Trang chủ » Lòng bác ái

Lòng bác ái

by Trung Kiên Lê
43 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Làm thế nào chúng ta có thể thương yêu vyashti – cái đặc thù hay biệt tướng – mà thoạt tiên lại không thương yêu samashti – cái phổ quát hay tổng tướng?

Thượng Đế là samashti, là cái toàn thể phổ quát trừu tượng được khái quát hóa[1]; và cái vũ trụ mà chúng ta nhìn thấy đây là vyashti, tức sự vật được đặc thù hóa.

Ta chỉ có thể thương yêu toàn thể vũ trụ bằng cách thương yêu samashti hay cái phổ quát, tức là – có thể nói như vậy – chỉnh thể thuần nhất trong đó hàm chứa vô số những chỉnh thể nhỏ hơn.

Các triết gia Ấn Độ không dừng lại tại những cái đặc thù; họ nhìn lướt vội qua những cái đặc thù, và ngay lập tức phát hiện ra những hình thức được khái quát hóa bao hàm tất cả những cái đặc thù. Cuộc tìm kiếm cái phổ quát là cuộc tìm kiếm duy nhất trong triết học và tôn giáo Ấn Độ.

Hành giả jnāni nhắm đến tính toàn vẹn của sự vật, đến một Hằng Hữu tuyệt đối được khái quát hóa, mà khi biết được Hằng Hữu đó thì họ biết được toàn thể sự vật.

Hành giả bhakta mong muốn thực chứng được Đấng trừu tượng được khái quát hóa, mà khi thương yêu đấng đó thì họ thương yêu cả muôn loài.

Hành giả yogi mong muốn sở hữu được hình thức năng lực được khái quát hóa, mà khi chế ngự được năng lực đó thì họ chế ngự được cả vũ trụ. Tâm trí người Ấn, xuyên suốt qua lịch sử của họ, đã hướng về việc tìm kiếm cái phổ quát trong mọi sự – trong khoa học, trong tâm lý học, trong tình yêu, trong triết học.

Bởi vậy, hành giả bhakta đi đến kết luận rằng nếu chỉ thương yêu hết người này đến người khác thì các bạn có thể tiếp tục thương yêu họ trong khoảng thời gian vô tận, nhưng hoàn toàn không thể thương yêu được trọn vẹn cả thế gian này.

Tuy nhiên đến lúc cuối cùng, khi ta đạt đến ý tưởng trọng tâm rằng tổng số của mọi tình yêu là Thượng Đế, rằng tổng số những khát vọng của mọi linh hồn trong vũ trụ này – dù là đã tự do hay bị ràng buộc, hoặc đang đấu tranh để hướng đến giải thoát – đều là Thượng Đế, thì chỉ đến khi đó một người bất kỳ mới có thể đề xướng lòng bác ái được.

Thượng Đế là samashti, và cái vũ trụ hữu hình này là Thượng Đế bị sai biệt hóa và làm cho hiển lộ. Nếu chúng ta thương yêu tổng số này thì chúng ta thương yêu muôn vật.

Thương yêu thế gian và làm điều điều tốt đẹp cho thế gian, tất cả những thứ đó sẽ đến rất dễ dàng. Chúng ta phải thủ đắc được năng lực này chỉ bằng cách thương yêu Thượng Đế trước tiên; nếu không thì làm điều tốt đẹp cho thế gian không phải là chuyện dễ dàng.

“Tất cả đều thuộc về Người và Người là đấng Thân Yêu của tôi; tôi thương yêu Người”, một hành giả bhakta nói vậy. Bằng cách này thì tất cả mọi thứ đều trở nên thiêng liêng với hành giả bhakta, vì tất cả đều thuộc về Ngài. Tất cả đều là con cái của Ngài, là thể xác của Ngài, là sự hiển lộ của Ngài.

Vậy thì làm sao chúng ta có thể làm tổn thương bất kỳ một ai? Tình yêu dành cho Thượng Đế sẽ dẫn đến tình yêu dành cho mọi người trong vũ trụ, như một hiệu quả chắc chắn.

Càng đến gần Thượng Đế, chúng ta càng bắt đầu thấy rằng muôn vật đều ở cả nơi Ngài. Khi linh hồn thành công trong việc giành được lạc phúc của tình yêu tối thượng này thì nó cũng bắt đầu thấy Ngài hiện hữu trong muôn vật. Lúc đó tâm hồn chúng ta sẽ trở thành nguồn suối thương yêu vĩnh viễn.

Và khi chúng ta đạt đến trạng thái còn cao hơn nữa trong tình thương yêu này thì tất cả những khác biệt vụn vặt giữa sự vật trong thế gian biến mất hoàn toàn.

Con người không còn được nhìn như một con người nữa, mà như làThượng Đế; con vật không còn được nhìn như một con vật nữa, mà như là Thượng Đế; thậm chí con cọp cũng không còn là con cọp nữa, mà là sự hiển lộ của Thượng Đế.

Do đó, trong trạng thái bhakti mãnh liệt này, sự sùng bái được hiến dâng lên cho tất cả mọi người, cho tất cả mọi sự sống, và mọi chúng sinh. “Hãy biết rằng Hari, đấng Chúa Tể, hiện hữu trong muôn loài, bậc trí giả, do đó, biểu hiện tình yêu không đổi của mình đối với tất cả chúng sinh”.

Từ tình yêu mãnh liệt này – loại tình yêu có sức hấp thu tất cả – sẽ dẫn đến việc cảm nhận trạng thái tùy thuận trọn vẹn, tin chắc rằng không có gì đối nghịch lại ta. Khi đó, nếu gặp nỗi thống khổ thì một linh hồn tràn ngập thương yêu có thể nói: “Xin chào nỗi thống khổ”.

Nếu gặp cảnh khốn cùng thì nó cũng nói: “Xin chào cảnh khốn cùng, mi cũng đến với ta từ đấng Thân Yêu”. Nếu đối diện với cái chết thì một hành giả bhakta như thế cũng sẽ bảo: “Thật hạnh phúc cho tôi khi tất cả những điều đó đều đến với tôi; tôi xin hân hoan đón chào tất cả”.

Một hành giả bhakta trong trạng thái buông xả toàn vẹn đó – trạng thái phát sinh từ tình thương yêu mãnh liệt dành cho Thượng Đế và cho tất cả những gì thuộc về Ngài – không còn phân biệt giữa vui buồn, sướng khổ trong mức độ chúng còn tác động đến mình.

Anh ta không hề biết chuyện thở than nỗi thống khổ hay cùng khốn là gì; và tâm tùy thuận tuyệt đối theo ý chí Thượng Đế này – đấng hiện thân của tình yêu – thực sự là phần thu thập đáng giá hơn mọi niềm vinh quang của những thành tích vĩ đại và anh dũng. Đối với phần lớn nhân loại, thể xác là tất cả.

Thể xác là toàn thể vũ trụ đối với họ; hưởng thụ lạc thú xác thân là cùng đích, là tất cả đối với họ. Con quỷ tôn thờ thể xác và những gì thuộc về thể xác đã nhập vào trong tất cả chúng ta.

Chúng ta có thể sa đà vào những lời nói tràng giang đại hải hoặc bay bổng lên tận chín tầng mây, nhưng tất cả chúng ta cũng chẳng khác gì loài chim kền kền, tâm trí chúng ta cứ hướng xuống miếng thịt thối ở bên dưới. Vậy thì việc gì chúng ta lại cần phải thoát khỏi miệng cọp?

Vì sao chúng ta lại không tặng thể xác này cho nó luôn đi? Nếu được vậy thì con cọp sẽ rất hài lòng, và điều dó cũng chẳng khác việc hy sinh và sùng bái là mấy.

Các bạn có thể đạt đến một cảnh giới tư tưởng, trong đó mọi thọ nhận về thể xác đều hoàn toàn biến mất?

Đó là chóp đỉnh cao chót vót trong tôn giáo của tình yêu khiến ta phải choáng váng mặt mày; trong đời này ít người có thể leo lên đến đỉnh đó; nhưng chừng nào còn chưa leo lên đến được chóp đỉnh cao nhất của lòng hy sinh luôn sẵn sàng và tự nguyện thì ta vẫn chưa phải là một hành giả bhakta hoàn hảo.

Tất cả chúng ta ít nhiều đều có thể chăm sóc để thể xác được thỏa mãn trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Tuy nhiên, thể xác chúng ta rồi cũng phải ra đi, chúng chẳng có gì là bền vững cả. Hạnh phúc thay cho những người để thể xác bị hủy hoại vì chăm lo phục vụ người khác.

“Tài sản và ngay cả sự sống, nhà hiền triết luôn sẵn sàng đem chúng ra để phục vụ chúng sinh. Trong thế giới này, có một điều chắc chắn, đó là cái chết; cho nên thể xác này chết vì một lý do chính đáng sẽ tốt hơn nhiều so với những lý do tồi tệ”.

Chúng ta có thể kéo lê cuộc sống trong vòng năm mươi năm hay một trăm năm, nhưng rồi sau đó, điều gì sẽ xảy đến? Tất cả những gì do hòa hợp mà thành đều phải tan rã và hủy hoại. Phải đến và sẽ đến một thời điểm chúng phải bị phân rã.

Chúa Jesus, Đức Phật, và Mohammed, tất cả đều phải chết; tất cả những nhà tiên tri vĩ đại, những vị đạo sư vĩ đại của thế gian cũng đều phải chết.

“Trong cái thế gian vô thường này, nơi mà tất cả đều đang phân rã ra từng mảnh, chúng ta phải biết tận dụng một cách tối cao thời gian mà ta có được”, hành giả bhakta nói như thế, và cách tận dụng một cách tối cao cuộc sống này là dùng nó để phụng sự chúng sinh.

Chính quan niệm đáng ghê sợ về thể xác đã làm phát sinh mọi thói ích kỷ trong thế gian này; khi cho rằng toàn bộ chúng ta là cái thể xác mà ta đang có, và chúng ta phải cố tìm đủ mọi cách để gìn giữ nó và làm nó cho nó được sung sướng, thì đó chỉ là một vọng tưởng.

Nếu các bạn biết rõ ràng là các bạn khác với thể xác thì các bạn không cần phải chiến đấu hay đấu tranh chống lại bất kỳ một thứ gì; các bạn đã chết đi với mọi ý tưởng vị kỷ.

Bởi vậy, hành giả bhakta tuyên bố rằng ta phải chế ngự bản thân như nó hoàn toàn đã chết đi với mọi sự trên thế gian; và đó là mới thực sự là buông xả. Hãy để mặc cho mọi chuyện xảy đến tùy chúng.

Đó là ý nghĩa của câu “Ý Cha được nên”[2] – không phải bắt đầu chiến đấu hay đấu tranh gì nữa; và suốt thời gian đó hãy nghĩ rằng mọi sự yếu đuối và những tham vọng trần tục của chúng ta đều do thiên định. Có thể những cuộc đấu tranh vị kỷ của chúng ta mang lại điều tốt đẹp; tuy nhiên, đó là sự giám thị của Thượng Đế.

Quan điểm của một hành giả bhakta hoàn hảo phải là: không bao giờ thể hiện ý chí hay làm việc vì bản thân mình. “Hỡi Thượng Đế, họ xây điện thờ tráng lệ nhân danh Người; họ bố thí hào phóng nhân danh Người; tôi nghèo khó, tôi chẳng có thứ gì, nên tôi xin đem thân xác tôi đây đặt dưới chân Người.

Hỡi Thượng Đế, xin Người đừng bỏ rơi tôi”, đó là lời cầu nguyện phát xuất từ tận cùng sâu thẳm trong tâm hồn hành giả bhakta.

Đối với những người đã trải nghiệm điều này thì việc hiến dâng vĩnh viễn tự ngã cho đấng Chúa Tể Thân Yêu còn cao viễn hơn việc hiến dâng tài sản và quyền lực, thậm chí còn hơn cả những tư tưởng cao xa về danh tiếng và hỷ lạc.

Trạng thái bình yên trong sự buông xả tĩnh lặng của hành giả bhakta là sự bình yên kinh qua mọi tri kiến, và nó vô giá. Sự buông xả của hành giả bhakta là trạng thái trong lòng không còn một mối quan tâm vị kỷ nào, và biết rằng không có gì đối kháng lại nó.

Trong trạng thái buông xả cao nhã siêu phàm đó, mọi hình thức luyến cảm đều hoàn toàn tan biến; chỉ còn lại một tình thương yêu thu hút muôn vật, tình thương yêu đó hướng về Ngài, đấng mà trong đó muôn loài được sống, di động và tồn tại.

Sự gắn bó với tình yêu dành cho Thượng Đế thực ra là sự gắn bó không trói buộc linh hồn, mà nó còn bẻ gãy mọi trói buộc một cách hữu hiệu.

[1] the generalised and abstract universal whole.

[2] Thy will be done có nghĩa là “Vâng ý Chúa” hay “Thuận theo ý Chúa”. Trong Thiên Chúa giáo, đây là quan niệm tùy thuận hoàn toàn vào ý chí của Thượng Đế; trong pháp môn Tịnh Độ của Phật giáo, đây cũng chính là cảnh giới vô sai biệt tuyệt đối của một tín đồ đã phó thác toàn bộ sinh mệnh vào Đại Ý Chí của Phật A Di Đà.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x