Trang chủ » Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

by Trung Kiên Lê
68 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

“Những người nhất tâm sùng bái Ngài trong từng niệm, so với những người sùng bái đấng Vô Sai Biệt, đấng Tuyệt Đối thì ai là nhà yogi vĩ đại hơn?”.

Arjuna đã hỏi thần Śri Krishna như thế. Câu trả lời là: “Đó là những người nhất tâm sùng bái Ta trong từng niệm, và được phú bẩm một đức tin tối thượng – họ là những tín đồ sùng bái ưu tú nhất của Ta, họ là những hành giả yogi vĩ đại nhất.

Chỉ những kẻ nào sùng bái đấng Tuyệt Đối, đấng Bất Khả Ngữ Giải, đấng Vô Sai Biệt, đấng Vô Sở Bất Tại, đấng Bất Khả Tư Nghì, đấng Toàn Tri, đấng Bất Động, đấng Thường Tại Vĩnh Hằng bằng cách chế ngự giác quan và quán chiếu thấy vạn vật đều bình đẳng vô sai biệt thì những kẻ đó, nhờ làm việc thiện cho chúng sinh, mới đến được với Ta.

Còn những kẻ nào tận hiến tâm trí cho đấng Tuyệt Đối vô hình tướng thì con đường tu tập rất đỗi gian nan; bởi vì trên thực tế, bất cứ chúng sinh hữu hình nào đi theo con đường của đấng Tuyệt Đối vô hình tướng cũng đều gặp vô vàn gian khó.

Còn những kẻ nào hiến dâng trọn vẹn sự nghiệp cho Ta, tuyệt đối tin tưởng nơi Ta, những kẻ đó nhất tâm nhất niệm quán tưởng Ta, sùng bái Ta, không quyến luyến đến một thứ bất kỳ nào khác – thì Ta sẽ nhanh chóng giải thoát họ ra khỏi đại dương sinh tử luân hồi bất tận, vì họ toàn tâm toàn ý hướng về Ta”.

Cả hai pháp môn jnāna-yoga và bhakti-yoga đều được nhắc đến ở đây. Có thể nói cả hai đều được định nghĩa trong đoạn kinh văn trên. Jnāna-yoga thật vĩ đại, nó là triết học cao xa và hầu hết mọi người đều nghiêm túc cho rằng mình chắc chắn có thể làm theo được mọi yêu cầu của triết học đó.

Nhưng thực ra rất khó mà sống cuộc đời của một hành giả jnāni chân chính. Chúng ta chắc chắn sa vào những mối nguy hiểm to lớn khi cố gắng dùng triết học đó để định hướng đời mình.

Có thể nói rằng thế giới này được phân chia ra làm hai; một bên những người mang bản chất quỷ quái cho rằng chăm sóc thể xác là mục đích tối hậu, là cứu cánh của cuộc sống; một bên là những người mang bản chất lương thiện, hiểu rằng thể xác chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh, là công cụ dùng để trau dồi linh hồn.

Ma quỷ có thể, và thực sự đã làm, trích dẫn kinh điển vì mục đích riêng của chúng; và do đó, phương cách mà kiến thức được dùng để biện minh cho những hành vi của kẻ xấu cũng có sức thuyết phục như hành vi của người tốt. Đó là mối nguy hiểm to lớn trong pháp môn jnāna-yoga.

Còn pháp môn bhakti-yoga thì tự nhiên, dịu dàng và nhẹ nhàng; một hành giả bhakta không bay bổng như một hành giả jnāna-yogi, do đó, họ chắc chắn không bị rơi quá nặng.

Chừng nào những trói buộc linh hồn chưa bị mất đi thì không thể nào có tự do, cho dù một kẻ có đạo tâm tu tập theo bất kỳ pháp môn nào.

Đây là câu kinh văn chỉ ra cho ta thấy, trong trường hợp của các cô gái chăn bò gopi, tất cả những thứ trói buộc linh hồn như vinh và nhục, ưu điểm và khuyết điểm, đều đứt đoạn.

“Trạng thái hỷ lạc mãnh liệt khi trầm tư về Thượng Đế đã dứt bỏ những điều trói buộc do hành vi thiện hảo của nàng. Và nỗi khốn khổ mãnh liệt trong linh hồn – do không đến được với Ngài – cũng đã gột rửa sạch mọi thiên hướng tội lỗi trong nàng, và nàng được giải thoát”.

Trong pháp môn bhakti-yoga, do đó, bí quyết cốt yếu là phải biết rằng những dục vọng, những cảm nhận và xúc động khác nhau trong tâm hồn con người tự bản thân chúng không có gì là sai lệch cả, chỉ có điều là cần phải thận trọng chế ngự chúng để đưa theo định hướng ngày càng cao thượng hơn, cho đến khi chúng đạt đến trạng thái viên mãn tối cao.

Định hướng tối cao là định hướng đưa chúng ta đến với Thượng Đế; mọi định hướng khác đều thấp kém hơn. Chúng ta thấy rằng khoái lạc và khổ đau là những cảm xúc quen thuộc, cứ thường xuyên diễn ra trong đời sống.

Khi một người cảm thấy khổ đau vì không được giàu có hoặc không có những thứ của cải thế gian thì anh ta đang để cảm xúc đi theo hướng sai lệch.

Khổ đau vẫn có công dụng của nó. Hãy để cho một người khổ đau vì không đạt được đến với đấng Tối Cao, không đạt được đến với Thượng Đế thì sự khổ đau đó sẽ dẫn anh ta đến giải thoát.

Khi các bạn vui mừng vì có được một nắm tiền thì các bạn cũng đang để khả năng cảm thụ niềm vui đi theo định hướng sai lệch, khả năng đó nên được đưa theo định hướng cao thượng hơn, nó cần phải được dùng để phụng sự cho Lý Tưởng Tối Cao.

Lạc thú trong loại lý tưởng đó chắc chắn phải là trạng thái hỷ lạc cao nhất của chúng ta. Đối với tất cả những cảm xúc khác của chúng ta cũng diễn ra điều tương tự như vậy.

Một hành giả bhakta nói rằng không một cảm xúc nào là sai lầm, anh ta nắm bắt tất cả những cảm xúc đó, và nhất tâm hướng chúng về Thượng Đế.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x