Trang chủ » 8. TOLSTOI VỚI MỘT VIÊN CHỨC MỸ

8. TOLSTOI VỚI MỘT VIÊN CHỨC MỸ

by Trung Kiên Lê
77 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

Tiểu dẫn – John Levitt, một viên chức nghèo người Mỹ, đã gửi đến Tolstoi một bức thư hỏi cần phải giáo dục trẻ em như thế nào. Như bạn đọc thấy, cuối thư tác giả của nó đã xin tiền Toistoi. Trên bao phòng bì của bức thư còn giữ được dòng chữ của Tolstoi: “Một bức thư thông minh về giáo dục. Sẽ trả lời đấy, nếu như không xin 500 đô la.” Thế nhưng ông vẫn trả lời, và thư trả lời của ông dưới đầu đề “Vì giáo dục. Phúc đáp một người Mỹ” đã được đăng cuối 1909 ở Nga và Hoa Kỳ.

1.John Levitt gửi Toistoi

7/5/09 227 Columbia St. Redlands USA Cal

Lev Nikolaevich kính mến!

Tôi muốn được tìm hiểu những quan điểm của ông về giáo dục. Tôi đã đọc những gì được viết về vấn đề này ở Rousseau, thế nhưng bình diện tôn giáo của vấn đề đã được ông ta diễn đạt rất tù mù. Khi nói về tôn giáo, tôi muốn nói đến sự tôn thờ đích thực Thượng Đế trong Tinh Thần và chân lý.

Môt sự tôn thờ đích thực như thế còn là bất khả đối với trẻ em, nhưng tôi nghĩ, chún- phải nhận được những chỉ dẫn thế nào đấy mà sẽ giúp đỡ chúng đi theohướng đúng đắn, khi chúng đã lớn khôn và sẽ có thể, nói bóng tiêu hóa và sử dụng được thịt. Nói một cách khác, ông có thể khuyến nghị cái gì làm thức ăn sữa cho trẻ em? Các vị tăng lữ gửi con mình đến các trường chủ nhật để học Kinh Thánh. Nhưng có phải là sai lầm hay không việc đặt vào tay trẻ một cuốn sách mà có thể biến chúng hoặc thành những kẻ cuồng tín, hoặc thành những tên bất tín?

Tôi có cảm tưởng rằng những ai đã đọc Kinh Thánh trong thời thơ ấu, ít khi đạt tới sự ra đời tốt đẹp trong Tinh Thần. Cuộc sống của cha mẹ phải là tấm gương cho con cái – điều đó là đúng. Nhưng có rất nhiều ảnh hưởng tai hại đến đứa trẻ ngoài ngưỡng cửa nhà của bố mẹ chúng, mà trước tất cả cái đó cần có sự phòng thủ chăc chắn. Và lẽ nào không đúng là bản thân chúng ta rất xa với sự hoàn hảo, nhưng chúng ta lại cứ muốn cho con em chúng ta không lây nhiễm thói hư tật xấu. Nhưng nếu có thuốc, thì có thể ngăn chặn bệnh, có đúng không ạ? Những cuốn sách của ông đã giúp tôi hiểu được rằng tôi sẽ đi theo lẽ phải nếu dành cuộc đời mình cho lao động trên đất.

Tôi là một viên chức nghèo, làm thuê và không có khả năng tậu một thửa đất. Để làm được việc ấy tôi cần 500 đô la. Ông có thể gửi cho tôi số tiền ấy không?

Với lòng kính yêu chân thành, John Levitt

2. Toistoi gửi John Levitt

Yasnaya Polyana, 25 tháng Năm 1909

Tôi đã nhận được thư ông và vui mừng tìm thấy ở đấy những suy nghĩ hoàn toàn phù hợp với những quan điểm của tôi về cái việc là trong tuổi ấu thơ cả việc đi lễ nhà thờ cũng như đọc Kinh Thánh đều không phát huy được tác dụng giáo dục mong muốn, trong khi ấy thì, ngoài tác động thực sự của những tấm gương cá nhân của cha mẹ và những người xung quanh, trẻ em cần nhận được một sự giáo dục tôn giáo trực tiếp.

Nhân sinh quan tôn giáo của tôi, mà từ đó phát sinh ý kiến của tôi về việc giáo dục tôn giáo phải là thế nào, là như sau.

Thượng Đế, khởi nguyên tinh thần của sự sống, được chúng ta biết được chi vì chúng ta biết Ngài ở trong ta và trong những người khác. Vì vậy sự tôn thờ đích thực Thượng Đế chỉ có thể là sự tôn thờ Thượng Đế ở trong ta và trong những người khác. Tôn thờ Thượng Đế ở trong mình tức là hình dung ra cho mình và giữ trước mình hình ảnh của thể hoàn hảo tối cao của cái thiện và cố gắng đạt tới độ gần nhất với thể hoàn hảo ấy trong cuộc sống của mình. Còn sự tôn thờ Thượng Đế trong những người khác thì tựu trung là sự thừa nhận ở trong từng người cùng một Thượng Đế mà ta ý thức được trong ta, do đó mà cố gắng đoàn kết với từng người; mà sự đoàn kết ấy thì chỉ thực hiện được bằng tình yêu thương.

Nhìn thấy ở sự tôn thờ Thượng Đế như thế bản chất của mọi tôn giáo, tôi cho rằng sự tôn thờ ấy có thể và cần phải được giáo dục cho cả trẻ em. Tôi nghĩ và biết theo kinh nghiệm của chính mình rằng trẻ dễ tiếp thu và chấp nhận một giáo thuyết như thế, nhất là nếu mà toàn bộ giáo thuyết về sự tôn thờ Thượng Đế là ở đấy.

Giáo dục cho trẻ sự tôn thờ Thượng Đế, tôi nghĩ có thể bằng cách này:

Tất cả chúng ta đều biết, tôi sẽ nói với trẻ, rằng không nên xúc phạm ai, măng chửi ai, lên án ai, mà cần phải có lòng với mọi người, mong muốn điều tốt cho mọi người, yêu thương tất cả mọi người, và nếu sống như thế thì cả ta và những người khác sẽ được tốt – thế nhưng chúng ta lại rất hay nào lên án, nào mắng chửi, nào xúc phạm người khác và chỉ mong muốn điều tốt cho mình và chỉ yêu thương mình hay những ai yêu thương chúng ta, và khi chúng ta sống như thế, thì cả những người khác không được tốt mà chúng ta cũng không được tốt.

Tại sao lại như thế?

Cái đó thường xảy ra bởi vì mỗi một người trong chúng ta sống bằng cả linh hồn lẫn thể xác. Linh hồn không muốn cái gì cho một mình nó, mà muốn cho tất cả, muốn điều tốt cho tất cả trên thế gian, yêu thương tất cả, còn thân xác của chúng ta thì lại muốn mọi điều tốt chỉ cho mình và chỉ yêu thương một mình mình. Vì vậy, càng sống nhiều hơn cho phần hồn và ít hơn cho phần xác, thì cả bản thân ta lẫn những người khác đều sẽ được tốt hơn.

Thế thì làm thế nào để sống nhiều hơn cho phần hồn và ít hơn cho phần xác? Để sống nhiều hơn cho phần hồn và ít hơn cho phần xác cần phải, thứ nhất, nhớ rằng linh hồn đó là Tinh Thần của Thượng Đế ở trong con người, một tinh thần nhất thống trong tất cả mọi người, và thứ hai, tập cho quen làm những điều mà hồn muốn, chứ không phải xác muốn.

Để hiểu rõ được rằng linh hồn của chúng ta là Tinh Thần của Thượng Đế trong ta sẽ là tốt việc tập nghe, nhắc lại hay đọc những lời dạy của các nhà hiền triết và các thánh nhân về Thượng Đế là gì và Ngài sống trong con người thế nào. Còn để tập cho quen làm cái mà hồn muốn chứ không phải xác muốn sẽ là tốt nếu cuối mỗi một ngày nhớ lại tất cả những gì mà ta đã làm không như hồn ta muốn mà như xác ta muốn; sáng hôm sau ngay từ đầu, ta sẽ chuẩn bị để không lặp lại cùng những sai lầm ấy nữa.

Đấy, tôi sẽ nói như thế với trẻ về sự tôn thở Thượng Đế trong mình, Còn về tôn thờ Thượng Đế trong những người khác thì tôi sẽ nói với trẻ thế này:

Cái chính, các em hãy luôn luôn nhớ rằng trong từng người hằng sống cũng vẫn Thượng Đế mà luôn luôn sống trong chúng ta. Vì vậy, khi tiếp xúc với một người, bất kỳ người ấy là ai, hãy đừng quên rằng trên đời không có cái gì cao cả hơn và quan trọng hơn cái có ở trong con người ấy. Vì vậy, dù những việc làm của người ấy có xấu xa đến đâu, bản thân con người ấy, dù anh ta có là ai, phải được ta tôn kính như là Thượng Đế và yêu thương như là bản thân mình và vì thế, ta phải cố gắng làm cho người ấy cái mà ta mong muốn cho mình, giả dụ ta ở trong vị trí của người ấy.

Đó vắn tắt là câu trả lời của tôi cho câu hỏi của ông về việc sự giáo dục tôn giáo cho trẻ em có thể là thế nào. Tôi sẽ sung sướng nếu những ý nghĩ của tôi thiết dụng cho ông.

Lev Toistoi

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x