Trang chủ » Chú giải thuật ngữ

Chú giải thuật ngữ

by Hậu Học Văn
250 views

Advaita: Phi đối đãi, bất nhị

Adya: Tiên nguyên, nguyên thủy

Agni: Lửa

Aham: Ta, ngã tướng

Ajnana: Vô minh

Akasha: Không gian, hư không

Ananda: Cực lạc, hỷ lạc, chơn hạnh phúc

Arati: Lễ bái vào lúc sáng sớm hay chiều

Asana: Tứ thế, ngồi

Ashram: Tịnh xá, ẩn xá

Atman: Cái Ta

Avatar: Sự hiện thân của thần linh

Bhagavan: Thượng đế, Chúa

Bhajan: Sùng kính, tôn thờ

Bhakta: Người sùng kính, tín đồ

Bhakti: Sự sùng kính

Bija: Chủng tử, hạt giống, nguồn gốc

Brahman: Đấng Sáng Tạo

Brahmarandhra: Sự khai mở luân xa trên đỉnh đầu

Buddhi: Trí tuệ

Chaitanya: Ý thức

Chakra: Luân xa

Chakrapani: Năng lượng

Chidakash: Ý thức, không gian

Chit: Ý thức vũ trụ

Chitta: Tâm

Deva: Thần linh

Dhyana: Thiền quán

Gayatri: Mật chú Vệ-đà

Gita: Bài hát

Guna: Thuộc tính, đặc tính vũ trụ

Guru: Đạo sư

Hatha Yoga: Pháp môn điều ngự thân xác và hơi thở

Hiranyagarbha: Tâm vũ trụ, trứng vũ trụ

Isvara/Iswara: Thượng đế

Jagat: Thế giới

Jagrat: Trạng thái thức

Japa: Niệm chú

Jiva: Linh hồn cá nhân

Jnana: Biết

Kalpana: Khả năng tưởng tượng của tâm

Kama: Tham ái, dục vọng

Karma: Hành động, nghiệp

Karta: Người làm, tác nhân

Kosa: Ấm, ngăn che, bao bọc

Kriya: Hành động vật lý

Kumbhaka: Nín thở

Kundalini: Hỏa hầu, năng lượng tiên nguyên của vũ trụ

Laya: Hòa tan, hóa giải, dung nhập

Lila: Vở kịch, trò chơi

Linga: Biểu tượng

Maha: Vĩ đại

Mahakash: Không gian vô biên

Mahesvara: Thượng đế vĩ đại

Manana: Thường tư duy, phản quan

Manas: Khả năng tư duy, tâm

Manolaya: Sự thu hồi và hòa tan tâm vào nguyên nhân của nó Mantra: Âm tiếng hay ngôn từ linh thiêng, thần chú

Maya: Quyền năng ngăn che và phóng chiếu, quyền năng tạo ra ảo ảnh của Brahman

Moksha/Mukti: Giải thoát, giải phóng

Mouna: Sự im lặng

Mula: Căn nguyên, nguồn gốc

Mumukshu: Người đi tìm giải thoát

Muni: Bậc thánh nhân, người tu khổ hạnh

Murti: Người được sùng bái, thần tượng

Nama: Tên, danh xưng

Namarupa: Danh xưng và hình tướng, tính chất của thế giới Neti-neti: “Không phải cái này, không phải cái này” – sự phủ nhận mọi danh xưng và hình tướng để đạt đến chân lý đằng sau mọi danh xưng và hình tướng Nirguna: Vô thuộc tính, không còn thuộc tính

Nirgunabrahman: Cái Tuyệt Đối phi nhân cách, vô thuộc tính Nirvana: Sự giải thoát cuối cùng 

Niskama: Vô tham ái

Para: Tối thượng

Parabrahman: Cái Tuyệt Đối tối thượng

Prajna: Ý thức, biết

Prakriti: Tiên nguyên, nguyên nhân sẵn có của sự tồn tại có tính cách hiện tượng Pralaya: Hội nhập hoàn toàn

Prana: Năng lượng của sự sống, hơi thở của sự sống

Prema: Tình yêu thiêng liêng

Puja: Sùng kính, tôn thờ

Purna: Viên mãn, vô biên

Purusha: Cái Ta ở ngay tâm của tất cả mọi vật

Rajas: Đam mê, tính hiếu động, một trong ba đặc tính của năng lượng vũ trụ

Sadhaka: Hành giả tâm linh

Sadhana: Sự tu tập tâm linh

Sadhu: Người mộ đạo, chính trực

Saguna Brahman: Cái Tuyệt Đối được cho là có nhiều tính cách Sakti/Shakti: Năng lượng, sức mạnh

Samadhi: Tính duy nhất, khi cái ta hội nhập vào cái Ta (Oneness, when the self merges into the Self)

Samsara: Cuộc sống trần gian

Samskara: Ấn tượng tâm lý

Sankalpa: Ý nghĩ, tham ái, tưởng tượng

Sat-Chit-Ananda: Tồn tại – Biết – Hỷ lạc

Sat-Guru: Cái Ta bên trong

Satsang: Thân cận thiện tri thức

Sattva/Sattwa: Ánh sáng, sự thuần khiết, hiện hữu, một trong ba tính chất của vũ

trụ

Shastra: Kinh điển

Siddha: Bậc toàn thiện

Siddhi: Quyền năng tâm linh

Sloka: Thánh thơ

Sphurna: Sự vỗ, đập, rung chuyển

Sunya: Không, Vô

Sutra: Một câu văn, câu nói ngắn gọn

Swarupa: Tinh hoa, cốt lõi, bản chất chơn thật của hiện hữu Tamas: Vô minh, u tối, một trong ba tính chất của vũ trụ

Tattva: Nguyên tố

Turiya: Trạng thái siêu ý thức, định

Upanishad: Áo nghĩa thư, một bộ trong tạng kinh Vệ-đà Vac/Vak: Thuyết giảng

Vaikuntha: Cõi giới của Thần Vishnu Vairagya: Lãnh đạm với chuyện thế gian

Vasana: Ham muốn vi tế

Veda: Kinh Vệ-đà, một thánh thư của Ấn giáo

Vedanta: Bộ cuối của tạng kinh Vệ-đà

Vichara: Tìm hiểu bản chất của cái Ta

Vijnana: Nguyên lý trí tuệ thanh tịnh

Virat: Thế giới vĩ mô, thế giới vật lý

Viveka: Phân biệt giữa cái thật và không thật

Yoga: Sự hợp nhất, triết lý của Patanjali

Yogi: Hành giả Yoga, người thực hành yoga.

❁ ❁ ❁

Ý thức và cái Tuyêt đối – Sri Nisargadatta Maharaj
Ảnh: Jongsun Lee on Unsplash

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x