tuổi cuốn Tôn giáo xét trong giới hạn của lý tính thuần tuý. Trong cuốn đầu Kant thảo luận trở lại luận chứng về kiểu mẫu mà trong cuốn Phê bình đầu tiên ông đã phủ nhận, xem như là chứng lý không đầy đủ để chứng minh hiện hữu Thượng đế. Ông bắt đầu bằng sự liên kết kiểu mẫu và cái đẹp; ông nghĩ cái đẹp là bất cứ cái gì để lộ vẻ cân đối và nhất tính của cơ cấu, như thế nó đã được vẽ ra bởi trí tuệ.

Ông nhận xét qua rằng (và ở đây Schopenhauer đã mượn tạm khá nhiều để lập ra lý thuyết về nghệ thuật của mình) sự thưởng ngoạn kiểu mẫu cân đối luôn luôn đem lại cho ta một nguồn vui vô vị lợi; và “một niềm thích thú nơi vẻ đẹp của thiên nhiên tự nó luôn luôn là một dấu hiệu của điều thiện” (Phê bình phán đoán, đoạn 29). Nhiều sự vật trong thiên nhiên để lộ một vẻ đẹp, sự cân đối và nhất tính khiến chúng ta nghĩ đến một kiểu mẫu siêu nhiên. Nhưng trái lại, Kant bảo, trong thiên nhiên còn có nhiều trường hợp về sự phung phí và hỗn độn, nhiều sự trùng lập và nhân bội vô ích; thiên nhiên bảo tồn sự sống, nhưng phải tốn biết bao là khổ đau và chết chóc.

Như vậy sự xuất hiện của kiểu mẫu mgoại giới không phải là một bằng chứng chắc thật về hiện hữu của Thượng đế. Những nhà thần học thường dùng ý niệm này quá nhiều thì hãy bỏ đi, và những nhà khoa học đã bỏ nó thì hãy dùng đi; nó là một cái mốc vĩ đại đưa đến hàng trăm mặc khải. Bởi vì chắc chắn là có kiểu mẫu, nhưng là kiểu mẫu nội tại, kiểu mẫu của những phần tử phỏng theo toàn thể, và nếu khoa học chịu giải thích những phần tử trong một cơ thể theo ý nghĩa của chúng đối với toàn thể, thì khoa học sẽ gây một thế quân bình kỳ diệu cho nguyên lý khởi sắc là quan niệm cơ giới về sự sống, cái nguyên lý cũng đem lại kết quả cho sự tìm tòi đấy, song tự mình nó sẽ không bao giờ giải thích được sự sinh thành của cả đến một ngọn cỏ.

Bài “Tiểu luận về tôn giáo” là một sản phẩm đặc sắc đối với một ông già 69 tuổi. Có lẽ là một tác phẩm táo bạo nhất của Kant. Vì tôn giáo phải có một nền tảng không phải dựa trên luận lý của lý tính lý thuyết, mà trên lý tính thực tiễn của ý thức đạo đức, nên kết quả là bất cứ thánh kinh hay mặc khải nào cũng phải được phán đoán qua giá trị đạo đức của nó, và tự nó không thể là quan toà của một quy luật đạo đức. Giáo đường và giáo điều chỉ có giá trị khi nó trợ giúp sự phát triển đạo đức cho nòi giống. Khi chỉ có tín điều hay lễ lạc đoạt quyền ưu tiên của đạo đức, thì tôn giáo không còn là tôn giáo. Giáo đường thực thụ phải là một cộng đồng của những người, dù phân tán và chia cách đến đâu, vẫn liên kết trong sự tôn sùng luật đạo đức chung.

Chính để xây dựng một cộng đồng như thế mà đấng Kitô đã sống và đã chết. Chính đây là ngôi giáo đường thực thụ mà Ngài đã dựng lên, tương phản với chủ trương “giáo trị” về sau. “Chúa Kitô đã đem thiên quốc lại gần đất hơn, song Ngài đã bị hiểu sai; thay vì Thiên quốc của Chúa, cung điện của giáo sĩ đã được dựng lên giữa chúng ta” (Chamberlain trích dẫn trong Immanuel Kant, q.1, tr.50). Giáo điều và tế tự đã thay thế đời sống thánh thiện; thay vì con người ràng buộc với nhau bằng tôn giáo, họ đã bị phân chia thành một ngàn giáo phái, và mọi thói dị đoan vô nghĩa “được nhồi sọ xem như là cách phụng sự thiên đình nhờ đó người ta có thể chiếm được ân sủng bằng lối nịnh hót” (Paulsen, Immanuel Kant, N.Y., 1910, tr.366).

Lại nữa, phép lạ không thể chứng minh cho tôn giáo, vì chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn tin vào bằng chứng bênh vực cho phép lạ; và sự cầu nguyện là vô ích nếu nó nhằm đình trệ những định luật tự nhiên đúng cho mọi kinh nghiệm. Cuối cùng, quái gỡ nhất là khi giáo đường trở thành một khí cụ trong tay một chính phủ phản động, khi giới tu sĩ, mà nhiệm vụ là an ủy và hướng dẫn một nhân loại bất an bằng niềm tin tôn giáo, bằng hy vọng và bác ái, bây giờ trở thành dụng cụ cho nền thần học ngu dân và sự đàn áp chính trị.

Những kết luận này thật táo bạo ở chỗ chính đấy là những điều đã xảy ra tại nước Phổ. Frédérique Đại đế mất năm 1786, và được F. William II kế vị, đối với ông này thì chính sách tự do của người trước dường như thiếu lòng ái quốc vì đã chịu ảnh hưởng của phái Tôn sùng lý trí của Pháp. Zedlitz, người đã làm Bộ trưởng giáo dục dưới triều Frédérique, bây giờ bị thải hồi, nhường chỗ cho một người theo Thanh giáo Đức là Wollner. Wollner đã được Frédérique đại đế cho là “một linh mục xảo quyệt bịp bợm” đã leo lên quyền lực nhờ tự hiến mình làm một “công cụ không xứng đáng” cho chính sách của vị vua mới trong việc phục hồi đức tin chính thống bằng phương pháp cưỡng bách (Bách khoa Anh, mục “F. William II”).

Năm 1788, ra một sắc lệnh cấm chỉ mọi lối giảng dạy ở Trung và Đại học nào vượt ngoài hình thức chính thống của Thệ phản giáo theo thánh Luther; ông thiết lập một chế độ kiểm duyệt gắt gao đối với mọi hình thức ấn hành và ra lệnh ngưng chức mọi giáo sư bị tình nghi là có tà thuyết. Kant lúc đầu được để yên vì ông đã già, chỉ có một số ít người đọc ông, và những người này cũng không hiểu ông nữa. Nhưng bài Tiểu luận về tôn giáo lại rất dễ hiểu và mặc dù nghe ra đầy nhiệt tình tôn giáo, nó vẫn tỏ lộ một giọng điệu Voltaire quá mạnh không dễ gì qua mặt chế độ kiểm duyệt mới. Tờ Berliner Monatsschrift đã định in bài ấy, bỗng được lệnh phải bỏ.

Bấy giờ Kant hành động với một sức mạnh và can đảm khó ngờ nơi một ông già đã gần bảy chục. Ông gởi bài Tiểu luận đến một vài bạn hữu ở Jena và nhờ in nơi nhà in Đại học ở đấy. Jena ở ngoài biên giới Phổ, thuộc quyền quản hạt của quận công Weimar lúc ấy đang bảo trợ cho Goethe. Kết quả là năm 1794, Kant nhận được một mệnh lệnh của vua Phổ như sau: “Trẫm rất bất mãn khi thấy khanh đã lạm dụng triết học của khanh để phá hoại nhiều lý thuyết quan trọng và căn bản nhất của Thánh kinh và của Kitô giáo.

Trẫm bắt buộc khanh phải giải thích hành vi của khanh và mong rằng trong tương lai, khanh sẽ không gây ra những điều tổn hại như thế, mà trái lại, phù hợp với bổn phận khanh, khanh sẽ dùng tài năng và thẩm quyền của khanh sao cho mục đích của ông cha chúng ta càng ngày càng dễ đạt. Nếu tiếp tục chống lại lệnh này, khanh có thể chờ đợi những hậu quả khó chịu” (Trong Paulsen, tr.49).

Kant trả lời rằng mọi hoc giả lẽ ra phải có quyền lập những phán đoán độc lập về những vấn đề tôn giáo và công bố quan điểm của họ, nhưng triều đại của nhà vua hiện thời, ông sẽ giữ im lặng. Vài nhà chép tiểu sử có thể rất can đảm theo lối “hàm thụ” đã lên án Kant về vụ nhượng bộ này, nhưng ta nên nhớ rằng Kant đã 70 tuổi, sức khoẻ sút kém không thích hợp cho một cuộc chiến đấu; và nhớ rằng dù sao ông cũng nói lên thông điệp của mình cho thế giới rồi.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x