Trang chủ » 1. PLATON – BỐI CẢNH

1. PLATON – BỐI CẢNH

by Trung Kiên Lê
181 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Nếu bạn nhìn vào một bản đồ của Âu châu, bạn sẽ thấy rằng Hy Lạp giống như một bàn tay chìa các ngón ra biển Địa trung hải. Phía nam là hòn đảo Crète hình như nằm gọn trong các ngón tay, ngàn năm trước Tây lịch (BC[1]) đó là nơi khởi đầu của văn minh nhân loại.

Về phía đông là lãnh thổ thuộc về Á châu tuy ngày nay có vẻ lạc hậu nhưng dưới thời Platon là một lãnh thổ rất trù phú với một nền thương mãi, kỹ nghệ cực thịnh và một nền văn hoá phong phú. Về phía tây là nước Ý giống như một toà lâu đài ở giữa biển, các đảo Sicile và nước Y-pha-nho (Tây Ban Nha). Tại những nơi đó có những nhóm người Hy lạp sinh sống; cuối cùng là xứ Gibraltar, nơi đầy nguy hiểm cho các thuỷ thủ mỗi khi muốn vượt eo biển này.

Về phía bắc là những xứ man rợ như Thessaly, Epirus và Macédonie. Từ những xứ ấy nhiều bộ lạc xuất phát và mở những cuộc tấn công về phía nam, những trận đánh do những văn nhân Hy lạp như Homère kể lại mà những chiến sĩ như Périclès chỉ huy. Hãy nhìn một lần thứ hai vào bản đồ, bạn sẽ thấy nhiều chỗ lồi lõm ở bờ biển và núi đồi trong đất liền, đâu đâu cũng có những vịnh nhỏ và những mỏm đá trồi ra biển. Nước Hy lạp bị chia cắt và cô lập bởi những chướng ngại thiên nhiên đó. Sự đi lại và liên lạc ngày xưa khó khăn hơn bây giờ rất nhiều. Do đó mỗi vùng tự phát triển lấy nền kinh tế, tự thành lập lấy nền hành chánh chính trị, tự phát huy tôn giáo, văn hoá và ngôn ngữ của mình. Những quốc gia như Locris, Etolia, Phocis, Béothia v.v.  

Hãy nhìn vào bản đồ một lần thứ ba và quan sát vị trí của tiểu quốc Athènes: đó là một tiểu quốc nằm về phía cực đông của Hy lạp. Đó là cửa ngõ của Hy lạp để giao thiệp với các quốc gia thuộc vùng Á châu, đó là cửa ngõ để Hy lạp thu nhận những sản phẩm và ánh sáng văn hoá từ bên ngoài. Ở đây có một hải cảng rất tiện lợi, hải cảng Pirus, rất nhiều tàu bè đến trú ẩn để tránh những lúc sóng to gió lớn. Ngoài ra Pirus còn là nơi xuất phát một hạm đội chiến tranh hùng mạnh.  

Vào khoảng năm 490 trước Tây lịch, hai tiểu quốc Sparte và Athènes quên mối hận thù để hợp lực cùng nhau đánh đuổi quân xâm lăng Ba Tư lăm le biến Hy lạp thành một thuộc địa của mình. Trong cuộc chiến tranh này, Sparte cung cấp lục quân và Athènes cung cấp thuỷ quân. Khi chiến tranh chấm dứt, Sparte giải ngũ quân đội và chịu sự khủng hoảng kinh tế do sự giải ngũ này sinh ra. Trong khi đó thì Athènes khôn ngoan hơn, biến hạm đội tàu chiến thành một hạm đội tàu buôn và trở nên một nước buôn bán giàu mạnh nhất thời thượng cổ. Sparte điêu tàn trong nghề canh nông và bị cô lập với thế giới bên ngoài, trong khi Athènes trở nên thịnh vượng và là một nơi giao điểm của nhiều chủng tộc, nhiều nguồn tư tưởng, văn hoá, sự chung đụng nảy sinh sự so sánh, phân tích và suy nghiệm.  

Những truyền thống, lý thuyết gặp gỡ nhau, chống đối nhau, tự đào thải nhau và được cô đọng lại. Trong khi có hàng ngàn tư tưởng chống đối nhau, người ta có khuynh hướng hoài nghi tất cả những tư tưởng ấy. Có lẽ những thương gia là những người nhiều hoài nghi nhất vì họ thấy quá nhiều, bị tuyên truyền quá nhiều, họ có khuynh hướng coi người khác nếu không phải là những người ngu thì cũng là những người lưu manh, họ hoài nghi tất cả những nguồn tư tưởng. Theo với thời gian họ phát triển khoa học; toán học nảy sinh nhờ sự giao hoán, thiên văn học nảy sinh với nhu cầu hàng hải. Với sự phát triển nền kinh tế, con người có nhiều thì giờ nhàn rỗi, được hưởng nhiều tiện nghi trong một không khí trật tự và an ninh.

Đó là những điều kiện tiên quyết để nghiên cứu và suy tư. Người ta nhìn vào các ngôi sao trên trời không những để tìm phương hướng cho chiếc tàu đang lênh đênh trên mặt biển mà còn để tìm bí mật của vũ trụ: những triết gia Ha lạp đầu tiên là những nhà thiên văn. Aristote nói rằng sau khi thắng cuộc chiến tranh, các người Hy lạp tìm cách phát huy chiến quả và mở rộng nỗ lực vào nhiều lãnh vực khác. Người ta cố tìm những lời giải đáp cho những bài toán trước kia được giao phó cho các thần linh quản trị, những tế lễ tà thuyết nhường bước cho khoa học, triết lý bắt đầu từ đó.

Khởi đầu triết lý là một môn học có tính cách vật lý, người ta quan sát thế giới hữu hình với hy vọng tìm thấy yếu tố khởi thuỷ của tất cả vạn vật. Một lối giải đáp tự nhiên là thuyết duy vật của Démocrite (460 – 360 BC). Démocrite nói rằng: “trong vũ trụ chỉ có nguyên tử và hư không”, đó là nguồn tư tưởng chính của Hy lạp, người ta lãng quên nó trong một thời gian nhưng nó lại được sống dậy với tư tưởng của Epicure (342-279 BC) và Lucrèce (98-55 BC). Tuy nhiên khía cạnh quan trọng nhất và đặc sắc nhất của nền triết học Hy lạp được thể hiện trong tư tưởng của những nguỵ luận gia đó là những người đi lang thang rày đây mai đó để tuyên truyền cho chủ nghĩa của mình, họ gắn bó với tư tưởng của mình hơn tất cả mọi vật trên đời.

Phần đông họ là những người rất thông minh hoặc rất thâm thuý, họ bàn cãi về tất cả những vấn đề mà người đương thời thắc mắc, họ đặt câu hỏi cho tất cả các vấn đề, họ không sợ đụng chạm đến các tôn giáo hoặc các tư tưởng chính trị của các vua chúa, họ mạnh dạn chỉ trích tất cả các định chế xã hội hoặc lý thuyết chính trị trước công luận. Về mặt chính trị họ được chia làm hai phái. Một phái giống như Rousseau cho rằng thiên nhiên là tốt, văn minh xã hội là xấu, trong thiên nhiên tất cả mọi người đều bình đẳng và con người trở nên bất bình đẳng với các định chế xã hội, luật lệ là những phát minh của những kẻ mạnh để trói buộc và thống trị kẻ yếu.

Một nhóm khác giống như Nietzsche cho rằng thiên nhiên vượt ra ngoài phạm vi của cái xấu và cái tốt, trong thiên nhiên con người đã mất bình đẳng, luân lý là một phát minh của kẻ yếu để giới hạn và doạ nạt kẻ mạnh, sức mạnh là nền đạo đức tối thượng và sự ao ước tối thượng của con người, và chế độ chính trị cao đẹp nhất hợp thiên nhiên nhất là chế độ quý tộc.

Sự tấn công tư tưởng dân chủ là phản ảnh của sự thịnh vượng của một nhóm người giàu có ở Athènes họ tự lập một đảng gọi là lực lượng những người ưu tú. Đảng này chỉ trích tư tưởng dân chủ là vô hiệu lực. Thật ra cái dân chủ mà họ chỉ trích khác xa cái dân chủ mà chúng ta quan niệm ngày hôm nay. Trong số 400 ngàn dân của Athènes, đã có 250 ngàn thuộc vào hạng nô lệ bị tước đoạt tất cả quyền chính trị, trong số 150 ngàn người còn lại chỉ có một thiểu số được đại diện tại quốc hội để bàn cãi và quyết định về các vấn đề của quốc gia. Tuy nhiên cái nền dân chủ còn lại đó là một nền dân chủ có thể nói là hoàn hảo nhất từ xưa đến nay. Quốc hội có quyền tối thượng và là cơ quan tối cao của quốc gia, tối cao pháp viện gồm trên 1000 thẩm phán (để làm nản lòng những kẻ hối lộ), số thẩm phán này được tuyển chọn theo thứ tự ABC trong danh sách của toàn thể công dân. Không một chế độ chính trị nào dám thực hành tư tưởng dân chủ đi xa đến mức độ ấy.

Trong cuộc chiến tranh giữa Sparte và Athènes (430 – 400 BC) lực lượng các người ưu tú của Athènes do Critias lãnh đạo, chủ trương nên bãi bỏ chế độ dân chủ vì cho đó là mầm mống của cuộc chiến bại và thành lập một chính thể giống như chính thể quý tộc của thành Sparte. Kết quả là nhiều lãnh tụ của lực lượng bị lưu đày. Sau khi chiến tranh chấm dứt với sự đầu hàng của Athènes, một trong các điều kiện đình chiến là phải đại xá cho những người trong lực lượng bị lưu đày. Những người này tôn Critias làm minh chủ và lăm le đảo chánh để thành lập một chính phủ của lực lượng ưu tú.

Cuộc đảo chánh thất bại, Critias tử trận. Critias là môn đệ của Socrate và có họ hàng với Platon.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x