Trang chủ » Điều khiển Prana tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

by Trung Kiên Lê
246 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Bây giờ, chúng ta đề cập đến những bài tập trong prānāyāma. Chúng ta đã thấy rằng bước đầu tiên là, theo các hành giả yogi, điều khiển được sự chuyển động của lá phổi.

Điều cần làm là chúng ta phải cảm nhận được những chuyển động tế vi đang diễn ra trong cơ thể. Tâm trí chúng ta đã bị biến thành ngoại cảnh, và đánh mất cái nhìn vào những chuyển động tế vi bên trong. Nếu có thể cảm nhận được chúng thì chúng ta có thể bắt đầu điều khiển chúng.

Những dòng thần kinh này chạy khắp châu thân, mang sự sống và sinh khí đến từng cơ bắp, nhưng chúng ta lại không cảm nhận được chúng. Hành giả yogi bảo rằng chúng ta có thể học hỏi để làm được điều này. Làm như thế nào? Đó là điều khiển chuyển động của lá phổi.

Khi đã thực hiện điều đó trong một khoảng thời gian đủ dài thì chúng ta cũng có thể điều khiển được những chuyển động tế vi này. Bây giờ, chúng ta hãy đến với những bài tập trong prānāyāma. Hãy ngồi thẳng, toàn thân phải giữ thẳng đứng.

Tủy sống, dù không dính chặt vào cột sống, nhưng vẫn nằm trong đó. Nếu ngồi cong vẹo là các bạn làm xáo trộn nó, bởi vậy hãy để cho nó được tự do thoải mái. Bất cứ khi nào các bạn ngồi cong vẹo mà muốn thiền quán là các bạn đang tự làm tổn thương mình.

Cả ba phần của cơ thể – ngực, cổ và đầu – phải luôn luôn được giữ theo một đường thẳng đứng. Các bạn sẽ thấy rằng chỉ cần tập một chút thôi là các bạn sẽ thấy việc này dễ dàng như chuyện hít thở. Điều thứ hai là cần điều khiển các dây thần kinh.

Chúng ta đã nói rằng trung tâm thần kinh điều khiển hệ hô hấp có ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác, do đó hít thở nhịp nhàng là điều cần thiết. Kiểu hít thở lâu nay của chúng ta không có gì đáng để gọi là hít thở cả. Nó hoàn toàn không đúng cách. Rồi lại có sự khác biệt tự nhiên giữa kiểu hít thở của nam và nữ.

Bài học đầu tiên là hít vào và thở ra một cách đều đặn theo nhịp đếm. Điều đó sẽ tạo nên sự hài hòa cho cả hệ thống. Khi thực hành điều này một thời gian, các bạn có thể kết hợp hít thở với chữ OM, hoặc một linh ngữ nào đó.

Tại Ấn Độ, chúng tôi dùng một số chữ mang tính biểu tượng để đo quãng thời gian hít thở, thay vì đếm một, hai ba bốn… Đó là lý do vì sao tôi khuyên các bạn nên luôn tâm niệm một linh ngữ khi luyện tập.

Để linh ngữ đó lưu thông cùng hơi thở vào ra theo tiết tấu nhịp nhàng, các bạn sẽ thấy cả cơ thể sẽ trở nên nhịp nhàng theo. Lúc đó các bạn sẽ biết thế nào là nghỉ ngơi thực sự. So với trạng thái này thì giấc ngủ chẳng có gì là nghỉ ngơi.

Một khi đạt đến trạng thái này thì ngay cả những dây thần kinh mệt mỏi nhất cũng sẽ dịu lại, và các bạn sẽ thấy rằng mình chưa bao giờ được nghỉ ngơi thực sự. Hiệu quả đầu tiên của việc luyện tập này là gương mặt sẽ thay đổi, những nét mặt khắc khổ sẽ biến mất, sự tĩnh lặng sẽ chan hòa trên gương mặt cùng với tư tưởng bình yên.

Kế đó là giọng nói trở nên dịu dàng. Tôi chưa bao giờ gặp một hành giả yogi có giọng nói the thé khó nghe. Những dấu hiệu này xuất hiện chỉ sau một vài tháng luyện tập. Sau khi thực hành những bài tập hít thở đầu tiên trong một vài ngày thì các bạn thực hành những bài tập cao hơn.

Dùng Iḍā, hay lỗ mũi trái, từ từ hít không khí cho đầy phổi, đồng thời tập trung tâm trí vào dòng thần kinh. Các bạn đang gởi, có thể nói như vậy, một dòng thần kinh xuống cột sống và đập mạnh vào đám rối thần kinh cuối cùng, tức hoa sen căn bản hình tam giác – vị trí của Kundalini.

Rồi giữ dòng thần kinh ở đó một lúc. Hãy tưởng tượng các bạn đang dùng hơi thở để kéo từ từ dòng thần kinh đó qua phía bên kia, tức Pingalā, rồi từ từ đẩy nó ra ngoài theo lỗ mũi bên phải. Các bạn sẽ thấy ít nhiều khó khăn khi luyện tập bài này.

Cách dễ nhất là dùng ngón tay cái bịt kín lỗ mũi bên phải, rồi từ từ hít vào theo lỗ mũi bên trái, kế đó dùng ngón cái và ngón trỏ bịt kín cả hai lỗ mũi, rồi tưởng tượng các bạn đang gởi một dòng thần kinh chạy xuống dưới và đập mạnh vào đáy của Sushumnā, kế đó, lấy ngón tay cái ra, để đẩy hơi thở theo lỗ mũi bên phải thoát ra ngoài.

Tiếp theo, lại từ từ hít vào theo lỗ mũi bên phải, dùng ngón trỏ bịt kín lỗ mũi kia, rồi tiếp tục bịt kín cả hai lỗ mũi, như trước đó.

Các luyện tập của người Ấn có lẽ quá khó đối với người dân ở xứ sở này, bởi vì người Ấn đã quen thực hành từ bé, và phổi họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều này. Ban đầu thì chỉ nên tập hít thở đều trong quãng bốn hay năm giây, sau đó từ từ tăng dần lên.

Hít vào trong bốn giây, nín thở trong mười sáu giây, rồi thở ra trong tám giây. Đó là tạo ra một chu kỳ prānāyāma. Đồng thời hãy quán tưởng đến luân xa hoa sen căn bản, hãy tập trung tâm trí vào tâm điểm đó. Sự tưởng tượng có thể giúp ích cho các bạn rất nhiều.

Bài tập hít thở tiếp theo là hít vào, rồi lập tức thở ra từ từ, rồi nín thở, cũng dùng phương pháp đếm số giống nhau. Sự khác biệt duy nhất là theo phương pháp đầu thì hơi thở được giữ lại trong một giây rồi thở ra. Phương pháp sau dễ hơn.

Phương pháp hít thở giữ hơi thở trong phổi không được tập quá nhiều. Chỉ thực hành bốn lần vào buổi sáng, và bốn lần vào buổi chiều. Rồi các bạn có thể từ từ tăng dần số lần và số đếm. Các bạn sẽ thấy mình có khả năng làm điều đó, và tìm thấy niềm vui trong đó.

Do đó, hãy tăng dần một cách cẩn thận và dè dặt khi các bạn cảm thấy mình có khả năng, đếm lên sáu thay vì bốn. Nếu luyện tập không theo quy tắc, nó có thể gây tổn thương cho các bạn.

Trong ba quá trình điều khiển prāna được mô tả ở trên thì quá trình thứ nhất và quá trình cuối cùng không hề gây khó khăn hay nguy hiểm. Càng luyện tập quá trình thứ nhất thì tâm hồn các bạn sẽ càng tĩnh lặng. Hãy lặp đi lặp lại linh ngữ Om khi các bạn hít thở, các bạn có thể thực hành điều này ngay cả khi ngồi tại bàn làm việc.

Các bạn sẽ khá hơn lên nhờ thực hành điều này. Nếu luyện tập công phu thì Kundalini có thể sẽ được đánh thức. Đối với những người luyện tập một hoặc hai lần mỗi ngày thì chỉ có được gương mặt điềm tĩnh và giọng nói dịu dàng.

Chỉ những người luyện tập công phu thì Kundalini mới sẽ được đánh thức. Lúc đó, toàn thể bản tính sẽ bắt đầu chuyển biến và cánh cửa dẫn đến tri thức sẽ mở rộng ra. Các bạn sẽ không còn cần đến kinh sách để tìm tri thức nữa, tâm trí các bạn sẽ biến thành kinh sách cho các bạn, chứa khối lượng tri thức vô biên.

Tôi đã nói về hai dòng Iḍā và Pingalā, luân lưu hai bên cột sống, tôi cũng đã nói về Sushumnā, cái rãnh chạy xuyên suốt tủy sống. Cả ba luân xa này đều có nơi mọi loài động vật – con nào cũng có xương sống.

Nhưng hành giả yogi tuyên bố rằng nơi con người bình thường thì Sushumnā bị đóng kín, hoạt động của nó không rõ ràng, trong khi hoạt động của hai luân xa kia mang năng lượng đến những bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Chỉ ở hành giả yogi thì Sushumnā mới khai mở. Khi dòng thần kinh chạy xuyên qua Sushumnā để lên trên thì chúng ta vượt ra khỏi cảnh giới của giác quan, tâm trí ta trở nên siêu cảm và siêu thức, chúng ta vượt ra khỏi cả lĩnh vực của trí năng, đến một cảnh giới mà lý tính không sao vươn đến nổi.

Khai mở Sushumnā là mục tiêu tiên quyết của hành giả yogi. Theo họ thì các trung tâm thần kinh – nói theo ngôn ngữ hoa mỹ của là Yoga là hoa sen – được sắp xếp dọc theo Sushumnā.

Trung tâm hay luân xa thấp nhất nằm ở cuối tủy sống và được gọi là Mulādhāra, ở ngay trên đó là luân xa Svādhisthāna, luân xa thứ ba là Manipura, luân xa thứ tư là Anāhata, luân xa thứ năm là Viśuddha, luân xa thứ sáu là Ājnā, và luân xa cuối cùng ở ngay trên não được gọi là Sahasrāra hay “hoa sen ngàn cánh”.

Trong số các luân xa này, chúng ta chỉ biết được hai, đó là luân xa thấp nhất Mulādhāra, và luân xa cao nhất Sahasrāra.

Tất cả năng lượng được tích tụ tại Mulādhāra và đưa lên Sahasrāra. Những hành giả yogi tuyên bố rằng trong số tất cả năng lượng chứa trong cơ thể con người, có một loại năng lượng cao nhất mà họ gọi là ojas hay nguyên khí.

Ojas này được tích tụ nơi não, và người nào càng chứa được nhiều ojas trong đầu thì càng có nhiều năng lực, càng có tri thức nhiều hơn, và càng mạnh mẽ về phương diện tâm linh. Một người có thể diễn tả những tư tưởng hay ho bằng một thứ ngôn ngữ hoa mỹ bay bướm, nhưng lại không thể gây được ấn tượng nơi người khác.

Một người khác có thể không biết sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ để diễn đạt tư tưởng của mình, nhưng lời nói của họ lại có sức thu hút, mỗi cử chỉ của họ đều tràn đầy sức mạnh. Đó là năng lực của ojas. Nơi mỗi người đều có chứa ít hoặc nhiều khí ojas này.

Ojas là hình thức cao nhất của tất cả những sinh lực hoạt động trong cơ thể. Các bạn hãy nhớ rằng chỉ một vấn đề duy nhất là sự chuyển hóa của lực này thành lực khác.

Cũng một loại ngoại lực hoạt động bên ngoài, như điện lực hay từ lực, sẽ được chuyển hóa thành nội lực bên trong, cũng các loại lực đang hoạt động như một dạng năng lượng cơ bắp sẽ được chuyển hóa thành ojas.

Các hành giả yogi cho rằng bộ phận năng lượng đó của con người – vốn được biểu hiện qua hành động tình dục và tư tưởng tình dục – nếu được kiềm chế và điều khiển sẽ dễ dàng chuyển hóa thành ojas, vì Mulādhāra hướng dẫn những năng lượng này cho nên hành giả yogi đặc biệt chú ý đến luân xa đó.

Ông ta cố gắng chuyển hóa tất cả năng lượng tình dục thành ojas. Chỉ có nam hay nữ còn trinh khiết mới có thể tạo ra nguyên khí ojas và tích trữ nó trong não, đó là lý dó vì sao trinh khiết được xem là đạo hạnh tối cao.

Một người cảm nhận được mình không còn trinh khiết thì tâm linh tính sẽ tiêu tan, anh ta sẽ đánh mất sức mạnh tinh thần và sự kiên trì đạo đức.

Đó là lý do vì sao đối với tất cả những tổ chức giáo hội trên thế giới đã từng tạo ra những bậc đạo sư vĩ đại, các bạn đều thấy có yêu cầu về sự trinh khiết tuyệt đối. Đó là lý do vì sao khi bước vào đời sống tu sĩ là phải từ bỏ hôn nhân.

Cần phải có sự trinh khiết hoàn toàn trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Nếu không thì việc tập luyện rāja-yoga sẽ rất nguy hiểm, và có thể dẫn đến tình trạng điên loạn. Nếu mọi người luyện tập rāja-yoga, mà đồng thời lại sống một cuộc đời bất tịnh thì làm thế nào họ có thể mong mỏi trở thành một hành giả yogi?

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x