Trang chủ » 6. KẾT LUẬN

6. KẾT LUẬN

by Trung Kiên Lê
89 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

“Những người có địa vị cao thường phải chịu nô lệ ba lần: nô lệ cho vương vị hay tổ quốc, nô lệ cho danh tiếng, nô lệ cho công việc, đến nỗi hoặc không có tự do dù trong hành động, trong con người họ hay trong thì giờ… Bước lên địa vị cao là việc khổ nhọc và từ sự gian khổ này người ta đi đến sự gian khổ lớn hơn; nó lại thường hèn hạ, người ta nhờ vào luồn ra cúi mà bước lên địa vị công hầu. Chỗ đứng ấy lại trơn trượt, bước thụt lùi thường khi không ngã quỵ thì cũng xiểng liểng” (Luận “Về địa vị cao”).

Đấy cũng là tóm lược rất xác đáng kết cuộc của chính Bacon một cách không ngờ. “Những lỗi lầm nơi một người thường là sản phẩm thời đại; đức hạnh và tài hoa nơi y mới chính thật của y”, Goethe bảo. Điều ấy hình như không đúng hẳn trong trường hợp Goethe, tinh thần của thời đại, song lại đặc biệt đúng trong trường hợp Bacon. Abbot (trong Francis Bacon, ch. 1) sau một cuộc nghiên cứu công phu về tinh thần đạo đức thịnh hành dưới triều Elizabeth, đã kết luận rằng tất cả những nhân vật quan trọng ở đấy, đàn ông cũng như đàn bà, đều là đồ đệ của Machiavel. Roger Ascham mô tả bằng một bài vè bốn đức tính cốt yếu cần thiết trong triều nữ hoàng:  

Gian, dối, nịnh hót, dạn dày,

Ấy là bốn cách để được ân sủng ở triều đình.

Nếu bạn không chịu theo bất cứ cách nào trong đó, Thì bạn nên trở về làng cũ học cày.

Vào thời buổi vui nhộn ấy, các quan toà có tục lệ nhận “quà” nơi những người đi kiện ở pháp đình. Bacon cũng không hơn gì thời đại về vấn đề ấy; và sự ăn tiêu xa xỉ của ông – không cho phép ông thận trọng-. Song mọi sự có lẽ sẽ qua êm nếu ông đã không gây quá nhiều oán cừu trong vụ Essex và trong những bài diễn văn của ông. Một người bạn đã báo cho ông biết rằng “Trong triều mọi người đều bảo rằng vì ngọn lưỡi của anh đã là một lưỡi dao bén cho nhiều người, nên họ cũng sẽ dùng lưỡi dao họ để hại lại anh” (Ibid., p. 13, phần ghi chú). Song ông đã không để ý đến lời báo trước ấy. Ông dường như được vua yêu chuộng; đã được làm quận công ở Verulam năm 1618, tử tước (Viscount) ở St Albans 1621, và làm Chancellor trong 3 năm.

Nhưng đùng một cái tai họa xảy đến. Năm 1621 một người thua kiện đã tố cáo ông nhận tiền trong vụ xử kiện ấy; đấy là một việc không lạ gì, song Bacon biết nếu những kẻ thù ông muốn khơi vụ này ra, họ có thể làm cho ông đoạ. Ông rút lui về chờ đợi kết quả cuộc diễn biến. Khi hay tin rằng tất cả những kẻ thù ông đều đòi ông giải nhiệm, ông gửi đến vua James “lời thú tội và xin phục tùng ý nhà vua”. Vua James nhượng bộ trước áp lực của quốc hội đang thắng thế – quốc hội mà bấy lâu Bacon đã cương quyết phò vua chống lại – và hạ lệnh tống giam ông.

Nhưng sau hai ngày ông được thả; và số tiền phạt nặng nề đã được vua thanh toán. Lòng kiêu hãnh của ông chưa hoàn toàn sụp đổ, ông nói: “Tôi là vị thẩm phán công chính nhất ở Anh quốc từ 50 năm nay, song sự phán quyết ấy là sự phán quyết công bình nhất trong quốc hội từ 200 năm nay”.

Ông sống 5 năm còn lại trong bóng tối và sự bình an của gia đình, bị ray rứt bởi một cảnh nghèo túng không quen, song được an ủi bằng việc tích cực nghiên cứu triết lý. Trong 5 năm ấy ông viết tác phẩm bằng La ngữ vĩ đại nhất của ông: De Augmentis Suntiarum (Tăng tiến tri thức), xuất bản một quyển Tiểu luận dầy hơn, một tập nhỏ nhan đề Sylva Sylvarum, và một cuốn Lịch sử Henry VII. Ông tiếc đã không từ bỏ chính trị sớm hơn để dành hết thì giờ cho văn chương và khoa học.

Cho đến phút cuối cùng ông cũng bận rộn công việc ấy và có thể nói ông đã chết “tại trận tiền”. Trong bài tiểu luận “Về cái chết” ông đã nói đến ước ao được chết “trong khi đang hăm hở theo đuổi, giống như một người chết tươi máu còn nóng hổi không cảm thấy đau đớn của vết thương”. Như César, ông đã được như lời.

Vào tháng ba 1626, trong khi cưỡi ngựa từ London đến Highgate và suy nghĩ vấn đề làm sao, đến mức độ nào tuyết có thể giữ cho thịt tươi khỏi thối, ông quyết định thí nghiệm ngay. Ông dừng lại ở một nhà lá bên đường, mua một con gà, giết và độn tuyết vào. Trong khi đang làm thế thì ông bị lên cơn rét, và cảm thấy không thể đi ngựa trở về thành, ông bảo người ta đưa ông đến nhà Lord Arundel ở gần đấy để nằm. Ông chưa thoái từ sự sống, ông vui vẻ viết rằng “Cuộc thí nghiệm… đã thành công mỹ mãn”.

Nhưng đấy là phút chót đời ông. Cơn sốt của cuộc đời đa diện đã đốt cháy ông hoàn toàn, bây giờ người ông nóng ran, không thể chống lại cơn bệnh lan dần lên tim. Ông chết vào ngày 9 tháng 4, 1626, năm ông 65 tuổi.

Ông viết trong di chúc những lời kiêu hãnh điển hình của ông như sau: “Tôi hiến dâng linh hồn tôi cho Thượng đế… Xác tôi nên chôn cất trong lặng lẽ. Tên tôi tặng cho những thế hệ về sau và các quốc gia xa lạ”. Các thế hệ và các quốc gia đã đón nhận ông.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x