Trang chủ » #18 – ”Nếu chỉ có quy hàng thì có đủ để chứng ngộ Chân Ngã không?”

#18 – ”Nếu chỉ có quy hàng thì có đủ để chứng ngộ Chân Ngã không?”

by Hậu Học Văn
81 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

H: Nếu chỉ có quy hàng thì có đủ để đạt được Chân Ngã không?

Đ: Một người chỉ cần quy hàng hàng chính mình là đủ. Quy hàng là buông bỏ bản thân vào trong cái nguồn của sự tồn tại người đó. Đừng ảo tưởng rằng cái nguồn như vậy là một Thượng đế nào đó bên ngoài bạn. Nguồn của bạn nằm trong chính bạn. Hãy buông bỏ bản thân bạn vào trong nó. Điều đó có nghĩa là mà bạn nên tìm kiếm nguồn và hợp nhất trong đó.

H: [Một câu hỏi gửi cho Sri Ramana dưới dạng một ghi chú bằng văn bản.] Họ nói rằng người ta có thể có được mọi thứ nếu người ta hoàn toàn nương náu nơi Thượng Đế và duy chỉ ở đó, và không nghĩ đến bất cứ điều gì khác. Có phải nó có nghĩa là ngồi yên ở một nơi và hoàn toàn suy ngẫm về Thượng Đế mọi lúc, loại bỏ tất cả những suy nghĩ, bao gồm cả những suy nghĩ về thức ăn, một thứ cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể? Nó có phải có nghĩa là khi một người bị ốm, người ta không nên nghĩ đến thuốc và điều trị, mà tin tưởng Thượng Đế sẽ mang lại sức khỏe cho ta? Trong Bhagavad Gita có nói: “Một người buông bỏ mọi ham muốn và di chuyển mà tự tại, đã thoát khỏi ý thức về “tôi” và “của tôi”, anh ta đã đắc được sự yên bình”(2: 7I). Nó có nghĩa là từ bỏ mọi ham muốn. Vì thế chúng ta có nên cống hiến bản thân dành riêng cho việc chiêm nghiệm về Thượng Đế, và chỉ nhận thức ăn và nước uống nếu chúng có sẵn bởi ân điển của Thượng Đế, mà không yêu cầu chúng? Hay có nghĩa là chúng ta nên tạo ra một ít nỗ lực? Bhagavan, xin ngài vui lòng giải thích bí mật của sự quy hàng này.

Đ: [Sau khi đọc xong câu hỏi, Sri Ramana nói với toàn bộ mọi người trong phòng]. Quy hàng hoàn toàn không nghi ngờ gì có nghĩa là không còn bám víu gì với những suy nghĩ, tuy nhiên nó có nghĩa là loại bỏ cả những suy nghĩ về thức ăn và nước uống, thứ thiết yếu để duy trì sự sống của cơ thể? Anh ta hỏi ”Tôi có nên chỉ ăn khi được Thượng Đế chỉ dẫn như vậy, chứ không đòi hỏi nó? Hay là tôi nên nỗ lực một chút để ăn?” Được rồi. Chúng ta giả định rằng đồ ăn sẽ tự được đưa đến một cách tự nhiên theo cách riêng của nó. Nhưng ngay cả khi đó, ai là người ăn? Giả sử ai đó đưa nó vào miệng của chúng ta, ít nhất chúng ta cũng phải nuốt nó? Đó không phải là một nỗ lực sao? Anh ấy hỏi, “Nếu tôi bị ốm, tôi có nên uống thuốc không hay tôi nên im lặng để mặc sức khỏe và bệnh tật của mình trong tay Thượng Đế?’

Trong cuốn sách Sadhana Panchakam do Sankara viết, có nói rằng để điều trị căn bệnh được gọi là đói bụng thì người ta nên ăn thức ăn bố thí. Vậy sau đó ít nhất ta cũng phải đi ra ngoài và xin bố thí đồ ăn. Nếu tất cả mọi người nhắm mắt và ngồi yên và nói chúng ta chỉ ăn nếu như có thức ăn đến đây, thế giới ra sao? Do đó một người phải chấp nhận những thứ đến với mình như theo truyền thống, nhưng người đó phải thoát khỏi cảm giác rằng họ là người đang làm những điều đó cho chính mình. Cái cảm giác ta là người làm chính là trói buộc.

Do đó cần phải xem xét và tìm đưa ra phương pháp mà từ đó cảm giác như vậy có thể được khắc phục, thay vì cứ nghi hoặc về việc liệu có nên uống thuốc một bị ốm hoặc liệu có nên lấy thức ăn nếu đang đói. Những nghi hoặc như vậy sẽ tiếp tục mà không có hồi kết. Ngay cả những nghi hoặc như ‘Tôi có thể than vãn nếu tôi đau không?’ Tôi có thể hít vào sau khi thở ra không?’ cũng xảy ra. Gọi nó là Iswara (Thượng Đế) hay karma (nghiệp quả), một quyền năng cao hơn sẽ gánh vác mọi thứ trên thế gian này tùy thuộc theo sự phát triển của tâm trí ở từng cá nhân.

Nếu trách nhiệm được ném cho quyền lực cao hơn này mọi thứ sẽ diễn ra theo cách riêng của chúng. Chúng ta đi bộ trên mặt đất này. Trong khi làm như vậy, chúng ta có xem xét mọi bước chân xem chúng ta nên nâng hết chân này sang chân kia hay dừng lại ở một số giai đoạn? Việc đi bộ không phải là đang được thực hiện tự động sao? Trường hợp này cũng tương tự vậy với hít vào và thở ra. Không có nỗ lực đặc biệt nào được thực hiện để hít vào hoặc thở ra. Cuộc sống này cũng vậy. Chúng ta có thể từ bỏ bất cứ điều gì, hoặc làm bất cứ điều gì như chúng ta muốn không? Khá nhiều thứ được thực hiện tự động mà chúng ta không nhận thức được điều đó.

Hoàn toàn quy phục Thượng Đế có nghĩa là buông bỏ mọi suy nghĩ và tập trung tâm trí vào Ngài. Nếu chúng ta có thể tập trung vào Ngài, các suy nghĩ khác sẽ biến mất. Nếu các hành động của tâm trí, lời nói và cơ thể là đã hợp nhất với Chúa, mọi gánh nặng của cuộc đời chúng ta sẽ được đặt lên vai Người.

H: Nhưng Thượng Đế thực sự là người thực hiện mọi hành vi của tôi sao?

Đ: Sự khó khăn ở đây chính là người ta nghĩ mình chính là người thực hiện hành vi. Nhưng đó là một sai lầm. Một quyền năng cao hơn đang làm mọi thứ còn con người chỉ là một công cụ. Nếu một người chấp nhận vị thế đó, anh ta thoát khỏi mọi rắc rối, nếu ngược lại thì anh ta chỉ mang thêm dây buộc mình. Hãy lấy ví dụ về một bức tượng ở chân đền thờ được điêu khắc trông giống như nó đang gánh vác cả ngôi đền trên vai. Tư thế và dáng vẻ của nó tạo ra một hình tượng rằng đang chịu tải một sức nặng lớn từ tòa tháp. Nhưng hãy nghĩ mà xem. Tòa tháp được xây dựng trên trái đất và nó nằm trên nền tảng của nó. Bức tượng là một phần của tháp, nhưng nó được làm để trông như thể nó đang chịu sức nặng của tòa tháp. Điều này không đáng buồn cười sao? Điều này tương tự với một người mà cho rằng chính mình là người thực hiện hành vi.

H: Thưa Swami, yêu thương Thượng Đế là tốt hay không tốt? Tại sao không đi theo con đường tình yêu?

Đ: Ai nói rằng bạn không thể đi theo nó? Bạn có thể làm như vậy. Nhưng khi bạn nói về tình yêu, có tính nhị nguyên, phải không? – có người yêu và một thực thể được gọi là Thượng đế là người được yêu? Cá nhân vốn không tách khỏi Chúa. Do đó tình yêu có nghĩa là một người có tình yêu đối với một người Bản Thân của họ.

H: Đó là lý do tại sao tôi hỏi ngài rằng liệu Thượng Đế có thể được tôn thờ qua con đường tình yêu hay không.

Đ: Đó chính xác là những gì tôi đã nói. Tình yêu chính nó là hình thức thực của Thượng Đế. Nếu bằng cách nói, ‘Tôi không yêu cái này, tôi không yêu cái kia’, bạn từ chối tất cả mọi thứ, cái còn lại là swarupa, đó là hình thức thực của Chân Ngã. Đó là phúc lạc thuần khiết. Gọi nó là hạnh phúc thuần khiết, Thượng Đế, atma, hoặc những theo cách của bạn. Đó là sự thành tâm, đó là nhận thức và đó là tất cả.

Nếu bạn từ chối tất cả mọi thứ, những gì còn lại chỉ là Chân Ngã. Cái đó là tình yêu thực sự. Một người biết bí mật của tình yêu đó sẽ tìm thấy cả thế giới này chứa đầy tình yêu vũ trụ. Chỉ riêng kinh nghiệm của việc không quên đi ý thức là trạng thái của sự thành tâm [bhakti], là mối quan hệ của tình yêu thực sự bền vững, bởi vì kiến thức thực sự về Chân Ngã, tỏa sáng như một phúc lạc tối cao tự tính, trào dâng lên như bản chất của tình yêu. Chỉ khi người ta biết chân lý của tình yêu, đó là bản chất thực sự của Chân Ngã, nút thắt mạnh mẽ vướng víu của cuộc sống sẽ được cởi trói. Chỉ khi một người đạt được đỉnh cao của tình yêu mới đạt được sự giải thoát. Đó là trái tim của tất cả các tôn giáo. Kinh nghiệm về Chân Ngã chỉ là tình yêu, là chỉ nhìn thấy tình yêu, chỉ nghe thấy tình yêu, chỉ cảm thấy tình yêu, nếm chỉ tình yêu và chỉ có mùi tình yêu, đó là hạnh phúc.

H: Tôi khao khát bhakti. Tôi muốn sự khao khát này nhiều hơn nữa. Ngay cả giác ngộ cũng không quan trọng đối với tôi. Hãy để tôi mạnh mẽ hơn với niềm khao khát này.

Đ: Nếu khao khát có ở đó, giác ngộ sẽ ép phải xảy đến với bạn ngay cả khi bạn không muốn nó. Mong mỏi mãnh liệt để tâm trí tan chảy sự thành tâm. Sau khi băng phiến cháy hết không để lại cặn. Tâm trí là băng phiến. Khi nó đã tự phân giải thành Chân Ngã mà không để lại ngay cả dấu vết nhỏ nhất phía sau, đó là giác ngộ Chân Ngã.

H: Tôi có niềm tin vào Murti dhyana [tôn thờ hình thức]. Nó có giúp được gì cho tôi để đạt được jnana không?

Đ: Chắc chắn nó sẽ giúp ích. Upasana [thiền] giúp tập trung tâm trí. Khi đó tâm trí không còn những suy nghĩ khác và tràn ngập hình dạng được thiền chú vào. Sau đó, tâm trí trở thành một với đối tượng của thiền định, và điều này làm cho nó khá thuần khiết. Sau đó, hãy nghĩ xem ai là người thờ phụng. Câu trả lời là ‘Tôi’, cũng chính là Chân Ngã. Theo cách này, Chân Ngã sau cùng cũng đạt được.
Tôn thờ thực tại vô tướng bằng việc không suy nghĩ là loại thờ phụng tốt nhất. Nhưng khi một người không thích hợp để tôn thờ Thượng Đế vô tướng, chỉ tôn thờ hình tướng cũng đủ là phù hợp. Thờ vô tướng chỉ có thể dành cho những người không có bản ngã. Hãy biết rằng tất cả sự thờ phụng được thực hiện bởi những người sở hữu bản ngã chỉ là sự tôn thờ hình tướng.

Trạng thái tồn tại thuần khiết gắn liền với ân sủng [Chân Ngã], thứ mà không có bất kỳ sự bám víu nào, duy chỉ là trạng thái tĩnh lặng của một người, trống rỗng không còn bất kỳ thứ nào khác. Biết rằng ta luôn luôn trú theo sự tĩnh lặng đó, đã trải nghiệm nó như nó vốn có, đo chính là sự thờ phụng tinh thần thực sự [manasika-puja]. Biết cái mà đang vận hành không ngừng nghỉ, sự thờ phụng chân chính và tự nhiên trong đó tâm trí được thiết lập một cách phục tùng Chân Ngã duy nhất, đặt Thượng Đế vào ngôi vị trong trái tim, là sự tĩnh lặng, là hình thức tôn thờ tốt nhất trong tất cả. Sự tĩnh lặng, không có cái bản ngã quả quyết, duy chỉ điều này là sự giải thoát.

Sự lãng quên đi Chân Ngã tai hại này khiến người ta trượt ra khỏi sự tĩnh lặng đó, chính nó là sự bất tận tâm [vibhakti]. Biết tuân theo sự tĩnh lặng đó thì tâm trí lắng xuống như không khác với Chân Ngã, là chân lý của Siva bhakti [sùng kính Thượng Đế]. Khi một người đã hoàn toàn quy hàng dưới chân Siva, từ đó trở thành tự tánh của Chân Ngã, kết quả là sự yên bình bất tận, trong đó thậm chí không có chỗ nhỏ nhất trong Trái tim cho việc phàn nàn về những khiếm khuyết và thiếu sót, đó là bản chất của sự sùng kính tối cao. Một người do đó trở thành đầy tớ của Thượng Đế, duy trì sự yên tĩnh và im lặng, thậm chí không có tư tưởng bản ngã rằng ‘Tôi là đầy tớ của Ngài”, đó là an trú trong Chân Ngã, và là tri thức tối thượng.

H: Những người tìm kiếm tâm linh có thể đạt được mục tiêu này trong cuộc sống nếu họ đi về những vùng đất đắm say ca tụng Thượng Đế? Hay họ nên chỉ ở một nơi?

Đ:Tốt nhất là bạn nên giữ cho tâm trí chỉ tập trung vào một thứ duy nhất mỗi khi nào nó xao nhãng. Giữ cơ thể ở một chỗ có tác dụng gì nếu tâm trí được phép đi lang thang?

H: Ahetuka bhakti (sự sùng tín không có động cơ) có khả thi không?

Đ: Có. Điều đó là có thể. Thờ phụng Thượng Đế vì ham muốn đạt được một đối tượng nào đó cũng chính là thờ phụng chính đối tượng mong muốn đó mà thôi. Hoàn toàn ngưng dòng suy nghĩ về một đối tượng dục vọng là điều kiện tiên quyết đầu tiên cho một tâm trí có thể đạt được trạng thái của Siva.

H: Sri Bhagavatam vạch ra một cách để tìm Krishna trong Trái Tim bằng cách lạy tất cả mọi người và coi tất cả mọi người như chính Thượng Đế. Đây có phải là con đường đúng dẫn đến giác ngộ Chân Ngã? Có phải tôn thờ Thượng Đế trong bất cứ điều gì mà tâm trí tiếp xúc là dễ dàng hơn là tìm kiếm đấng tối cao thông qua truy vấn tinh thần ‘Ta là ai?’

Đ: Đúng, khi bạn nhìn thấy Thượng Đế trong tất cả, bạn có nghĩ đến Thượng Đế hay không? Bạn chắc chắn phải nghĩ đến Thượng Đế nếu bạn muốn nhìn thấy Thượng Đế ở tất cả xung quanh bạn. Giữ Thượng Đế trong tâm trí bạn theo cách này sẽ trở thành thiền và thiền là giai đoạn trước khi chứng ngộ. Giác ngộ chỉ có thể ở bên trong và của Chân Ngã. Nó không bao giờ có thể tách rời khỏi Chân Ngã. Thiền phải thực hiện trước, nhưng dù bạn có thực hiện thiền vào Thượng Đế hay Chân Ngã là đều là sự phi vật chất, mục tiêu đều là như nhau. Bạn không thể trốn thoát khỏi Chân Ngã dù bằng mọi cách. Bạn muốn nhìn thấy Thượng Đế trong tất cả, nhưng không phải ở chính bạn? Nếu mọi thứ là Thượng Đế, bạn không được bao gồm trong tất cả mọi thứ sao? Chính mình là Thượng Đế, bạn còn tự hỏi tất cả có phải đều là Thượng Đế? Đây là phương pháp được khuyên ở Sri Bbagavatam và những nơi khác bởi người khác. Nhưng ngay cả đối với thực hành này cũng phải có người nhân chứng hoặc người suy nghĩ. Người đó là ai ?

H: Làm thế nào để nhìn thấy Thượng Đế – Đấng hiện diện toàn khắp?

Đ: Nhìn thấy Thượng Đế tức là Là Thượng Đế. Không có chỗ nào tách biệt khỏi Thượng Đế để cho Ngài hiện diện vào đó. Chỉ có một mình Ngài là tồn tại.

H: Một bhakta đòi hỏi phải có một vị Thượng Đế để anh ta có thể làm bhakti. Anh ta có nên được dạy rằng chỉ có Chân Ngã, không phải là người thờ phụng và vật được thờ phụng?

Đ: Tất nhiên rồi, Thượng Đế cần phải có cho một Sadhana (thực hành tâm linh). Nhưng cuối cùng của sadhana, ngay cả trong bhakti marga [con đường sùng tín], chỉ đạt được sau khi đã quy hàng hoàn toàn. Nó đâu có nghĩa nào khác ngoại trừ một sự bùng nổ của bản ngã dẫn đến Chân Ngã còn tại như nó vốn vẫn luôn tồn tại? Dù người ta có thể chọn con đường nào, thì cái tôi là không thể trốn thoát, cái tôi mà thực hành nishkama [những hành vi không có động lực], cái tôi mà hòa nhập vào với Đấng mà nó đã từng lầm tưởng rằng mình tách biệt, cái tôi đã nhận ra nó đã trượt khỏi chân tướng của nó, v.v. Nguồn gốc của cái tôi này phải được tìm ra. Sau đó, tất cả các câu hỏi sẽ được giải quyết.

H: Nếu cái tôi chỉ là một ảo ảnh, vậy ai loại bỏ đi ảo ảnh?

Đ: Cái tôi loại bỏ ảo tưởng về cái tôi nhưng vẫn duy tại là Tôi. Đó là nghịch lý của giác ngộ Chân Ngã. Người đã chứng ngộ không thấy bất kỳ mâu thuẫn nào trong đó. Lấy ví dụ trường hợp của bhakti. Tôi tiếp cận Iswara và cầu nguyện được hòa nhập vào trong ngài. Sau đó tôi quy hàng chính mình với niềm tin và tập trung vào ngài ấy. Những gì còn lại sau đó? Tại nơi của cái tôi ban đầu, sự quy hàng hoàn toàn đã để lại khoảng tánh không của Thượng Đế trong đó cái tôi biến mất. Đó là sự sùng tín ở hình thức cao nhất và vô chấp chước cao nhất. Bạn từ bỏ cái sở hữu này và cái sở hữa kia ‘của tôi’. Thay vào đó nếu bạn từ bỏ ‘tôi’ và ‘của tôi’, tất cả đều được từ bỏ ngay tức thời. Do đó, cái ác được bóp chết từ trong trứng nước hoặc bị nghiền nát trong chính mầm của nó. Sự lãnh đạm [vairagya] phải rất mạnh để làm được điều này. Sự khao khát làm điều đó phải giống như sự khao khát của một người bị giữ ngụp dưới nước cố gắng nhô lên trên mặt nước để giành lại sự sống của mình.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

5 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x