Trang chủ » Thứ năm, 12 tháng 5 năm 1983

Thứ năm, 12 tháng 5 năm 1983

by Hậu Học Văn
104 views

Sinh nhật thứ 88 của Krishnamurti.

Bây giờ đang là rạng đông ở bán cầu bên này. Bình minh thức giấc thật sớm và kéo dài rất lâu. Bình minh khởi đầu của một ngày là một trong những điều kỳ diệu nhất trên đời.

Sau một đêm giông, cây sơ sác, lá rủ rách toe, cành khô gẫy tơi tả. Những cơn gió dai dẳng đã lọc sạch và làm khô không khí. Bình minh khoan thai ló rạng trên mặt đất và đượm một bản chất phi thường. Có lẽ do ảnh hưởng cơn giông đêm qua thanh tịnh tuyệt vời đến nỗi ta không dám thở e làm phiền một cái gì. Những ngọn lá cho đến những mầm non đều bất động. Toàn bộ trái đất hầu như níu kéo hơi thở của chúng trong một niềm chiêm ngưỡng bao la. Kìa ánh triêu dương đã phớt nhẹ màu cam, màu vàng lên các đỉnh núi và những vệt sáng đã lặng lẽ nhảy múa trên các dãy đồi. Cuối cùng rộn lên những tiếng hót của chim, tiếng kể lể ai oán của chim cu gáy, tiếng thét của chim ưng đuôi đỏ bay lượn trên trời. Nhưng sự tĩnh mặc của rạng đông vẫn bao phủ ban mai, chùm khắp trái đất.

Nếu ta vượt qua dãy đồi bằng cách đi ngang qua thung lũng bên kia cánh vườn cam với vài cánh đồng xanh cùng cây khuynh diệp cao lớn ta sẽ đến một độ cao của các tòa nhà. Ở đây có một học viện nào đó còn ở dốc bên kia của thung lũng có một sân chơi golf thật lớn được bảo tồn rất tốt. Ta đã quên bẵng cái sân dạo trước ta từng đến chơi với những hàng ghế, nay sân chơi vẫn còn đó, vẫn được giữ gìn cẩn thận. Có nhiều người đang chơi, vai đeo túi sách. Ngày trước những cái túi ấy chỉ chứa có sáu hội đoàn bây giờ nó chứa đến mười hai hội. Một sự kiện quá chuyên nghiệp, quá tốn kém.

Rồi ta lại đến một ngọn đồi khác cũng chứa đầy những học viện, những tổ chức đủ loại trong cái thế giới gọi là tự do này ở đây có quá nhiều học viện, nhiều thị trường, nhiều nhóm lao động bên trong và bên ngoài để đem lại bình an trong tâm hồn. Bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cứu vớt những động vật, v.v… Việc làm quái dị này bây giờ đã trở nên quen thuộc với những nhóm ở nơi này nơi kia. Mỗi nhóm có một thủ trưởng, một lãnh đạo, một số thư ký, một người sướng lên và nhiều người nghe theo.

Những tổ chức tí hon và những học viện này phát triển một cách lạ lùng rồi lại dần dần thất bại gây ảnh hưởng đến tất cả các học viện. Trong số đó có những học viện giúp con người ở phạm vi bên ngoài, chẳng hạn như những học viện dành cho những nền văn hóa rộng lớn. Những học viện này có thể đem lại lợi ích, nhưng ta không được để những nhóm do đời sống nội tâm điều khiển. Tức là mê đắm vào nhiều loại thiền định, tóm lấy. Sự phối hợp giữa hai chữ bên trong và điều khiển quả khá lạ lùng. Ai điều khiển và điều khiển cái gì. Người điều khiển có đi ngược mục đích không? Ta dường như không bao giờ tự hỏi những câu căn bản.

Có những tổ chức chuyên giúp người trong thế giới vật lý, được điều khiển bởi những người có lắm vấn đề riêng, khao khát và mong muốn được hoàn thành, luôn săn đuổi thành công, sự kiện ấy xem ra khó tránh và kéo dài từ bao thế kỷ nay. Nhưng có hiện hữu chăng những học viện dành cho sự học hỏi của con người hay dành cho việc tăng trưởng bình an trong tâm. Những hệ thống khác nhau dựa trên những kết luận có thật sự giúp con người không. Tất cả những nhà tổ chức trên thế giới dường như đều nghĩ rằng họ sẽ thành công nhưng họ có thực sự giúp con người thoát được nỗi thống khổ nỗi lo sợ và tất cả nỗi khắc khoải của cuộc đời không. Tác động bên ngoài của con người được đề cao đến thế, được thiết lập như thế trong một loại tạo thành bí ẩn cổ truyền có thay đổi được chút nào con người không.

Tác động ấy có tạo ra yếu tố nào làm thay đổi tận căn rễ con người khiến tính hung bạo, các cuộc chiến và xung đột triền miên ở nơi mà con người sinh sống chấm rứt không? Hiểu biết có đem lại chút lợi ích nào không? Ta hãy lấy ví dụ chữ phát triển, khái niệm mà theo đó con người đã tiến hóa nhờ hiểu biết. Từ những thời xa xưa, con người đã góp nhật một số thông tin hiểu biết nơi thế giới xung quanh họ, nơi bầu trời chế ngự họ, từ chiếc xe bò cho đến chiếc máy bay phản lực rồi đến chuyến du lịch lên mặt trăng và v.v… Tất cả những thứ đó biểu trưng cho sự tiến bộ đáng kể.

Nhưng hiểu biết này có chấm dứt được tính ích kỷ, nhu cầu đua tranh, thói vô tâm xâm lăng của họ không. Thật ra thì hiểu biết đã ý thức và nhận thức về tất cả mọi thứ trên đời, về sự thành lập của nó, về những cuộc xâm lăng của con người từ thủa khai thiên đến nay. Ở nhiều cấp bậc khác nhau ta có những thông tin thật tốt nhưng nội tâm ta còn quá thô thiển, gần như sơ sài dù ta có học rộng biết nhiều nói hay và quyết đoán nhanh lẹ.

Tiến trình bên ngoài này có thể kéo dài bất tận, có hàng ngàn chuyên gia đủ loại, nhưng ta tự hỏi một cách nghiêm túc có tác động bên ngoài nào kể cả thượng đế có thể giúp con người hết buồn, hết cô đơn, hết phạm tội và hết khắc khoải không? Hay con người cứ buộc phải sống, phải chấp nhận, phải quen với sự kiện ấy và xem nó như là một thành phần của cuộc sống. Đa số trên đời này bằng lòng và chấp nhận nó, họ hài lòng với những chủng viện hiến mình cho việc cầu nguyện một tha lực, họ cầu nguyện hòa bình, tham ra vào những cuộc biểu tình đòi hòa bình, nhưng trong tim họ lại thiếu bóng bình an.

Cái gì có thể thay đổi con người? Bị tóm vào lưới sợ hãi trong khi theo đuổi lạc thú bất tận, con người đã đau khổ biết bao. Hình như đó là số phận của họ và không gì có thể thay đổi được. Cuộc đời là thế, thay vì trơ lì, đắng cay, giận dữ, ta có thể tự tìm phương pháp chữa trị không. Chắc chắn là không thể nhờ vào cái tác động bên ngoài được. Con người phải đối mặt với tất cả mọi thứ, chứ không được tránh né, họ cần phải quan sát thật kỹ chứ không được cầu viện, họ là chủ nhân ông của chính mình. Họ đã tạo ra xã hội này, họ phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm này đòi hỏi họ phải thay đổi chính mình. Nhưng những người ý thức được điều này rất hiếm. Thói lý luận của đa số người rất khác biệt, vô trách nhiệm, chỉ tu bồi đời sống cá nhân ích kỷ làm thăng hoa những tham vọng của mình trong khi vẫn tự kỷ.

Điều này không vực dậy bi quang, cũng không làm lạc quan lóe lên. Ta phải quan sát tất cả mọi thứ. Ta là những người duy nhất có thể thay đổi chính mình và thay đổi xã hội mà ta đang sống. Đó là sự kiện không thể tránh khỏi. Nếu ta đào tẩu thì không bao giờ có hòa bình trên trái đất, càng không có niềm vui lâu dài, cũng không có cảm giác hạnh phúc.

Bình minh đã mở một ngày mới, đúng là một ngày mới, một buổi sáng tinh khôi và ngước nhìn mọi thứ. Ta ngất ngây trước vẻ đẹp của trái đất với cây cối với của cải của nó. Đúng là một ngày mới và niềm vui vừa chớm có thật. Nó đấy.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x