Trang chủ » Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

by Trung Kiên Lê
123 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Điểm tiếp theo mà ta cần quan tâm là tục sùng bái các pratika (vật thay thế), tức những sự vật mà ít nhiều cũng đáp ứng được việc thay thế cho Thượng Đế, và tục sùng bái các pratima (ngẫu tượng).

Sùng bái Thượng Đế thông qua một pratika có nghĩa là gì? Đó có nghĩa là: “kết hợp một tâm trí mộ đạo với cái không phải là Brahman, những vẫn xem đó là Brahman”, theo lời của tôn giả Rāmānuja.

Còn Śhankara thì bảo: “Sùng bái tâm trí như là Brahman – thì đó là liên quan đến vấn đề nội tâm; còn sùng bái ākāśa như là Brahman – thì đó là vấn đbaisề liên quan đến chư thiên”. Tâm trí là một pratika nội tâm, còn ākāśa là pratika ở bên ngoài, và cả hai đều cần được sùng bái như là những vật thay thế cho Thượng Đế.

Śhankara nói tiếp điều tương tự: “ ‘Mặt trời là Brahman – đây là mệnh lệnh’; ‘Kẻ sùng bái danh xưng như là Brahman’ – trong tất cả những đoạn kinh văn như thế đã nẩy sinh nỗi nghi ngờ về việc sùng bái các pratika”.

Từ pratika có nghĩa là “tiến tới”, và sùng bái một pratika có nghĩa là sùng bái một cái gì đó như là vật thay thế, giống Brahman về nhiều phương diện, nhưng không phải là Brahman. Cùng với các pratika được nhắc đến trong các Śruti, còn có những pratika được tìm thấy trong các Purāna và Tantra.

Sùng bái pratika theo cách này có thể bao gồm cả mọi hình thức sùng bái tổ tiên và chư thiên. Chỉ có sùng bái đấng Iśvara mới được gọi là bhakti; còn mọi hình thức sùng bái khác – tổ tiên, chư thiên hay bất kỳ đối tượng nào – đều không phải là bhakti.

Mọi hình thức sùng bái chư thiên đa dạng đều được bao hàm trong karma mang tính nghi thức, kết quả là có thể đem đến cho những kẻ sùng bái một trạng thái hỷ lạc cao siêu nào đó, nhưng không thể được nâng lên tầm bhakti hay mukti (giải thoát). Do đó, cần phải ghi nhớ điều này thật kỹ.

Nếu, như đã xảy ra trong một số trường hợp, lý tưởng triết học cao siêu tức Brahman tối thượng bị nghi thức sùng bái pratika kéo xuống ngang tầm một pratika, và bản thân pratika được xem là Ātman của người sùng bái tức Antaryāmin (Thượng Đế trong nội tâm) của họ thì người sùng bái đã hoàn toàn lầm lạc; bởi vì không một pratika mà có thể thực sự là Ātman của người sùng bái.

Nhưng nơi nào mà bản thân Brahman trở thành một đối tượng sùng bái, và pratika chỉ là vật thế hoặc mang tính gợi ý về Brahman, có nghĩa là Brahman toàn nhiên phổ hiện được sùng bái thông qua pratika, và bản thân pratika được lý tưởng hóa thành căn nguyên của vạn sự, tức trở thành Brahman, thì sự sùng bái đó đem lại lợi ích tích cực.

Hơn thế nữa, điều đó còn tuyệt đối cần thiết cho toàn thể nhân loại cho đến khi nào nhân loại vượt quá trạng thái tâm trí thuộc giai đoạn khởi thủy và sơ khai, xét về phương diện sùng bái.

Bởi vậy, khi một vị thần bất kỳ nào đó được sùng bái thì sự sùng bái đó chỉ là karma mang tính nghi thức; và với tư cách là một vidyā – nghĩa là một bộ môn khoa học – nó chỉ đem lại cho ta kết quả thuộc về vidyā đặc thù đó.

Nhưng khi một vị thần hay một đối tượng nào khác được tôn vinh và sùng bái như là Brahman, thì kết quả đạt được cũng tương tự như sùng bái đấng Iśvara.

Trong nhiều trường hợp, điều này giải thích trong các Śhruti lẫn Smriti, người ta đã chọn ra một vị thần hay một vị hiền triết hoặc một nhân vật đặc biệt nào đó rồi tôn vinh bản thân đối tượng đó, có thể nói như vậy, và lý tưởng hóa cho ngang tầm với Brahman ra sao.

Một triết gia Advaita nói: “Khi bị loại bỏ hoàn toàn mọi danh tướng thì Brahman chẳng phải là vạn hữu đó sao?”.

“ Chẳng phải Ngài – đấng Chúa Tể – là Chân Ngã thâm áo nhất của mỗi người đó sao?”, một người theo triết học Vedānta hạn chế (Viśistādvaitist) nói: “Ngay cả thành quả của việc sùng bái các Āditya cũng được chính đấng Brahman chấp thuận, bởi vì Ngài là đấng Cai Trị muôn loài”.

Śhankara trong tác phẩm Brahma – Sutra – Bhāshya đã nói: “Ở đây, theo cách này, Brahman trở thành đối tượng sùng bái, bởi vì Ngài, với tư cách là Brahman, được thêm vào cho các pratika, cũng như thần Vishnu, v.v… được thêm vào cho các ngẫu tượng”.

Quan niệm áp dụng trong việc sùng bái các pratima cũng giống như quan niệm áp dụng trong việc sùng bái các pratika; nghĩa là, nếu ngẫu tượng tượng trưng cho một vị thần hay một vị hiền triết thì sự sùng bái ngẫu tượng đó không phải là kết quả của bhakti, và nó không đưa đến giải thoát, nhưng nếu nó tượng trưng cho Thượng Đế thì sự sùng bái ngẫu tượng đó sẽ đưa đến bhakti lẫn mukti (giải thoát).

Trong số những tôn giáo chính trên thế giới, ta thấy Ấn giáo, Phật giáo và một số chi phái của của Cơ Đốc giáo đều thoải mái sử dụng các ngẫu tượng; chỉ có Hồi giáo và đạo Tin Lành là chối bỏ sự trợ giúp này.

Tuy nhiên tín đồ Hồi giáo lại dùng lăng mộ của các vị thánh và những người tuẫn đạo thay cho các ngẫu tượng; còn tín đồ Tin Lành, do chối bỏ mọi sự trợ giúp cụ thể cho tôn giáo, nên bị trôi dạt ngày càng xa khỏi tâm linh tính, cho đến ngày nay thì khó mà có sự khác biệt giữa những tín đồ Tin Lành tân tiến với những người theo triết học Auguste Comte hoặc những người theo thuyết bất khả tri chỉ giảng về đạo đức.

Lại nữa, trong Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, những gì tồn tại từ việc sùng bái ngẫu tượng đều được xếp loại ngang hàng với việc sùng bái chính các pratika hay pratima, nhưng không phải là sự trợ giúp để thấy được Thượng Đế.

Do đó, đến hết mức thì đó cũng chỉ là bản chất của karma mang tính nghi thức, và không thể đưa đến bhakti hay mukti (giải thoát).

Dưới hình thức sùng bái ngẫu tượng này, sự kết hợp của linh hồn được gán cho một đối tượng nào đó khác hơn là đấng Iśvara, và do đó, việc sử dụng ngẫu tượng hay lăng mộ, điện đài đều là sự sùng bái ngẫu tượng thực sự. Bản thân điều đó không có gì là tội lỗi hay xấu xa.

Nó chỉ là một nghi thức, một karma; còn tín đồ sùng bái thì phải nhận được và sẽ nhận được thành quả từ điều đó.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x