Trang chủ » Thứ sáu, 6 tháng 5 năm 1983

Thứ sáu, 6 tháng 5 năm 1983

by Hậu Học Văn
132 views

Không khí sáng nay thật dễ chịu, gió se lạnh, mây phủ ngọn đồi hiền hòa, hương cam nhẹ lan tận đến phòng ngủ, mùi hương thơm ngát đến lạ kỳ. Sáng nay tất cả những bông hoa đều tươi mới chào đón nắng mai, chẳng mấy chốc mây sẽ tản ra, rồi sau đó anh triêu dương sẽ tưng bừng chiếu sáng.

Qua khỏi ngôi làng xe của chúng ta đi qua các thôn xóm. Các máy hạ thủy, thuyền bè, các kho chứa và tất cả những hoạt động xung quanh những giếng dầu để cuối cùng ra đến biển. Băng qua các vùng quýt chúng ta đi ngang qua một thành phố khá lớn, rồi hàng tram mẫu ruộng dâu, bắp cải, rau balam, rau diếp và các thứ rau khác. Tất cả những canh tác này được trồng trên bình nguyên rộng lớn và mầu mỡ nằm giữa đồi và biển. Mọi thứ ở đây đều được làm theo quy mô rộng lớn. Những mẫu vườn chanh, cam, hồ đào đều được trồng trên những diện tích to lớn lạ lùng. Trái đất phì nhiêu này đẹp quá và những ngọn đồi sáng hôm nay thân thiện làm sao.

Cuối cùng chúng ta đến bờ biển Thái Bình Dương xanh ngắt. Biển hôm nay êm như nước hồ và tràn ngập ánh sáng ban mai. Ta phải thiền quán về ánh sáng này, đó không phải là nắng mà là phản chiếu của nắng trên mặt nước lũng linh. Thế nhưng không phải lúc nào biển cũng êm như vậy. Tháng trước biển đã dâng lên những tảng sóng hung ác làm nổ tung bến tàu ra từng mảnh. Phá vỡ những ngôi nhà ven bờ và hủy hoại mọi thứ trong lúc tràn lên con đường lớn ở trên cao dọc theo bờ.

Bây giờ người ta nhặt nhặn những tấm đà do thủy chiều đưa vào bờ để sửa lại cái đập bị tan dã. Hôm nay biển lại giống như con thú hoang đã được thuần hóa. Ta có thể vuốt ve nó, cảm được chiều sâu, chiều rộng và nét đẹp của bể nước mênh mông xanh mát với màu xanh dương đổi sang màu xanh lá cây của sông Niel ở gần bờ. Trong hơi nước mằn mặn, nơi con đường chồm trên mặt biển ta khoan khoái ngắm nhìn những dãy đồi, thảm cỏ, gợn sóng và mặt nước bao la.

Rồi tất cả những vẻ đẹp ấy biến mất khi ta tiến vào thành phố to lớn xấu xí, rộng đến hàng trăm cây số. Một nơi không dễ chịu chút nào lại có đông dân cư thích nghi với môi trường.

Có bao giờ bạn ngồi trên bãi tắm quan sát mặt biển với những ngọn sóng nhấp nhô không. Ngọn thứ bảy có vẻ là ngọn lớn nhất gầm gừ tiến vào bờ. Biển Thái Bình nơi đây có ít thủy chiều, khác với những thủy chiều ở mọi nơi thường chải dài hàng bao nhiêu cây số và xuất hiện rất nhanh. Từ bao thế kỷ nay ở đây chỉ hơi dao động mực nước lên xuống. Ngắm biển với tia nắng lấp lánh của ánh sáng huy hoàng và làn nước trong vắt bằng những giác quan sắc bén ở tuyệt đỉnh của nhận thức. Thì sự quan sát này không có trung tâm điểm, cũng không có người quan sát. Nhìn biển với một bãi cát sạch sẽ được rửa mỗi ngày là một hành động rất đẹp. Không một vết chân nào tồn tại trên cát dù là dấu chân chim bé bỏng, vì biển xóa sạch tất cả.

Những căn nhà xinh xinh vén khéo lấn chiếm bãi biển kia hình như thuộc về những tay giàu sụ, nhưng những của cải, mọi phô trương, những chiếc xe hơi lộng lẫy ấy nào có đáng gì. Ta đã để ý đến một chiếc Mercedes cũ kỹ lộ rõ ba ống thoát ở mỗi bên vỏ sắt chùm đầu máy xe carport. Chủ nhân của nó chắc hẳn là hãnh diện lắm. Họ đã lau chùi xe bóng loáng và tân tiêu nó. Chắc chắn là để có được chiếc xe này họ đã phải nhịn mua nhiều những thứ khác vì như mọi người đều biết xe này bền lắm và còn chạy được thật lâu.

Ngồi trên bãi cát, ta ngắm nhìn những con chim trên bầu trời. Xa kia vọng lại tiếng ồn của những xe hơi đi ngang qua. Sáng nay tuyệt quá, ta dán mắt vào chiều nước lên xuống đưa ta đi thật xa trong động tác bất tuyệt của đến và đi. Chân trời sáng rỡ, nước với trời giao nhau. Ta đang ở trong vịnh nước mênh mông xanh ngắt, điểm trắng với dãy nhà xinh xắn làm đường viền. Sau lưng ta là dẫy núi. Quan sát mà không hề khởi một ý niệm, một phản ứng, một bản ngã. Quan sát không ngừng nghỉ, không hẳn là tỉnh táo mà đúng hơn nên nói là cái tôi vắng bặt, không hoàn toàn ở đấy, chỉ có độc một sự ngắm nhìn chăm chú. Chiêm nghiệm từng tư tưởng khởi lên rồi tan đi, thì tư tưởng sẽ nhận thức được chính mình. Không có kẻ suy tư chiêm nghiệm tư tưởng vì người suy tư chính là tư tưởng.

Vài người qua lại trên bãi cát, khoảng hai hay ba cặp rồi đến một phụ nữ. Ta ngồi đây thưởng thức thiên nhiên quanh mình. Nào là biển sâu xanh thẳm, nào là núi cao sỏi đá, tất cả đều hợp nhất trong ánh mắt này. Ta nhìn mà không chờ đợi một biến cố nào, không khởi một mục đích nào. Chiêm nghiệm như thế bao hàm hành vi học hỏi không phải với sự dồn chứa gần như máy móc của hiểu biết mà với cái nhìn thật gần, sâu sắc, lanh lợi và chìu mến mà không có người quan sát. Nếu kẻ quan sát xuất hiện thì anh ta chỉ là quá khứ quan sát hay muốn thế và chỉ có thể nhớ lại một kỷ niệm không gốc gác. Trong khi sự quan sát lại chấn động, sức sống, sẵn sàng trong từng giây phút. Vạn vật từ con cua nhỏ bé cho đến con chim âu cho đến các con chim cùng đang bay kia lúc nào cũng rình rập. Chúng tìm mồi con cá hay cái gì đó để ăn. Có người đến gần hỏi bạn đang nhìn gì thế. Bạn không nhìn gì cả và cái không đó chứa đủ mọi thứ.

Hôm trước một người đàn ông đứng tuổi đến gặp ta, ông đã từng đi du lịch thấy lắm thứ và cũng viết nhiều. Ông có bộ râu khá chải chuốt và ăn mặc lịch sự, không buông thả cũng không thô kệch. Ông chăm chút từ đôi giầy đến bộ quần áo và dù là người ngoại quốc ông nói tiếng Anh thật lưu loát. Với người ngồi trên bãi cát đang mải ngắm nhìn. Ông nói lúc ở Ấn ông đã nói chuyện với rất nhiều người. Nào là các nhà mô phạm, các nhà bác học và cả những tên cướp nữa. Theo ông, đa số họ đều không để ý gì đến xã hội, đến chiến tranh vũ khí đương thời, cũng không giống mình lắm vào việc tìm cách canh tân xã hội. Tuy không phải nhà cải cách xã hội, ông tự thấy mình có quan hệ mật thiết đến những vấn đề của xã hội mà chúng ta đang sống. Ông không chắc xã hội này có thể thay đổi dễ ràng được hay có những phương pháp nào để thay đổi, nhưng ông nhìn xã hội như nó là một khối thối nát với thái độ ngu xuẩn của những chính trị gia ti tiện kênh kiệu và thấp hèn thô bạo.

Ông nói: ta có thể làm gì cho xã hội này, đưa ra những cải cách nho nhỏ chỗ này chỗ nọ, thay đổi một tổng thống hay một thủ tướng đâu có đủ. Không ít thì nhiều họ cùng là một phường với nhau và chẳng làm nên trò trống gì vì họ vẫn đại diện cho cùng một thứ tầm phào nếu không muốn nói là thô bỉ. Họ chỉ biết vênh váo chứ không làm ích lợi gì cho ai cả. Nhiều nhất thì họ đề nghị vài thay đổi nho nhỏ, nhưng diến biến sự việc không hề đổi thay.

Ông ta đã quan sát nhiều nền văn hóa khác nhau, theo ông thì tận căn bản chúng không khác nhau lắm. Ông có vẻ đứng đắn, tươi vui và kể quê hương mình đẹp lắm, rộng lớn, phong phú với những bãi xa mạc nóng cháy, những núi đá to cao hùng vĩ. Ta nghe ông như nghe biển rào rạc tiếng thủy chiều.

Xã hội không thể thay đổi nếu con người không đổi thay. Chính con người chúng ta và những người khác đã tạo ra xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xã hội phát sinh từ thói biển lận ti tiện, chia rẽ tham lam, khao khát, thô tháo bạo tàn, cạnh tranh của chúng ta. Ta phải chịu trách nhiệm về tính tầm thường ngu ngốc và tầm phào lẫn cái nhìn cục bộ về mọi sự phối hợp với chủ nghĩa tôn giáo. Nếu mỗi người trong chúng ta không thay đổi tận gốc rễ thì xã hội sẽ không bao giờ chuyển biến mà cứ thế là sản phẩm của ta rồi sau đó cai quản ta.

Nó sẽ bắt trước ta theo hình dáng mà ta tạo mẫu, nó đặt cá nhân vào khuôn rồi cái khuôn này lại bỏ cá nhân vào cái khung xã hội và hành động này cứ tiếp diễn không ngừng như biển và thủy chiều lên xuống khi chậm lúc nhanh, khi nguy hiểm. Tác động, phản ứng rồi tác động, ta cứ bị cuốn hút vào chu kỳ chuyển động ấy trừ khi có một mệnh lệnh xâu thẳm nội tâm chặn đứng chu kỳ. Chính mệnh lệnh ấy đem lại một trật tự cho xã hội chứ không phải là sắc luật do chính quyền ban hành. Nhưng bao lâu còn sự rối ren thì vẫn còn luật pháp cùng uy quyền nhà nước vốn do sự vô trật tự mà sinh ra. Luật pháp cũng như xã hội là cái do con người làm ra, chính con người sản sinh ra luật pháp.

Như vậy chính nội tâm con người tạo ra hoàn cảnh xung quanh tùy theo những giới hạn của nó ngoại cảnh lại tác động trên cái tâm điểm là con người, uốn nắn nó. Có bao giờ hành động này chấm rứt không, nội tâm tạo ra môi trường tâm lý, luật pháp các định chế và tổ chức rồi những thứ này lại khiến con người tức trí óc nó phải hoạt động theo một cách nào đó, trong khi chính trí óc, sinh thể bên trong hay phần tâm lý lại cố thay đổi chuyển hướng hoàn cảnh.

Hoạt động này tiếp diễn từ thời nguyên thủy, nó có thể gay go nông cạn và đôi khi sáng chói nhưng đó vẫn luôn luôn là trận chiến giữa tâm và cảnh không khác gì thủy chiều lên xuống. Ta phải tự hỏi có bao giờ hoạt động này gián đoạn không, cái chu kỳ tác động tạo phản ứng, hận thù sinh thêm hận thù, bạo lực làm ra tăng bạo lực. Nó chỉ chấm rứt khi nào có sự quan sát không mục đích, không phản ứng, không chiều hướng. Chỉ khi nào có sự tích lũy dồn chứa thì hành động quan sát mới có một định hướng.

Nhưng sự quan sát bằng chánh niệm có ý thức, bằng tâm bi mẫn thì tự nó phát sinh trí tuệ cần thiết. Sự quan sát này liên kết với trí tuệ sẽ tác động và hành động này không như thủy chiều lên xuống nó đòi hỏi sự mẫn tiệp tối đa để có thể nắm ngay mọi vấn đề không cần danh từ, tên gọi, không một phản ứng nào. Đó là một sự quan sát đầy sức sống và nhiệt tình.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x