Trang chủ » #27 – Japa & Ajapa (bất thành lời)

#27 – Japa & Ajapa (bất thành lời)

by Hậu Học Văn
96 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

H: Tôi không được học kinh sách và tôi thấy phương pháp vấn ngã quá khó đối với tôi. Là một phụ nữ có bảy đứa con và rất nhiều công việc gia đình cần quan tâm khiến tôi có ít thời gian cho việc thiền định. Xin Bhagavan hãy cung cấp cho tôi một số phương pháp đơn giản và dễ dàng hơn.

Đ: Ta không cần phải học hoặc hiểu biết kinh sách để biết Chân Ngã, giống như không một người nào đòi hỏi phải có một tấm gương để nhìn thấy chính mình. Tất cả kiến thức cần có là chỉ để từ bỏ dần dần mọi thứ không phải là Chân Ngã. Việc nhà hoặc chăm sóc trẻ em cũng không nhất thiết là một trở ngại. Nếu bạn không có thời gian để làm gì thêm nữa thì ít nhất hãy tự nói “Ta, Ta” với chính mình trong tâm trí như được hướng dẫn trong cuốn Ta là ai?: ‘. . . nếu một người không ngừng nghĩ “Ta, Ta” , nó sẽ dẫn đến trạng thái đó (Chân Ngã). ‘ Tiếp tục lặp lại nó khi bạn đang làm bất cứ điều gì, cho dù bạn đang ngồi, đứng hoặc đi bộ. “Ta’ là tên của Thượng Đế. Đây là mantra đầu tiên và vĩ đại nhất trong tất cả các mantra. Ngay cả Om là cũng chỉ là mantra thứ hai sau nó.

H: Để kiểm soát tâm trí, cái nào trong hai cái sau tốt hơn, thực hiện japa kiểu ajapa (bất thành lời) hay là omkar (âm thanh của ‘Om’)?

Đ: Ý tưởng của bạn về japa không thành lời và tự nhiên là gì (ajapa)? Liệu ajapa có phải là bạn cứ liên tục tụng niệm bằng miệng `soham, soham‘ (`Tôi là Ngài, tôi là Ngài’)? Ajapa thực sự là biết rằng japa diễn ra một cách tự nhiên mà không được nói ra thông qua miệng. Nếu không biết ý nghĩa thực sự này, mọi người nghĩ rằng nó có nghĩa là lặp lại bằng miệng những từ “ soham, soham ” hàng trăm hàng nghìn lần, đếm chúng trên đầu ngón tay hoặc trên một chuỗi hạt.

Người ta khuyên thực hành japa trước khi bắt đầu kiểm soát hơi thở. Điều đó có nghĩa là, đầu tiên làm pranayama [điều hòa hơi thở] và sau đó bắt đầu tụng niệm mantraPranayama có nghĩa là đầu tiên phải ngậm miệng lại, đúng không? Nếu như, bằng cách dừng hơi thở, năm nguyên tố trong cơ thể bị ràng buộc xuống và được kiểm soát, những gì còn lại là Chân Ngã. Chân Ngã đó sẽ tự nó luôn luôn lặp lại `aham, aham ‘(Ta, Ta). Đó là ajapa. Khi đã biết điều này, làm sao việc tụng niệm lặp lại bằng miệng có thể là ajapa? Hình ảnh về Chân ngã thực sự thực hiện japa theo cách riêng của nó một cách tự nhiên và theomột dòng chảy không bao giờ kết thúc, như dòng chảy xuống liên tục của dầu, đó là ajapa, gayatri và mọi thứ.

Nếu bạn biết ai đang thực hiện japa, bạn sẽ biết japa là gì. Nếu bạn tìm kiếm và cố gắng tìm ra ai là người đang làm japa, japa bản thân nó sẽ trở thành Chân Ngã.

H: Thực hành japa bằng miệng chẳng có lợi gì cả sao?

Đ: Ai nói không có lợi? Japa như vậy sẽ là phương tiện cho việc thanh lọc tâm trí. Khi japa được thực hiện lặp đi lặp lại nỗ lực sẽ chín muồi và sớm muộn gì cũng dẫn đến con đường đúng đắn. Tốt hoặc xấu, bất cứ điều gì được thực hiện cũng sẽ không bao giờ lãng phí. Duy chỉ những sự khác biệt, công lao và phẩm chất của mỗi người sẽ phải được kể ra, tùy vào giai đoạn phát triển của người đó.

H: Không phải japa trong tinh thần tốt hơn japa bằng lời sao?

Đ: Japa bằng lời bao gồm các âm thanh. Những âm thanh phát sinh từ những suy nghĩ, vì người ta phải suy nghĩ trước khi diễn đạt ý nghĩ bằng lời. Các suy nghĩ được hình thành từ tâm trí. Do đó, japa tinh thần tốt hơn là bằng miệng.

H: Chúng ta không nên chiêm nghiệm về japa và tụng niệm nó bằng miệng sao?

Đ: Khi japa trở thành tinh thần thì đâu cần phải có âm thanh? Japa, trở thành tinh thần, trở thành chiêm nghiệm. Dhyana, chiêm nghiệm và japa tinh thần đều giống nhau. Khi suy nghĩ không còn lộn xộn và chỉ còn một ý nghĩ vẫn tồn tại để loại trừ tất cả những ý nghĩ khác, nó được gọi là chiêm nghiệm. Đối tượng của japa hoặc dhyana là loại trừ mọi ý nghĩ khác và giữ bản thân trong một ý nghĩ. Sau đó, ý nghĩ đó cũng biến mất vào nguồn của nó – ý thức tuyệt đối. Tâm trí tham gia vào japa và sau đó chìm vào nguồn của chính nó.

H: Người ta cho rằng tâm trí là đến từ bộ não.

Đ: Bộ não ở đâu? Nó ở trong cơ thể. Tôi nói rằng cơ thể tự nó cũng là một hình chiếu của tâm trí. Bạn nói về bộ não khi bạn nghĩ về cơ thể. Chính tâm trí tạo ra cơ thể, bộ não ở trong đó và cũng chắc chắn rằng bộ não là chỗ ngồi của nó.

H: Sri Bhagavan đã nói rằng japa phải được truy về nguồn của nó. Nó không phải đang ám chỉ tâm trí sao?

Đ: Tất cả những điều này chỉ là hoạt động của tâm trí. Japa giúp cố định tâm trí về một ý nghĩ duy nhất. Tất cả những suy nghĩ khác sẽ bị hạ xuống cho đến khi chúng biến mất. Khi japa trở thành tinh thần, nó là được gọi là dhyanaDhyana là bản chất thực sự của bạn. Tuy nhiên nó được gọi là dhyana bởi vì nó được thực hiện với nỗ lực. Nỗ lực là cần thiết khi mà suy nghĩ vẫn còn lộn xộn. Vì bạn vẫn còn có những suy nghĩ khác, bạn gọi sự chú tâm liên tục về một ý nghĩ là thiền hay dhyana. Nếu cái dhyana đó trở nên dễ dàng tự nhiên thì nó chính là chân tánh của bạn.

H: Mọi người đặt một số tên cho Thượng Đế và nói rằng cái tên đó là thiêng liêng và việc tụng niệm cái tên đó sẽ ban tặng công đức cho cá nhân. Liệu nó có thể là sự thật không?

Đ: Tại sao không? Bạn mang một cái tên mà khi ai đó gọi bạn sẽ đáp lời. Nhưng cơ thể của bạn không được sinh ra với một cái tên được viết sẵn trên đó, nó cũng không nói với bất cứ ai rằng nó mang một cái tên như thế này hay thế nọ. Và một cái tên được đặt cho bạn và bạn trả lời cho cái tên đó, bởi vì bạn đã xác định bản thân với cái tên. Do đó, danh tính biểu thị một cái gì đó và nó không phải là sự hư cấu đơn thuần. Tương tự, tên của Thượng Đế thực sự có hiệu lực. Sự tụng niệm lặp lại của cái tên là sự gợi nhớ về những gì nó biểu thị. Đó là giá trị của nó.

H: Trong khi thực hành japa trong một giờ hoặc hơn, tôi rơi vào trạng thái giống như ngủ. Khi thức dậy, tôi nhớ lại rằng japa đã bị gián đoạn. Vì vậy, tôi thử lại.

Đ: “Giống như ngủ”, điều này đúng. Đó là trạng thái tự nhiên. Bởi vì bạn bây giờ đang liên kết với bản ngã, nên bạn coi rằng trạng thái tự nhiên là thứ gì đó làm gián đoạn công việc của bạn. Vì vậy, bạn phải có trải nghiệm lặp đi lặp lại cho đến khi bạn nhận ra rằng đó là trạng thái tự nhiên của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấy rằng japa là không liên quan nhưng nó vẫn sẽ tiếp tục một cách tự động. Sự nghi ngờ hiện tại của bạn là do nhầm lẫn thân phận của mình, cụ thể hơn là bạn đang đồng hóa bản thân là tâm trí thực hiện japaJapa có nghĩa là bám vào một suy nghĩ để loại trừ tất cả những suy nghĩ khác. Đó là mục đích của nó. Nó dẫn đến dhyana và kết thúc bằng chứng ngộ Chân Ngã hoặc jnana (tri thức).

H: Tôi nên tiếp tục japa như nào?

Đ: Chúng ta không nên sử dụng tên của Thượng Đế một cách máy móc và hời hợt mà không có cảm giác tận tâm.

H: Vậy việc tụng niệm một cách máy móc không có hiệu quả?

Đ: Các bệnh cấp tính sẽ không thể chữa khỏi đơn thuần bằng cách nói lặp lại tên của thuốc mà chỉ bằng cách uống thuốc. Tương tự, mối ràng buộc của sinh và tử sẽ không chấm dứt chỉ bằng cách tụng niệm nhiều lần của mahavakyas chẳng hạn như “Ta là Siva ”. Thay vì lang thang về việc tụng niệm “Ta là đấng tối cao”, hãy an trú theo tư cách chính ta là đấng tối cao. Sự khốn khổ của sinh và tử sẽ không ngừng lại chỉ bằng cách tụng niệm vô số lần “Ta là cái đó”, mà phải bằng cách tuân thủ an trú rằng ta là cái đó.

H: Liệu có ai nhận được bất kỳ lợi ích nào bằng cách tụng niệm các âm tiết thiêng liêng [mantra] ngẫu nhiên nào đó?

Đ: Không. Người ta phải có năng lực và được điểm đạo bằng những câu mantra như vậy. Điều này được minh họa bởi câu chuyện của nhà vua và vị tể tướng của ông. Một vị vua đã đến thăm tể tướng của mình tại nhà của ông ta. Ở đó, nhà vua được cho biết rằng tể tướng đang tu tập tụng niệm các âm tiết thiêng liêng. Nhà vua đã đợi ông ta, và khi gặp ông ta, người đã hỏi ông đã tụng mantra nào. Tể tướng nói rằng linh thiêng nhất trong tất cả là gayatri. Nhà vua mong muốn được điểm đạo bởi tể tướng nhưng tể tướng thú nhận rằng ông không có khả năng làm. Vì thế, nhà vua đã đi cầu học được điều đó từ một người khác, và sau đó đi gặp tể tướng, ông tụng niệm gayatri và muốn biết liệu mình làm đã chuẩn chưa. Tể tướng nói rằng câu mantra là chính xác, nhưng nó đã không thích hợp cho nhà vua phát ngôn nó.

Khi được yêu cầu giải thích, tể tướng đã gọi đến một người hầu gần đó và ra lệnh cho anh ta bắt giữ nhà vua. Tất nhiên người hầu không thể tuân theo mệnh lệnh này. Lệnh này lại được lặp lại, và người hầu vẫn không nghe lời. Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ra lệnh tương tự để cho người hầu bắt giữ tể tướng, và nó đã được thực hiện ngay lập tức. Tể tướng cười và nói rằng ông ta chỉ đang cố giải thích theo yêu cầu của nhà vua. “Thế là thế nào?”, nhà vua hỏi. Tể tướng trả lời: “Mệnh lệnh là như nhau và người thi hành cũng vậy, nhưng người thẩm quyền lại khác nhau. Khi tôi ra lệnh, hiệu quả là con số không, trong khi ngài ra lệnh, đã có hiệu quả ngay lập tức. Tương tự như vậy với câu mantra.”

H: Tôi được dạy rằng mantra japa rất mạnh mẽ trong thực hành.

Đ: Chân Ngã là mantra vĩ đại nhất trong tất cả các mantra – nó diễn ra một cách tự động và vĩnh viễn. Nếu bạn không biết về mantra nội tại này, bạn nên thực hiện nó một cách có ý thức giống như là japa, nỗ lực để đi vào nó, để xua đuổi tất cả những suy nghĩ khác. Bằng cách thường xuyên chú tâm đến nó, cuối cùng bạn sẽ nhận thức được mantra bên trong chính là trạng thái giác ngộ và không cần nỗ lực. Sự nhận thức vững chắc này sẽ giữ bạn liên tục và tự nhiên vào trong trong dòng chảy, cho dù bạn có thể tham gia vào các hoạt động khác. Bằng cách lặp lại mantra, tâm trí được kiểm soát. Sau đó, mantra trở thành một với tâm trí và cùng với prana [năng lượng duy trì cơ thể người]. Khi các âm tiết của mantra trở thành một với prana, nó là được gọi là dhyana, và khi dhyana trở nên sâu và chắc chắn, nó dẫn đến sahaja sthiti [trạng thái tự nhiên].

H: Tôi đã nhận được một câu mantra . Mọi người nói rằng nếu cứ tụng niệm nó thì có thể xảy đến kết quả không lường trước được, và điều này làm tôi sợ. Nó chỉ là pranava (Om). Vì thế tôi xin lời khuyên. Tôi có thể tụng niệm nó được không? Tôi có niềm tin đáng kể vào nó.

Đ: Chắc chắn, nó nên được tụng niệm với niềm tin.

H: Liệu tôi sẽ tự làm được không hay ngài có thể vui lòng chỉ dẫn thêm cho tôi?

Đ: Mục tiêu của mantra japa là nhận ra rằng chính cái japa là đã đang diễn ra trong chính bản thân mình ngay cả khi không cần nỗ lực. Japa bằng miệng trở thành tinh thần và japa tinh thần cuối cùng cũng bộc lộ bản thân là vĩnh hằng. Mantra đó là bản chất thực của người đó. Đó cũng là trạng thái của chứng ngộ.

H: Như vậy có thể đạt được phúc lạc của samadhi (nhập định) không?

Đ: Japa trở thành tinh thần và cuối cùng bộc lộ ra ngoài là Chân Ngã. Đó là samadhi.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x