Trang chủ » Thứ tư, 4 tháng 5 năm 1983

Thứ tư, 4 tháng 5 năm 1983

by Hậu Học Văn
97 views

Sáng hôm nay trời mù sương, ta khó chông thấy những quả cam chỉ cách nhà có ba thước. Trời lạnh, núi đồi đều bị che khuất, lá cây đều đọng sương. Bây giờ còn sớm quá, thời gian còn lâu lắm mới thức dậy. Cùng với làn gió nhẹ và ánh triêu dương của xứ California.

Tại sao con người luôn tỏ ra quá tàn nhẫn, quá công kích trong hành vi khi gặp chuyện bất như ý luôn sẵn sang tấn công. Điều này đã xảy ra từ hàng ngàn năm nay. Ngày nay, ta khó mà gặp được một người dịu dàng, sẵn sàng nhượng bộ, hoàn toàn rộng lượng và vui vẻ trong sự giao tiếp với người khác.

Đêm qua ta nghe thấy tiếng kêu của con chim cú đại, nó chờ bạn từ xa trả lời. Tiếng kêu của nó vọng xuống tận thung lũng cho đến khi không còn âm vang nữa. Trong màn đêm thật tối, thật lạ lùng, thật thanh tịnh. Thiên nhiên trong những hoạt động rộng dãi dường như sống trong chính trật tự của mình.

Biển cả với những thủy chiều, trăng khuyết rồi trăng đầy, dễ chịu của mùa xuân và nóng bức của mùa hạ. Vụ động đất hôm qua cũng ở trong qua luật của nó. Trât tự là tinh yếu của vũ trụ, trật tự của sinh và chết. Con người xem ra sống vô trật tự, lộn xộn và đã sống như thế từ thủa khai thiên lập địa rồi.

Ngồi cùng với khách dưới mái hiên nơi có giàn hoàng đậu và hoa hồng đỏ trong hương thơm của mặt đất và cây cối mà nói về chuyện vô trật tự thì thật quá uống phí. Chỗ này không phải là nơi để bàn đến những sự rối ren, nỗi thống khổ và hỗn độn của con người khi mà cái trật tự kỳ diệu đang bao phủ chúng ta toát ra từ những dãy đồi thâm u, những ngọn núi sỏi đá, từ thác nước sắp khô cạn nhưng vẫn còn đang thì thầm, nhưng người khách đang ở đây vẻ thân thiện thông minh khá hiểu biết và có lẽ là một chuyên gia về trầm tư.

Con chim sáo đang đậu trên dây cáp điện thoại và vui đùa như thường lệ. Nó bay từng vòng rồi đáp xuống sợi dây cáp như để chế giễu cuộc đời, nó rất thường làm thế và vẫn tiếp tục khiêu khích thiên hạ dù dường như chẳng ai them để ý đến nó.

Sương mù đã tan, ánh nhật quang của mùa xuân ló rạng và con thạch sùng đến sưởi nắng trên tảng đá. Tất cả các con vật nhỏ bé trên mặt đất đều nhanh nhẹn, chúng tuân theo một trật tự ngầm, một trật tự bao hàm nỗi thích chí lẫn thú vui, chúng có vẻ rất hạnh phúc trong ánh nắng, xa hẳn loài người vốn sẵn sàng làm hại và phá rối ngày đẹp của chúng.

Khách hỏi: Con xin phép hỏi, theo Ngài cái gì là quan trọng nhất trong cuộc tồn sinh, cái gì là đức tính cốt yếu nhất mà con người phải đào luyện.

Một cái gì mà anh đào luyện, vun trồng như làm ruộng chẳng hạn thì không phải là chuyện cốt yếu. Chuyện cốt yếu thì phải được phát huy một cách tự nhiên, thoải mái không vì những động cơ ích kỷ. Điều quan trọng nhất đối với mọi người như là sống có trật tự, hài hòa với tất cả những gì xung quanh dù đó là tiếng ồn của những thành phố lớn hay cái gì có vẻ xấu xí tầm thường. Hài hòa với chúng không để chúng ảnh hưởng đến đời sống của mình, cũng không thay đổi hay làm biến dạng cái trật tự trong đó mình đang sống. Này anh bạn, trật tự là thứ quan trọng nhất của đời sống, hay nói cách khác là một trong những thứ cần thiết nhất.

Tại sao trật tự lại là một trong những đức tính của cái trí óc có thể hành động đúng vừa hạnh phúc an vui mà vừa quang minh chính đại?

Trật tự không phải là sản phẩm của tư tưởng. Nó không phải để theo dõi ngày này sang ngày khác, nó không đòi hỏi sự tuân thủ hay thực tập. Như dòng nước chảy ra biển, dòng trật tự cũng bất tận như thế. Nhưng trật tự này không thể hiện hữu trong nỗ lực gắng gượng, trong sự đấu tranh để đi đến thành đạt hay trong sự từ chối. Gạt bỏ cái mất trật tự để thay bằng tập quán hay những thói quen rõ rệt, đó toàn là không phải trật tự. Mâu thuẫn chính là nguyên nhân là nguồn gốc của vô trật tự.

Mọi sự phải tranh đấu mới sống được chứ, không phải vậy sao thưa Ngài. Những cái cây ở đây đã chiến đấu để sống còn, để tăng trưởng. Cây sồi tuyệt vời ở phía sau nhà kia đã chịu đựng bao giông tố, bao năm tháng mưa dầm nắng cháy. Sự sống chính là mâu thuẫn, khổ đau, giông bão vậy mà có phải Ngài bảo rằng trật tự là một trạng thái trong đó không có một mâu thuẫn xung đột nào. Điều ấy dường như không thể nào xảy ra. Nó như một ngôn ngữ xa lạ hoàn tòan khác hẳn với đời sống và lối nghĩ của chúng tôi.

Nếu Ngài không cho là vô lễ xin được hỏi chính Ngài có sống trong một trật tự hoàn toàn vắng bóng xung đột không?

Này anh bạn, có cần thiết anh phải tìm xem có người nào sống không chút nỗ lực gắng gượng, không xung đột nội tâm hay không hay tốt hơn anh nên tự hỏi mình một con người đang sống trong rối ren có thể nào tìm ra trong mình những nguyên nhân hay chỉ một nguyên nhân của sự hỗ độn này. Những đóa hoa kia không hề biết thế nào là trật tự hay vô trật tự, chúng chỉ đơn giản hiện hữu nếu không được tưới nước và chăm sóc hoa sẽ chết, nhưng chết cũng là một phần trong trật tự của hoa. Nắng sẽ đốt cháy hoa trong vòng một tháng và với hoa thì điều ấy là trật tự.

Con thạch sùng sưởi ấm trên tẳng đá chờ ruồi bay ngang, chắc chắn ruồi sẽ đến và thạch sùng sẽ ngốn nó với cái lưỡi nhanh nhẹn. Hình như đó là bản chất của cuộc đời. Con lớn ăn con bé, rồi lại bị con lớn hơn hạ gục. Đó là vòng luân chuyển của thế giới tự nhiên. Ở đây không có trật tự hay vô trật tự, nhưng vì thỉnh thoảng đã trải nghiệm điều này, chúng ta biết có nỗi niềm mong ước, sự hài hòa toàn diện nhưng cũng biết cả nỗi đớn đau khắc khoải, thống khổ và tranh chấp. Nguyên nhân của rối ren là sự nỗ lực không ngừng để trở thành một cái gì, sự đi tìm bản ngã, sự đấu tranh để trở thành một cái gì.

Bao lâu mà óc não con người còn bị hạn cuộc nặng nề bởi đủ loại hoàn cảnh, cứ cân đong đo đếm cái tốt hơn, nhiều hơn. Tâm lý cứ di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác thì đương nhiên vẫn còn phát sinh cảm tưởng, xung đột, mâu thuẫn. Chính đó là sự rối ren, sự rối ren này không những nằm trong những từ thêm và hơn và còn ở trong phản ứng của ta là phải thành công, thắng lợi. Bao lâu còn có sự phân chia ấy, sự đối đãi nhị nguyên ấy, thì tranh chấp là không thể tránh.

Và từ tranh chấp sinh ra cảnh rối ren mất trật tự, có thể người ta ý thức được tất cả điều này nhưng lại phớt lờ đi để vẫn tiếp tục lối hành xử cũ, hết ngày này sang ngày khác cho đến chết. Sự đối đãi nhị nguyên không chỉ biểu hiện bằng lời mà còn là phản ảnh của một sự phân chia sâu xa hơn. Đó là tách biệt con người suy tư với tư tưởng của nó. Con người tư duy tách biệt với chính mình. Con người được tạo ra bởi chính tư tưởng của nó. Con người ấy là quá khứ, là tri thức, hệt như tư tưởng cũng do tri thức sinh ra. Thật ra thì không có sự tách biệt giữa người suy tư với tư tưởng, đó chỉ là một khối hợp nhất, nhưng tư tưởng lại có ảo tưởng tự phân chia. Có lẽ sự phân chia miên viễn này của tư tưởng, sự phân đoạn của nó chính là nguyên nhân của vô trật tự. Chỉ cần thấy được người biết và cái bị biết chỉ là một. Chỉ cần nhận ra sự thật này thì rối ren chấm dứt.

Con chim sáo đã bay đi nhừng chỗ cho con chim cu với tiếng gáy não nuột, rồi con chim đực đến nhập bọn với nó. Chúng đậu trên dây cáp, im lặng, bất động nhưng mắt luôn nhanh nhẹn đề phòng hiểm nguy. Con chim ưng đuôi đỏ và các bạn của nó cũng đã bay đi. Hy vọng là chúng sẽ trở lại ngày mai.

Thế là xong một buổi sáng, ánh nhật quang càng lúc càng chói trang và bóng mát cũng nhiều hơn lên. Trái đất thật an bình trong khi con người chìm trong hỗn độn

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x