Trang chủ » Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

by Trung Kiên Lê
100 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Các Upanishad phân biệt giữa tri thức tâm truyền với tri thức công truyền; còn đối với một hành giả bhakta thì không hề có sự khác biệt thực sự nào giữa tri thức tâm truyền với tình yêu tối thượng (parā-bhakti) cả.

Kinh Mundaka Upanishad nói: “Những bậc liễu ngộ được Brahman tuyên bố rằng có hai loại tri thức đáng để biết đến, đó là tri thức tâm truyền (parā) với tri thức công truyền (aparā).

Tri thức công truyền được chứa trong các kinh Rig-Veda, Yajur-Veda, Sāma-Veda, Atharva-Veda, śikshā (ngữ âm học), kalpa (nghi thức hiến tế), ngữ pháp, nirukta (từ nguyên học và ngữ nghĩa học), âm luật học, và thiên văn học; còn tri thức tâm truyền là cái giúp ta liễu ngộ được cái Thường Hằng Bất Biến”.

Tri thức tâm truyền, do đó, đã được chứng minh rõ ràng là tri thức về Brahman; và Devi-Bhāgavata cho chúng ta một định nghĩa về tình yêu tối thượng (parā-bhakti): “Khi được rót từ bình này sang bình khác thì dầu tạo thành một dòng chảy liên tục, cũng vậy, khi tâm trí nhất tâm quán tưởng về Thượng Đế không một niệm dừng thì chúng ta có cái gọi là parā-bhakti hay tình thương yêu tối thượng”.

Khi tâm trí và con tim hướng về Thượng Đế một cách bền vững và trầm tĩnh, một niệm không lìa thì đó thực sự là sự biểu hiện tối cao của tình yêu mà con người dành cho Thượng Đế.

Mọi hình thức khác của bhakti chỉ là sự chuẩn bị để đạt đến chóp đỉnh tối cao của tình yêu đó, tức parā-bhakti – còn được gọi là rāgānugā, hay tình yêu xuất phát từ sự gắn bó đó.

Khi tình yêu tối thượng đến với tâm hồn con người thì tâm trí họ sẽ luôn nghĩ về Thượng Đế và không tưởng nhớ đến thứ chi khác.

Trong tư tưởng họ không còn chỗ cho điều gì khác ngoài Thượng Đế, linh hồn họ sẽ trở nên thuần tịnh tuyệt đối, chỉ có họ mới bẻ gãy được những gông cùm trói buộc của tâm trí cùng vật chất, và trở nên tự do một cách trầm tịnh.

Chỉ có người đó mới có thể sùng bái Thượng Đế trong tâm hồn mình; đối với họ thì tất cả hình thức, biểu tượng, kinh sách và giáo lý đều không cần thiết, và chúng không thể chứng tỏ là khả dụng theo bất cứ cách nào.

Thương yêu Thượng Đế như thế không phải là chuyện dễ dàng. Ta thấy tình yêu bình thường của con người chỉ phát triển tại những nơi mà nó được đáp lại; nơi nào mà tình yêu không được đáp lại bằng tình yêu thì sự hững hờ lạnh nhạt sẽ là kết quả tất nhiên.

Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy trong một số trường hợp hiếm hoi, tình yêu tự nó biểu hiện mà không cần được đáp lại bằng tình yêu.

Để minh họa, ta có thể so sánh tình yêu loại này với sự yêu thích của con thiêu thân dành cho ngọn lửa; loài côn trùng đó yêu thích lửa, lao vào đó và chết.

Thực ra, bản chất của loài côn trùng này khiến chúng phải yêu thích như thế. Thương yêu chỉ vì bản chất của thương yêu là thương yêu, điều đó hiển nhiên là sự biểu hiện cao cả nhất và vị tha nhất của tình yêu mà ta có thể chứng kiến trên thế gian này.

Thương yêu như thế, tự bản thân nó khi phát triển trên bình diện tâm linh, tất yếu sẽ dẫn đến sự thành tựu parā-bhakti.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x