Trang chủ » Thứ ba, 15 tháng 3 năm 1983

Thứ ba, 15 tháng 3 năm 1983

by Hậu Học Văn
119 views

Đầu bên kia của thung lũng rất thanh tịnh, nhất là vào buổi sáng êm ả như hôm nay. Người ta không hề nghe một tiếng động nào trên đường phố. Các ngọn đồi đều ở sau lưng ta. Ngọn núi cao nhất vùng đo được hơn 2000m. Ngôi nhà được bao bọc bởi vườn cây ăn trái, là những cây cam nhuốm màu vàng rực rỡ và hôm nay bầu trời xanh không gơn chút mây. Trong không khí thanh tịnh này, ta nghe tiếng vo ve của đàn ong đang vờn hoa. Sau nhà có cây cổ thụ đặc biệt của xứ California đã bị gió thổi gãy rất nhiều cành khô. Cây đã tồn tại qua bao nhiêu trận bão, bao nhiêu mùa hè oi bức và mùa đông giá buốt. Cây có thể kể cho ta nghe vô số chuyện cổ tích thật hay. Ấy thế mà sáng nay, trời lặng gió, cây lại mặc nhiên. Xung quanh chỉ toàn là một màu xanh, lá cây điểm thêm màu vàng sống động của những trái cam và hư không nhuốm mùi hoa nhài thơm ngát.

Thung lũng vắng hẳn tiếng ồn lẫn sự hiếu động của con người, xa cả cái thô kệch của xã hội. Những nụ hoa cam vừa nở tung, một hay hai tuần nữa hương thơm của chúng và tiếng thì thầm của hàng ngàn con ong sẽ xâm chiếm thung lũng. Buổi sáng hôm nay thật thanh tịnh, nhưng ở đằng xa kia có một thế giới bệnh hoạn luôn sống trong hiểm nguy và trong sự đổ vỡ lớn lao. Thế giới ấy tìm khuây trong công giáo hay trong mọi phương thức khác. Cái phiến diện của Hiện Hữu tăng trưởng, đồng tiền dường như có giá trị lớn nhất và theo sau là quyền thế giai cấp, kèm theo toàn bộ các thống khổ.

“Trong buổi sáng thanh tịnh hôm nay, con muốn được nói chuyện với Ngài về một vấn đề có phần buồn tẻ và đáng sợ. Cảm giác lo ngại đang bóp nghẹt tất cả mọi người và chính con. Con muốn hiểu tường tận, chứ không phải chỉ nghe hoặc nhìn suông cách diễn tả. Vì sao con lại sợ ngày tận thế như mọi người đang sợ. Chúng ta giết chóc quá dễ dàng. Chúng ta tập dượt những môn thể thao tàn bạo, đại để như bắn chim vì muốn chứng tỏ sự lanh lẹ, săn chồn hay tàn sát những sinh vật ở biển cả. Cái chết có mặt khắp nơi. Bây giờ ta ngồi đây, nơi hiên nhà trong không khí thanh tịnh này, trước những cây cam với màu sắc rực rỡthì thật khiếm nhã, thật khó mà nói đến chuyện khiếp đảm như thế. Bao nhiêu năm nay con người chưa hề thực sự hiểu, hoặc giải quyết được vấn đề chết chóc này.

Đương nhiên là con đã nghiên cứu nhiều cách để đề cập vấn đề này, duy lý, tôn giáo và khoa học, những niềm tin tự hào biết được nhiều sự thật. Có một số trong đó có vẻ hợp lý và tạo được ít nhiều khích lệ, nhưng nỗi lo sợ về cái không biết vẫn là một sự cố.

Con đã nói chuyện này với một người bạn vừa ngóa vợ, anh ta rất cô đơn. Anh chủ trương sống với kỷ niệm và đi xem đồng cốt để hỏi xem người vợ thương yêu của mình có thực sự mất hẳn không, hay đang tiếp tục hiện hữu ở một nơi nào đó, trong một cõi nào đó, ở một thế giới khác.

Anh bảo kỳ lạ lắm bạn ơi, trong khi tôi theo hầu đồng thì cậu đồng đã gọi tên tôi và nói là vợ tôi muốn nhắn tôi một chuyện, mẩu nhắn tin này liên quan đến một việc mà chỉ có tôi và vợ tôi biết. Rõ ràng cậu đồng có thể đọc được tư tưởng tôi và cũng như có thể rằng rằng vợ tôi vẫn có thể hiện hữu đâu đó. Nội dung sự bí mật của chúng tôi như vẫn còn lơ lửng trong không trung. Tôi đã hỏi nhiều người về những kinh nghiệm tương tự. Tất cả những chuyện ấy đối với tôi bây giờ có vẻ trống rỗng, hơi lố bịch và mẩu nhắn tin của vợ tôi trở thành vô giá trị, hoàn toàn không đáng kể.”

– Ta không muốn nói với anh về việc con người còn hiện hữu hay không sau khi chết, chuyện này không đáng để ta quan tâm. Người thì quả quyết có sự hiện hữu sau khi chết, người thì lại nói chết là hết. Sự mâu thuẫn này giữa đoạn diệt và trường tồn. Con người chết rồi mất hẳn hay vẫn còn, xưa nay nhiều sách vở vẫn nói tới. Những tất cả sự cố này theo ta đều không sát với thực tế căn bản. Đấy chính là lĩnh vực của lý luận, của mê tín của sự đi tìm nương tựa và hy vọng. Ta không trú trọng đến lĩnh vực ấy và ta khẳng định như thế. Ít ra đó là một điều chắc chắn.

Nếu anh muốn, chúng ta có thể nói chuyện về ý nghĩa của tất cả những sự việc này. Sống rồi chết nó không có ý nghĩa gì hay sao? Nó tách rời nhau không sâu sắc, không quan trọng sao? Hàng triệu người chết đi và hàng triệu người khác được sinh ra, để rồi sống rồi lại chết, ta cũng thế. Và ta luôn luôn tự hỏi đâu là ý nghĩa của sự sống và cái chết.

Trái đất thật đẹp, ta đã từng đi du lịch và gặp nhiều bậc trí thức thánh thiện nhưng họ cũng phải chết.

“Con từ xa đến đây với hy vọng là Ngài có lòng tốt và kiên nhẫn cho phép con có thời gian bàn luận về việc này.”

– Hoài nghi là điều rất tốt, nghi ngờ làm sáng tỏ là lọc sạch tâm trí. Việc đặt lại vấn đề ngay cả chuyện thắc mắc về chính bản thân giúp ta làm sáng tỏ nỗi day rứt của mình. Không những phải xét nét tất cả những gì người ta nói về sự tái sinh, sự hồi sinh theo đức tin Cơ Đốc giáo mà ta còn phải nghi ngờ về sự thường còn theo thuyết Đông phương. Nhờ nghi ngờ và đặt thành vấn đề mọi sự mà ta tìm được tự do cần thiết để hiểu biết. Nếu ta thật sự xa lánh tất cả những khái niệm ấy, không những bằng lời nói mà còn chối bỏ chúng trong thâm tâm, thì ta không còn sống trong ảo tưởng. Thoát khỏi những ảo tưởng bị người khác áp đặt hay do ta tự tạo là rất cần thiết.

Ta ưa đùa bỡn với những ảo tưởng, nhưng nếu chúng ta nghiêm túc thì chúng không có một chút ảnh hưởng nào đối với ta nữa, dù chỉ là một niềm tin. Một khi đã hoàn toàn xa lãnh những sự kiện ấy nhờ tỉnh giác biết rõ tính sai lầm của chúng, tâm ta không còn bị trói buộc vào những bịa đặt của con người về chuyện sống chết, về tất cả những nghi thức do tư tưởng tạo ra. Nhờ tự do quan niệm và phán xét mà ta có thể khám phá vĩnh viễn và xác thực được ý nghĩa của sống chết, của Hiện Hữu, và mất đi. Nếu sẵn sàng muốn hoặc hay hơn nữa nếu thực sự tha thiết cảm thấy cần khám phá về sống chết. Đây là một vẫn đề rất sức phức tạp, đòi hỏi phải quan sát kỹ càng thì ta phải bắt đầu từ đâu. Từ sự sống hay từ cái chết, từ cách sống hay từ cái chấm rứt mà ta gọi là sống.

“Con đã hơn 50 tuổi và đã có một cuộc sống khá sôi nổi, con đã chú ý đến quá nhiều chuyện, con muốn bắt đầu bằng,… con phải nói sao nhỉ.”

– Ta nghĩ rằng chúng ta nên bắt đầu bằng sự khởi thủy của loài người, bằng sự bắt đầu của chính con người chúng ta.

“Con được sinh ra trong một gia đình khá giả, được dạy giỗ và giáo dục rất kỹ. Con kinh doanh rất giỏi và có khá nhiều tiền. Bây giờ con rất cô đơn. Vợ và hai đứa con của con đã chết trong một ta nạn xe hơi. Con không bao giờ tục huyền. Con nghĩ là con có thể bắt đầu từ thời thơ ấu của mình. Trước nhất như mọi đứa trẻ khác, dù giàu hay nghèo nơi con có một tâm linh phát huy rất tốt và một tánh năng động khéo tập trung. Kể cũng lạ, cái tôi liên tục dưới tên là John Smith ấy, hiện hữu từ khi còn bé, cái tôi ấy đi học, chín chắn, trở nên hung hang, kiêu hãnh, rồi chán trường, rồi cái tôi ấy vào đại học.

Cha con là giám đốc một xí nghiệp hưng thịnh nên con làm việc ở đây. Con vượt qua tất cả các cấp bậc. Khi vợ và con của con thình lình mất đi, con lao đầu vào cuộc tìm kiếm này. Nỗi mất mát cùng một lúc ba người thân yêu. Tất cả những kỷ niệm mà con ấp ủ đột nhiên tuôn tràn khiến con choáng váng đau đớn vô cùng. Khi cơn dày vò qua đi, con bắt đầu tìm kiếm trong mọi quyển sách, qua những chuyến du lịch khắp nơi để hỏi và để nói vấn đề này với các vị thầy, những vị ẩn sỹ. Con đọc sách rất nhiều nhưng chưa bao giờ thỏa mãn. Nếu Ngài cho phép con xin được bắt đầu bằng các hoạt động của cuộc sống, tức là sự đào luyện tâm trí con từng ngày, con học hỏi không ngừng, nhưng lại bị giới hạn.

Con như vậy đó. Đời sống của con là thế, không có gì đặc biệt, con thuộc tầng lớp thượng lưu, có lúc cuộc sống này thỏa mái và hưng phấn, nhưng thỉnh thoảng nó lại tẻ nhạt, vô vị, nhàm chán. Cái chết của vợ và con của con đã lôi con ra khỏi thế giới này, con chưa trở nên bệnh hoạn, nhưng con muốn biết sự thật nếu có về sự sống và cái chết.

– Cái tâm linh, cái tự ngã, cái tôi và con người tự xưng là tôi được cấu tạo ra sao. Cái vật thể từ đó sinh ra khái niệm cá nhân. Cái tôi tách biệt với mọi người ấy xuất hiện như thế nào, cái năng lực sống động là cái tôi ấy, ý nghĩa của cái tôi hoạt động như thế nào? Chúng ta sử dụng danh từ tôi để chỉ định cùng một lúc con người danh sưng, hình dáng, cá tính của tự ngã. Cái tôi ấy được sinh ra như thế nào, nó chào đời với những đặc tính do cha mẹ truyền vào không, nó có đơn thuần là một chuỗi những phản ứng không. Nó chỉ có vai trò là tồn tại suốt qua bao thế kỷ truyền thống thôi ư.

Cái tôi có bị uốn nắn bởi những tình huống, những tai nạn, những sự cố không. Nó có phải là sản phẩm của sự tiến bộ, tức là của một tiến triển nhất thời đã dần dần xác nhận nó và tôn nó lên hay dưới lớp vỏ bề ngoài của cái tôi là tâm linh được che trở theo lập luận của một số người, nhất là của những lĩnh vực tôn giáo, còn quan niệm cổ hủ của Ấn Độ giáo và Phật giáo thì sao? Xã hội loài người có đưa cái tôi ra không và có gặm nhấm ý tưởng là cái tôi bị tách biệt khỏi nhân loại không? Tất cả những ý kiến này biểu trưng một số sự thật một số sự kiện và đồng thời tạo nên cái tôi. Cái tôi này khá quan trọng trong xã hội hiện nay. Chế độ dân chủ định nghĩa cái tôi là tự do, còn chế độ độc tài thì đàn áp, bắt bỏ và trừng trị cái tự do ấy.

Anh có nghĩ là bản năng ấy bắt đầu nơi đứa trẻ, khi nó cảm thấy cần có sở hữu. Có lẽ chúng ta đã thừa hưởng bản năng sở hữu của nơi các loài vật vì con vật cũng muốn sở hữu. Cái tôi có mặt cùng lúc với cái sở hữu. Chính từ bản năng này, phản ứng này mà cái tôi bùng lên mạnh mẽ lên và trở nên kiên cố. Sở hữu một căn nhà, một khu đất, một hiểu biết, hay một vài khả năng. Tất cả những thứ này đều phát xuất từ hoạt động của cái tôi. Hành vi này khiến ta có cảm tưởng mình là một cá nhân tách biệt khỏi tất cả.

Bây giờ ta hãy đi sâu vào chi tiết cái tôi có khác biết với cái còn lại của nhân loại không. Tên tuổi, cơ thể, khuynh hướng, tài năng của anh và của người kia có khác hẳn nhau. Từng ấy yếu tố có đủ để tạo ra cá nhân anh chưa. Nghĩ rằng ta với người khác hẳn nhau có đúng không. Có lẽ quan niệm này hão huyền quá và sự phân chia thế giới thành những đoàn thể và quốc gia khác nhau phải chăng cũng chỉ là hình thức, những bộ lạc to lớn. Lo cho mình và đoàn thể mình khác hẳn lo cho người khác và đoàn thể khác

. Điều đó có được chấp nhận là đúng không. Anh bảo sự lo lắng ấy đúng vì anh là người Mỹ, trong khi họ là những người Pháp, Nga, Ấn, Hoa,… sự khác biệt ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo đã tạo nên những tổn hại, những cuộc chiến tàn khốc, nỗi đau khôn tả trên đời. Đương nhiên là sự phân biệt này cũng đã cống hiến một vẻ đẹp đáng kể, vì ta được thưởng thức tài năng của những họa sỹ, nhạc sỹ, bác học, … anh có cảm thấy mình là một cá nhân với trí óc của riêng mình chứ không phải của ai khác. Đó là ý nghĩ của anh, không phải là ý nghĩ của họ. Nhưng sự suy nghĩ có thật là của riêng ta không? Không phải là tư duy thuộc về tất cả mọi người, từ nhà bác học thông thái nhất đến kẻ ngu đần tồi tệ nhất hay sao.

Tất cả những câu hỏi này ùa đến khi ta đề cập đến cái chết của một con người. Nhưng nếu ta quán sát tất cả những gì xã hội và tôn giáo đề ra, những phản ứng danh sưng, vóc dáng sở hữu, mong muốn được khác hẳn với người khác. Nếu anh quán sát chúng cho đúng lý, phải lẽ, và trung thực thì anh có còn xem mình là một cá nhân nữa không? Đây là một câu hỏi quan trọng đối với ý nghĩa của cái chết.

“Con hiểu Ngài muốn nói gì, bằng trực giác con hiểu và cảm nhận được rằng nếu con càng nghĩ mình là một cá nhân thì ý tưởng của con càng tách biệt với ý tưởng người khác và nỗi lo âu, nỗi đau khổ của con sẽ bị cô lập khỏi nỗi đau của nhân loại. Con có cảm tưởng mình đã thu hẹp sức sống mãnh liệt của nhân loại vào một đời sống ích kỷ. Xin Ngài chỉ dạy cho con nếu con nói sai. Hình như Ngài đang bảo là con hoàn toàn không phải là một cá nhân, tư tưởng của con không thuộc về con, trí óc này không phải của con, một trí óc tách biệt với mọi trí óc khác. Con có hiểu đúng những lời Ngài vừa nói không? Có phải Ngài vừa làm như thế không? Có phải Ngài muốn kết luận như thế không?”

Xin được phép nói là anh đã dùng sai danh từ kết luận. Kết luận có nghĩa là đóng lại, chấm rứt một luận cứ, hay tuyên bố hòa bình sau chiến tranh. Ta chẳng kết luận gì cả, ta chỉ nhận xét mà thôi, vì ta cần tách khỏi những kết luận, khỏi cái chấm dứt,… Một xác nhận như thế sẽ giới hạn và thu hẹp sự đa tầm. Nhưng có một sự kiện đáng nói nhất đó là tư tưởng của anh giống tư tưởng người khác. Anh có thể phát huy tư tưởng bằng nhiều cách. Nếu là nghệ sỹ anh sẽ để tư tưởng tuôn tràn theo kiểu văn nghệ, trong khi người không phải nghệ sỹ thì lại bộc lộ nó theo kiểu khác. Nhận định và đánh giá của anh một nghệ sỹ sẽ khác hẳn nhận định của anh chàng cầu thủ, nhưng cả hai đều suy nghĩ, cầu thủ và nghệ sỹ đều khổ, đều suy tư, đều đau đớn, thất vọng, lo ngại.

Người này tin Chúa, người kia không. Kẻ này có đức tin, kẻ kia không. Đó chính là tình trạng chung của tất cả mọi người, trong khi mỗi người lại cho rằng mình khác họ. Anh bảo rằng nỗi khổ của mình, sự cô đơn của mình, sự thất vọng của mình hoàn toàn khác, có khi còn trái ngược hẳn với người kia. Chúng ta đã bén rễ với lề thói lâu đời truyền lại, đã được dạy dỗ cách phân biệt. Mình là người Arập, họ là người Do Thái, … từ sự chia cách này không những phát sinh chia tách cá nhân mà còn có sự phân biệt chủng tộc, cộng đồng. Cá nhân vì đồng hóa mình với cộng đồng, quốc gia, nòi giống, tôn giáo nên sẵn sang gây hấn với mọi người. Nhưng chúng ta chỉ để ý đến hậu quả, chứ không màng đến nguyên nhân chiến tranh, nguyên nhân sự chia rẽ.

Chúng ta chỉ nêu lên vấn đề chứ không tán đồng, cũng không kết luận rằng tự thâm tâm về mặt tâm lý thì anh chính là nhân loại. Toàn thể nhân loại chia sẻ các hành vi của anh. Trí óc anh đã phát triển suốt bao nhiêu thế kỷ trước khi thuộc về riêng anh. Nếu anh tin Chúa, tin một số giáo điều và thánh lễ thì người kia có chúa và thánh lễ riêng của mình, nhưng tất cả các niềm tin này đều phát xuất từ một tư duy. Tự đáy lòng chúng ta hãy tự hỏi rằng có thật là có một cá nhân không, chúng ta là toàn thể nhân loại. Đừng cho đó là một ý tưởng lãng mạn hay phi thường. Chúng ta cần phải nhận định vấn đề rõ ràng trước khi bàn tiếp đến ý nghĩa của cái chết.

Anh nghĩ sao?

“Phải nói những chuyện này làm con bối rối. Lâu nay con thường cho là mình khác hẳn Ngài và mọi người, bây giờ con lại thấy Ngài nói đúng, nhưng con cần phải suy nghĩ. Con cần có thời gian để nghiền ngẫm.”

Thời gian là kẻ thù của tri giác. Nếu anh suy nghĩ về những gì chúng ta nói nãy giờ, nếu anh bàn luận và tự đưa ra những luận cứ, nếu anh phân tích cuộc đối thoại của chúng ta thì anh sẽ mất rất nhiều thì giờ. Thời gian là một yếu tố mới được bổ sung vào nhận thức về cái gì đúng. Tuy nhiên bây giờ chúng ta hãy tạm nghỉ.

Vài hôm sau anh ta trở lại, thanh thản hơn và khá bận rộn. Hôm ấy trời rất nhiều mây, báo hiệu một cơn mưa. Ở đây chúng tôi đang cần rất nhiều mưa vì ở bên kia dãy đồi là một bãi sa mạc mênh mông, vì thế đêm ở đây rất lạnh.

Thưa Ngài, con trở lại đây sau vài ngày trầm tư, con ở một mình trong một ngôi nhà ven biển, một trong những trang trại trông ra Thái Bình Dương xanh ngắt, trên một bãi biển thích hợp cho việc đi bộ hàng giờ. Con thường đi dạo rất lâu buổi sáng hoặc chiều. Sau buổi diễn kiến với Ngài hôm ấy, con đã đi bộ suốt năm dặm và con quyết định trở lại gặp Ngài. Ban đầu con hơi bị chao đảo, con không nhận rõ được những điều Ngài muốn nói. Những điều Ngài nói đã lôi kéo sự chú ý của con, Dù không tin những chuyện đó, tai con vẫn văng vẳng lời Ngài. Con cố ý dùng chữ văng vẳng, vì con không lôi kéo cũng không từ chối mà những lời ấy cứ khêu gợi mãi. Con đã để chúng len vào tâm trí. Khi được thư thái con đã lái xe men theo bờ biển rồi rẽ vào những con đường đất để đến đây.

Thung lũng đẹp quá, con rất sung sướng được gặp lại Ngài, con có được tiếp tục hầu Ngài không ạ?

Nếu con hiểu không lầm thì Ngài đã nhận xét là một ý tưởng được truyền lại từ bao nhiêu thế hệ có thể tạo thành một khái niệm cố định mà chúng ta thừa nhận không một chút đắn đo hay bàn luận. Chính vì thế mà chúng ta tự cô lập mình. Suy nghĩ sâu hơn một chút, con dùng từ suy nghĩ theo nghĩa bình thường tức là hợp lý hóa, lập luận và đặt lại vấn đề. Con đã tự nói chuyện và bàn luận thật lâu với chính mình và dường như cuối cùng con đã nắm được những tương quan với vấn đề này. Con quan sát cái mà chúng ta đã làm nên cõi đời tuyệt diệu này. Nơi mà chúng ta đang sống, sau những cơn nhắc con thực sự hiểu được ý nghĩa sâu sa và xác thực của những gì ngài nói. Nếu Ngài có thì giờ thì con xin được nghe thêm vấn đề này.

Thưa Ngài, con đến đây để tìm hiểu về cái chết, nhưng con biết điều cần thiết là phải tự hiểu mình thì mới có thể hiểu được chết là gì.

Hôm trước chúng ta đã nói là ta cùng chia sẻ ánh sáng mặt trời với toàn thể nhân loại. Ánh sáng mặt trời không phải của riêng tôi hay của riêng anh mà là sức sống của tất cả. Nếu anh cảm nhận được vẻ đẹp của ánh tà dương thì toàn thể nhân loại cũng có cùng cảm xúc đó. Mặt trời không phải vì anh mà đi ngủ ở hướng Tây hay hướng Bắc, hướng Nam nay hướng Đông. Anh chỉ cần biết là mặt trời có lặn đi. Ý thức của chúng ta gồm những hoạt động và phản ứng, tư tưởng, quan niệm, đại cương, hệ thống tin tưởng, lý tưởng, lo âu và niềm tin. Sự kính trọng mà chúng ta đã dành cho những thứ mà chúng ta đã bác bỏ, những chịu đựng, những chống trái và những khổ đau của chúng ta. Toàn thể nhân loại đều chia sẻ. Ta nghĩ rằng chỉ có mình ta đau khổ nên không màng đến nối đau của nhân loại. Cũng vậy, ta quan niệm khoái lạc như một sở hữu riêng biệt, một khuyến dự riêng tư. Ta quên là con người cả đàn ông lẫn đàn bà từ xa xưa đã phải chịu đau khổ. Đau khổ là nền tảng của mọi hành vi chúng ta, ai cũng phải khổ như nhau.

Như vậy ý thức không phải của riêng ta mà là của con người. Ý thức đã tiến triển bằng cứ và dồn chứa hàng bao nhiêu thế kỷ. Niềm tin, các thần thánh và những nghi lễ do con người tạo ra cũng là một phần của ý thức ấy và chính ý thức lại thuộc về tư duy. Tư duy đã tạo nên nội dung, cử chỉ, hành vi văn hóa, nguyện vọng tất các các hoạt động của nhân loại đều là của tư duy. Và chính ý thức ấy lại là cái tôi, tự ngã, nhân cách,… Tôi nghĩ ta cần hiểu điều này thật kỹ chứ không phải dựa theo lý lẽ hoặc luận cứ và hiểu thật sâu như biết rõ máu ở trong người là tinh túy của ta, là diễn biến hiển nhiên của mọi người. Trách nhiệm của ta đột nhiên to lớn hẳn lên khi ta nghiệm ra điều này. Khi nội dung của ý thức còn đầy đủ, thì ta còn có trách nhiệm về tất cả các diễn biến trên đời. Khi ta còn sợ hãi, còn dân tộc kính, còn háo thắng, điều này anh biết rất rõ thì ta vẫn là thành phần của nhân loại, của tiến hóa nhân loại.

Cần phải hiểu rõ điều này, cái tôi là sản phẩm của tư duy như ta đã nói. Tư duy không phải là của anh hay của tôi, không thuộc về riêng ai cả mà là của chung. Nếu ta đã cố tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện này thì tôi nghĩ rằng ta hiểu được thiên nhiên và ý nghĩa của cái chết.

Này anh bạn nhỏ, có khi nào anh đi dọc theo một con suối chảy siết trong lòng một thung lũng nhỏ, rồi ném một cây gậy chẳng hạn vào dòng nước đang cuồn cuộn chảy đó không, rồi anh có nhìn cây gậy đó bương bả theo dòng nước nhảy lên một cái ghềnh nhỏ, vượt qua một hố nước rồi biến mất sau thác nước không. Cuộc sống của ta cũng biến mất như thế đó. Chết là gì? Chữ ấy có ý nghĩa gì và cảm giác đe dọa mà nó gợi nên hàm chứa điều gì? Dường như không bao giờ ta chấp nhận nó.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x