Trang chủ » Vui sống hiểm nguy – Osho

Vui sống hiểm nguy – Osho

by Hậu Học Văn
305 views

Vui sống hiểm nguy

Những người dũng cảm, họ đi liều lĩnh. Họ tìm tất cả mọi cơ hội nguy hiểm. Triết lí sống của họ không phải là triết lí sống của công ti bảo hiểm. Triết lí sống của họ là triết lí của người leo núi, người lái tàu lượn, người lướt sóng. Và không chỉ trong vùng biển khơi họ lướt sóng; họ lướt sóng trong vùng biển bên trong nhất của mình. Và không chỉ trèo lên Alp và Himalaya bên ngoài; họ tìm kiếm các đỉnh bên trong.

Sống hiểm nguy nghĩa là sống. Nếu bạn không sống một cách hiểm nguy, bạn không sống. Việc sống chỉ nở hoa trong nguy hiểm. Việc sống không bao giờ nở hoa trong an ninh; nó nở hoa chỉ trong không an ninh.

Nếu bạn bắt đầu lấy an toàn, bạn trở thành cái vũng tù đọng. Thế thì năng lượng của bạn không còn chuyển động nữa. Thế thì bạn sợ… bởi vì người ta chẳng bao giờ biết được làm sao đi vào cái không biết. Và tại sao lại nhận nguy hiểm? Cái đã biết là an toàn hơn. Thế thì bạn bị ám ảnh với cái quen thuộc. Bạn trở nên chán ngán với nó, bạn chán ngấy nó, bạn cảm thấy khổ trong nó, nhưng dầu vậy nó dường như quen thuộc và thuận tiện. Ít nhất nó cũng được biết rồi. Cái không biết tạo ra run rẩy trong bạn. Chính ‎ý tưởng về cái không biết, và bạn bắt đầu cảm thấy không an toàn.

Chỉ có hai kiểu người trên thế giới. Những người muốn sống tiện nghi – họ đang tìm kiếm cái chết, họ muốn nấm mồ tiện nghi. Và những người muốn sống – họ chọn sống một cách nguy hiểm, bởi vì cuộc sống xúc động chỉ khi có nguy hiểm.

Bạn đã bao giờ trèo núi chưa? Trèo càng cao bạn càng cảm thấy tươi tắn hơn, bạn càng cảm thấy trẻ trung hơn. Nguy cơ bị ngã càng lớn, vực thẳm bên cạnh càng lớn, bạn càng sống động hơn… giữa sống và chết, khi bạn treo lơ lửng giữa sống và chết. Thế thì không có chán, thế thì không có bụi bặm của quá khứ, không ham muốn về tương lai. Thế thì khoảnh khắc hiện tại là rất sắc bén, như ngọn lửa. Điều đó là đủ – bạn sống tại đây và bây giờ.

Hay lướt sóng… hay trượt tuyết, hay bay tàu lượn – bất kì ở đâu có mạo hiểm mất mạng, đều có niềm vui vô cùng bởi vì nguy cơ mất mạng làm cho bạn cực kì sống động. Do đó mọi người bị hấp dẫn tới các môn thể thao nguy hiểm.

Mọi người cứ trèo núi… Ai đó đã hỏi Edmund Hillary, “Sao ông lại cố gắng trèo lên đỉnh Everest? Tại sao?” Và Hillary nói, “Bởi vì nó có đó – một thách thức thường xuyên.” Điều đó là mạo hiểm, nhiều người đã chết trước đó. Trong gần sáu mươi, bẩy mươi năm, nhiều nhóm đã đi – và gần như chắc chắn chết, nhưng dầu vậy người ta vẫn đi. Hấp dẫn là gì?

Lên cao hơn, đi xa hơn khỏi chỗ định cư, cuộc sống thường lệ, bạn lại trở thành hoang sơ, bạn lại trở thành một phần của thế giới con vật. Bạn lại sống như hổ hay sư tử, hay như dòng sông. Bạn lại soải cánh như con chim trong bầu trời, đi ngày một xa hơn. Và từng khoảnh khắc an ninh, số dư ngân hàng, vợ, chồng, gia đình, xã hội, nhà thờ, kính trọng… tất cả đều nhạt nhoà xa xăm, ngày một xa hơn. Bạn trở thành một mình.

Đây là lí do tại sao mọi người lại quan tâm quá nhiều tới thể thao. Nhưng điều đó nữa cũng không phải là nguy hiểm thực bởi vì bạn có thể trở nên rất, rất thành thạo. Bạn có thể học nó, bạn có thể được huấn luyện về nó. Đó là mạo hiểm được tính toán kĩ – nếu bạn cho phép tôi về cách diễn đạt này, mạo hiểm được tính toán. Bạn có thể huấn luyện công nghệ leo núi và bạn có thể tính toán mọi thận trọng. Hay lái xe tốc độ cao – bạn có thể đi một trăm dặm một giờ và đó là nguy hiểm, điều đó gây xúc động. Nhưng bạn có thể trở nên thực sự có kĩ năng về điều đó và nguy cơ chỉ dành cho người ngoài; với bạn nó không nguy mấy. Ngay cả nếu rủi ro có đó, nó cũng ở sát giới hạn. Và thế rồi, những nguy cơ này chỉ là nguy cơ về vật lí, chỉ thân thể tham gia vào.

Khi tôi nói với bạn, sống nguy hiểm, tôi ngụ ‎ý không chỉ nguy cơ thân thể mà cả nguy cơ tâm lí nữa, và chung cuộc, nguy cơ tâm linh. Tính tôn giáo là nguy cơ tâm linh. Nó đi tới đỉnh cao mà từ đó có thể không có lối về. Đó là ý nghĩa của thuật ngữ Phật giáo, anagamin – người không bao giờ trở lại. Nó sẽ đi tới đỉnh cao thế, tới điểm không quay lại… thế rồi người ta đơn giản mất đi. Người ta không bao giờ quay lại nữa.

Khi tôi nói sống một cách nguy hiểm, tôi ngụ ‎ý đừng sống cuộc sống của sự kính trọng bình thường – rằng bạn là thị trưởng trong thành phố, hay thành viên của công ti. Đây không phải là cuộc sống. Hay bạn là bộ trưởng, hay bạn có nghề tốt và kiếm khá và tiền cứ tích luỹ vào ngân hàng và mọi thứ đều diễn ra hoàn hảo. Khi mọi thứ diễn ra hoàn hảo, đơn giản nhìn nó – bạn đang chết đi và chẳng cái gì xảy ra cả. Mọi người có thể kính trọng bạn, và khi bạn chết một đám diễu hành lớn sẽ đi sau bạn. Tốt, có thế thôi, và trên báo chí ảnh bạn sẽ được đăng và sẽ có các bài bình luận, và thế rồi mọi người sẽ quên bạn đi. Và bạn đã sống cả cuộc đời mình chỉ vì những điều này.

Quan sát – người ta có thể bỏ lỡ toàn thể cuộc sống của mình vì những điều trần tục, tầm thường. Mang tính tâm linh nghĩa là hiểu rằng những điều nhỏ bé này không nên được cho là quan trọng quá nhiều. Tôi không nói rằng chúng là vô nghĩa. Tôi đang nói rằng chúng là có nghĩa nhưng không có nghĩa như bạn nghĩ.

Tiền là cần thiết. Nó là một nhu cầu. Nhưng tiền không phải là mục đích và không thể là mục đích được. Nhà chắc chắn là cần. Nó là một nhu cầu. Tôi không phải là người khổ hạnh và tôi không muốn bạn phá nhà của mình và trốn lên Himalaya. Nhà là cần thiết – nhưng nhà là cần thiết cho bạn. Đừng hiểu lầm điều đó.

Như tôi thấy mọi người, toàn thể vấn đề đã trở thành lộn ngược. Họ tồn tại cứ dường như họ được cần tới cho ngôi nhà. Họ làm việc vì cái nhà. Cứ dường như họ được cần tới cho số dư ngân hàng – họ đơn giản thu tiền và rồi họ chết. Và họ chưa bao giờ sống cả. Họ chưa bao giờ có một khoảnh khắc của cuộc sống rộn ràng, phơi phới. Họ bị cầm tù trong an ninh, quen thuộc, kính trọng.

Thế rồi nếu bạn cảm thấy chán, điều đó là tự nhiên. Mọi người tới tôi và họ nói họ cảm thấy rất chán. Họ phát ngấy, mắc kẹt, phải làm gì? Họ nghĩ rằng chỉ bằng việc lặp lại câu mật chú họ sẽ lại trở thành sống động. Không dễ dàng thế đâu. Họ sẽ phải thay đổi toàn thể hình mẫu cuộc sống của mình.

Yêu, nhưng đừng nghĩ rằng ngày mai người đàn bà sẽ sẵn có cho bạn. Đừng trông đợi. Đừng thu người đàn bà thành vợ. Thế thì bạn đang sống một cách nguy hiểm. Đừng thu người đàn ông thành chồng, bởi vì chồng là điều xấu xí. Để người đàn ông của bạn là người đàn ông của bạn và người đàn bà của bạn là người đàn bà của bạn, và đừng làm ngày mai của bạn thành dự đoán được. Đừng trông đợi điều gì và sẵn sàng cho mọi thứ. Đó là điều tôi ngụ ‎ khi tôi nói sống một cách nguy hiểm.

Chúng ta làm gì? Chúng ta rơi vào tình yêu với người đàn bà và lập tức chúng ta bắt đầu ra toà, hay tới văn phòng đăng kí, hay tới nhà thờ, để được lấy nhau. Tôi không nói đừng lấy nhau. Đấy là nghi lễ. Tốt, thoả mãn cho xã hội, nhưng sâu trong tâm trí, bạn chẳng bao giờ sở hữu người đàn bà cả. Đừng bao giờ dù chỉ một giây nói rằng “Em thuộc về anh.” Bởi vì làm sao một người có thể thuộc vào bạn được? Và khi bạn bắt đầu sở hữu người đàn bà, cô ấy sẽ bắt đầu sở hữu bạn. Thế thì các bạn cả hai không còn trong tình yêu nữa. Các bạn đang nghiền nát và giết lẫn nhau, làm tê liệt lẫn nhau.

Yêu, nhưng đừng để tình yêu của bạn thoái hoá thành hôn nhân. Làm việc – làm việc là cần thiết – nhưng đừng để công việc trở thành cuộc sống duy nhất của bạn. Chơi đùa nên vẫn còn là cuộc sống của bạn, trung tâm cuộc sống của bạn. Công việc nên chỉ là phương tiện hướng tới chơi đùa. Làm việc trong văn phòng và làm việc trong nhà máy và làm việc trong cửa hàng, nhưng có thời gian, cơ hội để chơi đùa. Đừng để cuộc sống của bạn bị thu lại thành chỉ có thường lệ làm việc – bởi vì mục đích của cuộc sống là chơi đùa!

Chơi đùa có nghĩa làm cái gì đó vì riêng nó. Nếu bạn tận hưởng nhiều thứ hơn vì riêng chúng, bạn sẽ sống động hơn. Tất nhiên, cuộc sống của bạn bao giờ cũng trong mạo hiểm, nguy hiểm. Nhưng đó là cách cuộc sống phải vậy. Mạo hiểm là một phần của nó. Trong thực tế phần tốt hơn của nó là mạo hiểm, phần tốt nhất của nó là mạo hiểm. Phần đẹp nhất của nó là mạo hiểm. Nó là mạo hiểm mọi khoảnh khắc. Bạn có thể không nhận biết… Bạn thở vào, bạn thở ra, có mạo hiểm. Ngay cả thở ra – ai biết được liệu hơi thở có quay lại hay không? Điều đó không chắc chắn, không có đảm bảo.

Nhưng có vài người coi toàn thể tôn giáo là an ninh. Ngay cả họ nói về Thượng đế, họ nói về Thượng đế như an ninh tối cao. Nếu họ nghĩ về Thượng đế, họ chỉ nghĩ bởi vì họ sợ. Nếu họ nguyện và thiền, họ đi chỉ để họ vẫn còn trong “sách tốt” – trong sách tốt của Thượng đế: “Nếu có Thượng đế, ngài sẽ biết rằng mình là người đi nhà thờ đều đặn, người tôn thờ đều đặn. Mình có thể làm chứng cho điều đó.” Ngay cả lời cầu nguyện của họ cũng chỉ là phương tiện.

Sống nguy hiểm nghĩa là sống cuộc sống dường như từng khoảnh khắc đều là mục đích riêng của nó. Từng khoảnh khắc đều có giá trị cố hữu của nó, và bạn vô sợ hãi. Bạn biết cái chết có đó, và bạn chấp nhận sự kiện rằng cái chết có đó, và bạn không trốn tránh cái chết. Thực tế, bạn đi và đương đầu với cái chết. Bạn tận hưởng những khoảnh khắc đó của việc đương đầu với cái chết – về mặt vật lí, về mặt tâm lí, về mặt tâm linh.

Tận hưởng những khoảnh khắc đó nơi bạn trực tiếp đi vào tiếp xúc với cái chết – nơi cái chết trở thành gần như một thực tại – là điều tôi ngụ ‎ý khi tôi nói sống một cách nguy hiểm.

Những người dũng cảm, họ đi mạo hiểm. Họ tìm tất cả các cơ hội nguy hiểm. Triết‎ lí sống của họ không phải là triết lí của công ti bảo hiểm. Triết lí sống của họ là triết lí của người leo núi, người bay tàu lượn, người lướt sóng. Và không chỉ ngoài biển khơi họ lướt sóng; họ lướt sóng trong vùng biển bên trong nhất của mình. Và không chỉ ở bên ngoài họ leo lên Alp và Himalaya; họ tìm kiếm các đỉnh bên trong.

Nhưng nhớ một điều: đừng bao giờ quên nghệ thuật mạo hiểm – đừng bao giờ, đừng bao giờ. Bao giờ cũng còn khả năng mạo hiểm. Bất kì đâu bạn có thể tìm thấy cơ hội để mạo hiểm, đừng bao giờ bỏ lỡ nó, và bạn sẽ không bao giờ là người mất. Mạo hiểm là bảo đảm duy nhất cho việc sống đúng đắn.

Dù bạn làm bất kì cái gì, cuộc sống vẫn là điều bí ẩn

Tâm trí có khó khăn trong việc chấp nhận ý tưởng rằng có cái gì đó không thể giải thích được. Tâm trí có thôi thúc rất điên khùng về mọi điều phải được giải thích… nếu không giải thích được, ít nhất cũng cứ giải thích đi! Bất kì cái gì vẫn còn là câu đố, nghịch lí, luôn gây rắc rối cho tâm trí bạn.

Toàn bộ lịch sử của triết học, tôn giáo, khoa học, toán học, đều có cùng một gốc rễ, cùng một tâm trí – cùng chỗ ngứa. Bạn có thể tự gãi cho mình theo cách này, ai đó khác có thể gãi theo cách khác… nhưng cái ngứa đó cần phải được hiểu. Cái ngứa đó là tin tưởng rằng sự tồn tại không phải là bí ẩn. Tâm trí chỉ có thể cảm thấy yên ổn như ở nhà nếu bằng cách nào đó khử bỏ được điều bí ẩn trong sự tồn tại.

Tôn giáo đã làm điều đó bằng việc tạo ra Thượng đế, Thánh thần thiêng liêng, Đứa con duy nhất; các tôn giáo khác đã tạo ra các thứ khác. Đây là cách thức của họ để che đậy lỗ hổng không thể che đậy được; dù bạn làm bất kì điều gì, lỗ hổng vẫn cứ có đó. Thực tế bạn càng che đậy nó, nó lại càng có đó, được nhấn mạnh hơn. Chính nỗ lực của bạn để che đậy nó lại chỉ ra nỗi sợ của bạn rằng ai đó sẽ thấy lỗ hổng này.

Chuyện hay xảy ra trong thời thơ ấu của tôi hàng ngày bởi vì tôi thích trèo cây, cây càng cao càng thích trèo. Và, một cách tự nhiên, nhiều lần tôi bị ngã từ trên cây; tôi vẫn còn mang đầy sẹo từ những vết trầy xước trên chân và đầu gối và mọi nơi. Bởi vì tôi liên tục trèo cây và ngã, mọi ngày quần áo tôi đều bị rách. Và mẹ tôi sẽ nói, “Đừng ra ngoài với những lỗ thủng đó trên quần áo con. Để mẹ vá lại cho đã.” Tôi nói, “Không, không vá đâu.”

Mẹ tôi nói, “Nhưng mọi người sẽ nghĩ… con là con trai của nhà buôn vải tốt nhất trong thị trấn này, nhưng con bao giờ cũng lang thang trong cả thị trấn với quần áo rách mà chẳng ai chăm sóc cho.”

Tôi nói, “Nếu mẹ vá nó thì nó lại thành xấu. Ngay bây giờ bất kì ai cũng có thể thấy nó còn mới mà. Con không ra khỏi nhà với lỗ thủng này. Nó vẫn còn mới tinh, con vừa mới bị ngã từ cây. Nhưng với việc vá của mẹ quần áo này lại giống như đồ cũ mà con đã che giấu.

“Việc vá của mẹ sẽ làm cho con trông đáng thương, áo rách của con đơn giản làm cho con thành dũng cảm. Mẹ đừng lo nghĩ về điều đó. Và bất kì ai nói với con về điều đó con có thể thách thức: ‘Bác có thể cùng cháu trèo lên cây đó không, và nếu bác có thể xoay xở không ngã thì chỉ thế bác mới có quyền nói điều gì đó.'”

Và có vài cái cây ở Ấn Độ rất mềm yếu, dễ gẫy. Một cây là jamun. Jamun là cây có quả rất ngọt, nhưng cây lại vươn lên rất cao và rất yếu; cành của nó có thể gẫy vào bất kì lúc nào. Và chừng nào bạn còn chưa trèo lên cao hơn thì bạn không lấy được được quả ngon nhất bởi vì quả ở thấp hơn đã bị những người với phẩm chất thấp hơn lấy đi rồi – những người chỉ dám lên tới quãng ba mét.

Nếu bạn có dũng cảm leo lên chín mét, thế thì bạn sẽ lấy được quả ngon ngọt thực sự. Chúng được giữ cho những người dũng cảm. Nhưng từ đó, việc ngã gần như là chắc chắn. Bạn không thể làm được gì về điều đó cả, nó không nằm trong quyền lực của bạn. Chỉ một chút ít gió mạnh thôi… Bạn không thể xuống thật nhanh được; cả cành gẫy ngay khỏi cây, và trước khi bạn có thể làm được gì bạn đã nằm trên đất rồi.

Nhưng mẹ tôi không bao giờ có thể hiểu được ý tôi. Tôi đã cố gắng giải thích cho bà ấy, “Điều đó rất đơn giản. Nếu mẹ mà không vá áo cho con, điều đó đơn giản nghĩa là chỗ rách còn tươi mới; như bây giờ nó vừa xảy ra. Nhưng được vá lại – điều đó chắc chắn chỉ ra nó không còn mới nữa; con đã từ nhà tới với chiếc áo được vá. Rồi nó nổi bật hơn, và con không muốn bị coi là nghèo thế.”

Bà ấy nói, “Mẹ không hiểu con có loại tâm trí gì, vì mọi người khác trong nhà… bất kì khi nào áo của ai đó bị rách hay cái cúc nào đó bị đứt họ đều tới mẹ và nói, ‘Con sắp đi ra ngoài rồi – trước hết mẹ vá lại nó đi.’ Còn con là người duy nhất… Mẹ phải tới con, vậy mà con vẫn không sẵn lòng để mẹ vá cho.”

Tôi nói, “Không, không vá đâu. Nếu mẹ muốn cho con cái áo khác, điều đó thì được. Áo vá con sẽ không mặc đâu. Không vá, con có thể mặc nó cả năm; không có vấn đề gì cả bởi vì nó bao giờ cũng tươi mới. Con bao giờ cũng nói con vừa mới ngã từ trên cây xuống.”

Toàn thể lịch sử của tâm trí, theo các nhánh khác nhau, đều đã làm công việc may vá này – đặc biệt trong toán học, bởi vì toán học thuần tuý là trò chơi tâm trí. Có các nhà toán học cứ cho rằng không phải vậy, cũng như các nhà thượng đế học coi Thượng đế là thực tại. Thượng đế chỉ là ý niệm. Và nếu ngựa mà có ý niệm thì Thượng đế của chúng sẽ là ngựa. Bạn có thể tuyệt đối chắc chắn đó sẽ không là người, vì người đã tàn bạo với ngựa tới mức người chỉ được ngựa quan niệm như quỉ chứ không như Thượng đế. Nhưng thế thì mọi con vật đều sẽ có ý niệm riêng của chúng về Thượng đế, cũng như mọi giống người đều có ý niệm riêng của mình về Thượng đế.

Ý niệm là cái thay thế cho nơi cuộc sống là bí ẩn và bạn tìm ra lỗ hổng mà không thể được thực tại lấp đầy. Bạn rót đầy những lỗ hổng đó bằng các ý niệm; và ít nhất bạn cũng bắt đầu cảm thấy được thoả mãn rằng cuộc sống là hiểu được.

Bạn đã bao giờ nghĩ về từ “understand – hiểu” chưa? Nó có nghĩa là đứng dưới bạn (under là dưới, stand là đứng). Điều kì lạ là từ này dần dần đã mang một nghĩa xa hẳn với ý tưởng nguyên gốc: bất kì cái gì bạn có thể làm cho đứng dưới bạn, cái đó là dưới ngón tay bạn, dưới quyền lực của bạn, dưới giầy bạn, bạn là chủ của nó.

Mọi người đã cố gắng hiểu cuộc sống theo cùng cách đó, để cho họ có thể đặt cuộc sống dưới chân mình và tuyên bố, “Chúng ta là chủ. Bây giờ chẳng cái gì không được chúng ta hiểu cả.”

Nhưng điều đó là không thể được. Dù bạn làm bất kì điều gì, cuộc sống là bí ẩn và cứ vẫn còn là bí ẩn.

CÓ CÕI BÊN KIA Ở MỌI NƠI. Chúng ta bị bao quanh bởi cõi bên kia. Cõi bên kia đó chính là Thượng đế; cõi bên kia đó phải được thấm nhuần. Nó là bên trong, nó là bên ngoài; nó bao giờ cũng có đó. Và nếu bạn quên nó… như chúng ta vẫn thường quên, bởi vì nhìn vào cõi bên kia là rất không thoải mái, bất tiện. Cứ dường như là người ta nhìn vào vực thẳm, và người ta bắt đầu run rẩy, người ta bắt đầu cảm thấy nôn nao. Chính nhận biết về vực thẳm và bạn bắt đầu run. Không ai nhìn vào vực thẳm cả; chúng ta cứ nhìn sang hướng khác, chúng ta cứ né tránh cái thực. Cái thực là giống như vực thẳm, bởi vì cái thực là cái trống rỗng lớn lao. Nó là bầu trời bao la không biên giới. Phật nói: durangama – sẵn có cho cõi bên kia. Đừng bao giờ vẫn còn bị giới hạn trong các biên giới, bao giờ cũng lấn qua biên giới. Làm các biên giới nếu bạn cần chúng, nhưng bao giờ cũng nhớ bạn phải bước ra. Đừng bao giờ làm thành cầm tù.

Chúng ta làm ra nhiều loại cầm tù: quan hệ, tin tưởng, tôn giáo, chúng tất cả đều là cầm tù. Người ta cảm thấy ấm cúng bởi vì không có gió dữ dội thổi. Người ta cảm thấy được bảo vệ – mặc dầu việc bảo vệ này là giả, bởi vì cái chết sẽ tới và sẽ lôi bạn vào cõi bên kia. Trước khi cái chết tới và lôi bạn vào cõi bên kia, đi theo cách riêng của bạn đi.

Một câu chuyện:

Một Thiền sư sắp chết. Ông ấy già lắm rồi, gần chín mươi tuổi. Bỗng nhiên ông ấy mở mắt ra và ông ấy nói, “Giầy của ta đâu rồi?”

Và đệ tử nói, “Thầy đi đâu vậy? Thầy có gàn không đấy? Thầy sắp chết, và các bác sĩ đã nói rằng không còn khả năng nào nữa; chỉ còn vài phút nữa thôi.”

Thầy nói, “Đó là lí do tại sao ta lại hỏi giầy: Ta muốn đi tới nghĩa địa, bởi vì ta không muốn bị lôi đi. Ta sẽ đi theo cách của ta và ta sẽ gặp cái chết ở đó. Ta không muốn bị lôi đi. Và các ông biết ta rồi đấy – ta chưa bao giờ nghiêng theo bất kì ai khác. Điều này sẽ là rất xấu, rằng bốn người sẽ khênh ta. Không.”

Ông ấy bước tới nghĩa địa. Không chỉ thế, ông ấy đào nấm mồ riêng của mình, nằm xuống đó, và chết. Phải dũng cảm thế để chấp nhận cái không biết, phải dũng cảm thế để đi theo cách riêng của mình và đón chào cõi bên kia! Thế thì cái chết được biến đổi, thế thì cái chết không còn là cái chết nữa.

Con người dũng cảm như vậy không bao giờ chết cả; cái chết bị thất bại. Con người dũng cảm như vậy vượt ra ngoài cái chết. Với người đi theo cách riêng của mình tới cõi bên kia, cõi bên kia không bao giờ giống như cái chết. Thế thì cõi bên kia trở thành chào mừng. Nếu bạn chào mừng cõi bên kia, cõi bên kia chào mừng bạn; cõi bên kia bao giờ cũng là tiếng vọng của bạn.

Cuộc sống bao giờ cũng trong hoang dã

Bản ngã bao quanh bạn như bức tường. Nó thuyết phục bạn rằng bằng việc bao quanh bạn theo cách này nó sẽ bảo vệ bạn. Đó là cám dỗ của bản ngã. Nó cứ nói đi nói lại với bạn, “Nếu mình không có đó thì đằng ấy sẽ không được bảo vệ đâu, đằng ấy sẽ trở nên quá mong manh, và sẽ có quá nhiều nguy cơ. Cho nên cứ để mình canh gác cho đằng ấy, để mình bao quanh đằng ấy.”

Vâng, có bảo vệ nào đó trong bản ngã, nhưng bức tường trở thành việc cầm tù bạn nữa. Có bảo vệ nào đó, bằng không thì chẳng ai sẽ chịu đựng khổ mà bản ngã đem lại. Có bảo vệ nào đó, nó bảo vệ bạn chống lại kẻ thù – nhưng thế rồi nó bảo vệ bạn chống lại cả bạn bè nữa.

Điều đó cũng giống như khi bạn đóng cửa phòng và trốn đằng sau cửa, bởi vì bạn sợ kẻ thù. Thế thì người bạn tới nhưng cửa bị đóng, người đó không thể vào được. Nếu bạn quá sợ kẻ thù, bạn bè cũng không thể vào được với bạn. Và nếu bạn mở cửa cho bạn bè, có mọi nguy cơ là kẻ thù cũng có thể vào.

Người ta phải nghĩ về điều đó một cách sâu sắc; nó là một trong những vấn đề lớn lao nhất trong cuộc sống. Và chỉ rất ít người dũng cảm mới xử trí nó đúng đắn, những người khác trở thành kẻ hèn nhát và trốn tránh và thế thì toàn thể cuộc sống của họ bị mất.

Cuộc sống đầy nguy cơ, cái chết không có nguy cơ nào. Chết đi, và thế thì không có vấn đề gì cho bạn và không ai định giết bạn cả bởi vì làm sao bất kì ai lại có thể giết bạn được khi bạn đã chết rồi? Đi vào nấm mồ và được kết thúc! Thế thì không có ốm bệnh, thế thì không có lo âu, thế thì không có vấn đề gì – bạn ở ngoài mọi vấn đề.

Nhưng nếu bạn sống, thế thì có cả triệu vấn đề. Người sống càng nhiều, càng có nhiều vấn đề hơn. Nhưng chẳng có gì sai trong nó cả bởi vì vật lộn với vấn đề, tranh đấu với thách thức, là cách bạn trưởng thành.

Bản ngã là bức tường tinh vi quanh bạn. Nó không cho phép bất kì ai được đi vào trong bạn. Bạn cảm thấy được bảo vệ, an toàn, nhưng an ninh này là giống cái chết. Nó là an ninh của cái cây bên trong hạt mầm. Cây sợ mọc ra bởi vì ai mà biết được? – thế giới đầy những rủi ro thế và cây mềm mại thế, mảnh mai thế. Đằng sau bức tường của hạt mầm, ẩn nấp bên trong hạt, mọi thứ đều được bảo vệ.

Hay nghĩ về đứa trẻ nhỏ trong bụng mẹ. Mọi thứ đều có đó, bất kì cái gì đứa trẻ cần tới đều được đáp ứng ngay lập tức. Không có lo nghĩ, không tranh đấu, không tương lai. Đứa trẻ đơn giản sống một cách phúc lạc. Mọi nhu cầu đều được đáp ứng bởi người mẹ.

Nhưng bạn có muốn vẫn còn trong bụng mẹ mãi không? Nó rất được bảo vệ. Nếu quyền chọn lựa được trao cho bạn, bạn có bao giờ chọn ở trong bụng mẹ mãi không? Nó rất thoải mái, còn cái gì có thể tiện nghi hơn nữa? Các nhà khoa học nói rằng chúng ta vẫn chưa có khả năng tạo ra tình huống tiện nghi hơn bụng mẹ. Bụng mẹ dường như là chỗ cuối cùng, tối thượng về tiện nghi. Tiện nghi thế – không lo âu, không vấn đề gì, không cần làm việc. Sự tồn tại cực điểm. Và mọi thứ đều được tự động cung cấp – nhu cầu nảy sinh và lập tức nó được cung cấp. Thậm chí không có rắc rối về việc thở – người mẹ thở cho đứa trẻ. Không có bận tâm về thức ăn – người mẹ ăn cho đứa trẻ.

Nhưng bạn có thích vẫn còn trong bụng mẹ mãi không? Nó tiện nghi thế nhưng nó không phải là cuộc sống. Cuộc sống bao giờ cũng dữ dội. Cuộc sống có đó ở bên ngoài.

Từ tiếng Anh ‘ecstasy – cực lạc’ là rất, rất có ý nghĩa. Nó có nghĩa là đứng ra. Ecstasy nghĩa là bước ra – ra khỏi mọi cái vỏ và mọi bảo vệ và tất cả mọi bản ngã và tất cả mọi tiện nghi, tất cả mọi bức tường như cái chết. Cực lạc nghĩa là bước ra, được tự do, luôn di chuyển, là một quá trình, là mong manh để cho gió có thể tới và xuyên qua bạn.

Chúng ta có cách diễn đạt, đôi khi chúng ta nói, “Kinh nghiệm đó là đứng ra ngoài, nổi bật.” Điều đó đích xác là nghĩa của cực lạc: đứng ra ngoài.

Khi hạt mầm nứt ra và ánh sáng ẩn đằng sau bắt đầu biểu lộ, khi đứa trẻ được sinh ra và bỏ lại bụng mẹ đằng sau, bỏ lại tất cả mọi tiện nghi và mọi thuận lợi đằng sau, đi vào thế giới không biết – điều đó là cực lạc. Khi chim mổ vỡ trứng và bay vào bầu trời, điều đó là cực lạc.

Bản ngã là quả trứng còn bạn sẽ phải bước ra khỏi nó. Cực lạc đi! Thoát ra khỏi mọi bảo vệ và lớp vỏ và an ninh. Thế thì bạn sẽ đạt tới thế giới rộng hơn, cái bao la, cái vô hạn. Chỉ thế thì bạn mới sống, và bạn sống thừa thãi.

Nhưng sợ hãi làm què quặt bạn. Đứa trẻ, trước khi ra khỏi bụng mẹ, cũng phải ngần ngại về liệu ra hay không ra. Hiện hữu hay không hiện hữu? Nó phải tiến lên một bước và lùi lại bước nữa. Có thể đó là lí do tại sao người mẹ trải qua đau đớn nhiều thế. Đứa trẻ ngần ngại, đứa trẻ còn chưa sẵn sàng toàn bộ để cực lạc. Quá khứ kéo nó lại, tương lai vẫy gọi nó tới, và đứa trẻ bị phân chia.

Đây là bức tường do dự, của níu bám lấy quá khứ, của níu bám lấy bản ngã. Và bạn mang nó đi mọi nơi. Đôi khi, trong những khoảnh khắc hiếm hoi, khi bạn rất sống động và tỉnh táo, bạn sẽ có khả năng thấy nó. Bằng không, mặc dầu đó là bức tường rất trong suốt, bạn sẽ không có khả năng thấy được nó. Người ta có thể sống cả đời mình – và không chỉ một kiếp, nhiều kiếp – vẫn không trở nên nhận biết rằng người ta đang sống bên trong xà lim, đóng kín từ mọi nơi, không cửa sổ, điều Leibnitz hay gọi là ‘đơn tử’. Không cửa, không cửa sổ, chỉ đóng kín bên trong – nhưng nó là trong suốt, bức tường kính.

Bản ngã này phải bị vứt bỏ. Người ta phải thu lấy dũng cảm và đập tan nó trên sàn. Mọi người cứ nuôi dưỡng nó theo cả triệu cách, chẳng biết rằng họ nuôi địa ngục riêng của mình.

Bà Cochrane đứng bên cạnh quan tài của người chồng yêu mến vừa chết. Con trai họ đứng sát cạnh tay bà ấy. Những người khóc mướn, từng người một, dạo qua.

“Ông ấy bây giờ không cảm thấy đau,” bà Croy nói. “Ông ấy chết vì cái gì vậy?”

“Ông nông dân đáng thương,” bà Cochrane nói. “Ông ấy chết vì bệnh lậu!”

Người đàn bà khác nhìn chằm chằm vào cái xác. “Ông ấy đi ra khỏi nó bây giờ,” bà ta nói. “Ông ấy nở nụ cười chân thành trên khuôn mặt. Ông ấy chết vì cái gì vậy?”

“Ông ấy chết vì bệnh lậu!” bà quả phụ nói.

Bỗng nhiên, người con trai kéo mẹ sang bên. “Mẹ ơi,” anh ta nói, “Nói về bố thế thật khủng khiếp. Bố không chết vì bệnh lậu. Bố chết vì ỉa chảy!”

“Mẹ biết điều đó!” bà Cochrane nói. “Nhưng mẹ thà để họ nghĩ ông ấy chết như một người dễ thương – thay vì nghĩ ông ấy là cứt!”

Đến tận cùng họ vẫn cứ chơi trò cười.

Bản ngã không cho phép bạn là thực, nó buộc bạn là giả. Bản ngã là dối trá, nhưng điều đó người ta phải quyết định. Điều đó cần dũng cảm lớn lao bởi vì nó sẽ làm tan tành tất cả mọi điều bạn đã từng nuôi dưỡng cho tới giờ. Nó sẽ làm tan tành toàn thể quá khứ của bạn. Cùng nó bạn sẽ tan tành hoàn toàn. Ai đó sẽ có đó nhưng bạn sẽ không là người đó. Một thực thể gián đoạn sẽ nảy sinh bên trong bạn – tươi tắn, không bị biến chất bởi quá khứ. Thế rồi sẽ không có tường; thế rồi bất kì chỗ nào bạn ở, bạn sẽ thấy cái vô hạn không có biên giới nào.

Ông già, đi vào quán rượu ưa chuộng của mình, phát hiện ra rằng cô đứng quầy thông thường đã được thay thế bởi một người lạ. Ban đầu ông ta bối rối, nhưng nói một cách nịnh đầm với cô ấy rằng cô ấy là ‘cô gái trông đẹp nhất mà tôi thấy trong một thời gian dài’.

Cô đứng quầy mới, có kiểu kiêu kì, hất đầu và đáp lại một cách chanh chua, “Tôi rất tiếc tôi không thể đáp lại lời khen này.”

“Ồ được, cô thân mến,” ông già trả lời một cách bình lặng, “Cô không thể làm như tôi đã làm sao? Cô không thể nói lời nói dối sao?”

Tất cả những tính cách hình thức đều không là gì ngoài việc các bản ngã giúp lẫn nhau. Họ đều nói dối. Bạn nói điều gì đó với ai đó và người đó đáp lại lời khen ngợi đó. Cả bạn lẫn người đó đều không thật. Chúng ta cứ giở trò cười: xã giao, nghi thức, những khuôn mặt và mặt nạ văn minh hoá.

Thế rồi bạn sẽ phải đối mặt với bức tường. Và dần dần, bức tường sẽ trở thành dầy đến độ bạn sẽ không có khả năng thấy được gì cả. Bức tường cứ ngày một dầy hơn mọi ngày – cho nên đừng chờ đợi. Nếu bạn đã đi tới cảm thấy rằng bạn đang mang bức tường quanh mình, vứt nó đi! Nhảy ra khỏi nó! Chỉ cần lấy một quyết định nhảy ra khỏi nó, không gì khác. Thế thì từ ngày mai đừng nuôi dưỡng nó nữa. Thế thì bất kì khi nào bạn thấy rằng bạn nuôi dưỡng nó, dừng lại. Trong vòng vài ngày bạn sẽ thấy nó đã chết, bởi vì nó cần sự hỗ trợ thường xuyên của bạn, nó cần nuôi bằng sữa mẹ.

Dũng cảm tối thượng: vô thuỷ vô chung

Có nhiều nỗi sợ, nhưng về cơ bản chúng chỉ là chi nhánh của một nỗi sợ, các nhánh của một cây. Tên của cây này là cái chết. Bạn có thể không nhận biết rằng nỗi sợ này có liên quan tới cái chết, nhưng mọi nỗi sợ đều có liên quan tới cái chết.

Sợ chỉ là cái bóng. Điều đó có thể không rõ ràng nếu bạn sợ phá sản, nhưng bạn thực sự sợ không có tiền và trở nên mong manh với cái chết. Mọi người cứ ôm giữ tiền như thứ bảo vệ, mặc dầu họ biết hoàn toàn rõ rằng không có cách nào để tự bảo vệ mình chống lại cái chết. Nhưng dầu vậy, cái gì đó phải được làm. Ít nhất nó giữ cho bạn bận rộn, và giữ cho bản thân bạn bận rộn là một loại vô ý thức, một loại thuốc ngủ.

Do đó, cũng như có chất cồn, có chất công việc. Họ làm cho bản thân mình liên tục tham gia và công việc nào đó; họ không thể rời bỏ được công việc. Ngày nghỉ là đáng sợ; họ không thể ngồi im lặng được. Họ có thể bắt đầu đọc cùng tờ báo họ đã đọc ba lần vào buổi sáng đó. Họ muốn vẫn còn được tham dự, bởi vì nó giữ một tấm màn giữa họ và cái chết. Nhưng đưa về bản chất của nó, nỗi sợ duy nhất là về cái chết.

Cũng là điều có ý nghĩa khi nhận ra rằng tất cả mọi nỗi sợ khác chỉ là các nhánh, bởi vì thế thì cái gì đó có thể được làm nếu bạn biết chính gốc rễ. Nếu cái chết là nỗi sợ cơ bản và nền tảng, thế thì chỉ một điều có thể làm bạn không sợ, và đó là kinh nghiệm bên trong bạn về tâm thức bất tử. Không cái gì khác – không tiền bạc, không quyền lực, không danh vọng – không gì có thể là bảo hiểm chống lại cái chết ngoại trừ việc thiền sâu sắc… cái để lộ cho bạn rằng thân thể bạn sẽ chết, tâm trí bạn sẽ chết, nhưng bạn ở bên ngoài cấu trúc thân thể-tâm trí. Cốt lõi tinh tuý của bạn, cội nguồn sống tinh tuý của bạn đã ở đây từ trước bạn và sẽ còn lại sau bạn. Nó đã thay đổi qua nhiều hình dạng; nó đã tiến hoá qua nhiều hình dạng. Nhưng nó chưa bao giờ biến mất, từ chính khởi thuỷ – nếu như có khởi thuỷ nào. Và nó sẽ không bao giờ biến mất tới chính chung cuộc, nếu như có chung cuộc nào… bởi vì tôi không tin vào bất kì khởi thuỷ nào và bất kì chung cuộc nào.

Sự tồn tại là vô thuỷ vô chung. Nó bao giờ cũng ở đây và bạn bao giờ cũng ở đây. Hình dạng có thể đã khác đi; hình dạng đã từng khác ngay cả trong cuộc sống này.

Ngày đầu tiên bạn vào bụng mẹ bạn, bạn không lớn hơn dấu chấm trong dấu chấm hỏi. Nếu người ta chụp ảnh và cho bạn xem, bạn sẽ không thừa nhận rằng đây là bạn. Và thực tế, ngay cả trước đó…

Hai người đang cãi nhau về việc họ có thể đi lùi lại được bao xa, họ có thể nhớ lùi lại được bao xa. Một người có thể nhớ được tuổi thơ của mình quãng ba tuổi. Người kia nói, “Thế chưa là gì đâu nhé. Tôi nhớ ngày mẹ và bố tôi đi cắm trại. Khi chúng tôi đi cắm trại, tôi còn ở trong bố tôi. Khi chúng tôi quay về từ buổi cắm trại tôi ở trong mẹ tôi!”

Bạn có nhận ra được bản thân mình là mình khi bạn ở trong bố bạn không? Một bức tranh có thể được chiếu cho bạn xem; nó có thể được phóng to để cho bạn có thể thấy nó bằng mắt trần của mình, nhưng bạn sẽ không nhận ra được nó. Nhưng nó là cùng dạng sống, cùng cội nguồn sống đang rộn ràng trong bạn ngay bây giờ.

Bạn đang thay đổi hàng ngày. Khi bạn mới được sinh ra, mới một ngày tuổi, điều đó nữa bạn sẽ không có khả năng nhận ra. Bạn sẽ nói, “Trời đất, đây mà là tôi à?” Mọi thứ sẽ thay đổi; bạn sẽ trở nên già, tuổi thanh xuân sẽ trôi qua. Tuổi thơ đã mất lâu từ trước rồi, và cái chết sẽ tới. Nhưng nó sẽ tới chỉ cho hình dạng, không cho điều tinh tuý. Và cái đã từng thay đổi trong suốt cuộc đời bạn chỉ là hình dạng.

Hình dạng bạn thay đổi mọi khoảnh khắc. Và cái chết không là gì ngoài thay đổi, thay đổi sống, thay đổi lớn hơn chút ít, thay đổi nhanh chóng hơn. Từ tuổi thơ tới tuổi thanh niên… bạn không nhận ra khi nào tuổi thơ rời khỏi mình và bạn trở thành thanh niên. Từ tuổi thanh niên tới tuổi già… mọi thứ cứ dần dần tới mức bạn chẳng bao giờ nhận ra vào ngày tháng nào, vào ngày cụ thể nào, vào năm nào, tuổi thanh niên rời bỏ bạn. Thay đổi rất dần dần và chậm chạp.

Cái chết là bước nhảy lượng tử từ thân thể này, từ hình dạng này sang hình dạng khác. Nhưng nó không phải là kết thúc cho bạn.

Bạn chưa bao giờ sinh và bạn chưa bao giờ chết.

Bạn bao giờ cũng ở đây. Hình dạng tới rồi đi còn dòng sông cuộc sống vẫn tiếp tục. Chừng nào bạn chưa kinh nghiệm điều này, nỗi sợ chết sẽ không rời khỏi bạn. Chỉ thiền… và chỉ thiền mới có thể có ích.

Tôi có thể nói, tất cả các kinh sách có thể nói, nhưng điều đó sẽ không có ích; dầu vậy hoài nghi vẫn có thể còn lại. Ai mà biết được, những người này có thể đã nói dối, hay những người này có thể đã tự lừa chính mình. Hay những người này có thể đã bị lừa bởi giới nhà văn khác, bởi các thầy giáo khác. Và nếu hoài nghi còn lại, nỗi sợ sẽ có đó.

Thiền đem bạn đối mặt với thực tại.

Một khi bạn biết theo cách riêng của mình cuộc sống là gì, bạn chẳng bao giờ bận tâm về cái chết.

Bạn có thể vượt ra ngoài… Điều đó ở trong quyền năng của bạn và nó là quyền của bạn. Nhưng bạn sẽ phải làm nỗ lực nhỏ để đi từ tâm trí sang vô trí.

BẠN NGHĨ KHOẢNH KHẮC ĐỨA TRẺ ĐƯỢC SINH RA LÀ BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG CỦA NÓ. Điều đó không đúng. Khoảnh khắc một người già chết đi, bạn nghĩ, là kết thúc cuộc sống của người đó. Điều đó không phải vậy. Cuộc sống lớn hơn nhiều so với sinh và tử. Sinh và tử không phải là hai đầu của cuộc sống; nhiều sinh và tử xảy ra bên trong cuộc sống. Bản thân cuộc sống không có bắt đầu, không có kết thúc; cuộc sống và điều vĩnh hằng là tương đương. Nhưng bạn không thể hiểu được rất dễ dàng làm sao sống có thể biến thành chết; ngay cả việc thừa nhận điều đó cũng là không thể được.

Có vài điều không thể quan niệm nổi trong thế giới này và một trong chúng là, bạn không thể quan niệm được về sống biến thành chết. Và vấn đề là gì nếu không còn sống và nó trở thành chết? Bạn sẽ vạch ra đường phân chia ở đâu? Bạn cũng chẳng thể vạch ra đường phân chia cho sinh, khi sự sống bắt đầu: đấy là khi đứa trẻ được sinh ra hay khi đứa trẻ được thụ thai? Nhưng ngay cả trước khi thụ thai trứng của mẹ vẫn sống và tinh trùng của bố vẫn sống – chúng không chết, bởi vì sự gặp gỡ của hai cái chết không thể tạo ra cuộc sống được. Đứa trẻ được sinh ra tại điểm nào? Khoa học đã không có khả năng quyết định. Không có cách nào để quyết định cả, bởi vì trứng người mẹ mang trong bụng, cô ấy đã mang từ khi sinh của mình…

Một điều phải được chấp nhận, rằng một nửa con người bạn là sống trong mẹ bạn, ngay cả trước khi bạn được thụ thai. Và một nửa của bạn là do đóng góp của bố bạn – điều đó nữa cũng phải được đóng góp sống. Khi tinh trùng rời khỏi thân thể bố bạn chúng đều sống – nhưng chúng không có cuộc sống dài, chúng chỉ có cuộc sống hai giờ. Trong hai giờ chúng phải gặp trứng của mẹ bạn. Nếu trong hai giờ chúng không gặp, nếu chúng bắt đầu lang thang đây đó…

Điều tuyệt đối chắc chắn là từng tinh trùng đều phải có cá tính riêng của nó. Vài tinh trùng là kẻ lười biếng; khi những tinh trùng khác lại chạy xô về trứng, chúng chỉ làm cuộc đi dạo buổi sáng. Đây là cách chúng chẳng bao giờ đạt tới, nhưng chúng có thể làm được gì? Những đặc trưng này hiện diện từ việc sinh của chúng: chúng không thể chạy được, chúng cứ thích chết; và chúng thậm chí không nhận biết về cái gì sẽ xảy ra.

Nhưng vài anh chàng lại là tay đua Olympic, chúng lập tức chạy thật nhanh. Và có cuộc đua lớn bởi vì đó không phải là vấn đề của vài trăm tế bào chạy tới mỗi một trứng của người mẹ… Bụng mẹ có một kho trứng có giới hạn và chỉ rụng ra một trứng mỗi tháng. Đó là lí do tại sao cô ấy lại có kinh hàng tháng; mỗi tháng một trứng rụng xuống. Cho nên chỉ một anh chàng trong cả đám đông này, bao gồm hàng triệu tế bào sống… đấy thực sự là vấn đề triết học lớn lao!

Đấy chẳng là gì cả, chỉ là sinh học thôi, bởi vì vấn đề là ở chỗ trong bao nhiêu triệu người, chỉ một người mới có thể được sinh ra. Và ai nằm trong số hàng triệu kẻ khác đã không thể vào được trong trứng của người mẹ? Điều này đã được dùng như một trong các luận cứ ở Ấn Độ bởi các học giả, các nhà bác học Ấn Độ, shankaracharyas, chống lại việc kiểm soát sinh đẻ.

Ấn Độ tinh ranh về biện luận. Giáo hoàng nói chống lại việc kiểm soát sinh đẻ nhưng chẳng đưa ra được một luận cứ nào. Ít nhất thì người tương nhiệm Ấn Độ cũng đã đưa ra vài cách biện luận có vẻ rất hợp thức. Một trong các biện luận đó là: Đến điểm nào thì dừng việc sinh trẻ con? – hai con, ba con? Họ nói rằng Rabindranath Tagore là đứa con thứ mười ba của bố mẹ ông ấy; nếu kiểm soát sinh đẻ mà được thực hành thì chắc sẽ không có Rabindranath.

Biện luận này dường như hợp thức bởi vì việc kiểm soát sinh đẻ có nghĩa là dừng ở hai con, nhiều nhất là ba: không chấp nhận bất kì may mắn nào, người ta có thể chết hay cái gì đó có thể xảy ra. Bạn có thể sinh ra hai con để thay thế cho bạn và vợ bạn, cho nên việc tăng dân số không xảy ra; nhưng Rabindranath là con thứ mười ba của bố mẹ ông ấy. Nếu mà họ dừng lại thậm chí ở một tá thì Rabindranath sẽ bị nhỡ tàu. Bây giờ bao nhiêu Rabindranaths đang bị nhỡ tàu?

Tôi đã nói với một trong các shankaracharyas. Tôi nói, “Hoàn toàn đúng; với mục đích biện luận, tôi chấp nhận rằng điều này là đúng: chúng ta đã bỏ lỡ một Rabindranath Tagore. Nhưng tôi sẵn lòng bỏ lỡ ông ấy. Nếu cả đất nước có thể sống một cách an bình, có thể có đủ thức ăn, có thể có đủ quần áo, có thể có tất cả các nhu cầu cơ bản được đáp ứng, tôi nghĩ điều đó cũng xứng đáng với việc này. Tôi sẵn sàng mất đi một Rabindranath Tagore, điều đó cũng chẳng có gì nhiều nhặn. Bạn phải thấy sự cân bằng: hàng triệu người chết và chết đói chỉ để tạo ra một Rabindranath Tagore thôi sao? Cho nên bạn ngụ ý mọi bố mẹ đều phải đi tới mười ba đứa con sao? Nhưng thế đứa thứ mười bốn thì sao? Đứa thứ mười lăm thì sao?”

Và quên những số nhỏ này đi; trong mỗi việc làm tình đàn ông phóng ra hàng triệu tinh trùng – và mỗi lần đàn ông làm tình đứa trẻ lại không được thụ thai. Hàng triệu người trong từng việc làm tình đơn giản biến mất. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được bao nhiêu người được Giải thường Nobel đã có đó, bao nhiêu tổng thống, thủ tướng… tất cả mọi loại người đều phải đã có đó.

Cho nên đây là tính toán của tôi: từ năm mười bốn tuổi cho đến năm bốn mươi hai tuổi, nếu người đàn ông tuyệt đối bình thường về việc làm tình, anh ta sẽ phóng ra khối lượng tinh trùng gần tương đương với toàn thể dân số trái đất. Chỉ một người cũng có thể tạo dân số cho toàn thể trái đất – làm thành quá đông dân cho nó! – nó đã quá đông dân rồi. Và tất cả những người này sẽ là các cá nhân duy nhất, chẳng có gì chung ngoại trừ tính con người của họ.

Không, cuộc sống không bắt đầu ở đó; cuộc sống bắt đầu xa hơn ở phía sau. Nhưng với bạn đó chỉ là giả thuyết – với tôi nó là kinh nghiệm. Cuộc sống bắt đầu tại điểm chết của kiếp sống quá khứ của bạn. Khi bạn chết, một mặt một chương của cuộc sống – điều mọi người nghĩ là toàn thể cuộc sống của bạn – bị khép lại. Nó chỉ là một chương trong cuốn sách có vô hạn chương. Một chương khép lại, nhưng cuốn sách lại không khép lại. Chỉ lật qua trang và chương khác lại bắt đầu.

Người chết bắt đầu quán tưởng cuộc sống tiếp của mình. Đây là sự kiện đã được biết tới, bởi vì nó xảy ra trước khi chương này khép lại. Thỉnh thoảng một người quay lại từ chính điểm cuối cùng. Chẳng hạn người đó bị chết đuối, và bằng cách nào đó người đó được cứu. Người đó gần như trong cơn mê; nước đã được lấy ra, hô hấp nhân tạo được thực hiện, và bằng cách nào đó người đó được cứu. Người đó chỉ ngay bên bờ của việc khép lại một chương. Những người này đã kể lại những sự kiện thú vị.

Một sự kiện là ở chỗ vào khoảnh khắc cuối cùng khi họ cảm thấy rằng họ đang chết, rằng nó đã chấm dứt, thì toàn thể kiếp sống quá khứ diễn ra nhanh chóng trước họ, trong chớp loé – từ khi sinh tới khoảnh khắc đó. Trong một phần giây họ thấy mọi thứ đã xảy ra cho họ, điều họ đã nhớ, và cũng cả điều họ chưa bao giờ nhớ; nhiều điều họ thậm chí còn không để ý tới, và điều họ đã không nhận biết cũng là một phần của của kí ức của họ. Toàn thể cuốn phim kí ức chiếu qua nhanh chóng, trong một chớp loé – và nó phải trong một phần giây thôi bởi vì người này đang chết, không có thời gian, như ba tiếng đồng hồ để xem toàn thể cuốn phim.

Và cho dù bạn có thấy toàn thể cuốn phim bạn cũng không thể kể lại toàn bộ câu chuyện về cuộc đời một người với từng chi tiết nhỏ, không có nghĩa. Nhưng mọi thứ trôi qua trước người đó – đó là một hiện tượng chắc chắn, rất có ý nghĩa. Trước khi kết thúc chương này người đó hồi tưởng lại tất cả mọi kinh nghiệm của mình, những ham muốn không được thoả mãn, những trông đợi, chán chường, thất vọng, đau khổ, vui sướng – mọi thứ.

Phật có một từ cho điều đó, ông ấy gọi nó là tanha. Về mặt từ ngữ điều đó nghĩa là ham muốn, nhưng một cách biểu dụ nó có nghĩa là toàn thể cuộc sống của ham muốn. Tất cả những điều này xảy ra – thất vọng, hoàn thành, chán chường, thành công, thất bại… nhưng tất cả điều này xảy ra trong một vũ trường nào đó mà bạn có thể gọi là ham muốn.

Người sắp chết phải nhìn thấy toàn thể điều đó trước khi người đó đi xa hơn, chỉ để hồi tưởng lại nó, bởi vì thân thể đang mất đi: tâm trí này không đi cùng với người đó, bộ não này không đi cùng với người đó. Nhưng ham muốn thoát ra từ tâm trí này vẫn níu bám lấy linh hồn người đó, và ham muốn này sẽ quyết định kiếp sống tương lai của người đó. Bất kì cái gì còn lại chưa được đáp ứng, người đó sẽ đi tới mục tiêu đó.

Cuộc sống của bạn bắt đầu từ xa trước việc sinh của bạn, trước việc mang thai của mẹ bạn, còn xa hơn về trước, ở chỗ kết thúc của kiếp sống quá khứ của bạn. Chỗ kết thúc đó là chỗ bắt đầu của kiếp sống này. Chương này đóng lại, chương khác mở ra. Bây giờ, làm sao cuộc sống mới này sẽ được xác định chín mươi chín phần trăm bởi khoảnh khắc chết của bạn. Điều bạn đã thu thập, điều bạn đã mang cùng mình như hạt mầm – hạt mầm đó sẽ trở thành cây, đơm hoa kết trái, hay bất kì cái gì xảy ra cho nó. Bạn không thể đọc được nó trong hạt mầm, nhưng hạt mầm có toàn thể bản kế hoạch tổng thể.

Có khả năng là một ngày nào đó khoa học có thể đọc được toàn thể chương trình trong hạt mầm – loại cành nào cây này sẽ có, cây này sẽ sống được bao lâu, cái gì sẽ xảy ra cho cây này. Bởi vì bản kế hoạch tổng thể có đó, chúng ta chỉ không biết ngôn ngữ thôi. Mọi thứ sắp xảy ra thì đã hiện diện về tiềm năng rồi.

Cho nên điều bạn làm vào khoảnh khắc chết của mình xác định cách việc sinh của bạn sẽ thế nào. Phần lớn mọi người chết đi vẫn còn níu bám. Họ không muốn chết, và người ta có thể hiểu được tại sao họ không muốn chết. Chỉ vào khoảnh khắc chết họ mới nhận ra sự kiện là họ đã không sống. Cuộc sống đơn giản trôi qua dường như là một giấc mơ, và cái chết đã tới. Bây giờ không còn thời gian để sống nữa – cái chết đang gõ cửa. Và khi có thời gian để sống, bạn đã làm cả nghìn lẻ một thứ ngu xuẩn, phí hoài thời gian của mình chứ không sống nó.

Tôi đã hỏi những người đang chơi bài, chơi cờ, “Bạn đang làm gì vậy?”

Họ nói, “Giết thời gian.”

Từ chính thời thơ ấu của mình tôi đã chống lại cách diễn đạt này, “giết thời gian.” Ông tôi là một người chơi cờ lớn, và tôi hỏi ông, “Ông già đi mà ông vẫn giết thời gian. Ông không thể thấy rằng thực sự thời gian đang giết ông sao? và ông lại cứ nói rằng ông đang giết thời gian. Ông thậm chí không biết thời gian là gì, ông không biết nó ở đâu. Ông bắt lấy nó và chỉ cho cháu xem đi.”

Tất cả những cách diễn đạt này rằng thời gian đang lướt nhanh qua, đang trôi qua, đang mất đi, đều chỉ là một loại an ủi. Thực sự là bạn đang trôi qua – đang mòn mỏi từng khoảnh khắc. Và bạn nghĩ chính thời gian mới trôi qua, cứ dường như bạn sẽ ở lại còn thời gian thì trôi mất đi! Thời gian đang ở chính chỗ nó đang đấy; nó không trôi qua. Đồng hồ tay và đồng hồ tường là sáng tạo của con người để đo thời gian trôi qua, mà nó thì lại không trôi qua chút nào.

Ở Ấn Độ, ở Punjab, nếu bạn du hành ở Punjab đừng bao giờ hỏi bất kì ai, “Mấy giờ rồi?” bởi vì nếu ngẫu nhiên lúc đó là mười hai giờ thì bạn sẽ bị đánh và nếu bạn thoát mà còn sống thì đó sẽ là phép màu. Điều đó chỉ là do một lí do rất triết học – nhưng khi triết học vào tay của kẻ ngốc, đây là điều xảy ra.

Nanak, người sáng lập ra đạo Sikh, đã nói rằng khoảnh khắc của samadhi, chứng ngộ, cũng giống như hai kim của đồng hồ chập lại lúc mười hai giờ, nơi chúng không còn là hai nữa. Ông ấy chỉ lấy ví dụ thôi – rằng trong khoảnh khắc của samadhi tính hai mặt của bản thể bạn tan biến và bạn đi tới cái một. Cùng điều đó xảy ra trong cái chết nữa. Ông ấy đã giải thích về sau rằng cùng điều đó xảy ra trong cái chết: lại hai kim, vốn chuyển động tách rời, nay đi xích lại nhau và dừng lại, trở thành một: bạn trở thành một với sự tồn tại.

Cho nên ở Punjab, mười hai giờ đã trở thành biểu tượng của cái chết. Cho nên nếu bạn hỏi bất kì một người sardarji nào, “Mấy giờ rồi?” nếu ngẫu nhiên lúc đó là mười hai giờ, người đó đơn giản sẽ bắt đầu đánh bạn, bởi vì điều đó có nghĩa là bạn đang trêu ngươi người đó, và bạn đang nguyền rủa người đó bằng cái chết. Với ai đó mặt dài ra, khổ, trong phiền não, ở Punjab họ sẽ nói, “Trên mặt anh ta đó là mười hai giờ đồng hồ.” Tôi đã thấy những người sardars thay đổi đồng họ của mình một cách nhanh chóng: khi tới mười hai giờ họ sẽ vặn nó lên nhanh năm phút. Họ sẽ không để cho nó đúng mười hai giờ; điều đó làm tổn thương rằng đồng hồ riêng của họ đang giở trò với họ. Mười hai giờ nhắc họ chỉ về khổ, buồn rầu, cái chết; họ đã hoàn toàn quên mất về samadhi, điều Nanak thực sự đã cố gắng giải thích cho họ.

Khi một người chết đi – lúc mười hai giờ đối với người đó – người đó níu bám lấy cuộc sống. Toàn thể cuộc sống của mình người đó đã nghĩ thời gian trôi qua; bây giờ người đó cảm thấy mình đang mất đi, người đó đã trôi qua. Chẳng níu bám nào có thể có ích. Người đó trở thành khổ thế, và khổ trở thành không thể chịu đựng được đến mức phần lớn mọi người rơi vào trong một loại trạng thái vô ‎ thức, cơn mê, trước khi họ chết. Cho nên họ bỏ lỡ việc hồi tưởng lại toàn thể cuộc sống của mình.

Nếu cái chết mà không có níu bám nào, nếu không có ham muốn vẫn còn sống cho dù thêm một khoảnh khắc nữa, bạn sẽ chết một cách có ý thức bởi vì không có nhu cầu cho tự nhiên phải làm bạn thành vô ý thức hay buộc bạn vào cơn mê. Bạn sẽ chết một cách tỉnh táo, và bạn sẽ hồi tưởng lại toàn thể quá khứ. Bạn sẽ có khả năng thấy bất kì điều gì bạn đã làm đơn giản là ngu xuẩn.

Ham muốn được hoàn thành – bạn đã thu được cái gì? Ham muốn vẫn còn chưa được thoả mãn và bạn vẫn còn đau khổ, nhưng bạn đã thu được cái gì khi chúng được hoàn thành? Đó là một trò chơi kì lạ mà trong đó bạn bao giờ cũng thua, dù bạn thắng hay thua cũng chẳng khác biệt gì.

Vui thú của bạn chẳng là gì, chỉ là chữ kí trên nước, và nỗi đau của bạn thì được khắc vào đá hoa cương. Và bạn chịu đựng tất cả nỗi đau đó cho những chữ kí trên nước này. Bạn chịu đựng cả đời mình vì những niềm vui nhỏ bé mà dường như không nhiều hơn các đồ chơi ở giai đoạn này, từ chiều cao này, từ điểm này nơi bạn có thể thấy toàn thể thung lũng cuộc sống của cuộc đời mình. Thành công cũng là thất bại. Thất bại tất nhiên là thất bại rồi, và vui thú cũng chẳng là gì ngoài khuyến khích để chịu đựng đau khổ.

Tất cả mọi trạng thái phởn phơ chỉ là vận hành của khả năng mơ của bạn. Bạn ra đi với hai bàn tay trắng. Toàn thể cuộc sống này đã chỉ là cái vòng luẩn quẩn: bạn đi lòng vòng theo cùng một vòng tròn, vòng quanh nó lại vòng quanh. Và bạn đã chẳng đạt tới đâu cả bởi vì đi theo vòng tròn, làm sao bạn có thể đạt tới đâu được? Trung tâm bao giờ cũng vẫn còn ở cùng một khoảng cách, với bất kì chỗ nào bạn đang trên vòng tròn.

Thành công tới, thất bại tới, vui thú tới, đau đớn tới; có khổ và có sướng. Mọi thứ đều xảy ra trên vòng tròn nhưng trung tâm của bản thể, bạn bao giờ cũng vẫn còn cách đều với mọi chỗ. Khó mà thấy được khi bạn còn ở trên vòng tròn – bạn tham gia quá nhiều vào trong nó, là một phần của nó quá nhiều. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên tất cả đều đã bị vứt bỏ khỏi bàn tay bạn – bạn đứng trống rỗng.

Kahlil Gibran, trong kiệt tác của mình, Nhà tiên tri, có một câu… Al-Mustafa, nhà tiên tri, tới cai quản mọi người đang làm việc trong nông trại và nói với họ, “Con tàu của ta đã tới rồi, thời gian của ta đã tới để đi. Ta đã tới đây chỉ để đưa mắt nhìn lại tất cả những điều đã xảy ra và tất cả những điều đã không xảy ra. Trước khi lên tàu ta có một niềm khao khát lớn lao chỉ để thấy cuộc sống của ta ở đây đã là gì.”

Cái câu mà tôi định nhắc bạn là… ông ấy nói, “Ta cũng giống như dòng sông sắp rơi vào đại dương. Sông chờ đợi khoảnh khắc để nhìn lại toàn bộ mảnh đất nó đã đi qua – rừng rậm, núi non, con người. Nó đã có cuộc sống phong phú hàng nghìn dặm, và bây giờ, trong một khoảnh khắc, tất cả đều sắp tan biến đi. Cho nên cũng như dòng sông trên bờ miệng của việc rơi vào trong đại dương nhìn lại, ta muốn nhìn lại.”

Nhưng việc nhìn lại này là có thể chỉ nếu bạn không níu bám lấy quá khứ; bằng không bạn sợ mất nó tới mức bạn không có thời gian để quan sát, để nhìn. Và thời gian thì chỉ là một phần giây. Nếu một người chết tràn đầy tỉnh táo, nhìn thấy toàn thể mảnh đất mà mình đã đi qua và thấy toàn thể cái ngu xuẩn của nó, người đó được sinh ra với sự sắc bén, với thông minh, với dũng cảm – một cách tự động. Đó không phải là cái gì đó người đó làm.

Mọi người hỏi tôi, “Thầy sắc bén, dũng cảm, thông minh, thậm chí còn như một đứa bé; tôi bây giờ thậm chí cũng không có dũng cảm thế…” Lí do là ở chỗ tôi đã chết trong kiếp quá khứ của mình theo cách khác bạn đã chết. Điều đó tạo ra khác biệt lớn lao bởi vì cách bạn chết, theo cùng cách bạn được sinh ra. Cái chết của bạn là một mặt của đồng tiền, việc sinh của bạn là mặt kia của cùng đồng tiền đó.

Nếu ở mặt bên kia có lẫn lộn, khổ sở, phiền não, níu bám, ham muốn, thì ở mặt bên này của đồng tiền bạn không thể trông đợi sắc bén, thông minh, dũng cảm, sáng tỏ, nhận biết. Điều đó sẽ tuyệt đối không được đảm bảo; bạn không thể trông đợi được điều đó.

Đó là lí do tại sao nó là điều rất đơn giản những lại khó giải thích cho bạn, bởi vì tôi đã chẳng làm gì trong cuộc sống này để mà dũng cảm hay để mà sắc bén và thông minh từ chính lúc bắt đầu. Và tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó như là dũng cảm hay sắc bén hay thông minh.

Chỉ mãi về sau dần dần tôi mới trở nên nhận biết mọi người ngu xuẩn làm sao. Đó chỉ là suy nghĩ về sau; ban đầu tôi đã không nhận biết rằng tôi dũng cảm. Tôi cứ nghĩ mọi người phải như nhau. Chỉ về sau sự việc mới trở nên rõ ràng cho tôi rằng mọi người là không như nhau.

Khi tôi bắt đầu lớn lên tôi bắt đầu trở nên nhận biết về kiếp sống quá khứ của mình, và cái chết, và tôi nhớ lại dễ dàng tôi đã chết thế nào – không chỉ dễ dàng mà còn nhiệt tình nữa. Mối quan tâm của tôi phần nhiều vào việc biết cái không biết đang ở phía trước hơn là cái đã biết mà tôi đã thấy. Tôi chưa bao giờ nhìn lại sau. Và điều này đã là cách sống của cả đời tôi – không nhìn lại sau. Chẳng có ích gì. Bạn không thể đi lùi lại, nên sao phải phí thời gian? Tôi bao giờ cũng nhìn lên trước. Ngay cả vào điểm chết tôi cũng nhìn lên trước – và đó là điều đã làm cho tôi thấy rõ ràng tại sao tôi không có cái hãm vẫn ngăn cản những người khác làm mọi thứ.

Những cái hãm đó do nỗi sợ cái không biết của bạn tạo ra. Bạn đang níu bám lấy quá khứ và bạn sợ đi vào cái không biết. Bạn đang níu bám lấy cái đã biết, cái quen thuộc. Nó có thể đau đớn, nó có thể xấu xí, nhưng ít nhất bạn cũng biết nó. Bạn đã phát triển một loại tình bạn nào đó với nó.

Bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng đây là kinh nghiệm của tôi về hàng nghìn người: rằng họ níu bám lấy khổ của mình bởi lẽ đơn giản là họ đã phát triển một loại tình bạn nào đó với khổ. Họ đã sống với nó lâu tới mức bây giờ rời bỏ nó sẽ gần giống như li dị.

Cũng điều đó là tình huống với hôn nhân và li dị. Đàn ông nghĩ ít nhất mười hai lần một ngày về li dị; đàn bà cũng nghĩ – nhưng bằng cách nào đó cả hai cứ xoay xở, sống cùng nhau bởi lẽ đơn giản là cả hai đều sợ cái không biết. Người đàn ông này xấu, thôi được, nhưng ai mà biết được người đàn ông khác? – anh ta có thể lại còn tệ hơn. Và ít nhất bạn cũng đã trở nên quen thuộc với cái xấu của người đàn ông này, cái không đáng yêu, và bạn có thể dung thứ điều đó. Bạn đã dung thứ nó, bạn cũng đã trở nên dầy da rồi. Với người đàn ông mới, bạn chẳng bao giờ biết cả; bạn sẽ phải bắt đầu lại từ tay trắng. Cho nên mọi người cứ níu bám lấy cái đã biết.

Quan sát mọi người vào khoảnh khắc chết. Đau khổ của họ không phải là cái chết. Cái chết không có đau đớn trong nó, nó tuyệt đối không đau đớn. Nó thực sự là hài lòng; nó chỉ giống như giấc ngủ say. Bạn có cho rằng giấc ngủ say là cái gì đó đau đớn không? Nhưng họ không quan tâm về cái chết, và giấc ngủ say, và sự hài lòng; họ lo nghĩ về cái đã biết đang tuột khỏi bàn tay của họ. Sợ chỉ ngụ ý một điều: mất đi cái đã biết và đi vào cái không biết.

Dũng cảm chính là cái đối lập của sợ hãi.

Bao giờ cũng sẵn sàng vứt bỏ cái đã biết – còn hơn cả sẵn lòng vứt bỏ nó – thậm chí không chờ đợi nó chín muồi. Nhảy vào cái gì đó mới… tính rất mới của nó, tính rất tươi tắn của nó, quyến rũ thế. Thế thì có dũng cảm.

Sợ chết chắc chắn là nỗi sợ lớn nhất, và mang tính phá hoại nhất cho dũng cảm của bạn.

Cho nên tôi có thể gợi ý chỉ một điều. Bây giờ bạn không thể quay lại với cái chết quá khứ của mình, nhưng bạn có thể bắt đầu làm một điều: Bao giờ cũng sẵn sàng đi từ cái đã biết sang cái không biết, vào bất kì cái gì, bất kì kinh nghiệm nào.

Điều đó là tốt hơn, cho dù cái không biết có chứng tỏ là tồi hơn cái đã biết – đấy không phải là vấn đề. Chính thay đổi của bạn từ cái biết sang cái không biết, sẵn sàng của bạn để đi từ cái biết sang cái không biết, mới thành vấn đề. Nó có giá trị mênh mông. Và trong mọi loại kinh nghiệm, cứ làm điều đó. Điều đó sẽ chuẩn bị bạn cho cái chết, bởi vì khi cái chết tới bạn không thể bỗng nhiên quyết định, “Tôi chọn cái chết và bỏ cuộc sống.” Những quyết định này không được đưa ra một cách bất ngờ.

Bạn phải đi từng li một, chuẩn bị, sống khoảnh khắc qua khoảnh khắc. Và khi bạn trở nên ngày một quen thuộc hơn với cái đẹp của cái không biết thì bạn bắt đầu tạo ra một phẩm chất mới trong mình. Nó vẫn có đó, nó chẳng bao giờ được dùng tới. Trước khi cái chết tới, cứ đi từ cái biết sang cái không biết. Bao giờ cũng nhớ rằng cái mới tốt hơn cái cũ.

Họ nói tất cả những cái cũ không phải là vàng. Tôi nói, cho dù tất cả những cái cũ là vàng, quên nó đi. Chọn cái mới – dù là vàng hay không vàng, không thành vấn đề. Điều thành vấn đề là chọn lựa của bạn: chọn lựa của bạn để học, chọn lựa của bạn để kinh nghiệm, chọn lựa của bạn để đi vào bóng tối. Dần dần dũng cảm của bạn sẽ bắt đầu vận hành. Và sắc bén của thông minh không phải là cái gì đó tách rời khỏi dũng cảm, nó gần như là một toàn thể hữu cơ.

Với sợ hãi có hèn nhát và nhất định có trì trệ của tâm trí, xoàng xĩnh. Tất cả chúng đi cùng nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau. Đi cùng dũng cảm còn có cả sắc bén, thông minh, cởi mở, tâm trí không định kiến, khả năng học tập – chúng tất cả tới cùng nhau.

Bắt đầu bằng một bài tập đơn giản, và đó là: bao giờ cũng nhớ, bất kì khi nào có chọn lựa, chọn cái không biết, cái mạo hiểm, cái nguy hiểm, cái không an ninh, và bạn sẽ không bị lúng túng.

Và chỉ thế thì… lần này cái chết có thể trở thành một kinh nghiệm khám phá cực kì và có thể cho bạn cái nhìn thấu vào việc sinh mới của mình – không chỉ nhìn thấu mà thậm chí còn là chọn lựa chắc chắn. Với nhận biết bạn có thể chọn lựa người mẹ nào đó, người bố nào đó. Thông thường điều đó tất cả đều vô ý ‎thức, chỉ ngẫu nhiên, nhưng một người chết đi với nhận biết được sinh ra với nhận biết.

Bạn có thể hỏi mẹ tôi điều gì đó – bởi vì bà ấy tình cờ đang ở đây… Sau việc sinh của tôi, trong ba ngày tôi đã không bú sữa, và họ tất cả đều lo âu, bận tâm. Các bác sĩ cũng quan tâm, bởi vì làm sao đứa trẻ này sẽ sống được nếu nó đơn giản từ chối bú sữa? Nhưng họ chẳng có ý tưởng nào về khó khăn của tôi, về khó khăn nào họ đang tạo ra cho tôi. Họ đã cố gắng ép buộc tôi bằng đủ mọi cách có thể được. Và không có cách nào để tôi có thể giải thích cho họ được, hay cách nào họ có thể tự mình tìm ra.

Trong kiếp sống quá khứ, trước khi tôi chết, tôi đang trong kì nhịn ăn. Tôi muốn hoàn thành việc nhịn ăn hai mươi mốt ngày, nhưng tôi đã bị giết chết trước khi việc nhịn ăn của tôi hoàn thành, ba ngày trước đó. Ba ngày đó vẫn còn trong nhận biết của tôi ngay cả trong lần sinh này; tôi phải hoàn thành việc nhịn ăn của mình. Tôi thực sự bướng bỉnh! Bằng không, mọi người không mang mọi thứ từ kiếp này sang kiếp khác; khi một chương khép lại, nó được khép lại.

Nhưng ba ngày đó họ không thể nào xoay xở để cho cái gì vào miệng tôi; tôi đơn giản bác bỏ nó. Nhưng sau ba ngày tôi vẫn hoàn toàn ổn thoả và tất cả họ đều ngạc nhiên: “Sao nó từ chối ăn trong ba ngày? Không bị ốm, không có vấn đề gì cả – và sau ba ngày nó vẫn hoàn toàn bình thường.” Điều đó vẫn còn là bí ẩn với họ. Nhưng những điều này tôi không muốn nói tới vì với bạn tất cả điều đó chỉ là giả thuyết, và không có cách nào để tôi chứng minh chúng một cách khoa học. Và tôi không muốn cho bạn bất kì tin tưởng nào, cho nên tôi cắt đi tất cả mọi thứ có thể tạo nên bất kì hệ thống tin tưởng nào trong tâm trí bạn.

Bạn yêu tôi, bạn tin cậy tôi, cho nên bất kì điều gì tôi nói bạn có thể tin cậy vào điều đó. Nhưng tôi vẫn nhấn mạnh, lặp đi lặp lại, rằng bất kì cái gì không dựa trên kinh nghiệm của bạn, chấp nhận nó chỉ như giả thuyết. Đừng làm nó thành tin tưởng của bạn. Nếu đôi khi tôi cho ví dụ, đó là cực kì cần thiết – bởi vì mọi người đã hỏi, “Làm sao thầy xoay xở dũng cảm và sắc bén thế trong tuổi thơ của mình?”

Tôi đã chẳng làm gì cả, tôi đơn giản tiếp tục điều tôi đã làm trong kiếp sống quá khứ của mình.

Dũng cảm sẽ tới với bạn.

Bắt đầu bằng một công thức đơn giản: Đừng bao giờ bỏ lỡ cái không biết.

Bao giờ cũng chọn cái không biết để đi lên trước. Cho dù bạn có đau khổ, vẫn xứng đáng cho nó – điều đó bao giờ cũng phải trả giá. Bạn bao giờ cũng ra khỏi nó trưởng thành hơn, chín chắn hơn, thông minh hơn.

❁ ❁ ❁
Nguồn: Oshovietnam

Ảnh của VisionPic .net từ Pexels

5 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x