Trang chủ » Atman: ràng buộc và giải thoát

Atman: ràng buộc và giải thoát

by Trung Kiên Lê
187 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

( Diễn thuyết tại Mỹ)

Theo triết học Advaita thì trong vũ trụ chỉ có một thứ duy nhất có thực, đó là Brahman. Mọi sự vật khác đều không thực, đều được phô bày và tạo tác từ Brahman do sức mạnh của māyā. Mục đích của chúng ta là quay ngược về lại với Brahman.

Mỗi người trong chúng ta đều là Brahman đó, Thực Tại đó, cộng thêm với māyā. Nếu chúng ta có thể có thể thoát khỏi māyā hay vô minh thì chúng ta trở về nguyên tính.

Theo triết học này thì mỗi người gồm có ba phần: thể xác, cơ quan nội tại hay tâm trí, và đằng sau đó là cái được gọi là Ātman, hay Chân Ngã.

Thể xác là lớp vỏ bọc bên ngoài, còn tâm trí là lớp vỏ bọc bên trong của Ātman; Ātman mới là kẻ nhận thức thực sự, hưởng thụ thực sự, là đấng Chân Hữu [ real Being] trong thể xác, nó điều khiển thể xác làm việc thông qua phương tiện là các cơ quan bên trong hay tâm trí.

Ātman là cái tồn tại duy nhất trong thể xác con người, và phi vật chất. Bởi vì Nó phi vật chất, nên Nó không thể là một thể phức hợp, và vì không phải là một thể phức hợp nên Nó không bị chi phối bởi quan hệ nhân quả, do đó Nó bất tử.

Cái gì bất tử thì không có khởi đầu, bởi vì tất cả cái gì có khởi đầu thì phải có kết thúc. Do đó, Nó cũng phải vô hình tướng, bởi vì không có thứ gì có hình tướng mà không phải là vật chất. Mọi vật có hình tướng đều phải có khởi đầu và kết thúc.

Tất cả chúng ta đây, không một ai thấy được hình thể nào không có khởi đầu lẫn kết thúc. Hình thể sinh ra từ sự kết hợp của lực và vật chất.

Cái ghế này có một hình thể riêng biệt, điều đó có nghĩa là một số lượng lực nào đó đã tác động lên một số lượng vật chất nào đó để tạo ra cái hình thể riêng biệt đó. Hình thể này là sự kết hợp của lực và vật chất. Sự kết hợp đó không vĩnh viễn; đến một lúc, tất cả những sự kết hợp đó đều tan rã.

Cho nên mọi hình thể đều có khởi đầu và kết thúc. Nhưng Chân Ngã, do không có hình thể, nên không thể có khởi đầu và kết thúc.

Nó đã tồn tại từ vô thủy. Thứ hai, Chân Ngã phải phổ hiện khắp nơi. Chỉ có những thứ gì bị quy định và giới hạn bởi không gian mới có hình thể, những gì vô thể thì không thể bị quy định trong không gian.

Bởi thế, theo triết học Advaita thì Chân Ngã – hay Ātman – trong các bạn, trong tôi, trong tất cả mọi người, đều toàn nhiên phổ hiện. Giờ đây, các bạn hiện hữu trong mặt trời cũng nhiều như ở trên trái đất, có mặt ở nước Anh cũng nhiều như ở châu Mỹ.

Nhưng khi Chân Ngã tác động thông qua một tâm trí và thể xác cụ thể thì hoạt động của Nó mới hiển lộ ra ngoài.

Mỗi hành động ta làm, mỗi tư tưởng ta tư duy đều tạo ra một ấn tượng – trong tiếng Sanskrit gọi là samskāra (hành) – lên tâm trí, và tổng số những ấn tượng đó biến thành một sức mạnh khủng khiếp gọi là “tính cách”.

Tính cách của mỗi người là những gì họ tạo ra cho chính bản thân mình, nó là kết quả của những hành động thể xác và tinh thần mà họ đã thực hiện trong đời mình.

Tổng số các samskāra tạo thành nghiệp lực dẫn dắt con người trong kiếp sau. Một người khi chết thì thể xác tan rã và trở về các thành tố ban đầu, nhưng samskāra thì còn lại, dính chặt vào tâm trí và không tan ra vì tâm trí được cấu tạo bằng những chất liệu tế vi, mà chất liệu càng tế vi thì càng bền bỉ.

Nhưng cuối cùng thì tâm trí cũng tan rã, và đó chính là mục tiêu của chúng ta. Trong mối quan hệ này, hình ảnh minh họa hay nhất nảy ra trong tâm trí tôi là hình ảnh cơn lốc.

Nhiều dòng không khí từ nhiều hướng khác nhau cũng thổi tới và gặp nhau, chúng hội tụ tại giao điểm đó và tiếp tục xoáy tròn; khi cơn lốc xoáy, nó tạo nên một cột bụi, cuốn đi giấy vụn, rơm rác, v.v… thả những thứ đó xuống chỗ này và chuyển đến chỗ khác; và nó cứ tiếp tục cuốn xoáy, lên cao và tạo thành những cột bụi từ những thứ nó gặp trên đường đi.

Có những lực như thế ấy, trong tiếng Sanskrit gọi là prāna, cùng hội tụ lại và tạo nên thể xác cùng tâm trí từ vật chất, rồi tiếp tục di chuyển cho đến khi thể xác tan rã thì chúng lại dựng những chất liệu khác lên để tạo nên một thể xác khác; khi thể xác này tan rã thì thể xác khác đứng lên, và tiến trình này cứ tiếp tục như thế.

Lực không thể di chuyển nếu không có vật chất.

Cho nên khi thể xác tan rã thì chất liệu của tâm trí vẫn còn, prāna vẫn tác động trong đó, rồi nó tiếp tục di chuyển đến một vị trí khác, dựng lên một cơn lốc khác từ những chất liệu mới, và khởi đầu một chuyển động mới; cứ thế, nó di chuyển từ nơi này đến nơi khác, cho đến khi lực đó cạn kiệt thì nó tan rã và chấm dứt.

Do đó, khi tâm trí kết thúc, bị tan vỡ toàn bộ, không để lại một ấn tượng (samskāra) nào thì chúng ta sẽ hoàn toàn tự do; nhưng trước khi đến được thời điểm đó thì chúng ta vẫn bị trói buộc, Ātman vẫn bị bao phủ trong cơn lốc của tâm trí, và cứ vọng tưởng rằng Nó đang bị mang đi từ nơi này đến nơi khác.

Khi cơn lốc dịu lại, Ātman phát hiện ra Nó phổ hiện khắp nơi. Nó có thể đi đến bất cứ nơi nào Nó thích, hoàn toàn tự do, và có thể tạo nên các thể xác và tâm trí mà Nó muốn với một số lượng bất kỳ. Nhưng trước khi đến thời điểm đó thì Nó chỉ có thể đi chung cùng cơn lốc.

Cảnh giới tự do này là mục tiêu mà tất cả chúng ta đang hướng tới. Giả sử, có một trái banh trong phòng này, mỗi người trong chúng ta cầm một cái vồ trên tay và đánh vào nó hàng trăm cú; khiến nó văng từ điểm này sang điểm khác, cho đến khi nó bay ra ngoài.

Cái gì mang trái banh đi, và nó đi theo hướng nào? Những điều này được xác định bởi những lực đã tác động lên nó trong khắp căn phòng này.

Tất cả những cú đánh khác nhau đó sẽ làm phát sinh hiệu quả. Mỗi hành động, mỗi suy nghĩ của chúng ta là những cú đánh như thế, và tâm trí con người như trái banh bị đánh đó.

Chúng ta luôn nhận những cú đánh từ tứ phía, trong căn phòng thế giới này, và con đường thoát ra khỏi căn phòng đó tùy thuộc vào lực của tất cả những cú đánh kia.

Trong mỗi trường hợp, tốc độ và hướng của trái banh được quyết định bởi những cú đánh mà nó đón nhận; như thế thì tất cả những hành động của chúng ta trong thế giới này sẽ quyết định kiếp sống tương lai. Kiếp này, do đó, là kết quả của kiếp sống trong quá khứ.

Xin đơn cử một ví dụ: Giả sử tôi đưa cho các bạn một sợi dây xích dài vô tận, không đầu không đuôi, cứ một khoen đen nối với một khoen trắng, và hai khoen tạo thành một đơn vị. Nếu tôi hỏi các bạn về bản chất của sợi dây xích thì ban đầu bạn sẽ thấy khó mà xác định được, vì nó kéo dài vô tận về cả hai chiều.

Nhưng các bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng sợi xích là sự lặp lại vô tận các đơn vị gồm một khoen đen và một khoen trắng. Nếu các bạn hiểu được bản chất của một trong những đơn vị này thì các bạn sẽ hiểu được toàn bộ sợi xích, bởi vì nó là sự lặp lại hoàn chỉnh.

Đời sống của chúng ta cũng như vậy đấy; quá khứ, hiện tại và tương lai tạo thành – có thể nói như vậy – một sợi xích dài vô tận, vô thủy vô chung, mỗi đơn vị của nó là một cuộc sống gồm sinh và tử. Ở kiếp này, chúng ta là gì và làm gì thì đó chỉ là sự lặp đi lại lại, với khác biệt chút đỉnh.

Cho nên, nếu biết được một đơn vị của cuộc sống này thì chúng ta biết được toàn bộ những kiếp sống mà chúng ta đã trải qua trong cõi thế. Bởi vậy, chúng ta thấy rằng con đường đưa chúng ta vào thế giới này hoàn toàn được quyết định bởi những con đường của chúng ta trong tiền kiếp.

Tương tự như vậy, sự hiện diện của chúng ta trong thế giới này được quyết định bởi những hành động của chính chúng ta.

Chúng ta đi ra khỏi thế giới này với tổng số những ấn tượng tác động lên chúng ta trong hiện tại như thế nào thì chúng ta đi vào thế giới này với tổng số những ấn tượng đã tác động lên chúng ta trong quá khứ như thế ấy; những gì mang chúng ta ra cũng chính là cái đưa chúng ta vào.

Cái gì mang chúng ta vào thế giới này? Hành vi của chúng ta trong quá khứ. Cái gì mang chúng ta ra? Hành vi của chúng ta trong hiện tại.

Chúng ta cứ mãi tiếp tục như thế. Như con tằm nhả tơ và tạo nên kén, để rồi cuối cùng bị trói buộc trong kén đó, chúng ta cũng tự trói buộc mình bằng những hành vi của chính mình, chúng ta giăng lưới quanh mình bằng những hành vi của chính chúng ta.

Chúng ta đã đặt ra luật nhân quả trong chuyển động, và chúng ta thấy khó lòng thoát ra khỏi nó. Chúng ta đã khởi động bánh xe, và bị bánh xe đè nát. Bởi vậy, triết học này dạy ta biết rằng tất cả chúng ta đều bị những hành vi của chúng ta trói buộc như nhau, bất kể đó là hành vi tốt hay xấu.

Ātman chưa từng đến hay đi, chưa từng sinh hay tử. Chính thế giới tự nhiên dịch chuyển trước Ātman, và Ātman phản chiếu sự dịch chuyển đó; nhưng Nó lại khờ khạo ngỡ rằng mình đang dịch chuyển, chứ không phải thế giới tự nhiên.

Khi Ātman ngỡ thế thì Nó còn nằm trong vòng trói buộc; nhưng khi Nó phát hiện ra rằng Nó chưa từng dịch chuyển thì Nó toàn nhiên phổ hiện, và đạt đến cảnh giới giải thoát. Ātman còn nằm trong vòng trói buộc được gọi là jiva (sinh mạng).

Do vậy, các bạn thấy rằng khi ta nói Ātman đến và đi thì đó chỉ là cách diễn đạt mang ý nghĩa tượng trưng. Cho nên jiva – linh hồn còn bị trói buộc – sẽ đi đến những trạng thái cao hơn hoặc thấp hơn. Đây là quy luật luân hồi nổi tiếng, và quy luật này trói buộc tất cả sinh linh.

Dân chúng ở đất nước này cứ nghĩ rằng một người mà bị đầu thai làm loài vật là điều quá kinh khủng. Cớ sao lại thế? Loài vật không đáng giá gì sao? Nếu chúng ta có linh hồn thì chúng cũng có linh hồn; còn nếu như chúng không có linh hồn thì ta cũng chẳng có.

Thật là quá đỗi phi lý khi cho rằng chỉ con người mới có linh hồn còn loài vật thì không. Tôi đã từng thấy những người còn đê tiện hơn cả loài vật.

Linh hồn con người cư lưu trong những hình thức thấp hơn hoặc cao hơn, di chuyển từ hình thức này sang hình thức khác, tuỳ thuộc vào các samskāra hoặc ấn tượng của chính mình; nhưng với tư cách là con người, linh hồn chỉ ở trong hình thức tối cao là khi đạt đến giải thoát.

Hình thức – người [ man-form] thậm chí còn hơn cả hình thức – thần [ man- god], và là hình thức cao nhất trong mọi hình thức.

Con người là sinh thể tối cao trong tất cả tạo vật, vì chỉ con người mới đạt đến cảnh giới giải thoát.

Toàn thể vũ trụ này đã nằm trong lòng Brahman, và có thể nói rằng nó được phóng chiếu ra từ Ngài, và đang quay ngược về nguồn cội, nơi nó được phóng chiếu ra – giống như dòng điện sinh ra từ máy phát điện, hoàn tất một chu trình rồi quay về lại với máy phát.

Trường hợp linh hồn cũng vậy. Được phóng chiếu ra từ Brahman, linh hồn trải qua tất cả những hình thức cỏ cây, cầm thú, rồi cuối cùng thành con người; và con người là hình thức gần nhất với Brahman. Quay về lại với Brahman – mà từ đó chúng ta được phóng chiếu ra – là cuộc đấu tranh vĩ đại nhất trong đời.

Mọi người có biết được điều đó hay không thì cũng chẳng ảnh hưởng gì. Trong vũ trụ, bất kỳ một hình thức dịch chuyển hay đấu tranh nào mà chúng ta thấy được – nơi khoáng vật, cỏ cây hay muông thú – đều là sự đấu tranh để quay về lại với trung tâm, và yên nghỉ.

Đã từng có một sự quân bình, nhưng nó đã bị phá hủy; và muôn vật – kể cả mọi nguyên tử hay phân tử – đều đang đấu tranh để tìm lại sự quân bình đã mất đó. Trong cuộc đấu tranh đó, chúng cùng nhau kết hợp và tái tạo hình thể, tạo nên cao trào cho mọi hiện tượng kỳ diệu của tự nhiên.

Mọi sự đấu tranh và ganh đua trong đời sống loài vật, cỏ cây và ở khắp nơi khác, tất cả những cuộc đấu tranh xã hội và chiến tranh chỉ là sự biểu hiện của cuộc đấu tranh vĩnh cửu để phục hồi lại sự quân bình đó.

Đi từ cõi sinh sang cõi tử, cuộc hành trình đó là cái mà trong tiếng Sanskrit gọi là samsāra, có nghĩa là vòng sinh tử luân hồi. Mọi tạo vật, khi đã trải qua trọn vẹn vòng sinh tử luân hồi đó thì sớm muộn gì cũng đạt đến giải thoát.

Có thể nêu câu hỏi: nếu rốt cuộc tất cả đều được giải thoát, thế thì chúng ta cần phải đấu tranh để làm gì? Nếu mọi người ai nấy đều sẽ được giải thoát, sao không cứ việc ngồi chờ?

Đúng là tất cả chúng sinh sớm muộn gì cũng đều được giải thoát, đúng là không một ai bị bỏ sót, không có gì bị hủy diệt và vạn vật đều được giải thoát – nếu quả là thế thì sự đấu tranh của chúng ta có ích gì?

Thứ nhất, đấu tranh là phương tiện duy nhất sẽ đưa chúng ta đến trung tâm; thứ hai, chúng ta không biết được vì sao mình phải đấu tranh, mà chỉ biết cần phải đấu tranh. “Trong số hàng ngàn người, chỉ một vài người tỉnh ngộ trước ý tưởng họ sẽ được giải thoát”.

Đám đông nhân loại khổng lồ vẫn thấy hài lòng với những thế giới vật chất, nhưng chỉ có một vài người thức tỉnh, muốn quay về nguồn cội, những người thấy vui chơi ở trần gian thế là đã đủ. Những người này đấu tranh một cách có ý thức, trong khi những người còn lại đấu tranh một cách vô thức.

Tư tưởng đầu tiên và cuối cùng của triết học Vedānta là “từ bỏ thế gian”, từ bỏ cái thế giới hư ảo này để tìm đến cái thế giới chân thực.

Những người say mê thế giới này có thể hỏi: “Vì sao ta lại phải cố thoát ra khỏi cái thế giới này, và quay về với trung tâm? Cứ cho là tất cả chúng ta đều đến từ Thượng Đế đi, nhưng chúng tôi thấy thế giới này thật là dễ chịu và tươi đẹp; vậy thì tại sao chúng tôi lại phải cố thoát ra khỏi nó chứ?”

Họ bảo: “Hãy nhìn xem thế giới này được cải thiện từng ngày – có biết bao nhiêu thứ xa xỉ được tạo ra cho chúng ta! Thiệt là thoải mái! Vậy thì việc gì chúng ta phải đi xa để tìm một cõi không được như cái thế giới này?”

Câu trả lời là thế này: thế gian này biến đổi vô thường, chúng ta đã bao nhiêu lần hưởng thụ những thú vui tương tự.

Tất cả những loại lạc thú mà chúng ta đang thấy giờ đây đã từng được biểu hiện lặp đi lại lại nhiều lần, và cái thế giới mà chúng ta đang sống cũng đã từng hiện hữu trước đây bao nhiêu lần rồi. Trước đây, tôi cũng đã từng có mặt tại nơi này và nói chuyện với các bạn bao nhiêu lần rồi.

Các bạn sẽ thấy rằng sự việc phải là như thế. Và những lời mà các bạn đang lắng nghe lúc này, các bạn cũng đã từng nghe nó rất nhiều lần trước đây rồi.

Và những điều tương tự sẽ còn diễn ra nhiều lần nữa. Linh hồn không bao giờ thay đổi, chỉ có thể xác là thường xuyên hết tan rồi hợp.

Thứ hai, những điều này cứ diễn ra theo chu kỳ. Giả sử tại đây có ba hoặc bốn con súc sắc, và khi gieo ra, chúng ta được tổ hợp gồm các mặt 5 – 4 – 3 – 2. Nếu các bạn cứ tiếp tục gieo nữa thì đến một lúc nào đó, tổ hợp đó sẽ xảy ra. Cứ tiếp tục gieo mãi mà không quan tâm đến thời gian thì tổ hợp đó chắc chắn sẽ lặp lại.

Ta không thể khẳng định được gieo đến bao nhiêu lần thì tổ hợp được lặp lại, đó là quy luật ngẫu nhiên. Những linh hồn và sự kết hợp của chúng cũng thế. Dù các chu kỳ có diễn ra cách xa nhau bao nhiêu đi nữa thì sự kết hợp và tan rã tương tự của chúng cũng sẽ diễn đi diễn lại.

Cũng sự sinh đó, cũng chuyện ăn uống đó, rồi chết, cái vòng tròn đó cứ diễn đi diễn lại hoài hoài. Có một số người không hề tìm thấy cái gì cao hơn những lạc thú trần gian, nhưng vẫn có những người muốn bay vút lên cao hơn, để thấy rằng những lạc thú đó không phải là cứu cánh, mà chỉ là những thứ qua đường.

Có thể nói rằng, mọi hình thể đều bắt đầu từ côn trùng nhỏ bé và kết thúc nơi con người, giống như một trong những chiếc ghế ngồi, trong vòng xe đu quay ở Chicago. Các chiếc ghế luôn chuyển động, nhưng người ngồi trên ghế thì thay đổi.

Một người bước vào, ngồi trên ghế, chuyển động theo bánh xe, rồi bước ra ngoài. Bánh xe vẫn cứ tiếp tục chuyển động. Một linh hồn nhập vào thể xác nào đó, ở trong đó một thời gian, rồi bỏ nó để nhập vào thể xác khác, rồi lại bỏ để tiếp tục nhập vào thể xác thứ ba.

Linh hồn cứ tiếp tục như thế, cho đến lúc nó bước ra khỏi bánh xe và giải thoát. Ở bất cứ đất nước nào, ở bất kỳ thời đại nào, người ta cũng đều nghe nói đến năng lực kỳ diệu của những người biết được chuyện quá khứ, vị lai.

Cách giải thích là như vầy: chừng nào Ātman còn nằm trong vòng chi phối của nhân quả – mặc dù sự tự do bản hữu của nó chưa hoàn toàn mất hết, và có thể khẳng định được tự thân, thậm chí đến mức độ mang được linh hồn ra khỏi vòng nhân quả, như trong trường hợp của người đã giải thoát – thì những hành động của nó vẫn bị chi phối nặng nề của luật nhân quả; do đó, những người nào có kiến giải về quan hệ nhân quả đều có khả năng biết được chuyện quá khứ, vị lai.

Chừng nào vẫn còn tham dục hay ham muốn thì đó là dấu hiệu chắc chắn về sự bất toàn. Một người hoàn hảo, tự do sẽ không còn bất kỳ tham dục nào. Thượng Đế không thể cần đến bất cứ thứ gì. Nếu Ngài còn tham dục thì không thể là Thượng Đế được, Ngài hẳn phải bất toàn.

Cho nên tất cả những chuyện kể về Thượng Đế muốn điều này điều nọ, khi thì giận lúc thì vui, đều là chuyện nhảm nhí của trẻ con, hoàn toàn vô nghĩa. Cho nên tất cả các bậc đạo sư đều giảng dạy điều này: “Đừng tham dục, hãy từ bỏ mọi dục vọng, và hoàn toàn thỏa mãn”.

Một đứa bé bò vào cõi đời và không có răng, một cụ già đi ra khỏi cõi đời cũng bò và không còn răng. Hai thái cực này rất giống nhau, nhưng đứa bé thì không có kinh nghiệm gì về cuộc đời trước mặt nó, còn cụ già thì đã trải nghiệm trọn cuộc đời.

Khi dao động của ether quá thấp thì chúng ta không thấy ánh sáng, chỉ toàn là bóng tối. Những thái cực thường có vẻ giống nhau, dù chúng khác nhau một trời một vực. Bức tường không có ham muốn nào, con người hoàn hảo cũng vậy.

Nhưng bức tường thì không đủ nhận thức để ham muốn, còn con người hoàn hảo thì không ham muốn một thứ gì.

Trong đời này, có những gã khờ không hề ham muốn điều gì, bởi vì đầu óc họ không phát triển hoàn toàn. Đồng thời, tâm vô dục là cảnh giới cao nhất mà con người đạt đến, nhưng cả hai là hai đối cực dù cùng tồn tại: một đàng thì gần với loài vật, một đàng thì gần với Thượng Đế.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x