Trang chủ » Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo sư

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo sư

by Trung Kiên Lê
79 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Như vậy, làm thế nào để ta có thể nhận ra một bậc đạo sư? Mặt trời không cần đến ngọn đuốc để hiện ra cho ta thấy, ta không cần đến ánh sáng để nhìn thấy nó.

Khi mặt trời mọc, chúng ta tự nhiên biết sự kiện đó theo bản năng, và khi một bậc đạo sư xuất hiện để trợ giúp chúng ta thì theo bản năng, linh hồn cũng nhận ra chân lý đã chiếu sáng chói lọi lên nó.

Chân lý hiển lộ minh nhiên, nó không cần đến chứng cứ để chứng minh mình là chân thực, mà tự thân nó đã tỏa sáng rạng ngời. Nó thâm nhập vào tận những ngóc ngách sâu kín nhất trong bản tính chúng ta; và trước mặt nó, toàn thể vũ trụ đứng lên tuyên bố: “Đây là chân lý”.

Những bậc đạo sư mà trí tuệ cùng chân lý tỏa sáng như ánh mặt trời là những vị đạo sư vĩ đại nhất mà thế giới từng biết đến, và một bộ phận lớn lao của nhân loại đã sùng bái họ như Thượng Đế.

Nhưng chúng ta cũng có thể nhận được sự trợ giúp từ những bị đạo sư tương đối kém vĩ đại hơn; chỉ có điều là chúng ta không đủ trực giác để nhận xét đúng đắn về vị đạo sư mà ta thọ nhận giáo pháp cùng sự dìu dắt.

Cần phải có những thử thách, những điều kiện nào đó để thấy thỏa mãn về các vị đạo sư, đối với môn đồ cũng vậy. Những điều kiện cần thiết đối với môn đồ là tâm hồn thuần tịnh, sự khát khao tri thức cùng sự kiên trì. Không một linh hồn bất tịnh nào có thể có đạo tâm thực sự.

Thuần tịnh trong tư tưởng, lời nói và hành vi là điều kiện tuyệt đối cần thiết cho bất kỳ ai muốn trở thành người có đạo tâm. Đối với lòng khát khao tri thức thì, theo một quy luật từ xưa, ta thu hoạch những gì mình cần. Không một ai trong chúng ta có thể tìm được thứ gì khác với cái mà tâm ta đã gắn chặt vào.

Khát khao tôn giáo một cách thành tâm là điều vô cùng khó khăn, chứ hoàn toàn không dễ dàng như ta thường nghĩ. Nghe thuyết pháp hay đọc kinh sách chưa phải là bằng chứng cho thấy tâm ta thực sự cần đến tôn giáo.

Cần phải phấn đấu liên tục, chiến đấu thường xuyên, tranh đấu không gián đoạn với bản tính thấp hèn trong ta, cho đến khi ta thực sự cảm nhận nhu cầu cao cả hơn, và đạt đến chiến thắng. Vấn đề không phải là ngày một ngày hai, hay năm này kiếp nọ, mà cuộc chiến đấu này có thể kéo dài cả hàng trăm kiếp.

Sự thành công có thể đến ngay lập tức, nhưng ta phải sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi trong quãng thời gian tựa hồ như vô tận. Những môn đồ khởi tâm với tinh thần kiên trì như thế thì cuối cùng chắc chắn sẽ thành công và chứng ngộ.

Về phần các đạo sư, ta phải nhận thấy rằng ông ta hiểu biết phần tinh túy của kinh điển. Cả thế giới đều đọc Kinh Thánh, kinh Veda và kinh Koran; nhưng chúng cũng chỉ là văn tự, ngữ pháp, ngữ nguyên, ngữ học – nghĩa là những bộ xương khô của tôn giáo.

Vị đạo sư nào tập trung quá nhiều vào ngôn từ, và để cho sức mạnh của chúng lôi kéo tâm trí mình đi thì vị đạo sư đó làm lạc mất tinh thần của kinh điển.

Chỉ có tri thức về tinh thần kinh điển mới tạo nên một vị đạo sư thực thụ. Mạng lưới ngôn từ trong kinh điển giống như một khu rừng bạt ngàn, khiến tâm trí con người lạc lối trong đó và không tìm thấy đường ra.

“Mạng lưới ngôn từ giống như một khu rừng rậm, khiến tâm trí cứ lang thang vì tò mò tìm hiểu”.

“Những phương pháp kết hợp ngôn từ đa dạng, những phương pháp diễn thuyết đa dạng bằng những lời lẽ hoa lệ, những phương pháp giải thích đa dạng kinh điển theo kiểu tầm chương trích cú chỉ đem dùng cho những cuộc tranh luận và sự vui thú của các học giả uyên bác, chứ chúng hoàn toàn không đưa đến sự phát triển trong nhận thức tâm linh”.

Những kẻ nào vận dụng phương pháp đó để truyền bá tôn giáo cho người khác chỉ muốn phô trương kiến thức để thế giới ca ngợi họ là những học giả vĩ đại.

Các bạn sẽ thấy rằng không một vị đạo sư vĩ đại nào trên thế giới lại đi vào lĩnh vực giải thích kinh văn; họ không hề cố gắng “khúc giải kinh văn” [ text – torturing]; không bao giờ chơi đùa mãi mãi với ý nghĩa của ngôn từ và ngữ căn của chúng.

Vậy mà họ lại giảng dạy một cách cao nhã, trong khi những kẻ khác chẳng có một chút gì để dạy thì lại nhặt ra một từ nào đó, rồi đôi khi còn viết ra bộ sách dày ba tập bàn về từ nguyên của nó, bàn về người đầu tiên sử dụng từ đó, bàn về cách người đó thường ăn uống ra sao, ngủ lâu như thế nào, v.v….

Đại sư Ramakrishna

Tôn giả Ramakrishna hay kể cho chúng ta nghe câu chuyện về một người nọ đi vào vườn xoài, và cứ lo đếm những chiếc lá cùng những nhánh, cành – xem xét màu sắc của chúng, so sánh kích thước, và ghi chép lại hết sức cẩn thận; rồi anh ta tham gia vào cuộc tranh luận uyên bác về từng chủ đề mà hiển nhiên là họ rất quan tâm.

Nhưng trong số đó có một người biết điều hơn, anh ta không hề quan tâm gì đến tất cả những thứ đó; và thay vì tham gia tranh luận thì anh ta hái xoài mà ăn.

Chẳng phải anh ta là người minh triết hay sao? Bởi vậy, hãy bỏ chuyện đếm lá, đếm cành cùng chuyện ghi ghép đó cho những người khác. Loại công việc này cũng có vị trí riêng của nó, nhưng không phải trong lĩnh vực tâm linh.

Không bao giờ các bạn thấy một người có đời sống tâm linh mạnh mẽ ở trong đám những người “đếm lá cây” đó đâu. Tôn giáo – mục tiêu tối thượng, vinh quanh tối thượng của con người – không đòi hỏi nhiều công sức lao động kiểu đó.

Nếu bạn muốn trở thành một hành giả bhakta thì bạn chẳng cần phải biết thần Krishna được sinh ra ở Mathurā hay Vraja, chẳng cần phải biết ngài làm gì và ngài giảng kinh Gitā chính xác vào thời điểm nào. Bạn chỉ cần cảm nhận được sự khát khao những bài giảng thâm diệu về bổn phận và tình yêu trong kinh Gitā là đủ.

Tất cả những điểm đặc thù khác về nó và những tác giả của nó chỉ dành để mua vui cho các học giả. Cứ để cho họ có những gì họ muốn. Hãy nói “Śāntih, śāntih!” (Chúc an lành, chúc an lành!) với những cuộc tranh luận uyên bác của họ, còn phần bạn thì “cứ ăn xoài”.

Điều kiện thứ hai cần có nơi vị đạo sư là sự vô tội. Người ta thường hỏi: “Cớ sao ta lại cần phải nhìn vào nhân cách và cá tính của vị đạo sư? Chỉ cần cân nhắc, đánh giá những gì ông ta giảng, và làm theo là được rồi”.

Điều này không đúng.

Nếu một ai đó muốn dạy tôi chút gì về động lực học, hóa học hay vật lý thì anh ta có là thế nào đi nữa cũng không sao, bởi vì cái mà những bộ môn khoa học vật lý yêu cầu chỉ thuần là công cụ trí năng; còn trong những bộ môn khoa học tâm linh thì hoàn toàn không thể có chuyện ánh sáng tâm linh trong linh hồn lại ô uế bất tịnh.

Một người bất tịnh có thể dạy được tôn giáo gì? Điều kiện tiên quyết để thủ đắc được chân lý tâm linh cho bản thân mình, hoặc để truyền đạt nó cho người khác, là sự thuần tịnh trong tâm hồn và linh hồn.

Thấy được Thượng Đế hay nhìn thấu được cõi bên kia sẽ không bao giờ xảy ra, chừng nào linh hồn còn chưa thuần tịnh. Do đó, đối với vị đạo sư tôn giáo thì trước tiên ta cần phải nhìn xem ông ta là người thế nào, sau đó mới xem đến những lời ông giảng dạy.

Vị đạo sư đó phải tuyệt đối thuần tịnh, và chỉ có thế thì những lời giảng của ông ta mới có giá trị, bởi vì ông ta chỉ là người truyền đạt đúng nghĩa.

Vị đạo sư đó có thể truyền đạt được gì, nếu như bản thân ông ta không có được sức mạnh tâm linh? Cần phải có dao động tâm linh đáng giá trong tâm vị đạo sư để nó có thể truyền đạt tới được tâm của môn đồ theo kiểu tâm truyền.

Trên thực tế, chức năng của vị đạo sư là làm vai trò truyền đạt một cái gì đó, chứ không chỉ đơn thuần là khêu gợi trí năng hay những khả tính khác nào đang có nơi môn đồ. Một cái gì đó thực hữu và khả dụng, được xem như là ảnh hưởng xuất phát từ người thầy và truyền đến môn đồ.

Bởi vậy, vị thầy phải thuần tịnh. Điều kiện thứ ba liên quan đến động cơ truyền đạt. Người thầy không được giáo huấn vì bất kỳ động cơ vị kỷ kín đáo nào – vì tiền bạc, tiếng tăm hay danh vọng; công việc của ông ta chỉ xuất phát từ tình yêu, từ lòng thương yêu thuần túy đối với toàn thể nhân loại.

Môi trường duy nhất để truyền đạt sức mạnh tâm linh đó chỉ có thể là tình yêu thương. Bất kỳ một động cơ vị kỷ nào, như mưu cầu lợi lộc hay danh tiếng, sẽ lập tức phá hủy môi trường truyền tải này.

Thượng Đế là tình yêu, và chỉ có người nào nhận biết Thượng Đế như là Tình Yêu mới có thể là vị đạo sư thuyết giảng về điều thiện và là Thượng Đế đối với con người.

Khi các bạn thấy tất cả những điều kiện này có đầy đủ nơi vị thầy của mình thì các bạn yên tâm; nếu không thế mà các bạn cứ nghe theo lời giáo huấn của họ thì thật là bất ổn, bởi vì khi vị thầy đó không thể truyền đạt được điều thiện vào tâm hồn các bạn, rất có thể ông ta truyền đạt điều ác.

Cần phải dùng mọi biện pháp để chống lại mối nguy hiểm này. “Người nào thông hiểu kinh điển, vô tội, vô nhiễm trước dục lạc và thấu hiểu Brahman một cách sâu xa nhất” thì đó mới là vị chân sư.

Từ những gì đã nói, thì dĩ nhiên điều tiếp theo là không một ai dạy có thể chúng ta thương yêu, đánh giá cao và đồng hóa với tôn giáo ở khắp mọi nơi.

“Bài thuyết pháp nằm trong sỏi đá, kinh điển nằm trong dòng suối róc rách, điều thiện nằm trong vạn hữu” – đó là hình tượng nên thơ và hoàn toàn chân thực[1]; nhưng không có gì có thể truyền đạt được mảy may chân lý cho một người, trừ phi trong tâm người đó đã chứa sẵn hạt giống chưa nẩy mầm.

Sỏi đá kia, dòng suối nọ thuyết giảng cho ai? Cho những người mà đóa sen trong chốn linh đài đã sẵn sàng khai mở.

Và ánh sáng giúp cho hoa sen kia được huy hoàng phơi mở luôn xuất phát từ vị đạo sư minh tuệ và thánh thiện.

Khi tâm hồn đã mở phơi ra như thế thì nó dễ dàng tiếp nhận những lời thuyết pháp từ sỏi đá hay sông suối, từ tinh tú nhật nguyệt, từ tất cả những gì hiện hữu trong vũ trụ linh thiêng của chúng ta; còn những tâm hồn ù lì khép kín thì thấy sỏi đá chỉ là sỏi đá, sông suối chỉ là sông suối.

Một người mù có thể đi vào viện bảo tàng, nhưng anh ta chẳng được lợi ích gì; trước tiên anh ta phải mở được đôi mắt, và chỉ như thế anh ta mới có thể học hỏi được những điều mà những sự vật trong viện bảo tàng dạy cho mình.

Người khai nhãn cho kẻ nhiệt tâm cầu đạo theo tôn giáo là bậc đạo sư. Do đó, mối quan hệ giữa chúng ta với bậc đạo sư cũng giống như mối quan hệ giữa con cháu với tổ tiên.

Nếu trong lòng ta không có sự tin tưởng, sự khiêm cung, sự phục tùng và tôn kính đối với vị đạo sư thì chúng ta không thể nào tiến bộ về phương diện tôn giáo được.

Có một sự kiện đầy ý nghĩa, đó là nơi nào mà mối quan hệ này giữa thầy và trò chiếm ưu thế thì chỉ nơi đó mới sản sinh ra được những bậc vĩ nhân tâm linh; còn những quốc gia nào hờ hững bỏ qua mối quan hệ đó thì vị đạo sư chỉ còn là người diễn thuyết – thầy giảng thì mong kiếm được một ít tiền, còn người nghe giảng thì mong lấp đầy bộ não mình bằng những lời lẽ của thầy, rồi sau đó thì ai lo chuyện người nấy.

Trong những tình huống như thế, tâm linh tính hầu như biến thành một số lượng không sao biết được. Không có gì để truyền đạt, mà cũng chẳng có ai để truyền đạt nó. Đối với hạng người như thế thì tôn giáo trở thành việc kinh doanh: họ ngỡ rằng có thể thu hoạch được tôn giáo bằng những đồng đô – la của mình.

Lạy Thượng Đế, mong sao tôn giáo có thể thu hoạch được dễ dàng như thế! Nhưng không may là điều đó không thể xảy ra. Tôn giáo – vốn là tri thức tối thượng và minh triết tối thượng – không thể mua được, cũng không thể tìm cầu được từ kinh sách.

Các bạn có thể xục xạo từng ngóc ngách của thế giới này, các bạn có thể thám hiểm những dãy núi Himālaya, Alps và Caucasus, các bạn có thể đo lường đáy biển và do thám từng xó xỉnh của xứ Tây Tạng hay sa mạc Gobi, nhưng các bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó, cho đến khi nào tâm hồn các bạn đã sẵn sàng để đón nhận nó, và vị đạo sư của các bạn xuất hiện.

Và khi vị đạo sư thiên định này xuất hiện thì hãy phụng sự người bằng sự tin tưởng và tấm lòng hồn nhiên chân chất của tuổi thơ, hãy mở rộng lòng ra để đón nhận ảnh hưởng của người, và hãy nhìn Thượng Đế hiển lộ nơi người.

Những ai tìm cầu chân lý bằng tinh thần yêu thương như và tôn kính như thế vị Thượng Đế của chân lý sẽ khải thị cho họ những điều tuyệt diệu nhất về Chân – Thiện – Mỹ.

[1] Một học giả đến hỏi một vị thiền sư đường vào cõi đạo. Vị thiền sư bèn dẫn ông này đi dạo bên bờ suối và hỏi: “Ngài có nghe tiếng suối róc rách chăng?” Ông này đáp: “Có!” Vị thiền sư mỉm cười: “Đó là đường vào cõi đạo.”

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x