Trang chủ » #38 – Đau khổ và Đạo đức

#38 – Đau khổ và Đạo đức

by Hậu Học Văn
128 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

ĐAU KHỔ VÀ ĐẠO ĐỨC

Những nghịch lý vốn có trong các lý thuyết hữu thần đã làm đau đầu các nhà thần học và triết học phương tây trong nhiều thế kỷ. Ví dụ, nếu Thượng Đế là hoàn hảo, tại sao lại có cái ác trên thế giới? Tại sao một Thượng Đế toàn năng cho phép đau khổ khi Ngài có khả năng xóa bỏ nó một cách chớp nhoáng?

Sri Ramana đã vượt qua những câu hỏi hóc búa như vậy bằng cách nói rằng thế giới, Thượng Đế và cá nhân phải chịu đựng tất cả những phát minh của tâm trí. Tất cả các tôn giáo đầu tiên đều mặc định ba nguyên tắc, thế giới, linh hồn và Thượng Đế. Khi nói rằng một nguyên tắc đơn nhất xuất hiện dưới dạng ba nguyên tắc hoặc rằng ba nguyên tắc luôn luôn là ba nguyên tắc chỉ khi nào có bản ngã tồn tại.

Thay vì quy kết đau khổ là hậu quả của những hành động sai trái hoặc theo ý muốn của Chúa, Sri Ramana đã dạy rằng nó chỉ nảy sinh bởi vì chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta là những cá nhân riêng biệt tương tác với những người khác và với thế giới. Ông ấy nói rằng những hành động sai trái cũng cấu thành đau khổ, và do đó cần phải tránh, nhưng chúng không phải là nguyên nhân ban đầu. Chính tâm trí tạo ra ảo tưởng về sự tách biệt và chính tâm trí phải gánh chịu hậu quả của các phát minh huyễn hoặc đó của nó. Do đó, đau khổ là sản phẩm và hậu quả của tâm trí luôn có tính phân biệt; khi tâm trí bị loại bỏ, đau khổ được nhận ra là không tồn tại.

Nhiều người hỏi có thể chấp nhận ý tưởng này ở cấp độ cá nhân nhưng họ cảm thấy thật khó để chấp nhận rằng tất cả những đau khổ trên thế giới đều tồn tại chỉ trong tâm trí của người cảm nhận nó. Sri Ramana khá là cứng rắn về điều này và ông nhiều lần nói rằng nếu ai đó nhận ra Chân Ngã, người ta sẽ biết rằng tất cả đau khổ, không chỉ của riêng ai, là không tồn tại. Đưa ý tưởng này vào một kết luận hợp lý, Sri Ramana thường cho biết cách hiệu quả nhất để loại bỏ đau khổ của người khác là nhận ra Chân Ngã.

Quan điểm này không nên được hiểu là Sri Ramana khuyến khích các tín đồ của mình bỏ qua những đau khổ của người khác. Ở mức độ thực dụng hơn, ông ấy nói rằng trước khi chứng ngộ Chân Ngã, người ta nên chấp nhận thực tế đau khổ của người khác và thực hiện các bước để giải tỏa nó bất cứ khi nào người ta bắt gặp nó. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng các hành động khắc phục hậu quả như vậy sẽ chỉ có lợi về mặt tinh thần nếu chúng được thực hiện mà không có cảm giác rằng những người kém may mắn hơn ta đang được ta giúp đỡ ‘và không có cảm thấy rằng “tôi đang thực hiện những hành động này”.

Nhìn chung, Sri Ramana ít quan tâm đến những câu hỏi về việc một người nên hoặc không nên làm những gì trong thế giới. Ông ấy duy trì quan điểm rằng tất cả những ý tưởng thông thường về đúng và sai đều là những đánh giá giá trị do tâm trí tạo ra, và khi tâm trí không còn tồn tại, những ý tưởng về đúng và sai cũng chấm dứt. Vì điều này ông ấy hiếm khi nói về các quy tắc đạo đức thông thường, và bất cứ khi nào ông buộc phải đưa ra ý kiến về chúng, ông thường sẽ tránh vấn đề sang một bên bằng cách nói rằng “hành động đúng” duy nhất là khám phá ra Chân Ngã.

H: Ngài coi điều gì là nguyên nhân của đau khổ thế giới? Và làm thế nào chúng ta có thể giúp thay đổi nó, (a) với tư cách cá nhân, hoặc (b) tập thể?

Đ: Hãy chứng ngộ Chân Ngã thực sự. Đó là tất cả những gì cần thiết.

H: Trong cuộc sống đầy rẫy những giới hạn này, tôi có bao giờ có thể nhận ra niềm hạnh phúc của Chân Ngã?

Đ: Hạnh phúc của Chân Ngã luôn ở bên bạn, nếu bạn muốn tìm kiếm nó một cách nghiêm túc thì bạn sẽ tìm thấy nó. Nguyên nhân của sự khốn khổ của bạn không phải trong cuộc sống bên ngoài của bạn, nó cái bản ngã ở trong bạn. Bạn áp đặt những giới hạn đối với bản thân và sau đó thực hiện một cuộc đấu tranh vô ích để vượt qua chúng. Mọi bất hạnh đều do bản ngã; tất cả rắc rối của bạn đến từ nó. Đâu có ích gì khi bạn đổ lỗi rằng đau khổ là do những diễn biến trong cuộc sống khi mà nguyên nhân của sự khốn khổ mà thực sự nằm trong bạn? Bạn có thể đạt được hạnh phúc gì từ những thứ bên ngoài bạn? Khi bạn có được nó, nó sẽ kéo dài bao lâu? Nếu bạn phủ nhận bản ngã và thiêu đốt nó bằng cách phớt lờ nó, bạn sẽ thoải mái. Nếu bạn chấp nhận nó, nó sẽ đặt ra những giới hạn cho bạn và ném bạn vào một cuộc đấu tranh vô ích để vượt qua chúng. Là chính Chân Ngã của bạn thực sự là phương tiện duy nhất để nhận ra cái hạnh phúc vốn luôn là của bạn.

H: Nếu thực sự không có trói buộc hay giải thoát, đau là lý do cho những trải nghiệm thực tế của niềm vui và nỗi buồn?

Đ: Chúng dường như chỉ có thật khi người ta quay lưng lại với chân tánh thưc sự của họ. Chúng không thực sự tồn tại.

H: Thế giới được tạo ra cho hạnh phúc hay đau khổ?

Đ: Sự sáng tạo này không tốt cũng không xấu; nó là như nó là. Là do tâm trí con người đặt tất cả các loại cấu trúc trên đó, nhìn thấy mọi thứ từ góc độ riêng của mình và giải thích chúng cho phù hợp với lợi ích của mình. Một người phụ nữ chỉ là phụ nữ, nhưng một tâm trí gọi cô ấy là ‘mẹ’, một tâm trí khác gọi là ‘chị’, cái khác gọi là ‘dì’, v.v.. Đàn ông yêu phụ nữ, ghét con rắn, và thờ ơ với cỏ và đá bên đường. Những phán xét về giá trị này là nguyên nhân của mọi sự khốn cùng trên thế giới. Tạo hóa giống như một cây peepul: chim đến ăn trái của nó, hoặc lấy chỗ trú ẩn dưới cành của nó, con người trú mát trong bóng râm của nó, nhưng một số người có thể tự treo cổ mình trên đó.

Tuy nhiên, cái cây vẫn tiếp tục dẫn dắt một cuộc sống yên tĩnh, không quan tâm và không nhận thức được tất cả các công dụng của nó. Chính tâm trí con người tự tạo ra khó khăn và rồi khóc xin được giúp đỡ. Có phải Thượng Đế là một phần để ban sự bình an cho một người và phần khác ban nỗi buồn cho người khác? Trong tạo hóa có chỗ cho mọi thứ, nhưng con người từ chối nhìn cái tốt, cái lành và cái đẹp. Thay vào đó, anh ta không ngừng than vãn, giống như một người đói ngồi bên món ăn ngon, và thay vì đưa tay ra lấy đồ ăn để thỏa mãn cơn đói của mình, thì lại than thở, “Đó là lỗi của ai, của Thượng Đế hay của con người?”

H: Nếu Thượng Đế là tất cả, tại sao cá nhân lại đau khổ vì hành động của mình? Những hành động gây khổ đau cho chúng ta chẳng phải cũng là được điều khiến bởi Thượng Đế sao?

Đ: Ai cho rằng mình là người làm cũng là người đau khổ.

H: Nhưng các hành động được thúc đẩy bởi Thượng Đế và cá nhân chỉ là công cụ của ngài ấy.

Đ: Logic này chỉ được áp dụng khi một người đau khổ, mà không áp dụng khi một người đang sung sướng. Nếu cái niềm tin này luôn thắng trong mọi trường hợp, sẽ không còn có đau khổ.

H: Khi nào thì đau khổ chấm dứt?

Đ: Khi tính cá nhân bị mất. Nếu cả hành động tốt và xấu đều là của ngài ấy, tại sao bạn phải nghĩ rằng sự sung sướng và đau khổ chỉ là của riêng bạn? Ai làm việc tốt hay xấu, cũng thích thú hoặc bị đau khổ. Hãy để mặc nó ở đó và đừng chồng chất đau khổ lên bản thân bạn.

H: Làm thế nào ngài có thể nói rằng đau khổ là không tồn tại? Tôi thấy nó mọi nơi.

Đ: Thực tại của riêng một người, tỏa sáng bên trong mọi người với tư cách là Trái Tim, tự nó là đại dương của hạnh phúc thuần khiết. Do đó giống như cái màu xanh không thực của bầu trời, đau khổ không tồn tại trong thực tế mà chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng. Vì thực tại của chính một người là mặt trời của jnana, thứ không thể bị tiếp cận bởi ảo tưởng tối tăm của sự vô minh, bản thân nó tỏa sáng như hạnh phúc, đau khổ không là gì khác ngoài một ảo ảnh gây ra bởi cảm giác không thực của cá nhân. Sự thật chưa ai từng trải qua bất kỳ điều gì khác ngoài ảo ảnh không có thực đó. Nếu một người xem xét kỹ lưỡng Chân Ngã của chính mình, đó là phúc lạc, sẽ không có đau khổ nào trong cuộc sống của một người. Một người đau khổ vì ý tưởng rằng “ta là cơ thể”, thứ vốn không bao giờ là ta, mọi đau khổ đều do vọng tưởng này mà ra.

H: Tôi đau khổ cả về tinh thần và thể xác. Kể từ ngày sinh ra tôi chưa bao giờ có được hạnh phúc. Mẹ tôi cũng rất đau khổ từ lúc bà sinh ra tôi, tôi nghe nói vậy. Tại sao tôi lại đau khổ như vậy? Tôi đã không phạm điều tội lỗi gì trong kiếp sống này. Tất cả những điều này có phải là do tội lỗi của tiền kiếp?

Đ: Bạn nói rằng tâm trí và cơ thể của bạn đau khổ. Nhưng chúng có hỏi câu hỏi đó? Người hỏi là ai? Chẳng phải người đó siêu việt khỏi thể xác và tâm trí sao? Bạn nói rằng cơ thể đau khổ trong cuộc sống này và hỏi liệu nguyên nhân của việc này có phải do kiếp trước. Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân của tiền kiếp đó là do một tiền kiếp trước đó nữa, v.v. Vì vậy, giống như trường hợp của hạt giống và sự nảy mầm, không có hồi kết cho chuỗi nhân quả. Phải nói chính xác rằng tất cả các kiếp sống đều có nguyên nhân đầu tiên là do sự vô minh. Cái vô minh đó vẫn hiện hữu ngay cả bây giờ, đóng khung cho câu hỏi này. Sự vô minh đó phải được loại bỏ bởi jnana.

“Tại sao và sự đâu khổ này đến với ai?” Nếu bạn hỏi điều này, bạn sẽ thấy rằng cái “Ta” tách biệt khỏi cơ thể và tâm trí, và Chân Ngã là tồn tại vĩnh hằng và hạnh phúc vĩnh hằng. Đó là jnana.

H: Tôi đau khổ với những phiền muộn bất tận; không có sự bình yên nào cho tôi, mặc dù tôi muốn điều gì để hạnh phúc.

Đ: Những phiền muộn này có ảnh hưởng đến bạn trong giấc ngủ không?

H: Không.

Đ: Bạn có là cùng một người với lúc bạn đang ngủ vô lo ưu không hay bây giờ là người khác?

H: Có, tôi vẫn cùng là một người.

Đ: Vì vậy chắc chắn những phiền muộn đó không thuộc về bạn. Đó là lỗi của chính bạn nếu bạn cho rằng chúng là của bạn.

H: Khi chúng tôi đau buồn, phàn nàn và kêu gọi ngài qua thư hoặc tinh thần bằng lời cầu nguyện, ngài không thấy thương cảm và động lòng trắc ẩn như điều đó đang xảy ra với đứa con của mình sao?

Đ: Nếu một người cảm thấy như vậy thì người đó sẽ không phải là một jnani.

H: Chúng ta nhìn thấy nỗi đau trên thế giới. Một người đàn ông đang đói. Nó là một thực tại vật lý, và như vậy, nó rất thực đối với anh ta. Chúng ta vẫn cứ gọi đó là một giấc mơ không và vẫn không bị lay động trước nỗi nỗi đau anh ta?

Đ: Từ quan điểm của jnana hoặc thực tại, nỗi đau bạn nói đến chắc chắn là một giấc mơ, và nỗi đau là một phần cực nhỏ của nó. Trong giấc mơ, chính bạn cũng cảm thấy đói. Bạn nhìn thấy những người khác phải chịu đói. Bạn nuôi sống bản thân và cảm động vì thương hại, bạn thấy ai đói bạn cũng cho họ ăn. Miễn là giấc mơ còn tồn tại, tất cả những cơn đói khát đó là khá thực như bạn bây giờ bạn đang nghĩ về sự đau khổ mà bạn đang nhìn thấy trên thế giới. Chỉ khi bạn thức dậy bạn mới phát hiện ra rằng nỗi đau trong giấc mơ là không có thật. Bạn có thể đã ăn no và đi ngủ. Bạn mơ rằng bạn làm việc vất vả và lâu dưới trời nắng nóng cả ngày, mệt mỏi và đói và muốn ăn nhiều. Sau đó, bạn thức dậy và mình vẫn no bụng và bạn không nhúc nhích ra khỏi giường. Nhưng tất cả điều này không phải để nói rằng trong khi bạn ở trong giấc mơ, bạn có thể hành động như thể nỗi đau mà bạn cảm thấy ở đó không có thật. Cơn đói trong giấc mơ phải được giải quyết bằng thức ăn trong giấc mơ. Những đồng loại mà bạn thấy rất đói trong giấc mơ phải được cung cấp thức ăn trong giấc mơ đó. Bạn không bao giờ có thể trộn lẫn hai trạng thái mơ và thức. Trừ khi bạn đạt được trạng thái jnana và do đó thức dậy khỏi maya này, bạn phải phụng sự bằng cách giảm bớt đau khổ bất cứ khi nào bạn nhìn thấy nó. Nhưng ngay cả khi đó bạn phải làm điều đó, như chúng ta đã nói, không được có ahamkara, tức là không có cảm giác “Tôi là người làm”, mà nó phải là “Tôi là công cụ của Thượng Đế”. Tương tự, người ta không được tự phụ và nghĩ rằng, “Tôi đang giúp một người đàn ông bên dưới tôi. Anh ấy cần giúp đỡ. Tôi đang ở một vị trí để giúp đỡ. Tôi là bề trên và anh ấy kém hơn”. Bạn phải giúp người khác như một phương tiện để thờ phụng Thượng Đế bên trong người đó. Tất cả các phụng sự như vậy cũng là cho bạn Chân Ngã, không phải cho bất kỳ ai khác. Bạn không giúp đỡ ai khác, mà chỉ giúp đỡ chính mình.

H: Trong trường hợp của những người không có khả năng thiền định lâu, thì việc hành thiện giúp đỡ người khác đã là đủ chưa?

Đ: Có, nó sẽ là đủ. Ý tưởng về điều tốt đẹp sẽ ở trong trái tim của họ. Đó là đủ. Cái thiện, Thượng Đế, tình yêu, tất cả đều giống nhau. Nếu người đó giữ liên tục nghĩ về bất kỳ một trong những điều này, nó sẽ là đủ. Tất cả thiền định nhằm mục đích ngăn chặn mọi suy nghĩ khác.

H: Vì vậy, người ta nên cố gắng cải thiện đau khổ, ngay cả khi người ta biết rằng tối hậu thì nó không tồn tại?

Đ: Chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có một thời điểm mà bạn hạnh phúc hoặc giàu có hoặc khôn ngoan hoặc khỏe mạnh ngang bằng như nhau. Trên thực tế, không có thứ nào trong số này có nghĩa ngoại trừ có cái đối lập với nó tồn tại. Nhưng điều đó có không có nghĩa là khi bạn gặp bất kỳ ai kém hạnh phúc hoặc đau khổ hơn chính mình, bạn đều lay động lòng trắc ẩn hoặc tìm cách giải tỏa anh ta tốt nhất có thể. Mà ngược lại, bạn phải yêu thương tất cả và giúp đỡ tất cả, vì chỉ bằng cách đó, bạn mới có thể giúp chính mình. Khi bạn tìm cách giảm bớt sự đau khổ của bất kỳ đồng loại hay động vật, cho dù nỗ lực của bạn có thành công hay không, chính bạn cũng đang phát triển về mặt tâm linh, đặc biệt là nếu phụng sự như vậy được tỏ hiện một cách vô tư, không với cảm giác tự cao tự đại rằng “Tôi đang làm điều này”, mà “đó là tinh thần của Thượng Đế, ngày ấy là người làm và tôi là công cụ.”

Nếu một người biết sự thật rằng tất cả những gì người ta cho người khác là cho chính bản thân mình, thì ai mà không trở nên đạo đức và sẵn lòng cho đi? Vì tất cả mọi người khác cũng là Chân Ngã riêng mình, bất cứ ai làm bất cứ điều gì với người nào cũng là đang làm điều đó với chỉ bản thân anh ấy.

H: Có những thảm họa lan rộng đang tàn phá trên thế giới, ví dụ như nạn đói và dịch bệnh. Nguyên nhân của sự việc này là gì?

Đ: Tất cả những điều này đang xuất hiện với ai?

H: Nó không quan trọng. Tôi nhìn thấy sự khốn khổ ở khắp mọi nơi.

Đ: Bạn đã không nhận thức được thế giới và những đau khổ của nó trong giấc ngủ nhưng bạn nhận thức được chúng bây giờ trong trạng thái thức của bạn. Hãy tiếp tục ở trạng thái mà bạn không bị ảnh hưởng bởi chúng. Điều đó có nghĩa là, khi bạn không nhận thức được thế giới, những đau khổ của nó không ảnh hưởng đến bạn. Khi bạn vẫn là Chân Ngã, như trong giấc ngủ, thế giới và những đau khổ của nó sẽ không ảnh hưởng đến bạn. Do đó hãy nhìn vào bên trong. Xem Bản Thân ! Rồi sẽ có hồi kết cho thế giới và những đau khổ của nó.

H: Nhưng đó là sự ích kỷ.

Đ: Thế giới không phải là thứ bên ngoài. Bởi vì bạn xác định chính mình sai lầm với cơ thể nên bạn nhìn thế giới bên ngoài, và nỗi đau của nó trở nên rõ ràng đối với bạn. Nhưng chúng không có thật. Hãy tìm kiếm thực tại và thoát khỏi cảm giác không thực này.

H: Có những vĩ nhân, những người cống hiến cho công chúng, nhưng không thể giải quyết vấn đề đau khổ của thế giới.

Đ: Họ lấy cái bản ngã làm trung tâm và điều đó giải thích cho sự bất lực của họ. Nếu như họ vẫn ở trong Chân Ngã họ đã khác.

H: Tại sao những mahatma (bậc thánh nhân) không giúp đỡ?

Đ: Làm thế nào để bạn biết rằng họ không giúp đỡ? Phát biểu trước công chúng, hoạt động thể chất và trợ giúp vật chất đều bị siêu việt bởi sự tĩnh lặng của các mahatma. Họ hoàn thành nhiều việc hơn những người khác.

H: Chúng tôi phải làm gì để cải thiện tình trạng của thế giới?

Đ: Nếu bạn duy trì không đau khổ, sẽ không có đau khổ ở bất cứ đâu. Vấn đề bây giờ là do bạn nhìn thế giới bên ngoài và cả nghĩ rằng có đau khổ ở đó. Nhưng cả thế giới và nỗi đau đều ở bên trong bạn. Nếu bạn nhìn vào bên trong sẽ không có đau khổ.

H: Thượng Đế là hoàn hảo. Tại sao ngài ấy lại tạo ra thế giới không hoàn hảo? Công trình kế thừa bản chất của tác giả. Nhưng ở đây nó không phải như vậy.

Đ: Ai là người đặt ra câu hỏi này?

H: Tôi – cái cá nhân.

Đ: Bạn có ở bên ngoài Thượng Đế để mà bạn đặt câu hỏi này không? Khi mà bạn coi mình là cơ thể, bạn sẽ thấy thế giới như bên ngoài và sự không hoàn hảo xuất hiện với bạn. Thượng Đế là sự hoàn hảo. Công việc của ngài ấy cũng là sự hoàn hảo. Nhưng bạn thấy nó là không hoàn hảo bởi vì xác định thân phận sai lầm.

H: Tại sao Bản ngã lại hiển lộ thành thế giới khốn khổ này?

Đ: Để cho bạn có thể tìm kiếm nó. Đôi mắt bạn không thể tự nhìn thấy chính chúng. Đặt một tấm gương trước chúng và chúng nhìn thấy chính mình. Tương tự như vậy với sự sáng tạo. “ Hãy xem bản thân mình trước và sau đó xem toàn bộ thế giới là Chân Ngã.”

H: Vậy tổng kết lại là – tôi nên luôn luôn nhìn vào bên trong.

Đ: Phải.

H: Tôi không nên nhìn thế giới một chút nào sao?

Đ: Tôi không nói bạn phải nhắm mắt lại với thế giới. Chỉ là “nhìn thấy chính mình trước tiên và sau đó xem toàn bộ thế giới là Chân Ngã”. Nếu bạn coi mình như một cơ thể thì thế giới dường như là bên ngoài. Nếu bạn là Chân Ngã, thế giới xuất hiện dưới dạng Brahman.

H: Cách tốt nhất để hoạt động cho hòa bình của thế giới là gì?

Đ: Thế giới là gì? Hòa bình là gì, và ai là người hoạt động? Thế giới không nằm trong giấc ngủ của bạn và tạo thành một hình chiếu của tâm trí bạn trong trạng thái thức của bạn. Do đó, nó chỉ là một ý tưởng và không là gì khác cả. Bình yên là không có xáo trộn. Sự xáo trộn là do
nảy sinh những suy nghĩ trong cá nhân, đó chỉ là bản ngã trỗi dậy lên từ ý thức thuần khiết. Mang tới hòa bình có nghĩa là không còn suy nghĩ và an trụ như ý thức thuần khiết. Nếu một người duy trì bình yên với chính mình, thì có bình yên ở khắp mọi nơi.

H: Nếu một người làm điều gì đó mà người ta cho là sai, nhưng điều đó lại cứu một người khác khỏi một sai lầm lớn, người ta có nên làm điều đó hay là kiềm chế?

Đ: Đúng và sai là gì? Không có tiêu chuẩn nào để đánh giá một điều gì đó là đúng và điều khác là sai. Ý kiến khác nhau tùy theo bản chất của cá nhân và theo môi trường xung quanh. Chúng lại là những ý tưởng và không có gì hơn. Đừng lo lắng về chúng mà thay vào đó hãy loại bỏ những suy nghĩ. Nếu bạn luôn hãy duy trì cái đúng, thì cái đúng sẽ thịnh hành trên thế giới.

H: Liệu những hành vi đúng đắn (chánh nghiệp) có đủ để cứu rỗi chúng ta không?

Đ: Cứu rỗi cho ai? Ai muốn sự cứu rỗi? Và hành vi đúng đắn là gì? Hành vi là gì? Và điều gì là đúng? Ai là người đánh giá điều gì là đúng và sai là gì? Tùy theo các samskara cũ, mỗi người sẽ cho một điều này điều kia là đúng. Chỉ khi thực tại được biết đến, sự thật về đúng và sai mới hé lộ. Cái tốt nhất là tìm ra người muốn sự cứu rỗi này. Truy tìm cái ”người” này hoặc bản ngã này về nguồn gốc của nó là là hành vi đúng đắn nhất với tất cả mọi người.

H: Vậy thực hành chánh nghiệp (nitya karmas) có dẫn tới cứu rỗi không? Một vài kinh sách lại nói là như vậy.

Đ: Nó được nói như vậy trong sách. Có ai phủ nhận rằng chánh nghiệp là không tốt hoặc cuối cùng không dẫn đến mục tiêu? Chánh nghiệp
thanh lọc chitta – tâm trí và mang lại cho bạn chitta suddhi [ tâm trí tinh khiết]. Tâm thanh tịnh đạt được jnana, đó là ý nghĩa của sự cứu rỗi. Vì vậy, cuối cùng, jnana là thứ phải đạt được, tức là bản ngã phải được truy xuất tới nguồn gốc của nó. Nhưng đối với những người không hứng thú với mà điều này, chúng ta phải nói rằng sat karmas dẫn đến chitta suddhi, và chitta suddhi sẽ dẫn đến tri thức chân chính – jnana, và điều đó mang lại sự cứu rỗi.

H: Còn về động cơ? Các động cơ để thực hiện các hành động không quan trọng?

Đ: Bất cứ điều gì được thực hiện một cách yêu thương, với sự trong sáng ngay thẳng và với sự bình yên tâm trí, là một hành động tốt. Mọi thứ được thực hiện với vết nhơ của ham muốn và với sự kích động tràn ngập tâm trí được phân loại là hành động xấu. Không thực hiện bất kỳ hành động tốt nào thông qua các phương tiện xấu, giống như nghĩ rằng “Miễn là có kết quả bất chấp quá trình.” Bởi vì, nếu phương tiện thực hiện là xấu, ngay cả một hành động tốt cũng sẽ trở thành một hành động xấu. Vì vậy, ngay cả phương tiện thực hiện các hành động cũng phải trong sáng.

H: Sankara nói rằng tất cả chúng ta đều tự do, không bị ràng buộc, và rằng chúng ta sẽ đi trở lại với Thượng Đế, Đấng mà chúng ta đã đến như tia lửa từ ngọn lửa. Vậy thì tại sao chúng ta không nên phạm đủ loại tội lỗi?

Đ: Đúng là chúng ta không bị ràng buộc và Chân Ngã thực sự không có trói buộc. Đúng là cuối cùng bạn sẽ quay lại nguồn của mình. Nhưng trong khi đó, nếu bạn phạm tội lỗi, như bạn gọi, bạn sẽ phải đối mặt với hậu quả của tội lỗi đó. Bạn không thể trốn thoát chúng. Nếu một người đàn ông đánh đập bạn, thì bạn có nói, “Tôi tự do, tôi không bị ràng buộc bởi những trận đòn này và tôi không cảm thấy đau. Và cứ để anh ta tiếp tục đánh?” Nếu bạn có thể cảm thấy như vậy, bạn có thể tiếp tục làm những gì bạn thích. Chỉ nói bằng lời rằng”Tôi tự do” thì đâu có ích lợi gì?

H: Người ta nói rằng toàn bộ vũ trụ là trò chơi của ý thức của Thượng Đế và rằng mọi thứ đều đầy rẫy Brahman. Vậy tại sao người ta nói chúng ta nên bỏ những thói hư tật xấu?

Đ: Giả sử có một số vết thương bên trong cơ thể con người. Nếu bạn bỏ qua nó, với giả định rằng nó chỉ là một phần nhỏ của cơ thể, nó gây ra đau đớn cho toàn bộ cơ thể. Nếu nó không được chữa khỏi bằng cách điều trị thông thường, bác sĩ phải đến, cắt bỏ phần bị ảnh hưởng với dao và loại bỏ các tạp chất. Nếu phần bị bệnh không được cắt bỏ nó sẽ mưng mủ. Nếu bạn không băng lại sau khi mổ, mủ sẽ hình thành. Nó là điều tương tự đối với những hành vi. Những thói quen xấu và hành vi không tốt giống như một vết thương trong cơ thể. Bệnh nào cũng phải đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

H: Vì vậy, người ta nên tuân thủ các quy chuẩn hành vi thông thường?

Đ: Bởi vì tuân thủ quy định kỷ luật bản thân giúp ích cho một người ở một mức độ đáng kể, nên chúng xứng đáng được chấp nhận và làm theo. Nhưng nếu chúng tỏ ra là mối cản trở việc thực hành cao cấp cho việc truy cầu tri thức chân chính, hãy ngay lập tức buông bỏ chúng.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x