Trang chủ » 7. SUY TÀN

7. SUY TÀN

by Trung Kiên Lê
108 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Kết quả là con đường đưa đến siêu nhân phải băng qua quý tộc. Dân chủ – “chứng tật ưa đếm đầu người” – cần phải bị nhổ tận gốc trước khi quá muộn. Bước đầu tiên ở đây là sự phá huỷ Ki-tô giáo về phương diện liên can đến mọi người cao cả. Chiến thắng của Ki-tô giáo là khởi đầu của dân chủ; “người Ki-tô giáo đầu tiên là một kẻ phản loạn – trong bản năng sâu thẳm nhất của y đối với mọi sự được ưu thế đặc quyền; y sống và tranh đấu không ngừng cho “bình quyền”; vào thời tân tiến đáng lẽ phải gửi y đến Tây-bá-lợi-á (Sibirie).

“Kẻ nào vĩ đại nhất trong các ngươi, hãy để kẻ ấy phụng sự ngươi” – đây là đảo ngược của tất cả trí khôn chính trị, của mọi sự lành mạnh; quả thế, khi đọc thánh kinh tân ước ta cảm thấy bầu không khí của một tiểu thuyết Nga, một thứ đạo văn của Dostoievski. Những quan niệm như thế chỉ phát xuất giữa những bọn thấp hèn và chỉ vào một thời đại mà những người thống trị đã suy đồi không còn thống trị được nữa. “Khi Neron và Caralla ngự trên ngai, điều mâu thuẫn phát sinh là: người thấp hèn nhất có giá trị hơn người ở trên tột đỉnh”.

Cũng như sự việc Ki-tô giáo xâm chiếm Âu châu chấm dứt nền quý tộc cổ đại, những bá tước thiện chiến Teutonic (Nhật nhĩ man) thống trị Âu châu đã phục hồi những đức hạnh hùng tính của thời xưa, và trồng gốc rễ cho nền quý tộc tân tiến. Những người nầy không nặng lòng với “đạo đức”, họ “giải thoát khỏi mọi kiềm thúc xã hội; trong tính chất phác của lương tâm dã thú họ trở về như những quỷ dữ hân hoan từ một cuộc chém giết ghê gớm, đốt nhà, hãm hiếp, tra tấn, với một lòng kiêu ngạo và an ổn như thể họ vừa thi hành chỉ một vụ phá phách kiểu học trò”. Chính những người như thế đã cung cấp tầng lớp thống trị cho Đức, Na Uy, Pháp, Anh, Ý và Nga.

“Một bầy những con mãnh thú có tóc hung, một giòng dõi thống trị và chủ nhân, với tổ chức quân sự, với năng lực tổ chức, không ngần ngại đặt những móng vuốt dễ sợ lên trên một quần chúng có lẽ vô cùng cao hơn về số lượng,… đám đông ấy lập nên quốc gia. Giấc mộng được xua đuổi, làm cho quốc gia khởi sự bằng một khế ước. Con người ấy cần gì đến khế ước khi nó có thể lãnh đạo, khi tự bản chất đã là chủ, người xuất hiện bằng sức mạnh trong hành vi và cốt cách?”

Dòng dõi ngự trị huy hoàng này đã bị làm hỏng trước hết bởi sự tán dương của Công giáo về những đức hạnh đàn bà, thứ đến bởi những lý tưởng của Thanh giáo và của hạng tiện dân trong thời cải cách, thứ ba là bởi sự hôn phối với dòng giống hạ lưu. Hệt như Công giáo chín mùi thành nền văn hoá phi luân, quý tộc của thời Phục hưng. Thời cải cách đã chà đạp nó với việc làm sống lại sự nghiêm trọng khắt khe của Do thái. “Cuối cùng có ai hiểu không, có ai muốn hiểu Phục hưng là gì không?[35]. Sự đánh giá lại những giá trị Ki-tô giáo, sự cố gắng bằng mọi phương thế, mọi bản năng và mọi thiên tài để tạo nên những giá-trị-đối-lập, những giá trị cao quý chiến thắng… Tôi thấy trước mắt một trường hợp khả hữu hoàn toàn ảo thuật với màu sắc chói sáng và vẻ mê hồn của nó…Ceare Borgia làm giáo hoàng… Các người có hiểu tôi không?”

Thệ phản giáo và rượu bia đã làm cùn lụt trí thông minh của Đức; bây giờ hãy thêm nhạc kịch Wagner. Kết quả là “Người Phổ ngày nay… một trong những thế lực nguy hiểm nhất của văn hoá”. “Hiện diện của nước Đức làm cho tôi ăn khó tiêu”. “Nếu, như lời Gibbon nói, không có gì ngoại trừ thời gian – dù một thời gian lâu dài – là cần thiết để cho một thế giới tiêu diệt, thì cũng không có gì ngoại trừ thời gian -mặc dù còn lâu dài hơn- là cần thiết để phá huỷ một ý tưởng sai lầm ở Đức quốc”.

Khi Đức quốc đánh bại Napoléon, việc ấy tai hại cho văn hoá cũng như khi Luther đánh bại giáo hội, từ đấy Đức quốc dẹp sang bên nhũng Goethe, Schopenhauer và Beethoven của mình để bắt đầu thờ phụng “những kẻ ái quốc”, “Đức quốc trên hết – tôi sợ rằng đấy là chấm dứt của triết học Đức”. Tuy nhiên có một vẻ nghiêm trọng và sâu sắc tự nhiên nơi những người Đức cho chúng ta lý do để hy vọng rằng họ còn có thể cứu chuộc được Âu châu; họ có nhiều hùng tính hơn người Pháp hoặc Anh; họ kiên nhẫn, trì chí, siêng năng – từ đó sinh ra sự uyên bác, khoa học và quân kỷ của người Đức; thật thích thú khi nhìn thấy cả Âu châu lo lắng về quân đội Đức.

Nếu năng lực tổ chức của Đức có thể phối hợp với tài nguyên tiềm tàng của Nga, về vật liệu và người, khi ấy sẽ đến thời kỳ chính trị vĩ đại. “Chúng ta cần nuôi dưỡng hai giòng giống Đức và Nga, chúng ta cần những nhà kinh tài khôn khéo nhất – những người Do thái- để có thể trở thành bá chủ thế giới… Chúng ta cần một sự hợp nhất vô điều kiện với Nga sô”. Đằng khác là tình trạng bao vây và bóp chẹt.

Điều đáng ngại với Đức quốc là tính ươn gàn của tâm trí, một cái giá trả cho sự cương nghị trong tính tình. Đức quốc thiếu truyền thống văn hoá lâu dài, cái truyền thống đã làm cho dân tộc Pháp thành dân tộc tinh tế xảo diệu nhất trong tất cả các dân tộc ở Âu châu. “Tôi chỉ tin vào văn hoá Pháp, và tôi xem mọi cái khác ở Âu châu tự cho mình là văn hoá đều là một lầm lẫn”. “Khi đọc Montaigne và Chamfort, ta gần cổ đại hơn với bất cứ nhóm tác giả nào khác ở một quốc gia nào khác”. Voltaire là “một vị chúa tể lớn của tâm trí”; và Taine là “người số một trong số những sử gia đang sống”.

Ngay cả những văn sĩ về sau như Flaubert, Bourget, Anatole France, v.v. – đều vượt xa vô tận những người Âu châu khác về tư tưởng và ngôn ngữ sáng sủa – “thật sáng sủa, rõ ràng tinh vi làm sao, những người Pháp ấy!” Tính cách cao quý của mỹ cảm, của cảm thức và phong độ Âu châu đều là công trình của Pháp. Nhưng là của nước Pháp cố cựu, của nước Pháp vào thế kỷ 16 và 17; cuộc cách mạng, với sự phá huỷ nền quý tộc, đã phá huỷ luôn cả bánh xe và trường nuôi dưỡng văn hoá, và bây giờ linh hồn Pháp ốm yếu xanh xao so với những thời xưa cũ. Dù sao, Pháp vẫn còn có vài đức tính tốt đẹp; “ở Pháp hầu hết mọi vấn đề tâm lý và nghệ thuật đều được cứu xét một cách tinh tế và rốt ráo hơn ở Đức vô vàn… Vào chính lúc Đức quốc trổi dậy như một cường quốc trong thế giới chính trị, thì Pháp đã chiếm được địa vị quan trọng mới trong thế giới văn hoá”.

Nga là con vật tóc hung của Âu châu. Dân tộc Nga có một “chủ nghĩa định mệnh ương ngạnh và cam chịu đã đem cho họ ngay cả ngày nay, cái lợi thế hơn những người Tây phương chúng ta”. Nước Nga có một chính phủ hùng hậu, không có “cái ngu xuẩn của nghị viện”. Sức mạnh ý chí đã được tụ tập ở đấy từ lâu đời, và ngày nay đang lăm le tìm chỗ thoát; ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Nga trở thành chúa tể Âu châu. “Một nhà tư tưởng cưu mang trong lòng tương lai của Âu châu, sẽ kể đến dân tộc Do thái và Nga – trong tất cả những viễn tượng của ông về tương lai – như những yếu tố có lẽ nhất và bảo đảm nhất trong ván cờ vĩ đại và trong trận tuyến của các lực lượng”.

Nhưng nói chung, chính những người Ý là những người sành điệu nhất, hùng mạnh nhất trong các dân tộc hiện hữu; cây-người tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở Ý, như Alfieri đã tự hào. Có một cốt cách hùng tính, một niềm kiêu hãnh quý tộc ngay cả người Ý thấp kém nhất; “một anh chèo thuyền Gondola ở Venice luôn luôn là một bóng dáng tốt đẹp hơn một nghị viên cơ mật ở Berlin, và nói cho cùng, là một con người khá hơn”.

Tệ hơn tất cả là những người Anh; chính dân tộc này đã làm hỏng tâm hồn Pháp với ảo tưởng dân chủ; “Bọn coi cửa hàng, tín đồn Ki-tô giáo, bò cái, đàn bà, người Anh, và bọn dân chủ khác thuộc vào một bè với nhau”. Chủ nghĩa thực dụng và tính chất hẹp hòi thiếu văn hoá là đáy thấp nhất của văn hoá Âu châu. Chỉ trong một xứ cạnh tranh bóp hầu cắt cổ nguyên tắc mới có thể quan niệm đời là một cuộc tranh đấu chỉ để sống còn. Chỉ trong một nước mà bọn coi cửa hàng và giữ tàu đã tăng bội đến một số lượng lấn át giới quý tộc, nguyên tắc mới có thể nặn ra thuyết dân chủ; đây là tặng phẩm, tặng phẩm Hy Lạp, mà Anh quốc đã đem lại cho thế giới tân tiến. Ai sẽ cứu Âu châu thoát khỏi Anh quốc và cứu Anh quốc thoát khỏi dân chủ?

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x