Trang chủ » #17 – Quy hàng

#17 – Quy hàng

by Hậu Học Văn
89 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

QUY HÀNG

Nhiều truyền thống tôn giáo trên thế giới chủ trương quy hàng Thượng Đế (surrender to God) như một phương tiện vượt lên trên cái tôi cá nhân. Sri Ramana đã chấp nhận tính hợp lệ của cách tiếp cận như vậy và thường nói rằng phương pháp này là hiệu quả như vấn ngã. Theo truyền thống, con đường quy hàng là gắn liền với các thực hành sùng kính mang tính nhị nguyên, các hoạt động như vậy chỉ có tầm quan trọng thứ yếu đối với Sri Ramana. Thay vào đó ông ấy nhấn mạnh rằng sự quy hàng thật sự vượt qua sự thờ phụng Thượng Đế theo một mối quan hệ chủ thể – đối tượng vì nó chỉ có thể thực hiện thành công chỉ khi cái người đã tưởng tượng rằng anh ta tách biệt với Thượng Đế không còn tồn tại. Để đạt được mục tiêu này, ông đã đề nghị hai phương pháp thực hành khác biệt:

1. Giữ chặt cái ngã niệm cho đến khi người tưởng tượng rằng anh ta tách biệt khỏi Thượng Đế biến mất.

2. Hoàn toàn phó thác mọi trách nhiệm cuộc đời mình cho Thượng Đế hay Chân Ngã. Để sự tự đầu hàng như vậy có hiệu quả thì ta phải không được có ý chí hay mong muốn riêng và phải có hoàn toàn thoát khỏi ý tưởng rằng có một cá nhân có khả năng hành động độc lập khỏi Thượng Đế.

Phương pháp đầu tiên rõ ràng là vấn ngã dưới một cái tên khác. Sri Ramana thường đánh đồng các thực hành quy hàng và truy vấn bằng cách nói rằng chúng là các tên khác nhau cho cùng một quy trình hoặc chúng là hai phương tiện hữu hiệu duy nhất giúp ta có thể đạt được sự nhận thức Chân Ngã. Điều này khá nhất quán với quan điểm của ông rằng bất kỳ thực hành nào liên quan đến nhận thức về ngã niệm đều là con đường hợp lệ và trực tiếp đến Chân Ngã, trong khi tất cả phương pháp không phải vậy thì không hợp. Điều này nhấn mạnh vào nhận thức chủ quan về cái tôi là phương tiện duy nhất đạt tới Chân Ngã cũng điểm màu thái độ của ông với thực hành lòng sùng kính (bhakti) và sự thờ phụng thường gắn liền với quy hàng Thượng Đế.

Ông không bao giờ làm nản lòng những người tín đồ đang tuân theo các truyền thống như vậy, nhưng ông chỉ ra rằng bất kỳ mối quan hệ nào với Thượng Đế (người sùng đạo, người thờ phụng, người hầu, v.v.) là một điều viển vông vì chỉ có một mình Thượng Đế tồn tại. Ông nói, phụng sự đích thực là duy trì bản thân đúng như chân tánh của mình là, trong trạng thái đó tất cả các ý tưởng về các mối quan hệ với Thượng Đế không còn tồn tại.

Phương pháp thứ hai, buông bỏ trách nhiệm về cuộc sống của một người vào tay Thượng Đế, cũng liên quan đến vấn ngã vì nó nhằm mục đích loại bỏ ngã niệm bằng cách tách nó ra khỏi các đối tượng và hành động mà nó đang đồng hóa vào. Khi tuân theo thực hành này, cần có một nhận thức liên tục rằng không có cá nhân tôi là người hành động hoặc mong muốn, rằng chỉ có Chân Ngã tồn tại và không có gì khác ngoài Chân Ngã có khả năng hoạt động độc lập với nó.

Khi làm theo phương pháp thực hành này, bất cứ khi nào ta nhận thức được rằng ta đang giả định rằng ta là người chịu trách nhiệm về những suy nghĩ và hành động – ví dụ: ‘Tôi muốn’ hoặc ‘Tôi đang làm điều này’ thì chúng ta nên cố gắng rút tâm trí khỏi nó ngay từ lúc nó chớm nở và sửa lại nó trong Chân Ngã. Điều này tương tự với chuyển sự chú ý diễn ra trong quá trình tự vấn khi một người nhận ra rằng bản thân đã bị mất tập trung.

Trong cả hai trường hợp, mục đích là cô lập cái ngã niệm và làm cho nó biến mất trong nguồn của nó. Bản thân Sri Ramana cũng thừa nhận rằng sự quy hàng của cái tôi bằng phương pháp này là một mục tiêu bất khả thi đối với nhiều người và vì vậy ông đôi khi khuyên những người theo dõi của mình thực hiện các bài tập sơ bộ sẽ trau dồi sự tận tâm và sự kiểm soát tâm trí của họ. Hầu hết các thực hành này liên quan đến việc nghĩ đến hoặc thiền định về Thượng Đế hoặc Guru bằng cách niệm liên tục lặp lại tên (japa) hoặc bằng cách hình dung ra hình thái của Thượng Đế.

Ông nói với những tín đồ của mình rằng nếu phương pháp này được thực hiện thường xuyên với tình yêu và sự tận tâm thì tâm trí sẽ trở nên dễ dàng đắm chìm trong đối tượng thiền định. Một khi đã đạt được điều này thì việc quy hàng hoàn toàn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nhận thức liên tục về Thượng đế ngăn cản tâm trí đồng nhất với các đối tượng khác và nâng cao niềm tin rằng Thượng Đế tồn tại một mình. Nó cũng tạo ra một luồng quyền năng hoặc ân sủng tương hỗ từ Chân Ngã làm suy yếu sự nắm giữ của cái ngã niệm và phá hủy các khuynh hướng tinh thần duy trì và củng cố sự tồn tại của nó. Cuối cùng phần ngã niệm được giảm xuống tỷ lệ có thể quản lý được và với một chút sự chú tâm ta có thể làm nó chìm tạm thời vào Trái Tim.

Giống như vấn ngã, cái nhận thức tối hậu được thực hiện một cách tự động bằng sức mạnh của Chân Ngã. Khi tất cả các xu hướng hướng ngoại của tâm trí đã bị tan biến trong những kinh nghiệm lặp đi lặp lại của sự tồn tại, Chân Ngã phá hủy những tàn tích của ngã niệm hoàn toàn đến nỗi nó không bao giờ trỗi dậy lần nữa. Sự hủy diệt cuối cùng của cái tôi chỉ diễn ra nếu sự quy hàng bản thân hoàn toàn không còn do động cơ nào cả. Nếu nó được thực hiện với một mong muốn được ân sủng hoặc chứng ngộ Chân Ngã nó không bao giờ có thể khá hơn là chỉ quy hàng một phần, giống như một giao dịch kinh doanh trong đó ngã niệm thực hiện một nỗ lực với mong đợi nhận được phần thưởng.

H: Thế nào là quy hàng vô điều kiện?

Đ: Nếu một người quy hàng sẽ không còn cái người đặt câu hỏi hoặc người được nghĩ đến. Những suy nghĩ sẽ bị loại bỏ hoặc bằng cách giữ chặt lấy tư tưởng gốc rễ là cái ‘tôi’, hoặc một người quy hàng bản thân một cách vô điều kiện trước quyền lực cao hơn. Đây là hai cách duy nhất để giác ngộ.

H: Quy hàng hoàn toàn thậm chí cũng không yêu cầu ham muốn được giải thoát hoặc ham muốn biết Thượng Đế sao?

Đ: Quy hàng hoàn toàn yêu cầu bạn không có mong muốn của riêng bạn. Bạn phải hài lòng với bất cứ điều gì Thượng Đế ban cho bạn và điều đó có nghĩa là không có ham muốn của riêng bạn.

H: Hiện tại thì tôi hài lòng về điểm đó, tôi muốn biết các bước mà tôi cần làm để thành tựu quy hàng.

Đ: Có hai cách. Một là tìm kiếm nguồn gốc của cái ‘tôi’ hòa nhập vào trong cái nguồn đó. Cách thứ hai là cảm giác ‘bản thân tôi là bất lực, duy chỉ Thượng Đế là đầy quyền năng và tôi không thể có nơi nào an toàn ngoại trừ đặt trọn vẹn bản thân mình vào Thượng Đế.’ Bởi phương pháp này, một người dần dần phát triển niềm tin rằng chỉ có một mình Thượng Đế tồn tại và bản ngã không được tính. Cả hai phương pháp đều dẫn đến cùng một mục tiêu. Quy hàng hoàn toàn là một tên gọi khác của jnana hoặc giải thoát.

H: Tôi thấy rằng quy hàng là dễ dàng hơn. Tôi muốn đi con đường đó.

Đ: Bằng bất cứ con đường nào bạn đi, bạn sẽ phải đánh mất chính mình trong cái một. Quy hàng chỉ hoàn tất khi bạn đạt đến giai đoạn ‘Ngài là tất cả’ và ‘Ý chí của Ngài sẽ được thực hiện’. Trạng thái đó không khác biệt với jnana. Trong phương pháp soham (Tự khẳng định ta là Thượng Đế) có sự nhị nguyên. Trong sự quy hàng có advaita (chủ nghĩa bất nhị). Trong thực tại không có nhị nguyên hay bất nhị, chỉ có thứ mà vẫn tồn tại. Quy hàng có vẻ dễ dàng bởi vì mọi người tưởng tượng rằng, một khi họ nói trên đầu môi chóp lưỡi của họ: ‘Tôi quy hàng và đặt gánh nặng lên Thượng Đế, họ có thể tự do và làm những gì họ thích. Nhưng thực tế là bạn không thể có cái thích hoặc không thích sau khi bạn quy hàng; ý chí của bạn nên trở nên hoàn toàn không tồn tại, ý chí của Thượng Đế thế chỗ. Cái chết của bản ngã theo cách này mang lại một trạng thái không khác với jnana. Vì vậy, bằng bất cứ con đường nào bạn có thể đi, bạn phải đến với jnana hoặc cái một.

H: Cách tốt nhất để giết chết bản ngã là gì?

Đ: Đối với mỗi người, theo cách đó là cách tốt nhất là cách có vẻ dễ dàng nhất hoặc hấp dẫn nhất. Tất cả các cách đều tốt như nhau, vì chúng đều dẫn đến mục tiêu, là sự hợp nhất của bản ngã trong Chân Ngã. Cái mà người sùng đạo gọi quy hàng, người thực hiện truy vấn gọi là jnana. Cả hai chỉ đang cố gắng đưa bản ngã trở lại nguồn gốc mà nó bung ra và làm cho nó hợp nhất ở đó.

H: Ân sủng có thể đẩy nhanh năng lực như vậy trong một người tìm kiếm Chân Ngã không?

Đ: Hãy để điều đó cho Thượng Đế. Hãy quy hàng không cần lưu ý. Một trong hai phương pháp phải được thực hiện. Hoặc đầu hàng bởi vì bạn thừa nhận sự bất lực của mình và yêu cầu một sức mạnh cao hơn để giúp bạn, hoặc điều tra nguyên nhân của sự khốn khổ bằng cách đi đến nguồn và hợp nhất vào Chân Ngã. Dù bằng cách nào bạn cũng sẽ làm thoát khỏi cảnh khốn khổ. Thượng Đế không bao giờ bỏ rơi bất cứ ai đã quy hàng.

H: Vậy sau khi quy hàng khuynh hướng của tâm trí là như thế nào?

Đ: Tâm trí đã quy hàng đang đặt ra câu hỏi này sao?

H: Bằng cách liên tục muốn quy hàng, tôi hy vọng rằng sẽ được trải nghiệm ân sủng ngày càng tăng.

Đ: Quy hàng một lần cho mãi mãi và kết thúc các ham muốn. Khi mà ý thức về người thực hiện hành vi vẫn còn được giữ lại tức là ở đó vẫn còn ham muốn. Đó cũng là nhân cách. Nếu điều này xảy ra, Chân Ngã được tìm thấy sẽ tỏa sáng thuần khiết. Cái ý thức ta là người thực hiện hành vi là sự trói buộc chứ không phải bản thân các hành vi. ‘Hãy tĩnh lặng và biết rằng ta là Thượng Đế’. Ở đây sự tĩnh lặng là sự quy hàng hoàn toàn không có dấu vết của cá nhân. Sự tĩnh lặng sẽ chiếm ưu thế và ở đó sẽ không có sự kích động của tâm trí. Tâm trí bị kích động là nguyên nhân của ham muốn, ý thức làm chủ hành vi và nhân cách. Nếu nó dừng lại thì ở đó là sự yên tĩnh. ‘Biết’ ở đây chính là ‘Hiện Hữu’. Nó không phải là tri thức tương đối bao gồm bộ ba, kiến thức, người biết và cái được biết.

H: Ý nghĩ rằng ‘Ta là Thượng Đế’ hoặc ‘Ta là Đấng Tối Cao’ có hữu ích không?

Đ: ‘Ta là như chính ta hiện hữu’. ‘Ta hiện hữu’ chính là Thượng Đế, chứ không phải suy nghĩ ‘Ta là Thượng Đế’. Hãy nhận ra rằng ‘Ta hiện hữu’ chứ không phải suy nghĩ rằng ‘Ta hiện hữu’. Người ta nói rằng ‘Biết ta là Thượng Đế’ chứ không phải ‘Nghĩ ta là Thượng Đế’.

Tất cả những luận bàn về sự quy hàng giống như bóp ra đường nâu từ một bức tranh đường nâu của Chúa Ganesa và cúng dường cho chính Chúa Ganesa. Bạn nói rằng bạn hiến dâng cơ thể của bạn, linh hồn và tất cả tài sản cho Thượng Đế. Liệu chúng vốn có phải là của bạn không mà bạn hiến dâng? Tốt nhất, bạn chỉ có thể nói, ‘Từ trước đến nay tôi đã tưởng tượng sai lầm rằng tất cả những thứ này của Ngài thành của tôi. Bây giờ tôi nhận ra chúng vốn đang là của Ngài. Tôi sẽ không hành động như thể chúng là của tôi nữa.’ Kiến thức rằng không có gì khác ngoài Thượng đế hay Chân Ngã, rằng tôi và của tôi không tồn tại và điều đó duy chỉ Chân Ngã tồn tại, đó là jnana. Vì vậy, không có sự khác biệt giữa bhakti và jnana. Bhakti là jnana mata hay mẹ của jnana.

H: Chúng tôi chỉ là những người phàm phu tục tử, chúng tôi có một số những đau buồn và không biết làm thế nào để vượt qua. Chúng tôi đã cầu nguyện với Thượng Đế nhưng không thể thỏa mãn. Chúng tôi nên làm gì?

Đ: Hãy tin tưởng vào Thượng Đế.

H: Chúng tôi đã quy hàng, nhưng vẫn không có sự giúp đỡ nào.

Đ: Đúng. Nếu bạn đã quy hàng, bạn phải có khả năng tuân theo ý muốn của Thượng Đế và không phàn nàn về những gì có thể làm phật lòng bạn. Mọi thứ có thể diễn ra khác với vẻ bề ngoài của chúng. Sự đau khổ thường đưa một người đến đức tin nơi Thượng Đế.

H: Nhưng chúng tôi sống trong thế gian. Có vợ, có con, bạn bè và người thân. Chúng tôi không thể bỏ qua sự tồn tại của họ và hiến mình cho ý chí thần thánh mà không thể không giữ lại một số nhân cách trong chúng tôi.

Đ: Điều đó có nghĩa là bạn đã không quy hàng như bạn đã tuyên bố. Bạn phải chỉ tin cậy Thượng Đế. Phục tùng Ngài và tuân theo ý muốn của Ngài cho dù Ngài xuất hiện hay biến mất. Chờ đợi sự hài lòng của Ngài. Nếu bạn yêu cầu Ngài làm theo ý bạn, đó không không phải quy hàng mà ra lệnh cho Ngài. Bạn không thể bắt Ngài tuân theo bạn và nghĩ rằng bạn đã quy hàng. Ngài biết điều gì là tốt nhất và khi nào làm và làm như thế nào. Để hoàn toàn mọi thứ cho Ngài. Gánh nặng là của Ngài, bạn không cần phải quan tâm nữa. Tất cả những mối lo của bạn là của Ngài. Đó là quy hàng. Đó là bhakti. Hoặc, truy vấn những câu hỏi này nảy sinh đến với ai. Lặn sâu vào trong Trái Tim và duy trì là Chân Ngã. Một trong hai cách này là mở ra cho những người khao khát tâm linh.

H: Quy hàng là bất khả thi.

Đ: Đúng vậy. Quy hàng hoàn toàn là bất khả thi tại lúc đầu. Quy hàng một phần chắc chắn là có thể với tất cả mọi người. Theo thời gian, nó sẽ dẫn đến quy hàng hoàn toàn. Tuy nhiên nếu quy hàng là không thể, thì cái gì mới có thể làm? Không thể có bình an trong tâm. Bản thân bạn bất lực để có được điều đó. Nó có thể được thực hiện chỉ bằng cách quy hàng.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x