Trang chủ » Tam giác tình yêu

Tam giác tình yêu

by Trung Kiên Lê
83 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Chúng ta có thể trình bày tình yêu như một hình tam giác, mỗi góc tương ứng với một đặc tính không thể tách rời của nó. Không thể có hình tam giác mà không có đủ cả ba góc; và cũng không thể có thương yêu chân chính, nếu không có ba đặc tính sau đây.

Góc thứ nhất trong tam giác tình yêu của chúng ta là thương yêu mà không hề so đo mặc cả. Bất cứ nơi nào còn tìm kiếm thương yêu đáp trả thì không thể có được thương yêu chân chính; nó chỉ còn là việc mua bán đơn thuần.

Chừng nào trong lòng ta còn một ý tưởng bất kỳ nào về việc nhận ân huệ này hay ân huệ nọ từ Thượng Đế để đền đáp lòng tôn kính và phục tòng của ta đối với Ngài thì không một tình yêu chân thật nào có thể nảy nở được trong lòng ta.

Những người nào sùng bái Thượng Đế chỉ vì cầu mong ân huệ thì chắc chắn là sẽ không còn sùng bái Ngài nữa, nếu như những ân huệ đó không đến.

Hành giả bhakta thương yêu Thượng Đế chỉ vì Ngài đáng để thương yêu; chứ không hề có một động cơ nào khác làm phát sinh hay hướng dẫn tình thương yêu thiêng liêng đó của một người sùng đạo chân thành. Chúng ta từng nghe câu chuyện vê một vị đại hoàng đế.

Một ngày nọ, ông đi vào rừng và gặp một nhà hiền triết. Ông trao đổi vài câu với nhà hiền triết, và thấy vô cùng hài lòng về sự thanh khiết và trí huệ của vị này. Nhà vua muốn nhà hiền triết gia ân cho mình bằng cách nhận một lễ vật của ông.

Nhà hiền triết từ chối, và nói: – Trái cây trong rừng đủ để tôi ăn, suối nước trong chảy từ núi xuống đủ để tôi uống; vỏ cây đủ để tôi che thân, và những hang động kia là nhà của tôi. Vì sao tôi lại cần phải nhận quà tặng của ngài hay của bất kỳ một ai khác chứ? Nhà vua bảo:

– Xin ngài hãy nhận một chút lễ mọn từ tay ta, và hãy vui lòng theo ta về hoàng cung chỉ để ban cho ta một ân huệ. Sau nhiều lần thuyết phục, nhà hiền triết chấp nhận chiều theo ý nhà vua và đi theo ngài về hoàng cung. Trước khi dâng lễ vật lên cho nhà hiền triết, nhà vua cầu nguyện Thượng Đế, lặp đi lặp lại những lời sau: “Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy ban cho con nhiều con cái hơn nữa; xin Ngài hãy ban cho con nhiều của cải hơn nữa; xin Ngài hãy ban cho con nhiều đất đai hơn nữa; xin Ngài hãy phù hộ cho thân thể con được khỏe mạnh hơn nữa” – và những điều đại loại như vậy. Trước khi nhà vua kết thúc lời cầu nguyện, nhà hiền triết đã đứng lên và lặng lẽ đi ra khỏi phòng.

Nhà vua bối rối, bèn chạy theo kêu lớn:

– Này ngài, sao ngài lại bỏ đi, ngài vẫn chưa nhận lễ vật của ta mà.

Nhà hiền triết quay lại, nói:

– Tôi không xin ăn nơi những kẻ ăn mày. Ngài chỉ là một kẻ ăn mày, chứ không là gì khác cả; làm sao ngài có thể cho được tôi vật gì chứ? Tôi không phải là kẻ ngốc mà nghĩ đến chuyện sẽ nhận được một thứ gì đó từ một kẻ ăn mày như ngài. Hãy cút đi. Đừng có theo tôi nữa.

Có sự phân biệt rạch ròi giữa những kẻ thuần là ăn mày với những người thương yêu Thượng Đế thực sự. Cầu xin không phải là ngôn ngữ của thương yêu. Thậm chí sùng bái Thượng Đế để cầu mong giải thoát hay để nhận được một phần thưởng nào khác thì cũng suy đồi như nhau.

Thương yêu không hề biết đến phần thưởng. Thương yêu luôn luôn chỉ vì thương yêu mà thôi. Hành giả bhakta thương yêu chỉ vì họ không thể không thương yêu. Khi các bạn nhìn thấy một phong cảnh đẹp và yêu thích nó thì các bạn có đòi hỏi ân huệ nào từ nó đâu, mà nó cũng không yêu cầu điều gì nơi các bạn cả.

Tuy vậy, cảnh vật đó vẫn đem lại cho các bạn niềm lạc phúc tinh thần; nó làm cho tâm hồn các bạn dịu lại, và hầu như đưa bạn, ngay trong hiện tại, vượt lên trên bản chất của con người thế tục, và đưa bạn vào trạng thái xuất thần ngây ngất rất đỗi thiêng liêng.

Bản chất của tình yêu chân thực là góc thứ nhất trong tam giác của chúng ta. Đừng có yêu cầu sự đáp đền gì cho tình thương yêu của bạn cả; hãy luôn luôn giữ cương vị của một người ban phát; hãy trao tình yêu của bạn cho Thượng Đế, và đừng đòi hỏi bất cứ thứ gì báo đáp từ Ngài.

Góc thứ hai của tam giác tình yêu là: tình yêu không hề biết đến sợ hãi. Những người thương yêu Thượng Đế vì sợ hãi là những kẻ hèn kém nhất trong nhân loại, những kẻ đó chưa được phát triển hoàn toàn như một con người. Họ sùng bái Thượng Đế vì sợ bị trừng phạt.

Đối với họ, Ngài là một đấng vĩ đại, một tay cầm roi, một tay cầm quyền trượng; nếu không vâng theo lời Ngài thì họ lo sợ sẽ bị đòn roi. Sùng bái Thượng Đế vì sợ bị trừng phạt là sự suy đồi; sự sùng bái như thế, nếu có thể gọi đó là sự sùng bái, là hình thức thô thiển nhất của sự sùng bái bằng tình yêu.

Chừng nào mà trong tâm còn sợ hãi thì làm sao có được tình yêu? Tình yêu chiến thắng được mọi nỗi sợ hãi một cách tự nhiên.

Thử nghĩ đến một bà mẹ trẻ trên đường phố đang bị một con chó sủa; bà ta kinh hoảng và lao vào căn nhà nào gần nhất.

Nhưng giả sử qua hôm sau, bà đi ngoài phố với một đứa con, và một sư tử nhảy xổ vào chụp lấy đứa trẻ. Vị trí của người mẹ lúc này sẽ ở đâu? Dĩ nhiên là ở ngay trước miệng con sư tử để bảo vệ con mình. Tình yêu chiến thắng được tất cả những nỗi sợ hãi.

Sự sợ hãi xuất phát từ quan điểm vị kỷ tách mình ra khỏi vũ trụ. Hễ tôi càng làm cho tôi nhỏ bé và càng ích kỷ bao nhiêu thì tôi càng sợ hãi bấy nhiêu. Nếu một người cứ nghĩ rằng mình chẳng là gì cả thì sự sợ hãi chắc chắn sẽ bủa vây lấy anh ta.

Nếu các bạn càng ít nghĩ về mình như là một nhân vật tầm thường vô nghĩa thì sự sợ hãi sẽ càng ít hơn đối với các bạn. Chừng nào trong lòng bạn vẫn còn một chút sợ hãi như đốm lửa tí hon thì không thể có thương yêu.

Thương yêu và sợ hãi không tương thích với nhau; những người thương yêu Thượng Đế không bao giờ sợ hãi Ngài. Lời răn: “Đừng có nhân danh đấng Chúa Tể là Thượng Đế của ngươi một cách vô ích”, những người thực sự thương yêu Thượng Đế sẽ phá lên cười vì điều này.

Làm sao có thể có sự báng bổ nào trong tôn giáo của tình yêu? Càng nhân danh Thượng Đế bao nhiêu thì càng tốt cho các bạn bấy nhiêu, cho dù các bạn có làm theo cách nào đi nữa.

Các bạn lặp đi lặp lại danh hiệu Thượng Đế chỉ vì các bạn thương yêu Ngài. Góc thứ ba của tam giác tình yêu là: tình yêu không hề biết đến đối thủ cạnh tranh, bởi vì trong nó luôn thể hiện lý tưởng tối cao của người thương yêu.

Tình yêu chân thực sẽ không bao giờ đến, chừng nào đối tượng thương yêu của chúng ta chưa trở thành lý tưởng tối cao cho chúng ta.

Trong nhiều trường hợp, có thể tình thương yêu bị lệch hướng hoặc bị đặt nhầm chỗ, nhưng đối với người đang thương yêu thì đối tượng mà họ thương yêu vẫn luôn là lý tưởng tối cao.

Một người có thể thấy lý tưởng của mình trong một sinh thể đê tiện nhất, người khác thì thấy lý tưởng đó trong một sinh thể cao siêu nhất; tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào thì chỉ lý tưởng đó mới thực sự được th ương yêu một cách nồng nàn.

Lý tưởng tối cao của mọi người được gọi là Thượng Đế. Dù là kẻ dốt nát hay thông thái, nhà hiền triết hay kẻ tội lỗi, dù là nam hay nữ, có học hay vô học, có văn hóa hay man rợ thì đối với tất cả mọi người, lý tưởng tối cao vẫn là Thượng Đế.

Sự tổng hợp tất cả những lý tưởng tối cao về cái đẹp, về sự trác việt và quyền lực đem lại cho chúng ta một quan niệm hoàn chỉnh nhất về một Thượng Đế luôn thương yêu và đáng được thương yêu.

Những lý tưởng này tồn tại một cách tự nhiên trong tâm trí của mọi người, dưới hình thức này hay hình thức khác; chúng tạo nên một phần tâm trí của tất cả chúng ta.

Mọi biểu hiện linh hoạt của bản chất loài người là đều sự đấu tranh của những lý tưởng này để trở thành hiện thực trong đời sống thực tế.

Tất cả những biến động khác nhau trong xã hội, mà chúng ta thấy quanh mình, đều được tạo ra bởi những lý tưởng khác nhau trong những linh hồn khác nhau đang cố gắng hiển lộ và trở nên cụ thể hóa; những thứ bên trong đang chen lấn xô đẩy nhau để xuất lộ ra ngoài.

Ảnh hưởng luôn vượt trội của lý tưởng này là sức mạnh duy nhất, là nguyên động lực duy nhất mà ta có thể thấy đang hoạt động không ngừng trong nhân loại.

Có thể là sau hàng trăm kiếp sống nữa, sau những cuộc đấu tranh xuyên suốt hàng ngàn năm nữa, con người mới nhận ra rằng thật là hoài công vô ích khi cố làm cho lý tưởng nội tâm hoàn toàn ăn khớp với những điều kiện ngoại giới, và điều chỉnh cho chúng thật tương thích với nhau.

Sau khi thấu hiểu được điều này thì con người không còn cố gắng phóng chiếu lý tưởng của mình ra thế giới bên ngoài nữa, mà sùng bái bản thân lý tưởng như là lý tưởng, từ quan điểm tình yêu tối thượng.

Cái lý tưởng hoàn hảo một cách lý tưởng[1] này bao trùm mọi lý tưởng thấp kém hơn. Mọi người đều công nhận chân lý của câu nói: một người đang yêu nhìn thấy sắc đẹp của nàng Helene trên đôi chân mày của cô gái xứ Ethiopia[2].

Kẻ đứng nhìn như một khách bàng quan thì thấy tình yêu kia đặt không đúng chỗ, nhưng kẻ đang yêu kia vẫn cứ thấy người đẹp Helene của mình như thường, mà chẳng thấy cô gái xứ Ethiopia nào cả.

Dù là nàng Helene hay cô gái xứ Ethiopia thì những đối tượng mà chúng ta thương yêu thực sự trở thành tâm điểm, và những lý tưởng của chúng ta đều kết tinh chung quanh nó.

Cái được sùng bái phổ biến trong thế gian này là gì? Chắc chắn không phải là cái lý tưởng hoàn hảo một cách lý tưởng và bao trùm được hết mọi thứ của một kẻ sùng đạo chí thành, hay của một kẻ tình nhân chí tình.

Lý tưởng đó – cái mà cả nam lẫn nữ đều thường sùng bái – chính là cái bên trong họ; mỗi người đều phóng chiếu lý tưởng của mình ra thế giới bên ngoài và quỳ gối trước nó.

Đó là lý do vì sao chúng ta thấy những kẻ hung tợn và khát máu hình dung ra một Thượng Đế khát máu, bởi vì họ chỉ thương yêu lý tưởng tối cao của họ mà thôi.

Đó cũng là lý do vì sao chúng ta thấy những người thiện có một lý tưởng rất cao nhã về Thượng Đế, và lý tưởng của họ thực sự khác xa với lý tưởng của những kẻ khác.

[1] ideally perfect ideal

[2] Helene là một mỹ nhân tuyệt đại của Hy Lạp thời cổ, nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến 10 năm giữa người Hy Lạp với thành Troy; còn cô gái Ethiopia là dân da đen, ở Phi châu.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x