Trang chủ » 9. KẾT LUẬN

9. KẾT LUẬN

by Trung Kiên Lê
109 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Nguyên lý đầu đã khiến Spencer hầu như lập tức trở thành triết gia nổi tiếng nhất của thời đại ông. Tác phẩm được phiên dịch ngay ra phần lớn những ngôn ngữ của Âu châu; và ngay cả Nga, nơi mà nó phải đối diện và đánh bại một sự truy tố của chính quyền. Ông được nhận là triết gia đại diện cho tinh thần thời đại; và không những ảnh hưởng ông lan khắp tư tưởng Âu châu, mà nó còn tác động mạnh mẽ trên phong trào tả thực trong văn chương nghệ thuật. Năm 1869 ông kinh ngạc thấy rằng Nguyên lý đầu đã được dùng làm sách giáo khoa ở Oxford. Còn kỳ diệu hơn, những tác phẩm ông bắt đầu đem lại cho ông, từ 1870, lợi tức khiến ông được bảo đảm về tài chính.

Trong vài trường hợp những người hâm mộ gửi cho ông những món quà lớn, mà ông luôn luôn gửi trả lại. Khi Nga hoàng Czar Alexandre II viếng London và tỏ ý với Lord Derby muốn gặp những nhà thông thái đặc biệt của Anh quốc, Derby mời Spencer, Huxley, Tyndall, v.v. Những người khác đều đến, riêng Spencer từ chối. Ông chỉ giao dịch với một ít bạn thân. “Không có người nào ngang với tác phẩm họ viết. Tất cả những sản phẩm tốt đẹp nhất của hoạt động tinh thần họ đều đi vào trong tác phẩm, chúng xuất xứ từ vô số những sản phẩm thấp kém hơn lẫn lộn với chúng trong cuộc chuyện trò hằng ngày của họ” (Tự thuật, i, 423). Khi người ta năn nỉ xin đến gặp ông, ông nhém hai lỗ tai lại và thản nhiên lắng nghe họ nói chuyện.

Thật lạ lùng, danh tiếng ông tan biến gần như cũng đột ngột như nó đã đến. Ông đã sống dai hơn cao độ của danh tiếng mình, và vào những năm cuối đời, ông buồn rầu khi thấy những đoạn văn dông dài của ông đã ít hiệu lực ra sao trong việc chận đứng ngọn triều của nền lập pháp kiểu “cha mẹ”. Ông đã trở thành khó ưa đối với hầu hết mọi tầng lớp. Những nhà chuyên môn khoa học – mà những địa hạt thuộc đặc quyền của họ ông đã xâm lấn – giả cách khen ông để rồi quật lại, tảng lờ sự đóng góp của ông và nhấn mạnh những lỗi lầm ông; và giám mục của mọi đức tin hợp nhau lại để gửi ông xuống hoả ngục đời đời kiếp kiếp.

Những đảng viên Lao động đã thích sự tố cáo chiến tranh của ông bây giờ giận dữ xa lánh ông khi ông nói lên ý nghĩ mình về chủ nghĩa xã hội và nền chính trị công nhân tổ hợp; trong khi những người bảo thủ đã thích quan điểm ông về chủ nghĩa xã hội thì lại tránh ông vì chủ trương về bất-khả-tri của ông. “Tôi bảo thủ hơn bất cứ đảng viên bảo thủ nào và tiến bộ hơn bất cứ đảng viên tiến bộ nào”, ông nói với vẻ khao khát (II, 431).

Ông thành thật một cách không sửa chữa được, và làm mếch lòng mọi nhóm với lối nói thẳng; sau khi tỏ cảm tình với thợ thuyền là những nạn nhân của chủ, ông thêm rằng thợ thuyền cũng sẽ thống trị như thế nếu địa vị đảo ngược; và sau khi tỏ sự lân mẫn với phụ nữ như nạn nhân của đàn ông, ông không quên thêm rằng đàn ông cũng là nạn nhân của đàn bà khi đàn bà có thể xoay sở được. Ông sống cô độc khi về già.

Khi đã có tuổi, ông trở nên nhẹ nhàng hơn trong sự chống đối, và điều độ hơn về quan niệm. Ông vẫn thường cười nhạo về ông vua dùng để trang hoàng của nước Anh, nhưng bây giờ ông bày tỏ ý kiến rằng thật là một việc làm không phải khi muốn bỏ quách ông vua của dân chúng, việc ấy không khác gì giật lấy con búp-bê của một đứa trẻ (Elliott, tr. 66). Cũng thế, về tôn giáo ông cho là vô lý và không tốt khi quấy rầy nền tin tưởng cựu truyền trong lúc nó dường như là một ảnh hưởng tốt lành và làm người ta vui vẻ.

Ông bắt đầu nhận ra rằng những niềm tin tôn giáo và phong trào xã hội đều được xây trên những nhu yếu và động cơ vượt khỏi tầm công kích của trí thức; và ông cam chịu ngồi nhìn thế giới tiếp tục lăn quay không cần chú ý nhiều đến những pho sách nặng ông ném về phía họ. Nhìn lại quãng sự nghiệp hăng hái của ông, ông tự cho mình điên rồ vì đã ham tìm danh tiếng trong văn học trong khi đáng lẽ nên tìm những lạc thú giản dị hơn của sự sống. Khi ông mất vào năm 1903, ông đã chợt nghĩ rằng công trình của ông đã là công dã tràng (Thompson, tr. 51).

Dĩ nhiên bây giờ chúng ta biết không phải vậy. Sự suy tàn của danh tiếng ông là một phần của sự phản kháng của người Anh theo Hegel chống lại thực nghiệm luận; sự phục hưng của thuyết tự do sẽ lại nâng ông lên vị trí của ông như là triết gia Anh vĩ đại nhất của thế kỷ. Ông đem lại cho triết học một tiếp xúc mới mẻ với sự vật, và một thuyết duy thực đã làm cho nền triết học Đức quốc bên cạnh có vẻ yếu ớt trừu tượng.

Ông tóm lược thời đại ông như chưa ai từng tóm lược thời đại nào cả kể từ Dante; và ông hoàn thành một cách thiện xảo sự phối trí của một lãnh vực tri thức rộng lớn đến nỗi nhà phê bình hầu như phải hổ thẹn lặng im trước sự hoàn thành của ông. Chúng ta bây giờ đang đứng trên những chiều cao mà những tranh đấu và khó nhọc của ông đã đem lại: chúng ta có vẻ như ở trên ông bởi vì ông đã đưa vai nâng chúng ta lên. Một ngày kia, khi mũi dùi của sự chống đối ông đã bị lãng quên, chúng ta sẽ định giá ông một cách phải chăng hơn.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x