Trang chủ » 6. VỀ CUỘC SỐNG

6. VỀ CUỘC SỐNG

by Trung Kiên Lê
107 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

“Con người chẳng khác gì một cây sậy, yếu đuối nhất trong tự nhiên, nhưng cây sậy đó biết tư duy. Chẳng cần cả vũ trụ cầm vũ khí thì mới đè bẹp được nó. Một làn hơi, một giọt nước đủ để giết chết nó. Nhưng giả thử nếu vũ trụ đè chết nó, thì con người vẫn quý phái hơn thứ đã giết nó, bởi nó biết rằng nó đang chết; còn vũ trụ thì chẳng biết gì về ưu thế của nó đối với con người. Vậy thì, tất cả phẩm giá của chúng ta nằm ở tư duy. chúng ta cần phải đề cao mình ở phương diện này, chứ không phải ở phương diện không gian và thời gian, những thứ chúng ta sẽ không đủ khả năng lấp đầy. Ta hãy cố luyện tư duy cho tốt: đó là nguyên tắc của đạo đức.”

Pascal

“Có hai điều luôn tràn ngập tâm hồn ta bằng niềm ngạc nhiên và ngưỡng mộ luôn mới mẻ và ngày càng gia tăng, nếu chúng ta suy tư về chúng ngày một thường xuyên và nhiều hơn: bầu trời đầy sao bên trên tôi và luật đạo đức ở trong tôi. Cả hai thứ, tôi không cần phải tìm kiếm và chí giả định như là một cái gì đó bị che phủ bởi bóng tối hoặc nằm bên ngoài tầm nhìn của tôi; tôi trông thấy chúng trước mắt và gắn chúng trực tiếp với ý thức về sự sinh tồn của mình. Cái thứ nhất bắt đầu từ điểm mà tôi đang chỉếm giữ trong thế giới cảm tính bên ngoài, và mở rộng tới khoảng xa không thể quan trắc mối liên quan mà tôi đang nằm trong đó với những thế giới của những thế giới và những hệ thống của những hệ thống, trong thời gian vô tận của sự chuyến động tuần hoàn, của sự khởi đầu và tiếp diễn của chúng. Điều thứ hai bắt đầu từ cái Tôi không thấy được của tôi, từ cái cá nhân của tôi và thế hiện tôi trong một thế giới thực sự là vô tận mà chỉ có thể nhận thức được bằng lí trí, và với nó, và thông qụa nó với tất cá những thế giới nhìn thấy được, tôi nhận thức được mình không chỉ trong mối liên quan ngẫu nhiên như ở thế giới kia, mà trong mối liên quan phổ quát và tất yếu.”

Kant. Phê phán lí tính thực hành

“Ta trao điều răn mới cho các ngươi: hãy yêu thương lẫn nhau.”

John. XII, 34.

DẪN NHẬP

Chúng ta hãy thử hình dung một người có kế sinh nhai duy nhất là chiếc cối xay. Người đó – là con, là cháu của một người thợ xay và qua sự trao truyền đã biết rất rõ cần phải làm thế nào với từng bộ phận của chiêc cối xay để nó xay tốt. Con người đó tuy không biết gì về cơ gớii, đã lắp rắp tất cả các bộ phận của chiếc cối xay như từng được biết để việc xay bột diễn ra suôn sẻ, liên tục, và người ấy sống và kiếm sống no đủ.

Nhưng một lần người ấy ngẫm nghĩ về kết cấu của chiếc cối xay, nghe lỏm được những giải thích mơ hồ gì đấy về cơ học, và anh ta bắt đầu quan sát xem mọi sự xoay chuyển ra sao.

Thế rồi từ tay quay đến thớt cối, từ thớt cối đến trục truyền, từ trục truyền đến bánh xe, từ bánh xe đến các cửa ngăn, con đập và dòng nước, anh ta đi đến chỗ hiểu rõ rằng mọi chuyện đều nằm ở đập nước và dòng sông. Và anh ta vui sướng trước phát hiện đó đến mức thay vì như trước kia mỗi khi xem xét chất lượng bột làm ra thì anh ta hạ xuống hoặc nâng lên thớt cối, chỉnh sửa chúng, kéo căng hoặc làm chùng dây thắt, giờ đây anh ta bắt đầu nghiên cứu dòng sông. Và chiếc cối xay của anh ta trở nên rệu rã hoàn toàn. Người ta bắt đầu nói với anh thợ xay rằng anh đã làm không đúng việc. Anh ta cãi lại và tiếp tục suy luận về dòng sông. Và bận bịu với việc đó thật nhiều và lâu, tranh cãi thật nhiều và hăng hái với những người chỉ cho anh ta thấy sai lầm trong phương thức tư duy của anh ta, đến nỗi ban thân anh ta cuối cùng đã đinh ninh rằng dòng sông chính là chiếc cối xay bột.

Trước những lời chứng minh về cái sai trong cách suy nghĩ của anh ta, ngươi thợ xây ấy sẽ trả lời: không chiếc cối xay bột nào có thể xay được nếu thiếu nước; vì vậy, để hiểu biết về chiếc cối xay bột, cần biết cách cho nước vào như thế nào, cần biết sức mạnh chuyển động của nước và lấy nước từ đâu ra, do đó, để hiểu biết về chiếc cối xay bột, cần phải tìm hiểu dòng sông.

Về mặt logic, không thể bắt bẻ người thợ xay trong lập luận của mình. Phương cách duy nhất kéo anh ta ra khỏi sự lầm lạc là chỉ cho anh ta thấy trong mỗi lập luận thì quan trọng nhất không phải là bản thân cái lập luận ấy, mà chủ yếu là vị trí mà lập luận đó chiếm giữ, nghĩa là để tư duy một cách hiệu quả, nhất thiết phải biết suy nghĩ trước hết về cái gì, tiếp theo là cái gì; cần chỉ cho anh ta thấy hoạt động hữu trí khác với hoạt động mất trí duy nhất ở chỗ hoạt động hữu trí phân định các suy luận theo trật tự tầm quan trọng: suy luận nào phải đứng thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ mười, v.v… Còn hoạt động mất trí thì thể hiện bằng các suy luận không theo trật tự ấy. Cũng cần chỉ cho anh ta thấy cái trật tự ấy được xác định không theo ngẫu hứng, mà phụ thuộc vào mục đích mà vì nó các suy luận được tiến hành.

Chính mục đích của các suy luận sẽ quyết định cái trật tự, trong đó các suy luận riêng lẻ cần được sắp xếp thế nào để chúng có lí.

Và suy luận nào không gắn với mục đích chung của tất cả các suy luận sẽ là vô lí, dù cho nó có hợp logic đến đâu.

Mục đích của người thợ xay là làm sao anh ta xay được nhiều bột, và chính cái mục đích đó, nếu như anh ta không lãng quên nó, sẽ quyết định cho anh ta cái trật tự không thể hồ nghi và trình tự của các suy luận về thớt cối, bánh xe, về đập nước và dòng sông.

Nếu thiếu quan hệ đó với mục đích của suy luận, thì các suy luận của người thợ xay, dù chúng có vẻ đẹp đẽ và hợp logic đến đâu, bản thân chúng sẽ không đúng đắn, và cái chính là sẽ vô ích; chúng sẽ giống như những suy luận của Kipha Mokeevich,[53] người luận thuyết về việc vỏ một quả trứng voi phải có độ dày bao nhiêu nếu voi cũng được sinh ra từ trứng như chim. Theo tôi, những suy luận của nền khoa học đương đại của chúng ta về cuộc sống cũng giống như vậy.

Cuộc sống chính là chiếc cối xay mà con người muốn tìm hiểu, cối xay cần thiết là vì cần làm sao cho nó xay bột tốt, cuộc sống cũng chỉ cần thiết vì cần làm sao cho nó được tốt đẹp. Và con người không thể rời xa mục đích nghiên cứu đó bất kì giây phút nào mà không bị trừng phạt. Nếu con người rời xa nó, thì các suy luận của anh ta tất yếu sẽ đánh mất vị trí của chúng và trở nên giống như suy luận của Kipha Mokeevich về việc cần có bao nhiêu thuốc nổ để chọc thủng vỏ quả trứng voi.

Con người nghiên cứu cuộc sống chỉ là để cho nó trở nên tốt đẹp hơn. Những người thúc đẩy nhân loại tiến lên phía trước trên con đường tri thức từng nghiên cứu cuộc sống như vậy. Nhưng bên cạnh những bậc thầy và ân nhân đích thực của nhân loại ấy luôn luôn có và hiện đang có những kẻ thuyết luận xa rời mục đích th yết luận, sa vào câu hỏi từ đâu nảy sinh cuộc sống, từ đâu chiếc cối xay lại quay. Một số người khẳng định là từ nước; những người khác cho là từ cơ chế. Cuộc tranh luận nổ ra, và đối tượng của cuộc thảo luận ngày càng bị đẩy xa, xa mãi và hoàn toàn bị đánh tráo bằng những đối tượng xa lạ.

Có một truyện cười cổ xưa về cuộc tranh luận giữa một người Do Thái với một tín đồ đạo Kitô. Truyện kể rằng vị tín đồ Kitô giáo, khi phải trả lời những câu hỏi rối rắm của người Do Thái, đã vỗ vào chỗ đầu hói của anh ta để bật lên tiếng đôm đốp rồi hỏi: tại sao lại kêu đôm đốp? Vì bàn tay hay vì đầu hói? Và cuộc tranh luận về tín ngưỡng đã bị thay thế băng một câu hỏi mới không thể giải quyết.

Một cái gì đó na ná như thế cũng diễn ra từ những thời tối cổ bên cạnh tri thức đích thực của con người, với câu hỏi về cuộc sống.

Từ những thời rất cổ người ta đã biết đến những luận thuyết về việc từ đâu có cuộc sống? Từ một bản nguyên phi vật chất hay từ những phối hợp khác nhau của vật chất? Và những thảo luận như thế vẫn tiếp tục đến tận bây giờ, và sẽ chẳng bao giờ thấy được kết thúc, chính bởi vì mục đích của tất cả các suy luận đã bị gạt sang một bên và người ta luận thuyết về một cuộc sống không liên quan đến mục đích của nó; với từ “cuộc sống” người ta hiểu không phải chính cuộc sống, mà là chuyện nó bắt nguồn từ đâu, hay cái gì song hành với nó.

Bây giờ, không chỉ trong các sách khoa học, mà cả trong các cuộc trò chuyện, khi nói về cuộc sống, người ta nói không phải về cái cuộc sống mà chúng ta tất cả đều biết – cái cuộc sống mà tôi nhận thức được qua những đau khổ mà tôi sợ hãi và căm ghét cũng như qua những hạnh phúc và sướng vui mà tôi mong ước, mà là về một cái gì đó, có lẽ xuất hiện từ trò chơi của những ngẫu nhiên theo một số quy luật vật lí nào đó, hay cũng có thể, từ một cái gì đó chứa đựng trong mình nguyên nhân bí ẩn.

Hiện nay từ “cuộc sống”, “sự sống” (zhizn’) được gán định cho một cái gì đó đầy tranh cãi, không hàm chứa những dấu hiệu chính yếu của cuộc sống: ý thức về những đau khổ và niềm vui, khát vọng hạnh phúc.

“La vie est Tensemble des fonctions, qui resistent à la mort. La vie est l’ensemble des phénomènes, qui se succèdent pendant un temps limité dans un être organise”*.

*Sự sống là tập hợp của những chức năng chống lại cái chết. Sự sống là tập hợp của những hiện tượng kế tiếp nhau trong một thời gian hữu hạn trong một vật có tổ chức” (tiếng Pháp).

“Sự sống là một quá trình kép phân hủy và liên kết, chung nhất và đồng thời không tách rời. Sự sống là sự kết hợp nhất định những biến đổi khác loại, được thực hiện một cách tuần tự. Sự sống là một cơ thể đang hoạt động. Sự sống là hoạt động đặc biệt của vật chất hữu cơ. Sự sống là sự tương thích giữa các quan hệ bên trong với các quan hệ bên ngoài.”

Chưa nói gì đến những điều không chính xác, những trùng lặp đầy rẫy trong các định nghĩa trên, bản chất của tất cả chúng là giống nhau: chính là, cái được định nghĩa không phải là cái mà tất cả mọi người đều chắc chắn ngụ ý như nhau về từ “sống”, mà là những quá trình nào đó song hành với cuộc sống và với những hiện tượng khác.

Phần lớn những định nghĩa như vậy phù hợp với hoạt động của tinh thể đang tái tạo; một số định nghĩa khác phù hợp với hoạt động lên men, mục rữa, và phù hợp với tất cả những định nghĩa trên là sự sống của từng tế bào riêng lẻ trong cơ thể của tôi, mà đối với chúng không có gì hết – không có cái tốt, không có cái xấu. Một số quá trình diễn ra trong các tinh thể, trong chất nguyên sinh, trong nhân của chất nguyên sinh, trong các tế bào của cơ thể tôi và các cơ thể khác, đều được người ta gọi bằng cái từ “sống”[54] mà trong tôi, nó gắn chặt không rời với ý thức về khát vọng hạnh phúc (blago) của tôi.

Luận giải về một số điều kiện sống mà như thể là về cuộc sống thì cũng giống y như luận giải về dòng sông mà như thể là về chiếc cối xay bột. Các luận giải ấy có thể rất cần thiết cho một việc gì đó. Nhưng chúng không liên quan gì đến đối tượng mà chúng ta muốn thảo luận. Và vì thế tất cả những kết luận về cuộc sống rút ra từ các luận giải đó không thể không giả dối.

Từ “sống” rất ngắn gọn và rất rõ ràng, và bất kì ai cũng hiểu nó có nghĩa là gì. Nhưng chính vì mọi người đều hiểu nó có nghĩa là gì, cho nên chúng ta có trách nhiệm phải luôn dùng nó ở cái nghĩa mà tất cả đều hiểu. Từ ấy dễ hiểu đối với mọi người không phải vì nó được định nghĩa rất chính xác bằng những từ ngữ và những khái niệm khác, mà ngược lại, bởi vì từ ấy biểu thị một khái niệm cơ bản mà từ đấy sinh ra nhiều, nếu không muốn nói là tất cả các khái niệm khác, và vì thế để rút ra các kết luận từ khái niệm ấy, chúng ta có nhiệm vụ trước hết tiếp nhận khái niệm ấy ở ý nghĩa trung tâm của nó, cái ý nghĩa không còn phải tranh luận đối với bất kì ai.

Mà chính điều ấy, như tôi cảm thấy, đã bị các bên tranh luận bỏ qua đối với khái niệm cuộc sống. Diễn ra chuyện là khái niệm cơ bản về cuộc sống ngay từ đầu đã được dùng không phải ở ý nghĩa trung tâm của nó, sau một hồi tranh luận mỗi lúc một xa rời ý nghĩa cơ bản, ý nghĩa trung tâm được tất cả mọi người thừa nhận, và cuối cùng đánh mất ý niệm cơ bản của mình và thu nhận một ý nghĩa khác, không phù hợp với nó. Xảy ra việc là bản thân tâm điểm mà từ đó người ta vẽ nên các hình vẽ bị rời bỏ và chuyển sang một điểm mới.

Người ta tranh luận về việc liệu có cuộc sống hay không trong một tế bào hay trong chất nguyên sinh, hoặc thấp hơn nữa, trong chất vô cơ? Nhưng trước khi bàn luận, chúng ta cần tự hỏi mình: liệu chúng ta có quyền gán khái niệm cuộc sống cho một tế bào không?

Chúng ta nói, ví dụ, rằng trong tế bào có cuộc sống, rằng tế bào là một vật sống. Trong khi đó, khái niệm cơ bản về cuộc sống con người và khái niệm về sự sống có trong tế bào về thực chất là hai khái niệm không những hoàn toàn khác nhau, mà còn không thể gắn kết với nhau. Khái niệm này loại trừ khái niệm kia. Tôi phát hiện ra rằng toàn bộ cơ thể tôi cấu tạo từ những tế bào. Các tế bào này, người ta nói với tôi, cũng có thuộc tính sống giống y như tôi, và thực chất cũng là những vật sống giống hệt như tôi; nhưng tôi nhận biết được mình sống chỉ bởi vì tôi nhận thức được mình cùng với tất cả các tế bào cấu tạo nên tôi là một vật sống không thể chỉa tách.

Thế nhưng toàn bộ con người tôi, người ta nói với tôi, lại được tạo nên từ những tế bào sống. Vậy tôi phải gán định thuộc tính cuộc sống cho cái gì – cho các tế bào hay cho tôi? Nếu tôi cho rằng các tế bào có cuộc sống, thì trong khái niệm cuộc sống tôi phải quên đi dấu hiệu chính về cuộc sống của tôi ấy là việc ý thức mình là một vật sống thống nhất; còn nếu tôi cho rằng tôi có cuộc sống với tư cách một sinh linh riêng biệt, thì hiển nhiên tôi không thể gán định cũng thuộc tính đó cho những tế bào mà từ chúng, toàn bộ cơ thể tôi được tạo thành và tôi hoàn toàn không biết gì về ý thức của chúng.

Hoặc là tôi sống và trong tôi có những bộ phận không sống, được gọi là những tế bào, hoặc là có tập hợp các tế bào sống, còn ý thức của tôi về cuộc sống không phải là cuộc sống mà chỉ là ảo tưởng.

Nhưng chúng ta không nói là trong tế bào có một cái gì đó giống như cái mà chúng ta gọi là bryzn, mà nói rằng có zhizn’ (cuộc sống). Chúng ta nói: “cuộc sống”, bởi vì trong từ này chúng ta ngụ ý không phải một cái x nào đó, mà là một đại lượng hoàn toàn xác định, được tất cả chúng ta biết rõ như nhau và biết nó chỉ từ bản thân mình, như là sự ý thức rằng mình với cơ thể mình là một khối thống nhất, không thể chia tách, và vì thế khái niệm đó chẳng liên quan gì đến những tế bào mà từ đó cơ thể tôi được tạo thành.

Dù con người có tiến hành những nghiên cứu hay quan sát gì, thì để biểu đạt các quan sát của mình, anh ta có trách nhiệm trong mỗi từ biểu thị đúng cái mà tất cả mọi người chắc chắn đều hiểu giống nhau, chứ không phải một khái niệm bất kì mà anh ta cần đến và chẳng có gì tương thích với khái niệm cơ bản, được tất cả mọi người đều hiểu. Nếu có thể sử dụng từ “cuộc sống” theo kiểu nó biểu đạt nghĩa nào cũng được: vừa chỉ thuộc tính của toàn bộ vật thể, vừa chỉ những thuộc tính hoàn toàn khác của tất cả các bộ phận cấu thành ra nó, như chuyện đang diễn ra với một tế bào và một con vật được cấu tạo từ những tế bào, thì cũng có thể xử sự như vậy với các từ khác nữa, ví dụ, có thể nói rằng bởi vì mọi suy nghĩ được cấu tạo từ các từ, từ thì được cấu tạo từ những chữ cái, còn các chữ cái là từ các nét, cho nên việc vẽ các nét chính là việc trình bày các ý nghĩ, và vì thế có thể gọi các nét vẽ là những ý nghĩ.

Ví dụ, một hiện tượng thông thường nhất trong thế giới khoa học là nghe và đọc những luận thuyết về nguồn gốc phát sinh của sự sống từ hoạt động chơi giỡn của các lực vật lí, cơ học.

Hầu như phần lớn những người làm khoa học ủng hộ cái…, tôi thật là khó mà diễn đạt được,… quan điểm không ra quan điểm, nghịch lí không ra nghịch lí, mà chính xác hơn là một trò đùa hay một câu đố.

Người ta khẳng định rằng sự sống bắt nguồn từ sự chơi giỡn của những lực vật lí và cơ học – những lực mà chúng ta gọi chúng là vật lí và cơ học chỉ khi dùng để đối lập với khái niệm sự sống.

Rõ ràng là từ “sự sống”, khi được sử dụng không đúng vào các khái niệm xa lạ với nó, đã ngày càng chệch xa khỏi ý nghĩa cơ bản của nó, khiến nó bị bật xa ra khỏi trung tâm của mình đến mức sự sống được giả định ở những nơi mà theo hiểu biết của chúng tôi không thể có sự sống. Điều đó cũng tương tự như việc khẳng định có vòng tròn hay hình cầu mà tâm của nó nằm ở ngoài chu vi.

Quả thật, cái cuộc sống mà tôi không thể hình dung khác hơn là khát vọng từ cái ác vươn tới cái thiện hảo lại diễn ra trong một khu vực mà tôi không thể thấy cả cái thiện hảo lẫn cái ác. Rõ ràng, trung tâm của khái niệm cuộc sống đã bị chuyển chỗ hoàn toàn. Hơn thế, khi dõi theo những nghiên cứu về cái gì đó được gọi là sự sống, tôi thậm chí nhận ra rằng các nghiên cứu ấy hầu như không can hệ gì đến những khái niệm mà tôi từng biết. Tôi bắt gặp hàng loạt những khái niệm và từ ngữ mới, có ý nghĩa ước lệ trong ngôn ngữ khoa học, nhưng không có cái gì chung với những khái niệm hiện tồn.

Khái niệm cuộc sống mà tôi quen thuộc được hiểu không phải như mọi người hiểu nó, và các khái niệm phát sinh từ nó cũng không giống với những khái niệm thông thường, mà là những khái niệm mới, ước lệ, với những tên gọi hư cấu tương ứng.

Ngôn ngữ của con người ngày càng bị đánh bật ra khỏi các nghiên cứu khoa học, và thay cho ngôn từ – phương tiện để biểu đạt những sự vật và khái niệm hiện tồn – thì một thứ volapuk (một thứ quốc tế ngữ, tương tự Esperanto_ND) khoa học đăng quang; nó chỉ khác với tiếng nói hổ lốn thông thường ở chỗ tiếng nói hổ lốn thông thường gọi những sự vật và hiện tượng tồn tại bằng những từ chung chung, còn volapuk khoa học thì gọi những khái niệm không ton tại bằng những từ không tồn tại.

Phương tiện giao tiếp trí tuệ duy nhất của con người là ngôn từ, và để sự giao tiếp đó trở nên khả thể, cần phải sử dụng từ ngữ sao cho mỗi từ chắc chắn gợi nên ở tất cả mọi người những khái niệm chính xác và thích hợp. Còn nếu dùng từ một cách tùy tiện và trong mỗi từ ngụ ý cái mà chúng ta chợt nghĩ ra thì tốt nhất là không nên nói gì, mà hãy giải thích mọi sự bằng tín hiệu.

Tôi đồng ý rằng việc xác định các quy luật của thế giới chỉ từ những kết luận của lí trí mà không có thực nghiệm và quan trắc là con đường sai lầm và phi khoa học, nghĩa là không thể mang lại những kiến thức đích thực; nhưng nếu nghiên cứu các hiện tượng của thế giới bằng kinh nghiệm và quan trắc song lại sử dụng các khái niệm không phải là cơ bản, là chung với tất cả mọi người trong các thử nghiệm và quan trắc ấy, mà là những khái niệm ước lệ, và mô tả các kết quả thực nghiệm ấy bằng những từ có thể được gán cho các ý nghĩa khác nhau, thì liệu điều đó có tồi tệ hơn không? Một hiệu thuốc tốt nhất sẽ mang lại những tai hại lớn nhất, nếu các nhãn mác trên vỏ hộp được dán không phải theo những gì chứa đựng bên trong, mà chỉ làm sao tiện hơn cho người bán thuốc.

Nhưng ngươi ta sẽ nói với tôi: khoa học đâu có đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ tổng thể sự sống(bao gồm ý chí, ước muốn hạnh phúc và thế giới tâm hồn); từ khái niệm sự sống, khoa học chỉ trừu xuất những hiện tượng nào có thể chấp nhận được những nghiên cứu thực nghiệm của nó.

Nếu là thế, thì sẽ thật tuyệt vời và chính đáng. Nhưng chúng ta biết thực trạng hoàn toàn không như vậy trong quan niệm của những người làm khoa học thời đại chúng ta. Nếu như trước tiên người ta công nhận khái niệm cuộc sống ở ý nghĩa trung tâm của nó, ở cái nghĩa mà tất cả mọi người đều hiểu nó, rồi sau đó xác định rõ rằng khoa học, sau khi trừu xuất khỏi khái niệm này tất cả các phương diện của nó ngoại trừ một phương diện có thế quan sát từ bên ngoài, tiến hành xem xét các hiện tượng từ riêng một phương diện ấy với các phương pháp nghiên cứu đặc thù của mình, thì khi đó mọi sự sẽ tuyệt vời và sẽ là câu chuyện hoàn toàn khác: khi đó thì cả vị trí mà khoa học chiếm giữ lẫn các kết quả mà chúng ta đạt được trên cơ sở khoa học có lẽ đã hoàn toàn không như bây giờ. cần phải nói cái gì có thật, chứ không nên che giấu cái mà tất cả đều biết.

Chẳng lẽ chúng ta không biết rằng phần lớn các nhà nghiên cứu khoa học thực nghiệm về cuộc sống hoàn toàn tin tưởng rằng họ nghiên cứu không phải chỉ một phương diện của cuộc sống, mà là toàn bộ cuộc sống.

Thiên văn học, cơ học, vật lí, hóa học và tất cả các khoa học khác gộp lại, cũng như mỗi khoa học riêng rẽ, nếu mỗi ngành nghiên cứu một phương diện của cuộc sống thuộc lĩnh vực của nó thì sẽ không thể đi đến bất kì một kết quả nào về cuộc sống nói chung. Chỉ vào thời kì còn hoang sơ của mình, nghĩa là thời kì chưa rõ, chưa xác định, một số khoa học ấy mới toan từ góc độ của mình nắm bắt tất cả các hiện tượng của cuộc sống và đã nhầm lẫn lung tung, tự mình bịa ra những khái niệm và từ ngữ mới. Điều đó đã xảy ra với thiên văn học khi nó là chiêm tinh học, điều đó cũng xảy ra với hóa học khi nó là thuật giả kim. Điều đó cũng xảy ra thời nay với khoa học tiến hóa luận thực nghiệm, ngành khoa học chỉ xem xét một hay một vài phương diện của cuộc sống, nhưng lại tuyên bố tham vọng nghiên cứu toàn bộ cuộc sống.

Những người có cái nhìn sai lệch như vậy đối với khoa học của mình không sao có thể nhận ra cái điều là chỉ một số phương diện của cuộc sống là khả thể với những nghiên cứu của họ, nhưng lại khẳng định rằng toàn bộ cuộc sống với tất cả các hiện tượng của nó sẽ được họ nghiên cứu bằng con đường thực nghiệm từ bên ngoài. “Nếu chúng ta hiện giờ chưa hiểu biết “tâm thần” (psykhica) – họ nói (họ rất thích cái từ khó xác định đó trong thứ tiếng volapuk của mình) – thì rồi chúng ta sẽ biết.” Nghiên cứu một hay một vài phương diện của các hiện tượng cuộc sống, chúng ta sẽ biết tất cả các phương diện của nó; nghĩa là, nói cách khác, nếu nhìn rất lâu và chăm chú vào một vật từ một hướng, chúng ta sẽ thay được nó từ mọi hướng và thậm chí từ bên trong.

Cái học thuyết kì quặc đó, mà chỉ có thể giải thích bởi đầu óc cuồng tín dị đoan, dù có đáng ngạc nhiên đến đâu, song vẫn đang tồn tại, và cũng như bất kì học thuyết cuồng tín hoang dã nào khác, đang gây ra những ảnh hưởng nguy hại, hướng hoạt động tư duy của con người vào con đường sai lầm và vô ích. Những người lao động cần mẫn, tận tâm dành trọn đời mình cho việc nghiên cứu những thứ gần như không cần thiết sẽ tự hủy hoại đời mình, những sức lực vật chất của bao người đổ vào những nơi không cân thiết sẽ bị phung phí, những thế hệ trẻ dấn thân vào hoạt động vô bổ nhất, của những người như Kipha Mokeevich, song lại được đề cao lên tột bậc sự nghiệp phục vụ nhân loại, sẽ sống uổng.

Người ta thường nói: khoa học nghiên cứu cuộc sống từ mọi phía. Nhưng vấn đề là ở chính chỗ đó, ở chỗ bất kì sự vật nào cũng có nhiều mặt, tương tự như hình cầu có rất nhiều bán kính, nghĩa là có vô lượng, và không thể nghiên cứ u từ tất cả mọi mặt, mà cần biết mật nào quan trọng hơn, cần thiết hơn, và mặt nào thì ít quan trọng, ít cần thiết. Cũng giống như không thể đến gần một vật ngay lập tức từ mọi phía, không thể ngay lập tức từ mọi phương diện, nghiên cứu các hiện tượng của cuộc sống. Và dù muốn hay không cần phải thiết lập một trình tự. Nhưng mọi vấn đề lại chính là ở chỗ đó. Trình tự ấy chỉ có thể tìm ra nhờ sự nhận biết được cuộc sống.

Chỉ có sự nhận biết đúng đắn cuộc sống mới đem đến ý nghĩa cần thiết và phương hướng cho khoa học nói chung và mỗi khoa học nói riêng, phân định chúng theo tầm quan trọng của ý nghĩa của chúng đối với cuộc sống. Còn nếu khoa học nhận biết cuộc sống không đúng như nó vốn có trong tất cả chúng ta, thì bản thân khoa học ấy sẽ là giả dối.

Không phải cái mà chúng ta gọi là khoa học sẽ quyết định cuộc sống, mà quan niệm của chúng ta về cuộc sống sẽ quyết định cái mà chúng ta cần công nhận là khoa học. Và vì thế, để khoa học thực sự là khoa học, trước tiên cần giải quyết câu hỏi cái gì là khoa học và cái gì không phải là khoa học, mà để làm được điều đó cần làm rõ khái niệm về cuộc sống.

Tôi xin nói thẳng suy nghĩ của mình: tất cả chúng ta đều biết giáo điều căn bản của cái tôn giáo khoa học thực nghiệm hư ngụy đó.

Có vật chất và năng lượng của nó. Năng lượng gây ra chuyển động, chuyển động cơ học biến thành chuyển động phân tử, chuyển động phân tử biếu hiện thành nhiệt năng, điện năng, thành hoạt động thần kinh của trí não. Và tất cả các hiện tượng của cuộc sống, không có ngoại lệ, được giải thích bằng quan hệ giữa các năng lượng. Tất cả thật đẹp, đơn giản, rõ ràng và cái chính là tiện lợi. Vì vậy, nếu không có tất cả những gì mà chúng ta muốn đến thế và làm giản đơn cuộc sống của chúng ta đến thế, thì cần phải bằng cách nào đó hư cấu ra tất cả chúng.

Và đây là toàn bộ ý nghĩ mạnh dạn của tôi: phần chủ yếu của nhiệt huyết, của niềm say mê hoạt động khoa học thực nghiệm phát sinh từ ước muốn hư cấu ra tất cả những gì cần thiết để chứng thực cái quan niệm tiện lợi đến vậy.

Trong toàn bộ hoạt động của khoa học ấy, cái mà bạn sẽ thấy ít hơn, đó là ước muốn nghiên cứu những hiện tượng của cuộc sống, còn cái thấy được nhiều hơn là chỉ một mối quan tâm, luôn luôn cố hữu, muốn chứng minh tính đúng đắn của cái giáo điều cơ bản của mình. Tiếc gì công sức cố gắng giải thích nguồn gốc của chất hữu cơ từ chất vô cơ và hoạt động tâm lí từ các quá trình của cơ thể? Chất hữu cơ không chuyển hóa thành vô cơ ư; chúng ta sẽ tìm kiếm dưới đáy biển – và sẽ tìm thấy cái mà chúng ta gọi là nhân, là monera.

Mà nếu cả ở đó cũng không có, thì chúng ta vẫn tin sẽ tìm ra – nhất là bởi vì sẵn sàng phục vụ chúng ta là cả chuỗi bất tận các thế kỉ, chúng ta tha hồ đùn đẩy có thể vào đấy tất cả những gì phải phù hợp với niềm tin của chúng ta, song lại không có trong thực tế.

Với sự chuyển hóa từ hoạt động hữu cơ sang hoạt động tâm lí, tình hình cũng na ná như vậy. Còn chưa có ư? Nhưng chúng ta tín rằng sẽ có, và sử dụng tất cả nỗ lực của trí tuệ để chứng minh dù chỉ là khả năng của điều ấy.

Các cuộc tranh luận về những gì không liên quan đến cuộc sống, mà về việc tại sao lại có cuộc sống: thuyết vật linh, thuyết sinh lực, hay quan niệm về một sức mạnh đặc biệt nào đó, đã che khuất trước mọi người câu hỏi chủ yếu về cuộc sống – cái câu hỏi mà thiếu nó, khái niệm cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa của nó, và dần dần đưa những người làm khoa học (những người lẽ ra phải dẫn dắt người khác) đến tình trạng của một người đang đi và thậm chí đi rất vội, nhưng quên mất mình đang đi đâu.

Song, có thể, tôi đã cố tình không nhìn thấy những kết quả to lớn mà khoa học đã đạt được trong hướng đi hiện nay của nó? Nhưng không một kết quả nào có thể sửa đổi được hướng đi sai lầm. Chúng ta giả sử một chuyện không thể, là tất cả những gì mà khoa học ngày nay muốn nhận biết về cuộc sống, những gì mà nó khẳng định (mặc dù bản thân nó không tin đâu) sẽ được khai mở; cứ cho là tất cả đã được khai mở, tất cả đã rõ như ban ngày. Đã rõ từ chất vô cơ sinh ra chất hữu cơ thông qua sự thích ưng như thế nào; đã rõ năng lượng vật lí chuyển hóa thành tình cảm, ý chí, suy nghĩ như thế nào, và tất cả những điều đó không chỉ các học sinh trung học mà cả những học trò thôn quê cũng đều biết rõ.

Tôi biết rằng những suy nghĩ và tình cảm loại này xuất phát từ những chuyển động loại nào. Nhưng tiếp theo? Liệu tôi có thể hay không điều khiển những chuyển động ấy để khơi dậy trong tôi những suy nghĩ này hay suy nghĩ khác? Câu hỏi về việc những suy nghĩ và tình cảm nào tôi cần khơi dậy trong tôi và trong những người khác thì vẫn không được giải đáp, mà thậm chí còn không được đả động tới.

Tôi biết những người làm khoa học không khó khăn khi trả lời câu hỏi này. Giải đáp câu hỏi đó đối với họ có vẻ rất đơn giản, giống như việc giải quyết một vấn đề khó khăn luôn luôn có vẻ rất đơn giản đối với một người không hiểu nó. Trả lời câu hỏi về việc thu xếp cuộc sống thế nào khi nó thuộc quyền năng của chúng ta, đối với những người làm khoa học cũng rất đơn giản. Họ nói: hãy làm sao cho mọi người thỏa mãn được các nhu cầu của mình; khoa học sẽ tìm ra các phương tiện, thứ nhất, để phân phối đúng sự thỏa mãn các nhu cầu, thứ hai, để sản xuất ra mọi thứ thật nhiều và thật dễ, đến mức tất cả các nhu cầu sẽ được dễ dàng thỏa mãn, và khi đó mọi người sẽ hạnh phúc.

Song nếu bạn hỏi cái gì được gọi là nhu cầu và đâu là giới hạn của nhu cầu, thì trước câu hỏi này người ta trả lời cũng rất đơn giản: khoa học – khoa học sẽ phân định các nhu câu thành nhu cầu thể chất, nhu cầu trí óc, nhu cầu thẩm mỹ, thậm chí cả nhu cầu đạo đức, và xác định rõ những nhu cầu nào và ở mức độ nào là chính đáng, những nhu cầu nào và ở mức độ nào là không chính đáng.

Với thời gian, khoa học sẽ xác định được điều đó. Còn nếu bạn hỏi dựa vào đâu để xác định tính chính đáng và không chính đáng của các nhu cầu, thì trước câu hỏi này người ta sẽ dũng cảm trả lời: dựa vào việc nghiên cứu các nhu cầu. Nhưng từ “nhu cầu” chỉ có hai nghĩa: hoặc là điều kiện tồn tại, mà điều kiện tồn tại của mỗi vật thể là vô kể, và vì thế không thể nghiên cứu hết tất cả các điều kiện, hoặc là đòi hỏi hạnh phúc của một vật sống, mà đòi hỏi ấy chỉ có thể nhận biết và xác định nhờ ý thức và vì thế còn ít có khả năng hơn để nó được nghiên cứu bằng khoa học thực nghiệm.

Có một thiết chế, một nghiệp hội, một tập hợp, đúng không nhỉ, những con người hay bộ óc như thế, không bao giờ sai lầm, và được gọi là khoa học. Nó sẽ quyết định tất cả những điều đó cùng với thời gian.

Chẳng lẽ chúng ta không thấy rằng kiểu giải quyết vấn đề như thế chỉ là một thứ hý phỏng vương quốc của Đấng Cứu Thế, trong đó khoa học đóng vai Đấng Cứu Thế, còn để hi vọng kiểu giải thích như vậy có thể giải thích được một điều gì đó, thì nhất thiết phải tin vào các tín điều của khoa học theo cách không cần kiểm chứng, giống như những người Do Thái tin vào Đấng Cứu Thế và các tín đồ chính giáo của khoa học đang làm đúng cái đó, chỉ với một điều khác biệt, đó là một tín đồ đạo Do Thái chính thống nhìn thấy ở Đấng Cứu Thế một sứ giả của Chúa Trời và có thể tin tưởng Ngài sẽ sắp đặt mọi sự tốt đẹp nhất bằng quyền năng của mình; còn một tín đồ chính thống của khoa học thì, theo ngay bản chất sự việc, không thể tin vào việc bằng phương cách nghiên cứu cái mặt ngoài các nhu cầu có thể giải đáp câu hỏi chính yếu và duy nhất về cuộc sống.

Chương I

MÂU THUẪN CƠ BẢN CỦA CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Bất kì ai sống trên đời cũng sống chỉ vì mong muốn được hưởng mọi điều tốt đẹp, hạnh phúc. Người nào không cảm thấy ước muốn hạnh phúc cho mình, người đó sẽ không cảm thấy mình đang sống. Con người không thể hình dung được cuộc sống nếu thiếu ước muốn hạnh phúc cho mình. Sống đối với mỗi người có nghĩa là mong ước hạnh phúc và đạt hạnh phúc; mong ước và đạt hạnh phúc – đó chính là sống.

Con người chỉ cảm thấy cuộc sống trong bản thân mình, trong cá nhân mình, và vì thế ban đầu con người cho rằng cái hạnh phúc mà nó mong muốn là cái hạnh phúc của riêng cá nhân nó. Thoạt đầu nó có cảm giác là nó sống, và chỉ một mình nó sống một cách thực sự. Cuộc sống của những người khác đối với nó hoàn toàn không như là cuộc sống của nó, nó hình dung cuộc sống ấy chỉ là sự gần giống với cuộc sống; con người chỉ có thể quan sát cuộc sống của những người khác và chỉ từ các quan sát nó mới biết rằng họ đang sống, về cuộc sống của những người khác con người biết khi nó muốn nghĩ về họ, nhưng về bản thân mình thì nó biết, không một giây phút nào nó có thể ngừng biết rằng nó đang sống, và vì thế mỗi con người chỉ hình dung được cuộc sống của mình là cuộc sống thực sự.

Cuộc sống của những người khác xung quanh đối với nó chỉ là một trong những điều kiện sinh tồn của nó. Nếu nó không muốn điều ác cho người khác, thì chỉ là bởi dáng vẻ đau khổ của những người khác sẽ làm hỏng hạnh phúc của nó. Nếu nó muốn điều thiện cho người khác, thì hoàn toàn không giống như là muốn cho mình – không phải để cho người ấy được hưởng mọi điều tốt đẹp, mà chỉ là để phúc lộc của những người khác giúp gia tăng hạnh phúc cuộc sống của nó. Con người chỉ thấy là quan trọng và cần thiết cái hạnh phúc trong cuộc sống mà nó cảm thấy là của mình, nghĩa là hạnh phúc của bản thân.

Và thế là, khi hướng tới cái hạnh phúc ấy của mình, con người nhận ra rằng cái hạnh phúc ấy phụ thuộc vào những người khác. Và, khi quan sát và xét đoán những người khác, con người nhận thấy rằng tất cả họ, cả những con người lẫn thậm chí những con vật, đều có quan niệm giống y như nó về cuộc sống. Mỗi sinh vật trong số đó, cũng giống như nó, chỉ cảm nhận được cuộc sống của mình và hạnh phúc của mình, chỉ coi cuộc sống của mình là quan trọng và đích thực, còn cuộc sống của tất cả các sinh vật khác chỉ là phương tiện cho hạnh phúc của mình.

Con người thấy rằng mỗi sinh vật, cũng giống hệt như nó, luôn luôn sẵn sàng vì một ích lợi bé nhỏ của mình mà hi sinh cái phúc lớn hơn và thậm chí cuộc sống của những sinh vật khác, trong đó có cả của nó, và người cũng suy nghĩ như vậy. Và khi hiểu được điều đó, con người bất giác nhận ra rằng nếu đã thế – mà nó biết rằng nhất định là thế – thì không phải chỉ một, hay mười sinh vật, mà là hằng hà sa số các sinh vật trên thế giới, mỗi sinh vật trong số đó để đạt được mục đích của mình ở bất kì giây phút nào cũng sẵn sàng tiêu diệt chính nó – cái sinh linh mà cuộc sống chỉ tồn tại đối với một mình nó. Và, khi hiểu được điều đó, con người nhận thấy rằng ích lợi cá nhân của nó, mà chỉ với ích lợi ấy nó mới hiểu được cuộc sống, không chỉ không dễ dàng có được cho nó, mà còn rất có thể sẽ bị tước mất ở nó.

Con người sống càng lâu, thì nhận thức ấy càng được khẳng định hơn qua kinh nghiệm, và con người thấy rằng cuộc sống của thế giới mà trong đó nó tham dự, được tạo thành từ các cá nhân ràng buộc lẫn nhau, kẻ nọ mong muốn tiêu diệt và ăn thịt kẻ kia – cuộc sống ấy không những không thể là điều thiện hảo đối với nó, mà còn có thể là một điều ác lớn.

Song không chỉ có thế: nếu thậm chí con người được đặt vào những điều kiện thuận lợi đến mức nó có thể đấu tranh thắng lợi với những cá nhân khác mà không phải lo sợ gì cho bản thân, thì chẳng bao lâu cả lí trí lẫn kinh nghiệm sẽ cho nó thấy rằng thậm chí những thứ gần giống với hạnh phúc mà nó chiếm đoạt được từ cuộc sống dưới dạng những lạc thú cá nhân cũng không phải là hạnh phúc, mà dường như chỉ là những mô thức của hạnh phúc, được ban cho nó chỉ để cho nó càng cảm thấy sâu sắc hơn những đau khổ luôn gắn liền với sung sướng.

Con người sống càng lâu, thì càng thấy rõ hơn là hạnh phúc ngày càng trở nên ít đi, còn nỗi buồn, sự chán ngán, sự khó nhọc, những đau khổ ngày càng nhiều hơn. Mà thế còn chưa đủ: khi bắt đầu cảm thấy sức lực suy giảm và bệnh này tật kia, khi nhìn vào bệnh tật, tuổi già và cái chết của những người khác, nó còn nhận thấy một điều nữa là ngay cả sự tồn tại của bản thân nó, mà chỉ ở trong đó nó mới cảm thấy cuộc sống là đích thực, là đầy đủ, là thực sự cũng đang từng giờ từng giờ chuyển động tiến gần đến sự suy yếu, già nua, đến cái chết; rằng cuộc sống của nó, ngoài việc phải chịu hàng nghìn sự ngẫu nhiên bị hủy diệt bởi những sinh vật khác đấu tranh với nó và chịu những đau khổ ngày càng tăng, thì về thực chất chỉ là sự xích gần không ngừng đến cái chết, đến trạng thái mà trong đó, cùng với cuộc sống của cá nhân, chắc chắn sẽ tiêu tan bất kì khả năng hạnh phúc nào của cá nhân.

Con người thấy rằng nó, cá thể của nó – mà chỉ trong cá thể ấy nó mới cảm nhận được cuộc sống – chỉ làm cái việc là đấu tranh với cái không thể đấu tranh, với tất cả thế giới; rằng nó tìm kiếm những phúc lợi mà chúng chỉ đưa lại những cái tựa như phúc lợi và luôn kết thúc bằng đau khổ, rằng nó muốn giữ lại cuộc sống, là thứ không thể giữ lại. Con người nhận thấy rằng bản thân nó, bản thân cá nhân nó – cái mà nó luôn mong muốn được hạnh phúc – không thể có cả hạnh phúc lẫn cuộc sống. Còn cái mà nó muốn có: hạnh phúc và cuộc sống, thì chỉ những sinh linh xa lạ với nó mới có, những kẻ nó không cảm thấy và không thể cảm thấy, và về sự tồn tại của chúng, nó vừa không thể biết vừa không muốn biết.

Cái mà đối với nó là quan trọng hơn tất cả và nó cần mỗi cái ấy, cái duy nhất sống một cách thực sự như nó cảm thấy – cái cá thể của nó, cái đó sẽ chết, sẽ thành xương trắng, thành giun dế – không còn là nó nữa; còn cái đối với nó là không cần thiết, không quan trọng, cái nó không cảm thấy là đang sống, toàn bộ thế giới của những sinh vật đấu tranh và thế chỗ lẫn nhau ấy, thì cái đó lại là cuộc sống thực sự, cái đó sẽ còn lại và sống vĩnh cửu. Cho nên cái cuộc sống mà con người duy nhất cảm thấy được đó, mà vì nó toàn bộ hoạt động của con người diễn ra, hóa ra là một cái gì đó hư ảo và bất khả, còn cái cuộc sống bên ngoài nó mà nó không yêu quý, không cảm thấy, không biết đến thì lại là cuộc sống duy nhất thực sự.

Cái mà con người không cảm thấy được, thì chỉ mỗi nó là có những thuộc tính mà con người ao ước cho mình. Và đó không phải là cái mà con người mường tượng trong những giây phút tồi tệ của tâm trạng chán chường – không phải là cái có thể không mường tượng, mà ngược lại là một chân lí hiển nhiên, không thể hồ nghi, đến mức nếu ý nghĩ đó dù chỉ một lần xuất hiện trong đầu con người, hoặc người khác dù chỉ một lần cắt nghĩa cho nó, thì nó sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi, không tài nào dứt bỏ được ý nghĩa ấy khỏi ý thức của mình.

Chương II

MÂU THUẪN CỦA CUỘC SỐNG ĐƯỢC NHÂN LOẠI NHẬN THỨC TỪ THỜI TỐI CỔ. CÁC NHÀ KHAI SÁNG CỦA LOÀI NGƯỜI KHAI MỞ CHO CON NGƯỜI NHỮNG ĐỊNH NGHĨA VỀ CUỘC SỐNG CÓ THỂ GIẢI QUYẾT MỐI MÂU THUẪN BÊN TRONG ĐÓ, NHƯNG NHŨNG KẺ SÙNG LỄ GIÁO VÀ NHỮNG NHÀ HỌC PHIỆT THÌ CHE GIẤU NÓ

Mục đích sống duy nhất mà con người ban đầu hình dung ra là hạnh phúc của cá nhân nó, nhưng không thể có hạnh phúc cho cá nhân; mà nếu như trong cuộc sống có cái gì đó tựa như hạnh phúc, thì cái cuộc sống mà chỉ trong đó có thể có hạnh phúc, cuộc sống cá thể, lại bằng từng động tác, từng hơi thở bị cuốn hút không thể cưỡng nổi tới những khổ đau, tới cái ác, tới cái chết, sự hủy diệt.

Và điều đó thật hiển nhiên, thật rõ ràng đến mức bất kì một người biết tư duy nào, cả già lẫn trẻ, người có học lẫn thất học đều nhận thấy. Nhận thức đó thật đơn giản và tự nhiên, đến mức bất kì ai có lí trí cũng hình dung ra được và nhân loại đã từng biết nó từ thời tối cổ.

“Cuộc sống của con người, với tư cách một cá nhân chỉ cố gắng đạt tới ích lợi của bản thân giữa vô vàn những cá nhân cũng như vậy, cũng hủy diệt lẫn nhau và tự hủy diệt, chính là cái ác và sự vô nghĩa, mà cuộc sống chân chính không thể như thế được.”

Từ thời tối cổ, con người đã nói với mình như vậy, và mối mâu thuẫn bên trong của cuộc sống con người đã được các nhà hiền triết Ấn Độ, Trung Hoa, Ai Cập, Hi Lạp, Do Thái biểu đạt với sự sáng rõ và sức mạnh phi thường, và từ những thời cổ xưa nhất, trí tuệ của loài người đã được hướng tới nhận thức về một cái phúc của con người không thể bị hủy diệt bởi cuộc đấu tranh giữa các sinh vật với nhau, bởi những đau khổ và cái chết. Trong việc làm sáng tỏ ngày càng rõ hơn cái phúc không thể hồ nghi, không bị hủy hoại bởi đấu tranh sinh tồn, bởi khổ đau và chết chóc ấy của con người đã chứa đựng toàn bộ sự vận động về phía trước của nhân loại từ thời chúng ta biết về cuộc sống của nó.

Từ những thời xa xưa nhất và trong các dân tộc khác nhau nhất, những bậc thầy vĩ đại của loài người đã khai mở cho nhân quần những định nghĩa về cuộc sống ngày càng rõ ràng hơn để giải quyết mối mâu thuẫn bên trong của nó, và chỉ ra cho họ cái phúc đích thực và cuộc sống đích thực phù hợp với con người. Và bởi tình thế của tất cả mọi người trong thế giới đều như nhau, và bởi mối mâu thuẫn giữa khát khao hạnh phúc cá nhân với nhận thức về sự không thể có của nó là như nhau ở bất kì ai, cho nên về thực chất, tất cả các định nghĩa về cái phúc đích thực cũng như về cuộc sống đích thực được các bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại khai mở cho con người đều giống nhau.

“Cuộc sống – đó là sự lan tỏa ánh sáng của Trời xuống mọi người vì cái phúc của họ”, Khổng Tử đã nói như vậy 600 năm trước Công nguyên.

“Cuộc sống – đó là cuộc du hành và hoàn thiện của những tâm hồn đạt được hạnh phúc ngày càng lớn mãi”, các tăng lữ của đạo Bàlamôn cùng thời ấy nói thế. “Sống – đó là từ bỏ mình để đạt cõi niết bàn cực lạc”, Đức Phật – người cùng thời với Khổng Tử nói. “Sống – đó là con đường ẩn nhẫn và hạ mình để đạt tới chân phúc”, Lão Tử – người cũng cùng thời với Khổng Tử nói vậy. “Cuộc sống, – đó là cái Chúa Trời thổi vào lỗ mũi con người để cho nó, khi thực thi luật của Ngài, có được hạnh phúc”, minh triết Do Thái nói thế. “Sống – tức là tuân theo trí tuệ đem lại hạnh phúc cho con người”, các nhà khắc kỉ nói. “Cuộc sống đó là tình yêu đối với Chúa Trời và đối với đồng loại đem lại cái phúc cho con người”, Đức Kitô đã nói như vậy, thống hợp tất cả các định nghĩa có trước vào định nghĩa của mình.

Những định nghĩa về cuộc sống như thế, từ hàng ngàn năm trước đây chỉ ra cho con người cái phúc đích thực, không thể hủy diệt, thay vì hạnh phúc hư ảo và bất khả của cá nhân, đã giải quyết mối mâu thuẫn của cuộc sống con người và đem lại cho nó ý nghĩa đúng đắn. Có thể không đồng ý với những định nghĩa như vậy về cuộc sống, có thể cho rằng chúng có thể được diên đạt chính xác và rõ ràng hơn, nhưng không thể không thấy rằng sự thừa nhận chúng đã xóa bỏ được mâu thuẫn của cuộc sống và thay thế khát vọng hạnh phúc không thể đạt được của cá nhân bằng khát vọng khác – bằng sự vươn tới cái phúc mà mọi khổ đau và cái chết không thể hủy diệt, sự thừa nhận ấy đem lại cho cuộc sống một ý nghĩa đúng đắn.

Không thể không thấy một điều nữa rằng các định nghĩa ấy, đúng đắn về mặt lí luận, đã được kinh nghiệm cuộc sống xác nhận và hàng triệu người đã và đang công nhận chúng, và trên thực tế đã và đang cho thấy khả năng thay thế khát vọng hạnh phúc cá nhân bằng khát vọng khác, vươn tới cái phúc không thể bị hủy hoại bởi khổ đau và cái chết.

Nhưng bên cạnh những người đã và đang hiểu những định nghĩa về cuộc sống do các nhà khai sáng vĩ đại của nhân loại khai mở cho mọi người và sống theo chúng, thì luôn luôn đã và đang có bộ phận rất lớn những con người mà, trong một khoảng thời gian nhất định của cuộc đời và đôi khi là cả cuộc đời, đã sống và đang sống một cuộc sống thú tính, họ không chỉ không hiểu những giới thuyết giúp giải quyết mối mâu thuẫn của cuộc sống con người, mà thậm chí còn không thấy cả mối mâu thuẫn ấy mà những giới thuyết kia cho phép giải quyết. Và luôn luôn có và bây giờ vẫn có trong số họ những người mà, do có địa vị bề ngoài đặc biệt, tự cho mình có sứ mệnh lãnh đạo nhân loại và, mặc dù không hiểu ý nghĩa của cuộc sống con người, đã và đang dạy dỗ những người khác về cuộc sống mà họ không hiểu gì về nó cả: rằng cuộc sống con người chẳng là gì khác ngoài sự sinh tồn của cá nhân.

Những ông thầy hư ngụy như vậy có trong mọi thời đại và đang tồn tại cả trong thời đại chúng ta. Một số người trong số họ, trên lời nói tuyên tín những học thuyết của các bậc khai sáng của nhân loại mà họ được giáo dục theo truyền thống, nhưng, vì không hiểu ý nghĩa đúng đắn của chúng, đã biến những học thuyết ấy thành những thần khải siêu nhiên về cuộc sống quá khứ và tương lai của con người và chỉ đòi hỏi việc thực hành các nghi lễ. Đó là học thuyết của những kẻ sùng lễ giáo (pharisee), hiểu theo nghĩa rộng nhất, tức là những người rao giảng rằng bản thân cuộc sống phi lí có thể thay đổi được bởi niềm tin vào một cuộc sống khác, có được nhờ thực hành các nghi lễ bề ngoài.

Những người khác, không công nhận khả năng có bất kì cuộc sống nào ngoài cuộc sống hữu hình, thì phủ nhận mọi phép mầu và tất cả những gì siêu nhiên, dũng cảm khẳng định rằng cuộc sống của con người không là gì khác ngoài sự tồn tại sinh vật của nó từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi. Đó là học thuyết của những nhà học phiệt (knizhniki) – những người rao giảng rằng trong cuộc sống của con người, với tư cách một sinh vật, chẳng có gì là phi lí cả.

Hai loại thầy giả hiệu trên, mặc dù học thuyết của cả hai đều cùng dựa trên sự không thông hiểu thô thiển như nhau về mối mâu thuẫn cơ bản của cuộc sống con người, nhưng lại luôn luôn thù địch lẫn nhau từ trước đến nay. Cả hai học thuyết đó đều đang thống trị thế giới chúng ta, và đối địch nhau, gieo rắc khắp thế giới những luận điệu giao tranh lẫn nhau, và bằng những cuộc tranh cãi ấy, che giấu nhân quần những giới thuyết về cuộc sống có thể khai mở con đường đến với hạnh phúc đích thực của con người – những giới thuyết đã được ban cho nhân loại từ hàng nghìn năm trước đây.

Những kẻ sùng lễ giáo, do không hiểu được giới thuyết về cuộc sống của một số bậc thầy nhân loại, mà họ chỉ học nó theo truyền thống, đã thay thế nó bằng những luận giải hư ngụy về cuộc sống tương lai và đồng thời ra sức giấu giếm mọi người những giới thuyết về cuộc sống của các bậc khai sáng khác của nhân loại, phô diễn chúng trước học trò của mình dưới dạng bóp méo một cách thô thiển và độc địa nhất, cho rằng bằng cách đó có thể duy trì được uy tín độc tôn của cái học thuyết mà họ lấy làm cơ sở cho các luận giải của mình[55].

Còn giới học phiệt thì, thậm chí không để tâm đến những nền tảng hữu lí mà trên đó các học thuyết của phái sùng lễ giáo được dựng nên, lại thẳng thừng phủ định bất kì học thuyết nào về cuộc sống tương lai, thậm chí còn bạo gan khẳng định rằng tất cả các học thuyết ấy không có bất kì cơ sở nào và về bản chất chỉ là tàn dư của những phong tục thô lậu thời mông muội; và cho rằng sự vận động đi lên của nhân loại tựu trung là sự không đặt cho mình bất kì câu hỏi nào về cuộc sống vượt ra ngoài phạm vi tồn tại sinh vật của con người.

Chương III

SỰ LẦM LẪN CỦA GIỚI HỌC PHIỆT

Và một chuyện thật đáng ngạc nhiên! Việc các học thuyết của những bộ óc vĩ đại của nhân loại đã làm mọi người kinh ngạc bởi sự kì vĩ của chúng đến mức những đầu óc thô thiển phải gán cho chúng phần lớn tính chất siêu nhiên và công nhận những người sáng lập ra chúng gần như là những đấng thần linh, và đây là dấu hiệu chủ yếu về giá trị to lớn của các học thuyết ấy – thì chính việc đó đối với giới học phiệt lại là bằng chứng thuyết phục nhất, như họ cảm thấy, về sự không đúng và lỗi thời của các học thuyết này.

Còn việc các học thuyết ít giá trị của Aristotle, Bacon, Comte và những người khác xưa nay luôn luôn chỉ là vật báu của một thiểu số độc giả tôn sùng họ, và do tính sai lạc của chúng nên không bao giờ có thể có ảnh hưởng đến đông đảo quần chúng, và vì thế không phải chịu những bóp méo và thêm thắt mê tín dị đoan, thì chính cái dấu hiệu về sự ít giá trị ấy của chúng lại được coi là bằng chứng về tính chân xác của chúng. Còn những học thuyết của các vị Bàlamôn, của Đức Phật, của Zoroaster, Lão Tử, Khổng Tử, Isaiah, Đức Kitô thì bị coi là mê tín dị đoan và lầm lạc chỉ bởi vì những học thuyết đó đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người.

Việc hàng tỉ người đã và đang sống theo những điều mê tín dị đoan ấy, là bởi vì, thậm chí dưới dạng bị bóp méo chúng vẫn đem tới cho họ câu trả lời cho những câu hỏi về cái phúc đích thực của cuộc sống. Việc những học thuyết ấy không chỉ được chia sẻ, mà còn trở thành nền móng tư duy của những con người ưu tú nhất trong mọi thế kỉ, còn những luận thuyết mà giới học phiệt công nhận thì chỉ có họ chia sẻ với nhau và thường xuyên bị tranh cãi và đôi khi không tồn tại nổi vài chục năm, bị lãng quên cũng nhanh chóng như khi chúng xuất hiện – tất cả cái đó không mảy may làm họ bối rối.

Không ở đâu thể hiện với một sự rõ ràng đến thế hướng đi sai lệch của tri thức trong xã hội đương đại như ở vị trí mà các học thuyết của những bậc thầy vĩ đại về cuộc sống được dành cho trong xã hội ấy, những học thuyết mà theo chúng nhân loại từng sống và tổ chức cuộc sống, cũng như tiếp tục sống và tổ chức cuộc sống. Trong các cuốn lịch, ở mục thống kê các số liệu, cho biết là có khoảng 1.000 tôn giáo được cư dân của trái đất hiện nay tin theo. Trong số những tôn giáo ấy, người ta ngụ ý có Phật giáo, Balamôn giáo, Khổng giáo, Đạo giáo và Kitô giáo. Có khoảng 1.000 tôn giáo, và những con người thời đại chúng ta hoàn toàn thành tâm tin vào điều đó. Khoảng 1.000 tôn giáo, tất cả chúng đều nhảm nhí, vậy thì nghiên cứu chúng để làm gì? Và những con người thời đại chúng ta bị coi là đáng hổ thẹn nếu họ không biết những danh ngôn thông thái mới nhất của Spencer, Helmholtz và những vị khác;

Còn về các vị Bàlamôn, về Đức Phật, Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Epictetus, Isaiah thì đôi khi họ chỉ biết tên, thậm chí có khỉ cả tên cũng không biết. Không bao giờ họ ngờ rằng những tôn giáo được tuyên tín trong thời đại chúng ta tuyệt nhiên không phải một nghìn, mà thực chất chỉ có ba thôi: tôn giáo Trung Quốc, tôn giáo Ấn Độ và tôn giáo Do Thái-Kitô (cùng với nhánh Mahomet của nó). Họ cũng không ngờ kinh sách của các tôn giáo ấy vốn có thể mua với giá 5 rúp và đọc xong trong hai tuần, nhưng trong đó, mà theo chúng toàn thể nhân loại đã sống và hiện đang sống, ngoại trừ 7% những điều chúng ta hầu như không thể biết, hàm chứa toàn bộ minh triết của nhân loại, tất cả những gì khiến cho nhân loại được như bây giờ.

Nhưng còn là chuyện nhỏ việc đám đông không biết đến những học thuyết ấy – các thức giả cũng không biết chúng, nếu đó không phải là chuyên môn của họ; các nhà triết học chuyên nghiệp không coi việc liếc qua những kinh sách ấy là cần thiết. Mà nghiên cứu để làm gì chuyện mấy ông ngày xưa cố giải quyết cái mâu thuẫn của cuộc sống mà ai ai có trí khôn cũng đều nhận thức được, và cái chuyện họ cố xác định thế nào là cuộc sống và cái phúc đích thực của con người? Giới học phiệt, không hiểu gì về mối mâu thuẫn làm nên khởi đầu của cuộc sống hữu lí, bạo gan khẳng định rằng bởi vì họ không nhìn thấy, nên chẳng có mâu thuẫn nào cả, và cuộc sống của con người chỉ là sự tồn tại sinh vật của nó.

Những kẻ sáng mắt nhìn thấy và xác định được cái gì họ thấy trước mắt, kẻ mù loà thì quờ quạng cây gậy trước mình và khẳng định chẳng có gì ngoài những thứ mà cây gậy mách bảo anh ta.

Chương IV

LUẬN THUYẾT CỦA GIỚI HỌC PHIỆT LẤY CÁC HIỆN TƯỢNG HỮU HÌNH CỦA TỒN TẠI SINH VẬT ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM VỀ TOÀN BỘ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI VÀ TỪ ĐÓ RÚT RA NHỮNG KẾT LUẬN VỀ ĐÍCH SỐNG

“Cuộc sống – đó là những gì diễn ra trong một vật sống, từ khi nó sinh ra cho đến khi chết đi. Con người, con chó, con ngựa sinh ra, mỗi con có cơ thể đặc biệt của mình, và thế là cái cơ thể đặc biệt ấy sống, rồi sau đó chết; cơ thể ấy phân rã, chuyển hóa vào các sinh vật khác, còn bản thân cái sinh vật trước đó không còn nữa. Từng có cuộc sống, rồi cuộc sống kết thúc; trái tim đập, lá phổi thở, cơ thể không phân hủy, nghĩa là con người, con chó, con ngựa đang sống; trái tim ngừng đập, hơi thở dừng lại, cơ thể bắt đầu phân rữa – nghĩa là chúng chết, và chẳng còn cuộc sống. Cuộc sống chính là những gì diễn ra trong cơ thể con người cũng như con vật trong khoảng thời gian từ lúc sinh ra đến khi chết đi. Còn gì có thể rõ ràng hơn thế?”

Những con người dốt nát, thô thiển nhất, vừa thoát khỏi tình trạng động vật xưa nay vẫn nhìn nhận như vậy về cuộc sống. Thế mà trong thời đại của chúng ta luận thuyết của giới học phiệt, tự xưng là khoa học, lại công nhận quan niệm nguyên thủy thô thiển nhất ấy về cuộc sống là duy nhất đúng đắn. Tận dụng tất cả các công cụ của kiến thức hướng ngoại mà nhân loại đã tìm được, cái học thuyết giả dối ấy không ngừng muốn đưa mọi người quay trở lại với bóng tối của sự dốt nát mà loài người hàng thiên niên kỉ gắng sức thoát khỏi.

Chúng ta không thể xác định cuộc sống theo nhận thức của mình, học thuyết ấy nói. Chúng ta sẽ lầm lạc, nếu xem xét nó trong bản thân mình. Khái niệm về hạnh phúc, mà khát vọng vươn tới nó trong nhận thức của chúng ta tạo nên cuộc sống của chúng ta, chỉ là một ảo ảnh lừa dối, và không thể hiểu cuộc sống theo nhận thức đó. Để hiểu được cuộc sống, chỉ cần quan sát các biểu hiện của nó như là hoạt động của vật chất. Chỉ từ những quan sát ấy và các quy luật rút ra từ chúng, chúng ta sẽ tìm ra cả quy luật của bản thân sự sống, lẫn quy luật của cuộc sống con người*.

*Một khoa học thực thụ, hiểu biết vị trí của mình và vì thế hiểu cả đối tượng của mình, thường khiêm tốn và do khiêm tốn mà có sức mạnh đã và sẽ không bao giờ nói như vậy. Khoa học vật lí nói về các quy luật và mối quan hệ giữa các lực, nhưng không bao giờ đặt câu hỏi lực là gì, và không cố giải thích bản chất của lực. Khoa học hoá học nói về quan hệ của các chất, nhưng không đặt câu hỏi cái gì là vật chất, và không cố xác định bản chất của nó. Khoa học sinh học nói về các hình thái của sự sống, cũng không đặt câu hỏi sự sống là cái gì, và không cố xác định bản chất của nó. Cả lực, cả vật chất, cả sự sống được các khoa học chân chính tiếp nhận không phải như các đối tượng nghiên cứu, mà như những điểm tựa được xem là những tiền đề lấy từ một lĩnh vực tri thức khác, trên chúng tòa nhà của mỗi khoa học riêng lẻ được xây dựng. Một khoa học chân chính nhìn như vậy về đối tượng, và khoa học đó không thể có ảnh hưởng nguy hại tới quần chúng, hướng họ tới ngu muội. Nhưng triết lí dối trá của khoa học không nhìn như vậy về đối tượng của nó. “Chúng ta nghiên cứu cả vật chất, cả lực, cả sự sống; và nếu chúng ta nghiên cứu chúng, thì chúng ta có thể nhận biết chúng”, họ nói mà không hiểu rằng họ nghiên cứu không phải vật chất, không phải lực, không phải sự sống, mà chỉ là các quan hệ và hình thức của chúng.

Và thế là cái học thuyết dối trá trên, sau khi đánh tráo khái niệm về toàn bộ cuộc sống con người – được con người nhận biết qua ý thức của mình, bằng cái phần nhìn thấy được của cuộc sống – phần tồn tại sinh vật, bắt đầu nghiên cứu những hiện tượng hữu hình, đầu tiên là trong con người sinh vật, sau đó là trong động vật nói chung, sau nữa trong thực vật, rồi trong vật chất, song lại luôn khẳng định rằng nó nghiên cứu không phải chỉ một số biểu hiện, mà là bản thân cuộc sống. Các quan trắc ấy thật phức tạp, thật nhiều vẻ, thật rối rắm, bao nhiêu thời gian và nỗ lực bị đổ vào chúng, đến mức người ta dần dần quên đi cái sai lầm ban đầu là đã ngộ nhận một phần của đối tượng là toàn bộ đối tượng, và cuối cùng họ hoàn toàn tin tưởng rằng nghiên cứu những đặc tính thấy được của vật chất, của thực vật và động vật, tức là nghiên cứu bản thân cuộc sống, cái cuộc sống mà con người chỉ nhận biết được trong ý thức của nó.

Đang diễn ra một cái gì đó tương tự như việc một người chiếu bóng một vật gì đó lên tường và muốn duy trì sự lầm tưởng mà những khán giả của anh ta có thể rơi vào.

“Đừng nhìn đi đâu cả – người trình diễn nói – ngoài hướng này, nơi xuất hiện các hình phản chỉếu, và điều quan trọng là đừng nhìn vào bản thân đồ vật: bởi vì làm gì có đồ vật, chỉ có hình phản chỉếu của nó thôi.”

Cái khoa học hư ngụy nuông chỉều đám đông thô bỉ của các nhà học phiệt thời nay đang làm chính điều ấy, khi nó nghiên cứu cuộc sống bên ngoài định tính cơ bản của nó – khát vọng hạnh phúc được phát lộ chỉ thông qua nhận thức của con người. Xuất phát trực tiếp từ việc xác định cuộc sống riêng rẽ với khát vọng hạnh phúc, khoa học hư ngụy quan trắc mục đích của các vật sống, và khi tìm thấy trong chúng những mục đích xa lạ với con người, thì lại gán chúng cho con người.

Khoa học hư ngụy đó, xuất phát từ quan niệm lạc hậu về cuộc sống – mà trong đó không thấy được mối mâu thuẫn tạo nên đặc tính chính yếu của cuộc sống con người, trong các kết luận gần đây nhất đã đi đến cái điều mà đám đông thô bỉ của nhân loại đòi hỏi – công nhận khả năng có hạnh phúc cho cuộc sống cá nhân riêng lẻ, công nhận chỉ một sự tồn tại sinh vật là đủ cho hạnh phúc con người.

Cái khoa học hư ngụy này thậm chí còn đi xa hơn những đòi hỏi của đám đông thô bỉ, khi nó muốn tìm lời giải thích cho chúng, – nó đi đến chỗ khẳng định cái mà ngay từ đầu đã gạt bỏ ý thức đúng đắn của con người, đi đến kết luận rằng cuộc sống của con người, cũng như của bất kì sinh vật nào, là ở cuộc đấu tranh vì sinh tồn của cá nhân, của giống nòi và chủng loại.

Chương V

NHỮNG HỌC THUYẾT HƯ NGỤY CỦA PHÁI SÙNG LỄ GIÁO VÀ PHÁI HỌC PHIỆT KHÔNG GIẢI THÍCH ĐƯỢC Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC CŨNG NHƯ KHÔNG ĐƯA RA ĐƯỢC KIM CHỈ NAM CHO NÓ; KIM CHỈ NAM DUY NHẤT CỦA CUỘC SỐNG LÀ QUÁN TÍNH SỐNG, CÁI KHÔNG THỂ GIẢI THÍCH BẰNG LÍ TÍNH

“Việc gì phải định nghĩa cuộc sống: bất kì ai cũng biết nó, thế thôi, và nào ta hãy cùng sống”, những người ủng hộ các học thuyết hư trá nói như vậy trong sự lầm lạc của mình. Và dù không biết thế nào là cuộc sống và hạnh phúc cuộc sống, họ tưởng rằng họ đang sống, tựa như một người khi trôi theo những con sóng không có bất kì định hướng nào có thể tưởng rằng anh ta đang bơi tới nơi anh ta cần đến và muốn đến.

Một đứa trẻ sinh ra trong cảnh nghèo khó hoặc xa hoa và nhận được sự giáo dục theo tinh thần sùng lễ giáo hoặc học phiệt. Đối với một đứa trẻ, hay một thiếu niên, còn chưa tồn tại mâu thuẫn của cuộc sống và câu hỏi về cuộc sống, và vì thế nó không cần đến những giải thích của cả phái sùng lễ giáo lẫn phái học phiệt và chúng không thể hướng dẫn cuộc sống của nó. Nó chỉ học theo gương những người sống xung quanh, và tấm gương đó, cả của những kẻ sùng lễ giáo lẫn học phiệt, đều giống nhau: cả hai chỉ sống vì phúc lộc của cuộc sống cá nhân và họ dạy nó y như thế.

Nếu cha mẹ nó nghèo đói, nó biết từ họ rằng mục đích của cuộc sống là kiếm được bánh mì và tiền sao cho nhiều hơn và làm việc sao cho ít hơn, để cái cá nhân sinh vật có thể sống sướng hơn. Nếu nó sinh ra trong giàu có, nó biết rằng mục đích của cuộc sống là sự giàu sang và trọng vọng, để sao cho có thể tiêu khiển thời gian thú vị và vui vẻ hơn.

Tất cả những hiểu biết mà đứa trẻ nghèo thu được cần thiết đối với nó chỉ là để làm sao cải thiện hoàn cảnh vật chất của cá nhân mình. Tất cả những kiến thức về khoa học và nghệ thuật mà đứa trẻ giàu có thu được, bất chấp những lời lẽ cao siêu về ý nghĩa của khoa học và nghệ thuật, cần thiết đối với nó chỉ để chống chọi với sự buồn chán và sử dụng thời giờ một cách thú vị. Cả hai sống càng lâu, thì càng hấp thụ vào mình mạnh hơn quan điểm thống ngự trong nhân thế. Chúng bước vào hôn nhân, lập gia đình, và lòng tham kiếm tìm lợi ích cho cuộc sống sinh vật càng gia tăng bởi đã có gia đình biện minh: cuộc đấu tranh với những kẻ khác trở nên khốc liệt hơn và định hình thói quen (quán tính) sống chỉ vì hạnh phúc của cá nhân.

Nếu có rơi vào đầu một trong hai người, kẻ giàu hoặc kẻ nghèo, sự nghi ngờ về tính đúng đắn của một cuộc sống như vậy; nếu có xuất hiện trước họ câu hỏi để làm gì cái cuộc đấu tranh vô nghĩa vì sự sinh tồn ấy mà nó sẽ được những đứa con của họ tiếp tục, hoặc để làm gì cái cuộc chạy đuổi hư ảo theo những khoái lạc ấy mà chúng sẽ kết thúc bằng những khổ đau cho họ và con cháu họ, thì sẽ gần như không có bất là khả năng nào là hai con người ấy biết về những định nghĩa về cuộc sống đã được các bậc thầy vĩ đại của nhân loại đúc kết từ xa xưa, những người cũng từng rơi vào tình trạng đó trước họ hàng nghìn năm.

Các học thuyết của phái sùng lễ giáo và phái học phiệt đã che khuất chúng đến mức hiếm người có thể phát hiện ra chúng. Một số người – những kẻ sùng lễ giáo – trước câu hỏi: “Cuộc sống bất hạnh này là để làm gì?” – sẽ trả lời: “Cuộc sống vốn bất hạnh, luôn luôn là thế và phải thế; hạnh phúc cuộc sống không phải ở thời hiện tại của nó, mà ở quá khứ – trước khi sinh ra, và ở tương lai – sau khi chết đi.” Những kẻ sùng lễ giáo cả trong Bàlamôn giáo, cả trong Phật giáo, hay đạo Do Thái, Kitô giáo đều luôn nói cũng một điều đó.

Cuộc sống hiện tại là cái ác, và nguyên nhân của cái ác ấy nằm trong quá khứ – trong sự xuất hiện của thế giới và con người; còn việc sửa chữa cái ác đang hoành hành là trong tương lai, ở thế giới bên kia. Tất cả những gì con người có thể làm để kiếm tìm hạnh phúc – không phải ở trong cuộc sống này, mà ở cuộc sống tương lai – đó là tin vào học thuyết mà chúng tôi đang rao giảng và hãy thực hành những nghi lễ mà chúng tôi ấn định.

Và nếu một người nào đó nghi ngờ, khi nhìn vào cuộc sống của tất cả những kẻ sống vì lợi ích cá nhân, vào cuộc sống cũng vì cái đó của chính những kẻ sùng lễ giáo, và nhận thấy sự giả dối của cách giải thích ấy, thì anh ta sẽ không đào sâu ý nghĩa câu trả lời của phái này, lập tức không tin họ và quay sang phái học phiệt. “Tất cả các học thuyết về một cuộc sống nào đó khác với cuộc sống chúng ta đang thấy trong các sinh vật đều là kết quả của sự ngu muội” – các nhà học phiệt nói. “Tất cả những nghi ngờ của bạn về tính đúng đắn của cuộc sống của bạn thực chất chỉ là những mơ mộng vô tích sự.

Cuộc sống của những thế giới, của trái đất, con người, động vật, thực vật đều có các quy luật của mình, và chúng tôi nghiên cứu chúng, chúng tôi khảo cứu nguồn gốc của các thế giới va con người, động vật và thực vật, và toàn bộ vật chất; chúng tôi nghiên cứu cả những gì đang chờ đợi các thế giới, mặt trời sẽ lạnh đi như thế nào, v.v… và cái gì đã và sẽ xảy ra với con người và với bất kì động vật, thực vật nào. Chúng tôi có thể chỉ ra và chứng minh rằng tất cả đã và sẽ như chúng tôi nói; ngoài ra các nghiên cứu của chúng tôi sẽ có tác động cải thiện mức sống của con người. Còn về cuộc sống của bạn, với khát khao của bạn tìm tới hạnh phúc, chúng tôi không thể nói gì với bạn ngoài điều mà không có chúng tôi bạn cũng biết: bạn đang sống, vậy thì hãy sống và sống sao cho được nhiều phúc lộc hơn.”

Và kẻ đang nghĩ ngờ, sau khi không nhận được câu trả lời nào cho câu hỏi của mình cả từ người này lẫn người kia, vẫn lại như trước đây, không có bất cứ kim chỉ nam nào trong cuộc sống ngoài những thôi thúc của cá nhân mình.

Một số trong những người nghi ngờ, theo cách lập luận của Pascal, tự nhủ: “Nhỡ đâu là thật tất cả những gì những người sùng lễ giáo hù dọa nếu không thực hiện những lời căn dặn của họ”, và họ thực hành tất cả những điều ấn định của phái sùng lễ giáo vào những lúc rỗi rãi (chẳng mất gì, có khi còn được lợi to nữa), còn những người khác thì đồng ý với phái học phiệt, thẳng thừng phủ nhận bất kì cuộc sống nào khác cùng tất cả các nghi lễ tôn giáo và nói với mình: “Không phải một mình ta, mà tất cả mọi người đã sống và đang sống như thế, cái gì đến, nó sẽ đến.” Và sự khác nhau ấy không đem lại bất kì ưu thế nào cho cả người này lẫn người kia: cả hai đều vẫn không có được một sự giải thích nào về ý nghĩa cuộc sống hiện tại của họ.

Mà sống thì vẫn cần.

Cuộc sống của con người là một loạt hành vi từ lúc thức dậy đến khi đi ngủ; môi ngày con người phải không ngừng lựa chọn trong số hàng trăm hành vi khả thể đối với nó hành vi nào nó sẽ làm. Cả học thuyết của phái sùng lễ giáo, lí giải những bí mật của cuộc sống thiên giới, lẫn học thuyết của phái học phiệt, nghiên cứu nguồn gốc của các thế giới, của con người và kết luận về số phận tương lai của chúng, đều không đưa ra được chỉ dẫn nào cho các hành vi. Mà thiếu chỉ dẫn trong việc lựa chọn hành vi của mình thì con người không thể sống. Và thế là con người, dù muốn hay không/ đành hành xử không theo suy nghĩ, mà là theo cái kim chỉ nam cho đời sống bên ngoài xưa nay luôn tồn tại trong mỗi cộng đồng người.

Kim chỉ nam đó không chứa đựng bất kì giải thích hợp lí nào, nhưng chính nó khởi động hầu như phần lớn các hành vi của tất cả mọi người. Kim chỉ nam ấy là thói quen sống của các cộng đồng người, nó càng chỉ phối mạnh mẽ mọi người bao nhiêu, thì họ càng hiểu ý nghĩa cuộc sống của mình ít bấy nhiêu. Sự chỉ dẫn đó không thể biểu hiện ra một cách xác định, bởi vì nó được cấu thành từ những việc làm và hành vi đa dạng nhất về thời gian và địa điểm.

Đó là: những nén hương trước bài vị cha mẹ của người Trung Quốc; là hành hương tới những thánh địa nổi tiếng của người theo đạo Hồi, là số lượng nhất định những lời cầu nguyện đối với người Ấn Độ; đó là lòng trung thành với lá cờ của mình và danh dự của bộ quân phục đối với người lính, luật đấu súng đối với nhà quý tộc, luật báo thù bằng máu đối với người miền núi; đó là những món ăn nhất định vào những ngày nhất định, việc giáo dục con cái theo một cung cách nhất định; đó là những chuyến viếng thăm, sự trang hoàng nhà cửa theo kiểu nhất định, những lễ lạt nhất định trong tang ma, sinh nở, cưới xin. Đó là vô số các việc làm và hành vi choán đầy toàn bộ cuộc sống. Đó chính là những gì được gọi là phép xã giao, phong tục, và thường được gọi hơn cả là bổn phận và thậm chí là bổn phận thiêng liêng.

Và thế là phần lớn loài người ứng xử theo cái kim chỉ nam ấy, không cần đến những lí giải cuộc sống của phe sùng lễ giáo hay phe học phiệt. Khắp nơi xung quanh mình, từ thơ ấu, con người nhìn thấy mọi người thực hiện những việc làm đó với niềm tin tưởng tràn đầy và vẻ trang trọng bề ngoài, và dù không có bất kì sự giải thích hợp lí hợp tình nào về cuộc sống của mình, con người không chỉ bắt đầu làm chính những việc ấy, mà còn cố gắng gán định cho chúng ý nghĩa hợp lí hợp tình.

Con người muốn tin rằng những người làm những việc ấy đều giải thích được tại sao và để làm gì họ làm chính cái việc mà họ đang làm. Và nó bắt đầu thuyết phục bản thân rằng những việc đó có ý nghĩa hợp lí và những giải thích về ý nghĩa của chúng, nếu như chưa hoàn toàn rõ với nó, thì sẽ rõ với người khác. Song đa phần những người khác, cũng không có được lí giải hợp lí về cuộc sống, lại rơi vào tình trạng hoàn toàn giống như nó. Họ làm những việc đó chỉ bởi họ tưởng rằng những người khác đã lí giải được những việc làm ấy và đòi hỏi họ thực hiện chúng. Và thế là, vô tình đánh lừa lẫn nhau, mọi người không chỉ ngày càng quen làm nhiều hơn những việc không giải thích được bằng lí trí, mà còn quen gán cho chúng một ý nghĩa bí ẩn nào đó, không hiểu nổi đối với ngay bản thân họ.

Và họ càng hiểu ý nghĩa những việc họ làm ít hơn, những việc làm ấy càng trở nên khả nghi hơn đối với bản thân họ, thì họ càng gán cho chúng tầm quan trọng nhiều hơn và càng thực hiện chúng với sự trang trọng hơn. Cả kẻ giàu lẫn kẻ nghèo đều làm những gì mà những người khác xung quanh họ làm và gọi những việc làm ấy là bổn phận, bổn phận thiêng liêng của mình, trấn an mình rằng những gì đã từng được thực hành lâu đến thế, bởi đông người đến thế và được họ đánh giá cao như thế, thì không thể không là công việc thực sự của cuộc sống. Và cho đến khi già nua, đến lúc chết đi con người vẫn cố sống và ra sức khiến mình tin rằng nếu bản thân họ không biết họ sống để làm gì, thì những người khác biết điều ấy – chính những người cũng biết rất ít về điều đó như những kẻ dựa dẫm vào họ.

Mọi người bước vào cuộc sinh tồn, những con người mới được sinh ra, lớn lên, khi nhìn thấy cảnh chen chúc được gọi là cuộc sống của chúng sinh, mà trong đó có cả các bậc già cả, luống tuổi, đáng kính, được mọi người nể trọng tham gia, liền cam đoan rằng cái cảnh chen chúc điên rồ đó chính là cuộc sống, và không có cuộc sống nào khác cả, rồi sau khi chen lấn một hồi bên cánh cửa ấy, họ bỏ về. Cũng như vậy, một người chưa bao giờ chứng kiến một cuộc họp, khi nhìn thấy một đám đông chen chúc, ồn ã, sôi động bên cửa ra vào liền cho rằng đó chính là cuộc họp, và sau khi chen lấn ở bên cửa, anh ta bỏ về nhà với hai mạng sườn bầm tím và hoàn toàn tin tưởng rằng anh ta đã dự cuộc họp.

Chúng ta xẻ dọc ngang các dãy núi, bay lượn khắp thế giới; điện năng, kính hiển vi, điện thoại, chỉến tranh, nghị trường, đấu tranh giữa các đảng phái, các trường đại học, các hội bác học, các bảo tàng… đó chẳng phải là cuộc sống ư?

Tất cả những hoạt động sôi động, phức tạp của con người với thương mại, chiến tranh, với phương tiện truyền thông, khoa học, nghệ thuật của họ phần lớn chỉ là cảnh chen lấn của một đám đông điên rồ bên cánh cửa của cuộc sống.

Chương

VI SỰ PHÂN ĐÔI TÂM THỨC TRONG CON NGƯỜI CỦA THẾ GIỚI CHÚNG TA

“Nhưng ta nói thực, hoàn toàn nói thực với các ngươi: sẽ đến lúc và nó đã đến rồi, khi những người chết nghe được tiếng nói của con Chúa Trời, và nghe xong, họ sẽ phục sinh. Và thời điểm đó đang đến gần. Dù con người có cam đoan với bản thân mình đến đâu, và cả những người khác có cam đoan với anh ta đến đâu, rằng cuộc sống chỉ có thể tốt đẹp và hữu lí sau cái chết, hoặc chỉ cuộc sống cá nhân mới có thể là tốt đẹp và hữu lí, thì con người cũng không thể tin vào điều đó. Con người trong sâu thẳm tâm hồn mình luôn có một đòi hỏi không thể xóa nhòa là làm sao để cuộc sống của nó là điều hạnh phúc và có nghĩa lí, còn cuộc sống mà không có phía trước một mục đích nào khác ngoài cuộc sống dưới mồ hoặc thứ hạnh phúc bất khả của cá nhân thì chỉ là cái ác và sự vô nghĩa.

Sống vì cuộc sống tương lai ư? Con người tự hỏi. Nhưng nếu cuộc sống này, cái dạng thức sống duy nhất mà tôi biết – cuộc sống hiện tại của tôi – phải là vô nghĩa, thì điều đó không những không khiến tôi tin tưởng vào khả năng có một cuộc sống khác, có nghĩa lí, mà ngược lại, còn thuyết phục tôi tin rằng cuộc sống về thực chất là vô nghĩa, và không thể có một cuộc sống nào khác, ngoài cuộc sống vô nghĩa này.

Sống vì bản thân ư? Nhưng cuộc sống cá nhân của tôi là cái ác và sự vô nghĩa cơ mà. Sống vì gia đình mình ư? Vì cộng đông mình ư? Vì Tổ quốc mình, thậm chí vì nhân loại ư? Nhưng nếu cuộc sống của cá nhân tôi là bất hạnh và vô nghĩa, thì cuộc sống của bat kì cá nhân nào khác cũng vô nghĩa như thế, và vì vậy một số lượng bất tận các cá nhân vô nghĩa và vô lí tập hợp lại với nhau cũng không tạo nên được một cuộc sống hạnh phúc và hữu lí. Cứ tự mình sống, không cần biết để làm gì, cứ làm những gì người khác làm ư? Nhưng mà tôi biết là những người khác, cũng giống y như tôi, bản thân họ cũng không biết họ làm cái mà họ đang làm để làm gì.

Đã đến lúc ý thức hữu trí lấn át các học thuyết sai lạc, con người dừng lại giữa chừng cuộc sống và đòi được giải thích.

Chỉ kẻ hi hữu không bao giờ giao tiếp với những ai có lối sống khác, và chỉ người nào bận túi bụi bởi cuộc đấu tranh căng thẳng với tự nhiên để duy trì sự tồn tại thân xác của mình mới có thể tin rằng việc thực hiện những điều vô nghĩa, mà anh ta gọi là bổn phận của mình, có thể là bổn phận đích thực của cuộc sống của anh ta.

Sẽ đến lúc và nó đã đến, khi mà tính dối trá của việc phủ định – chỉ trên lời nói – cuộc sống này để chuẩn bị cho mình cuộc sống tương lai, và của việc khẳng định chỉ một sự tồn tại sinh vật của cá nhân đã là cuộc sống, còn cái gọi là bổn phận thì là công việc của cả đời, đã trở nên rõ ràng đối với phần lớn loài người, và chỉ những kẻ khiếp nhược vì nghèo đói hay mụ mẫm vì đời sống phóng đãng mới có thể tiếp tục tồn tại mà không cảm thấy sự vô nghĩa và bất hạnh của sự sinh tồn của mình.

Con người bừng tỉnh ngày càng nhiều hơn như ý thức hữu trí, họ sống lại trong các cỗ quan tài của mình; và mâu thuẫn cơ bản của cuộc sống con người, bất chấp tất cả nỗ lực của những người che giấu nó khỏi bản thân mình, xuất hiện trước phần lớn loài người với sự rõ ràng và sức mạnh khủng khiếp.

“Toàn bộ cuộc sống của tôi là ước muốn hạnh phúc cho mình, con người vừa thức tỉnh nói với mình, nhưng lí trí của tôi lại nói với tôi rằng hạnh phúc đó đối với tôi là không thể có, và dù tôi có làm gì đi nữa, có đạt được cái gì chăng nữa, tất cả đều kết thúc chỉ bằng một điều: sự đau khổ và cái chết, sự tuyệt diệt. Tôi muốn hạnh phúc, tôi muốn sống, tôi muốn sự có nghĩa có lí, nhưng trong tôi và trong tất cả những gì bao quanh tôi toàn là cái ác, cái chết, sự vô nghĩa. Xử sự thế nào đây? sống ra sao? Làm gì đây?” Và tôi không có câu trả lời.

Con người nhìn ra xung quanh mình và tìm câu trả lời cho câu hỏi của nó nhưng không tìm thấy. Nó tìm thấy xung quanh mình nhiều học thuyết có thể trả lời cho nó cả những câu hỏi mà nó không đặt ra cho mình, nhưng duy chỉ giải đáp cho câu hỏi nó đặt ra cho mình thì lại không có trong thế giới xung quanh. Chỉ có cảnh lăng xăng, nhộn nhạo của muôn người đang làm những công việc mà chính họ không biết để làm gì, những việc mà những người khác cũng làm và cũng chẳng biết để làm gì.

Tất cả đều sống, mà dường như không nhận thức được sự bất hạnh của tình trạng bản thân và sự vô nghĩa của hoạt động bản thân. “Hoặc là họ bị điên, hoặc là ta – con người vừa thức tỉnh nói với mình. -Nhưng không thể tất cả đều bị điên, như vậy chỉ có ta điên. Nhưng không, cái tôi hữu trí, kẻ nói với ta về điều đó, không thể điên được. Cho dù nó có một mình đối đầu cả thế giới này, thì vẫn không thể không tin nó.”

Và con người nhận ra một mình mình trong toàn bộ thế giới với những câu hỏi khủng khiếp đang xâu xé tâm hồn nó. Thế mà nó vẫn cần phải sống.

Một cái tôi, cái cá thể của nó, ra lệnh cho nó sống.

Nhưng cái tôi khác, trí tuệ của nó, lại nói: “Không thể sống.”

Con người cảm thấy bị phân đôi. Và sự phân đôi ấy xâu xé tâm hồn nó đau đớn.

Và nguyên nhân của sự phân đôi đau đớn đó, nó có cảm giác là do trí tuệ của nó.

Trí tuệ, cái năng lực cao nhất của con người, thiết yếu đối với cuộc sống của nó; cái năng lực đem đến cho nó, một con người trần trụi, yếu đuối giữa những sức mạnh thiên nhiên hủy diệt nó, cả những phương tiện để tồn tại lẫn những phương tiện để hưởng lạc thú – chính cái năng lực đó đang đầu độc cuộc sống của nó.

Trong toàn bộ thế giới xung quanh con người, mọi năng lực mà các sinh vật sống sở hữu đều là cần thiết cho chúng, là chung đối với tất cả chúng và trợ giúp cho hạnh phúc của chúng. Thực vật, côn trùng, động vật, tuân theo quy luật của mình, đều sống một cuộc sống sung sướng, vui vẻ, bình yên. Thế mà bỗng nhiên, trong con người, cái năng lực tối cao của bản tính tự nhiên đó của nó lại tạo ra trong nó trạng thái đau khổ đến nỗi con người hay phải, và ngày càng nhiều hơn trong thời gian gần đây, bổ cho đứt tung ra cái nút oan nghiệt của cuộc sống của mình, giết chết mình, chỉ cốt sao thoát khỏi cái mâu thuẫn nội tâm giày vò, cái mâu thuẫn bị đẩy tới độ căng thẳng nhất chính vào thời đại chúng ta.

Chương VII

SỰ PHÂN ĐÔI TÂM THỨC DIỄN RA DO SỰ LẪN LỘN CUỘC SỐNG SINH VẬT VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Con người có cảm tưởng rằng ý thức hữu trí được thức tỉnh trong nó làm đảo lộn và dừng lại cuộc sống của nó chỉ bởi nó đang công nhận là cuộc sống của mình, cái mà chưa bao giờ là, đang không là và không thể là cuộc sống của nó.

Được giáo dục và lớn lên giữa những học thuyết lầm lạc của thế giới chúng ta, những học thuyết đã khiến nó tin chắc rằng cuộc sống của nó không là gì khác ngoài sự tồn tại của cá nhân nó bắt đầu từ khi nó ra đời, con người có cảm tưởng rằng nó đã sống khi còn nhỏ, khi còn là một đứa trẻ; sau đó nó thấy nó vẫn không ngừng sống lúc trở thành một thanh niên rồi một người trung niên. Nó đã sống, như nó cảm thấy, rất lâu và không lúc nào ngừng sống, nhưng rồi nó sống đến một lúc nào đó và bỗng nhận thấy rất rõ ràng rằng sống như nó vẫn sống trở nên không thể, và cuộc sống đối với nó ngừng lại và tan nát.

Những học thuyết lầm lạc củng cố trong nó ý nghĩ rằng cuộc sống của nó là một khoảng thời gian từ lúc sinh ra đến khi chết đi; và nhìn vào cuộc sống thấy được của muôn loài, nó đã lẫn lộn quan niệm về cuộc sống thấy được ấy với ý thức của mình và hoàn toàn tin tưởng rằng cuộc sống nó thấy được đó chính là cuộc sống của nó.

Ý thức hữu trí được thức tỉnh trong nó đưa ra những đòi hỏi không thể thỏa mãn bằng cuộc sống sinh vật và chỉ cho nó tính sai trái trong quan niệm của nó về cuộc sống; nhưng các học thuyết dối trá đã ăn sâu trong nó, ngăn cản nó công nhận sai lầm của mình: nó không thể từ bỏ quan niệm về cuộc sống như là sự tồn tại sinh vật, và nó cảm thấy cuộc sống của nó dừng lại là bởi sự thức tỉnh của ý thức hữu trí.

Nhưng cái mà nó gọi là cuộc sống của mình – cái mà nó cảm thấy đã dừng lại – cũng chưa bao giờ tồn tại. Cái mà nó gọi là cuộc sống của mình – sự tồn tại của nó từ lúc sinh ra – cũng chưa bao giờ là cuộc sống của nó; quan niệm của nó rằng nó vẫn liên tục sống từ khi sinh ra cho đến giây phút hiện tại chỉ là sự đánh lừa của ý thức, giống như sự đánh lừa của ý thức trong những giấc mơ: tỉnh giấc thì chẳng về có mộng mơ nào hết, tất cả chúng chỉ hình thành trước thời điểm tỉnh giấc. Trước khi ý thức hữu trí thức tỉnh thì không hề có một cuộc sống nào hết, quan niệm về cuộc sống đã qua chỉ hình thành khi ý thức ấy bừng tỉnh.

Con người sống như động vật trong thời thơ ấu và chẳng biết gì về cuộc sông. Nếu con người mới sống được mười tháng, nó sẽ không biết chút gì về cuộc sống của mình cũng như về bất kì một cuộc sống nào khác; nó cũng sẽ biết rất ít về cuộc sống nếu nó bị chết trong bụng mẹ. Và không chỉ đứa trẻ, mà ngay một người lớn kém khôn ngoan và một kẻ si ngốc hoàn toàn cũng không thể biết về việc họ đang sống và những sinh vật khác cũng đang sống. Và vì vậy, họ không có cuộc sống của con người.

Cuộc sống con người chỉ bắt đầu cùng với sự xuất hiện của ý thức hữu trí, của chính cái đã phát lộ ra cho con người thấy cùng một lúc cả cuộc sống của nó, trong hiện tại cũng như quá khứ, lẫn cuộc sống của các cá nhân khác, và tất cả những gì tất yếu nảy sinh từ các mối quan hệ giữa các cá nhân ấy, những nỗi thống khổ và cái chết, chính là cái đã khiến nó phải phủ nhận hạnh phúc của cuộc sống cá nhân và làm nảy sinh trong nó mối mâu thuẫn, như nó cảm thấy, bắt cuộc sống của nó dừng lại.

Con người muốn xác định cuộc sống của mình bằng thời gian, như nó có thể xác định cái tồn tại thấy được ở bên ngoài mình, nhưng bỗng nhiên trong nó thức dậy một cuộc sống không trùng khớp với thời gian nó tồn tại bằng xương bằng thịt, và nó không muốn tin rằng cái không thể đo đếm được bằng thời gian ấy lại có thể là cuộc sống. Nhưng dù con người có tìm kiếm bao nhiêu trong thời gian cái điểm mà từ đó nó có thể coi là khởi đầu cuộc sống hữu trí của minh, nó cũng sẽ không bao giờ tìm thấy*.

*Không gì có thể tầm thường hơn là nghe những luận thuyết về sự hình thành và phát triển của cuộc sống con người và cuộc sống nói chung theo thời gian. Những ai luận thuyết như vậy tưởng rằng họ đang đứng trên một nền tàng vững chãi nhất của thực tế, trong khi đó thì không có gì hoang tưởng hơn là những luận thuyết về sự phát triển của cuộc sống theo thời gian. Những luận thuyết ấy cũng tương tự như việc làm của một người muốn đo một đường hình học, nhưng lại không đặt thước vào một điểm xác định duy nhất đối với anh ta, nơi trên đó anh ta đang đứng, mà trên một đường bất tận lại lấy những điểm tưởng tượng với những khoảng cách khác nhau không xác định đối với anh ta va từ những điểm tưởng tượng ấy đo khoảng cách đến chỗ mình. Chẳng phải những ai đang luận thuyết về sự hình thành và phát triển của cuộc sống trong con người đang làm chính điều đó sao? Thật vậy, biết lấy ở đâu trên cái đường bất tận ấy, tương tự như sự phát triển cuộc sống con người được người ta hình dung từ quá khứ – cái điểm tùy tiện mà từ đó cớ thể bắt đầu lịch sử hoang tưởng về sự phát triển của cuộc sống này? Từ sự ra đời hay từ phôi thai của đứa trẻ, hay từ cha mẹ chúng, hay xa hơn nữa từ động vật nguyên thủy và chất nguyên sinh, hay từ mẩu thiên thể đầu tiên văng ra khỏi mặt trời? Chính những lập luận đó sẽ là những huyễn tưởng tùy tiện nhất – là việc đo lường mà không có thước đo.

Trong những hồi ức của mình, nó sẽ không bao giờ có thể tìm thấy điểm đó, điểm khởi đầu của ý thức hữu trí. Nó tưởng rằng ý thức ấy đã luôn luôn có trong nó. Còn nếu nó tìm được một cái gì đó tựa như khởi đầu của ý thức ấy, thì chắc chắn nó tìm thấy cái đó không phải trong sự ra đời thân xác của mình, mà là ở trong một khu vực không có gì chung với sự ra đời thân xác ấy. Nó ý thức về sự phát sinh lí tính nơi mình hoàn toàn không phải như nó hình dung về sự ra đời thân xác của mình.

Trong khi tự hỏi về nguồn gốc của ý thức lí tính của mình, con người không bao giờ hình dung ra rằng nó, với tư cách một sinh vật hữu trí, là con của bố mẹ nó, là cháu các ông bà, cụ kị nó, sinh ra vào năm này năm kia, mà nó luôn luôn ý thức rằng mình không phải là một đứa con hay một đứa cháu, mà là cái hòa làm một với ý thức của những sinh vật hữu trí xa lạ nhất với nó cả về không gian lẫn thời gian, đôi khi sống cách nó hàng nghìn năm và ở tận đầu bên kia thế giới. Trong ý thức hữu trí, con người thậm chí không thấy bất kì một nguồn gốc phát sinh nào của mình, nhưng lại nhận thức được sự hòa đồng phi thời gian và phi không gian của mình với những ý thức hữu trí khác, đến mức họ hòa nhập vào nó và nó hòa nhập vào họ. Chính cái ý thức hữu trí vừa bừng tình trong con người đó dường như làm ngừng lại cái tựa hồ cuộc sống, mà những người lầm lạc coi là cuộc sống: những người lầm lạc tưởng rằng cuộc sống của họ bị ngừng lại chính vào lúc nó thức tỉnh.

Chương VIII

KHÔNG CÓ SỰ PHÂN ĐÔI VÀ MÂU THUẪN, NÓ CHỈ XUẤT HIỆN TRONG HỌC THUYẾT SAI TRÁI

HỌC THUYẾT SAI TRÁI Chỉ có học thuyết sai trái về cuộc sống con người như là sự tồn tại động vật từ khi sinh ra đến lúc chết đi, mà nhiều người được giáo dục và nuôi dưỡng theo tinh thần đó, mới gây nên trạng thái lưỡng phân đau đớn mà nhiều người sa vào khi phát hiện ra trong mình ý thức hữu trí.

Con người sa vào sự lầm lạc đó có cảm tưởng rằng cuộc sống trong nó bị phân đôi.

Con người biết rằng cuộc sống của nó chỉ có một, nhưng lại cảm thấy có hai. Một người, khi xoắn hai ngón tay lại và lăn đi lăn lại một viên bi ở giữa, biết rằng chỉ có một viên bí, nhưng lại cảm thấy hai viên. Điều tương tự cũng xảy ra với người hấp thu quan niệm sai trái về cuộc sống.

Lí tính của con người bị định hướng một cách sai lạc. Người ta dạy nó thừa nhận rằng cuộc sống chỉ là sự tồn tại thể xác của cá nhân nó, mà cái đó không thể là cuộc sống được.

Với quan niệm sai lạc như vậy về một cuộc sống giả tưởng, nó nhìn vào cuộc sống và thấy có hai cuộc sống – một do nó hình dung ra và một có thật.

Con người ấy tưởng rằng việc ý thức hữu trí phủ định hạnh phúc của tồn tại cá nhân và đòi hỏi một hạnh phúc khác là điều gì đó bệnh hoạn và phi tự nhiên.

Nhưng đối với con người như một sinh linh hữu trí thì việc phủ nhận khả nàng có cuộc sống và hạnh phúc cá nhân là hệ quả tất yếu của các điều kiện sinh tồn cá nhân và của đặc tính ý thức hữu trí gắn liền với kiểu sinh tồn. Việc phủ nhận hạnh phúc và cuộc sống cá nhân đối với một sính linh hữu trí cũng là một thuộc tính đời sống tự nhiên của nó, y như việc bay trên đôi cánh chứ không phải chạy bằng chân đối với một con chim. Nếu một con chim non chưa đủ lông cánh chạy bằng chân, thì điều đó cũng không chứng minh rằng nó không có thuộc tính bay.

Nếu chúng ta nhìn thấy xung quanh mình nhiều người có ý thức chưa thức tỉnh, họ cho rằng cuộc sống của họ nằm ở hạnh phúc cá nhân, thì điều đó không hề chứng minh rằng con người không có thuộc tính sống một cuộc sống hữu trí. Sự thức tỉnh của con người cho cuộc sống đích thực, vốn nằm trong bản chất của nó, diễn ra trong thế giới chúng ta với sự căng thẳng đớn đau đến thế chỉ bởi vì những học thuyết dối trá của thế giới đã hết sức cố gắng thuyết phục mọi người rằng bóng ma của cuộc sống chính là cuộc sống, và biểu hiện của cuộc sống đích thực chính là việc tàn phá nó.

Trong thế giới của chúng ta, với những người đang bước vào cuộc sống đích thực diễn ra một cái gì đó tương tự như việc sẽ diễn ra với một thiếu nữ bị giấu giếm các đặc tính của phụ nữ. Khi cảm thấy được những dấu hiệu dậy thì, người thiếu nữ ấy chắc là sẽ tiếp nhận cái trạng thái thôi thúc cô tiến tới cuộc sống gia đình trong tương lai, với những bổn phận và niềm vui củạ người mẹ, như là một trạng thái bệnh hoạn và phi tự nhiên mà nhiều khi khiến cô phải tuyệt vọng.

Những con người của thế giới chúng ta cũhg cảm thấy nỗi tuyệt vọng tương tự trước những dấu hiệu đầu tiên của sự thức tỉnh cho cuộc sống đích thực của con người.

Con người với ý thức hữu trí đã bừng tỉnh, đồng thời lại hiểu ra rằng cuộc sống của mình chỉ là cuộc sống cá nhân, và rơi vào một trạng thái đau khổ, giống như một con vật khi nó xem cuộc sống của mình là sự vận động của vật chất, nhưng lại không chấp nhận quy luật của cá thể mình, và chỉ thấy cuộc sống ở sự buộc mình tuân theo những quy luật của vật chất, mà chúng diễn ra chẳng cần đến nỗ lực của nó. Con vật ấy có lẽ sẽ cảm thấy một mâu thuẫn nội tâm day dứt và sự phân thân.

Nếu như nó bắt mình chỉ tuân theo các quy luật của vật chất, thì nó sẽ thấy cuộc sống của mình là chỉ cần nằm yên và thở, nhưng cái cá thể của nó lại đòi hỏi điều khác: nuôi sống bản thân, duy trì nòi giống, và khi ấy con vật đó có lẽ sẽ có cảm giác là trong nó có sự phân thân và mâu thuẫn. “Sống, nó sẽ nghĩ, có nghĩa là tuân theo các quy luật của trọng lực, nghĩa là không cử động, nằm yên và tuân theo các quy luật hóa học diễn ra trong cơ thể, và tôi đã làm như thế đấy, nhưng lại còn cần phải cử động, ăn uống, phải tìm kiếm con đực hay con cái.”

Con vật ấy có lẽ sẽ đau khổ và thấy trong trạng thái đó một mối mâu thuẫn dằn vặt và sự phân thân. Cũng điều đó diễn ra với một người được dạy bảo, coi quy luật thấp hơn của cuộc sống của mình, quy luật của cái cá thể sinh vật, là luật sống của mình. Cái quy luật cao hơn của cuộc sống, quy luật của ý thức hữu trí nơi nó thì đòi hỏi ở nó một điều khác; nhưng toàn bộ cuộc sống xung quanh và những học thuyết hư ngụy kìm hãm nó trong nhận thức sai trái, và nó cảm thấy khối mâu thuẫn và sự lưỡng phân.

Nhưng cũng như đối với con vật, để ngừng đau khổ cần phải công nhận là của mình không phải cái quy luật thấp hơn của vật chất, mà là quy luật của cá thể mình và, trong khi thực hiện nó, thì tận dụng các quy luật của vật chất để thỏa mãn những mục đích cá thể của mình; đối với con người cũng vậy, nó cần nhận ra cuộc sống của mình không phải trong quy luật thấp hơn của cá nhân, mà trong quy luật cao hơn, chứa đựng cả quy luật thứ nhất – trong cái quy luật được khai mở cho nó nhờ ý thức hữu trí của nó, như thế mâu thuẫn sẽ bị xóa bỏ, và cá nhân sẽ tự do tuân theo ý thức hữu trí và sẽ phục vụ nó.

Chương IX

SỰ RA ĐỜI CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC CỦA CON NGƯỜI

Xem xét theo thời gian và quan sát biểu hiện của cuộc sống trong mỗi sinh linh, chúng ta thấy rằng cuộc sống đích thực luôn được lưu giữ trong con người, như nó được lưu giữ trong hạt giống, và sẽ đến lúc nó phát lộ ra. Sự phát lộ cuộc sống đích thực ấy thể hiện ở chỗ trong khi cá thể sinh vật thúc bách con người kiếm tìm hạnh phúc của mình, thì ý thức hữu trí cho nó thấy không thể có hạnh phúc cá nhân và chỉ ra một hạnh phúc nào đó khác.

Con người nhìn vào cái hạnh phúc ấy, được chỉ ra cho nó ở xa xa và, do không đủ sức nhận ra, thoạt đầu nó không tin vào cái hạnh phúc ấy và quay trở về với cái hạnh phúc của cá nhân; nhưng ý thức hữu trí đã chỉ ra cho nó, tuy không xác định, cái hạnh phúc của mình, đồng thời lại cho nó thấy sự bất khả của hạnh phúc cá nhân một cách chắc chắn và thuyết phục đến mức con người lại từ bỏ lợi ích cá nhân và cố nhìn vào cái lợi ích mới được chỉ ra cho nó. Cái lợi ích hữu lí hữu tình chưa thấy, đâu, nhưng lợi ích cá nhân đã chắc chắn bị gạt bỏ, đến mức không thể tiếp tục sự tồn tại cá nhân nữa, và trong con người bắt đầu hình thành một mối quan hệ mới giữa cá thể sinh vật của nó với ý thức hữu trí. Con người bắt đầu được sinh ra cho cuộc sống đích thực của con người.

Trong bất kỳ sự ra đời nào cũng diễn ra một cái gì đó tương tự như nó luôn diễn ra trong thế giới vật chất. Cái thai được sinh ra không phải vì nó muốn sinh ra, vì sẽ là tốt hơn cho nó nếu được sinh ra và nó biết rằng sinh ra là điều tốt, mà bởi vì nó đã chín muồi, và nó không thể tiếp tục tồn tại như trước; nó phải hiện thân cho cuộc sống mới không hẳn vì cuộc sống mới vẫy gọi nó, mà chủ yếu vì khả năng tồn tại như trước không còn nữa.

Ý thức hữu trí, lớn dần một cách âm thầm trong cái cá thể của nó, đã phát triển đến độ cuộc sống trong cá thể trở nên bất khả.

Và cũng diễn ra một điều hoàn toàn giống với những gì diễn ra trong sự ra đời của mọi thứ. Cũng là sự tiêu hủy của hạt giống, hình thái cũ của sự sống, và xuất hiện mầm non mới; cũng cái mà ta tưởng là cuộc đấu tranh giữa hình thái trước đây của hạt giống bị phân hủy với sự lớn lên của mầm non, và cũng là sự nuôi dưỡng mầm non bằng hạt giống bị phân hủy.

Đối với chúng ta, sự khác nhau giữa sự ra đời của ý thức hữu trí với sự ra đời nhìn thấy được của thể xác chúng ta là ở chỗ trong sự ra đời thể xác, chúng ta nhìn thấy được trong không gian và thời gian, từ cái gì và như thế nào, bao giờ và cái gì được sinh ra từ phôi thai, chúng ta biết rằng hạt giống có từ trái quả, rằng từ hạt giống trong những điều kiện nhất định sẽ mọc ra cây, rằng trên cây sẽ có hoa và sau đó là quả, trong quả có hạt giống y như hạt giống (trước mắt chúng ta diễn ra toàn bộ vòng quay của cuộc sống), còn sự lớn lên của ý thức hữu trí thì chúng ta không nhìn thấy trong thời gian, không thấy vòng quay của nó. Mà chúng ta không thấy sự lớn lên của ý thức hữu trí và vòng quay của nó là bởi vì tự chúng ta thực hiện nó: cuộc sống của chúng ta không là gì khác ngoài sự ra đời trong chúng ta cái sinh linh mà chúng ta không nhìn thấy được, chính vì thế chúng ta không thể nào nhìn thấy sự ra đời ấy.

Chúng ta không thể thấy sự ra đời của cái sinh linh mới đó, mối quan hệ mới giữa ý thức hữu trí với con vật trong ta, cũng như hạt giống không thể nhìn thấy sự lớn lên của cái thân của mình. Khi ý thức hữu trí bước ra khỏi trạng thái ẩn kín của nó và hiển lộ trước chúng ta, chúng ta có cảm tưởng rằng chúng ta cảm thấy sự mâu thuẫn. Nhưng không có bất kì mâu thuẫn nào, cũng như không có mâu thuẫn trong hạt giống đang nảy mầm. Trong hạt giống đang nảy mầm, chúng ta chỉ thấy rằng sự sống, trước đây ở bên trong vỏ hạt, bây giờ đã nằm ở mầm non của nó. Cũng y như vậy, trong con người với ý thức hữu trí thức tỉnh không có một mâu thuẫn nào hết, mà chỉ có sự ra đời của một sinh linh mới, một mối quan hệ mới giữa ý thức hữu trí và con vật trong ta.

Nếu một người tồn tại mà không biết rằng các cá nhân khác cũng đang sống, và không biết rằng các khoái lạc sẽ không làm thỏa mãn nó, rằng nó sẽ chết, thì nó thậm chí cũng không biết rằng nó đang sống, và trong nó không hề có mâu thuẫn.

Còn nếu con người nhận ra rằng các cá nhân khác đều giống y như nó, rằng những khổ đau đang chờ đợi nó, rằng cuộc sinh tồn của nó chỉ là cái chết dần mòn: nếu ý thức hữu trí của nó bắt đầu phá hủy sự tồn tại cá thể của nó, thì nó đã không thể đặt cuộc sống của mình vào cái cá thể đang bị tiêu hủy đó, mà tất yếu sẽ đặt nó vào cuộc sống mới vừa phát lộ với nó. Và sẽ lại chẳng có mâu thuẫn nào hết, tương tự như không hề có mâu thuẫn ở hạt giống đã nảy mầm và vì thế đang phân hủy.

Chương X

TRÍ TUỆ LÀ QUY LUẬT MÀ CON NGƯỜI NHẬN THỨC ĐƯỢC VÀ NÓ PHẢI SỐNG THEO QUY LUẬT ẤY

Cuộc sống thực sự của con người, biểu hiện trong mối quan hệ giữa ý thức hữu trí của nó với cái cá thể sinh vật của nó, chỉ bắt đầu khi nào có sự phủ nhận hạnh phúc của cá thể sinh vật. Mà sự phủ nhận hạnh phúc của cá thể sinh vật chỉ bắt đầu khi ý thức hữu trí được thức tỉnh.

Nhưng ý thức hữu trí ấy là cái gì? Kinh Phúc âm của John mở đầu bằng câu nói rằng Lời, “Logos” (Logos – Trí Tuệ, Minh triết, Lời), là khởi thuỷ, và rằng trong Lời có tất cả và tất cả là từ Lời; và vì vậy Trí Tuệ – cái quyết định tất cả những gì còn lại – không thể xác định được bằng cái gì hết.

Trí tuệ không thể xác định được, mà chúng ta cũng chẳng cần xác định nó làm gì, bởi vì tất cả chúng ta không chỉ biết nó, mà còn chỉ biết một mình nó. Khi giao tiếp với nhau, chúng ta hoàn toàn tin tưởng, hơn vào bất kì điều gì khác, vào tính bắt buộc ngang nhau đối với tất cả chúng ta của cái trí tuệ chung đó. Chúng ta tin tưởng rằng trí tuệ chính là cái cơ sở duy nhất liên kết tất cả chúng ta, những kẻ đang sống, vào làm một. Chúng ta biết trí tuệ chính xác hơn và trước mọi thứ, cho nên tất cả những gì chúng ta biết được trong thế giới này, chúng ta biết chỉ bởi vì chúng phù hợp với các quy luật của cái trí tuệ mà chúng ta chắc chắn đều biết.

Chúng ta biết, và chúng ta không thể không biết trí tuệ. Không thể, bởi vì trí tuệ, đó là cái quy luật mà tất cả các sinh vật hữu trí – những con người – nhất thiết phải sống theo. Đối với con người, trí tuệ chính là cái quy luật mà theo đó cuộc sống của nó phải diễn ra, – cũng là một quy luật giống như quy luật đối với động vật, mà theo đó chúng ăn uống và sinh đẻ, – cũng như quy luật đối với thực vật, mà theo đó cây cỏ lớn lên và nở hoa, – cũng như quy luật đối với các thiên thể, mà theo đó trái đất và các tinh cầu chuyển động.

Và cái quy luật mà chúng ta biết trong bản thân mình như là luật sống của chúng ta, cũng chính là quy luật ma theo đó tất cả các hiện tượng bên ngoài của thế giới diễn ra, chỉ có điểm khác là trong bản thân mình chúng ta biết quy luật đó như là những gì chúng ta phải thực hiện, còn trong các hiện tượng bên ngoài thì như những gì được thực hiện theo quy luật đó, không cần sự tham gia của chúng ta. Tất cả những gì chúng ta biết về thế giới chỉ là sự tuân thủ trí tuệ – sự tuân thủ mà chúng ta nhìn thấy, được thực hiện bên ngoài chúng ta trong các thiên thể, trong động vật, thực vật, trong toàn bộ thế giới này. Trong thế giới bên ngoài, chúng ta nhìn thấy sự tuân theo quy luật của trí tuệ; còn trong bản thân chúng ta biết quy luật ấy như là những gì mà bản thân chúng ta phải thực hiện.

Quan niệm lầm lạc thông thường về cuộc sống thể hiện ở chỗ việc thân thể của chúng ta tuân thủ quy luật của mình, mà sự tuân thủ ấy được thực hiện không bởi chúng ta, chúng ta chỉ nhìn thấy, lại bị lầm tưởng là cuộc sống con người, trong khi đó thì cái quy luật ấy của thân thể động vật của chúng ta, mà can hệ với nó là ý thức hữu trí của chúng ta, được thực thi trong thân thể của chúng ta một cách cũng vô thức, như nó được thực thi trong cây cối, trong tinh thể, trong thiên thể. Nhưng luật sống của chúng ta – đặt thân thể của chúng ta dưới sự chỉ huy của trí tuệ – chính là cái luật mà chúng ta không tìm thấy ở bất cứ đâu; chúng ta không thể thấy bởi vì nó còn chưa được thực thi đến cùng, nhưng nó sẽ được chúng ta thực thi trong cuộc sống của chúng ta.

Chính trong sự thực thi quy luật đó, trong sự đặt cái luật động vật của mình dưới luật của trí tuệ để đạt được chân phúc, hàm chứa cuộc sống của chúng ta. Nếu không hiểu rằng hạnh phúc và cuộc sống của chúng ta thể hiện trong sự tuân thủ cái cá thể sinh vật của mình theo sự chỉ huy của luật trí tuệ và lầm tưởng sự tồn tại và những khoái lạc của cá thể sinh vật của ta là toàn bộ cuộc sống của ta, và khước từ cái nhiệm vụ sống đã được định trước cho chúng ta, thì chúng ta sẽ tự tước mất ở mình hạnh phúc đích thực và cuộc sống đích thực của chúng ta, và chúng ta sẽ thế chỗ của chúng bằng sự hiện diện của hoạt động sinh vật hữu hình của chúng ta, được thực hiện không phụ thuộc vào chúng ta, và vì thế không thể là cuộc sống của chúng ta.

Chương XI

HƯỚNG ĐI SAI LẠC CỦA TRI THỨC

Sự lầm lạc cho rằng cái quy luật mà chúng ta nhìn thấy được, diễn ra trong cá thể sinh vật của chúng ta, chính là luật sống của chúng ta, là sự lầm lạc xưa cũ nhất mà mọi người đã và đang luôn luôn sa vào. Sự lầm lạc đó, che khuất trước mọi người đối tượng chính của nhận thức – việc đặt cái cá thể sinh vật dưới sự chỉ huy của trí tuệ để đạt tới cái phúc của cuộc sống – đã thay thế đối tượng ấy bằng việc nghiên cứu sự tồn tại của con người ngoài mọi liên hệ với cái phúc của sự sống.

Thay vì nghiên cứu quy luật, mà nhằm đạt tới hạnh phúc của mình, cái cá thể sinh vật của con người cần phải tuân theo, và chỉ sau khi hiểu được quy luật ấy, trên cơ sở đó mới nghiên cứu tất cả các hiện tượng còn lại của thế giới, thì nhận thức lầm lạc lại hướng mọi nỗ lực vào việc chỉ, nghiên cứu lợi ích và sự tồn tại của cá thể sinh vật của con người, không xác định bất kì quan hệ nào của nó với đối tượng chính của tri thức – làm sao đặt cái cá thể sinh vật ấy của con người dưới quy luật của trí tuệ nhằm đạt được cái chân phúc của cuộc sống.

Nhận thức sai lạc, do không để ý tới đối tượng chính yếu đó của tri thức, đã hướng mọi sức lực vào việc nghiên cứu cái tồn tại sinh vật của con người trong quá khứ và hiện tại, vào việc nghiên cứu những điều kiện sinh tồn của con người nói chung như một sinh vật. Nó tưởng rằng từ những nghiên cứu ấy có thể tìm ra những chỉ dẫn hòng đạt tới cái phúc của cuộc sống con người.

Tri thức sai lạc suy luận rằng: loài người đang tồn tại và đã tồn tại trước chúng ta; ta hãy xem họ đã tồn tại như thế nào, những thay đổi gì đã diễn ra trong thời gian và không gian ở cuộc sinh tồn của họ, những thay đổi đó hướng tới đâu. Từ những thay đổi lịch sử đó trong sinh tồn của họ, chúng ta sẽ tìm thấy quy luật sống của họ.

Do không để tâm đến mục đích chính yếu của tri thức – nghiên cứu quy luật của trí tuệ mà cá nhân con người phải tuân phục vì hạnh phúc của mình – những người được gọi là những nhà khoa học kiểu đó bằng chính cái mục đích họ đặt ra cho nghiên cứu của mình đã phán quyết về sự uổng công của việc nghiên cứu ấy. Quả thực: nếu tồn tại của con người thay đổi chỉ bởi những quy luật chung của sự tồn tại sinh vật của họ, thì việc nghiên cứu các quy luật mà nó vẫn tuân theo như vậy sẽ hoàn toàn vô ích và phí công. Dù loài người có biết hay không biết về quy luật biến thiên trong cuộc tồn sinh của họ, thì quy luật đó vẫn được thực hiện giống hệt như những biến thiên diễn ra trong đời sống của những con chuột chũi và hải ly do những điều kiện sống mà chúng rơi vào.

Còn nếu con người có thể biết được về quy luật của trí tuệ mà cuộc sống của nó phải tuân theo, thì hiển nhiên là nó không thể tìm được ở đâu tri thức về quy luật đó của trí tuệ, ngoài chính ở nơi nó đã được phát lộ cho con người: trong ý thức hữu trí của mình. Và vì thế, dù người ta có nghiên cứu đến bao nhiêu việc loài người đã tồn tại như thế nào với tư cách những sinh vật, thì họ cũng không bao giờ có thể nhận biết được về nhân sinh một cái gì khác cái tự nó diễn ra trong loài người mà chẳng cần tri thức; và dù họ có nghiên cứu đến bao nhiêu sự tồn tại sinh vật của con người, họ vẫn sẽ không bao giờ biết được quy luật mà sự tồn tại sinh vật ấy của con người phải tuân theo để đạt tới cái phúc của nó.

Đó là một loại luận thuyết vô ích của con người về cuộc sống, được gọi là các khoa học lịch sử và chính trị.

Một loại luận thuyết khác, đặc biệt phổ biến trong thời đại chúng ta, trong đó đối tượng duy nhất của nhận thức đã hoàn toàn biến mất, là như thế này: nghiên cứu con người như là đối tượng của quan trắc, chúng tôi thấy rằng, các nhà bác học đó nói, nó cũng ăn uống, lớn lên, sinh đẻ, già đi và chết giống như bất kì động vật nào khác; nhưng có một số hiện tượng – hiện tượng tâm lí (họ gọi chúng như vậy) – cản trở tính chính xác của các quan trắc và gây ra những phức tạp khá là lớn, và vì vậy để hiểu rõ hơn con người, chứng tôi sẽ nghiên cứu cuộc sống của nó thoạt tiên từ các biểu hiện đơn giản hơn, tương tự như những biểu hiện chúng tôi bắt gặp trong các loài động vật và thực vật không có hoạt động tâm lí ấy.

Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ nghiên cứu cuộc sống của động vật và thực vật nói chung. Khi nghiên cứu động vật và thực vật, chúng tôi thấy rằng trong tất cả chúng biểu lộ những quy luật chung còn đơn giản hơn của vật chất. Và bởi vì các quy luật của động vật đơn giản hơn các quy luật của cuộc sống con người, mà các quy luật của thực vật thì còn đơn giản hơn nữa, các quy luật của vật chất lại càng đơn giản hơn, cho nên các nghiên cứu cần phải dựa trên cái đơn giản nhất – trên các quy luật của vật chất. Chúng tôi thấy rằng những gì diễn ra trong thực vật và động vật, thì cũng diễn ra y như vậy cả trong con người, họ nói, và vì vậy chúng tôi đi đến kết luận rằng tất cả những gì diễn ra trong con người chúng tôi đều có thể giải thích được từ những gì diễn ra trong vật chất vô sinh đơn giản nhất, mà chúng tôi quan sát được và thử nghiệm được – hơn thế nữa, tất cả những đặc điểm hoạt động của con người đều phụ thuộc thường xuyên vào các lực vận hành trong vật chất.

Bất kì sự thay đổi nào của vật chất, mà nó tạo thành cơ thể của con người, cũng làm thay đổi và làm rối loạn toàn bộ hoạt động của cơ thể con người. Và vì vậy, họ kết luận, về thực chất các quy luật của vật chất là nguyên nhân của hoạt động con người. Còn cái quan điểm cho rằng trong con người có một cái gì đó chúng ta không bắt gặp trong cả động vật lẫn thực vật, cũng như trong vật chất vô sinh, và chính cái gì đó ấy mới là đối tượng duy nhất của nhận thức, mà thiếu nó bất kì tri thức nào khác cũng đều vô ích – quan điểm ấy thì lại không hề làm họ bối rối.

Không bao giờ họ có ý nghĩ rằng nếu sự biến đổi của vật chất trong cơ thể con người làm rối loạn hoạt động của nó, thì điều đó chỉ chứng minh rằng sự biến đổi của vật chất là một trong những nguyên nhân làm rối loạn hoạt động của con người, nhưng tuyệt nhiên không phải sự vận động của vật chất là nguyên nhân của hoạt động con người. Cũng như hiện tượng đất bị rút đi dưới rễ cây chỉ chứng minh rằng đất có thể có và không có ở mọi nơỉ, chứ không phải cây cỏ chì là sản phẩm của đất. Thế mà họ cứ nghiên cứu trong con người những gì diễn ra cả trong vật chất vô sinh, cả trong thực vật và động vật, và cho rằng làm rõ được các quy luật của các hiện tượng song hành với cuộc sống con người thì cũng có thể làm rõ được bản thân cuộc sống con người.

Để hiểu được cuộc sống con người, nghĩa là hiểu được cái quy luật mà cá thể sinh vật của con người phải tuân theo hầu đạt được hạnh phúc của mình, người ta lại nghiên cứu: hoặc sự tồn tại lịch sử, chứ không phải cuộc sống của con người, hoặc sự tuân theo những quy luật khác nhau của cả động vật, lẫn thực vật, lẫn vật chất mà con người không ý thức được và chỉ nhìn thấy, nghĩa là họ đang làm cái việc của những người nghiên cứu vị trí của các vật thể mà họ không biết chúng là gì để tìm ra cái đích cũng không rõ mà chúng cần theo đuổi.

Hoàn toàn đúng là sự hiểu biết về các biểu hiện của cuộc sống con người trong lịch sử mà chúng ta quan sát được có thể có tác dụng giáo huấn đối với chúng ta; cũng như vậy, việc nghiên cứu các quy luật của cá thể sinh vật của con người và của các động vật khác cũng có tác dụng giáo huấn đối với chúng ta; cả sự nghiên cứu các quy luật mà bản thân vật chất tuân theo cũng có ý nghĩa giáo huấn. Việc nghiên cứu tất cả những thứ đó rất quan trọng đối với con người, chỉ ra cho nó, như qua phản chiếu, tất cả những gì tất yếu diễn ra trong cuộc sống của nó; nhưng rõ ràng là sự hiểu biết về những gì đang diễn ra và chúng ta đang thấy, dù có đầy đủ đến đâu, cũng không thể đem tới cho chúng ta sự hiểu biết chính yếu mà chúng ta cần – hiểu được quy luật mà cá thể sinh vật của chúng ta phải tuân thủ để đạt được hạnh phúc của mình. Hiểu biết về các quy luật diễn ra bổ ích đối với chúng ta, nhưng chỉ khi chúng ta thừa nhận cái quy luật của trí tuệ mà cá thể sinh vật của ta phải tuân theo, chứ không phải khi quy luật đó hoàn toàn không được công nhận.

Cho dù một thực vật nào đó có nghiên cứu kĩ đến đâu (nếu như nó có thể nghiên cứu) tất cả các hiện tượng vật lí và hóa học diễn ra trong nó, thì từ những quan sát và kiến thức ấy nó vẫn không thể rút ra cho mình sự cần thiết thu nhặt nhựa sống và phân bổ chúng cho sự phát triển của thân, lá, hoa và quả.

Cũng y như vậy đối với con người, dù nó có biết kĩ đến đâu cái quy luật đang điều khiển cá thể sinh vật của nó, và những quy luật điều khiển vật chất, thì những quy luật ấy cũng không đưa đến cho nó một chỉ dẫn dù nhỏ nhất về việc nó phải làm gì với miếng bánh mì nó có trong tay: đưa cho vợ, hay cho người dưng, cho một con chó, hay bản thân mình ăn – giữ lấy hay đưa miếng bánh mì ấy cho người nào cầu xin. Mà cuộc sống của con người chỉ nằm ở trong việc quyết định những vấn đề như vậy và tương tự như vậy.

Nghiên cứu các quy luật điều khiển sự sinh tồn của động vật, thực vật và vật chất không chỉ có ích mà còn cần thiết cho việc làm rõ luật sống của con người, nhưng chỉ khi nào sự nghiên cứu đó nhằm vào cái đích là đối tượng chính yếu của nhận thức con người: làm sáng rõ cái luật của trí tuệ.

Còn nếu cho rằng cuộc sống con người chỉ là sự tồn tại sinh vật của nó, và cái phúc do ý thức hữu trí chỉ ra là bất khả, và quy luật của trí tuệ chỉ là ảo tưởng, thì việc nghiên cứu ấy sẽ không chỉ là vô ích, mà còn nguy hại, bởi vì sẽ che giấu trước con người đối tượng nhận thức duy nhất của nó và kìm giữ nó trong quan niệm lầm lạc rằng bằng nghiên cứu cái hình phản chiếu của vật thể, nó có thể nhận biết được cả vật thể. Việc nghiên cứu đó cũng tương tự như việc một người nào đó chăm chú nghiên cứu những biến đổi và chuyển động của cái bóng của một vật sống rồi từ đó cho rằng nguyên nhân những chuyển động của vật sống ấy nằm trong những thay đổi và chuyển động của cái bóng của nó.

Chương XII

NGUYÊN NHÂN CỦA TRI THỨC SAI LẠC LÀ CÁI LĂNG KÍNH LỆCH LẠC, MÀ TRONG ĐÓ CÁC ĐỐl TƯỢNG ĐƯỢC NHÌN THẤY

Sự hiểu biết đích thực là biết rằng chúng ta biết cái ta biết và không biết cái ta không biết, Khổng Tử đã nói như vậy. Còn sự hiểu biết sai lạc thể hiện ở chỗ ta nghĩ rằng ta biết cái mà ta không biết, và không biết cái mà ta biết; không thể đưa ra một định nghĩa nào chính xác hơn về cái nhận thức sai lạc đang thống ngự chúng ta hiện nay. Bằng tri thức sai lạc của thời đại chúng ta, người ta cho rằng chúng ta biết cái mà chúng ta không thể biết, và chúng ta không thể biết cái mà chỉ mỗi nó là chúng ta biết. Con người với tri thức sai lạc tưởng rằng nó biết tất cả những gì xuất hiện trước mắt nó trong không gian và thời gian và không biết cái mà nó biết rất rõ trong ý thức hữu trí của mình.

Con người ấy tưởng rằng cái phúc hảo nói chung và cái phúc hảo cho nó nói riêng là đối tượng khó nhận thức nhất đối với nó. Và cũng là một đối tượng khó nhận thức gần như vậy đối với nó là trí tuệ của nó, ý thức hữu trí của nó; đối tượng có phần dễ nhận thức hơn đối với nó là bản thân nó với tư cách một sinh vật; những đối tượng dễ nhận biết hơn nữa đối với nó là động vật và thực vật, và dễ nhận biết hơn cả đối với nó là vật chất vô sinh với quảng tính bất tận.

Một cái gì đó tương tự diễn ra với thị giác của con người. Con người luôn luôn vô thức hướng cái nhìn của mình chủ yếu đến những đối tượng thường ở xa nhất, và vì vậy nó tưởng là đơn giản nhất về màu sắc và đường nét: bầu trời, chân trời, những cánh đồng, cánh rừng xa xa. Những đối tượng ấy càng tỏ ra dễ xác định và đơn giản hơn, nếu chúng càng ở xa hơn và ngược lại, đối tượng càng ở gần thì đường nét và màu sắc của nó càng phức tạp.

Nếu như con người không biết xác định khoảng cách với đối tượng, không biết xếp đặt các đối tượng vào một phối cảnh, mỗi khi quan sát chúng, mà lại cho rằng đối tượng nào có đường nét và màu sắc đơn giản hơn, xác định hơn thì đối tượng ấy được nhìn thấy tốt hơn, thì có lẽ đơn giản nhất và dễ thấy nhất đối với người ấy sẽ là bầu trời bất tận, sau đó các đối tượng khó nhìn nhận hơn đối với anh ta là đường nét phức tạp của chân trời, sau nữa khó thấy hơn đối vói anh ta có lẽ là nhà cửa, cây cối còn phức tạp hơn về màu sắc và hình dạng; sau nữa còn khó nhìn thấy hơn nữa đối với anh ta là bàn tay chuyển động trước mắt của bản thân anh ta, và khó thấy nhất đối với anh ta có lẽ là ánh sáng.

Chẳng phải chính điều ấy đang xảy ra với nhận thức sai lạc của con người đó sao? Cái mà con người chắc chắn biết rõ – ý thức hữu trí của nó – đối với nó lại là không thể nhận biết, bởi vì ý thức hữu trí không đơn giản, còn cái mà chắc chắn nó không thể nhận biết – vật chất vĩnh cửu và vô tận – thì đối với nó lại dường như dễ nhận biết nhất, bởi vì do khoảng cách nên nó tưởng vật chất là đơn giản.

Nhưng mọi sự hoàn toàn ngược lại. Trước hết và chắc chắn hơn cả là bất kì người nào cũng đều có thể biết và biết cái phúc hảo mà nó khao khát đạt tới; sau nữa cũng chắc chắn như vậy nó biết cái trí tuệ đã chỉ ra cho nó cái phúc hảo ấy, còn tiếp sau đó nó biết cái con người động vật của mình được trí tuệ ấy điều khiển, và sau hết nó thấy nhưng không hiểu tất cả các hiện tượng khác hiện ra trước nó trong không gian và thời gian.

Chỉ có con người với quan niệm sai lạc về cuộc sống mới tưởng rằng nó sẽ biết đối tượng tốt hơn, khi chúng được xác định chính xác hơn trong không gian và thời gian; sống trên thực tế chúng ta chỉ biết trọn vẹn những, gì không xác định được cả bằng không gian lẫn thời gian – cái phúc hảo và quy luật của trí tuệ. Còn các đối tượng bên ngoài thì chúng ta hiểu biết càng kém, nếu ý thức của chúng ta tham gia vào việc hiểu biết càng ít, và do vậy đối- tượng được xác định chỉ bởi vị trí của nó trong không gian và thời gian. Thành thử, đối tượng càng được xác định chỉ bởi không gian và thời gian, thì nó càng khó nhận thức (khó hiểu) đối với con người.

Tri thức đích thực của con người kết thúc bằng sự nhận thức cái cá nhân của mình, cái sinh vật của mình. Sự nhận biết cái sinh vật khát khao mọi điều tốt cho mình và tuân phục quy luật của trí tuệ ấy của con người hoàn toàn khác biệt với sự nhận biết tất cả những gì không phải là cá nhân nó. Con người thực sự biết mình trong sinh vật đó, không phải bởi vì nó là một cái gì khắp nơi vừa chẳng ở đâu cả. Và con người biết rằng hiểu biết thực sự của nó dừng lại ở cái bân thể mang tính phi không gian và phi thời gian ấy, ở cái tôi ấy của mình. Tất cả những gì nằm ngoài cái tôi của mình, con người không biết, mà chỉ có thể quan sát và xác định một cách ước lệ trong ngoại giới.

Trừu xuất khỏi cái biết về bản thân mình như một trung tâm hữu trí khát khao hạnh phúc, nghĩa là như một vật sống ngoài không gian và thời gian, con người có thể có lúc nào đó, một cách ước lệ cho rằng nó là một phần của thế giới hữu hình biểu hiện cả trong không gian và thời gian. Khi xem xét mình như vậy, trong không gian và thời gian, trong liên quan với các sinh vật khác, con người liên kết hiểu biết đích thực bên trong của mình về bản thân với sự quan sát bề ngoài về mình và thu nhận được hình dung về mình như một con người nói chung, giống như tất cả những người khác; theo sự hiểu biết ước lệ này về bản thân, con người cũng thu nhận được phần nào quan niệm bên ngoài về những người khác nữa, nhưng không biết họ.

Sự bất khả đối với con người trong việc có được hiểu biết đích thực về những người khác còn bắt nguồn từ chỗ nó thấy những người ấy không phải là một, mà là hàng trăm, hàng nghìn, và biết rằng đang có, đã có và sẽ có những người mà nó chưa bao giờ gặp và sẽ không bao giờ gặp.

Đằng sau loài người, xa hơn với mình, con người nhìn thấy trong không gian và thời gian những động vật khác nhau và khác với nó. Những động vật ấy có lẽ sẽ hoàn toàn không thể hiểu đối vói con người, nếu như nó không có những hiểu biết về con người nói chung; nhưng khi có hiểu biết ấy và trừu xuất yếu tố ý thức hữu trí ra khỏi khái niệm con người, nó có thể có được một quan niệm nào đó về các loài động vật, nhưng quan niệm ấy còn ít gần với sự hiểu biết đích thực hơn cái quan niệm của nó về con người nói chung. Nó thấy một số lượng rất lớn các động vật đa dạng nhất, và số lượng chúng càng lớn bao nhiêu, thì rõ ràng, khả năng hiểu biết về chúng đối với nó càng ít bấy nhiêu.

Xa hơn nữa, nó thấy các loài thực vật, và độ quảng truyền của chúng trong thế giới còn lớn hơn nữa, và việc hiểu biết chúng đối với nó càng ít có khả năng hơn.

Tiếp sau động vật và thực vật, còn xa hơn đối với nó trong không gian và thời gian, con người thấy những vật thể không có sự sống và những hình thức khó có thể hoặc hoàn toàn không thể phân biệt của vật chất. Nó hiểu vật chất ít hơn tất cả. Việc nhận biết các hình thức của vật chất đối với nó đã là hoàn toàn vô thưởng vô phạt, và nó tuyệt không biết được, mà chì có thể hình dung về chúng, bởi lẽ đối với nó, vật chất trong không gian và thời gian đã là cái vô tận.

Chương XIII

TÍNH KHẢ TRI CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TĂNG LÊN KHÔNG DO BIỂU HIỆN CỦA CHÚNG TRONG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN, MÀ DO TỈNH THỐNG NHẤT CỦA QUY LUẬT MÀ CHÚNG TA VÀ NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀU TUÂN THEO

Còn gì có thể dễ hiểu hơn: con chó bị đau; con bê âu yếm – nó yêu tôi; con chim vui mừng, con ngựa sợ hãi, con người tốt bụng, con thú độc ác? Và tất cả những từ dễ hiểu quan trọng nhất đó đều không xác định được theo không gian và thời gian; ngược lại: chúng ta càng khó hiểu cái quy luật mà hiện tượng tuân theo, thì hiện tượng càng có thể được xác định chính xác hơn về mặt không gian và thời gian. Ai dám nói là hiểu được định luật vạn vật hấp dẫn, mà theo đó diễn ra chuyển động của trái đất, mặt trăng và mặt trời? Thế nhưng hiện tượng nhật thực lại được xác định một cách chính xác nhất bởi không gian và thời gian.

Chúng ta chỉ biết một cách chắc chắn hoàn toàn sự sống của chúng ta, khát vọng hạnh phúc của chúng ta và trí tuệ chỉ ra cho chúng ta cái hạnh phúc ấy. Hiểu biết tiếp theo về mức độ xác thực là hiểu biết về cái cá thể sinh vật của chúng ta, nó luôn khát khao những gì là phúc hảo cho nó và tuân theo quy luật của trí tuệ. Trong tri thức về cá thể sinh vật của chúng ta đã xuất hiện những điều kiện không gian và thời gian, nhìn thấy được, sờ mó được, quan sát được, nhưng chúng ta không hiểu được. Hiểu biết tiếp theo về mức độ xác thực là hiểu biết về những cá thể sinh vật đồng loại với chúng ta; trong chúng, ta nhận ra cái khát khao hạnh phúc chung với ta và ý thức hữu trí cũng chung với ta.

Cuộc sống của các cá thể ấy càng gần với các quy luật sống của chúng ta, với khát khao hạnh phúc và sự tuân theo trí tuệ bao nhiêu, thì chúng ta càng hiểu rõ chúng bấy nhiêu; cuộc sống ấy càng được biểu hiện ra trong các điều kiện không gian và thời gian bao nhiêu, thì chúng ta càng ít biết về nó bấy nhiêu. Và thế là chúng ta biết về con người nhiều hơn cả. Hiểu biết tiếp theo về mức độ xác thực là hiểu biết của chúng ta về động vật; trong chúng, ta nhìn thấy những cá thể cũng khát khao mọi điều phúc hảo như cá nhân ta, nhưng ta chỉ còn nhận thấy một cái gì đó giống chút ít với ý thức hữu trí của ta, và ta đã không thể giao tiếp với chúng bằng ý thức hữu trí ấy. Tiếp sau động vật, chúng ta thấy các thực vật, trong chúng ta, đã rất khó khăn mới nhận ra cái cá thể, khát khao hạnh phúc giống như ta. Những sinh vật ấy đã hiện ra trước chúng ta chủ yếu như là những hiện tượng trong không gian và thời gian, và vì thế càng khó để chúng ta hiểu biết về chúng.

Chúng ta biết về chúng chỉ bởi vì trong chúng ta cũng nhận thấy cái cá thể giống như cá thể sinh vật của ta, nó cũng như ta hướng tới hạnh phúc của mình và bắt vật chất trong mình tuân theo quy luật của trí tuệ biểu hiện trong nó, trong các điều kiện không gian và thời gian.

Chúng ta còn khó có thể nhận thức hơn những đối tượng vật chất phi cá thể; trong chúng ta đã không thể tìm thấy điều gì giống với cá thể của ta, hoàn toàn không thấy cái khát vọng hạnh phúc, mà chỉ toàn thấy những biểu hiện không gian tính và thời gian tính của một trí tuệ chỉ phối chúng.

Tính xác thực của hiểu biết nơi ta không phụ thuộc vào khả năng quan sát đối tượng trong không gian và thời gian, mà ngược lại: sự hiển lộ của đối tượng càng dễ quan sát hơn trong không gian và thời gian thì nó càng khó hiểu hơn đối với chúng ta.

Hiểu biết của chúng ta về thế giới xuất phát từ nhận thức của chúng ta về khát vọng hạnh phúc và về sự cần thiết đặt con vật trong ta dưới sự chỉ dẫn của trí tuệ để đạt được hạnh phúc ấy. Nếu chúng ta nhận thức được cuộc sống của một con vật, thì chỉ vì trong con vật, chúng ta cũng thấy được cái khát khao hạnh phúc và sự tuân thủ một cách tất yếu cái luật của trí tuệ, biểu hiện trong nó qua quy luật của cơ thể nó.

Nếu chúng ta nhận thức được vật chất, thì chỉ là vì, mặc dù sự hạnh phúc của nó chúng ta không thể hiểu, nhưng chúng ta dù sao vẫn bắt gặp trong nó một hiện tượng giống như trong mình – sự tất yếu tuân theo quy luật của trí tuệ điều khiển nó.

Sự nhận thức dù là cái gì đi nữa đối với chúng ta đều là sự chuyển dịch sang các đối tượng khác cái nhận thức nói rằng sự sống chính là sự hướng tới hạnh phúc, đạt được bằng việc tuân thủ quy luật của trí tuệ.

Không phải chúng ta có thể nhận thức mình từ những quy luật chỉ phối các động vật, mà là chúng ta nhận thức được các động vật chỉ từ cái quy luật mà ta biết trong ta. Và chúng ta càng ít có thể biết về mình từ những luật sống được ta chuyển dịch sang các hiện tượng vật chất.

Tất cả những tri thức về thế giới bên ngoài con người chỉ thu lượm được vì nó biết mình, và ở trong mình nó tìm thấy ba mối quan hệ khác nhau với thế giới: một là quan hệ của ý thức hữu trí của nó, hai là quan hệ của cá thể sinh vật của nó, và ba là quan hệ của vật chất gia nhập cơ thể sinh vật của nó. Nó biết ba quan hệ khác nhau đó trong mình, và vì thế tất cả những gì nó nhận thấy trong thế giới luôn luôn được sắp đặt trước mắt nó trong phối cảnh của ba bình diện cách biệt nhau: 1) các sinh linh hữu trí; 2) động vật và thực vật; và 3) vật chất vô sinh.

Con người luôn thấy ba loại đối tượng như vậy trong thế giới, bởi vì trong bản thân nó chứa đựng cả ba đối tượng đó của nhận thức. Nó biết mình: 1) như một ý thức hữu trí chỉ huy cá thể sinh vật; 2) như cá thể sinh vật tuân phục ý thức hữu trí; và 3) như vật chất tuân phục cá thể sinh vật.

Không phải từ những tri thức về các quy luật của vật chất chúng ta có thể nhận biết quy luật của các sinh vật, như người ta nghĩ, cũng không phải từ hiểu biết về quy luật của sinh vật chúng ta có thể nhận biết mình như một ý thức hữu trí, mà ngược lại. Trước hết, chúng ta có thể và chúng ta cần phải nhận biết bản thân chúng ta, nghĩa là cái quy luật của trí tuệ mà cá thể của chúng ta phải tuân theo để đạt được hạnh phúc của mình, và chỉ khi đó chúng ta mới có thể và cần nhận biết thêm quy luật của cái cá thể sinh vật của mình và các cá thể tương tự như nó, và xa hơn nữa là các quy luật của vật chất.

Chúng ta cần biết, và chúng ta chỉ biết có bản thân mình. Thế giới động vật, đối với chúng ta đã là phản chiếu của cái mà chúng ta biết trong mình. Thế giới vật chất thì gần như là phản chiếu của phản chỉếu.

Chúng ta cảm thấy đặc biệt rõ ràng các quy luật của vật chất chỉ bởi vì chúng đơn giản đối với chúng ta; còn chúng đơn giản đối với chúng ta là vì chúng đặc biệt xa lạ với quy luật sống của chúng ta mà ta nhận thức được.

Chúng ta cảm thấy các quy luật của sinh vật đơn giản hơn quy luật sống của chúng ta cũng là bởi sự xa lạ của chúng đối với chúng ta. Nhưng ngay trong chúng, ta cũng chỉ quan sát được các quy luật, chứ không thể hiểu biết chúng, như chúng ta hiểu biết quy luật của ý thức hữu trí nơi ta, cái mà ta phải tuân thủ.

Cái kiểu tồn tại này lẫn kiểu tồn tại kia chúng ta đều không hiểu biết, mà chỉ nhìn thấy, quan sát thấy bên ngoài mình. Chỉ có luật của ý thức hữu trí nơi ta là chúng ta biết chắc chắn, bởi vì nó cần cho hạnh phúc của chúng ta, bởi vì chúng ta sống bằng ý thức ấy; còn chúng ta không nhìn thấy nó là bởi vì chúng ta không có cái điểm cao hơn để từ đó chúng ta có thể quan sát được nó.

Giá như có những sinh linh cao hơn, chỉ huy ý thức hữu trí của chúng ta, giống như ý thức hữu trí của chúng ta chỉ huy cá thể sinh vật của chúng ta, và như cá thể sinh vật (cơ thể) chỉ huy vật chất vô sinh, thì những sinh linh cao hơn ấy mới có thể nhìn thấy cuộc sống lí tính của chúng ta, giống như chúng ta nhìn thấy sự tồn tại sinh vật của mình và sự tồn tại của vật chất.

Cuộc sống của con người không tách rời với hai dạng tồn tại mà nó chứa đựng trong mình: tồn tại của động vật và thực vật (các sinh vật), và tồn tại của vật chất.

Con người tự làm ra cuộc sống đích thực của mình, sống cuộc sống ấy; nhưng vói hai dạng tồn tại gắn liền với cuộc sống của nó, con người không thể tham gia vào. Cơ thể và vật chất tạo nên cơ thể ấy tồn tại tự thân.

Hai dạng tồn tại này con người xem như là những cuộc sống đi trước, đã sống qua, nay được gộp vào cuộc sống của nó – như thể những hồi ức về các cuộc sống trước kia.

Trong cuộc sống đích thực của con người, hai dạng tồn tại này mang lại công cụ và vật liệu cho nó làm việc, nhưng chúng không phải là bản thân công việc của nó.

Việc nghiên cứu cả vật liệu lẫn công cụ làm việc là rất bổ ích cho con người. Nó càng hiểu chúng kĩ hơn, thì càng có thể làm việc tốt hơn. Sự nghiên cứu những dạng thức sinh tồn được chứa nạp trong sinh tồn của nó – sự sinh tồn sinh vật và sinh tồn của vật chất tạo nên động vật ấy, sẽ chỉ ra cho con người, như thể qua phản chiếu, quy luật chung của tất cả những gì hiện hữu – đó là sự tuân thủ quy luật của trí tuệ; nhờ đó mà con người càng vững tin vào sự cần thiết bắt con vật trong mình tuân theo quy luật ấy, nhưng con người không thể và không được lẫn lộn vật liệu và công cụ làm việc của mình với bản thân công việc.

Cho dù con người có chuyên cần nghiên cứu đến đâu cái cuộc sống nhìn thay được, sờ mó được, quan sát được trong bản thân mình và trong những người khác – cái cuộc sống cứ diễn ra mà chẳng cần gì đến nỗ lực của nó – thì cuộc sống ấy vẫn mãi mãi là bí mật đối với nó; từ những quan sát ấy nó không bao giờ có thể hiểu được cái sự sống mà nó không thể ý thức ấy, và bằng những quan sát cái sự sống bí ẩn, thường xuyên chìm khuất trong không gian và thời gian vô tận ấy nó sẽ không thể nào làm sáng tỏ được cho mình cuộc sống thực sự của mình; chỉ ý thức nội tại của nó mới phát lộ cho nó cái cuộc sống thực sự ấy, mà tựu trung là đặt cái cá thể sinh vật của mình, khác biệt một trời một vực với tất cả các sinh thể khác và được mình hiểu biết rõ hơn cả, dưới sự chỉ huy của cái luật trí tuệ, cũng khác biệt hoàn toàn và cũng được bản thân nó hiểu biết hơn cả, nhằm đạt tới cái phúc cũng hoàn toàn đặc biệt và cũng được nó hiểu biết hơn cả.

Chương XIV

CUỘC SỐNG THỰC SỰ CỦA CON NGƯỜI KHÔNG DIỄN RA TRONG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

Con người nhận biết cuộc sống trong mình như là nỗi khát khao cái phúc mà nó có thể đạt tới nếu nó biết đặt cái cá thể sinh vật của mình dưới sự chỉ huy của quy luật trí tuệ.

Nó không biết và không thể biết một cuộc sống con người nào khác. Bởi lẽ ngay cả con vật cũng chỉ được con người thừa nhận là vật sống, khi mà vật chất hợp thành nó tuân thủ không chỉ những quy luật của mình, mà cả quy luật cao hơn của sinh thể.

Nếu trong một tổ hợp nhất định của vật chất có sự tuân thủ quy luật cao hơn của sinh thể thì chúng ta công nhận trong cái tổ hợp vật chất ấy có sự sống; ngược lại, nếu trong tổ hợp ấy, chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc sự tuân thủ đó, và đã không còn cái phân giới vật chất ấy với tất cả vật chất còn lại, mà chỉ vận hành những quy luật cơ học, hóa học, vật lí học, thì chúng ta không công nhận trong tổ hợp ấy có sự sống động vật.

Cũng y như thế, cả những đồng loại của chúng ta và cả chính chúng ta cũng chỉ được thừa nhận là sống khi mà cái cá thể sinh vật trong họ và trong ta không chỉ tuân thủ quy luật sinh thể của mình mà còn tuân thủ cả luật cao hơn của ý thức hữu trí.

Chỉ cần thiếu vắng sự tuân thủ luật trí tuệ bởi cá thể, chỉ cần trong con người vận hành mỗi một luật của cá thể chỉ phối vật chất hợp thành nó, thì chúng ta sẽ không nhận ra, không nhìn thấy cuộc sống của con người cả ở những người khác lẫn ở mình, cũng như ta không nhìn thấy sự sống sinh vật ở vật chất chì tuân thủ những quy luật riêng của mình.

Cho dù một người trong mê sảng, trong cơn điên hay cơn hấp hối, trong lúc say rượu hay thậm chí trong cơn đam mê thái quá có cử động mạnh mẽ và nhanh nhẹn đến đâu, chúng ta vẫn không công nhận người ấy đang sống, không ứng xử với anh ta như một con người sống mà chỉ công nhận khả năng sống trong anh ta. Nhưng một người khác, dù có yếu ớt và bất động thế nào nếu chúng ta thấy cái cá thể sinh vật của anh ta phục tùng lí trí, thì ta vẫn công nhận anh ta là người sống và đối xử với anh ta như với một người sống.

Chúng ta không thể hiểu cuộc sống con người là một cái gì đó khác với sự tuân thủ luật trí tuệ của cá thể sinh vật.

Cuộc sống ấy hiện ra trong không gian và thời gian, nhưng được xác định không bởi những điều kiện không gian và thời gian, mà chỉ bởi mức độ tuân thủ lí trí (trí tuệ) nơi cá thể sinh vật. Xác định cuộc sống (con người) bằng các điều kiện không gian và thời gian chẳng khác nào xác định chiều cao của một vật thể thông qua chiều dài và chiều rộng của nó.

Sự chuyển động lên cao của một vật, diễn ra song song với sự chuyển động trên mặt phẳng của cũng vật ấy sẽ là hình ảnh tương đồng chính xác với quan hệ giữa cuộc sống thực sự của con người và cuộc sống cá thể sinh vật bên trong nó hay quan hệ giữa cuộc sống thực sự với cuộc sống trong không gian và thời gian. Sự chuyển động lên cao của vật thể không phụ thuộc và không thể tăng lên hay giảm đi do những chuyển động của nó trên mặt phẳng. Cũng là thế với mọi giới thuyết về cuộc sống con người. Cuộc sống thực sự luôn luôn bộc lộ qua cá thể, nhưng không phụ thuộc, không thể gia tăng và giảm thiểu do sự tồn tại thế này hay thế kia của cá thể.

Những điều kiện không gian và thời gian, mà trong đó cá thể sinh vật tồn tại, không thể ảnh hưởng đến cuộc sống thực sự (của con người), mà tựu trung là sự phục tùng ý thức hữu trí của cá thể sinh vật.

Hủy bỏ hay chặn đứng sự chuyển động trong không gian và thời gian ấy của sinh tồn nơi mình là việc nằm ngoài quyền năng của con người muốn sống, nhưng cuộc sống chân chính của nó là đạt tới cái chân phúc không phụ thuộc vào mọi chuyển động hữu hình trong không gian và thời gian bằng sự quy phục trí tuệ. Cái làm nên cuộc sống con người chỉ nằm trong sự đạt được ngày một nhiều hơn và nhiều hơn nữa cái chân phúc ấy bằng sự tuân phục trí tuệ. Không có sự gia tăng cái chân phúc ấy bằng sự tuân thủ trí tuệ ấy thì cuộc sống con người chỉ đi theo hai hướng hữu hình của không gian và thời gian và chỉ là sự tồn tại đơn thuần. Có sự chuyển động lên cao ấy, có sự tuân theo trí tuệ ngày một triệt để hơn ấy, thế thì giữa hai lực, một lực chuyển động trên mặt phẳng và một lực chuyển vận lên cao sẽ hình thành quan hệ tương tác, và diễn ra sự chuyển vận mạnh hơn hay yếu hơn theo lực tổng hợp nâng sự tồn tại của con người lên cấp độ cuộc sống.

Các lực không gian và thời gian là những lực xác định, hữu hạn, không thể dung hợp với khái niệm về cuộc sống; còn cái lực hướng tới chân phúc bằng sự tuân theo trí tuệ là lục hướng thượng – là chính cái lực sống mà với nó, không có giới hạn cả về thời gian lẫn không gian.

Con người tuởng rằng cuộc sống của nó dừng lại và phân đôi, song những ngừng trệ và dao động ấy chỉ là sự đánh lừa của ý thức (giống như sự đánh lừa của các giác quan bên ngoài). Không có và không thể có những ngừng trệ và dao động của cuộc sống thực sự: chỉ với cái nhìn sai lệch về cuộc sống, ta mới có thể có một cảm tưởng như thế.

Con người bắt đầu sống một cuộc sống thực sự, tức là vươn lên đến một độ cao nào đó bên trên cuộc sống động vật và từ độ cao ấy nhìn thấy tính hư ảo của cuộc sống động vật của mình, tất yếu kết thúc bằng cái chết, nó nhìn thấy cuộc tồn sinh trên mặt phẳng của nó từ mọi phía bị cắt đứt bằng vực thẳm, song không dám thừa nhận sự vươn lên cao ấy là chính cuộc sống, nó hoàng sợ trước những gì trông thấy từ trên cao. Thay vì thừa nhận cái sức mạnh nâng nó lên cao là cuộc sống của mình và vận hành theo hướng được mở ra cho nó, nó hốt hoảng trước những gì nhìn thấy từ trên cao và cố ý tụt xuống dưới, nằm xuống thật thấp để khỏi trông thấy những bờ dốc đứng hiện ra trước mắt.

Nhưng sức mạnh của ý thức hữu trí lại nhấc nó lên cao, nó lại trông thấy, lại khiếp sợ và lại chúi xuống đất. Và tình trạng ấy cứ tiếp tục, chừng nào nó chưa nhận ra rằng để thoát khỏi nỗi kinh hãi trước cuộc sống chuyển vận một cách cuốn hút tới cái chết, nó cần phải hiểu rằng sự vận động của nó trên mặt phẳng – cuộc sinh tồn trong không gian và thời gian của nó – không phải là cuộc sống, mà cuộc sống của nó chỉ nằm ở sự chuyển vận lên cao, rằng khả năng hạnh phúc và khả năng sống chỉ nằm trong sự tuân theo luật trí tuệ bởi cá thể của nó. Nó cần hiểu ra rằng nó có đôi cánh nâng bổng nó lên trên vực thẳm, rằng giả sử nó không có đôi cánh ấy, thì nó sẽ không bao giờ vươn lên cao được và sẽ không thấy được vực thẳm không đáy. Nó phải tin vào đôi cánh của mình và bay tới nơi mà chúng muốn nó tới.

Chỉ do thiếu niềm tin ấy mà xảy ra những hiện tượng thoạt đầu tưởng là lạ lùng – cuộc sống thực sự tưởng chừng dao động, dừng lại, ý thức phân đôi. Chỉ ai hiểu cuộc sống của mình là cuộc tồn sinh động vật được quy định bởi không gian và thời gian, thì người ấy mới có cảm tưởng rằng ý thức hữu trí thỉnh thoảng hiện ra trong cuộc tồn sinh động vật ấy. Và nhìn như thế vào những sự hiển lộ của ý thức hữu trí bên trong mình, con người tự hỏi, khi nào và trong những điều kiện thế nào ý thức hữu trí ấy hiển lộ trong nó. Nhưng dù con người có tìm hiểu đến đâu quá khứ của mình, nó sẽ không bao giờ tìm thấy những thời điểm của sự hiển lộ ý thức hữu trí ấy; nó luôn luôn có cảm tưởng rằng cái ý thức ấy hoặc không có bao giờ hoặc lúc nào cũng có.

Nếu nó cảm thấy là có những ngắt quãng của ý thức hữu trí ấy, thì chỉ bởi vì nó không xem cuộc sống của ý thức hữu trí là cuộc sống. Hiểu cuộc sống của mình chỉ như cuộc tồn sinh động vật được quy định bởi những điều kiện không gian và thời gian, con người muốn đo bằng cái thước đo ấy cả sự bừng tỉnh và hoạt động của ý thức hữu trí: nó tự hỏi khi nào, bao lâu, trong những điều kiện nào tôi đã sở hữu cái ý thức hữu trí ấy? Nhưng những ngắt quãng giữa những lần bừng tỉnh của ý thức hữu trí tồn tại chỉ với những ai nhận thức cuộc sống của mình như là cuộc sống của một cá thể sinh vật. Còn đối với con người nhận biết cuộc sống của mình trong môi trường chính thực của nó – trong hoạt động của ý thức hữu trí – thì không thể có những ngắt quãng ấy.

Có cuộc sống hữu trí. Và chỉ một mình nó có. Những khoảng ngắt bằng một phút hay 50.000 năm không có ý nghĩa gì đối với nó vì với nó thời gian không tồn tại. Cuộc sống chân chính của con người – mà từ đó nó tạo ra cho mình quan niệm về mọi cuộc sống khác – là sự hướng tới hạnh phúc đạt được băng sự tuân theo luật trí tuệ bởi cá thể của nó. Cả trí tuệ lẫn mức độ tuân phục nó đều không thể xác định bằng không gian hay thời gian. Cuộc sống thực sự của con người diễn ra bên ngoài không gian và thời gian.

Chương XV

CHỐI TỪ HẠNH PHÚC CÁ THỂ SINH VẬT LÀ LUẬT SỐNG CỦA CON NGƯỜI

Sống tức là hướng tới hạnh phúc. Hướng tới hạnh phúc tức là sống. Tất cả mọi người từng hiểu, đang hiểu và sẽ luôn luôn hiểu cuộc sống như thế. Vì thế cuộc sống con người là sự hướng tới cái phúc của con người, và sự hướng tới cái phúc của con người là chính cuộc sống con người, số đông, những kẻ không suy nghĩ, nhìn thấy cái phúc của con người trong hạnh phúc cá thể sinh vật của nó.

Khoa học giả hiệu, gạt bỏ khái niệm cái phúc ra khỏi giới thuyết về cuộc sống, quan niệm cuộc sống là sự sinh tồn động vật, vì vậy nhìn thấy cái phúc của cuộc sống chỉ trong những ích lợi sinh vật và ở điều này, nó chia sẻ sự lầm lạc với đám đông.

Cả trong trường hợp này lẫn trường hợp kia, sự lầm lạc phát sinh từ sự lẫn lộn cá thể, cá tính (individualnost) – như khoa học gọi – với ý thức hữu trí. Ý thức hữu trí bao hàm cá thể. Song cá thể thì lại không bao hàm ý thức hữu trí. Cá thể là thuộc tính của vật sống và của con người với tư cách một vật sống. Còn ý thức hữu trí thì là thuộc tính chỉ của con người.

Con vật có thể sống chỉ cho thân xác của mình – không có gì ngăn cản nó sống như thế; nó tương ứng với cá thể của mình và phục vụ một cách vô thức giống loài của mình và không biết rằng nó là cá thể; nhưng con người có trí tuệ không thể sống chỉ cho thân xác của mình. Nó không thể sống như thế vì nó biết nó là một cá thể, bởi thế nó biết rằng tất cả những người khác cũng là những cá thể như nó, biết tất cả những gì phải diễn ra từ quan hệ giữa những cá thể ấy.

Nếu mà con người chỉ mong muốn mình được hưởng phúc, chỉ yêu mỗi mình mình, thì nó sẽ không biết rằng những người khác cũng yêu mình, giống như loài vật cũng không biết điều đó; nhưng nếu con người biết rằng nó là một cá thể mong muốn cũng cái mà tất cả những cá thể xung quanh nó mong muốn, thì nó đã không thể mong muốn cái phúc mà ý thức hữu trí của nó thấy rõ là cái ác, và cuộc sống của nó đã không thể là sự hướng tới cái phúc của cá thể. Con người chỉ đôi khi tưởng rằng niềm khao khát cái phúc ở nó có đối tượng là sự thỏa mãn những đòi hỏi của cá thể sinh vật. Sự nhầm lẫn ấy diễn ra là do con người coi cái mà nó thấy diễn ra trong con vật của mình là mục đích hoạt động của ý thức hữu trí nơi mình. Diễn ra một cái gì đó tương tự như thể một người khi tỉnh lại hành động dựa vào những gì anh ta đã thấy trong mơ.

Và chính khi ấy, nếu sự nhầm lẫn này lại được nâng đỡ bởi những học thuyết hư trá, sẽ diễn ra trong con người sự lẫn lộn cá thể với ý thức hữu trí.

Nhưng ý thức hữu trí luôn luôn cho con người thấy rằng sự thỏa mãn những yêu cầu của cá thể sinh vật của nó không thể là cái phúc của nó, vì vậy cũng không thể là cuộc sống của nó, và một cách không thể cưỡng lại kéo lôi nó tới với cái phúc và tới với cuộc sống thích hợp với nó – một cuộc sống không nằm gọn trong cá thể sinh vật của nó.

Người ta thường nghĩ và nói rằng chối từ lợi ích của cá nhân là kì công, là phẩm cách của con người. Song sự chối từ lợi ích cá nhân không phải là phẩm cách, không phải là kì công, mà là điều kiện tất yếu của đời sống con người. Trong khi con người nhận thức mình như một cá thể tách biệt với toàn thế giới, nó cũng nhận biết cả những cá thể khác cũng tách biệt với toàn thể thế giới, cả mối liên quan với nhau giữa họ, cả tính hư ảo của cái phúc cá thể của mình, và cả tính hữu thực của chỉ mỗi một cái phúc có thể thỏa mãn ý thức hữu trí của nó.

Đối với con vật, hoạt động không nhằm mục đích đạt tới hạnh phúc cá thể mà đối lập trực tiếp với hạnh phúc ấy sẽ là sự phủ định cuộc sống, nhưng đối với con người thì hoàn toàn ngược lại. Hoạt động của con người chỉ hướng tới hạnh phúc của cá thể là sự phủ định hoàn toàn cuộc sống con người.

Đối với con vật không có ý thức hữu trí chỉ ra cho nó tính tai ương và tính hữu hạn của cuộc tồn sinh của nó, thì ích lợi của cá thể nó và sự duy trì nòi giống gắn bó với phúc lợi ấy là mục đích cao nhất của cuộc sống. Còn đối với con người thì cá thể chỉ là một cấp độ của sinh tồn, mà từ đó nó có thể nhìn thấy cái chân phúc của cuộc sống không trùng khớp với ích lợi của cá nhân nó.

Ý thức cá thể đối với con người chưa phải là cuộc sống, mà là cái biên giới để từ đó bắt đầu cuộc sống của nó, còn cuộc sống ấy thì là sự đạt tới ngày một nhiều hơn cái hạnh phúc thích hợp với nó, không phụ thuộc vào ích lợi của cá thể sinh vật.

Theo quan niệm thông thường về cuộc sống, thì cuộc sống con người là một khúc thời gian từ khi cá thể sinh vật của nó ra đời đến lúc chết đi.

Nhưng đó không phải là cuộc sống con người, đó chỉ là một cuộc tồn sinh của con người như một cá thể sinh vật. Còn cụộc sống con người là cái chỉ biểu hiện trong sinh tồn động vật, hệt như sự sống hữu cơ là cái chỉ biểu hiện trong sự tồn tại của vật chất.

Ai ai cũng trước hết coi những mục đích thấy được của cá nhân mình là những mục đích của đời mình. Những mục đích ấy thấy được cho nên có vẻ là dễ hiểu.

Còn những mục đích mà ý thức hữu trí của nó chỉ ra cho nó thì có vẻ khó hiểu, vì chúng không thấy được bằng mắt. Và con người thoạt đầu sợ phải chối từ cái thấy được và giao mình cho cái không thấy được.

Đối với một người bị những học thuyết hư ngụy của thế giới làm méo mó, những yêu cầu của con vật bên trong nó – những yêu cầu thấy được và được thực hiện một cách tự động – luôn được xem là đơn giản và rõ ràng, còn những yêu cầu mới, không thấy được, của ý thức hữu trí thì lại được xem là ngược lại; sự thỏa mãn chúng không đạt được một cách tự động mà đòi hỏi ta phải chủ động, nên bị xem như là một cái gì đó phức tạp và mơ hồ. Thật đáng sợ và khủng khiếp phải từ bỏ cái quan niệm thấy được về cuộc sống và giao mình cho một ý thức không thấy được về nó, cũng như đối với một hài nhi thật đáng sợ và khủng khiếp phải ra đời, giả sử nó. có thể cảm thấy cuộc ra đời ấy – nhưng không có con đường nào khác, khi mà quá rõ rằng quan niệm thấy được ấy dẫn tới cái chết, còn ý thức không thấy được thì chỉ mình nó cho ta thấy cuộc sống.

Chương XVI

CÁ THỂ SINH VẬT LÀ CÔNG CỤ CỦA CUỘC SỐNG

Không một luận thuyết nào có thể che khuất khỏi con người cái chân lí hiển nhiên, không thể hồ nghi, đó là sự tồn tại cá thể của nó là một cái gì đó không ngừng chết đi, không ngừng tiến gần đến cái chết, và vì thế không thể có cuộc sống trong cá thể sinh vật của nó.

Con người không thể không trông thấy rằng toàn bộ cuộc sinh tồn của cá thể của nó từ lúc ra đời, từ tuổi ấu thơ đến tuổi già và đến khi chết không phải là cái gì khác ngoài sự hao mòn và suy vi thường hằng, kết thúc bằng cái chết không thể tránh của cá thể sinh vật ấy; vì thế mà ý thức về cuộc sống trong cá thể, bao gồm cả mong ước về sự gia tăng và sự bất diệt cho cái cá thể ấy, không thể không là một mâu thuẫn và một nỗi đau không ngừng, không thể không là điều ác; trong khi ấy thì ý nghĩa duy nhất của cuộc sống của nó là khát vọng hạnh phúc.

Dẫu hạnh phúc chân chính của con người có ở đâu, thì sự chối từ cái phúc của cá thể sinh vật vẫn là tất yếu đối với nó.

Chối từ hạnh phúc của cá thể sinh vật là quy luật của cuộc sống con người. Nếu quy luật ấy không được thực hiện một cách tự do, thể hiện qua sự tuân theo ý thức hữu trí, thì nó sẽ được thực hiện trong từng con người một cách cưỡng chế, bằng cái chết thể xác của con người động vật, khi mà nó không chịu đựng được nữa gánh nặng của những đau khổ, chỉ mong muốn một điều: thoát khỏi ý thức giày vò của cái cá thể đang chết dần chết mòn và chuyển sang một hình thức tồn tại khác.

Việc bước vào cuộc sống và bản thân cuộc sống của con người tựa hồ những diễn ra với một con ngựa mà chủ nhân của nó dắt ra khỏi chuồng và thắng vào xe. Ra khỏi chuồng, nhìn thấy ánh sáng và đánh hơi thấy tự do, con ngựa tưởng rằng cuộc sống của nó ở trong chính cái tự do ấy, nhưng người ta thắng nó và thúc đi. Nó cảm thấy sức nặng đằng sau mình, và nếu nó vẫn nghĩ rằng sống đối với nó tức là được chạy nhảy thỏa thích trong tự do, thì nó bắt đầu giãy giụa, ngã xuống, đôi khi ngã đến chết. Nhưng nếu nó không chết thì nó chỉ có hai con đường: hoặc nó sẽ đi, kéo cỗ xe, thấy rằng không đến nỗi nặng lắm và việc kéo xe không phải là nỗi khổ, mà là niềm vui; hoặc nếu nó vẫn cứ bất trị, thì ông chủ sẽ dắt nó đến chỗ bánh xe của cối xay lúa, lấy thòng lọng buộc nó vào tường, bánh xe sẽ xoay chuyển dưới nó và nó sẽ phải đi mãi một chỗ trong bóng tối và đau khổ, nhung sức lực mà nó bỏ ra sẽ không phí uổng: nó sẽ hoàn thành cái công việc bị cưỡng bức của mình, và luật đời vẫn sẽ ưu thắng. Sự khác nhau chỉ ở chỗ trong trường hợp thứ nhất nó sẽ làm việc một cách vui vẻ, trong trường hợp thứ hai nó làm việc một cách khiên cưỡng và khổ sở.

Nhưng đã thế thì cần gì phải có cái cá thể ấy, nếu tôi, một con người, phải chối bỏ mọi ích lợi của mình để có được cuộc sống (đích thực)? – những người xem sinh tồn động vật của mình là cuộc sống sẽ hỏi như vậy.

Cái ý thức cá thể ấy, mâu thuẫn với những biểu hiện của cuộc sống thực sự, được ban cho con người để làm gì? Trước câu hỏi này có thể trả lời bằng một câu hỏi tương tự, mà một người hướng tới mục đích duy trì mình và nòi giống của mình có thể đặt ra.

“Để làm gì – nó sẽ hỏi – cái vật chất ấy với những quy luật của nó – những quy luật cơ học, vật lí học, hóa học, v.v… mà tôi phải đấu tranh với chúng để đạt tới những đích của mình?”, “Nếu sứ mệnh của tôi – con vật sẽ nói – là thực hiện cuộc sống động vật, thì cần có làm gì những trở ngại mà tôi buộc phải khắc phục?”

Chúng ta biết rõ rằng toàn bộ vật chất với những quy luật của nó mà với chúng con vật phải đấu tranh để rồi phục tùng chúng vì sự tồn sinh của cá thể của mình, không phải là những trở ngại, mà là những phương tiện để cho con vật đạt tới những mục đích của mình. Con vật chỉ sống được bằng sự chế biến vật chất và tuân thủ những quy luật của vật chất. Cũng hệt như thế cả trong cuộc sống của con người. Cá thể sinh vật, mà trong đó con người nhận ra mình và có nhiệm vụ đặt nó dưới sự chỉ huy của ý thức hữu trí của mình, không phải là chướng ngại vật, mà là phương tiện để nó đạt tới hạnh phúc của mình; đối với con người, cá thể sinh vật là công cụ làm việc.

Cá thể sinh vật đối với con người – đó là cái xẻng được ban cho một người khôn ngoan để dùng nó mà đào xới, và trong khi đào xới sẽ làm cho nó cùn mòn đi và phải mài nó để tiếp tục dùng chứ không phải lau sạch và cất giữ. Đó là đồng tiền vàng được ban cho con người để sinh lợi chứ không phải để bảo quản. “Và ai muốn giữ lấy mạng sống của mình, kẻ đó sẽ mất. Còn ai sẵn sàng mất mạng sống của mình vì Ta, kẻ đó sẽ có được mạng sống.”

Những lời ấy dạy ta rằng không thể giữ gìn cái phải tiêu vong và không ngừng tiêu vong – và rằng chỉ chối từ cái sẽ tiêu vong và phải tiêu vong, chỉ chối từ cái cá thể sinh vật của mình thì chúng ta mới có được cuộc sống đích thực – cuộc sống không tiêu vong và không thể tiêu vong. Đã được nói lên rằng cuộc sống đích thực của chúng ta chỉ bắt đầu khi chúng ta thôi không công nhận là cuộc sống nữa cái mà chưa từng và không thể là cuộc sống cho chúng ta – cuộc tồn sinh động vật của chúng ta. Đã được nói lên rằng kẻ nào nâng niu gìn giữ cái xẻng được ban cho để lo liệu cho mình cái ăn duy trì cuộc sống, kẻ ấy sẽ giữ được cái xẻng nhưng mất đi cả thức ăn lẫn cuộc sống của mình.

Chương XVII

SỰ RA ĐỜI TỪ TINH THẦN

“Các người sẽ phải sinh ra một lần nữa”, Đức Kitô đã nói. Chẳng phải có ai lệnh cho con người ra đời một lần nữa, mà chính con người tất yếu bị dẫn dắt đến điều đó. Để có được cuộc sống, con người cần phải sinh ra một lần nữa trong cuộc sinh tồn này – từ ý thức hữu trí.

Ý thức hữu trí được ban cho con người để nó ngộ ra cuộc sống của mình trong cái phúc mà ý thức ấy khai mở cho nó. Ai ngộ ra cuộc sống trong cái phúc ấy, người ấy có cuộc sống; còn ai không nhìn thấy cuộc sống trong cái phúc ấy, mà nhìn thấy nó trong ích lợi của cá thể sinh vật, thì kẻ ấy bằng cách đó tự tước đi ở mình cuộc sống của mình. Giới thuyết về cuộc sống được Đức Kitô đưa ra chính là ở đây.

Những ai xem khát vọng hạnh phúc cá nhân là cuộc sống của mình nghe thấy những lời ấy thì không hẳn không công nhận, mà đơn thuần không hiểu, không thể hiểu được chúng. Họ có cảm tưởng rằng những lời ấy hoặc hoàn toàn vô nghĩa, hoặc có rất ít ý nghĩa, biểu thị chỉ một tâm trạng đa sầu đa cảm cố ý hay thần bí, như cách họ thích gọi. Họ không thể hiểu ý nghĩa của những lời ấy, bởi vì chúng giải thích một trạng thái mà họ chưa thể đạt đến, tựa như một hạt giống khô chưa nảy mầm không thể hiểu được trạng thái của hạt giống đã ẩm và đã nứt vỏ.

Đối với những hạt giống khô thì mặt trời mà trong những lời ấy chiếu rọi hạt giống đang sinh ra cho sự sống chỉ là một ngẫu nhiên không đáng kể – chỉ thêm một chút hơi ấm và ánh sáng, nhưng đối với hạt giống đang nứt vỏ thì đó là nguyên nhân của sự ra đời. Cũng y như thế, đối với những người chưa sống đến ngày nếm trải mâu thuẫn nội tại giữa cá thể sinh vật và ý thức hữu trí, ánh sáng của mặt trời trí tuệ chỉ là một ngẫu nhiên không đáng kể, chỉ là những lời duy tình ướt át hay thần bí. Mặt trời chỉ dẫn dắt đến cuộc sống những ai mà trong họ cuộc sống đã nảy sinh.

Còn cuộc sống ấy nảy sinh như thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu, không chỉ trong con người mà cả trong động vật và thực vật – điều này thì không ai biết và không bao giờ có thể biết, về sự nảy sinh cuộc sống trong con người, Đức Kitô đã nói không ai biết và không ai có thể biết về điều đó.

Và thật vậy: làm sao con người có thể biết được cuộc sống xuất hiện trong nó như thế nào? Cuộc sống là ánh sáng của loài người, cuộc sống là cuộc sống – khởi nguồn của tất cả; làm sao con người biết được nó nảy sinh như thế nào? Đối với con người, cái gì sinh ra và chết đi là cái không sống, là cái chỉ hiện ra trong không gian và thời gian. Còn cuộc sống đích thực thì luôn luôn hiện hữu, vì thế đối với con người, nó không thể sinh ra hay chết đi.

Chương XVIII

Ý THỨC HỮU TRÍ ĐÒI HỎI NHỮNG GÌ?

Đúng, ý thức hữu trí nói một cách không thể ngờ vực, không thể bác bỏ với con người rằng với sự sắp đặt vạn vật mà nó nhìn thấy từ cá thể của mình thì không thể nào có hạnh phúc cho nó, cho cá thể của nó. Cuộc sống của nó là sự mong ước hạnh phúc cho mình, cho chính bản thân mình, thế nhưng nó lại thấy hạnh phúc ấy là bất khả. Nhưng lạ thay, mặc dù nó biết chắc chắn rằng hạnh phúc ấy là bất khả, song nó vẫn sống bằng chỉ một niềm mong ước cái hạnh phúc bất khả ấy – và chỉ cho mình.

Con người với ý thức hữu trí thức tinh (chỉ mới thức tỉnh) nhưng chưa quy phục được cái cá thể sinh vật của mình, nếu nó không tự sát, thì sẽ sống chỉ để bằng mọi cách giành lấy cái phúc bất khả ấy: nó sống và hành động chỉ cốt sao có được ích lợi cho một mình nó, để mọi người và thậm chí mọi sinh vật đều sống và hành động chỉ vì hạnh phúc của nó, sao cho nó luôn luôn hưởng lạc, không biết đau khổ là gì và không phải chết.

Thật đáng ngạc nhiên: bất chấp cái việc là cả kinh nghiệm của bản thân lẫn sự quan sát cuộc sống của những người xung quanh, cũng như lí trí đều chỉ ra rõ ràng cho từng người sự bất khả của điều đó, chỉ cho nó thấy rằng không thể bắt những sinh vật khác ngừng yêu bản thân chúng và chỉ yêu mỗi nó thôi, bất chấp điều đó, cuộc sống của mỗi người chung quy chỉ là làm sao bằng sự giàu sang, bằng quyền lực, bằng danh vọng, vinh quang, bằng xu nịnh, lừa dối, bằng bất kì cách nào, chỉ cốt sao bắt những sinh vật khác sống không phải cho chúng, mà là cho một mình nó, bắt tất cả các sinh vật yêu không phải bản thân chúng, mà chỉ một mình nó thôi.

Người ta đã và đang làm tất cả những gì có thể để đạt được mục đích ấy nhưng đồng thời lại nhận ra rằng họ đang làm cái điều bất khả. “Cuộc sống của ta là mong ước được hạnh phúc”, con người tự nhủ. “Hạnh phúc chỉ có thể có cho ta, khi tất cả mọi người sẽ yêu ta nhiều hơn chính bản thân họ, nhưng tất cả mọi vật sống chỉ yêu mỗi bản thân mình, thành thử, tất cả những gì ta làm để bắt chúng yêu ta đều là vô ích. Vô ích, nhưng ta không thể làm được gì khác.”

Bao nhiêu thế kỉ trôi qua: con người đã biết được khoảng cách tới các thiên thể, xác định được trọng lượng, của chúng, biết được thành phần của mặt trời và các vì sao, nhưng câu hỏi về việc làm thế nào dung hợp được những đòi hỏi về hạnh phúc cá nhân với cuộc sống của cả thế giới – mà đây là cái loại trừ khả năng có được hạnh phúc – thì đối với phần lớn nhân loại vẫn là câu hỏi không có lời giải đáp, như nó đã từng là như vậy với loài người 5.000 năm về trước.

Ý thức hữu trí nói với mỗi người: đúng, bạn có thể có hạnh phúc, nhưng chỉ trong trường hợp tất cả mọi người sẽ yêu bạn hơn bản thân họ. Và cũng cái ý thức hữu trí đó lại cho con người thấy rằng điều đó là không thể, bởi vì tất cả họ đều yêu chỉ bản thân mình. Và vì thế, cái hạnh phúc duy nhất mà ý thức hữu trí khai mở cho con người lại bị khép lại cũng bởi chính ý thức ấy.

Nhiều thế kỉ trôi qua, và câu đố về cái phúc của cuộc sống con người đối với phần lớn loài người vẫn cứ là câu đố không thể giải đáp. Nhưng thực ra câu đố này đã được giải từ xa xưa lắm rồi. Và tất cả mọi người khi biết được lời giải thì luôn lấy làm ngạc nhiên tại sao bản thân họ không đoán ra được nó – họ có cảm giác rằng họ biết nó đã từ lâu, chỉ có điều họ đã quên đi: thật đơn giản và tự nhiên hóa giải một câu đố tưởng chừng khó đến thế giữa các học thuyết hư trá của thế giới chúng ta.

Bạn muốn tất cả mọi người sống vì bạn, tất cả yêu bạn hơn bản thân họ ư? Chỉ có một điều kiện mà với nó ước muốn của bạn có thể thành hiện thực. Điều kiện ấy là giá như tất cả các vật sống đều sống vì hạnh phúc của kẻ khác và yêu kẻ khác hơn bản thân mình. Chỉ khi đó bạn và tất cả mọi người mới được yêu bởi tất cả những người khác, và bạn trong số họ sẽ có được cái hạnh phúc mà bạn hằng ao ước. Và nếu hạnh phúc chỉ hữu khả với bạn khi mà mọi vật sống đều yêu những vật sống khác hơn bản thân mình, thì bạn, một vật sống, cũng phải yêu những vật sống khác hơn mình.

Chỉ trong điều kiện ấy mới có thể có hạnh phúc và cuộc sống của con người, và chỉ trong điều kiện ấy mới tiêu biến những gì đang đầu độc cuộc sống con người – cuộc đấu tranh giữa các vật sống, nỗi đau khổ triền miên, nỗi sợ chết.

Quả thật, cái gì tạo nên sự bất khả của cái hạnh phúc của sinh tồn cá thể? Thứ nhất, đó là cuộc đấu tranh giữa các sinh vật tìm kiếm hạnh phúc cá thể; thứ hai, sự đánh lừa của những lạc thú dẫn tới sự hao mòn cuộc sống, sự chán chường và đau khổ, và thứ ba là cái chết. Nhưng chỉ cần giả định trong tư tưởng rằng con người có thể thay thế cái khát khao hạnh phúc cá nhân của mình bằng khát khao hạnh phúc cho những người khác, thì tính bất khả của hạnh phúc sẽ tiêu biến và hạnh phúc trở nên có thể đối với con người.

Khi nhìn ra thế giới, xuất phát từ quan niệm của mình về cuộc sống như là khát vọng hạnh phúc cá nhân, con người trông thấy trong thế giới một cuộc đấu tranh phi lí giữa các vật sống đang giết hại lẫn nhau. Nhưng chỉ cần con người nhìn thấy cuộc sống của mình trong mong muốn hạnh phúc cho những người khác, thì nó sẽ thấy trong thế giới một điều hoàn toàn khác: thấy bên cạnh những hiện tượng ngẫu nhiên của cuộc đấu tranh giữa các vật sống một sự phục vụ lẫn nhau thường xuyên của các vật sống ấy – sự phục vụ mà thiếu nó thì không thể hình dung được sự tồn tại của thế giới.

Chỉ cần giả định như vậy, thì toàn bộ hoạt động điên rồ trước đây hướng tới hạnh phúc không thể đạt được của cá thể sẽ được thay thế bằng một hoạt động khác, phù hợp với quy luật của thế giới và hướng tới thực hiện cái phúc có thể có cho mình và cho toàn thế giới.

Một nguyên nhân khác của tính tai ương của cuộc sống cá thể và tính bất khả của hạnh phúc đối với con người là bản chất hư ảo của những lạc thú cá nhân làm hao mòn cuộc sống, dẫn đến chán chường và khổ đau. Nhưng chỉ cần ta nhận ra cuộc sống của mình trong khát vọng hạnh phúc cho những người khác, thì nỗi thèm khát khoái lạc đánh lừa ta sẽ tiêu biến; hoạt động đau khổ triền miên và vô ích nhằm lấp đầy cái thùng không đáy của cá thể sinh vật được thay bằng hoạt động phù hợp với quy luật của trí tuệ là nâng đỡ cuộc sống của những sinh linh khác – cái hoạt động thiết yếu cho hạnh phúc của ta, những đau khổ dằn vặt cá nhân, làm hủy hoại hoạt động sống, sẽ được thay thế bằng cảm giác đồng cam cộng khổ với những người khác, tạo ra một hoạt động chắc chắn sẽ hữu ích và vui sướng nhất.

Nguyên nhân thứ ba của tính tai ương của cuộc sống cá thể là nỗi sợ chết. Song, chỉ cần con người nhận ra cuộc sống của mình không phải trong hạnh phúc của cá thể sinh vật của mình, mà trong hạnh phúc của các sinh linh khác, thì con ngáo ộp thần chết sẽ biến mất vĩnh viễn đối với nó.

Bởi lẽ, nỗi sợ chết chỉ xuất phát từ nỗi sợ mất đi cái phúc của cuộc sống cùng với cái chết thân xác. Còn nếu như con người có thể nhận thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của những người khác, nghĩa là yêu họ hơn bản thân mình, thì cái chết đối với nó sẽ không phải là sự chấm dứt hạnh phúc và cuộc sống như những ai chỉ sống cho bản thân vẫn hiểu. Đối với con người sống vì những người khác, cái chết sẽ không thể là sự tiêu hủy hạnh phúc và cuộc sống của nó, bởi vì hạnh phúc và cuộc sống của các sinh linh khác không những không bị tiêu hủy bởi cuộc sống của người phụng sự họ, mà còn thường được gia tăng và nhân lên bởi sự hi sinh cuộc sống của người ấy.

Chương XIX

SỰ CHỨNG THỰC NHỮNG ĐÒI HỎI CỦA Ý THỨC HỮU TRÍ

CỦA Ý THỨC HỮU TRÍ “Nhưng đó không phải là cuộc sống”, ý thức lầm lạc cua con người phẫn nộ nói lại. “Đó là sự từ chối cuộc sống, là tự sát.” Ta không biết gì về chuyện đó ý thức hữu trí trả lời – ta chỉ biết rằng cuộc sống con người là như vậy, và không có và không thể có cuộc sống nào khác. Ta còn biết hơn thế, rằng cuộc sống như vậy là cuộc sống và hạnh phúc, cả đối với con người cũng như đối với tất cả thế giới. Ta biết rằng theo quan điểm trước kia về thế giới, cuộc sống của ta và của tất cả những gì đang tồn tại là cái ác và sự vô nghĩa; còn theo quan điểm mới này thì nó là sự thực thi luật của trí tuệ được đặt sẵn trong con người. Ta biết rằng hạnh phúc cuộc sống cao nhất, có thể nhân lên đến vô tận của mỗi sinh linh chỉ có thể đạt được bằng luật một người phục vụ cho mọi người, và vì vậy mọi người phục vụ một người.

“Nhưng đó có thể chỉ là luật của tư duy, nhưng không phải là luật của thực tại”, ý thức lầm lạc phẫn nộ của con người đáp trả. “Hiện giờ những người khác không yêu tôi hơn họ, và vì thế tôi cũng không thể yêu họ hơn tôi và hi sinh những lạc thú và chịu đau khổ vì họ. Tôi chẳng cần gì đến luật này luật kia của trí tuệ; tôi muốn những lạc thú cho mình và muốn thoát khỏi những đau khổ. Nhưng hiện giờ đang tồn tại cuộc đấu tranh giữa các vật sống, và nếu một mình tôi không đấu tranh, thì những kẻ khác sẽ bóp chết tôi. Tôi chẳng quan tâm đến việc bằng cách nào đạt được hạnh phúc cao nhất cho tất thảy mọi người về mặt tư duy, cái tôi cần bây giờ là hạnh phúc cao nhất cho tôi ngay trong hiện thực”, ý thức sai lạc nói.

Ta không biết gì về điều đó – ý thức hữu trí trả lời – ta chỉ biết rằng những gì mà ngươi gọi là những lạc thú của mình, sẽ là hạnh phúc đối với ngươi chỉ khi không phải tự ngươi nắm lấy nó, mà là những người khác trao chúng cho ngươi, chỉ khi đó những lạc thú của ngươi sẽ không biến thành ch n chường và khổ đau, như hiện giờ khi ngươi tự chộp lấy chúng cho mình. Và ngươi cũng sẽ được giải thoát khỏi những khổ đau thực sự, chỉ khi những người khác giải thoát ngươi khỏi chúng, chứ không phải bản thân ngươi làm – như bây giờ do sợ hãi trước những đau khổ tưởng tượng, ngươi đã tự tước mất của mình bản thân cuộc sống.

Ta biết rằng cuộc sống của cá thể, cái cuộc sống đòi hỏi tất cả chỉ yêu một mình ta và ta chỉ yêu ta, và cốt sao ta có được thật nhiều khoái lạc và thoát khỏi khổ đau và chết – cuộc sống ấy lại là một đau khổ lớn nhất và không bao giờ ngừng. Ta càng yêu bản thân ta hơn và đấu tranh với những người khác nhiều hơn, thì người ta sẽ càng căm ghét ta và đấu tranh khốc liệt với ta hơn; ta càng che chắn mình khỏi khổ đau, thì chúng càng hành hạ ta hơn; ta càng đề phòng cái chết, thì nó sẽ càng đáng sợ hơn với ta.

Ta biết cho dù con người có làm gì, nó sẽ không có được hạnh phúc cho đến khi chưa sống phù hợp với luật sống của mình. Mà luật sống của nó không phải là đấu tranh, mà ngược lại, là sự phục vụ lẫn nhau giữa các sinh linh.

“Nhưng tôi chỉ biết cuộc sống trong cái cá thể của mình. Tôi không thể nhìn thấy cuộc sống của mình trong hạnh phúc của các sinh linh khác.”

Ta không biết gì về chuyện đó – ý thức hữu trí trả lời – ta chỉ biết rằng cuộc sống của ta và cuộc sống của thế giới đối với ta trước kia là một sự vô nghĩa độc ác, bây giờ đối với ta lại là một chỉnh thể hữu lí – nó sống và hướng tới một hạnh phúc thống nhất bằng cách tuân thủ chỉ một luật của trí tuệ mà ta biết ở trong mình.

“Nhưng tôi không thể làm được điều đó!”, ý thức lầm lạc nói, “và cũng chẳng có ai khi làm cái chuyện bất khả nhất ấy, lại nhìn thấy trong cái bất khả nhất ấy cái phúc tốt đẹp nhất của cuộc sống của mình.”

“Không thể nhận thấy cái phúc của mình trong cái phúc của các sinh linh khác”, nhưng tuy thế không có người nào lại không biết cái trạng thái mà trong đó hạnh phúc của các sinh linh bên ngoài nó trở thành hạnh phúc của bản thân nó. “Không thể nhìn thấy hạnh phúc trong những lao động và đau khổ vì người khác”, song chỉ cần con người toàn tâm hiến mình cho sự đồng cam cộng khổ ấy, thì những lạc thú cá nhân sẽ mất hết ý nghĩa đối với nó, và mọi sức sống của nó sẽ chuyển hóa thành lao động và đau khổ vì hạnh phúc của những sinh linh khác, và đau khổ và lao động trở thành hạnh phúc đối với nó. “Không thể hi sinh cuộc sống của mình vì hạnh phúc của người khác”, nhưng chỉ cần con người trải nghiệm tình cảm ấy, thì cái chết sẽ không những không hiện ra và không những không đáng sợ đối với nó, mà còn trở nên là hạnh phúc cao nhất khả dĩ đối với nó.”

Con người hữu trí không thể không nhận ra rằng, chỉ cần giả định trong tư tưởng là có thể thay thế khát khao hạnh phúc cho mình bằng khát khao hạnh phúc cho những người khác, thì cuộc sống của nó, thay cho tính phi lí và tai ương trước đây, sẽ trở nên hữu lí và hạnh phúc. Nó không thể không thấy một điều nữa rằng, ấy là nếu như có thể có được một nhận thức như thế về cuộc sống cả trong những con người khác lẫn trong các sinh vật, thì cuộc sống của toàn thể thế giới, thay vì những sự điên rồ và độc ác từng thấy trước đây, sẽ trở thành cái phúc hữu lí cao nhất mà con người vốn chỉ có thể mong ước – thay vì tính vô nghĩa và vô đích trước đây, sẽ có được ý nghĩa hữu lí đối với nó: mục đích sống của thế giới sẽ được con người ấy quan niệm như là một sự khai minh và hợp quần vô tận của tất cả các vật sống; trong cuộc sống tương lai ấy, ban đâu là loài người, sau đó là tất cả các sinh linh, càng ngày càng tuân thủ luật trí tuệ, sẽ hiểu (điều mà hiện giờ chỉ một con người hiểu) rằng cái phúc của sự sống có thể đạt được không phải bằng việc từng sinh linh một hướng tới cái phúc của mình mà bằng việc từngsinh linh, phù hợp với luật trí tuệ, hướng tới cái phúc của tất cả mọi vật sống.

Nhưng thế vẫn còn chưa đủ: chỉ cần giả định rằng có khả năng thay thế khát vọng hạnh phúc cho mình bằng khát vọng hạnh phúc cho các sinh linh khác, thì con người không thể không nhận thấy một điều nữa, đó là sự tự chối từ từng bước và ngày càng nhiều hơn của cá nhân nó và sự chuyển dịch mục đích hoạt động từ bản thân nó sang các sinh linh khác chính là toàn bộ sự đi lên của loài người và của những vật sống gần gũi với con người. Con người không thể không nhận thấy qua lịch sử, rằng sự vận động đi lên của cuộc sống chung không phải nằm ở sự đẩy mạnh và gia tặng cuộc đấu tranh giữa các sinh linh, mà ngược lại, ở sự giảm thiểu những bất đồng và giảm bớt đấu tranh; rằng sự vận động đi lên của cuộc sống chỉ thể hiện ở chỗ thê giới, đang từ thù địch và bất đồng, nhờ biết tuân theo trí tuệ, chuyển sang đồng thuận và thống nhất ngày càng nhiều hơn.

Giả định như thế, thì con người sẽ không thể không nhận thấy rằng loài người từng ăn thịt nhau, se không ăn thịt nhau nữa; từng bắn giết tù nhân và cả con cháu mình, sẽ ngưng bắn giết; những chiến binh từng tự hào vì giết chóc, sẽ thôi tự hào; những kẻ xác lập chế độ nô lệ sẽ xóa bỏ chế độ ấy; những kẻ tiêu diệt động vật bắt đầu thuần hóa chúng và ít giết chúng hơn; người ta bắt đầu nuôi sống bản thân bằng trứng và sữa của các động vật thay vì thân thể chúng; trong thế giới thực vật người ta cũng bắt đầu giảm bớt việc hủy diệt chúng. Con người thấy rằng những người con ưu tú của nhân loại phê phán sự tìm kiếm khoái lạc, kêu gọi mọi người biết tự kiềm chế; còn những con người ưu tú nhất, được hậu thế ca ngợi, thì nêu tấm gương hi sinh chính cuộc sống cuộc sống của mình vì hạnh phúc của những người khác. Con người thấy là cái mà nó mới chỉ giả định theo những đòi hỏi của trí tuệ, thì chính cái ấy đang được thực hiện trong thực tại của thế giới và được khẳng định bởi cuộc sống đã qua của nhân loại.

Nhưng thế vẫn chưa đủ: chính điều ấy, như thể từ một cội nguồn hoàn toàn khác, còn mạnh mẽ và thuyết phục hơn là trí tuệ và lịch sử, cho con người thấy rõ khát vọng của trái tim nó – khát vọng ấy lôi cuốn nó, như thể lôi cuốn đến với một hạnh phúc trực tiếp, đến chính cái hoạt động mà trí tuệ nó đã chỉ ra cho nó và biểu hiện trong trái tim nó bằng tình yêu.

Chương XX

NHỮNG ĐÒI HỎI CỦA CÁ THỂ CÓ VẺ KHÔNG DUNG HỢP ĐƯỢC VỚI ĐÒI HỎI CỦA Ý THỨC HỮU TRÍ

Cả trí tuệ, cả tư duy, cả lịch sử, cả nội quan, tất cả tưởng như đều thuyết phục con người tin vào tính đúng đắn của cách hiểu như vậy về cuộc sống; nhưng con người, được giáo dục theo học thuyết của thế giới, vẫn có cảm giác là việc thỏa mãn những đòi hỏi của ý thức hữu trí và tình cảm của nó không thể là luật sống của nó.

“Không đấu tranh với kẻ khác vì hạnh phúc của cá nhân mình, không tìm kiếm lạc thú, không ngăn ngừa đau khổ và không sợ chết! Song điều đó là bất khả, là từ chối toàn bộ cuộc sống! Và làm sao tôi phủ nhận được cá thể, khi tôi cảm thấy hết sức rõ ràng những đòi hỏi của cá thể nơi tôi và bằng trí tuệ tôi nhận thức được tính chính đáng của những đòi hỏi ấy?” – những người có học thời nay đầy vững tin nói như vậy.

Và có một hiện tượng thật đáng chú ý. Những người lao động, những người bình dân, ít trau dồi trí tuệ của mình, lại hầu như không bao giờ bênh vực những đòi hỏi cá thể và luôn cảm thấy trong mình những yêu cầu đối lập với yêu cầu của cá thể; còn việc phủ nhận hoàn toàn những đòi hỏi của ý thức hữu trí, và cái chính là phản bác tính chính đáng của những đòi hỏi ấy cũng như bênh vực các quyền của cá thể lại chỉ gặp trong giới những người giàu có, tinh tế, có lí trí phát triển.

Một người được học nhiều, yếu ớt về thể chất, nhàn hạ sẽ luôn chứng minh rằng cá thể có những quyền bất khả tước đoạt. Còn một người đói khát sẽ không chứng minh rằng con người cần phải ăn – anh ta biết rằng tất cả mọi người điều biết điều đó và chẳng cần chứng minh, cũng chẳng cần bác bỏ cái đó: anh ta sẽ chỉ ăn.

Sở dĩ có những chuyện ấy, bởi vì một con người bình thường, bị người đời coi là kẻ thiếu học, do suốt đời phải lao động chân tay, cho nên không làm đọa lạc trí tuệ của mình và giữ được nó minh mẫn và khỏe mạnh.

Còn một người, suốt đời vắt óc suy nghĩ không chỉ về những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh, mà cả về những chuyện mà con người không cằn nghĩ tới, đã làm méo mó trí tuệ của mình: trí tuệ không được tự do nữa nơi anh ta. Trí tuệ anh ta bị vướng bận bởi những việc không thuộc về anh ta, bởi sự vật vã với những nhu cầu của cá thể của anh ta – với sự phát triển, gia tăng chúng và nghĩ ra những phương tiện thỏa mãn chúng.

“Nhưng tôi cảm nhận được những đòi hỏi của cái cá thể của tôi và vì thế những đòi hỏi này là chính đáng”, những người được gọi là có học, được giáo dục theo học thuyết của thế giới nói như vậy.

Và họ không thể không cảm thấy những đòi hỏi của cá thể họ. Toàn bộ cuộc sống của những người ấy hướng tới sự gia tăng giả tạo hạnh phúc của cá nhân. Còn hạnh phúc cá nhân đối với họ thì nằm ở sự thỏa mãn các nhu cầu. Và họ xem là nhu cầu cá nhân tất cả các điều kiện sinh tồn của cá thể và họ hướng trí tuệ của mình tới đó. Mà những nhu cầu được ý thức – những nhu cầu mà trí tuệ hướng tới – luôn luôn vì sự được ý thức ấy mà phát triển đến những giới hạn vô tận. Sự thỏa mãn những nhu cầu phình ra không ngừng ấy lấn át ở họ những đòi hỏi của cuộc sống đích thực.

Cái gọi là khoa học về xã hội đặt làm cơ sở cho các nghiên cứu của mình học thuyết về các nhu cầu của con người, mà quên mất một điều kiện bất lợi đối với học thuyết ấy là ở mỗi một con người hoặc không có nhu cầu nào hết, tương tự như chúng không có ở người tự vẫn hay tuyệt thực, hoặc, nói theo nghĩa đen, chúng nhiều không thể đếm hết.

Có bao nhiêu phương diện trong sự sinh tồn của sinh vật người, thì có bấy nhiêu nhu cầu của sự sinh tồn ấy, mà các phương diện ấy thì nhiều như những bán kính trong một hình cầu: những nhu cầu ăn, uống, hít thở, luyện tập các cơ bắp và thần kinh; nhu cầu lao động, nghỉ ngơi, vui thú, cuộc sống gia đình; nhu cầu khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, với tất cả sự đa dạng của chúng; những nhu cầu, trong tất cả các quan hệ ấy, của một đứa trẻ, của một chàng thanh niên, của một người chồng, một ông già, một thiếu nữ, một phụ nữ, một bà già; những nhu cầu của người Trung Quốc, người Paris, người Nga, người Lapland; những nhu cầu ứng với những tập tục của giống nòi, những chứng bệnh…

Có thể kể ngày này qua ngày khác cũng không hết tất cả những gì có thể tạo nên những nhu cầu cho sinh tồn cá thể của con người. Nhu cầu có thể là tất cả các điều kiện sinh tồn, mà điều kiện sinh tồn thì nhiều không thể kể xiết.

Tuy nhiên, người ta chỉ gọi là nhu cầu những điều kiện nào có thể ý thức được. Nhưng những điều kiện ý thức được, thì khi chúng vừa được ý thức, chúng liền mất đi ý nghĩa thực sự của mình và thâu nhận toàn bộ ý nghĩa khuếch trương mà trí tuệ hướng tới chúng, ban cho chúng, và lấn át cuộc sống đích thực của mình.

Cái người ta gọi là nhu cầu, nghĩa là những điều kiện tồn tại sinh vật của con người, có thể so sánh với vô số những quả bóng có khả năng được thổi to hơn lên, mà từ chúng có thể tạo nên một vật thể nào đó. Tất cả các quả bóng đều bằng nhau, có chỗ riêng cho mình và không lấn át nhau khi chúng chưa bị thổi to hơn lên, và cũng như thế, các nhu cầu đều bình đẳng, có vị trí riêng của mình và không gây đau khổ chừng nào chúng chưa được ý thức. Nhưng chỉ cần bắt đầu thổi thêm hơi cho một quả bóng, thì nó có thể được thổi to đến mức sẽ chiếm nhiều chỗ hơn những quả bóng còn lại, chèn ép những quả khác và bản thân nó cũng cảm thấy chật chội. Với các nhu cầu cũng như thế: chỉ cần hướng ý thức hữu trí đến một trong số chúng, thế là cái nhu cầu được ý thức ấy liền choán lấy toàn bộ cuộc sống và bắt toàn bộ sinh linh con người phải đau khổ.

Chương XXI

CÁI CẦN THIẾT KHÔNG PHẢI LÀ CHỐI BỎ CÁ NHÂN, MÀ LÀ ĐẶT NÓ DƯỚI SỰ CHỈ HUY CỦA Ý THỨC HỮU TRÍ

Đúng, quan điểm khẳng định rằng con người không cảm thấy những yêu cầu của ý thức hữu trí nơi mình, mà chỉ cảm thấy những nhu cầu của cá thể, cũng không khác gì việc khẳng định rằng những dục vọng sinh vật của chúng ta, mà chúng ta dùng toàn bộ trí tuệ để đẩy mạnh chúng, đang chỉ phối ta và che khuất khỏi mắt ta cuộc sống đích thực của con người, cỏ dại của những thói hư tật xấu bành trướng đã bóp nghẹt những mầm non của cuộc sống đích thực. Mà làm sao không có chuyện đó trong thế giới chúng ta, khi những người, được coi là bậc thầy của những kẻ khác, đã và đang công khai thừa nhận rằng sự hoàn thiện cao nhất của mỗi con người riêng lẻ là phát triển toàn diện các nhu cầu tinh tế nhất của cái cá thể của nó, rằng hạnh phúc của đại chúng là sao cho trong họ có thật nhiều nhu cầu và họ có thể thỏa mãn chúng, rằng hạnh phúc của loài người biểu lộ ở sự thỏa mãn các nhu cầu của họ.

Làm sao mà những con người, được giáo dục theo học thuyết ấy, lại có thể không khẳng định rằng họ không cảm thấy những đòi hỏi của ý thức hữu trí, mà chỉ cảm thấy những nhu cầu của cá thể? Mà làm sao họ cảm thấy được những đòi hỏi của trí tuệ, một khi toàn bộ trí tuệ của họ dành tất cả cho việc đầy mạnh những dục vọng của họ, và làm sao họ khước từ được những đòi hỏi của các dục vọng của mình, một khi những dục vọng ấy chi phối toàn bộ cuộc sống của họ?

“Từ chối cái cá thể là không thể”, những người ấy thường nói, và cố gắng chủ tâm xuyên tạc câu hỏi; và thay vì khái niệm đặt cái cá thể xuống dưới luật của trí tuệ, đánh tráo nó bằng khái niệm chối từ cái cá thể.

“Điều đó là phản tự nhiên, họ nói, và vì thế là không thể.” Nhưng không ai nói về việc chối từ cái cá thể. Cá thể đối với con người hữu trí cũng tương tự như sự hít thở, tuần hoàn máu đối với cá thể sinh vật. Làm sao cá thể sinh vật chối từ được sự tuần hoàn máu? Không thể nói về chuyện đó được. Cũng như thế, không thể nói với con người hữu trí về việc chối từ cái cá thể. Cá thể đối với con người hữu trí là điều kiện tất yếu cho cuộc sống của nó, giống như tuần hoàn máu là điều kiện sinh tồn cho cá thể sinh vật của nó.

Cá thể, với tư cách một cá thể sinh vật, vừa không thể tuyên bố vừa sẽ không tuyên bố bất cứ đòi hỏi nào. Những đòi hỏi ấy do ý thức bị định hướng sai lạc tuyên bố – cái ý thức hướng đến không phải sự chỉ đạo cuộc sống, không phải soi sáng cho nó, mà là thổi phồng những dục vọng cá nhân của nó.

Những đòi hỏi của cá thể sinh vật luôn được thỏa mãn. Con người không thể nói, tôi sẽ ăn cái gì hoặc tôi sẽ mặc cái gí? Tất cả những nhu cầu đó được đảm bảo cho con người cũng hệt như cho con chim và bông hoa, nếu nó sống một cuộc sống hữu lí. Và trên thực tế, liệu có ai, có người nào biết suy nghĩ, mà lại có thể tin tưởng rằng anh ta có thể giảm bớt nỗi bất hạnh cuộc sinh tồn của mình bằng sự cung cấp đầy đủ cho cái cá thể của mình?

Sự bất hạnh của sinh tồn của con người xuất phát không phải từ việc nó là một cá thể, mà từ việc nó thừa nhận sự tồn tại của cá thể là cuộc sống và hạnh phúc. Chỉ khi đó mới xuất hiện mâu thuẫn, sự phân đôi và những đau khổ của con người.

Những đau khổ của con người chỉ bắt đầu khi nó sử dụng sức mạnh của trí tuệ mình vào việc đẩy mạnh và gia tăng đến vô hạn những đòi hỏi ngày càng lớn mãi của cá thể để che khuất khỏi mình những đòi hỏi của trí tuệ.

Không thể chối từ và không cần chối từ cá thể, cũng như tất cả những điêu kiện mà trong đó con người tồn tại; nhưng có thể và cần phải không thừa nhận những điều kiện ấy là bản thân cuộc sống. Có thể và cần phải tận dụng những điêu kiện được ban cho của cuộc sống, nhưng không thể và không được xem những điều kiện ấy là mục đích sống. Không chối từ cá thể, mà chối từ hạnh phúc của cá thể và chấm dứt thừa nhận cá thể là cả cuộc sống: đó là cái mà con người cần phải làm để quay về với thể thống nhất và để cho cái phúc, mà khát vọng về nó tạo nên cuộc sống của con người, trở nên khả dĩ đối với con người.

Từ thời tối cổ, học thuyết về việc nhìn nhận cuộc sống của mình chỉ trong cái cá thể chính là sự hủy diệt cuộc sống và chối từ hạnh phúc của cá thể chính là con đường duy nhất đạt tới cuộc sống, đã được các bậc thầy vĩ đại của nhân loại truyền giảng.

“Đúng, nhưng đó là cái gì vậy? Đó là đạo Phật ư?”, những con người thời nay thường nói lại như vậy. “Đó là Niết Bàn, đó là sự đắc đạo bằng cách đứng lì trên cột!” Và khi nói lên điều ấy, những người thời nay có cảm giác rằng họ đã bác bỏ được một cách hữu hiệu nhất cái mà mọi người đều biết rất rõ và không thể che giấu bất kì ai: rằng cuộc sống cá thể là bất hạnh và không có một ý nghĩa nào.

“Đó là đạo Phật, là Niết Bàn”, họ nói và tưởng rằng bằng những lời ấy họ đã đánh đổ tất cả những gì được hàng tỉ người từ xưa đến nay thừa nhận, những gì mà mỗi người trong chúng ta từ sâu thẳm tâm hồn đều biết rất rõ, đó là: cuộc sống vì những mục đích cá thể là tai hại và vô nghĩa, và nếu như có một lối thoát nào đó khỏi sự tai hại và vô nghĩa ấy, thì chắc chắn nó nằm ở sự chối từ hạnh phúc cá thể.

Việc quá nửa nhân loại xưa nay đều hiểu về cuộc sống như vậy, việc những bộ óc vĩ đại nhất cũng hiểu về cuộc sống như vậy, và không có cách nào để hiểu khác đi, thì những việc ấy lại không mảy may làm họ băn khoăn. Họ tin rằng tất cả các vấn đề của cuộc sống nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng nhất thì cũng sẽ được khắc phục nhờ có điện thoại, có kịch cải lương, có vi trùng học, có ánh sáng điện, có chất nổ, v.v…, đến mức ý tưởng về việc chối từ hạnh phúc của cuộc sống cá nhân đối với họ chỉ là hồi âm của thời mông muội xa xưa.

Trong khi đó thì những kẻ bất hạnh ấy không hề ngờ rằng một người Ấn Độ ít học nhất, hàng năm ròng đứng trên một chân chỉ với mong muốn chối bỏ hạnh phúc cá nhân để đạt tới Niết bàn, người ấy đã sống thực sự và đời sống của người ấy không thể nào so sánh với đời sống của những con người đã hóa thú của xã hội châu Âu đương thời của chúng ta, những người phóng đi khắp thế giới bằng đường sắt, phô diễn dưới ánh điện và loan truyền bằng điện tín và điện thoại cho cả thế giới về tình trạng hóa thú của mình.

Người Ấn Độ ấy hiểu rằng giữa cuộc sống cá thể và cuộc sống hữu trí có mối mâu thuẫn, và cố giải quyết nó như anh ta có thể làm; còn những người của thế giới có học của chúng ta thì không chỉ không hiểu mối mâu thuẫn ấy, mà còn thậm chí không tin là có nó. Luận điểm cho rằng cuộc sống con người không phải là cuộc tồn sinh của cá thể con người, đã được hun đúc lên bằng lao động tinh thần hàng ngàn năm của toàn thể nhân loại – luận điểm ấy đối với con người (không phải con vật) trong thế giới đức lí đã trở thành một chân lí không chỉ giống như, mà còn bất khả hồ nghi và vững chắc hơn nhiều so với sự xoay chuyển của trái đất và định luật vạn vật hấp dẫn.

Bất kì một người biết tư duy nào: nhà khoa học thông thái, kẻ ít chữ, cụ già, đứa trẻ đều hiểu và biết điều ấy; điều ấy chỉ ẩn khuất với những dân man rợ nhất ở châu Phi, châu Úc và với những con người no đủ đấy nhưng đã trở về với trạng thái man rợ ở các thành phô và thủ đô châu Âu. Chân lí ấy đã trở thành tài sản của nhân loại, và nếu nhân loại không đi thụt lùi trong những kiến thức thứ yếu về cơ học, đại số, thiên văn học, thì trong tri thức cơ bản và chính yếu về ý nghĩa cuộc sống của mình nó lại càng không thể quay ngược về quá khứ.

Lãng quên và xóa sạch khỏi ý thức của nhân loại cái mà nó đã đúc kết từ cuộc sống hàng nghìn năm của mình – nhận thức sáng rõ về sự uổng công, vô nghĩa, bất hạnh của cuộc sống cá nhân – là không thể. Những mưu toan khôi phục cách nhìn man rợ, cổ hủ về cuộc sống như là cuộc sinh tồn cá thể, mà cái gọi là khoa học của thế giới châu Âu chúng ta hiện đang làm, chỉ cho thấy rõ hơn sự lớn mạnh của ý thức hữu trí của nhân loại, cho thấy một cách hiển nhiên nhân loại đã lớn vượt ra khỏi bộ váy áo trẻ con của mình như thế nào. Cả các lí thuyết triết học về sự tự hủy diệt, cả thực tế những vụ tự tử ngày càng gia tăng với tỷ lệ kinh hoàng đều cho thấy sự bất khả quay về cái nấc thang ý thức đã được nhân loại vượt qua.

Cuộc sống như là cuộc tồn sinh cá thể đã được nhân loại sống qua, và không thể quay lại với nó cũng như không thể quên đi cái điều nói rằng sinh tồn cá thể của con người không thể có ý nghĩa. Cho dù chúng ta có viết gì, nói gì, phát hiện ra cái gì đi nữa; cho dù chúng ta có hoàn thiện đến đâu cuộc sống cá thể của mình, thì việc phủ nhận khả năng có cái phúc cho cá thể vẫn là chân lí không thể lay chuyển đối với bất kì ai có trí tuệ trong thời đại chúng ta.

“Dẫu sao thì trái đất vẫn quay.” Vấn đề không phải là bác bỏ các luận điểm của Galllei va Copernicus và hư cấu ra những đường tròn mới của Ptolemaeus – đã không thể hư cấu ra chúng nữa – mà vấn đề là phải đi tiếp, phải rút ra những kết luận tiếp theo từ chân lí đã đi vào ý thức chung của nhân loại. Điều này cũng diễn ra với luận điểm về sự bất khả của hạnh phúc cá nhân, đã được cả các tăng lữ Bàlamôn, cả Đức Phật, cả Lão Tử, cả Salomon, cũng như các nhà khắc kỉ và tất thảy những nhà tư tưởng chân chính của nhân loại nói ra. Không được che giấu luận điểm ấy với mình và không được bằng mọi cách né tránh nó, mà phải dũng cảm, công khai thừa nhận, và từ đó đưa ra những kết luận tiếp theo.

Chương XXII

TÌNH CẢM YÊU THƯƠNG LÀ BIỂU LỘ CỦA HOẠT ĐỘNG CÁ THỂ TUÂN THEO Ý THỨC HỮU TRÍ

Con người có trí tuệ không thể sống vì những mục đích cá thể. Không thể bởi vì tất cả mọi con đường đều bị cấm đối với nó; tất cả những mục đích mà cá thể sinh vật của nó lôi cuốn nó đến, đều rõ ràng không thể đạt được. Ý thức hữu trí chỉ ra những mục đích khác, và những mục đích ấy không chỉ khả thủ, mà còn đem tới sự thỏa mãn trọn vẹn cho ý thức hữu trí của con người; tuy nhiên, thoạt đầu dưới ảnh hưởng của học thuyết lầm lạc của thế giới, con người tưởng rằng những mục đích ấy mâu thuẫn với cái cá nhân của nó.

Cho dù con người được giáo dục trong thế giới chúng ta, với những dục vọng cá nhân phát triển đến khuếch đại, có cố gắng đến đâu nhận ra mình trong cái tôi hữu trí của mình, thì nó vẫn không cảm thấy trong cái tôi ấy cái khát vọng sống mà nó cảm thấy trong cá thể sinh vật của mình. Cái tôi hữu trí dường như chỉ chiêm ngưỡng cuộc sống, nhưng tự thân nó không sống và không có niềm say mê đối với cuộc sống. Cái tôi hữu trí không khát khao sống, còn cái tôi sinh vật thì phải chịu đau khổ, vì vậy chỉ còn có một cách là tự giải thoát khỏi cuộc sống.

Các nhà triết học tiêu cực của thời đại chúng ta đã giải quyết vấn đề một cách thiếu lương tâm như vậy (Schopenhauer, Hartmann), khi họ phủ định cuộc sống nhưng vẫn tồn tại trong nó, thay vì tận dụng khả năng thoát khỏi nó. Còn những kẻ tự sát thì lại giải quyết vấn đề ấy một cách có lương tâm – họ quyết bước ra khỏi cái cuộc sống không còn là gì đối với họ ngoài cái ác.

Tự sát đối với họ là cách duy nhất thoát ra khỏi cuộc sống điên rồ của con người trong thời đại chúng ta.

Lập luận của triết học bi quan và của bản thân những người tự sát thông thường là như thế này: có cái tôi sinh vật, với niềm say mê của nó đối với cuộc sống không thể được thỏa mãn; có cái tôi khác, hữu trí, nhưng trong nó không có niềm ham thích nào đối với cuộc sống, nó chỉ ngắm nhìn một cách phê phán tất cả niềm say mê và sự ham sống lầm lạc của cái tôi sinh vật và phủ định toàn bộ chúng.

Nếu thuận theo cái tôi thứ nhất, thì tôi thấy mình đang sống điên rồ và tiến tới những tai ương, ngày càng chìm sâu và sâu hơn vào chúng. Nếu thuận theo cái thứ hai, cái tôi hữu trí, thì trong tôi sẽ không còn niềm say mê sống nữa. Tôi thấy việc sống chỉ vì hạnh phúc cá nhân, và việc tôi muốn sống chỉ vì nó, là vô nghĩa và bất khả. Còn đối với ý thức hữu trí thì tôi có thể sống đấy, nhưng chẳng để làm gì và cũng chẳng buồn phụng sự cái khởi nguyên mà từ đó tôi sinh ra – Thượng Đế. Nhưng để làm gì? Thượng Đế, nếu như có ông ta, thì thiếu tôi vẫn có ối người phụng sự. Tại sao phải là tôi? Có thể nhìn ngắm toàn bộ trò chơi này của cuộc sống khi còn chưa buồn chán. Đã buồn chán rồi, thì có thể bỏ cuộc, tự hủy diệt mình. Tôi sẽ làm như thế.

Đó là cái quan niệm đầy mâu thuẫn về cuộc sống mà loài người đã đạt tới còn trước thời Salomon, trước Đức Phật, và hiện nay những bậc thầy giả hiệu của thời đại chúng ta muốn đưa loài người quay lại với nó.

Những đòi hỏi của cá thể đã được đẩy tới cực đỉnh của sự điên rồ. Trí tuệ bừng tinh phủ định chúng. Nhưng những đòi hỏi của cá thể đã bành trướng và đè nặng ý thức của con người đến mức nó tưởng rằng trí tuệ phủ nhận toàn bộ cuộc sống. Nó tưởng rằng nếu loại bỏ khỏi ý thức của mình về cuộc sống tất cả những gì trí tuệ của nó phủ nhận, thì sẽ không còn lại gì nữa. Nó đã không nhận thấy cái gì còn lại. Cái còn lại ấy, mà trong đó có cuộc sống, nó lại tưởng chẳng là cái gì.

Nhưng ánh sáng vẫn tỏa sáng trong bóng tối, và bóng tối không che khuất được nó.

Học thuyế của chân lí biết cái song đề ấy – hoặc là cuộc sinh tồn điên rồ, hoặc sự chối từ nó – và biết cách giải quyết.

Học thuyết ấy, từng được gọi là học thuyết về cái phúc hảo (uchenie o blage), mà thực ra là học thuyết của chân lí (uchenie istiny) đã chỉ cho loài người thấy, thay vì cái phúc hư ảo mà họ tìm kiếm cho cá thể sinh vật, luôn luôn có cái phúc thực sự, hiện hữu ngay tại đây, không thể tước đoạt và luôn khả thể với họ chứ tuyệt không phải cái phúc mà họ có thể có được một lúc nào đó và ở đâu đó.

Cái phúc hảo không phải là một cái gì đó chỉ được rút ra từ những luận thuyết, không phải một cái gì đấy cần tìm kiếm ở đâu đó, không phải một hạnh phúc được hứa hẹn tại nơi nào đấy và khi nào đấy, mà là cái phúc hảo quen thuộc nhất đối với con người, mà mỗi tâm hồn con người chưa bị tha hóa luôn tự nhiên bị cuốn hút đến với nó.

Mọi người từ những năm thơ ấu đầu tiên đều biết rằng ngoài phúc hảo của cá thể sinh vật, còn có một cái phúc hảo tốt đẹp hơn của cuộc sống, nó không chỉ độc lập với việc thỏa mãn những dục vọng của cá thể sinh vật, mà ngược lại, sự chối từ hạnh phúc của cá thể sinh vật càng triệt để, thì cái phúc hảo ấy càng lớn.

Mọi người đều biết cái tình cảm giải quyết mọi mâu thuẫn của cuộc sống con người và mang lại cho nó hạnh phúc cao nhất. Tình cảm ấy là tình yêu.

Cuộc sống là hoạt động của cá thể sinh vật, được hướng dẫn bởi luật trí tuệ. Trí tuệ chính là cái luật mà để đạt được hạnh phúc của mình, cá thể sinh vật của con người phải tuân thủ. Yêu thương là hoạt động hợp với trí tuệ duy nhất của con người.

Cá thể sinh vật luôn hướng tới hạnh phúc; trí tuệ chỉ ra cho con người tính hư ảo của hạnh phúc cá nhân và để lại một con đường. Hoạt động trên con đường ấy là yêu thương.

Cá thể sinh vật của con người đòi hỏi phúc hảo, ý thức hữu trí chỉ cho nó thấy sự bất hạnh của tất cả các sinh linh tranh đấu với nhau, chỉ cho nó thấy rằng không thể có hạnh phúc dành cho cá thể sinh vật của nó, rằng hạnh phúc duy nhất khả thể đối với nó là cái hạnh phúc mà trong đó không có cả sự đấu tranh với các sinh linh khác lẫn sự chấm dứt hạnh phúc, sự chán chường nó, không có chuyện thấy trước và sợ hãi cái chết.

Và thế là, giống như chiếc chìa khóa được làm riêng cho một ổ khóa, con người tìm thấy trong hồn mình thứ tình cảm đem đến cho nó chính cái hạnh phúc mà trí tuệ đã chỉ ra cho nó như cái phúc duy nhất khả thể. Và tình cảm ấy không chỉ giải quyết mối mâu thuẫn trước đây của cuộc sống, mà còn dường như chính trong mâu thuẫn ấy tìm thấy khả năng biểu hiện cho mình.

Các cá thể sinh vật vì những mục đích của mình muốn lợi dụng cái cá thể của con người. Nhưng tình yêu khuyên bảo nó cống hiến cuộc sống của mình cho lợi ích của các sinh linh khác.

Cá thể sinh vật luôn đau khổ. Cả bản thân những đau khổ ấy lẫn việc giảm bớt chúng tạo nên đối tượng chính của hoạt động yêu thương. Cá thể sinh vật, khát khao hạnh phúc, trong từng hơi thở tiến tới cái ác lớn nhất – tới sự chết, mà việc thấy trước nó luôn luôn phá hỏng bất kì hạnh phúc nào của cá nhân. Còn tình yêu thì không chỉ xóa bỏ nỗi sợ ấy, mà còn lôi cuốn con người tới cuộc hi sinh cuối cùng cái tồn tại thể xác của mình vì hạnh phúc của những sinh linh khác.

Chương XXIII

BIỂU HIỆN TÌNH YÊU LÀ BẤT KHẢ ĐỐI VỚI NHỮNG AI KHÔNG HIỂU Ý NGHĨA CUỘC SỐNG CỦA MÌNH

Bất kì ai cũng biết rằng trong tình yêu có một cái gì đó đặc biệt, có khả năng giải quyết tất cả các mâu thuẫn của cuộc sống và đem tới cho con người cái hạnh phúc viên mãn, mà cuộc sống của con người chỉ là khát vọng đạt tới nó. “Nhưng tình cảm ấy chỉ đến thảng hoặc kéo dài không lâu, và hậu quả của nó đôi khi là những đau khổ còn tồi tệ hơn, những người không hiểu cuộc sống nói như vậy.

Đối với những người ấy, yêu thương không phải là biểu hiện hợp lẽ duy nhất của cuộc sống, như nó vốn là thế đối với ý thức hữu trí, mà chỉ là một trong hàng nghìn sự ngẫu nhiên khác nhau xảy ra trong cuộc sống – là một trong hàng ngàn tâm trạng mà con người rơi vào trong thời gian sống trên đời; có lúc người ta ăn mặc đỏm dáng, có lúc bị cuốn hút bởi khoa học hay nghệ thuật, có lúc say mê với công việc, với danh vọng, với sự mua sắm, có lúc người ta yêu ai đó. Tâm trạng yêu thương đối với những người không hiểu cuộc sống không phải là bản chất cuộc sống của con người, mà chỉ là một tâm trạng ngẫu nhiên – cũng không phụ thuộc vào ý chí của nó, như tất cả những tâm trạng khác mà con người trải nghiệm trong thời gian sống của mình. Thậm chí có thể thường xuyên đọc được và nghe thấy những suy luận về việc tình yêu là một tâm trang lệch lạc giày vò con người phá vỡ dòng chảy đúng đắn của cuộc sống. Một cái gì đấy tương tự như việc một con cú vọ sẽ cảm thấy khi mặt trời lên.

Thật tình mà nói ngay cả những người ấy cũng cảm thấy rằng trong trạng thái yêu thương có cái gì đó rất đặc biệt, quan trọng hơn so với tất cả các trạng thái khác. Nhưng, vì không hiểu cuộc sống, những người ấy cũng không thể hiểu được tình yêu, và trạng thái yêu đối với họ cung có vẻ tai ương và hư ảo giống như tất cả các trạng thái khác.

“Yêu ư?. nhưng yêu ai bây giờ?

Yêu chốc lát chẳng đáng bỏ tâm sức, Mà yêu vĩnh viễn thì không thể… “[56] Những lời thơ ấy đã thể hiện chính xác cái ý thức mơ hồ của nhiều người rằng tình yêu là cứu sách khỏi những bất hạnh của cuộc sống và là một cái gì đó duy nhất giống như hạnh phúc đích thực, nhưng đồng thời đó cũng là lời thừa nhận rằng đối với những ai không hiểu cuộc sống thì tình yêu không thể trở thành cái phao cứu thoát. Chẳng có ai để yêu, và mọi tình yêu đều trôi qua. Vì thế tình yêu chỉ có thể trở thành hạnh phúc khi có một ai đó để yêu và nếu như đó là người có thể yêu mãi mãi. Nhưng bởi vì không có điều ấy, cho nên cũng không có cứu sách trong tình yêu, và tình yêu cũng là trò lừa, cũng là đau khổ, hệt như tất cả những gì còn lại.

Những người giảng dạy, và bản thân họ được dạy, rằng cuộc sống không là gì khác ngoài cuộc sinh tồn động vật – những người ấy chỉ có thể hiểu tình yêu như thế và không thể khác được.

Đối với những người đó, tình yêu thậm chí không tương ứng với khái niệm mà tất cả chúng ta đều bất giác kết nối với từ tình yêu. Đó không phải là một hoạt động tốt lành, đem hạnh phúc đến cho người đang yêu và được yêu. Theo quan niệm của những người nhìn nhận cuộc sống trong cá thể sinh vật, thì tình yêu rất hay bị coi là cái tình cảm mà từ đó vì lợi ích của con mình một người mẹ sẽ cướp của một đứa trẻ khác, đang đòi ăn, sữa của mẹ nó, để rồi khổ sở vì lo âu cho kết quả của việc nuôi dưỡng con mình; là tình cảm xui khiến một người cha đang tự dằn vặt tước đi mẩu bánh mì cuối cùng của những người đang đói khát để nuôi sống những đứa con mình; là tình cảm xúi giục một kẻ đang yêu một người phụ nữ, đau khổ vì tình yêu và bắt người yêu phải đau khổ, quyến rũ cô ấy, hoặc hủy hoại cô ấy và bản thân mình vì ghen tuông; là tình cảm mà nghe theo nó thậm chí có khi người ta cưỡng bức phụ nữ; là tình cảm mà tuân theo nó những người thuộc một phe nhóm hãm hại những người khác để bênh vực người của mình; là tình cảm mà với nó người ta tự hành hạ mình, khích lệ mình làm công việc yêu thích và qua đó gây đau khổ cho những người xung quanh; là tình cảm mà theo quy luật của nó người ta không thê chịu được sự lăng nhục đối với tổ quốc thân yêu và trải khắp chiến trường những xác chết và người bị thương, cả quân ta lẫn quân địch.

Song như thế còn chưa đủ, hoạt động yêu thương đối với những người nhìn nhân cuộc sống trong hạnh phúc của cá thể sinh vật thường kèm theo những khó khăn lớn đến mức khiến sự thể hiện tình cảm ấy trở thành một việc không chỉ khổ sở, mà còn bất khả. “Cần phải không thuyết lí về tình yêu – những người không hiểu cuộc sống thường nói – mà trực tiếp giao mình cho cái tình cảm yêu thích, thiên vị với người này hay người khác mà bạn cảm thấy, và đó chính là tình yêu thực sự.”

Họ đúng ở chỗ là không thể thuyết lí về tình yêu, và bất kì thuyết lí nào về tình yêu cũng đều giết chết nó. Nhưng vấn đề là ở chỗ chỉ những người đã dùng trí tuệ của mình để hiểu cuộc sống và chối từ hạnh phúc của cuộc sống cá thể mới có thể không thuyết lí về tình yêu; còn những ai không hiểu cuộc sống và sống vì hạnh phúc của cá thể sinh vật thì không thể không thuyết lí. Họ nhất thiết phải thuyết lí để chìm đắm trong cái cảm xúc mà họ gọi là tình yêu. Bất là biểu lộ nào của cảm xúc ấy đối với họ đều là không thể nếu không có các luận thuyết, không có sự giải quyết những vấn đề không thể giải quyết.

Quả thật là mọi người đều yêu quý con mình, bạn mình, vợ mình, cháu chắt mình, tổ quốc mình hơn mọi đứa con, mọi người vợ, mọi bạn bè và tổ quốc của những người khác, và người ta gọi tình cảm đó là tình yêu.

Yêu nói chung có nghĩa là mong muốn làm điều tốt lành. Tất cả chúng ta đều hiểu như vậy và không thể hiểu khác đi về tình yêu. Và như vậy tôi yêu con tôi, vợ tôi, tổ quốc tôi, nghĩa là tôi mong muốn hạnh phúc cho con tôi, vợ tôi, tổ quốc tôi nhiều hơn cho vợ, con và tổ quốc của những người khác. Không bao giờ có và không thể có chuyện tôi chỉ yêu mỗi con mình, hoặc mỗi vợ mình, hoặc mỗi tổ quốc. Ai ai cũng yêu đồng thời cả vợ, cả con, cả cháu chắt, cả tổ quốc, cả con người nói chung. Tuy nhiên, những điều kiện của cái phúc mà con người vì yêu mong muốn cho những sinh linh nó yêu lại ràng buộc lẫn nhau đến mức bất kì hoạt động yêu thương nào mà con người dành cho một trong những sinh linh yêu quý của nó đều không chỉ cản trở hoạt động của nó dành cho những người khác, mà đôi khi còn phương hại họ.

Và thế là xuất hiện những câu hỏi – phải hành động vì tình yêu nào và hành động ra sao? Vì một tình yêu nào mà hi sinh một tình yêu khác, yêu thương ai hơn và làm điều tốt cho ai hơn ”cho vợ hay những đứa con, cho vợ con hay bạn bè? Phục vụ tổ quốc thân yêu như thế nào mà không ảnh hưởng đến tình yêu đối với vợ, con và bè bạn? Và cuối cùng, giải quyết các câu hỏi về việc tôi có thể hi sinh đến đâu cái cá nhân của tôi, mà nó cần thiết để phục vụ những người khác? Tôi có thể quan tâm đến bản thân bao nhiêu, để có thể vẫn yêu thương những người khác và phục vụ họ? Tất cả những câu hỏi đó có vẻ rất đơn giản đối với những người không cố gắng hiểu rõ cái cảm xúc mà họ gọi là tình yêu; nhưng chúng không những không đơn giản, mà chúng hoàn toàn không thể giải quyết.

Và không phải vô cớ mà một kẻ chủ trương pháp trị đã đặt ra cho Đức Kitô đích thị câu hỏi này: ai là người thân cận nhất? Trả lời những câu hỏi như thế có vẻ rất dễ chỉ đối với những ai quên mất những điều kiện sống thực sự của con người.

Nếu như loài người là những thần thánh, như chúng ta tưởng tượng về họ, thì khi đó họ mới có thể yêu riêng những người được lựa chọn; chỉ khi đó thì sự ưu ái người này hơn người kia mới có thể là tình yêu đích thực. Nhưng loài người không phải là thần thánh, họ sống trong những điều kiện sinh tồn, mà trong đó tất cả các vật sống luôn luôn kẻ này sống bằng kẻ khác, sinh linh này ăn thịt sinh linh khác, cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; và con người, như một sinh vật hữu trí, phải biết và nhận thấy điều đó. Nó phải biết rằng bất kì ích lợi thể xác nào mà một sinh linh nhận được đều làm hại sinh linh khác.

Dẫu những mê tín tôn giáo và khoa học có cam đoan đến đâu với loài người về thế kỉ vàng trong tương lai khi tất cả mọi người sẽ được thỏa mãn mọi điều, thì con người có lí trí vẫn nhìn thấy và biết rằng quy luật của sinh tồn trong thời gian và không gian là cuộc đấu tranh của tất cả chống lại từng người, và từng người chống lại mỗi người và chống lại tất cả.

Trong sự chen chúc và đấu tranh ấy giữa các lợi ích sinh vật, những thứ tạo nên cuộc sống của thế giới, con người không thể yêu những người được lựa chọn, như những kẻ không hiểu cuộc sống tưởng tượng ra vậy. Con người, nếu nó yêu dù chỉ những người được lựa chọn, nó cũng không bao giờ yêu chỉ một người. Bất kì người nào cũng yêu cả mẹ, cả vợ, cả con, cả bạn bè, tổ quốc và thậm chí tất cả mọi người. Và tình yêu không phải chỉ là lời nói (như tất cả đều đồng tình về chuyện này), mà là hành động nhằm mang lại hạnh phúc cho những người khác. Mà hành động ấy không diễn ra theo một trật tự xác định cụ thể nào, như thoạt đầu đối với con người xuất hiện những đòi hỏi của tình yêu lớn nhất của nó, sau đó đến tình yêu lớn tiếp theo, v.v… Những đòi hỏi yêu thương xuất hiện liên tục tất cả cùng một lúc, không có một trật tự nào. Ngay lúc này đây một cụ già đói khát, người mà tôi cũng có chút yêu thương, tìm đến với tôi và cầu xin cái phần thức ăn tôi để dành cho những đứa con yêu quý của tôi ăn tối; tôi cân nhắc thế nào đây những đòi hỏi trong giây phút này của một tình yêu ít mạnh mẽ hơn với những đòi hỏi sắp tới của một tình yêu lớn hơn?

Cũng chính những câu hỏi ấy được kẻ chủ trương pháp trị đặt ra cho Đức Kitô: “Ai là người thân cận nhất?” Quả thật, quyết định thế nào đây việc cần phục vụ ai và phục vụ ở mức độ nào: mọi người hay tổ quốc? Tổ quốc hay bạn bè của mình? Bạn bè mình hay vợ mình? Vợ mình hay cha mình? Cha mình hay con cái mình? Con cái mình hay bản thân mình? (để có thể đủ sức phục vụ những người khác, khi cần).

Bởi vì tất cả đều là những đòi hỏi của tình yêu, và tất cả chúng đan quyện vào nhau, cho nên việc thỏa mãn những đòi hỏi của những người này sẽ tước đi của ta khả năng thỏa mãn những người khác. Còn nêu giả định rằng tôi có thể không mặc ấm cho một đứa trẻ đang run vì rét, bởi vì những đứa con tôi một lúc nào đó sẽ cần đến chiếc váy áo mà người ta đang xin tôi, thì tôi cũng có thể không xả thân cho những đòi hỏi khác của tình yêu vì những đứa con tương lai của tôi.

Cũng hệt như vậy đối với tình yêu với tổ quốc, với những công việc đã chọn lựa và với tất cả mọi người. Nếu con người có thể khước từ những yêu cầu của tình yêu nhỏ bé của hiện tại vì những yêu cầu của tình yêu lớn hơn trong tương lai, thì hiển nhiên là một người như vậy, ngay khi anh ta thật sự hết lòng mong muốn điều đó, thì vẫn sẽ không bao giờ đủ sức cân đo xem có thể từ chối đến đâu những đòi hỏi của hiện tại vì tương lai, và vì thế, do không đủ sức giải quyết vấn đề, anh ta sẽ luôn luôn lựa chọn cách thể hiện tình yêu nào thú vị đối với anh ta, nghĩa là anh ta sẽ hành động không phải vì tình yêu nữa, mà vì cá nhân của mình. Nếu một người quyết định rằng sẽ là tốt hơn cho nó kiềm chế những đòi hỏi của một tình yêu nhỏ bé trong hiện tại để thể hiện một tình yêu lớn hơn trong tương lai, thì anh ta đang lừa dối hoặc bản thân mình, hoặc những người khác và chẳng yêu ai cả ngoài một mình anh ta.

Không

có tình yêu trong tương lai; tình yêu là hoạt động chì trong hiện tại. Còn ai không thể hiện tình yêu trong hiện tại, người ấy không có tình yêu.

Cũng điều này diễn ra với quan niệm về cuộc sống của những người không có cuộc sống. Nếu như loài người là những động vật không có trí tuệ, thì họ cũng tồn tại như những động vật và không suy luận gì về cuộc sống; và sự tồn tại sinh vật của họ sẽ là đúng luật và phúc hảo. Tương tự như vậy đối với tình yêu: nếu loài người là những động vật không có trí tuệ, thì chúng sẽ yêu tất cả những kẻ chúng yêu: những con sói con của chúng, bầy đàn của chúng, nhưng sẽ không biết rằng chúng đang yêu những con sói con và bầy đàn của mình, và cũng sẽ không biết rằng những con sói khác cũng yêu con của chúng, và những bầy thú khác cũng yêu những con thú cùng bầy đàn của mình, và tình yêu của chúng sẽ đích thực là tình yêu và là cuộc sống khả thể trên cấp độ ý thức nơi chúng.

Nhưng loài người là những sinh linh có trí tuệ và không thể không thấy rằng những người khác cũng có tình yêu y như thế đối với người của mình, và vì vậy những tình cảm yêu thương ấy sẽ phải dẫn tới va chạm và tạo nên một cái gì đó không phải phúc hảo, mà hoàn toàn đối lập với khái niệm tình yêu.

Còn nếu con người dùng trí tuệ của mình biện hộ và gia tăng cái tình cảm thú tính không phúc hảo mà họ gọi là tình yêu, ban cho nó những kích cỡ quái dị, thì tình cảm ấy trở nên không những không tốt lành, mà còn biến con người thành một sinh vật độc ác và khủng khiếp nhất – một sự thực hiển nhiên từ lâu. Sẽ diễn ra cái điều đã được nói trong kinh Phúc Âm: “Nếu ánh sáng ở trong ngươi là bóng tối, vậy bóng tối phải là thế nào?” Nếu như trong con người chẳng có gì ngoài tình yêu đối với bản thân và con cái của mình, thì sẽ không có 99% cái ác hiện có giờ đây giữa loài người. 99% cái ác giữa loài người xuất phát từ cái tình cảm hư mạo mà họ ca tụng và gọi là tình yêu, và tình cảm ấy cũng giống tình yêu, như cuộc sống của con vật giống cuộc sống của con người.

Cái mà những người không hiểu cuộc sống gọi là tình yêu, đó chỉ là những ưa thích nhất định dành cho những điều kiện này, mang lại ích lợi cho cá nhân nó, trước những điều kiện khác. Khi một người không hiểu cuộc sống nói rằng anh ta yêu vợ mình hay con mình, hay một người bạn của mình, anh ta chỉ nói lên rằng sự hiện diện của vợ, con và bạn trong cuộc sống của anh ta làm gia tăng hạnh phúc của cuộc sống cá nhân anh ta.

Những ưa thích hơn ấy có quan hệ với tình yêu cũng như sự tồn tại có quan hệ với cuộc sống. Và cũng như những người không hiểu cuộc sống gọi tồn tại là cuộc sống, những người ấy gọi sự ưa thích hơn một số điều kiện tồn tại cá nhân nhất định so với những điều kiện khác là tình yêu.

Những tình cảm ấy – sự ưa thích hơn đối với những con người nhất định, ví dụ những đứa con của mình, hoặc thậm chí những công việc nhất định, chẳng hạn khoa học hay nghệ thuật, chúng ta cũng gọi là tình yêu; nhưng những tình cảm ưa thích hơn ấy, vốn đa dạng đến bất tận, và tạo nên toàn bộ tính phức tạp của cuộc sống sinh vật nhìn thấy được, sờ mó được của con người không thể được gọi là tình yêu, bởi vì chúng không có dấu hiệu chính yếu của tình yêu – hoạt động có mục đích và hệ quả là cái phúc hảo.

Nhiệt tình biểu hiện trong những ưa thích đó chỉ cho thấy tiềm lực của cái cá nhân sinh vật. Sự ưa thích nhiệt thành dành cho những người này nhiều hơn so với những người khác, được gọi một cách không chính xác là tình yêu, chỉ là một thứ cây dại, trên đó có thể cấy ghép một tình yêu đích thực, sẽ có thể kết trái. Nhưng cũng như cây dại không phải là cây táo và nó không kết trái hoặc cho trái đắng thay vì trái ngọt, sự ưa thích hơn không phải là tình yêu sẽ không mang cái thiện tới cho con người mà còn tạo ra cái ác lớn hơn. Và vì thế tình yêu được ngợi ca đến vậy đối với phụ nữ, trẻ em, với những người bạn, chưa nói đến tình yêu đối với khoa học, nghệ thuật, đối với tổ quốc không là gì khác ngoài sự tạm thời ưa thích hơn một số điều kiện nhất định của cuộc sống sinh vật so với những điều kiện khác và đem tới cái ác lớn nhất cho thế giới.

Chương XXIV

TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC LÀ HỆ QUẢ CỦA SỰ CHỐI TỪ HẠNH PHÚC CÁ NHÂN

NHÂN Tình yêu đích thực chỉ trở nên có thể khi có sự chối từ hạnh phúc của cá thể sinh vật.

Khả năng có tình yêu đích thực chỉ bắt đầu khi con người hiểu rằng đối với nó không có hạnh phúc của cá thể sinh vật của nó. Chỉ khi ấy toàn bộ nhựa sống mới chuyển hết vào cái cành ghép đã được cải tạo giống của tình yêu đích thực, nó sẽ lớn lên với tất cả sức mạnh của thân cây dại của cá thể sinh vật. Học thuyết của Đức Kitô cũng là một cây ghép của tình yêu ấy, như bản thân ngài cũng đã nói điều đó. Ngài nói rằng ngài, tình yêu của ngài, chính là một cành nho có thể cho quả, và bất kì cành cây nào không cho quả, đều sẽ bị chặt bỏ.

Chỉ có ai không những hiểu, mà còn nhận thức được bằng cuộc sống của mình rằng “kẻ nào gìn giữ mạng sống mình, kẻ ấy sẽ đánh mất nó, kẻ nào đánh mất mạng sống vì ta thì sẽ giữ được nó”, chỉ có ai hiểu kẻ yêu mạng sống của mình sẽ giết chết nó, còn kẻ nào căm ghét mạng sống của mình trong thế giới này thì sẽ giữ được nó trong cuộc sống vĩnh cửu – chỉ người ấy mới nhận biết được tình yêu đích thực.

“Và ai yêu cha hoặc mẹ hơn ta, người ấy không xứng đáng với ta. Và ai yêu con trai hay con gái hơn ta, người ấy không xứng đáng với ta. Nếu các ngươi yêu những người yêu các ngươi, thì đó không phải là tình yêu, mà các ngươi yêu kẻ thù, yêu những kẻ căm ghét các ngươi.”

Không phải do yêu cha mẹ, con cái, vợ, bạn bè và những người đáng yêu và tốt bụng khác mà con người chối từ cái cá thể của mình, như người đời thường nghĩ, mà chỉ do ý thức về sự hoài công phí sức của tồn tại cá thể, ý thức về sự không thể có hạnh phúc cho cái cá thể ấy, từ đó cần phải chối từ cuộc sống cá thể mà con người mới nhận biết được tình yêu chân chính và có thể yêu một cách thực sự cha, con, vợ, cháu chắt và bạn bè của mình.

Tình yêu là sự ưu ái những sinh linh khác hơn mình – hơn cá thể sinh vật của mình.

Việc quên đi những lợi ích gần gũi nhất của cá thể nhằm đạt những mục đích xa hơn của chính cá thể ấy, như thường thấy trong cái gọi là tình yêu, không nảy sinh trên sự chối từ bản thân, mà chỉ là sự ưu ái những sinh linh này hơn những sinh linh khác vì hạnh phúc của cá nhân mình. Tình yêu chân chính, trước khi trở thành một tình cảm năng động, phải trở thành một tâm trạng chính thực. Khởi nguồn của tình yêu, cội rễ của nó không phải là một cơn hưng phấn tình cảm làm lu mờ trí tuệ, như người ta thường hình dung về nó, mà là một trạng thái sáng tỏ nhất, hữu trí nhất và vì vậy rất thanh thản và sướng vui, là đặc tính vốn có ở trẻ thơ và những người minh mẫn.

Trạng thái ấy là trạng thái thiện cảm với tất cả mọi người; nó vốn có ở trẻ em, còn ở người lớn nó chỉ xuất hiện khi có sự chối từ hạnh phúc cá thể và chỉ gia tăng theo mức độ chối từ cái hạnh phúc ấy. Chúng ta rất thường được nghe những câu đại loại như: “Tôi thì thế nào cũng được, tôi chẳng cần gì cả”, và kèm theo những lời nói ấy chúng ta thấy một thái độ không thân thiện với mọi người. Nhưng hãy để bất kì ai, dù chỉ một lần, trong phút thiếu thiện ý đối với mọi người, thử chân thành và tự đáy lòng tự nhủ: “Ta thế nào cũng được, ta chẳng cần gì cả”, và chỉ cần, dù là trong chốc lát, không mong muốn gì cho mình, thì bất kì ai qua cái thử nghiệm nội tâm đơn giản ấy sẽ đều nhận ra, tùy theo mức độ chân thành của sự khước từ, rằng bất kì sự không thiện cảm nào cũng tức khắc tiêu tan và từ trái tim anh ta một dòng thác thiện cảm đối với tất cả mọi người, bị khóa kín từ trước đến nay, sẽ trào dâng.

Quả thật, tình yêu là sự ưu ái những sinh linh khác hơn mình – tất cả chúng ta đều hiểu như vậy và không thể hiểu khác đi tình yêu. Độ lớn của tình yêu là độ lớn của một phân số mà tử số của nó – những ưa thích của tôi, những thiện cảm của tôi đối với người này người khác – không thuộc về quyền năng của tôi; còn mẫu số – tình yêu của tôi đối với bản thân – có thể tăng lên và giảm đi đến vô tận là do tôi, tùy theo tầm quan trọng mà tôi danh cho cá thể sinh vật của mình. Còn những xét đoán của thế giới chúng ta về tình yêu, về các mức độ của nó, là những xét đoán về độ lớn của các phân số chỉ dựa theo tử số, mà không quan tâm đến mẫu số của chúng.

Tình yêu đích thực luôn có trong cốt lõi việc khước từ hạnh phúc cá nhân, và thiện cảm nảy sinh từ đấy đối với tất cả mọi người. Chỉ trên cái nền thiện cảm chung ấy mới có thể phát triển một tình yêu đích thực đối với những người nào đó – thân quen hay xa lạ. Và chỉ tình yêu như vậy mới mang tới hạnh phúc đích thực của cuộc sống và giải quyết mâu thuẫn tưởng như có giữa cái sinh vật và ý thức hữu trí.

Tình yêu, không có trong nền tảng của mình sự khước từ cá nhân, và hệ quả là không có thiện cảm đối với tất cả mọi người, chỉ là một cuộc sống sinh vật và phải chịu những tai ương tương tự, thậm chí có khi còn lớn hơn, và sự phi lí còn lớn hơn so với cuộc sống không có tình yêu giả dối ấy. Tình cảm thiên vị, được gọi là tình yêu, không những không loại bỏ được cuộc đấu tranh giữa các vật sống, không những không giải phóng cá nhân ra khỏi cuộc chạy theo các lạc thú và không những không cứu thoát khỏi cái chết, mà còn làm cuộc sống tối tăm hơn, làm khốc liệt thêm cuộc đấu tranh, tăng thêm lòng tham đối với những khoái lạc cho bản thân cũng như cho người khác và tăng cao nỗi sợ chết cho mình và cho người khác.

Ai nhìn thấy cuộc sống của mình trong sự tồn tại của cá thể sinh vật, người ấy sẽ không thể yêu thương, bởi vì tình yêu phải được anh ta quan niệm như là một hoạt động đối nghịch trực tiếp với cuộc sống của anh ta. Cuộc sống của người đó chỉ có trong ích lợi của tồn tại sinh vật, mà tình yêu đòi hỏi trước hết sự hi sinh ích lợi ấy. Nếu như một người không hiểu biết cuộc sống nhưng lại thật lòng muốn dâng hiến mình cho hoạt động yêu thương, thì anh ta sẽ không đủ sức làm điều đó, chừng nào anh ta chưa hiểu được cuộc sống và chưa thay đổi toàn bộ thái độ của mình đối với nó. Một người nhìn thấy cuộc sống của mình trong ích lợi của cá thể sinh vật, sẽ suốt đời gia tăng các phương tiện cho ích lợi sinh vật ấy, tìm kiếm của cải và cất giữ chúng, bắt những người khác phục vụ ích lợi sinh vật của anh ta và phân chia những ích lợi ấy cho những người cần thiết hơn cho hạnh phúc của cá nhân anh ta.

Làm sao anh ta có thể cống hiến cuộc sống của mình, khi cuộc sống của anh ta còn đang được duy trì không phải bởi bản thân anh ta mà do những người khác? Và anh ta còn khó lựa chọn hơn việc trao cho ai trong số những người anh ta ưa thích hơn cả những ích lợi anh ta tích cóp được và phục vụ cho ai.

Để đủ sức dâng hiến cuộc sống của mình, trước hết anh ta phải hoàn trả cái phần dôi dư anh ta đã lấy ở những người khác vì ích lợi cuộc sống của riêng mình, sau đó còn phải làm một điều bất khả thể: quyết định dùng cuộc đời mình phục vụ cho ai trong nhân loại? Trước khi anh ta có đủ sức yêu thương, nghĩa là hi sinh bản thân và làm điều phúc, anh ta phải ngừng căm thù, nghĩa là ngừng làm điều ác, và ngừng ưa chuộng một số người này hơn những người khác vì hạnh phúc của cá nhân mình.

Chỉ ai không thừa nhận hạnh phúc trong cuộc sống cá thể, không quan tâm đến cái hạnh phúc hư ảo ấy và do đó đã giải phóng trong mình nguồn thiện cảm đối với tất cả mọi người vốn có trong mỗi con người, đối với người ấy mới có thể thực hiện được cái hoạt động yêu thương luôn làm mãn nguyện anh ta và những người khác.

Hạnh phúc sống của một con người như thế nằm ở tình yêu, giống như hạnh phúc của cỏ cây nằm trong ánh sáng, và vì vậy, giống như cỏ cây không bị che chắn bởi bất cứ thứ gì sẽ không thể hỏi và không hỏi nên mọc về hướng nào, và ánh sáng có tốt hay không, liệu nó có nên chờ đợi thứ ánh sáng khác tốt hơn hay không, mà tiếp nhận cái ánh sáng duy nhất có trong thế giới và vươn về phía nó; cũng như thế con người đã khước từ hạnh phúc riêng tư, không suy luận về việc nó cần cống hiến cái gì từ những thứ nó chiếm đoạt được của người khác và cống hiến cho những sinh linh yêu quý nào, và liệu có còn tình yêu nào tốt đẹp hơn cái tình yêu đang biểu lộ những đòi hỏi của mình – con người ấy hiến dâng bản thân, hiến dâng sự tồn tại của mình cho cái tình yêu khả thể đối với nó và hiện hữu trước mắt nó. Chỉ có tình yêu như vậy mới mang đến sự thỏa mãn đầy đủ cho bản tính hữu trí của con người.

Chương XXV

YÊU THƯƠNG LÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦY ĐỦ VÀ DUY NHẤT CỦA CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC

Và không có tình yêu nào khác tình yêu ấy – yêu là dâng hiến mạng sống của mình cho những người anh em của mình. Tình yêu chỉ là tình yêu khi nó là sự hi sinh bản thân. Chỉ khi con người cống hiến không những thời gian, sức lực của mình, mà cả thể xác cho một đối tượng yêu mến – cống hiến cuộc đời mình cho nó – chỉ cái đó tất cả chúng ta mới thừa nhận là tình yêu, và chỉ trong tình yêu như thế tất cả chúng ta mới tìm thấy hạnh phúc, phần thưởng của tình yêu. Và chỉ nhờ có tình yêu như vậy mà thế giới này đứng vững.

Người mẹ cho con bú cống hiến trực tiếp bản thân, lấy thân mình làm thức ăn cho những đứa trẻ mà thiếu sữa mẹ chúng không thể sống được. Và đó là tình yêu. Cũng tương tự như thế đối với bất kì người lao động nào hiến dâng bản thân, để nuôi sống người khác, vì hạnh phúc của những người khác mà hao tổn thân xác mình trong lao động và đưa mình xích gần đến cái chết. Và tình yêu ấy chỉ có thể thực hiện được đối với ai mà giữa khả năng hi sinh bản thân và những sinh linh mà anh ta yêu quý không có cản trở nào. Người mẹ, trao đứa con mình cho vú nuôi, không thể yêu nó; một người kiếm ra tiền và cất giữ chúng không thể yêu thương đồng loại.

“Ai nói anh ta đang ở trong ánh sáng, mà lại thù ghét người anh em mình, kẻ đó còn ở trong bóng tối. Ai yêu người anh em mình, người ấy đã ở trong ánh sáng và không có sự cám dỗ trong anh ta. Còn ai căm ghét người anh em mình, kẻ đó còn ở trong bóng tối và đi lại trong bóng tối mà không biết đi đâu, bởi vì bóng tối đã làm anh ta đui mù… Chúng ta hãy yêu không phải chỉ bằng lời nói hay miệng lưỡi, mà bằng việc làm và chân lí. Và chính vì thế chúng ta biết ta xuất phát từ chân lí mà an ủi được trái tim chúng ta… Tình yêu trong chúng ta đang tiến tới thể hoàn thiện, đến mức chúng ta dũng cảm chờ đón ngày phán xử, bởi vì chúng ta hành xử trong thế gian giống như Người. Trong tình yêu không có sợ hãi, mà tình yêu trọn vẹn gạt bỏ nỗi sợ, bởi vì trong sợ hãi có đau khổ. Kẻ sợ hãi sẽ không hoàn thiện trong tình yêu.”[57]

Chỉ có tình yêu như vậy mới đem đến cuộc sống đích thực cho con người.

“Hãy yêu Đức Chúa Trời của ngươi bằng toàn bộ trái tim ngươi, bằng tất cả tâm hồn ngươi và băng hết thảy trí tuệ ngươi. Đó là điều răn đầu tiên và cao nhất.”

Điều răn thứ hai, tương tự với điều đó là: “Hãy yêu thương đồng loại của ngươi như bản thân ngươi”, kẻ chủ trương pháp trị đã nói với đức Kitô. Và đáp lại Đức Giêsu nói: “Ngươi trả lời đúng, vậy thì hãy làm đi, nghĩa là yêu kính Chúa Trời và đồng loại và ngươi sẽ sống.”

Tình yêu chân chính là bản thân cuộc sống. “Chúng ta biết rằng chúng ta đã đi từ cái chết tới sự sống, bởi vì chúng ta yêu những người anh em”, một môn đệ của Đức Kitô nói. “Kẻ không yêu người anh em mình ở lại trong cõi chết.” Chỉ ai yêu thương, người đó sống.

Tình yêu theo học thuyết của Kitô là bản thân cuộc sống; nhưng không phải cuộc sống phi lí, đau khổ và tuyệt diệt, mà là cuộc sống hạnh phúc và bất tuyệt. Và chúng ta tất cả đều biết điều đó. Tình yêu không phải là kết luận của trí tuệ, không phải là kết quả của một hoạt động nhất định mà đó là bản thân cái hoạt động sống vui sướng, vây quanh chúng ta từ mọi phía và tất cả chúng ta đều biết nó trong bản thân ngay từ những ký ức đầu tiên của thời thơ ấu cho tới khi các học thuyết sai trái của thế giới làm vấy bẩn nó trong tâm hồn chúng ta và tước mất ở chúng ta khả năng cảm nhận nó.

Tình yêu – đó không phải là sự thiên vị đối với những gì gia tăng hạnh phúc tạm thời của cá thể con người, như tình yêu đối với những người hay đối tượng được lựa chọn, mà là sự khao khát cái phúc cho những gì nằm ngoài con người, khát vọng còn lại trong con người sau khi nó đã chối từ hạnh phúc của cá thể sinh vật.

Ai trong số những người sống mà không biết cái cảm giác chân phúc ấy, dù được cảm thấy chỉ một lần, và thường gặp hơn cả chỉ vào những năm thơ bé nhất, khi tâm hồn còn chưa bị hoen ố bởi tất cả những dối trá đang lấn át cuộc sống trong ta, cái cảm giác xúc động hạnh phúc, khi ta muốn yêu hết thảy: cả người thân, cả cha mẹ, anh em, cả những người độc ác lẫn kẻ thù, cả chó, ngựa lẫn cây cỏ; ta muốn chỉ một điều – để tất thảy đều sung sướng, tất thảy đều hạnh phúc, và ta còn muốn nhiều hơn nữa, muốn bản thân ta làm thế nào đó để tất thảy đều sung sướng, bản thân ta hiến dâng ta, toàn bộ cuộc đời ta sao cho tất thảy đều luôn luôn tốt đẹp và vui sướng. Chính cái đó, và chỉ một mình cái đó là cái tình yêu, và cuộc sống của con người là ở đấy.

Tình yêu, mà chỉ ở đó có cuộc sống, biểu lộ trong tâm hồn con người như một mầm non yếu ớt, khó nhận thấy giữa những mầm non giống như nó nhưng thô cứng của cỏ dại, của những đam mê dục vọng khác nhau của con người mà chúng ta gọi là tình yêu. Ban đầu nhân loại và bản thân con người tưởng mầm non ấy là cái mầm mà từ đấy phải lớn lên một thân câỳ, trên đó chim chóc sẽ nương náu – và tất cả những mầm non khác đều giống như vậy. Loài người ban đầu thậm chí còn ưa thích những mầm non của cỏ dại hơn vì chúng mọc nhanh hơn, và cái mầm sống duy nhất liền bị bỏ hoang và mòn mỏi; nhưng tệ hơn là một điều khác cộn hay xảy ra hơn: người ta thấy trong số những mầm non ấy có một mầm sống thực sự, được gọi là tình yêu, nhưng họ vùi dập nó và thay vì nó, họ bắt đầu chăm sóc một mầm non khác của cỏ dại, gọi mầm dại ấy là tình yêu.

Nhưng còn tệ hơn nữa: người ta bằng những bàn tay thô bạo tóm lấy cái mầm non ấy và reo lên: “Nó đây rồi, chúng ta đã tìm ra nó, bây giờ chúng ta đã biết nó, chúng ta sẽ chăm sóc nó lớn. Tình yêu! Tình yêu! Thứ tình cảm tuyệt đỉnh, nó đây rồi!”, và người ta bắt đầu chuyển nó sang chỗ khác, uốn nắn nó và túm chặt lấy, bóp nghẹt nó đến mức thui chột đi mà chưa kịp nở hoa kết trái, và thế là vẫn những người ấy hoặc những kẻ khác lại nói: đấy, tất cả cái đó chỉ là chuyện nhảm, chuyện tầm phào, chuyện tình cảm ướt át. Mầm non của tình yêu, yếu đuối khi mới xuất hiện, không chịu được sự động chạm, chỉ khi đã lớn hẳn mới bộc lộ sức mạnh. Tất cả những gì con người sẽ làm với nó chỉ tồi tệ hơn cho nó. Nó chỉ cần một điều: không có gì che chắn nó khỏi ánh mặt trời của trí tuệ, mà chỉ mặt trời đó nuôi lớn nó thôi.

Chương XXVI

NHỮNG CỐ GẮNG CỬA CON NGƯỜI CẢI THIỆN SINH TỒN CỦA MÌNH – MỘT VIỆC BẤT KHẢ THI – LUÔN TƯỚC ĐI Ở HỌ KHẢ NĂNG CÓ CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC DUY NHẤT

Chỉ có ý thức về tính hư ảo và dối lừa của sự tồn tại sinh vật và việc giải phóng trong mình cuộc sống đích thực duy nhất của tình yêu mới đem đến cho con người cái phúc hảo. Và con người đã làm gì để đạt được cái phúc hảo ấy? Những ai, mà sinh tồn của họ là sự tiêu hao dần dần và sự xích gần đến cái chết tất yếu của cá thể mà họ không thể không biết điều ấy, những người đó trong toàn bộ thời gian tồn tại của mình cố gắng bằng mọi cách, và chỉ bận bịu bởi mỗi một điều ấy là làm sao duy trì cái cá thể luôn bị hủy hoại đó, thỏa mãn những dục vọng của nó, và bằng việc ấy họ tước mất ở mình khả năng có được hạnh phúc duy nhất của cuộc sống đó là tình yêu.

Hoạt động của những người không hiểu cuộc sống trong suốt thời gian tồn tại của mình đều hướng tới cuộc đấu tranh vì sinh tồn, đến việc tìm kiếm lạc thú, giải thoát mình khỏi những đau khổ và đẩy xa mình khỏi cái chết tất yếu.

Nhưng sự gia tăng lạc thú càng làm gia tăng cường độ của cuộc đấu tranh, và sự nhạy cảm đối với đau khổ càng đẩy gần đến cái chết. Để che giấu trước bản thân việc cái chết mỗi lúc một đến gần chỉ có một phương tiện: gia tăng hơn nữa các lạc thú. Nhưng sự gia tăng ấy cũng có giới hạn của nó; khi lạc thú không thể gia tăng hơn nữa, chúng chuyển thành đau khổ, và chỉ còn lại một sự nhạy cảm đối với đau khổ và nỗi khiếp đảm trước cái chết ngày càng đến gần hơn giữa toàn những đau khổ. Và xuất hiện một vòng tròn lừa mị: cái này là nguyên nhân của cái kia và cái này làm gia tăng cái kia. Nỗi khiếp đảm chủ yếu trong cuộc sống của những người không hiểu cuộc sống là ở chỗ những gì họ coi là lạc thú (tất cả những lạc thú của cuộc sống giàu có) vốn không thể phân chia một cách đồng đều giữa tất cả mọi người, sẽ phải bị tước đoạt ở người khác, phải được đạt tới bằng cưỡng bức, bằng cái ác, mà chúng lại tiêu hủy khả năng có được mối thiện cảm đối với nhân quần mà từ đó nảy nở tình yêu. Cho nên khoái lạc luôn luôn đối lập trực tiếp với tình yêu, và chúng càng lớn thì càng đối nghịch hơn. Vì vậy, hoạt động nhằm đạt được các lạc thú càng mạnh, càng căng thẳng, thì hạnh phúc duy nhất khả thể đối với con người – tình yêu – càng trở nên bất khả.

Cuộc sống được hiểu không phải như nó được nhận thức bằng ý thức hữu trí như là sự phục tùng luật trí tuệ bởi cá thể sinh vật – một sự phục tùng vô hình, nhưng không thể nghi ngờ trong từng khoảnh khắc của hiện tại giải phóng mối thiện cảm đối với tất cả mọi người vốn là thuộc tính của con người và hoạt động yêu thương nảy sinh từ đó – mà chỉ như sự tồn tại thể xác trong một khoảng thời gian hữu hạn nhất định nào đó, trong những điều kiện được xác định và sắp đặt bởi chúng ta, loại trừ khả năng có được mối thiện cảm đối với mọi người.

Những người theo học thuyết thế tục, hướng trí tuệ vào việc sắp đặt những điều kiện nhất định của sinh tồn, tưởng rằng sự gia tăng hạnh phúc của cuộc sống xuất phát từ việc sắp đặt tốt hơn cuộc sinh tồn bên ngoài của mình. Mà việc sắp đặt tốt hơn ấy lại phụ thuộc vào sự cưỡng bức nhiều hơn đối với những người khác, mà điều đó thì đối lập trực tiếp với tình yêu. Cho nên, sự sắp đặt của họ càng tốt hơn bao nhiêu thì khả năng có được tình yêu, có được cuộc sống ở họ càng ít đi bấy nhiêu.

Một khi đã dùng trí tuệ của mình không phải để hiểu cái hạnh phúc bằng không – như nhau đối với tất cả mọi người – của tồn tại sinh vật, thì người ta dễ xem con số không ấy là một đại lượng có thể giảm đi hoặc tăng lên, và sẽ sử dụng toàn bộ trí tuệ còn lại ở họ mà không biết dùng vào đâu ngõ hầu gia tăng, nhân lên trong hoang tưởng con số không ấy.

Người ta không muốn thấy là con số không, cái không có gì dù được nhân lên bao nhiêu lần thì vẫn là con số không như cũ, giống như bất kì con số không nào khác, họ không muốn thấy là sự tồn tại cá thể sinh vật của bất kì người nào cũng bất hạnh ngang nhau và không thể trở thành hạnh phúc nhờ bất kì điều kiện bên ngoài nào. Nhiều người không muốn thấy rằng không một sự tồn tại nào, với tư cách là tồn tại thân xác, có thể hạnh phúc hơn sự tồn tại khác, rằng đó cũng là quy luật, giống như cái quy luật mà theo đó không ở chỗ nào trên mặt hồ có thể nâng mực nước lên cao hơn mực nước chúng đang có. Những người đã làm hỏng trí tuệ của mình không nhìn thấy điều đó và sử dụng trí tuệ méo mó của mình vào công việc không thể ấy; và trong cái việc không thể – cố nâng cao mực nước ở những chỗ khác nhau trên mặt hồ, giống như những đứa trẻ đang tắm thường làm và gọi trò chơi ấy là nấu bia – diễn ra toàn bộ cuộc sinh tồn của họ.

Họ tưởng rằng ở con người có những sự tồn tại tốt đẹp và hạnh phúc hơn nhau hoặc kém nhau; sự tồn tại của một người lao động nghèo khổ hay một người bệnh tật, theo họ, là tệ hại và bất hạnh; sự tồn tại của một người giàu có hoặc khỏe mạnh là tốt đẹp và hạnh phúc; và họ dồn tất cả sức mạnh trí tuệ cốt sao tránh xa cái sinh tồn tệ hại, bất hạnh, nghèo kho, bệnh tật va sắp đặt cho mình cái sinh tồn tốt đẹp, giàu có, khỏe mạnh, hạnh phúc.

Các phương thức sắp đặt và duy trì những cuộc sống khác nhau nhưng đều hạnh phúc nhất ấy được biết bao thế hệ tìm kiếm, và những cương lĩnh cho những cuộc sống được xem là tốt đẹp nhất ấy, như họ gọi sự tồn tại sinh vật của mình, được trao truyền cho đời sau. Một số người gắng sức trước những người khác để duy trì thật tốt cái cuộc sống hạnh phúc mà họ được thừa kế do sự sắp xếp của cha mẹ, hoặc tạo cho mình một cuộc sống mới, còn hạnh phúc hơn. Và người ta tưởng rằng nếu duy trì được cuộc sinh tồn đã được sắp đặt và được thừa kế của mình hoặc sắp đặt cho mình một tồn tại mới, tốt hơn theo quan niệm của họ, thì họ đã làm được một cái gì đó.

Và khuyến khích lẫn nhau trong sự lừa dối ấy, người đời rất hay thành tâm tin rằng sự giã nước trong cối ấy, mà chính họ cũng thấy rõ sự vô nghĩa rồ dại của nó, là cả cuộc sống – họ tin vào việc ấy đến mức khinh bỉ quay lưng lại với những lời kêu gọi đến với cuộc sống đích thực mà họ không ngừng nghe thấy: cả trong học thuyết về cái chân lí, cả trong những tấm gương cuộc sống của những người sống thực sự, cả trong trái tim bị bỏ hoang của họ, mà trong đó chưa bao giờ tiếng nói của trí tuệ và tình yêu bị lấn át đến cùng.

Xảy ra một chuyện thật là kì quặc. Rất nhiều người, một số lượng rất đông đảo những người có khả năng có một cuộc sống trong trí tuệ và tình yêu thương, lại đang ở trong tình trạng của những con cừu được người ta kéo ra khỏi một ngôi nhà bị cháy, nhưng chúng lại tưởng rằng người ta muốn ném chúng vào lửa và dùng mọi sức lực để đấu tranh với những người đang muốn cứu chúng.

Do khiếp đảm trước cái chết, người ta không muốn bước ra khỏi nó, do sợ hãi trước những đau khổ người ta hành hạ mình, tước mất ở mình cuộc sống và hạnh phúc duy nhất khả thể.

Chương XXVII

NỖI SỢ CHẾT CHỈ LÀ Ý THỨC VỀ MÂU THUẪN KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT CỦA CUỘC SỐNG

“Không có cái chết”, đó là tiếng nói của chân lí nói với mọi người. “Ta là sự phục sinh và là sự sống; ai tin ta, kẻ đó nếu chết, thì sẽ phục sinh. Và bất kì ai sống và tin vào ta sẽ không bao giờ chết. Ngươi có tin điều đó không?”

“Không có cái chết”, tất cả các bậc thầy vĩ đại của thế giới đều nói thế, và hàng triệu người hiểu ý nghĩa cuộc sống cũng nói như thế và chứng thực bằng cuộc sống của mình. Và mỗi người sống đều cảm thấy đích thị điều đó trong tâm hồn mình, trong giây phút sáng rõ của ý thức. Nhưng những người không hiểu cuộc sống thì không thể không sợ chết. Họ nhìn thấy cái chết và tin vào nó.

“Sao lại không có cái chết?”, những người đó hét lên với sự phẫn nộ và giận dữ. “Đó là ngụy biện! Cái chết ngay trước mặt chúng ta; nó đã tiêu diệt hàng triệu người và sẽ tiêu diệt chúng ta. Và dù các người có nói đến bao nhiêu rằng không có nó, nó vẫn cứ tồn tại. Nó đấy!” Và họ nhìn thấy cái mà họ đang nói về nó, như một người tâm thần nhìn thấy bóng ma làm cho anh ta sợ hãi. Anh ta không thể sờ vào bóng ma đó, nó còn chưa bao giờ chạm vào anh ta; anh ta không biết tí gì về ý đồ của nó, nhưng anh ta sợ và bị ám ảnh bởi bóng ma tưởng tượng ấy đến nỗi tự mất đi khả năng sống. Cũng hệt như vậy đối với cái chết. Con người không biết cái chết của mình và không bao giờ có thể nhận biết được nó, nó còn chưa bao giờ chạm đến con người, về ý đồ của nó con người không biết chút gì hết. Thế thì con người sợ cái gì?

“Nó còn chưa bao giờ tóm được tôi, nhưng rồi nó sẽ tóm lấy, tôi biết chắc chắn – nó sẽ tóm được và tiêu diệt tôi. Và điều ấy thật kinh khủng”, những người không hiểu cuộc sống nói như thế.

Nếu mà những người có quan niệm sai lạc về cuộc sống có thể bình tâm suy xét và tư duy một cách đúng đắn trên cơ sở cái quan niệm họ có về cuộc sống, thì họ chắc chắn sẽ đi đến kết luận là trong sự tồn tại thân xác của ta sẽ diễn ra một sự biến đổi, mà ta thấy nó không ngừng diễn ra trong tất cả các vật sống và ta gọi nó là cái chết, chẳng có gì là khó chịu hay đáng sợ cả.

Tôi sẽ chết. Ở đây có gì là đáng sợ nào? Bởi vì có biết bao biến đổi khác nhau đã và sẽ diễn ra trong cái tồn tại thân xác của tôi, mà tôi có sợ chúng đâu? Vậy tại sao tôi lại sợ sự biến đổi này, khi nó còn chưa đến và trong nó không những không có gì đối ngược với trí tuệ và kinh nghiệm của tôi, mà nó còn dễ hiểu, quen thuộc và tự nhiên đối với tôi đến mức trong suốt cuộc đời của mình, mỗi khi tôi suy luận về sự đời, thì cái chết cả của động vật lẫn con người luôn luôn được tôi tiếp nhận như một điều kiện tất yếu và nhiều khi thích thú đối với tôi. Vậy thì có gì mà phải sợ?

Bởi vì chỉ có hai quan điểm hợp logic nghiêm ngặt về cuộc sống: một quan điểm sai lầm — nó hiểu cuộc sống như là những hiện tượng thay được diễn ra trong thân thể tôi từ khi sinh ra đến khi chết đi, còn quan điểm khác chân xác – trong đó cuộc sống được hiểu như là ý thức không thấy được về nó mà tôi mang trong mình. Một quan điểm sai lầm, một quan điểm chân xác, nhưng cả hai đều hợp logic, và mọi người có thể theo quan điểm này hoặc quan điểm kia, nhưng ở cả hai quan điểm đều không thể có nỗi sợ cái chết.

Quan điểm thứ nhất, sai lầm, hiểu cuộc sống như những hiện tượng thấy được trong thân thể từ khi sinh ra đến khi chết đi, cũng cổ xưa như thế giới này. Quan điểm về cuộc sống này không được khoa học và triết học duy vật thời nay đưa ra, như nhiều người nghĩ; khoa học và triết học thời nay chỉ đẩy quan điểm đó đến những giới hạn cuối cùng của nó, mà ở đấy sự không tương hợp của quan điểm này với những đòi hỏi chính yếu của bản tính con người trở nên rõ ràng hơn so với trước kia; đó là một quan điểm xa xưa, nguyên thuỷ của những người còn đứng trên nấc thang phát triển thấp nhất: nó được thể hiện cả ở người Trung Quốc, cả ở những người theo đạo Phật, cả ở người Do Thái, cả trong sách của Job,[58] cả trong câu châm ngôn: “Ngươi là đất và sẽ trở về với đất.”

Quan điểm ấy theo cách diễn đạt ngày nay là thế này: cuộc sống, đó là trò chơi ngẫu nhiên của các lực vật chất, được biểu hiện ra trong không gian và thời gian. Còn cái chúng ta gọi là ý thức của mình không phải là cuộc sống, mà là sự đánh lừa nào đấy của các cảm giác khiến ta tưởng rằng cuộc sống nằm trong ý thức ấy. Ý thức là tia lửa phát ra từ vật chất, trong một trạng thái nhất định của nó. Tia lửa đó bùng lên, bốc cháy, rồi lụi tàn và cuối cùng tắt hẳn. Tia lửa đó, nghĩa là ý thức, được vật chất cảm thấy trong một khoảng thời gian xác định giữa hai đầu vô tận của thời gian, là cái hư không. Và mặc dù bản thân ý thức nhận biết được mình cùng toàn bộ thế giới bất tận này và tự xét đoán mình cùng toàn bộ thế giới bất tận, đồng thời nhận ra toàn bộ trò chơi của những ngẫu nhiên trong thế giới ấy, và cái chính là, đối lập với một cái gì đó không ngẫu nhiên, gọi trò chơi ấy là ngẫu nhiên; song ý thức ấy tự thân chỉ là tác phẩm của vật chất vô sinh, một bóng ma xuất hiện và biến mất không có bất kì dấu vết và ý nghĩa nào. Tất thảy chỉ là tác phẩm của vật chất không ngừng biến đổi; và cái người ta gọi là cuộc sống chỉ là một trạng thái nhất định của vật chất vô sinh.

Đó là một quan điểm về cuộc sống. Quan điểm ấy hoàn toàn logic. Theo quan điểm ấy, ý thức hữu trí của con người chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên song hành với một trạng thái nhất định của vật chất; và vì thế cái mà chúng ta trong ý thức của mình gọi là cuộc sống chỉ là ảo ảnh. Chỉ tồn tại cái vô sinh. Cái mà chúng ta gọi là cuộc sống là trò chơi của thần chết. Theo quan điểm ấy về cuộc sống, cái chết không đáng sợ, mà cuộc sống mới đáng sợ – như là một cái gì đó phi tự nhiên và phi trí tuệ, như điều này được diễn đạt trong Phật giáo và ở những người theo chủ nghĩa bi quan mới, ở Schopenhauer và Hartmann.

Còn quan điểm khác về cuộc sống thì như sau. Cuộc sống chỉ là cái mà tôi ý thức được trong mình. Và tôi luôn luôn ý thức cuộc sống của mình không phải trong quá khứ và tương lai, không phải như là tôi đã và sẽ tồn tại (tôi suy luận về cuộc sống của mình như vậy), mà tôi ý thức cuộc sống của mình như là tôi luôn luôn hiện hữu – không bao giờ và không ở đâu tôi bắt đầu, không bao giờ và không ở đâu tôi kết thúc. Khái niệm về thời gian và không gian không liên quan đến ý thức về cuộc sống của tôi.

Cuộc sống của tôi hiện ra trong thời gian, không gian, nhưng đó chỉ là biểu hiện của nó. Còn bản thân cuộc sống, mà tôi ý thức được, được tôi ý thức ở bên ngoài thời gian và không gian. Cho nên, theo quan điểm này mọi sự là ngược lại: không phải ý thức về cuộc sống là ảo ảnh, mà tất cả những gì mang tính không gian và thời gian là ảo ảnh. Và vì thế sự ngừng lại về mặt thời gian và không gian của tồn tại thân xác theo quan điểm này không có gì là hữu thực và không những không thể làm ngừng, mà còn không thể phá vỡ cuộc sống đích thực của tôi. Và cái chết theo quan điểm ấy không tồn tại.

Cả trong quan điểm này lẫn trong quan điểm kia về cuộc sống không thể có nỗi sợ chết, nếu như con người trung thành nghiêm ngặt với một trong hai quan điểm.

Dù với tư cách một sinh vật, hay một sinh linh hữu trí, con người không thể sợ chết: một sinh vật không có ý thức về cuộc sống sẽ không nhận thấy cái chết, còn một sinh linh hữu trí có ý thức về cuộc sống không thể thấy trong cái chết sinh vật một cái gì khác ngoài sự vận động tự nhiên và không bao giờ ngừng của vật chất. Còn nếu con người sợ hãi, thì nó sợ hãi không phải cái chết mà nó không hề biết, mà là cuộc sống, thứ duy nhất mà cả con người sinh vật lẫn con người hữu trí của nó đều biết. Cái cảm giác được biểu hiện trong mọi người là nỗi khiếp đảm trước cái chết chỉ là ý thức về mâu thuẫn bên trong của cuộc sống; cũng hệt như nỗi sợ mà chỉ là ý thức của trạng thái bệnh tật tâm thần.

“Tôi sẽ ngừng tồn tại, sẽ chết – thì cũng sẽ chết tất cả những gì mà ở đấy tôi nhìn thấy cuộc sống của mình”, một tiếng nói nói với con người, “tôi hiện hữu”, một tiếng nói khác nói, “và tôi không thể và cũng không được chết. Tôi không được chết, thế mà tôi lại chết.” Không phải sự chết, mà chính mâu thuẫn này là nguyên nhân của nỗi khiếp đảm xâm chiếm con người mỗi khi nó nghĩ đến cái chết thể xác: nỗi sợ chết không nằm ở chỗ con người sợ cuộc sinh tồn động vật của mình chấm dứt, mà ở chỗ nó nghĩ rằng sẽ chết đi những gì không được chết. Nghĩ về cái chết trong tương lai chỉ có nghĩa là chuyển vào tương lai cái chết đang diễn ra trong hiện tại.

Con ma của cái chết thể xác mai sau hiện ra trước ta hôm nay không phải là sự bừng tỉnh ý thức về cái chết, mà là sự bừng tỉnh ý thức về cuộc sống mà con người phải có nhưng lại không có. Đó là một cảm giác, giống như cái cảm giác mà một người nằm trong quan tài dưới đất phải trải nghiệm, giả sử anh ta sống lại. Có sự sống, thế mà ta lại trong tay thần chết, và nó đây – cái chết! Con người tưởng rằng những gì đang tồn tại và phải tồn tại – cái đó bị diệt vong. Và trí tuệ con người phát điên phát dại vì kinh hãi. Một minh chứng tốt nhất cho nhận định nói rằng nỗi sợ chết không phải là nỗi sợ hãi cái chết, mà là nỗi sợ hãi cuộc sống giả dối, đó là người ta hay tự sát vì sợ chết.

Người đời kinh hãi ý nghĩ về cái chết thể xác không phải vì họ sợ rằng cùng với nó sẽ kết thúc cuộc sống của họ, mà bởi vì cái chết thể xác cho họ thấy rõ ràng sự không thể thiếu của một cuộc sống đích thực, mà họ không có. Chính vì thế mà những người không hiểu cuộc sống rất không thích nghĩ đến cái chết. Nghĩ đến cái c ết đối với họ chẳng khác nào thú nhận rằng họ đang sống không như là ý thức hữu trí của họ đòi hỏi ở họ.

Những người sợ chết sợ nghĩ đến cái chết bởi vì đối với họ nó là sự trống rỗng và tối đen; nhưng họ thấy trống rỗng và tối đen bởi vì họ không thấy cuộc sống.

Chương XXVIII

CÁI CHẾT THỂ XÁC TIÊU HỦY CƠ THỂ KHÔNG GIAN TÍNH VÀ Ý THỨC THỜI GIAN TÍNH, NHƯNG KHÔNG THỂ TIÊU HỦY CÁI TẠO NÊN CỐT LÕI CỦA CUỘC SỐNG: QUAN HỆ ĐẶC THÙ CỦA MỖl SINH LINH VỚI THẾ GIỚI

Nhưng ngay cả những người không nhìn ra cuộc sống, chỉ cần họ đến gần hơn với những con ma làm họ hoảng sợ và sờ vào chúng, thì họ sẽ thấy cả đối với họ ma chỉ là ma, không phải hiện thực.

Nỗi sợ chết luôn diễn ra trong loài người bởi vì họ sợ là cùng với cái chết thể xác sẽ mất đi cái tôi của họ, mà nó – như họ cảm thấy – tạo nên cuộc sống của họ. Tôi sẽ chết, thân thể sẽ phân rã, và cái tôi của tôi sẽ tuyệt diệt. Mà cái tôi của tôi thì là cái đã từng sống trong thân thể tôi ngần ấy năm trời.

Người ta quý giá cái tôi đó của mình, và cho rằng cái tôi đó đồng nhất với cuộc sống thân xác của họ, họ đi tới kết luận rằng nó sẽ phải tuyệt diệt cùng với sự tuyệt diệt cuộc sống thân xác của họ.

Kết luận đó là quá thông thường, và ít ai nảy sinh ý nghĩ nghi ngờ điều đó, song kết luận đó lại hoàn toàn võ đoán. Mọi người, kể cả những ai coi mình là duy vật lẫn những ai coi mình là duy linh, đã quá quen với quan niệm cho rằng cái tôi của họ chính là ý thức của họ về thân thể họ mà nó đã sống ngần ấy năm, đến mức họ không hề nghĩ đến việc kiểm chứng tính xác đáng của một quan niệm như vậy.

Tôi đã sống 59 năm, và trong suốt thời gian đó tôi ý thức tôi là tôi trong thân thể của tôi, và chính cái ý thức tôi là tôi ấy, như tôi cảm thấy, là cuộc sống của tôi. Nhưng đó chỉ là tôi cảm thấy. Tôi đã sống không phải 59 năm, không phải 59.000 năm, không phải 59 giây. Không phải thân thể tôi, không phải thời gian tồn tại của nó có thể xác định được cuộc sống của cái tôi nơi tôi. Nếu trong từng phút của cuộc sống tôi tự hỏi trong ý thức của mình, cái tôi ấy là gì, thì tôi sẽ trả lời: nó là một cái gì đó biết suy nghĩ và cảm thụ, nghĩa là nó quan hệ với thế giới theo cách hoàn toàn đặc biệt của mình. Tôi chỉ công nhận cái tôi đó là cái tôi của mình, ngoài ra không có gì hết. Còn về những chuyện như tôi sinh ra khi nào và ở đâu, ở đâu và khi nào tôi bắt đầu cảm thấy và suy nghĩ như bây giờ thì tôi dứt khoát không ý thức gì hết.

Ý thức của tôi chỉ nói với tôi: tôi đang hiện hữu; tôi hiện hữu với quan hệ của tôi đối với thế giới, mà bây giờ tôi đang nằm trong quan hệ ấy. Về sự ra đời của mình, về thời thơ ấu, về nhiều giai đoạn thời thanh niên, về những năm trung niên, về thời gian rất gần đây tôi thường không nhớ gì hết. Còn nếu tôi nhớ được một cái gì đó hoặc người ta làm tôi nhớ lại cái gì đó từ quá khứ của tôi, thì tôi nhớ và hồi tưởng lại điều ấy cũng gần giống như những gì người ta kể cho tôi về người khác. Vậy thì trên cơ sở nào tôi khẳng định được rằng trong toàn bộ thời gian tồn tại của tôi, lúc nào tôi cũng vẫn là một cái tôi thôi? Bởi vì thân thể tôi chưa từng là và hiện giờ cũng không là một: thân thể tôi lúc nào cũng đã và đang là vật chất lưu chuyển không ngừng – thông qua một cái gì đó phi vật chất và vô hình, thừa nhận cái thân thể đang lưu chuyển qua nó là của nó. Toàn bộ thân thể tôi đã hàng chục lần biến đổi: không có gì còn nguyên như cũ; cả cơ bắp, cả nội tạng, cả xương cốt, cả não bộ – tất cả đều biến đổi.

Thân thể tôi là một chỉ bởi vì có cái gì đó phi vật chất thừa nhận toàn bộ thân thể biến đổi ấy là một và của mình. Cái phi vật chất ấy chính là cái chúng ta gọi là ý thức: chỉ một mình nó giữ cho toàn bộ thân thể là một khối và thừa nhận nó là một và của mình. Không có ý thức về mình như một thứ khác biệt với tất cả những gì còn lại ấy thì có lẽ tôi sẽ chẳng biết gì về cả cuộc sống của tôi lẫn cuộc sống của bất kì ai khác. Và vì thế, theo suy luận ban đầu, ta có cảm tưởng rằng cơ sở của tất cả – ý thức – phải luôn luôn thường tồn. Nhưng điều đó cũng không xác đáng: cả ý thức cũng không phải thường tồn. Trong suốt cuộc đời mình, và ngay ở hiện tại, một hiện tượng cứ lặp đi lặp lại là giấc ngủ mà chúng ta có cảm giác rất đơn giản bởi tất cả chúng ta ngủ hàng ngày, nhưng chắc chắn không thể hiểu được nó, nếu thừa nhận cái không thể không thừa nhận rằng trong khi ngủ đôi khi ý thức biến mất hoàn toàn.

Hằng ngày, trong giấc ngủ sâu, ý thức chấm dứt hoàn toàn và sau đó lại được phục hồi. Tuy nhiên, chính ý thức đó là cơ sở duy nhất, giữ toàn bộ cơ thể làm một và thừa nhận nó là của mình. Tưởng chừng mỗi khi ý thức biến mất thì thân thể sẽ phải tan rã cũng như mất đi tính riêng biệt của mình, nhưng điều đó không xảy ra cả trong giấc ngủ tự nhiên lẫn giấc ngủ nhân tạo.

Nhưng không chỉ cái ý thức giữ toàn bộ thân thể làm một ấy đứt đoạn một cách định kì – song cơ thể vẫn không bị tan rã – ngoài ra ý thức ấy cũng biến đổi giống y như thân thể. Tựa như không có gì chung trong vật chất của thân thể tôi như nó từng là như vậy cách đây mười năm so với bây giờ, tựa như không có một thân thể thống nhất, cũng như thế không có trong tôi một ý thức thống nhất. Ý thức của tôi khi tôi là một đứa trẻ lên ba và ý thức bây giờ khác hẳn nhau, y như vật chất trong cơ thể tôi bây giờ và ba mươi năm về trước. Không có một ý thức thống nhất, mà có hàng loạt ý thức tuần tự kế tiếp nhau, chúng có thể phân nhỏ đến vô tận.

Cho nên cả cái ý thức đang giữ toàn bộ thân thể tôi làm một và thừa nhận nó là của mình cũng không phải là cái gì đó thống nhất, mà là cái gì đó ngắt quãng và biến đổi. Trong con người không có một ý thức thống nhất của bản thân, như chúng ta thường hình dung, cũng như không có một thân thể thống nhất. Trong con người không có cả một thân thể thống nhất lẫn cái phân biệt thân thể đó với mọi thứ khác – không có một ý thức của một con người thường hằng, suốt đời là một, mà chỉ có một loạt ý thức kế tiếp nhau, gắn kết với nhau bởi một cái gì đó – và con người dẫu sao vẫn cảm thấy mình là mình.

Thân thể của chúng ta không phải là một, và cái thừa nhận thân thể luôn luôn biến đổi ấy là một và là của ta cũng không nhất thống trong thời gian, mà chỉ là một loạt những ý thức luôn luôn biến đổi và chúng ta đã rất nhiều lần mất đi cả thân thể mình lẫn những ý thức ấy; chúng ta thường xuyên mất đi thân thể của mình và mất ý thức hằng ngày khi chúng ta ngủ, và ngày nào, giờ nào chúng ta cũng cảm thấy trong mình những biến đổi của cái ý thức đó và không mảy may lo sợ. Do vậy, nếu như có cái tôi nào đó của chúng ta mà chúng ta sợ mất đi khi chết, thì cái tôi ấy phải tồn tại không phải trong cái thân thể mà chúng ta gọi là thân thể mình, và không phải trong cái ý thức mà chúng ta gọi là ý thức của mình ở một thời điểm xác định, mà trong một cái gì đấy hoàn toàn khác, liên kết cả loạt những ý thức kế tiếp nhau ấy làm một.

Vậy cái liên kết làm một tất cả các ý thức kế tiếp nhau theo thời gian ấy là gì? Và bản thân cải tôi của tôi đặc biệt nhất và căn cốt nhất ấy là gì, một khi nó không được tạo thành từ sự tồn tại của thân thể tôi và từ hàng loạt những ý thức diễn ra trong đó, mà là cái tôi cơ bản mà trên đó, như trên một nhân lõi, được xâu chuỗi kế tiếp nhau những ý thức khác nhau tuần tự theo thời gian? Câu hỏi có vẻ rất thâm sâu và bí hiểm, tuy nhiên không có một đứa trẻ nào lại không biết trá lời nó và không nói ra đến 20 lần trong một ngày. “Nhưng cháu thích cái này, mà không thích cái kia.” Những câu nói ấy rất đơn giản, song chính trong chúng đã có lời giải đáp cho câu hỏi về việc cái tôi đặc biệt ấy, thứ liên kết làm một tất cả các ý thức ấy, nằm ở đâu.

Chính cái tôi ấy thích cái này chứ không thích cái kia.. Tại sao một người thích cái này, mà không ưa cái kia, điều đó không ai biết được, song nhân đây cũng xin nói đó chính là cái tạo nên cốt lõi cuộc sống của môi người, đó cũng chính là cái liên kết làm một tất cả các trạng thái ý thức khác nhau theo dòng thời gian của từng con người riêng lẻ. Thế giới bên ngoài tác động đến tất cả mọi người như nhau, nhưng ấn tượng thu được ở mọi người là vô cùng đa dạng, thậm chí cả ở những người được đặt trong những điều kiện hoàn toàn đồng nhất, cả về số lượng những ấn tượng thu được và có thể chia nhỏ đến bất tận, lẫn về sức mạnh của chúng.

Từ những ấn tượng ấy tạo nên một loạt các ý thức kế tiếp nhau ở mỗi con người. Còn tất cả các ý thức kế tiếp nhau ấy gắn kết lại với nhau chỉ bởi một lí do là ngay cả trong hiện tại thì một số ấn tượng tác động, còn những ấn tượng khác không tác động lên ý thức của nó. Mà những ấn tượng nhất định tác động hay không tác động lên con người chỉ bởi vì nó yêu thích nhiều hơn hay ít hơn cái này, chứ không phải cái kia.

Chỉ từ mức độ nhiều hơn hay ít hơn của sự yêu thích ấy mà tạo nên trong con người một loạt xác định những ý thức thế này, chứ không thế kia. Cho nên, chỉ có đặc tính yêu thích cái này và không yêu thích cái kia nhiều hơn hay ít hơn mới chính là cái tôi chủ yếu và đặc biệt của con người, trong đó tập hợp vào làm một tất cả các ý thức tản mạn, ngắt quãng. Mà đặc tính đó, mặc dù nó cũng phát triển cả trong cuộc sống của chúng ta, đã được chúng ta mang vào cuộc sống này dưới dạng có sẵn từ một quá khứ vô hình nào đó và chúng ta không thể nhận biết.

Cái thuộc tính đặc biệt ấy của con người – yêu thích hay không yêu thích nhiều hơn hay ít hơn cái này hay cái kia – thường được gọi là tính cách. Và dưới từ ấy người ta thường hiểu tính đặc thù ở các thuộc tính của mỗi con người riêng lẻ, được tạo nên bởi những điều kiện thời gian và nơi chốn nhất định. Nhưng điều ấy là không đúng. Cái đặc tính cơ bản của một con người yêu thích cái này và không thích cái kia nhiều hơn hay ít hơn không bắt nguồn từ các điều kiện không gian và thời gian, mà ngược lại, các điều kiện không gian và thời gian tác động hoặc không tác động tới con người chỉ bởi vì con người khi bước vào thế giới đã có đặc tính rất xác định yêu thích cái này mà không yêu thích cái kia. Vì thế mới diễn ra việc có những người được sinh ra và giáo dục trong những điều kiện không gian và thời gian hoàn toàn như nhau lại thường biểu lộ sự đối ngược gay gắt nhất của những cái tôi bên trong họ.

Cái liên kết làm một tất cả những ý thức tản mát, mà chúng đến lượt mình lại liên kết làm một thân thể của chúng ta, là một cái gì đó rất xác định, mặc dù không phụ thuộc vào các điều kiện không gian và thời gian, và được đưa vào thế giới bởi chúng ta từ một khu vực ngoài không gian lẫn thời gian; chính cái gì đó ấy, mà tựu trung là thái độ (quan hệ) đặc thù, nhất định của tôi với thế giới, chính nó là cái tôi hiện tại và thực sự của tôi. Tôi nhận biết mình như là cái đặc tính cơ bản ấy, và những người khác, nếu tôi biết họ, thì tôi chỉ biết như những thái độ đặc thù nào đó đối với thế giới. Khi bước vào giao tiếp tâm tình nghiêm túc với những người khác, không ai trong chúng ta dựa theo những dấu hiệu bề ngoài của họ, mà mỗi người trong chúng ta đều cố gắng thâm nhập vào bản chất của họ, nghĩa là nhận biết thái độ của họ đối với thế giới là ra sao, họ yêu và không yêu cái gì và ở mức độ nào.

Mỗi một con vật riêng lẻ: con ngựa, con chó, con bò, nếu tôi biết chúng và có một sự giao tiếp thực sự thân mật với chúng, thì tôi biết không phải theo những dấu hiệu bên ngoài, mà theo cái quan hệ đặc thù với thế giới mà mỗi con trong số chúng ở trong đó – dựa theo việc mỗi con thích và không thích cái gì và ở mức độ nào. Nếu tôi biết những loài động vật đặc biệt khác nhau, thì nói đúng ra, tôi biết chúng không hẳn chỉ theo các dấu hiệu bề ngoài, mà chủ yếu dựa vào việc cái gì tạo nên mối quan hệ đặc thù chung đối với thế giới của mỗi loài vật trong số chúng – sư tử, cá, nhện. Tất cả các con sư tử nói chung đều ưa thích một thứ, các con cá thích thứ khác, các con nhện thích thứ khác nữa; chỉ bởi vì chúng ưa thích những thứ khác nhau mà chúng được phân định thành những vật sống khác nhau trong quan niệm của tôi.

Còn việc tôi chưa phân biệt được ở từng con trong các sinh vật ấy mối quan hệ đặc thù đối với thế giới, thì điều ấy không chứng minh rằng quan hệ ấy không có, mà chỉ cho thấy rằng cái quan hệ đặc thù đối với thế giới, tạo nên cuộc sống, ví dụ của một con nhện riêng lẻ, khác xa với quan hệ giữa tôi với thế giới, và do vậy tôi còn chưa hiểu được nó như là Silvio Pelliko hiểu con nhện của mình.[59]

Cơ sở của tất cả những gì tôi biết về bản thân và về toàn bộ thế giới là quan hệ đặc thù với thế giới mà tôi đang ở trong đó, và nhờ nó tôi nhận ra các sinh linh khác cũng đang ở trong mối quan hệ đặc thù của mình với thế giới. Quan hệ đặc thù của tồi với thế giới được xác lập không phải trong cuộc sống này và bắt đầu không phải cùng với thân thể của tôi và cũng không phải cùng với một loạt ý thức kế tiếp nhau theo thời gian nơi tôi. Vì vậy thân thể của tôi, được liên kết làm một nhờ ý thức nhất thời của tôi, có thể bị tiêu hủy; có thể bị tiêu hủy cả cái ý thức nhất thời của tôi, nhưng không thể bị tiêu hủy quan hệ đặc thù của tôi đối với thế giới, nó cấu thành cái tôi đặc biệt của tôi, từ đó hình thành tất cả những gì đang có đối với tôi.

Cái tôi ấy không thể bị tiêu hủy bởi nó lúc nào cũng có. Giả sử không có nó, thì tôi sẽ không thể biết được cả loạt các ý thức kế tiếp nhau của mình, không biết được thân thể mình, không thể biết cuộc sống của mình và bất kì một cuộc sống nào khác. Và vì vậy sự tiêu hủy của thân thể và ý thức không thể là dấu hiệu về sự tiêu hủy của mối quan hệ đặc thù của tôi đối với thế giới mà nó được bắt đầu và nảy sinh không phải trong cuộc sống này.

Chương XXIX

NỖI SỢ CHẾT DIỄN RA BỞI NGƯỜI ĐỜI XEM LÀ CUỘC SỐNG CHỈ MỘT PHẦN BÉ NHỎ CỦA NÓ, BỊ GIỚI HẠN DO CHÍNH QUAN NIỆM SAI LẠC CỦA HỌ

HỌ Chúng ta sợ cùng với cái chết thể xác sẽ mất đi cái tôi đặc biệt của mình – cái liên kết làm một cả thân thể lẫn một loạt ý thức hiển hiện trong thời gian, tuy nhiên chính cái tôi đặc biệt ấy của tôi lại được bắt đầu không phải cùng với sự ra đời của tôi, và vì thế sự chấm dứt của một ý thức nhất thời tuyệt không thể tiêu hủy được cái đã liên kết làm một tất cả các ý thức nhất thời.

Cái chết thân xác quả thật tiêu hủy cái đang giữ toàn bộ thân thế chúng ta làm một – ý thức của cuộc sống nhất thời. Nhưng điều đó vẫn xảy ra với chúng ta không ngừng và hằng ngày khi chúng ta ngủ. Vấn đề là ở chỗ liệu cái chết thể xác có tiêu hủy cái liên kết làm một tất cả những ý thức tuần tự nhau, nghĩa là quan hệ đặc thù của tôi với thế giới hay không? Để khẳng định được điều đó, trước hết cần chứng minh được rằng cái quan hệ đặc thù ấy với thế giới, mà nó liên kết làm một tất cả các ý thức kế tiếp nhau, đã ra đời cùng với cuộc sinh tồn thân xác của tôi, và vì vậy cũng sẽ chết đi cùng với nó. Nhưng điều đó không hề có.

Suy luận trên cơ sở ý thức của mình, tôi nhận thấy rằng cái liên kết tất cả các thức của tôi làm một – sự nhạy cảm nhất định đối với cái này và sự thờ ơ đối với cái kia, mà do đó cái này còn lại và cái kia biến mất trong tôi, mức độ của tình yêu nơi tôi đối với cái thiện và của sự căm ghét đối với cái ác – cái quan hệ đặc thù ấy của tôi với thế giới, cái tạo nên chính tôi, cái tôi đặc thù của tôi, không phải là sản phẩm của một nguyên nhân bên ngoài nào đó, mà là nguyên nhân cơ bản của tất cả các hiện tượng còn lại của cuộc sống nơi tôi.

Còn khi suy luận trên cơ sở quan trắc thì thoạt đầu tôi tưởng rằng nguyên nhân tính đặc thù của cái tôi nơi tôi nằm ở những đặc điểm của cha mẹ tôi và của những điều kiện ảnh hưởng đến tôi và đến họ; nhưng, suy luận tiếp theo trên con đường đó, tôi không thể không thấy rằng nếu cái tôi đặc biệt của tôi nằm ở tính đặc biệt của cha mẹ tôi và những điều kiện ảnh hưởng đến họ, thì nó cũng nằm ở những đặc tính của tất cả các ông bà tổ tiên tôi và của những điều kiện sinh tồn của họ – cho đến bất tận, nghĩa là ngoài thời gian và không gian – thành thử cái tôi đặc thù của tồi đã phát sinh ở ngoài không gian và thời gian, nghĩa là chính cái  điều mà tôi đã ý thức.

Trong và chỉ trong cái nền tảng ngoài thời gian và không gian này của quan hệ đặc thù của tôi với thế giới – cái nền tảng liên kết tất cả những ý thức tôi nhớ được và những ý thức có trước cuộc sống nhớ được của tôi (như Plato đã nói và như chúng ta tất cả đều cảm thấy trong mình) – chính ở đó, ở cái nền tảng ấy, trong quan hệ đặc thù ấy của tôi đối với thế giới mới có cái tôi đặc thù mà vì nó chúng ta lo sợ rằng nó sẽ bị tiêu hủy cùng với cái chết thân xác.

Nhưng chỉ cần hiểu ra rằng cái liên kết tất cả các ý thức làm một, cái đích thị là cái tôi đặc biệt của từng người – cái đó nằm ngoài thời gian và luôn luôn tồn tại, còn cái có thể chấm dứt chỉ là một loạt ý thức trong những thời điểm nhất định – thì sẽ trở nên hiển nhiên rằng sự tiêu biến của ý thức cuối cùng trong dòng thời gian, cùng với cái chết thân xác, cũng rất ít có thể tiêu hủy cái tôi đích thực của con người, tựa như giấc ngủ hằng ngày. Bởi vì không ai sợ ngủ, mặc dù trong khi ngủ diễn ra cái điều hoàn toàn giống như khi chết, đó là: ý thức tiêu biến trong thời gian.

Con người không sợ việc nó ngủ, mặc dù sự chấm dứt ý thức hoàn toàn giống y như khi chết, không phải bởi vì nó lập luận rằng nó từng đã ngủ và tỉnh dậy, và vì thế sẽ lại tỉnh dậy (lập luận ấy không đúng: nó có thể tỉnh dậy một nghìn lần, nhưng đến lần thứ một nghìn linh một thì không tỉnh dậy nữa) – chưa bao giờ có ai đưa ra lập luận như vậy, và lập luận ấy không thể trấn an được con người; nhưng con người biết rằng cái tôi đích thực của nó sống bên ngoài thời gian, và vì thế sự biến mất ý thức về mình, biểu lộ đối với nó trong thời gian, không thể tiêu hủy cuộc sống của nó.

Nếu như con người, như trong các truyện cổ tích, ngủ thiếp đi và cứ thế ngủ hàng nghìn năm, thì nó sẽ ngủ một cách bình thản y như chỉ ngủ có hai tiếng. Đối với ý thức của cuộc sống không phải tạm thời, mà là đích thực thì một triệu năm ngắt quãng trong thời gian và tám tiếng- tất cả đều ngang nhau, bởi vì đối với cuộc sống như vậy không có thời gian.

Thân thể bị tiêu hủy, và chỉ bị tiêu hủy cái ý thức của ngày hôm nay.

Nhưng con người lẽ ra đã phải làm quen với những biến đổi của thân thể mình và với sự thay thế những ý thức nhất thời này bằng những ý thức khác. Bởi vì những biến đổi ấy đã bắt đầu từ khi con người nhớ được về bản thân, và diễn ra không ngừng. Con người không sợ những biến đổi trong thân thể mình và không những không sợ hãi, mà còn rất hay mong nhanh chóng có những biến đổi ấy: muốn lớn nhanh, trưởng thành, khỏi bệnh, v.v… Con người từng là một cục thịt đỏ hỏn, và toàn bộ ý thức của nó nằm ở những đòi hỏi của cái dạ dày; bây giờ nó đã là một người đàn ông có tuổi, khôn ngoan, hoặc một phụ nữ yêu thương những đứa con đã lớn. Bởi vì không có gì giống như cũ cả trong thân thể lẫn trong ý thức, và con người đã không sợ hãi trước những biến đổi dẫn nó tới tình trạng hiện nay, mà chỉ chào đón chúng.

Vậy có gì là đáng sợ ở sự biến đổi phía trước? Sự tuyệt diệt ư? Nhưng cái mà ở trong nó diễn ra tất cả những biến đổi ấy – quan hệ đặc thù đối với thế giới – cái mà trong đó chứa đựng ý thức của cuộc sống đích thực, đã bắt đầu không phải từ sự ra đời của thân xác, mà ở ngoài thân xác và ngoài thời gian. Vậy thì làm sao mà bất kì một biến đổi nào trong thời gian và không gian lại có thể tiêu hủy được cái nằm bên ngoài nó? Con người thường dán mắt vào một phần bé nhỏ của cuộc sống của mình, không muốn nhìn thấy toàn bộ nó và lo lắng sao cho không lọt khỏi tầm mắt cái mẩu nhỏ xíu yêu quý ấy của nó. Điều ấy làm ta nhớ tới câu chuyện tiếu lâm về một người điên tưởng tượng anh ta là một người làm bằng kính, và, khi bị đánh rơi, anh ta kêu: choang! Và ngay lập tức chết thật. Để có cuộc sống cho con người, cần phải nắm bắt toàn bộ nó, chứ không phải một phần nhỏ, hiện ra trong không gian và thời gian của nó. Ai nắm được toàn bộ sự sống, người đó được ban thêm, còn ai nắm được chỉ một phần của nó, kẻ đó bị tước mất cái đang có.

Chương XXX

SỐNG LÀ QUAN HỆ VỚI THẾ GIỚI. VẬN ĐỘNG CỦA CUỘC SỐNG LÀ XÁC LẬP QUAN HỆ MỚI, CAO HƠN, VÀ VÌ VẬY CHẾT LÀ BƯỚC VÀO MỘT QUAN HỆ MỚI

Chúng ta không thể hiểu cuộc sống là cái gì khác ngoài một quan hệ (thái độ) nhất định với thế giới: chúng ta hiểu cuộc sống như thế trong bản thân mình và chúng ta cũng hiểu nó như vậy trong các sinh linh khác.

Nhưng trong bản thân mình chúng ta hiểu cuộc sống không chỉ như là quan hệ hiện tồn, mà còn như là quá trình thiết lập một quan hệ mới với thế giới thông qua việc cái cá thể sinh vật của ta tuân thủ trí tuệ ngày một triệt để hơn và tình yêu nơi ta biểu lộ ở cấp độ ngày một cao hơn. Sự diệt vong tất yếu của tồn tại thân xác, mà chúng ta chứng kiến trong bản thân, cho chúng ta thấy quan hệ của chúng ta với thế giới không phải là một cái gì đó cố định, mà chúng ta luôn luôn buộc phải đổi mới nó. Việc thiết lập quan hệ mới ấy, nghĩa là tiến trình của cuộc sống, cũng xóa bỏ quan niệm về cái chết. Cái chết chỉ hiện ra với ai không nhận thấy cuộc sống của mình ở việc thiết lập một quan hệ hợp lí hợp tình với thế giới và thể hiện nó bằng tình yêu ngày một lớn hơn, và anh ta dừng lại ở kiểu quan hệ cũ, nghĩa là ở cái cấp độ yêu thích cái này và không yêu thích cái kia, mà với nó anh ta đã bước vào cuộc sinh tồn.

Cuộc sống của anh ta là sự vận động không ngừng, nhưng do anh ta vẫn ở lại trong kiểu quan hệ với thế giới và ở cấp độ tình yêu mà với chúng, anh ta xưa kia bước vào cuộc sống, anh ta cảm thấy cuộc sống ngừng lại, và cái chết hiện ra với anh ta.

Cái chết vừa thấy rõ vừa đáng sợ chỉ đối với những người như thế. Toàn bộ tồn tại của con người đó chỉ là một sự chết không ngừng. Cái chết thấy rõ và đáng sợ đối với anh ta không chỉ trong tương lai, mà cả trong hiện tại, với tất cả những biểu hiện của sự suy yếu cuộc sống sinh vật, bắt đầu từ thời thơ ấu đến khi già nua, bởi vì vận động của sinh tồn từ thời thơ bé cho đến khi trưởng thành chỉ có vẻ là sự gia tăng sức lực tạm thời, nhưng về thực chất thì chính là sự thô cứng dần của các bộ phận, sự suy giảm dần độ mềm dẻo, sức sống, diễn ra không ngừng từ khi sinh ra đến khi chết đi. Con người ấy thường xuyên nhìn thấy cái chết trước mặt mình, và không gì có thể giải thoát anh ta khỏi nó.

Từng ngày, từng giờ tình trạng của người ấy càng tệ hơn, và không gì có thể làm anh ta khá lên được. Quan hệ đặc thù với thế giới, sự yêu thích cái này và không yêu thích cái kia đối với con người ấy chỉ là một trong các điều kiện sinh tồn của anh ta; và công việc duy nhất của cuộc sống, việc xác lập một quan hệ mới với thế giới và gia tăng tình yêu, đối với anh ta lại là việc làm không cần thiết. Toàn bộ cuộc sống của anh ta trôi đi trong nỗi bất khả: bất khả giải thoát khỏi sự giảm thiểu tất yếu của cuộc sống, sự thô cứng, suy yếu, mòn mỏi của nó và cái chết.

Nhưng đối với con người hiểu biết cuộc sống thì không như thế. Người ấy biết rằng anh ta mang vào cuộc sống hiện tại quan hệ đặc thù của mình đối với thế giới, sự yêu thích của mình đối với cái này và không yêu thích đối với cái kia từ một quá khứ ẩn kín đối với anh ta. Anh ta biết rằng chính sự yêu thích cái này và không yêu thích cái kia ấy mà anh ta mang vào cuộc sinh tồn này cái thực chất nhất của cuộc sống anh ta, rằng đó không phải là một đặc tính ngẫu nhiên của cuộc sống của anh ta, mà là biểu hiện duy nhất về sự vận động của cuộc sống – anh ta nhìn thấy cuộc sống của mình chỉ ở sự vận động ấy, chỉ trong sự gia tăng tình yêu ấy. :

Nhìn vào quá khứ của mình trong cuộc sống ấy, anh ta, dựa theo một loạt những ý thức của mình mà anh ta còn nhớ được, thấy rằng quan hệ của anh ta với thế giới đã thay đổi, sự tuân thủ luật của trí tuệ được tăng lên, và sức mạnh và lãnh địa của tình yêu lớn lên không ngừng, mang tới cho anh ta hạnh phúc ngày càng lớn hơn không phụ thuộc, mà đôi khi còn ở trong tỉ lệ nghịch trực tiếp với sự suy vi của tồn tại cá thể.

Một con người như thế, tiếp nhận cuộc sống của mình từ một quá khứ không thấy được và nhận thức được sự phát triển liên tục của nó, không chỉ bình thản, mà còn mừng vui mang nó tới một tương lai cũng không thể thấy.

Người ta nói: bệnh tật, tuổi già, sự lẫn cẫn, rơi vào trạng thái tuổi thơ là sự tiêu vong của ý thức và cuộc sống con người. Nhưng đó là đối với con người nào? Tôi, theo truyền thuyết, hình dung ra cho mình thánh John – nhà thần học, do quá già nua mà quay về tuổi thơ. Theo truyền thuyết, Người chỉ nói mỗi câu: các anh em, hãy yêu thương lẫn nhau! Một ông già trăm tuổi nhỏ bé, chỉ đi lại được đôi chút, mắt chan chứa lệ, chỉ phều phào mãi mỗi ba từ: hãy yêu nhau! Trong con người ấy sự tồn tại sinh vật chỉ còn lại chút thấp thoáng – toàn bộ nó đã bị choán hết bởi một quan hệ mói với n thế giới, bởi một sinh linh mới, không còn chứa đựng nổi trong thể tồn tại bằng xương bằng thịt của con người.

Đối với một người hiểu cuộc sống trong thực chất của nó, thì nói về sự giảm thiểu cuộc sống do bệnh tật và tuổi già, và buồn rầu vì chuyện đó chẳng khác nào một ai đó buồn rầu thấy anh ta càng tiến lại gần với ánh sáng hơn thì cái bóng của anh ta càng thu nhỏ hơn. Còn tín là cuộc sống của mình tiêu vong, bởi cơ thể tiêu vong thì cũng ngang với việc tin rằng sự tiêu tan cái bóng của một vật, sau khi vật ấy đã ra ngoài ánh sáng hoàn toàn là dấu hiệu đáng tin về sự tiêu vong của bản thân vật ấy. Chỉ có ai nhìn quá lâu vào cái bóng, đến mức cuối cùng tưởng rằng cái bóng là chính vật thể, mới có thể đưa ra những kết luận như vậy.

Còn người nào biết về mình không theo những phản chiếu từ cuộc sinh tồn trong không gian và thời gian, mà theo quan hệ yêu thương ngày một tăng cao với thế giới, thì với người ấy sự tan dần của cái bóng của các điều kiện không gian và thời gian chỉ là dấu hiệu của độ ánh sáng lớn hơn. Ai hiểu cuộc sống của mình như là một quan hệ đặc thù nhất định đối với thế giới, mà anh ta đã bước vào cuộc sinh tồn cùng với nó và nó đã lớn lên trong cuộc sống của anh ta nhờ sự gia tăng của tình yêu, thì với người ấy việc tín vào sự tuyệt diệt của mình cũng chẳng khác nào việc một người hiểu biết các quy luật thấy được của thế giới bên ngoài mà lại tin rằng mẹ anh ta đã tìm thấy anh ta dưới lá bắp cải và thân thể anh ta bỗng nhiên sẽ bay đi đâu mất, và không còn lại cái gì cả.

Chương XXXI

CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT KHÔNG CHẤM DỨT TRONG THẾ GIỚI NÀY

Nhưng niềm tin dị đoan ấy về cái chết còn trở nên rõ ràng hơn, không nói từ phương diện khác, mà chỉ xét từ chính thực chất cuộc sống như chúng ta nhận thức về nó. Một người anh của tôi đã từng sống như tôi, song bây giờ không còn sống như tôi đang sống nữa. Cuộc sống của anh ấy từng là ý thức của anh ấy và nó đã diễn ra trong những điều kiện tồn tại thể xác của anh ấy; có nghĩa là giờ đây không còn nơi chốn và thời gian cho sự hiển lộ ý thức của anh ấy, và anh ấy không còn nữa đối với tôi. Anh tôi từng tồn tại, tôi từng giao tiếp với anh tôi, nhưng bây giờ anh ấy không còn nữa, và tôi sẽ không bao giờ biết được anh ấy ở đâu.

“Giữa anh ấy và chúng ta đã bị cắt đứt mọi mối liên lạc. Anh ấy không còn nữa đối với chúng ta, và chúng ta cũng sẽ không còn nữa đối với những ai ở lại sau ta. Đó là gì nếu không phải là cái chết?” Những người không hiểu cuộc sống nói như vậy, họ nhìn thấy trong sự chấm dứt giao tiếp bên ngoài một bằng chứng không thể hồ nghi nhất về cái chết thực sự. Tuy nhiên, không ở đâu tính hư ảo của quan niệm về cái chết lại hiện ra rõ ràng và hiển nhiên như là ở sự chấm dứt cuộc sống thân xác của những người thân. Anh tôi đã chết, và chuyện gì đã xảy ra? Xảy ra chuyện là những biểu hiện về mối quan hệ của anh ấy với thế giới từng khả thể đối với sự quan sát của tôi trong không gian và thời gian nay đã biến mất khỏi tầm mắt tôi và không còn lại gì cả.

“Không còn lại cái gì cả” – con nhộng chưa nở thành bướm có lẽ sẽ nói như vậy khí nhìn thấy cái kén nằm bên cạnh nó giờ đã rỗng không. Nhưng con nhộng có thể nói thế, nếu như nó có thể suy nghĩ và nối được, bởi vì khi đã mất đi người bạn hàng xóm của mình, thì nó thực sự sẽ không còn cảm thấy chút gì về bạn nó nữa. Nhưng điều đó không xảy ra với con người. Anh tôi mất đi, cái kén của anh ấy, quả thật, giờ đã rỗng không, tôi không thấy anh ấy dưới hình dạng mà trước đấy tôi thấy anh ấy nữa, nhưng sự biến mất của anh khỏi mắt tôi không hủy diệt được quan hệ của tôi với anh ấy. Trong tôi vẫn còn lại, như chúng ta nói, hồi ức về anh ấy.

Còn lại hồi ức – không phải hồi ức về đôi tay, khuôn mặt, đôi mắt, mà là hồi ức về hình ảnh tinh thần của anh ấy.

Hồi ức đó là cái gì? Một từ thật đơn giản, dễ hiểu, như ta vẫn tưởng! Hình thức của các tinh thể, của các con vật biến mất, và giữa chúng không thể có hồi ức về nhau. Còn tôi có hồi ức về bạn tôi – anh tôi.[60] Và cuộc sống của người bạn và người anh của tôi càng tương hợp hơn với quy luật của trí tuệ, càng được biểu hiện nhiều hơn trong tình yêu, thì hồi ức ấy lại càng sống động. Hồi ức ấy không phải chỉ là sự hình dung, mà còn là một cái gì đấy tác động đến tôi y như cuộc sống của anh tôi đã từng tác động đến tôi khi anh ấy còn tồn tại trên trần gian. Hồi ức ấy chính là cái bầu không khí phi vật chất, vô hình của riêng anh tôi, bao quanh cuộc sống của anh tôi và tác động tới tôi và tới những người khác khi anh ấy còn tồn tại trong thân xác, hệt như nó tác động tới tôi cả sau khi anh ấy đã chết.

Hồi ức ấy đòi hỏi ở tôi bây giờ, sau khi anh ấy đã chết, vẫn những gì nó đã đòi hỏi khi anh ấy còn sống. Hơn thế nữa, hồi ức ấy sau khi anh ấy đã chết trở nên bức bách đối vói tôi hơn là khi anh ấy còn sống. Lực sống từng có trong anh tôi không những không mất đi, không suy giảm, không nguyên như cũ, mà thậm chí nó gia tăng và tác động tới tôi mạnh hơn trước kia.

Lực sống của anh tôi sau cái chết thân xác vẫn tác động y như thế thậm chí còn mạnh hơn so với trước khi chết và tác động như là tất cả những gì sống động thực sự. Vậy trên cơ sở nào, trong khi tôi vẫn cảm thấy trên bản thân mình cái lực sống ấy, y như khi anh tôi còn tồn tại trong thân xác, hay là cái quan hệ ấy của anh với thế giới, mà nó đã giúp tôi hiểu rõ quan hệ của mình với thế giới – trên cơ sở nào tôi có thể khẳng định rằng người anh đã qua đời của tôi không còn sự sống nữa? Tôi có thể nói rằng anh ấy đã bước ra khỏi mối quan hệ cấp thấp hơn đối với thế giới, mà với tư cách một sinh vật, anh từng, còn tôi thì đang ở trong đó – tất cả chỉ có thế thôi; tôi có thể nói rằng tôi không thấy trung tâm của mối quan hệ mới với thế giới mà hiện giờ anh đang ở trong đó; nhưng tôi không thể phủ định sự sống của anh, bởi vì tôi cảm thấy trên bản thân mình sức mạnh của nó. Qua gương phản chiếu tôi từng thấy một người đang đỡ tôi; tấm gương phản chiếu đã mờ đi. Tôi không nhìn thấy người ấy đỡ tôi như thế nào nữa, nhưng bằng tất cả con người, tôi cảm thấy anh ta vẫn đỡ tôi như cũ, và như vậy anh ta vẫn tồn tại.

Song còn hơn thế nữa, cuộc sống của người anh đã mất của tôi, mà tôi không thể thấy được nữa, không chỉ tác động, mà nó còn thâm nhập vào tôi. Cái tôi sống động đặc thù của anh ấy, quan hệ của anh ấy với thế giới trở thành quan hệ của tôi với thế giới. Dường như bằng sự thiết lập quan hệ với thế giới anh đã nâng tôi lên nấc thang mà anh đang đứng trên đó, và tôi, cái tôi sống động đặc thù của tôi, cảm thấy rõ hơn nấc thang tiếp theo mà anh đã bước lên; tuy đã ẩn kín trước mắt tôi, nhưng anh vẫn tự lôi kéo tôi theo anh.

Tôi nhận thức như vậy về cuộc sống của người anh đã yên ngủ bằng cái chết thân xác và vì thế tôi không thể nghi ngờ về nó; và qụan sát những tác động đến thế giới của cuộc sống đã biến mất khỏi tầm mắt tôi, tôi tin tường chắc chắn vào tính hữu thực của cuộc sống không còn hiển hiện trước mắt tôi ấy. Con người chết đi, nhưng quan hệ của anh ta với thế giới tiếp tục tác động đến những người khác, thậm chí không phải như khi anh ta còn sống, mà còn mạnh mẽ hơn vô vàn lần, và sự tác động ấy gia tăng theo mức độ gia tăng của trí tuệ và tình yêu và tiếp tục lớn lên như tất cả những gì đang sống, không bao giờ ngừng, và gián đoạn.

Đức Kitô đã chết rất lâu, và sự tồn tại thân xác của Ngài rất ngắn ngủi, và chúng ta không hình dung được rõ ràng về cơ thể bằng xương bằng thịt của Ngài, nhưng sức mạnh cuộc sống trong trí tuệ và tình yêu của Ngài, quan hệ của Ngài với thế giới thì không mảy may khác đi, nó tác động đến tận bây giờ tới hàng triệu người đang tiếp nhận quan hệ đó của Ngài với thế giới và sống bằng nó. Tại sao nó vẫn tác động? Đó là cái gì vậy – cái mà trước kia từng gắn liền với tồn tại thân xác của Đức Kitô và bây giờ làm nên sự tiếp tục và phát triển vẫn cuộc sống ấy của Ngài? Chúng ta nói: đó không phải là cuộc sống của Đức Kitô, mà là hậu quả của nó.

Và nói xong những lời vô nghĩa ấy, chúng ta tưởng là vừa nói ra một cái gì đó rõ ràng hơn và xác định hơn điều khẳng định rằng sức mạnh ấy là chính Đức Kitô hằng sống. Bởi lẽ những con kiến từng kiếm mồi bên một quả sồi, mà nay đã mọc lên và trở thành một cây sồi cũng tương tự như vậy; quả sồi đã mọc và đã trở thành một cây sồi đâm rễ tứ tung xuống đất, trút xuống đất các cành khô, lá cây, những quả sồi mới, che nắng che mưa, làm đổi thay tất cả những gì sống quanh nó. “Đó không phải là cuộc sống của quả sồi” – những con kiến sẽ nói – “mà là những hậu quả cuộc sống của nó, còn cuộc sống ấy thì đã kết thúc khi chúng tôi tha quả sồi ấy và thả xuống một cái lỗ.”

Anh tôi đã chết hôm qua hay hàng nghìn năm về trước, song sức mạnh cuộc sống của anh ấy, như nó từng tác động khi anh ấy còn sống bằng xương bằng thịt sẽ tiếp tục tác động còn mạnh mẽ hơn nữa trong tôi và trong hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu con người, mặc dù trung tâm của cái sức mạnh mà tôi từng nhìn thấy khi anh còn tồn tại trong thể xác tạm thời đã biến mất khỏi mắt tôi. Điều ấy có nghĩa là gì? Tôi nhìn thấy ánh sáng từ đám cỏ đang cháy trước mặt. Đám cỏ ấy lụi đi, nhưng ánh sáng càng bùng lên: tôi không thấy được nguyên nhân của ánh sang ấy, tôi không biết cái gì đang cháy, nhưng có thể kết luận rằng vẫn ngọn lửa đã thiêu cháy đám cỏ, bây giờ đang thiêu cháy tiếp cánh rừng xa xa, hay một cái gì đấy mà tôi không thể trông thấy.

Nhưng đó là thứ ánh sáng mà tôi không chỉ thấy nó lúc này, nó là thứ duy nhất dẫn đường chỉ lối và mang lại cho tôi cuộc sống. Tôi sống bằng ánh sáng đó. Thế thì làm sao tôi có thể phủ định nó? Tôi có thể nghĩ rằng sức mạnh của cuộc sống ấy bây giờ đã có một trung tâm khác mà tôi không thấy được. Nhưng phủ định nó thì tôi không thể, bởi vì tôi cảm thấy nó, vận động và sống bằng nó. Cái trung tâm ấy là thế nào, sức mạnh ấy tự thân nó ra sao, tôi không thể biết – tôi có thể phỏng đoán, nếu như tôi thích phỏng đoán và không sợ nhầm lẫn. Song nếu tôi muốn tìm đích thị một sự trí hội về cuộc sống, thì tôi sẽ chỉ thỏa mãn với những hiểu biết rõ ràng, chắc chắn, và tôi không muốn làm hỏng sự hiểu biết rõ ràng, chắc chắn ấy bởi ảnh hưởng của những phỏng đoán tùy tiện và khả nghi.

Với tôi thế là đủ nếu tôi biết rằng tất cả những gì cho tôi cuộc sống đều được tạo ra từ cuộc sống của những người sống trước tôi và đã chết từ lâu, và vì thế bất kì một ai tuân theo quy luật của cuộc sống, buộc cá thể sinh vật của mình tuân phục trí tuệ và thể hiện sức mạnh của tình yêu, đều đã và đang sống trong những người khác sau khi cuộc sinh tồn trong thân xác của họ biến mất – thì niềm tin dị đoan nhảm nhí và khủng khiếp về cái chết sẽ không bao giờ giày vò tôi nữa.

Ở những người để lại sau mình cái sức mạnh vẫn tiếp tục hoạt động, chúng ta có thể quan sát thêm một điều, ấy là vì lẽ gì, sau khi đã buộc được cái cá thể của mình quy phục tuân theo trí tuệ và hiến mình cho cuộc sống của tình yêu, họ không bao giờ nghi ngờ và không thể nghi ngờ về sự bất khả hủy diệt của cuộc sống.

Trong cuộc sống của những người ấy, chúng ta có thể tìm thấy cơ sở của niềm tin nơi họ vào sự bất tận của cuộc sốngvà sau đó, khi đi sâu vào cuộc sống của chính bản thân mình, thì chúng ta cũng sẽ tìm ra ở ngay trong mình những cơ sở ấy. Đức Kitô nói rằng Ngài sẽ sống sau khi bóng ma của cuộc sống biến mất. Ngài nói thế là vì ngay khi còn tồn tại trong thân xác, Ngài đã bước vào một cuộc sống đích thực, cuộc sống ấy không thể chấm dứt. Ngài đã sống trong tồn tại thân xác của mình dưới những tia sáng tỏa ra từ một trung tâm sống khác mà Ngài đang đi đến đó, và sinh thời đã nhìn thấy những tia sáng ấy soi sáng cho những người xung quanh Ngài như thế nào. Bất kì ai chối từ cái cá thể và sống bằng cuộc sống của trí tuệ và tình yêu cũng đều nhận thấy chính điều đó.

Dù phạm vi hoạt động của con người có hạn hẹp đến đâu – dẫu là Đức Kitô, hay Socrates, hay một cụ già vô danh tốt bụng và đầy lòng hi sinh, hay một chàng trai, một phụ nữ – nếu họ sống mà biết khước từ cái cá thể vì hạnh phúc của những người khác, thì ngay ở đây, trong cuộc sống này họ đã bước vào mối quan hệ mới với thế giới mà trong đó không có cái chết và việc thiết lập quan hệ ấy là công việc của cả đời đối với tất cả mọi người.

Một người nhận ra cuộc sống của mình trong việc tuân theo luật của trí tuệ và thể hiện tình yêu ắt nhìn thấy trong cuộc sống ấy, một mặt, là những tia sáng của trung tâm mới của sự sống mà anh ta đang đi tới đó, mặt khác, là tác động mà ánh sáng ấy chiếu rọi qua anh ta, gây ra cho những người xung quanh. Và điều đó mang tới cho anh ta niềm tin chắc chắn vào sự không suy tàn, bất tử và gia tăng vĩnh cửu của cuộc sống. Không thể tiếp nhận niềm tin vào sự bất tử từ một người nào đấy, cũng không thể tự thuyết phục mình về sự bất tử. Để có được niềm tin vào sự bất tử, cần phải có sự bất tử, mà để có được sự bất tử, cần phải hiểu cuộc sống của mình bất tử ở chỗ nào. Chỉ ai đã thực hiện xong công việc của cả đời mình, đã thiết lập trong cuộc đời ấy quan hệ mới với thế giới mà mối quan hệ ấy đã không còn xếp gọn được trong con người anh ta – chỉ người ấy mới có thể tin vào cuộc sống tương lai.

Chương XXXII

NIỀM TIN DỊ ĐOAN VỀ CÁI CHẾT SINH RA DO CON NGƯỜI LẪN LỘN NHỮNG QUAN HỆ KHÁC NHAU CỦA MÌNH VỚI THẾ GIỚI

Đúng, nếu nhìn vào cuộc sống trong ý nghĩa đích thực của nó, thì thậm chí sẽ trở nên khó hiểu những quan niệm dị đoan lạ lùng về cái chết được duy trì trên cơ sở nào.

Chẳng hạn, khí bạn một lần đã nhìn ra cái gì trong bóng tối làm bạn hoảng sợ, ví dụ như bóng ma, thì bạn sẽ không thể nào trở lại với nôi sợ ma ấy nữa.

Sở dĩ có nỗi sợ hãi đánh mất một cái gì đó duy nhất hiện hữu là vì cuộc sống hiện ra đối với con người không chỉ trong mối quan hệ đặc thù của ý thức hữu trí đối với thế giới, cái quan hệ mà nó biết rất rõ nhưng không nhìn thấy được, mà cả trong hai mối quan hệ mà nó không nhận thức được, nhưng nhìn thấy rất rõ: quan hệ của ý thức sinh vật và quan hệ của thân thể nó đối với thế giới. Tất cả những gì hiện tồn đối với con người bao gồm: 1) quan hệ của ý thức hữu trí của nó với thế giới, 2) quan hệ của ý thức sinh vật của nó với thế giới, và 3) quan hệ của thân thể nó với thế giới. Nếu không hiểu được rằng quan hệ của ý thức hữu trí với thế giới là cuộc sống duy nhất của nó, thì con người dễ lầm tưởng rằng cuộc sống của mình còn nằm cả trong quan hệ thấy được của ý thức sinh vật và của vật chất với thế giới, vì thế nó sợ mất đi cái quan hệ đặc thù của ý thức hữu trí với thế giới mỗi khi trong cái cá thể của nó mối quan hệ trước đây của sinh thể và của vật chất cấu thành nên sinh thể ấy với thế giới bị phá vỡ.

Một con người như thế có cảm tưởng rằng nó được sinh ra từ sự vận động cùa vật chất đã đạt đến nấc thang của ý thức cá thể sinh vật. Nó cảm thấy cái ý thức sinh vật ấy chuyển hóa thành ý thức hữu trí, nhưng rồi ý thức hữu trí ấy suy yếu đi và lại chuyển ngược về ý thức sinh vật, và cuối cùng cả ý thức sinh vật cũng suy yếu và chuyển thành vật chất vô sinh mà từ đó nó đã sinh ra. Với cách nhìn như thế, quan hệ của ý thức hữu trí của nó với thế giới là một cái gì đó ngẫu nhiên, không cần thiết và sẽ tiêu vong. Và theo cách nhìn này thì hóa ra quan hệ của ý thức sinh vật của nó với thế giới lại không thể tiêu vong – con vật sẽ tiếp tục sống trong nòi giống của mình; quan hệ của vật chất với thế giới thì đã không cách nào có thể bị tiêu hủy và nó vĩnh cửu; còn cái quý nhất – ý thức hữu trí của nó – thì không những không vĩnh cửu, mà chỉ là ánh sáng lóe lên của một cái gì đó không cần thiết, dư thừa.

Và con người cảm thấy không thể có điều đó. Và chính ở đây sinh ra nỗi sợ chết. Để thoát khỏi nỗi sợ ấy, một số người muốn thuyết phục mình rằng ý thức sinh vật chính là ý thức hữu trí của họ, và sự bất tử của con người sinh vật, nghĩa là của nòi giống, hậu duệ của nó đã thỏa mãn cái đòi hỏi bất tử của ý thức hữu trí mà họ đang mang trong mình. Những người khác muốn làm mình tin rằng cuộc sống, trước đó chưa bao giờ tồn tại, sau khi bỗng nhiên xuất hiện dưới dạng thân xác và biến mất cùng với thân xác, sẽ lại được phục sinh trong thân xác và sẽ sống. Nhưng tin vào điều trước hay điều sau đều là không thể đối với những người không nhận thấy cuộc sống trong quan hệ của ý thức hữu trí với thế giới.

Đối với họ, hiển nhiên là việc duy trì nòi giống của con người không làm thỏa mãn yêu cầu không ngừng im tiếng về sự vĩnh cửu của cái tôi đặc biệt của họ; còn quan niệm về một cuộc sống sẽ lại được bắt đầu hàm chứa trong nó khái niệm về sự chấm dứt của sự sống, và nếu sự sống không hề có trước đó, chưa từng có bao giờ, thì nó cũng không thể có sau này.

Đối với cả những người này lẫn người kia, cuộc sống trần thế chỉ là một con sóng. Từ vật chất vô sinh tách ra cái cá thể, từ cá thể tách ra ý thức hữu trí – đỉnh của con sóng; sau khi đạt tới đỉnh cao, con sóng – ý thức hữu trí và cá thể – lại hạ xuống nơi mà từ đó chúng xuất hiện, rồi tan biến. Cuộc sống con người đối với cả những người này lẫn người kia là cuộc sống thấy được. Con người lớn lên, trưởng thành, chết đi và sau cái chết đối với nó không còn gì là có thể nữa – cái còn lại sau nó và từ nó: hoặc là con cháu, hoặc thậm chí sự nghiệp của nó đều không làm nó thỏa mãn. Nó tiếc nuối cái tôi, sợ sự ngừng tắt cuộc sống của mình. Nó không thể tin vào việc cuộc sống này của nó, được bắt đầu tại đây trên trái đất này trong cơ thể nó và cũng tại đây nó kết thúc, cuộc sống ấy của bản thân nó sẽ lại được phục sinh.

Con người biết rằng nếu nó chưa từng có trước đây, và nó xuất hiện từ hư không rồi chết, thì nó, cái tôi đặc biệt ấy sẽ không bao giờ có nữa và không thể có. Con người nhận thức được nó không chết chỉ khi nào nó nhận thức được rằng nó chưa từng bao giờ sinh ra mà luôn luôn đã, đang và sẽ tồn tại. Con người tin được vào sự bất tử của mình chỉ khi nó hiểu rằng cuộc sống của nó không phải là con sóng, mà là sự vận động vĩnh cửu, sự vận động ấy hiện ra trong cuộc sống này như là con sóng.

Tôi nghĩ rằng tôi sẽ chết và cuộc sống của tôi sẽ kết thúc, ý nghĩ ấy hành hạ và làm tôi hoảng sợ, bởi vì tôi tiếc nuối bản thân mình. Nhưng cái gì chết nào? Tôi tiếc cái gì nào? Tôi là cái gì từ góc độ thông thường nhất? Tôi trước hết là xương thịt. Thế thì đã sao nào? Vì cái đó mà tôi sợ, tôi nuối tiếc nó ư? Hóa ra là không: không bao giờ, không khi nào và không một bộ phận nhỏ nào của thân thể và của vật chất có thể biến mất. Thê nghĩa là cái phần đó của tôi đã được đảm bảo, chẳng việc gì phải sợ cho nó. Tất cả sẽ còn lại vẹn toàn. Nhưng không, mọi người nói, không phải tiếc cái đó. Tiếc tôi cơ, một Lev Nikolaevich, một Ivan Semenych cơ… Nhưng bất kì ai cũng không còn là anh ta như hai mươi năm về trước, và mỗi ngày anh ta lại khác đi cơ mà. Tôi tiếc ai ở đây bây giờ? Không, mọi người nói, không phải cái đó, không tiếc cái đó. Tiếc cái ý thức về tôi, về cái tôi của tôi cơ.

Nhưng cả ý thức ấy của bạn cũng chưa bao giờ là một, mà chúng rất khác nhau: nó là khác một năm trước đây, còn khác hơn mười năm về trước, còn trước đó nữa thì hoàn toàn khác; dù bạn có cố nhớ bao nhiêu, nó vẫn vừa phát triển vừa thay đổi. Tại sao bạn lại thích ý thức hiện nay của bạn đến thế, sao bạn lại tiếc nếu để mất nó đến thế? Nếu nó luôn luôn chỉ là một ở bạn, khi đó còn có thể hiểu được, đằng này lúc nào nó cũng làm mỗi việc là đổi thay. Bạn không thấy và không thể tìm thấy khởi đầu của nó, thế mà bỗng nhiên bạn muốn để nó không có kết thúc, để làm sao cái ý thức bây giờ đang có trong bạn ở lại mãi mãi với bạn. Từ khi bạn ý thức được chính mình, lúc nào bạn cũng vận động.

Bạn đã đến với cuộc sống này mà bản thân không biết bằng cách nào, nhưng bạn biết rằng bạn đã đến như một cái tôi đặc biệt mà bạn đang là như thế, sau đó bạn cứ đi, đi mãi, đến được nửa chừng rồi bỗng nhiên chẳng ra vui mừng, chẳng ra hoảng hốt bạn khựng lại và không muốn nhúc nhích đi tiếp, bởi bạn không nhìn thấy một cái gì ở phía trước. Nhưng bạn cũng đâu có nhìn thấy chỗ mà từ đó bạn xuất phát, thế mà bạn đã đến đó rồi; bạn đã đến qua cửa vào và không muốn ra qua cửa ra.

Toàn bộ cuộc sống của bạn là một cuộc hành trình qua cuộc tồn tại thân xác: bạn đì, đi vội vã và bỗng nhiên bạn cảm thấy tiếc là đang hoàn thành chính cái việc bạn từng làm không ngừng nghỉ. Bạn thấy sợ sự biến đổi lớn lao trong tình trạng của bạn khi cái chết thể xác đến; nhưng sự biến đổi lớn lao ấy diễn ra với bạn từ khi bạn ra đời, và chuyện ấy không hề sinh ra một cái gì xấu đối với bạn, mà ngược lại, sinh ra một cái thật tốt, đến nỗi bạn không muốn chia tay với nó.

Cái gì có thể làm bạn hoảng sợ? Bạn nói rằng bạn tiếc bản thân mình, với những tình cảm, suy nghĩ như hiện nay, với cách nhìn như vậy ra thế giới, với quan hệ hiện nay của bạn với thế giới.

Bạn sợ đánh mất quan hệ của mình với thế giới. Thế quan hệ đó là thế nào? Nó nằm ở đâu?

Nếu nó nằm ở chỗ bạn ăn uống, sinh con, dựng nhà, ăn mặc, ứng xử thế này hoặc thế khác với mọi người và động vật, thì tất cả đều là mối quan hệ của bất kì người nào, với tư cách một sinh vật biết suy nghĩ, với thế giới, và quan hệ đó không cách gì có thể biến mất; đã có, đang có và sẽ có hàng triệu người như vậy, và nòi giống của họ sẽ được bảo tồn có lẽ cùng chắc chắn như mỗi phần nhỏ của vật chất. Sự bảo tồn nòi giống với sức mạnh đến thế được quy định cho tất cả các sinh vật, và vì vậy bền vững đến mức chẳng việc gì phải lo sợ cho nó. Nếu bạn là con vật, thì bạn chẳng có gì phải sợ, còn nếu bạn là vật chất, thì bạn còn được bảo đảm hơn nữa về sự vĩnh cửu của mình.

Nếu bạn sợ mất cái không phải là sinh thể, thì tức là bạn sợ mất đi quan hệ hữu trí đặc thù của bạn với thế giới – cái mà cùng với nó bạn bước vào cuộc sinh tồn này. Nhưng bạn biết là nó xuất hiện không phải cùng với sự ra đời của bạn: nó tồn tại không phụ thuộc vào cá thể sinh vật được sinh ra của bạn và vì thế cũng không thể phụ thuộc vào cái chết của cá thể sinh vật đó.

Chương XXXIII

CUỘC SỐNG THẤY ĐƯỢC LÀ MỘT PHẦN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG BẤT TẬN CỬA SỰ SỐNG

Tôi hình dung về cuộc sống trần thế của tôi và cuộc sống của tất cả những người khác như thế này:

Tôi và bất kì một người sống nào đã bắt gặp chính mình trong thế giới này với một quan hệ nhất định, xác định đối với thế giới, với một mức độ nhất định của năng lực yêu thương. Thoạt đầu, chúng tôi tưởng rằng chính từ quan hệ ấy của chúng tôi đối với thế giới mà cuộc sống của chúng tôi bắt đầu, nhưng những quan sát ngay trên bản thân mình và những người khác cho chúng tôi thấy là quan hệ ấy đối với thế giới, mức độ yêu thương của mỗi người trong chúng tôi không bắt đầu cùng với cuộc sống ấy, mà được chúng tôi mang vào cuộc sống từ một quá khứ ẩn kín đối với chúng tôi qua sự ra đời thân xác của mình; ngoài ra, chúng tôi thấy là toàn bộ dòng chảy cuộc sống của chúng tôi ở đây không là cái gì khác ngoài sự lớn lên không ngừng, sự gia tăng tình yêu nơi chúng tôi, mà tình yêu ấy không bao giờ chấm dứt, chỉ ẩn khuất khỏi con mắt chúng tôi bởi cái chết thể xác.

Cuộc sống thấy được của chúng tôi đối với tôi là một đoạn cắt của hình nón, mà đỉnh và đáy của nó ẩn kín khỏi tầm nhìn trí óc của tôi. Phần hẹp nhất của hình nón là quan hệ của tôi đối với thế giới, mà cùng với nó lần đầu tiên tôi nhận thức được mình; phần rộng nhất là quan hệ cao nhất với cuộc sống mà tôi đạt tới bây giờ. Phần khởi đầu của hình nón đó – đỉnh của nó – ẩn kín đối với tôi trong thời gian bởi sự rạ đời của tôi, phần tiếp tục của hình nón ẩn kín đối với tôi bởi tương lai, cả hai phần tôi đều không thể thấy được cả trong tồn tại thân xác của tôi lẫn trong cái chết thể xác của tôi. Tôi không nhìn thấy cả đỉnh của hình nón, cả đáy của nó, nhưng dựa theo cái phần hiện ra, mà trong đó diễn ra cuộc sống thấy được và nhớ được của tôi, tôi nhất định sẽ nhận biết được các đặc tính của nó.

Đầu tiên, tôi tưởng rằng đoạn cắt đó của hình nón chính là toàn bộ cuộc sống của tôi, nhưng cùng với sự vận động của cuộc sống đích thực nơi tôi, một mặt, tôi nhận thấy là cái tạo nên nền tảng cuộc sống của tôi lại nằm đằng sau nó, ở bên ngoài những giới hạn của nó: càng sống, tôi càng cảm thấy sống động hơn và rõ ràng hơn mối liên hệ của tôi với quá khứ mà tôi không thấy được; mặt khác, tôi thấy cũng nền tảng ấy lại dựa vào một tương lai mà tôi cũng không thấy được, tôi cảm thấy rõ ràng hơn và sống động hơn mối liên quan của mình với tương lai và đi tới kết luận rằng cuộc sống mà tôi thấy được, cuộc sống trần thế của tôi, chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ cuộc sống của tôi từ hai đầu của nó – trước khi sinh ra và sau khi chết đi – một cuộc sống chắc chắn là tồn tại, nhưng ẩn khuất đối với ý thức hiện nay của tôi.

Và vì thế sự không còn nhìn thấy cuộc sống sau cái chết thể xác, cũng hệt như việc không nhìn thấy nó trước khi ra đời, không làm tôi mất đi tri thức hiển nhiên về sự tồn tại của nó trước khi sinh ra và sau khi chết đi. Tôi bước vào cuộc sống với những đặc tính sẵn có nhất định của tình yêu đối với thế giới bên ngoài tôi; sự tồn tại thể xác của tôi – dù ngắn hay dài – diễn ra trong sự gia tăng tình yêu được tôi đưa vào cuộc sống ấy, và vì thế tôi kết luận một cách chắc chắn rằng tôi đã sống trước khi tôi ra đời và sẽ sống sau thời điểm hiện tại, mà ở đó tôi đang có mặt và đang suy luận, cũng như sau bất kì thời điểm nào khác trước hoặc sau cái chết thân xác của tôi.

Khi nhìn vào những khởi đầu và kết thúc của sự tồn tại trong thân xác của những người khác (thậm chí của mọi sinh vật nói chung), tôi thấy dường như có cuộc sống dài hơn, có cuộc sống ngắn hơn; cuộc sống này xuất hiện sớm hơn và tiếp tục hiện hữu trước mắt tôi lâu hơn, cuộc sống khác xuất hiện muộn hơn và rất nhanh chóng lại khuất lấp trước tôi, nhưng trong tất cả các cuộc sống ấy tôi thấy biểu lộ vẫn một quy luật của bất kì cuộc sống đích thực nào – sự lớn lên của tình yêu, như thể sự lan rộng những tia sang của cuộc sống. Dù tấm màn che khuất khỏi tôi dòng chảy cuộc sống tạm thời của những người ấy có hạ xuống sớm hơn hay muộn hơn, thì cuộc sống của tất cả họ vẫn là một cuộc sống ấy, và tất cả, cũng giống như bất kì cuộc sống nào, đều không có khởi đầu lẫn kết thúc.

Và việc một ai đó sống lâu hơn hay mất sớm hơn trong những điều kiện tôi chứng kiến được của tồn tại ấy cũng không thể làm nên một khác biệt nào trong cuộc sống thực sự của anh ta. Nếu một người đi qua tầm mắt quan sát được của tôi lâu hơn, còn người khác lại đi qua nó rất nhanh, thì cái đó hoàn toàn không thể buộc tôi gán định cuộc sống thực sự nhiều hơn cho người đầu tiên và ít hơn cho người thứ hai. Nếu tôi nhìn thấy một người đi ngang qua cửa sổ nhà tôi – dù là nhanh hay chậm – thì dù có thế nào tôi vẫn biết chắc chắn người ấy từng tồn tại trước lúc tôi nhìn thấy anh ta, và sẽ tiếp tục tồn tại sau khi đã khuất khỏi tầm mắt của tôi.

Nhưng tại sao một số người đi nhanh và những người khác lại đi chậm? Tại sao một cụ già, khô héo, xơ cứng về mặt tinh thần, theo quan điểm của chúng ta là không có khả năng thực hiện quy luật của cuộc sống – làm gia tăng tình yêu – thì sống, còn một đứa trẻ, một thanh niên, một cô gái, một người đang dồi dào sức lực cho nội tâm lại chết, lại bước ra khỏi những đ ều kiện của cuộc sống thân xác này, mà trong đó theo quan niệm của chúng ta họ chỉ vừa mới bắt đầu thiết lập được ở mình mối quan hệ đúng đắn đối với cuộc sống?

Cái chết của Pascal, của Gogol thì còn hiểu được; nhưng cái chết của Chenier, Lermontov và hàng nghìn người khác với lao động trí óc, như chúng ta cảm thấy, chỉ vừa mới bắt đầu ở họ, và công việc ấy, như chúng ta cảm thấy, liệu có thể hoàn tất thật tốt trong thế giới này?

Nhưng đấy chỉ là chúng ta cảm thấy thế. Không ai trong chúng ta biết được chút gì về những cơ sở của cuộc sống đã được những người khác đưa vào thế giới, về những vận động của cuộc sống đã được thực hiện xong xuôi trong con người ấy, về những trở ngại đối với sự vận động cuộc sống hiện hữu trong sinh linh ấy, và quan trọng nhất, về những điều kiện sống khác, khả thể, nhưng chúng ta không nhìn thấy được mà cuộc sống của người ấy có thể được đặt vào trong một cuộc sinh tồn khác.

Khi nhìn vào công việc của một người thợ rèn, chúng ta tưởng là cái móng ngựa đã gần như hoàn thành – chỉ cần đập hai, ba nhát nữa là xong – nhưng người thợ lại đập bẹt nó và ném vào lửa, anh ta biết rằng nó còn chưa nung đủ độ.

Liệu công việc của cuộc sống đích thực ở một người đã hoàn thành hay chưa, chúng ta không thể biết. Chúng ta biết về những việc như thế chỉ qua bản thân mình. Chúng ta hay có cảm tưởng là cái chết đến với con người không đúng lúc, nhưng thực ra không có chuyện ấy. Con người chỉ chết khi nào sự chết đó cần cho cái phúc của nó, y như việc con người lớn lên, trưởng thành, chỉ khi nào sự lớn lên và trưởng thành đó cần cho cái phúc của nó.

Và quả thật, nếu như với từ “cuộc sống” chúng ta hiểu đích thị cuộc sống, chứ không phải cái na ná với nó, nếu sự sống đích thực là cơ sở của tất thảy, thì cái cơ sở không thể phụ thuộc vào cái nó sinh ra: nguyên nhân không thể sinh ra từ kết quả, dòng chảy của cuộc sống đích thực không thể bị phá vỡ bởi sự thay đổi những biểu hiện của nó. Vận động cuộc sống vừa mới bắt đầu và chưa kết thúc ở một con người trong thế giới này về cuộc sống không thể chấm dứt chỉ vì anh ấy bị áp xe, bị nhiễm trùng, hay bị bắn bằng súng lục.

Con người chết chỉ bởi vì trong thế giới này, cái phúc của cuộc sống đích thực của nó đã không thể gia tăng hơn nữa, chứ không phải vì nó bị viêm phổi, bị ung thư, hay bị người ta bắn hay ném bom. Chúng ta thường cho rằng sống một cuộc sống thân xác là tự nhiên, còn chết vì lửa, vì nước, vì lạnh, vì sét đánh, bệnh tật, súng ống, bom đạn là không tự nhiên; nhưng chỉ cần suy nghĩ một cách nghiêm túc khi nhìn từ bên ngoài vào cuộc sống của mọi người thì thấy là ngược lại: với con người, sống cuộc sống thân xác giữa những điều kiện khốc hại, giữa vô số vi trùng đủ loại, lây lan ở khắp nơi và phần lớn là nguy hiểm chết người mới là hoàn toàn không tự nhiên.

Nó phải chết mới là tự nhiên. Và vì vậy cuộc sống thân xác giữa những điều kiện nguy hại như vậy, ngược lại, là một cái gì đó phi tự nhiên nhất về phương diện vật chất. Nếu chúng ta vẫn sống, thì điều đó hoàn toàn không phải do chúng ta biết tự vệ, mà bởi vì trong chúng ta đang thực hành một công việc của cuộc sống, nó bắt tất cả những điều kiện kia phải phục tùng nó. Chúng ta sống không phải bởi vì chúng ta biết giữ mình, mà bởi chúng ta đang thực hành công việc của cuộc sống. Công việc ấy kết thúc, và sẽ không gì có thể ngăn chặn sự chết không ngừng của cuộc sống sinh vật của con người – sự chết ấy diễn ra, và một trong số những nguyên nhân gần nhất, luôn vây bọc xung quanh con người lại được chúng ta cho là nguyên nhân duy nhất của cái chết thân xác ấy.

Có cuộc sống đích thực của chúng ta, chúng ta biết duy nhất nó, từ một mình nó chúng ta biết tới cuộc sống sinh vật, và vì thế, nếu như cái giông giống nó phải chịu những quy luật bất biến, thì tại sao bản thân nó – cái sinh ra cái giông giống ấy – lại không phải tuân theo quy luật?

Nhưng một điều làm chúng ta bối rối là chúng ta không thấy được những nguyên nhân và hoạt động của cuộc sống đích thực nơi ta như chúng ta nhìn thấy những nguyên nhân và hoạt động ấy trong các hiện tượng bên ngoài: chúng ta không biết tại sao một người bước vào cuộc sống với những đặc tính này của cái tôi của mình, còn người khác lại với những đặc tính khác, tại sao cuộc sống của một người bị chấm dứt đột ngột, còn của người khác lại kéo dài? Chúng ta tự hỏi: những nguyên nhân nào từng có trước sự tồn tại của tôi đã dẫn đến việc tôi sinh ra như thế này, tôi hiện là thế này. Và cái gì sẽ xảy đến sau khi tôi chết từ việc tôi sẽ sống như thế này hoặc như thế khác? Và chúng ta thấy tiếc là không nhận được câu trả lời cho những câu hỏi này.

Nhưng tiếc về chuyện giờ đâỹ tôi không thể biết những gì chính xác đã có trước khi tôi ra đời và cái gì sẽ đến sau khi tôi chết, cũng chẳng khác nào tiếc những gì tôi không thấy được ngoài tầm nhìn của tôi. Bởi vì nếu như tôi nhìn thấy những gì ngoài tầm nhìn của tôi, thì tôi có thể sẽ không nhìn thấy những gì trong tầm nhìn đó. Mà đối với tôi, vì ích lợi của cái sinh thể của tôi, tôi cần hơn hết nhìn thấy những gì ở xung quanh tôi.

Tình hình cũng như thế với trí tuệ, mà bằng nó tôi nhận thức. Nếu như tôi có thể nhìn thấy những gì ngoài giới hạn trí tuệ của tôi, thì tôi có thể sẽ không nhìn thấy những gì trong giới hạn của nó. Mà vì hạnh phúc của cuộc sống đích thực của tôi, tôi cần biết hơn cả phải buộc cái cá thể sinh vật ở đây và bây giờ của mình quy phục tuân theo cái gì để đạt được hạnh phúc cuộc sống. Và trí tuệ khai mở cho tôi điều đó, chỉ ra cho tôi trong cuộc sống này con đường duy nhất, trên đó tôi không thấy hạnh phúc của mình chấm dứt.

Nó chỉ ra một cách không thể hồ nghi rằng cuộc sống ấy đã bắt đầu không phải cùng với sự chào đời, mà đã có và luôn luôn có – nó chỉ ra rằng cái phúc của cuộc sống ấy lớn lên, tăng trưởng nơi đây, đạt đến những giới hạn không chứa đựng nổi nó nữa, và chỉ khi ấy nó mới thoát ra khỏi những điều kiện kìm giữ sự tăng trưởng của nó, để chuyển sang một cuộc tồn sinh khác.

Trí tuệ đặt con người vào con đường duy nhất ấy, nó giống như một đường hầm hình nón, môi lúc càng mở rộng, giữa những bức tường vây kín tư mọi phía, mở ra cho con người phía đang xa sự bất tận không thể nghi ngờ của cuộc sống và cái phúc của cuộc sống ấy.

Chương XXXIV

SỰ KHÔNG THỂ GIẢI THÍCH NHỮNG ĐAU KHỔ CỦA SINH TỒN TRẦN THẾ CHỨNG MINH MỘT CÁCH THUYẾT PHỤC NHẤT CHO CON NGƯỜI RẰNG CUỘC SỐNG CỦA NÓ KHÔNG PHẢI LÀ CUỘC SỐNG CỦA CÁ THỂ, BẮT ĐẦU BẰNG SỰ RA ĐỜI VÀ KẾT THÚC BẰNG CÁI CHẾT

Nhưng giả sử con người có thể không sợ và không nghĩ về cái chết, thì chỉ  ần những đau khổ khủng khiếp và vô ích – những đau khổ không gì có thể biện minh, không bao giờ có thể ngăn ngừa, mà con người phải chịu đựng – đã đủ để phá hỏng bất kì ý nghĩa đúng đắn nào được gán cho cuộc sống.

Tôi đang bận rộn với một việc làm tốt lành, hiển nhiên có ích cho những người khác, nhưng bỗng nhiên bệnh tật tóm lấy tôi, làm gián đoạn công việc của tôi, làm tôi sống dở chết dở và hành hạ tôi chẳng vì bất kì lí do và ý nghĩa nào. Chiếc đinh ốc trên đường ray quá gỉ, đúng vào ngày đó nó bật lên, và đúng trên chuyến tàu hỏa đó, trên toa tàu ấy có một người phụ nữ – một bà mẹ đôn hậu – và các con bà bị nghiến nát trước mắt bà. Sụp đổ vì động đất chính cái chỗ mà trên đó là thành phố Lisbon hay Vernyi, và những con người hoàn toàn vô tội bị chôn sống vào lòng đất chết trong đau đớn kinh hoàng. Điều ấy có ý nghĩa gì? Tại sao, vì cái gì mà có những ngẫu nhiên đó và hàng nghìn những ngẫu nhiên vô nghĩa, kinh khủng khác, những ngẫu nhiên đau khổ làm kinh hoàng mọi người?

Những giải thích lí tính không giải thích được gì. Những giải thích lí tính cho tất cả các hiện tượng như vậy luôn bỏ qua bản thân thực chất của vấn đề và chỉ cho thấy một cách còn thuyết phục hơn sự không thể giải quyết vấn đề. Tôi bị ốm bởi vì bị những con vi trùng nào đó thâm nhập vào đâu đó; hay những đứa trẻ bị xe lửa nghiến chết trước mặt mẹ chúng là bởi do độ ẩm tác động thế nào đấy đến sắt; hay thành phố Vernyi bị sụt xuống là bởi có những quy luật địa chất nào đó. Nhưng câu hỏi lại ở chỗ tại sao đích thị những con người ấy phải chịu đích thị những kinh hoàng ấy, và làm sao để tôi thoát khỏi những đau khổ ngẫu nhiên ấy?

Về điều này không có câu trả lời. Ngược lại, mọi suy luận chỉ cho tôi thấy rõ rằng không có và không thể có một quy luật nào mà theo đó một người phải chịu còn người khác không phải chịu những ngẫu nhiên ấy, rằng có một số lượng vô tận những ngẫu nhiên tương tự và vì thế cho dù tôi có làm gì đi nữa, cuộc sống của tôi bất kì giây phút nào cũng có thể phải chịu tất cả những ngẫu nhiên nhiều vô kể gây ra những đau khổ khủng khiếp nhất.

Nhưng nếu mọi người chỉ đưa ra những kết luận tất yếu phát sinh từ thế giới quan của họ, thì những ai hiểu cuộc sống của mình như là sự tồn tại cá thể sẽ không thể sống nổi một giây phút nào. Bởi vì không một người làm công nào sẽ chịu sống với một ông chủ mà khi thuê người làm lại đòi cho mình cái quyền bất kì lúc nào ông ta chợt thích cũng có thể nướng sống người làm công ấy trên ngọn lửa cháy nhỏ, hay lột sống da, hay rút gân và nói chung làm tất cả những điều kinh dị mà ông ta vẫn làm với những người làm công của mình trước mắt người được thuê mà không có bất kì giải thích và lí do nào. Nếu như mọi người thực sự hiểu cuộc sống đúng hoàn toàn như họ nói, thì sẽ không một ai có thể còn sống được trên thế giới này, chỉ vì mỗi nỗi sợ hãi tất cả những thống khổ giày vò và không gì giải thích nổi mà anh ta nhìn thấy xung quanh mình và có thể sa vào bất kì giây phút nào.

Thế nhưng con người ta, mặc dù tất thảy đều biết mọi phương thức dễ dàng giết chết mình, để thoát ra khỏi cuộc sống đầy những đau khổ độc ác và vô nghĩa này, người ta vẫn sống; họ than vãn, khóc lóc trước những đau khổ và tiếp tục sống.

Không thể nói rằng điều ấy xảy ra là vì những lạc thú trong cuộc sống này có nhiều hơn những đau khổ, bởi vì thứ nhất, không chỉ những suy luận đơn giản, mà cả các nghiên cứu triết học về cuộc sống đã cho thấy rõ rằng toàn bộ cuộc sống trần thế là một chuỗi những đau khổ, rất khó có thể bù đắp bằng lạc thú; thứ hai, chúng ta tất cả đều biết thông qua bản thân mình, cũng như qua những người khác, răng nhiều người ở trong những tình cảnh không là gì khác ngoài một loạt khổ đau ngày càng gia tăng và không có khả năng giảm nhẹ đến tận khi chết, nhưng dù vậy họ vẫn không tự tử và vẫn bám lấy cuộc sống.

Chỉ có một cách lí giải cho cái mâu thuẫn lạ lùng đó: tất cả mọi người tự sâu thẳm đáy lòng đều biết rằng mọi đau khổ luôn luôn là cần thiết, thiết yếu cho cái phúc của cuộc sống nơi họ, và chỉ vì thế mà họ tiếp tục sống mặc dù nhìn thấy trước hoặc đang phải chịu đựng chúng. Còn họ phẫn uất trước những thống khổ là bởi vì họ theo quan điểm sai lạc về cuộc sống đòi hỏi phúc lợi chỉ cho cái cá thể của mình, từ quan điểm đó, sự hủy hoại phúc lợi không dẫn tới một phúc lợi hiển nhiên phải trở nên một cái gì đó khó hiểu và vì thế đáng phẫn nộ.

Và người ta kinh hãi những đau khổ, ngạc nhiên trước chúng như trước một cái gì đó hoàn toàn bất ngờ và không thể hiểu. Tuy nhiên, bất kì ai cũng trưởng thành từ những đau khổ, toàn bộ cuộc đời con người là một chuỗi những đau khổ, mà con người nếm trải và bắt những sinh linh khác nếm trải, và tưởng đã đến lúc nó phải quen với đau khổ rồi, không còn kinh hãi chúng và không tự hỏi tại sao và để làm gì những đau khổ này? Bất kì ai, chỉ cần suy nghĩ một chút, cũng sẽ thấy rằng tất cả những lạc thú của nó được trả giá bằng đau khổ của những sinh linh khác, rằng tất cả những đau khổ của nó là cần thiết cho những khoái lạc của bản thân nó, rằng không có khoái lạc mà không có đau khổ, rằng đau khổ và khoái lạc về bản chất là hai trạng thái đối lập, cái này gợi nên cái kia và cái này cần thiết cho cái kia. Vậy thì có ý nghĩa gì các câu hỏi: Tại sao, để làm gì những đau khổ này mà con người hữu trí đặt ra cho mình? Tại sao một người vốn biết đau khổ gắn liền với khoái lạc lại tự hỏi: tại sao? Để làm gì nỗi đau khổ, mà không tự hỏi: tại sao? Để làm gì niềm khoái lạc?

Toàn bộ cuộc sống của các vật sống và của con người với tư cách vật sống là một chuỗi những đau khổ không ngừng. Toàn bộ hoạt động của vật sống và con người với tư cách vật sống được khơi gợi chỉ bởi những đau khổ. Đau khổ là cảm giác đau đớn, thôi thúc hoạt động nhằm khắc phục cảm giác đau đớn đó và tạo nên trạng thái khoái lạc. Và cuộc sống của các vật sống và của con người với tư cách vật sống không những không bị phá hủy bởi đau khổ, mà còn được thực hiện nhờ đau khổ. Đau khổ, vì vậy về bản chất là cái thúc đẩy cuộc sống, và vì thế chính là cái cần phải có; vậy thì con người hỏi về cái gì, khi nó hỏi tại sao và để làm gì nỗi đau khổ?

Con vật không hỏi về điều đó.

Khi một con cá rô vì đói mà hành hạ một con cá dầy, con nhện hành hạ con ruồi, con sói hành hạ con cừu, thì chúng biết chúng làm những gì cần phải làm, và đang diễn ra chính cái cần phải là thế; và vì vậy, khi con cá rô, con nhện, cũng như con sói phải chịu cũng đúng những hành hạ như thế từ những kẻ mạnh hơn chúng, thì chúng vừa bỏ chạy, vừa cố gắng chống đỡ, tìm cách thoát ra và biết rằng chúng làm tất cả những gì cần phải làm và và thế trong chúng không thể có mảy may nghi ngờ rằng Với chúng đang xảy ra chính những gì cần phải thế,

Nhưng một người, chỉ lo lắng chữa trị đôi chân của mình bị người ta tiện đứt trên chiến trường, mà tại đó anh ta cũng tiện đứt chân của những người khác hoặc chỉ lo lắng đến việc bang cách nào tốt nhất để tiêu hết thời gian trong một xà lim biệt giam màu xanh, sau khi bản thân anh ta trực tiếp hay gián tiếp đã đưa biết bao người khác vào đấy; hoặc chỉ quan tâm đến việc làm sao chống đỡ và chạy thoát những con sói đang cấu xé anh ta, sau khi bản thân anh ta đã giết hại hàng nghìn vật song và ăn thịt chúng – người đó không thể cho rằng tất cả những gì xảy đên với anh ta chính là điều cần phải như thế. Anh ta không the thừa nhận cái xảy ra với anh ta là cái cần phải thế, bởi vì khi phải chịu những đau kho ay, anh ta đã không làm tất cả những gì anh ta cần phải làm. Mà khi không làm tất cả những gì cần phải làm, anh ta cảm thấy với anh ta đã xảy ra điều mà lẽ ra nó không nên có.

Nhưng vậy thì con người phải làm gì, ngoài việc bỏ chạy và chống đỡ trước những con chó sói đang cấu xé anh ta? Đây là điều mà con người, với tư cách một sinh linh hữu trí, được phú cho đặc tính để làm: nhận thức cái tội lỗi đã sinh ra đau khổ, sám hối trong đau khổ và nhận biết chân lí.

Con vật chỉ đau khổ trong hiện tại, và vì vậy hoạt động được khơi dậy từ đau khổ của sinh vật và hướng vào chỉ bản thân nó trong hiện tại hoàn toàn làm nó thỏa mãn. Còn con người đau khổ không chỉ trong hiện tại, nó đau khổ cả trong quá khứ lẫn tương lai, và vì thế hoạt động được khơi dậy từ những đau khổ của con người, nếu như nó chỉ hướng vào hiện tại của con người sinh vật thì sẽ không thể làm thỏa mãn con người. Chỉ có hoạt động nhằm vào cả nguyên nhân lẫn hậu quả của đau khổ, cả vào quá khứ lẫn tương lai, mới làm thỏa mãn con người đang đau khổ.

Con vật bị giam giữ và tìm cách phá cũi ra ngoài, hoặc là nó bị gãy chân và liếm chỗ đau, hoặc là nó bị con vật khác cắn xé và phải tự bảo vệ. Luật sống của nó bị phá vỡ từ bên ngoài, và nó hướng hoạt động của mình vào việc phục hồi luật ấy, và xảy ra cái phải xảy ra. Nhưng với con người – bản thân tôi hay người thân của tôi – đang ngồi trong tù, hoặc bị mất đôi chân trong chiến trận, hoặc đang bị những con sói cắn xé, thì hoạt động nhằm mục đích bỏ trốn khỏi nhà tù, chữa trị đôi chân, chống đỡ những con sói không làm tôi thỏa mãn, bởi vì sự giam cầm trong tù, cái đau ở chân và sự cắn xé của những con sói chỉ là một phần nhỏ trong những đau khổ của tôi.

Tôi nhìn thấy các nguyên nhân nỗi thống khổ của tôi từ trong quá khứ, trong những lầm lạc của tôi và của những người khác, và nếu hoạt động của tôi không nhằm vào nguyên nhân của đau khổ – vào sự lầm lạc, và tôi không cố gắng giải phóng mình khỏi nó, thì tôi đã không làm cái điều cần phải làm, và chính vì thế đau khổ đối với tôi là một điều gì đó không nên có, và nó lớn lên không chỉ trong thực tại, mà cả trong tưởng tượng đến những kích cỡ khủng khiếp, hủy hoại khả năng sống.

Nguyên nhân gây đau khổ đối với con vật là sự vi phạm luật sống động vật, sự vi phạm đó được biểu hiện thành ý thức về cái đau, và hoạt động được khơi dậy bởi sự vi phạm luật này là nhằm loại bỏ cái đau; đối với ý thức hữu trí, nguyên nhân gây khổ đau là sự vi phạm luật sống của ý thức hữu trí; sự vi phạm đó được biểu hiện ra bằng ý thức về sự lầm lạc, về tội lội, và hoạt động được khơi dậy bởi sự vi phạm luật là hướng tới loại bỏ lầm lạc – tội lỗi. Và tựa như việc những nỗi đau khổ của con vật gợi nên hoạt động nhằm vào cái đau sao cho hoạt động ấy giải phóng nó khỏi sự hành hạ của nỗi đau, cũng thế, những đau khổ của con người hữu trí gợi nên hoạt động nhằm vào những lầm lạc của nó, và hoạt động ấy giải phóng nó khỏi sự hành hạ của nỗi đau.

Những câu hỏi: tại sao? Để làm gì? – nảy sinh trong tâm hồn con người khi nó phải chịu đựng hay tưởng tượng ra những đau khổ – chỉ cho thấy rằng con người không nhận thức được cái hoạt động phải được khơi dậy trong nó nhờ đau khổ, và hoạt động đó sẽ giải phóng nó khỏi sự hành hạ của nỗi đau. Và quả thật, đối với con người chỉ nhìn thấy cuộc sống của mình trong sự tồn tại sinh vật thì không thể có hoạt động giải phóng đau khổ ấy, và anh ta càng hiểu cuộc sống của mình hạn hẹp hơn, thì càng ít có khả năng ấy hơn..

Khi một người thừa nhận tồn tại cá thể là cuộc sống tìm ra nguyên nhân đau khổ của mình trong những sai lầm cá nhân – anh ta hiểu mình bị ốm vì đã ăn phải thức ăn độc hại, hay người ta đã đánh anh ta bởi chính anh ta xông vào gây sự, hay anh ta đói rách bởi vì anh ta không muốn làm việc – anh ta sẽ biết là anh ta đau khổ bởi vì anh ta làm cái không nên làm, và để sau này không làm điều đó nữa, khi hướng hoạt động của mình vào việc xóa bỏ những sai lầm, anh ta không uất ức trước đau khổ mà thường nhẹ nhàng và thậm chí vui vẻ chịu đựng nó. Nhưng khi người ấy gặp phải nỗi đau khổ vượt ra ngoài giới hạn mối liên quan giữa đau khổ và lầm lạc mà anh ta co thể nhận thấy được – ví như khi anh ta đau khổ bởi nhũng nguyên nhân luôn nằm ngoài hoạt động cá nhân của anh ta, hay khi hậu quả của

đau khổ của anh ta không có chút gì cần thiết đối với anh ta, cũng như đối với bất kì một ai khác – thì anh ta có cảm tưởng là đang xảy ra với anh ta cái không đáng có, và anh ta tự hỏi: Tại sao? Để làm gì? Và khi không tìm thấy đối tượng mà anh ta có thể hướng hoạt động của mình tới, anh ta phẫn uất trước đau khổ, và nỗi thống khổ của anh ta biến thành sự hành hạ khủng khiếp. Mà phần lớn những đau khổ của con người thường lại là những đau khổ có nguyên nhân hoặc hậu quả – đôi khi cả cái này lẫn cái kia – ẩn khuất đối với họ trong không gian và thời gian: bệnh tật di truyền, những bất hạnh ngẫu nhiên, mất mùa, tai nạn, hỏa hoạn, động đất, v.v… và đều kết thúc bằng cái chết.

Những giải thích nói rằng việc truyền lại bài học cho thế hệ tương lai là cần thiết, rằng không nên đắm mình vào những dục vọng sau này biểu hiện thành bệnh tật cho con cháu, hay cần tổ chức các đoàn tàu hỏa tốt hơn hay cần cẩn trọng hơn với lửa – tất cả những giải thích đó không đem lại cho tôi một câu trả lời nào. Tôi không thể thừa nhận ý nghĩa cuộc sống của tôi ở việc minh họa cho những sơ suất của những người khác; cuộc sống của tôi là cuộc sống của tôi, với khát vọng hạnh phúc của tôi, chứ không phải là dẫn chứng cho những cuộc sống khác. Và những giải thích ấy chỉ phù hợp với những câu chuyện phiếm và không giảm nhẹ được nỗi kinh hoàng trước sự vô nghĩa của những đau khổ đang đe dọa tôi và làm hủy hoại khả năng sống của tôi.

Nhưng nếu như thậm chí bằng cách nào đó có thể hiểu được rằng trong khi bắt những người khác đau khổ bởi những lầm lạc của tôi, thì bằng những đau khổ của mình tôi cũng đang gánh chịu lầm lạc của những người khác; nếu như có thể hiểu, cũng rất xa xôi, rằng bất kì đau khổ nào cũng đều chỉ ra cái sai lam phải được sửa chữa bởi con người trong cuộc sống này, thì vẫn còn nhiều vô số những đau khổ không gì có thể giải thích được. Một người bị chó sói xé xác trong rừng, một người bị chết đuối, chết cóng hay chết cháy, hoặc đơn giản là đau ốm trong đơn độc và chết đi, không một ai có thể biết được người đó đã đau đớn đến thế nào, và còn hàng nghìn trường hợp tương tự. Điều ấy có mang lại dù chỉ một lợi ích cỏn con cho ai đó không?

Ai hiểu cuộc sống của mình như sự tồn tại sinh vật thì với người ấy không có và không thể có bất kì giải thích nào, bởi vì đối với anh ta mối liên quan giữa đau khổ và lầm lạc chỉ nằm ở những hiện tượng anh ta thấy được, mà mối liên quan ấy đã hoàn toàn biến mất khỏi tầm nhìn lí trí của anh ta trong những đau khổ trước khi chết.

Trước con người chỉ có hai lựa chọn: hoặc không thừa nhận mối quan hệ giữa những đau khổ đang phải chịu đựng với cuộc sống của mình và tiếp tục gánh chịu phần lớn những đau khổ như là sự hành hạ không có bất kì ý nghĩa nào hết, hoặc thừa nhận rằng những lầm lạc và các hành vi được thực hiện xuất phát từ những lầm lạc ấy – những tội lỗi của tôi, dù chúng có thế nào đi nữa, là nguyên nhân của những đau khổ của tôi, và những đau khổ của tôi về bản chất là sự giải thoát và chuộc lại những tội lỗi của tôi và của những người khác, dù họ có là ai chăng nữa.

Chỉ có thể có hai thái độ ấy đối với đau khổ: một là đau khổ là cái gì đó không cần có, bởi vì tôi không thấy ý nghĩa bên ngoài của nó, và thái độ thứ hai là đau khổ chính là cái phải có, bởi vì tôi biết ý nghĩa bên trong của nó đối với cuộc sống đích thực của tôi. Thái độ thứ nhất xuất phát từ sự thừa nhận hạnh phúc cuộc sống cá nhân riêng lẻ của tôi là hạnh phúc. Thái độ thứ hai xuất phát từ sự thừa nhận là hạnh phúc cái phúc của toàn bộ cuộc sống của tôi trong quá khứ và tương lai trong quan hệ không tách rời với hạnh phúc của những con người và sinh vật khác. Theo quan điểm thứ nhất, đau khổ không có bất kì lí giải nào cả và không khơi dậy bất kì hoạt động nào khác ngoài nỗi thất vọng và sự căm hận ngày càng lớn hơn và không gì có thể khắc phục được; theo quan điểm thứ hai, đau khổ khơi dậy chính cái hoạt động tạo nên sự vận động của cuộc sống đích thực – nhận thức về tội lỗi, giải phóng khỏi những lầm lạc và tuân theo luật của trí tuệ.

Nếu không phải trí tuệ con người, thì bản thân tính hành hạ của những khổ đau dù muốn hay không cũng buộc con người phải thừa nhận rằng cuộc sống của nó không chỉ hàm chứa trong cái cá thể của nó, rằng cá thể chỉ là phần nhìn thấy được của toàn bộ cuộc sống của nó, rằng mối liên hệ giữa nguyên nhân và hành động bên ngoài mà nó thấy được từ cái cá thể của nó không trùng khớp với quan hệ bên trong giữa nguyên nhân và hành động mà con người luôn luôn biết rõ từ ý thức hữu trí của mình.

Mối quan hệ giữa lầm lạc và đau khổ, chỉ thấy được đối với con vật trong các điều kiện không gian và thời gian, lại luôn luôn rõ ràng đối với con người trong ý thức của nó bên ngoài những điều kiện ấy. Dù đau khổ có là thế nào, thì con người luôn nhận thức nó như là hậu quả của tội lỗi nơi mình, và nhận thức sự ăn năn với tội lỗi của mình như sự giải thoát khỏi khổ đau và đạt tới hạnh phúc.

Toàn bộ cuộc sống của con người từ những ngày đầu tiên của thời thơ ấu chỉ thể hiện ở điều đó: trong sự nhận ra tội lỗi thông qua đau khổ và trong sự giải phóng mình khỏi những lầm lạc. Tôi biết rằng tôi đã đến cuộc đời này với những hiểu biết nhất định về chân lí, và những lầm lạc trong tôi càng nhiều, thì các đau khổ của tôi và những người khác càng lớn, tôi được giải phóng khỏi những lầm lạc càng nhiều, thì những đau kho của tôi và của những người khác càng ít đi và tôi đạt được hạnh phúc càng nhiều hơn. Và vì thế, tôi biết rằng nếu tôi có càng nhiều tri thức vê chân lí mà tôi sẽ mang ra khỏi thế giới này và những tri thức ấy do những kho đau, dù là cuối cùng, trước khi chết, đem đến cho tôi, thì tôi sẽ càng đạt tới hạnh phúc nhiều hơn.

Chỉ có những ai tách mình ra khỏi cuộc sống của thế giới, không nhìn thấy những tội lỗi của mình và mang đau khổ vào thế giới này thông qua chúng, mới cảm thấy tính hành hạ của những khổ đau, anh ta coi mình vô tội và vì thế uất ức trước những đau khổ mà anh ta phải chịu đựng vì tội lỗi của thế giới.

Và thật đáng ngạc nhiên, chính cái điều rất rõ ràng trong tư tưởng đối với trí tuệ ấy – nó cũng được xác nhận trong hoạt động đích thực duy nhất của cuộc sống, trong tình yêu. Trí tuệ nói rằng ai thừa nhận mối liên quan giữa tội lỗi và đau khổ của mình với tội lỗi và đau khổ của thế giới, sẽ được giải thoát khỏi những hành hạ của đau khổ; tình yêu bằng thực tế cũng xác nhận điều đó.

Một nửa cuộc sống của mỗi người trôi qua trong những đau khổ mà họ không chỉ không xem là những sự hành hạ và không nhận thấy chúng, mà còn coi đó là hạnh phúc của mình chỉ bởi vì chúng được chịu đựng như hậu quả của những lầm lạc và là phương tiện để giảm nhẹ đau khổ của những người thân yêu. Cho nên càng ít tình yêu bao nhiêu, thì con người càng phải chịu sự hành hạ của những đau khổ nhiều hơn bấy nhiêu, càng nhiều tình yêu bao nhiêu, sự hành hạ của đau khổ càng ít bấy nhiêu; còn một cuộc sống hoàn toàn hợp lí hợp tình, và toàn bộ hoạt động của nó chỉ biểu lộ trong tình yêu, sẽ loại trừ khả năng có bất kì đau khổ nào. Bị hành hạ bởi khổ đau – đó chỉ là nỗi đau mà con người cảm thấy khi toan dứt đứt sợi xích tình yêu đối với tổ tiên, với con cháu, với những người cùng thời, sợi xích liên kết cuộc sống của con người với cuộc sống của thế giới.

Chương XXXV

NHỮNG ĐAU ĐỚN THỂ XÁC LÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ SỐNG VÀ CÁI PHÚC CỦA CON NGƯỜI

“Nhưng dù sao vẫn đau, đau cho cái thân thể. Vậy cái đau đó để làm gì?” người đời hỏi. “Đó là vì chúng ta không chỉ cần, mà còn không thể sống nếu ta không biết đau”, có lẽ một ai đó sẽ trả lời chúng ta như vậy – sinh linh ấy đã gây đau cho ta, nhưng đã làm sao cho có ít đau nhất, còn cái phúc từ sự “đau” ấy thì lại làm sao cho có được lớn nhất. Bởi vì ai mà chẳng biết rằng chính cảm giác đau đầu tiên của chúng ta là phương tiện thứ nhất và chủ yếu vừa để bảo vệ thân thể vừa để duy trì cuộc sống sinh vật của chúng ta và nếu mà không có điều đó, thì có lẽ khi còn là trẻ con chúng ta đã thiêu nướng hết trên lửa và cắt xẻo hết cả thân thể mình để giải trí.

Cái đau thể xác bảo vệ cá thể sinh vật. Và chừng nào cái đau còn phục vụ việc gìn giữ cái cá thể, như điều đó vẫn diễn ra trong đứa trẻ, thì cái đau ấy không thể là nỗi thống khổ khủng khiếp như chúng ta biết về nó sau này những khi chúng ta dùng toàn bộ sức mạnh của ý thức hữu trí để chống đối nó, xem nó là cái không được có. Cái đau trong các sinh vật và trong đứa trẻ là một đại lượng rất xác định và không lớn lắm, và không bao giờ đạt tới mức độ hành hạ như nó đạt tới ở những con người được ban cho ý thức hữu trí.Chúng ta thấy một đứa trẻ khóc vì bị bọ chét đốt đôi khi cũng thảm thiết như khi cái đau đang hủy hoại các cơ quan nội tạng của nó. Và cái đau của một sinh vật không có trí tuệ không để lại bất kì dấu vết nào trong hồi ức.

Hãy để mỗi người cố gắng nhớ lại những đau đớn thời thơ bé, anh ta sẽ thấy rằng anh ta không chì không có hồi ức về chúng, mà thậm chí còn không đủ sức khôi phục chúng trong tưởng tượng của mình. Cảm tưởng của chúng ta khi thấy những đứa trẻ hay con vật bị đau thường lớn hơn nhiều so với sự đau của chúng. Biểu hiện bên ngoài của những đau đớn ở các vật sống không có trí tuệ lớn hơn rất nhiều bản thân sự đau khổ và và thế ở mức độ lớn hơn rất nhiều gợi nên sự cộng khổ của chúng ta, như có thể nhận thấy trong các bệnh về não, sốt cao, thương hàn và các kiểu hấp hối.

Vào những thời khi mà ý thức hữu trí còn chưa thức tỉnh và cái đau chỉ được dùng để bảo vệ cái cá thể, thì nó còn chưa có tính chất hành hạ; đến những thời khi trong con người xuất hiện khả năng có ý thức hữu trí, nó là phương tiện buộc cá thể sinh vật quy phục tuân theo trí tuệ, và cùng với mức độ thức tỉnh của ý thức ấy nó ngày một mất đi tính hành hạ của mình.

Thực ra, chỉ khi sở hữu được đầy đủ ý thức hữu trí, chúng ta mới có thể nói về đau khổ, bởi vì chỉ từ trạng thái ấy mới bắt đầu có cuộc sống và những trạng thái của nó mà chúng ta gọi là đau khổ. Chính trong trạng thái của ý thức hữu trí, cảm giác về cái đau có thể kéo căng tới mức độ lớn nhất và co hẹp về mức độ nhỏ nhất. Quả thực, ai ai cũng biết, mà chẳng cần nghiên cứu sinh lí học rằng cảm xúc có những giới hạn của nó, rằng khi cái đau tăng đến một giới hạn nhất định, thì hoặc là cảm giác đau không còn nữa – như khi bị ngất, bị đờ đẫn, bị sốt – hoặc là con người sẽ chết. Do vậy, sự gia tăng cái đau là một đại lượng được xác định rất chính xác, không thể vượt quá những giới hạn của nó. Còn cảm giác về cái đau xuất phát từ thái độ của chúng ta đối với nó có thể gia tăng đến vô tận, và cũng tương tự như vậy có thể giảm thiểu đến vô tận.

Chúng ta tất cả đều biết một người, khi vượt qua được cái đau và thừa nhận nó là cần thiết thì có thể giảm nó xuống đến mức không còn thấy đau nữa, thậm chí cảm thấy niềm vui trong sự chịu đựng nó. Chưa nói gì đến những người hành xác, hay đến một Hus đã ca hát trên giàn thiêu[61] chỉ cần nhắc đến những con người bình thường xuất phát từ ước muốn biểu lộ lòng dũng cảm đã chịu đựng những ca mổ được coi là đau đớn nhất mà không có một tiếng kêu và không một động tác phản ứng. Có giới hạn cho sự gia tăng cái đau, nhưng không có giới hạn cho sự giảm nhẹ cảm giác về nó.

Sự hành hạ của cái đau thực sự là khủng khiếp đối với những ai nhìn thấy cuộc sống của mình trong sự tồn tại thân xác. Mà làm sao họ lại không thấy khủng khiếp, khi mà cái sức mạnh trí tuệ được ban cho con người để loại trừ tính hành hạ của những đau khổ lại chỉ được hướng vào việc làm gia tăng tính hành hạ ấy?

Tựa như ở Plato có huyền thoại về việc Thượng Đế ban đầu ấn định cho con người thời hạn sống là 70 năm, nhưng sau đó, thấy việc ấy không tốt cho loài người, ngài đã thay đổi để mọi người không ai biết giờ chết của mình – cũng đúng như vậy huyền thoại về việc loài người lúc đầu được tạo ra không biết đau, nhưng sau đó vì hạnh phúc của họ mà họ đã được tạo ra như bây giờ – huyền thoại ấy có lẽ xác định một cách đúng đắn tính hợp lí hợp tình của những gì hiện hữu.

Giả sử các thần linh sáng tạo ra một giống người không biết đau, thì rất nhanh chóng con người sẽ bắt đầu cầu xin được biết đau; phụ nữ không đau đớn khi sinh nở có lẽ sẽ sinh ra trẻ em trong những điều kiện mà hiếm có đứa trẻ nào sống sót được, còn trẻ em và thanh niên thì có lẽ sẽ làm tàn phế toàn bộ thân thể mình, những người lớn thì sẽ không bao giờ biết đến lầm lạc của những người từng sống và đang sống khác, cũng như chủ yếu là những lầm lạc của mình – họ sẽ không biết được họ cần làm gì trong cuộc đời này, sẽ không có hoạt động hữu trí, không bao giờ có thể chung sống với ý nghĩ về cái chết thân xác ở phía trước và sẽ không biết thế nào là tình yêu.

Ai hiểu cuộc sống như là sự quy phục cái cá thể của mình tuân theo luật của trí tuệ, với người ấy cái đau không chỉ không là cái ác, mà còn là điều kiện thiết yếu cho cả cuộc sống sinh vật lẫn cuộc sống hữu trí của nó. Nếu không có cái đau, cá thể sinh vật sẽ không chỉ ra được những sai phạm đối với luật của mình; nếu ý thức hữu trí không cảm thấy những đau khổ, con người hẳn là sẽ không biết được chân lí, không biết được luật của mình.

Nhưng các vị toàn nói về những đau khổ của cá nhân mình, người ta sẽ nói lại như vậy, song làm sao phủ nhận được đau khổ của những người khác? Nhìn những đau khổ ấy – là nỗi khổ sở giày vò nhất, người ta sẽ nói không hoàn toàn trung thực. Đau khổ của những người khác ư? Nhưng đau khổ của những người khác – cái mà các vị gọi là đau khổ – chưa từng chấm dứt và không bao giờ chấm dứt. Toàn bộ thế giới của những con người và sinh vật đang đau khổ và chưa từng ngừng đau khổ. Không lẽ đến bây giờ chúng ta mới biết về điều đó. Thương tích, tật nguyền, đói khát, rét mướt, bệnh tật, đủ mọi điều ngẫu nhiên bất hạnh, và nhất là việc sinh đẻ mà không có nó không ai trong chúng ta có thể ra đời – tất cả đều là những điều kiện thiết yếu cho sinh tồn.

Việc giảm thiểu chúng, cứu giúp chúng làm nên nội dung cuộc sống có nghĩa lí của loài người, đó chính là điều mà hoạt động đích thực của cuộc sống hướng đến. Việc hiểu được những đau khổ của các cá nhân và những nguyên nhân lầm lạc của con người và hành động để giảm thiểu chúng chính là toàn bộ công việc của cuộc sống con người. Sở dĩ tôi là một con người – một nhân cách – là để tôi hiểu được đau khổ của những cá nhân khác, và sở dĩ tôi là một ý thức hữu trí, là để tôi nhìn thấy trong đau khổ của mỗi cá nhân riêng lẻ nguyên nhân chung của mọi khổ đau – những lầm lạc – và có thể hủy bỏ nó trong mình và trong những người khác.

Làm sao mà nguyên liệu làm việc của một người thợ có thể trở thành nỗi đau khổ cho anh ta được? Điều đó chẳng khác nào một người thợ cày nói rằng đất chưa cày vỡ là nỗi khổ của anh ta, Đất đai chưa cày xới chỉ có thể trở thành nỗi khổ đối với ai muốn nhìn thấy đất được cày xới, nhưng không coi việc cày xới đất là công việc của đời mình.

Hoạt động nhằm phục vụ trực tiếp và phục vụ một cách yêu thương những người đau khổ và loại trừ những nguyên nhân chung gây ra đau khổ – các lầm lạc – cũng chính là cái công việc duy nhất vui sướng, mà con người phải thực hiện và nó sẽ đem tới cho họ cái phúc không thể tước đoạt, cái phúc vốn là lẽ sống của họ.

Đối với con người chỉ có một nỗi đau, và chính nỗi đau ấy khiến nó dù muốn hay không cũng phải hiến dâng mình cho cái cuộc sống, mà trong đó có một hạnh phúc duy nhất cho nó.

Đau khổ – đó là ý thức về mối mâu thuẫn giữa tình trạng tội lỗi của tôi và của toàn thế giới với không chỉ khả năng, mà cả nghĩa vụ thực hiện toàn bộ chân lí không phải bởi một ai đó, mà bởi chính bản thân tôi trong cuộc sống của tôi và của toàn thế giới. Không thể hóa giải nỗi đau ấy bằng việc can dự vào tội lỗi của thế giới mà không nhìn thấy tội lỗi của mình, cũng như, hơn thế, bằng việc không tin nữa không chỉ vào khả năng, mà cả vào nghĩa vụ không phải của một ai đó khác, mà là của tôi – thực hiện toàn bộ chân lí trong cuộc sống của tôi và cuộc sống của thế giới. Cách làm đầu tiên chỉ tăng thêm những đau khổ của tôi, cách thứ hai tước mất ở tôi sức sống. Chỉ có thể hóa giải nỗi đau ấy bằng ý thức và hành động sống đích thực, loại trừ sự mất cân đối giữa cuộc sống cá nhân với mục đích mà con người đã ý thức được.

Dù muốn hay không, con người phải thừa nhận rằng cuộc sống của nó không bị giới hạn bởi cá thể của nó từ lúc sinh ra đến khi chết đi và rằng cái mục đích được nó ý thức là mục đích khả thể và trong sự hướng tới đích ấy – trong ý thức ngày càng gia tăng về tính tội lỗi của mình và trong sự thực hiện ngày càng nhiều hơn toàn bộ chân lí trong cuộc sống của mình và của toàn thế giới – đang, đã và luôn luôn sẽ gói gọn toàn bộ sư nghiệp của cuộc đời nó, không tách rời với đời sống của toàn thế giới. Nếu không phải ý thức hữu trí, thì nỗi đau khổ sinh ra từ sự hiểu sai về ý nghĩa của cuộc sống, dù muốn hay không, cũng sẽ dồn con người lên một con đường duy nhất chân chính của cuộc sống, trên con đường ấy không có những trở ngại, không có cái ác, mà chỉ có cái phúc hảo không gì có thể phá vỡ, không bao giờ bắt đầu và không thể kết thúc, cứ ngày một lớn mãi.

Kết luận

Cuộc sống con người là sự hướng tới cái phúc hảo, mà nó hướng tới cái gì thì cái đó được ban cho nó.

Cái ác dưới dạng sự chết và những đau khổ chỉ xuất hiện đối với con người khi nó lấy quy luật tồn tại thân xác sinh vật của mình làm luật sống. Chỉ khi nào – trong khi đang là người – nó hạ mình xuống nấc thang của sinh vật, nó mới trông thấy cái chết và những đau khổ. Cái chết và những khổ đau, như những con ngáo ộp, từ mọi phía hù dọa nó và dồn nó tới một con đường rộng mở ra cho nó cuộc sống con người, cuộc sống tuân theo luật của trí tuệ và biểu hiện bằng tình yêu. Cái chết và những đau khổ về bản chất chỉ là những sai lầm mắc phải bởi con người vi phạm luật sống của mình. Đối với con người sống theo luật của mình, không có cái chết và không có khổ đau.

“Hãy đến với ta tất cả những ai lao khổ và mang gánh nặng nề, và ta sẽ cho các ngươi được an dưỡng.”

“Hãy mang lấy cái ách của ta và hãy học từ ta: bởi vì ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường, và các ngươi sẽ tìm thấy bình an cho tâm hồn các ngươi.”

“Bởi vì cái ách của ta là cái hạnh phúc và gánh của ta nhẹ nhàng” (Trích Matt.1, Chương 11).

Cuộc sống của con người là sự hướng tới cái phúc hảo, và nó hướng tới cái gì thì cái đó được ban cho nó: một sự sinh tồn không thể là cái chết, một chân phúc không thể là cái ác.

[53] Về cuộc sống (“O zhizni”) Khảo luận thuần túy triết học được Tolstoi viết vào năm 1887-1888. Ban đầu ông đặt cho nó một nhan đề hơi khác – “Về cuộc sống và cái chết”, nhưng trong quá trình viết bằng toàn bộ diễn trình của những suy luận và chỉêm nghiệm ông đi đến kết luận rằng đối với con người đã hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và đưa ý nghĩa ấy vào đời sống của mình thì cái chết không tồn tại – và ông đã gạch từ “cái chết” khỏi tiêu đề của khảo luận. Mặc dù tác phẩm chỉ bàn về những cơ sở triết học của thế giới quan con người và không đề cập trực tiếp đến những vấn đề tôn giáo hay chính trị, nó vẫn bị kiểm duyệt Nga cấm, toàn bộ ấn bản bị tịch thu và tiêu hủy. Nhưng sách đã được nhanh chóng in lại ở Genève, và cũng rất nhanh chóng xuất hiện những bản dịch sang các Âu ngữ chính, củng cố uy tín của Tolstoi như là một nhà nghị luận. … Kifa Mokeevich – Một nhân vật phụ trong Những linh hồn chết của Gogol

[54]  … từ “sống” – Từ “zhizn” trong tiếng Nga, tương đương với các từ “the life”, “la vie”, “das Leben” trong các Âu ngữ khác, được chuyển dịch ra tiếng Việt bằng một loạt từ khác nhau: cuộc sống, sự sống, đời sống, cuộc đời, đời… tùy theo ngữ cảnh.

[55] Ý nghĩa đúng đắn thống nhất các giới thuyết về cuộc sống của các nhà khai sang khác của nhân loại đối với họ không phải là bằng chứng thuyết phục nhất về tính chân chính của các học thuyết ấy, bởi vì nó làm xói mòn niềm tin đối với những luận giải giả dối và sai trái mà họ dung chúng để đánh tráo bản chất của giáo thuyết.

[56] “Yêu ư? Nhưng yêu ai bao giờ?” … – Thơ của nhà thơ Nga M.Iu.Lermontov.

[57] “Kẻ sợ hãi sẽ không hoàn thiện trong tình yêu” – Lời của thánh tông đồ Paul (Thư 1 gửi tín hữu Côrintơ).

[58] … sách của Job – Một trong những sách nổi tiếng nhất trong kinh Cựu Ước, nhân vật chính trong đó – trưởng lão Job – được chọn để thử thách lòng trung tín đối với Thiên Chúa. Truyện có cái kết bất ngờ: Job cuối cùng do không chịu đựng được những thử thách quá tàn nhẫn, đã cất tiếng oán trách Chúa Trời, nhưng Chúa đa thông cảm và trả lại cho Job tất cả các ân sủng của mình, nhưng ngược lại đã trừng trị những kẻ không bị thử thách mà lại cứ hô hào Job phải trung tín đến cùng với Chúa. Truyện này sinh thời đã gây ấn tượng rất mạnh cho cả Dostoievski.

[59] … như là Silvio Pelliko hiểu con nhện của mình – Nhà thơ Ý thế kỷ XIX Silvio Pelliko bị bỏ tù vì tham gia đấu tranh nhằm giải phóng đất nước mình khỏi ách đô hộ của đế chế Áo, đã để lại tập hồi ký Những ngục tù của tôi được Tolstoi đánh giá cao. Nhà văn Nga đặc biệt cảm kích trước lòng thương yêu mọi chúng sinh của Pelliko, ngay cả đối với con nhện chung sống trong xà lim với ông.

[60] … bạn tôi – anh tôi – Tolstoi hồi tưởng đến người anh cả chết sớm của mình. Xem chú thích cho bài Tự bạch.

[61] … một Hus đã ca hát trên giàn thiêu – Nhà cải cách tôn giáo người Séc Jan Hus năm 1415 bị giáo hội La Mã kết án tử hình trên giàn thiêu.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x