Trang chủ » Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

by Trung Kiên Lê
65 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Không thể diễn đạt bản chất của lý tưởng tối cao và tuyệt đối của tình thương yêu bằng ngôn ngữ loài người.

Dù trí tưởng tượng của con người có bay bổng đến vô cùng thì vẫn không thể nào lãnh hội được lý tưởng đó trong tất cả sự toàn mỹ và vẻ đẹp vô biên của nó.

Tuy nhiên, tất cả những tín đồ của tôn giáo tình yêu, trong hình thức cao nhã hay thấp hèn và tại mọi quốc gia, đều phải dùng thứ ngôn ngữ bất tương xứng của loài người để lãnh hội và định nghĩa lý tưởng riêng của họ về tình yêu đó.

Nói cho đúng hơn thì chính tình yêu của loài người, trong tất cả những hình thức khác nhau của nó, đã được tạo ra để làm khuôn mẫu cho tình yêu bất khả diễn đạt dành cho Thượng Đế.

Con người chỉ có thể nghĩ đến những sự vật linh thiêng theo cách thức riêng biệt mang bản chất con người; đối với chúng ta thì cái Tuyệt Đối chỉ có thể được diễn tả bằng ngôn ngữ tương đối của chúng ta.

Toàn thể vũ trụ, đối với chúng ta, là một văn bản viết về cái Vô Tận Vô Biên bằng loại ngôn ngữ hữu hạn. Do đó, trong mối quan hệ với Thượng Đế và trong sự sùng bái Ngài bằng tình yêu, các hành giả bhakta đã vận dụng tất cả những thuật ngữ thông thường được gắn kết với tình yêu thông thường của nhân loại.

Có một số tác gia lỗi lạc khi viết về parā-bhakti đã cố tìm hiểu và trải nghiệm thứ tình yêu thiêng liêng này theo nhiều cách khác nhau. Hình thức biểu hiện thấp nhất của tình yêu này là cái mà họ gọi là trạng thái yên tĩnh – śānta.

Khi một tín đồ sùng bái Thượng Đế mà không có ngọn lửa thương yêu bừng cháy trong tâm hồn, không có sự cuồng dại trong trí não, khi tình yêu của anh ta chỉ là một thứ tình yêu lặng lẽ bình thường, chỉ cao hơn chút đỉnh so với những thứ hình thức, nghi lễ và biểu tượng, chứ hoàn toàn không mang chút đặc điểm cuồng dại nào của thứ tình yêu năng động mãnh liệt thì nó được gọi là śānta.

Chúng ta thấy có những người trong thế giới này thích di chuyển chậm chạp, còn những người khác thì đi đi lai lại nhanh như gió cuốn.

Các hành giả śānta-bhakta là những người trầm tịnh và dịu dàng. Mẫu tiếp theo của tình yêu này là dāsya hay phục dịch. Dạng thương yêu này xuất hiện khi con người nghĩ rằng mình là tôi tớ của Thượng Đế.

Sự quyến luyến của một kẻ tôi tớ trung thành đối với chủ nhân là lý tưởng của họ. Mẫu tiếp theo của tình yêu này là sakhya hay tình bằng hữu – “Ngài là người bạn thân thiết của chúng ta”.

Giống như khi một người mở rộng trái tim ra với bạn bè và hiểu rằng không một người bạn nào quở trách khi anh ta phạm sai lầm, mà trái lại còn luôn luôn giúp anh ta, hay giống như giữa anh ta và bè bạn luôn có quan niệm về bình đẳng, thì giữa người tín đồ sùng bái với Thượng Đế thân thương cũng luôn có dòng suối tình yêu bình đẳng trôi chảy luân lưu như thế.

Do đó, Thượng Đế trở thành bạn của chúng ta, người bạn rất đỗi thiết thân, một người bạn mà ta có thể tự do tâm sự đủ mọi chuyện trong đời; trước mặt Người, chúng ta có thể trình bày tất cả những điều bí ẩn trong tận cùng sâu kín của tâm hồn với sự đảm bảo vững chắc nhất về mức độ an toàn và sự trợ giúp. Ngài là người bạn mà tín đồ chấp nhận như là người ngang hàng với mình.

Ở đây, Thượng Đế được xem như là người bạn cùng chơi đùa với chúng ta. Cũng có thể nói rằng tất cả chúng ta đều đang chơi đùa trong vũ trụ.

Giống như đứa bé đang chơi trò chơi của nó, giống như những ông vua và hoàng đế vinh quang nhất đang chơi trò chơi riêng của họ thì bản thân đấng Thượng Đế thân yêu cũng đang chơi đùa trong vũ trụ như vậy đó.

Ngài là đấng toàn mãn. Ngài không cần đến bất cứ một thứ gì. Vậy thì tại sao Ngài lại cần phải sáng tạo? Chúng ta luôn luôn hoạt động nhằm để hoàn tất một điều thiếu thốn nào đó, mà điều thiếu thốn thì luôn luôn giả định sự bất toàn.

Thượng Đế là đấng toàn mãn. Ngài không cần đến bất cứ một thứ gì. Vậy thì tại sao Ngài lại cần phải tiếp tục công việc sáng tạo không ngừng nghỉ này? Mục đích của Ngài là gì?

Những câu chuyện Thượng Đế sáng tạo vũ trụ vì mục đích này hay mục đích khác, do chúng ta tưởng tượng ra, đều tốt đẹp theo nghĩa chỉ là những câu chuyện, ngoài ra chẳng có chi khác. Tất cả đều đang chơi đùa, vũ trụ này chỉ là vở kịch của Ngài.

Rốt cuộc thì toàn bộ vũ trụ này hẳn phải làm vui lòng Ngài ghê lắm. Nếu các bạn nghèo khó thì cứ hưởng thụ sự nghèo khó đó như là trò vui, nếu các bạn giàu có thì cứ hưởng thụ niềm vui là có được nhiều tiền của, nếu họa có đến thì đó là một trò vui lý thú, nếu phúc đến thì đó cũng là một trò vui còn lý thú hơn nữa.

Thế giới này chỉ là một sân chơi, chúng ta đang nô đùa vui vẻ ở đó, chúng ta đang có những trò chơi; và Thượng Đế vẫn luôn vui đùa với chúng ta, và chúng ta vui đùa cùng Ngài.

Thượng Đế là một người bạn chơi vĩnh viễn. Ngài chơi đùa thật đẹp biết là ngần nào! Trò chơi chấm dứt khi kết thúc một chu kỳ. Có một khoảng thời gian giải lao ngắn hoặc dài, rồi sau đó tất cả tiếp tục chơi đùa.

Chỉ khi nào các bạn quên rằng tất cả chỉ là một trò chơi, và quên rằng các bạn cũng đang tham gia trong trò chơi đó thì chỉ lúc đó thôi, mọi khốn khổ và muộn phiền mới đến với các bạn, tâm hồn các bạn trở nên nặng nề, và thế giới đè nặng lên cuộc đời các bạn với một uy lực khủng khiếp.

Nhưng ngay khi các bạn từ bỏ niềm tin nghiêm trọng về thực tại tính của những biến cố thay đổi vô thường trong cuộc sống phù du ngắn ngủi này, và biết rằng cuộc sống chỉ là sân khấu để chúng ta diễn tuồng, để giúp Thượng Đế chơi đùa, thì lập tức mọi khốn khổ sẽ chấm dứt ngay đối với các bạn.

Ngài đang chơi đùa trong từng nguyên tử; Ngài đang chơi đùa khi xây dựng nên những trái đất, những mặt trời, mặt trăng; Ngài đang chơi đùa với tâm hồn con người, với cỏ cây muông thú.

Chúng ta là những quân cờ của Ngài; Ngài đặt chúng trên bàn cờ và di chuyển chúng. Đầu tiên, Ngài đặt chúng ta theo cách này, rồi kế đó lại theo cách khác, dù vô tình hay hữu ý thì chúng ta đang giúp Thượng Đế trong cuộc chơi của Ngài.

Ôi lành thay! Chúng ta là những bạn chơi của Ngài. Mẫu tiếp theo của tình yêu này vātsalya, là thương yêu Thượng Đế không phải như cha mà như con của chúng ta.

Điều này có vẻ lạ lùng, nhưng đó là giới luật tu tập giúp chúng ta có thể tách lìa mọi ý tưởng về quyền năng ra khỏi khái niệm Thượng Đế. Ý tưởng về quyền năng mang đến sợ hãi.

Không hề có sợ hãi trong tình yêu.

Những ý tưởng về sự tôn kính và phục tòng cần thiết để định hình nên tính cách, nhưng khi tính cách đã được định hình rồi, khi kẻ thương yêu đã nếm được hương vị trầm lặng và yên tĩnh của tình yêu rồi, và nếm được đôi chút sự si cuồng mãnh liệt trong tình yêu rồi thì người đó không còn cần phải nói đến đạo đức và giới luật nữa.

Hình dung Thượng Đế như một đấng đầy quyền năng, tôn nghiêm và vinh quang chói lọi, như đấng Chúa Tể của vũ trụ, hay như Thần của chư thần, tín đồ của tình yêu bảo rằng họ không cần quan tâm đến điều đó.

Họ sùng bái Thượng Đế như con mình chính là để tránh kết hợp Thượng Đế với cảm giác uy quyền gây sợ hãi. Cha và mẹ không bị xúc động bởi nỗi sợ hãi trong mối quan hệ với con mình, họ không thể có bất kỳ sự tôn kính nào đối với người con.

Họ cũng không thể nghĩ đến chuyện cầu xin bất kỳ ân huệ nào từ người con. Thân phận của người con luôn là kẻ đón nhận, và vì tình thương yêu dành cho con, cha mẹ sẵn sàng từ bỏ thể xác này hàng trăm lần.

Họ sẵn sàng hy sinh cả ngàn cuộc đời vì một đứa con duy nhất của mình; và vì thế, Thượng Đế được thương yêu như một người con. Quan niệm thương yêu Thượng Đế như con mình hình thành và phát triển một cách tự nhiên trong những giáo phái tin vào hóa thân của Thượng Đế.

Đối với tín đồ Hồi giáo thì không thể nào có được quan niệm thương yêu Thượng Đế như con, họ sẽ thấy kinh tởm mà chùn bước trước quan niệm đó.

Những tín đồ Cơ Đốc giáo và Ấn giáo lại có thể thực hiện điều đó một cách dễ dàng, bởi vì họ đã có cậu bé Jesus và cậu bé Krishna.

Phụ nữ Ấn Độ thường tự xem mình là mẹ của thần Krishna; còn các bà mẹ Cơ Đốc giáo cũng có thể tiếp nhận ý tưởng họ là mẹ của Chúa Jesus; và điều đó sẽ mang lại cho phương Tây sự hiểu biết về Thánh Mẫu của Thượng Đế mà họ đang rất cần.

Những điều mê tín về sợ hãi và tôn kính trong mối quan hệ với Thượng Đế đã ăn sâu thâm căn cố đế trong tận thâm tâm chúng ta, và phải cần đến nhiều năm để nhấn chìm những quan niệm về lòng tôn kính, nỗi sợ hãi, vẻ tôn nghiêm và vinh quang dành cho Thượng Đế trong tình yêu trọn vẹn.

Còn có một biểu hiện mang nhiều bản chất con người hơn nữa về tình thương yêu lý tưởng dành cho Thượng Đế. Nó được gọi là madhura, có nghĩa là dịu ngọt, và là biểu hiện thương yêu cao nhất trong tất cả những biểu hiện kia.

Thực ra, nó dựa trên sự biểu hiện cao nhất của tình yêu trên thế gian này, và cũng là tình yêu mãnh liệt nhất mà con người từng biết đến.

Có tình yêu nào làm rung chuyển toàn bộ bản chất con người, có tình yêu nào lan truyền qua từng nguyên tử trong thể xác, khiến cho con người trở nên si cuồng điên dại quên mất bản tính mình, biến họ thành thiên thần hoặc ác quỷ cho bằng tình yêu nam nữ?

Trong sự biểu hiện dịu dàng của tình yêu dành cho Thượng Đế này có sự hiện hữu của chồng ta. Tất cả chúng ta đều là phụ nữ, không hề có một người đàn ông nào trên thế gian này; chỉ có một người Đàn Ông duy nhất, đó là Ngài, là đấng Thân Yêu của chúng ta.

Trong biểu hiện thương yêu này, tất cả tình yêu mà người nam dành cho người nữ, hoặc người nữ dành cho người nam, đều được hiến dâng trọn vẹn cho Thượng Đế.

Mọi biểu hiện khác nhau của tình yêu mà chúng ta thấy trong thế gian này, và chúng ta ít nhiều cũng chơi đùa với nó, đều nhắm đến mục tiêu là Thượng Đế; nhưng thật không may là con người không hề biết đến cái đại dương vô tận, nơi mà dòng sông tình yêu cuồn cuộn đang không ngớt chảy vào; và thật là điên rồ khi con người cứ thường cố gắng hướng cho dòng sông đó chảy vào những con búp bê tí hon là con người.

Tình yêu mãnh liệt dành cho đứa bé – vốn nằm trong bản tính con người – không phải dành cho con búp-bê tí hon là đứa bé; nếu các bạn ban phát tình yêu đó một cách mù quáng và chỉ dành riêng cho đứa bé thì hậu quả là các bạn sẽ chịu khổ đau; nhưng chính nhờ khổ đau như thế mà chắc chắn các bạn sẽ phát hiện ra rằng tình yêu trong tâm hồn các bạn, nếu chỉ dành cho một người bất kỳ nào đó thì sớm muộn gì cũng sẽ mang đến đớn đau và phiền muộn.

Tình yêu đó, do vậy, phải hướng về đấng Tối Cao bất tử và bất biến, hướng tới đấng mà trong đại dương tình yêu của Ngài không hề có những đợt thủy triều dao động xuống lên. Tình yêu phải đi đến đúng mục tiêu; nó phải đi đến với Ngài – đấng thực sự là Đại Dương Tình Yêu bao la vô tận.

Tất cả những dòng sông đều trôi về biển. Thậm chí từng giọt nước rơi xuống từ triền núi cũng không thể ngừng hành trình của nó sau khi đến được với một con suối hoặc một dòng sông, cho dù con suối hoặc dòng sông đó có lớn đến đâu chăng nữa; rốt cuộc thì giọt nước đó thế nào cũng tìm được con đường để đến với đại dương.

Thượng Đế là mục tiêu duy nhất cho mọi đam mê và cảm xúc của chúng ta. Nếu các bạn muốn giận dữ thì hãy giận dữ với Ngài. Các bạn hãy trách móc đấng Thân Yêu của mình, hãy trách móc Người Bạn của mình.

Còn có người nào khác để các bạn có thể trách móc mà vẫn an toàn? Con người bình thường sẽ không kiên nhẫn để chịu đựng sự nóng giận của các bạn, mà họ sẽ phản ứng lại.

Nếu các bạn giận dữ với tôi, chắc chắn tôi sẽ phản ứng lại ngay, bởi vì tôi không đủ kiên nhẫn để chịu đựng sự nóng giận của các bạn.

Hãy nói với đấng Thân Yêu: “Vì sao Người không đến cùng tôi, vì sao Người bỏ tôi lẻ loi một mình như thế này?”.

Ở đâu mà có được sự hỷ lạc, trừ phi ở nơi Ngài? Làm gì có sự hỷ lạc nhỏ nhoi nào trong cục đất nhỏ nhoi này? Yếu tính được kết tinh của trạng thái hỷ lạc vô bờ bến chính là cái mà chúng ta phải đi tìm – và yếu tính đó ở hiện hữu nơi Thượng Đế.

Hãy để cho những đam mê và cảm xúc của chúng ta hướng thượng để đến với Ngài. Chúng được để dành cho Thượng Đế, vì nếu đi lệch mục tiêu và sa đọa thì chúng trở nên đồi bại.

Còn khi chúng thẳng đường đi đến mục tiêu, hướng về Thượng Đế thì ngay cả những đam mê và cảm xúc thấp hèn nhất cũng biến chuyển; mọi năng lượng của thể xác và tinh thần, cho dù chúng có biểu hiện bằng cách nào đi nữa, cũng đều có mục tiêu duy nhất là Thượng Đế.

Mọi thương yêu và đam mê trong tâm hồn con người đều phải hướng về Thượng Đế. Ngài là đấng Thân Yêu. Ngoài Ngài ra thì tâm hồn còn có thể thương yêu được ai khác? Ngài là đấng đẹp đẽ nhất, đấng tuyệt vời nhất. Ngài là tự thân của vẻ đẹp, của sự tuyệt vời.

Ai trong vũ trụ này có thể đẹp hơn Ngài? Ai trong vũ trụ này xứng đáng làm chồng hơn Ngài? Ai trong vũ trụ này xứng đáng được thương yêu hơn Ngài? Vậy thì hãy để Ngài làm chồng, làm người Thân Yêu.

Thường thì những kẻ thương yêu Thượng Đế – những người hát ca về tình yêu linh thiêng đó – chấp nhận dùng ngôn ngữ của tình yêu nhân loại trong mọi khía cạnh thích hợp để mô tả nó.

Kẻ ngu không hiểu được điều này, họ sẽ không bao giờ hiểu được. Họ chỉ nhìn tình yêu đó bằng đôi mắt thịt. Họ không hiểu được những cơn đau cuồng điên của tình yêu trong cõi tâm linh.

Họ làm sao mà hiểu nổi? “Ôi, chỉ xin một nụ hôn thôi từ đôi môi Người, hỡi đấng Thân Yêu! Kẻ nào được Người hôn sẽ càng ngày càng thêm khát khao đến Người, mọi phiền não tiêu tan, người đó lãng quên hết mọi sự, chỉ còn tưởng nhớ đến Người thôi”.

Lòng khát khao nụ hôn của đấng Thân Yêu, được tiếp xúc với đôi môi Ngài, điều đó khiến cho một hành giả bhakta trở nên điên cuồng và biến một người bình thường trở thành thần thánh.

Đối với kẻ được ban phước lành với một nụ hôn như thế thì toàn thể thiên nhiên đều biến đổi, thế giới tan biến, nhật nguyệt lặn chìm, ngay cả vũ trụ cũng tan chảy vào đại dương thương yêu bao la vô tận. Đó là sự toàn mãn trong tình yêu si cuồng.

Nhưng một tín đồ thương yêu Thượng Đế thực thụ không ngừng ở đó. Các hành giả bhakta chấp nhận cả ý tưởng về tình yêu bất hợp pháp, bởi vì nó quá mãnh liệt.

Họ không quan tâm chút nào đến tính không chính đáng của tình yêu này. Bản chất của nó mãnh liệt đến mức hễ càng có nhiều trở ngại thì nó càng nhiệt tình say đắm.

Tình cảm giữa vợ chồng êm đềm quá, không hề có trở ngại. Bởi vậy, các hành giả bhakta muốn hình dung tình yêu này bằng tình yêu của một cô gái đang thương yêu say đắm một người nào đó mà bị cha mẹ hoặc chồng cô ta phản đối.

Mọi người càng phản đối thì tình yêu của cô càng trở nên mãnh liệt.

Ngôn ngữ loài người không đủ sức diễn tả thần Krishna đã được yêu điên cuồng như thế nào bên những bụi cây Vrindā, và không thể diễn tả được cảnh những cô gái chăn bò Gopi luôn được hưởng lạc phúc ùa tới để gặp ngài ra sao, khi nghe được giọng nói của ngài; họ quên hết mọi thứ trên đời, quên cả thế gian cùng bao lụy phiền ràng buộc, quên hết bao bổn phận cùng những nỗi vui buồn trong cõi đời này.

Này con người, các bạn nói về tình yêu thiêng liêng dành cho Thượng Đế mà đồng thời lại có thể tham dự vào những trò hư ảo của thế gian, vậy thì các bạn có chân thành không? “Nơi nào đấng Rama hiện hữu thì nơi đó không còn chỗ cho tham dục; nơi nào có tham dục thì nơi đó không còn chỗ cho thần Rama – cả hai không bao giờ cùng tồn tại, cũng như ánh sáng và bóng tối không bao giờ hiện hữu cùng nhau”.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x