Trang chủ » Các hóa thân

Các hóa thân

by Trung Kiên Lê
73 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Bất cứ nơi nào mà danh hiệu của Ngài được tuyên xưng thì nơi đó trở nên linh thánh.

Thế nên người nào tuyên xưng danh hiệu của Ngài còn linh thánh hơn biết bao nhiêu, và chúng ta còn cần phải tỏ lòng tôn kính xiết bao khi tiếp cận với người mang chân lý tâm linh đến với chúng ta!

Những bậc đại sư của chân lý tâm linh như thế thực ra rất hiếm hoi trên thế gian này, nhưng thế gian lại không bao giờ hoàn toàn thiếu vắng họ.

Các vị đó luôn là những bông hoa tươi đẹp nhất của nhân loại – đó là một “đại dương nhân ái không vì động cơ bất kỳ nào”. Śri Krishna đã nói trong kinh Bhāgavata: “Hãy biết đấng đạo sư chính là Ta”.

Khi những đấng đạo sư đó bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi thế gian này thì cõi thế lập tức biến thành một địa ngục đáng kinh tởm, và lao nhanh đến sự hủy diệt. Cao cả hơn và tôn quý hơn tất cả những vị đạo sư thông thường là một nhóm những vị đạo sư khác, đó là các Hóa Thân (Avatāra) của đấng Iśvara.

Họ có thể truyền đạt tâm linh tính chỉ bằng một động tác tiếp xúc, thậm chí chỉ bằng một ý nguyện. Theo mệnh lệnh của các vị đó thì những nhân cách thấp hèn nhất, đê tiện nhất cũng có thể trở thành những vị thánh chỉ trong nháy mắt. Họ là Đạo Sư của tất cả những đạo sư, là sự hiển lộ cao cả nhất của Thượng Đế nơi con người.

Chúng ta không thể nào thấy được Thượng Đế trừ phi thông qua những vị đạo sư đó. Chúng ta không thể không sùng bái họ, và thật ra thì họ mới chính là những người duy nhất mà ta phải sùng bái. Không một ai có thể thực sự thấy được Thượng Đế trừ phi thông qua những sự hiển lộ nơi con người.

Nếu ta cố thấy Thượng Đế bằng cách khác thì ta tự biến mình thành một bức biếm họa gớm guốc về Ngài, và tin rằng bức biếm họa đó chẳng kém gì nguyên bản.

Có một kẻ ngu nọ, khi được yêu cầu tạo hình tượng thần Śiva, đã lao động hì hục ngày đêm chỉ để tạo ra được tượng một con khỉ.

Bởi vậy, khi nào còn cố nghĩ đến Thượng Đế như là Ngài trong sự toàn bích tuyệt đối thì chúng ta luôn luôn chịu thất bại đắng cay nhất; bởi vì chừng nào còn là con người thì chúng ta không thể hình dung Ngài như là cái gì đó cao siêu hơn con người được.

Sẽ đến lúc chúng ta siêu việt được bản chất người và nhận biết Ngài y như thực; nhưng chừng nào còn mang thân phận con người thì chúng ta phải sùng bái Ngài nơi con người và như là con người.

Dù có nói cho hết khả năng, dù có cố gắng hết sức mình đi nữa thì các bạn cũng chỉ có thể suy tư về Thượng Đế như một con người.

Các bạn có thể dùng trí năng để diễn thuyết hùng hồn về Thượng Đế cùng mọi thứ dưới ánh mặt trời, các bạn có thể trở thành những nhà duy lý vĩ đại, và chứng minh một cách thỏa đáng rằng mọi điều mô tả về các hóa thân của Thượng Đế đều tầm ruồng vô nghĩa.

Nhưng chúng ta hãy đến với lý lẽ thực tiễn thông thường trong một lúc. Có gì ở đằng sau thứ trí năng lỗi lạc ấy? Con số không, sự rỗng tuếch, chỉ toàn là bọt mép.

Lần sau, khi nghe người nào dùng trí năng để diễn thuyết hùng hồn, phản đối việc sùng bái các Hóa Thân (Avatāra) của Thượng Đế thì các bạn hãy chộp lấy người đó, và hỏi quan niệm của ông ta về Thượng Đế là gì, và ông ta hiểu gì về các khái niệm “toàn năng”, “ vô sở bất tại “ cùng tất cả những thuật ngữ tương tự trong cõi “ý tại ngôn ngoại”.

Ông ta thực sự không hiểu gì về các thuật ngữ đó, và không thể định hình được ý nghĩa của bất kỳ một ý tưởng nào mà lại không bị tác động bởi bản chất người của mình. Về điểm này thì ông ta cũng chẳng khá gì hơn một kẻ đi ngoài đường phố, chưa hề đọc một cuốn sách nào.

Tuy nhiên, kẻ đi ngoài đường thì im lặng và không quấy rầy sự yên tĩnh của thế gian; trong khi kẻ ba hoa kia lại gây nên đủ thứ phiền toái và khốn khổ cho nhân loại. Rốt cuộc, tôn giáo là thực chứng, và chúng ta cần phải phân biệt thật rạch ròi giữa diễn thuyết suông và kinh nghiệm trực giác.

Những gì ta trải nghiệm trong tận cùng sâu thẳm của linh hồn là thực chứng. Thực ra, trong vấn đề này thì không có gì bất thường cho bằng lý lẽ thông thường. Do bản chất của chúng ta hiện nay, chúng ta buộc phải nhìn thấy Thượng Đế như là một con người.

Chẳng hạn nếu những con bò muốn sùng bái Thượng Đế thì chúng sẽ, do thuận theo bản tính của mình, thấy Ngài như là một con bò khổng lồ; nếu một con cá muốn sùng bái Thượng Đế thì nó sẽ hình dung Ngài như là một con cá to lớn; và con người phải suy tư về Ngài như một con người.

Và những quan niệm khác nhau này không phải là do trí tưởng tượng linh hoạt không lành mạnh. Con người, con bò, con cá – tất cả đều có thể được xem như tượng trưng cho những vật chứa khác nhau, có thể nói như vậy.

Tất cả những vật chứa này cùng đi đến đại dương Thượng Đế để múc đầy nước tùy theo hình dáng và dung lượng của mình; nơi con người thì nước mang hình dáng con người, nơi con bò thì nước mang hình dáng con bò, còn nơi con cá thì nước mang hình dáng con cá.

Nhưng trong mỗi bình chứa đều cùng là một loại nước từ đại dương Thượng Đế như nhau.

Khi con người thấy Ngài, họ sẽ thấy Ngài như một con người; và những con thú, nếu chúng hoàn toàn chẳng có quan niệm gì về Thượng Đế, hẳn sẽ thấy Ngài như một con thú – cái thấy của mỗi loài đều tùy thuộc vào lý tưởng của nó.

Bởi vậy, chúng ta không thể không nhìn thấy Thượng Đế như một con người, và do đó, chúng ta buộc phải sùng bái Thượng Đế như một con người. Không còn cách nào khác.

Chỉ có hai hạng người không muốn sùng bái Thượng Đế như một con người: hạng thứ nhất là những kẻ vũ phu cục súc không có tôn giáo, hạng thứ hai là các paramahamsa, tức là những người đã vượt lên trên tất cả sự yếu đuối của nhân loại và đã siêu việt được những hạn chế trong bản chất con người.

Đối với một vị paramahamsa thì toàn thể thiên nhiên đã biến thành Chân Ngã của mình. Chỉ có vị đó mới có thể sùng bái Thượng Đế y như thực. Ở điểm này, cũng như trong tất cả những trường hợp khác, hai cực đoan lại gặp nhau.

Cực đoan của vô minh và cực đoan của chân trí – không một cực đoan nào đi qua các hành động sùng bái. Hạng vũ phu cục súc không sùng bái do vô minh, còn những vị jivanmukta – hay đấng giải thoát – không sùng bái vì họ đã chứng ngộ được Thượng Đế trong tâm.

Nếu có bất kỳ ai đứng giữa hai thái cực của cuộc sống đó mà nói các bạn rằng anh ta không sùng bái Thượng Đế như một con người thì các bạn hãy cẩn thận với người đó bằng sự nhân ái.

Anh ta, do không sử dụng được bất kỳ thuật ngữ nào cay nghiệt hơn, chỉ là một kẻ thuyết giảng vô trách nhiệm; tôn giáo của anh ta chỉ dành cho những bộ não rỗng tuếch và bệnh hoạn.

Thượng Đế hiểu được những nhược điểm của con người nên Ngài hóa thân thành người để làm điều tốt cho nhân loại. “Nơi nào đạo đức nhường bước và sự tàn ác thắng thế thì Ta hiển lộ tự thân. Để xác lập đạo đức, hủy diệt cái ác và cứu cái thiện, ta phải hiện thân trong mỗi yuga (kiếp)”.

“Kẻ ngu cười nhạo Ta vì Ta mang hình tướng con người, mà không biết rằng chân tính của Ta là Chúa Tể của vũ trụ”. Đó là lời tuyên bố của đức Krishna trong kinh Gitā, bàn về các Hóa Thân.

“Khi một cơn sóng thần tràn đến”, Tôn giả Śri Ramakrishna nói, “thì tất cả con suối và khe mương đều ngập đầy đến mé mà không cần một sự cố gắng nào hay một ý thức nào về phần chúng; cũng thế, khi một Hóa Thân xuất hiện thì con sóng tâm linh đột nhiên tràn ngập trên khắp thế gian, và tất cả mọi người hầu như đều cảm nhận được tâm linh tính ngay trong không khí”.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x