Trang chủ » #7 – Loại bỏ tâm trí

#7 – Loại bỏ tâm trí

by Hậu Học Văn
203 views

Lời Giới Thiệu

Chân Ngã (The Self)

#1 - Thực Tại - Tĩnh Lặng

#2 - Ba trạng thái Tỉnh, mộng, ngủ sâu

#3 - Hạnh phúc - Trái Tim

#4 - Ngã nhận thức & Ngã vô minh

#5 - Khởi sinh bản ngã - Giác ngộ Chân Ngã

#6 - Vô minh - Vở kịch của Thượng Đế

#7 - Loại bỏ tâm trí

#8 - Jnani (Người biết Chân Ngã)

#9 - Trạng thái của Jnani

#10 - Vấn ngã & Quy hàng

#11 - Vấn ngã - Ngã niệm - Thiền Định

#12 - Thực hành vấn ngã

#13 - Yoga - Truy vấn 'Tôi là Ai'

#14 - ''Tại sao tôi không cảm thấy nó?''

#15 - Truy vấn - Nhận biết Chân Ngã

#16 - Vấn ngã & những quan niệm sai lầm

#17 - Quy hàng

#18 - ''Nếu chỉ có quy hàng có đủ chứng ngộ được Chân Ngã không?''

#19 - Guru (Bậc Đạo Sư)

#20 - ''Ngài hay Guru có thể giúp chúng tôi nhận ra Chân Lý không?''

#21 - Ân điển của Guru

#22 - Sự tĩnh lặng & Sat-sanga

#23 - Sự tĩnh lặng & Guru

#24 - Thiền định & Yoga

#25 - ''Tôi nên thiền như thế nào?''

#26 - Mantra & Japa

#27 - Japa & Ajapa (bất thành lời)

#28 - Đời sống trong thế gian

#29 - Tu tập tâm linh - Ăn uống - Tình dục

#30 - Yoga

#31 - Luân xa - Yoga karma

#32 - Samadhi

#33 - Khải tượng & Quyền năng tâm linh

#34 - Những trải nghiệm tâm linh

#35 - Thực tại của thế giới

#36 - Luân hồi

#37 - Bản chất của Thượng Đế (God)

#38 - Đau khổ và Đạo đức

#39 - Karma - Định mệnh - Tự do ý chí

H: Chỉ cần buông bỏ mọi quan niệm là một bước duy nhất để tới giác ngộ sao?


Đ: Giác ngộ đã là sẵn có ở đây rồi. Trạng thái không có suy nghĩ chính là trạng thái thực duy nhất. Giác ngộ không phải là một hành động. Đâu có ai không nhận ra Chân Ngã? Có ai phủ nhận sự tồn tại của chính mình? Khi nói đến giác ngộ, nó ngầm ám chỉ hai cái ngã – một cái ngã giác ngộ, một cái ngã khác được giác ngộ ra. Cái chưa được nhận ra tự đi tìm sự nhận ra về nó. Một khi chúng ta thừa nhận sự tồn tại của mình, làm thế nào mà ta không thể biết Bản Thân mình?

H: Bởi vì những suy nghĩ, vì tâm trí.

Đ: Có thể nói như vậy. Chính tâm trí che đậy hạnh phúc của chúng ta. Làm thế nào để chúng ta biết rằng chúng ta tồn tại? Nếu bạn nói đó là do có thế giới xung quanh chúng ta, thì làm thế nào để bạn biết rằng bạn đã tồn tại trong giấc ngủ sâu?

H: Làm thế nào để loại bỏ tâm trí?

Đ: Chẳng phải đó là tâm trí muốn tự kết liễu nó sao? Tâm trí không thể giết chính nó. Vì vậy, công việc của bạn là tìm ra bản chất thực sự của tâm trí. Sau đó bạn sẽ biết rằng không có tâm trí. Khi Chân Ngã được tìm kiếm, tâm trí không còn ở đâu hết. Khi sống trong Chân Ngã, người ta không cần phải lo lắng về tâm trí.

H: Mukti có phải chính là giác ngộ không?

Đ: Mukti hay giải thoát là chân tánh của chúng ta. Nó là một tên khác của chúng ta. Ham muốn mukti của chúng ta là một điều rất buồn cười. Nó giống như một người đàn ông ở trong bóng râm, tự nguyện rời khỏi bóng râm, đi ra nắng, cảm thấy mức độ nghiêm trọng của cái nóng ở đó, lại cố gắng hết sức để quay trở lại bóng râm và sau đó vui mừng, ‘Bóng râm ngọt ngào làm sao! Cuối cùng thì tôi đã đạt được bóng râm! ‘ Tất cả chúng ta đang làm hoàn toàn giống nhau. Chúng tôi không khác với thực tại. Chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta khác biệt, là chúng tạo ra cảm giác khác biệt và sau đó trải qua thực hành tâm linh để thoát khỏi sự tách biệt và nhận ra sự nhất thể. Tại sao phải tưởng tượng hoặc tạo ra sự khác biệt và sau đó phá hủy nó?

H: Điều này chỉ có thể được ngộ ra bởi ân huệ của bậc thầy. Tôi đã đọc về Sri Bhagavata. Sách nói rằng hạnh phúc chỉ có thể có được bởi cát bụi từ bàn chân của đạo sư. Tôi cầu xin ân huệ.

Đ: Hạnh phúc đâu là gì khác ngoài sự tồn tại của chính bạn? Bạn không tách biệt khỏi sự hiện hữu cũng đồng thời là phúc lạc. Bây giờ bạn đang nghĩ rằng bạn đang là tâm trí hoặc cơ thể, thứ mà luôn biến đổi và giả tạm. Nhưng bạn là bất biến và vĩnh cửu. Đó là những gì bạn nên biết.

H: Đó là bóng tối. Và tôi là kẻ vô minh.

Đ: Sự vô minh này phải loại bỏ đi. Một lần nữa, ai đang nói rằng ‘tôi là kẻ vô minh’? Anh ta phải là nhân chứng của sự vô minh. Nhân chứng đó là những gì bạn thực sự là. Socrates nói rằng ‘tôi biết rằng tôi không biết’. Đó có thể là sự thiếu hiểu biết? Không, đó là sự trí tuệ.

H: Tại sao tôi lại cảm thấy không vui khi ở Vellore và cảm thấy bình yên trong sự hiện diện của ngài?

Đ: Cảm giác ở nơi này có thể là hạnh phúc không? Khi bạn rời khỏi nơi này bạn nói rằng bạn không hạnh phúc. Vì vậy, yên bình này không phải là vĩnh viễn, nó là
xen lẫn với bất hạnh được cảm nhận ở một nơi khác. Do đó bạn không thể tìm thấy phúc lạc ở những nơi chốn và trong những khoảng thời gian. Nó phải là thứ vĩnh viễn thì nó mới có thể hữu ích. Đó là bản thể của chính bạn là vĩnh viễn. Hãy là Chân Ngã và đó là hạnh phúc. Bạn luôn là vậy.
Cái Chân Ngã luôn được nhận ra. Không cần thiết phải tìm cách nhận ra điều gì đã và luôn được nhận ra. Vì bạn không thể phủ nhận sự tồn tại của riếng. Sự tồn tại đó là ý thức, là Chân Ngã. Bạn không thể đặt câu hỏi nếu bạn không tồn tại. Vì vậy, bạn phải thừa nhận sự tồn tại của riêng mình. Sự tồn tại đó là Chân Ngã. Nó đã được nhận ra. Do đó, nỗ lực để giác ngộ Chân Ngã là chỉ để nhận ra rằng bạn đang sai lầm khi nghĩ rằng mình chưa giác ngộ ở hiện tại. Không hề có có sự giác ngộ mới mẻ nào. Chân Ngã chỉ được hé lộ ra.

H: Điều đó sẽ mất nhiều năm.

Đ: Tại sao phải nhiều năm? Ý tưởng về thời gian chỉ nằm trong tâm trí bạn. Nó không ở trong Chân Ngã. Không có thời gian cho Chân Ngã. Thời gian nảy sinh như một ý tưởng sau khi bản ngã phát sinh. Nhưng bạn là Chân Ngã vượt thời gian và không gian. Bạn tồn tại ngay cả trong trường hợp không có thời gian và không gian. Nếu bạn sau này mới giác ngộ tức là hiện tại bạn chưa giác ngộ, đúng không? Sự vắng mặt của giác ngộ trong thời điểm hiện tại có thể lặp lại bất cứ lúc nào trong tương lai, vì thời gian là vô hạn. Như vậy sự giác đó là vô thường. Nhưng điều đó là không đúng sự thật. Nó là sai khi coi giác ngộ là vô thường. Đó là trạng thái vĩnh cửu thực sự mà không thể thay đổi.

H: Vâng, tôi sẽ dần hiểu ra theo thời gian.

Đ: Bạn đã là cái đó rồi. Thời gian và không gian không thể ảnh hưởng đến Châ Ngã. Chúng ở trong bạn. Vì vậy, tất cả những gì bạn thấy xung quanh bạn đều ở trong bạn. Có một câu chuyện để minh họa điểm này. Một phụ nữ có một chiếc vòng cổ quý giá đeo trên cổ cô ấy. Một lần trong cơn phấn khích, cô ấy đã quên nó đi và nghĩ rằng sợi dây chuyền đã bị mất. Cô ấy trở nên lo lắng và tìm kiếm nó trong nhà của cô ấy nhưng không thể tìm thấy nó. Cô ấy hỏi bạn bè và hàng xóm của cô ấy xem họ biết bất cứ điều gì về chiếc vòng cổ không. Họ đã không biết gì. Cuối cùng một người bạn tốt bụng của cô ấy nói với cô ấy rằng hãy cảm nhận chiếc vòng quanh cổ mình. Cô ấy đã thấy rằng nó đang đeo trên cổ cô ấy và cô ấy hạnh phúc. Sau đó, khi những người khác hỏi cô ấy xem cô ấy đã tìm thấy chiếc vòng cổ đã bị mất không, cô ấy nói, `Vâng, tôi đã tìm thấy nó.’ Cô ấy vẫn cảm thấy rằng cô ấy đã tìm lại được trang sức bị mất. Nhưng thức tế nó có bị mất đi không? Cái vòng vẫn luôn ở trên cổ cô ấy. Hãy nhìn xem cảm xúc của cô ấy. Cô ấy hạnh phúc như thể cô ấy đã tìm lại được sự mất mát. Tương tự với chúng ta, chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta sẽ giác ngộ Chân Ngã tại một lúc nào đó, trong khi chúng ta chưa bao giờ là cái gì khác ngoài Chân Ngã.

H: Nhưng hẳn là tôi phải làm gì đó để đạt được trạng thái này.

Đ: Quan niệm rằng có một mục tiêu và một con đường để đạt được nó là sai lầm. Chúng ta luôn là mục tiêu hay sự yên bình. Hãy thoát khỏi quan niệm rằng chúng ta
không phải là sự yên bình là tất cả những gì được yêu cầu.

H: Tất cả các kinh sách đều nói rằng sự hướng dẫn của một Guru (Đạo Sư) là cần thiết.

Đ: Guru cũng sẽ chỉ nói những gì tôi đang nói bây giờ thôi. Ông ấy sẽ không cung cấp cho bạn bất cứ điều gì bạn chưa có. Nó là bất khả thi để cho bất cứ ai có được những gì anh ta chưa có. Nêu khi bạn nhận được bất kỳ điều, nó sẽ rời đi như lúc nó đã đến. Điều gì đến cũng sẽ đi. Thứ luôn tồn tại sẽ duy tại một mình. Guru không thể cung cấp cho bạn bất cứ điều gì mới mà bạn chưa có. Xóa bỏ khái niệm rằng chúng ta có không nhận ra Chân Ngã là tất cả những gì được yêu cầu. Chúng ta luôn là chính mình, chỉ là chúng ta không nhận ra điều đó.
Chúng ta đi vòng quanh để tìm atma (cái Tôi) và nói ‘Atma ở đâu?’ Chỉ khi chúng ta cuối cùng có được tầm nhìn tri kiến (jnana drishti), chúng ta mới thấy được atman, chúng ta nói ‘Atma là tôi. Đây là atma’. Chúng ta nên có tri kiến đó. Khi đạt được tri kiến đó, sẽ không còn có chấp chước ngay cả khi người đó hòa nhập với thế gian và di chuyển trong đó. Khi bạn đã đi giày vào chân bạn không cảm thấy đau đớn khi đi trên bất kỳ sỏi đá hoặc gai trên đường đi. Bạn bước đi mà không sợ hãi hoặc quan tâm, ngay cả khi có những ngọn núi trên đường. Theo cách tương tự, mọi thứ sẽ là tự nhiên đối với những người có đạt được tri kiến. Có gì khách ngoài cái Tôi của chính mình?

H: Trạng thái tự nhiên chỉ được biết tới khi tất cả những huyễn ảnh của thế gian chìm xuống. Làm thế nào để nó chìm xuống?

Đ: Nếu tâm trí lắng xuống, cả thế giới cũng lắng xuống. Tâm trí là nguyên nhân của tất cả những điều này. Nếu nó tĩnh lặng xuống, trạng thái tự nhiên sẽ tự xuất hiện.

Chân Ngã luôn luôn tự khẳng định bản thân ‘Ta, Ta’. Nó tự tỏa sáng. Nó ở đây. Tất cả là nó. Chúng ta chỉ ở trong nó mà thôi. Đã ở trong nó, sao phải tìm kiếm nó? Những bậc cổ nhân nói: ‘Hãy để cái thấy dung hòa vào trong cái biết rồi ta sẽ thấy cả thế giới là Brahman (Đại Ngã).’

❁ ❁ ❁
Nguồn: Nhận Thức Bất Nhị (Batnhi.net)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x