Trang chủ » Đối thoại với Thượng Đế – Neale Donald Walsch

Đối thoại với Thượng Đế – Neale Donald Walsch

by Hậu Học Văn
660 views

LỜI NÓI ĐẦU

Bạn sắp sửa có một trải nghiệm lạ lùng. Bạn sắp có một cuộc đối thoại với Thượng Đế, đúng vậy. Tôi biết… điều đó không thể nào có được. Có lẽ bạn nghĩ (hoặc đã được dạy bảo) rằng điều đó không thể nào có được. Tôi muốn nói rằng Thượng đế sẽ không đáp lại bạn đâu, đúng không? Ít ra là không trả lời theo cách thông thường con người ta vẫn thường trò chuyện!

Đó cũng từng là suy nghĩ của tôi. Thế rồi cuốn sách này đã xảy đến với tôi. Tôi muốn nói rằng nó đã xảy đến. Cuốn sách này không phải do tôi viết, nó chỉ xảy đến với tôi. Và trong khi bạn đọc cuốn sách này, điều ấy cũng sẽ xảy đến với bạn, vì tất cả chúng ta đều được dẫn đưa đến chân lý mà chúng ta đã sẵn sàng tiếp nhận.

Cuộc đời tôi có lẽ sẽ dễ chịu hơn, nếu tôi giữ kín tất cả những điều này. Nhưng đó không phải là lý do để nó xảy đến với tôi. Và dù cuốn sách có gây cho tôi bao nhiêu phiền toái đi chăng nữa (chẳng hạn như bị gọi là một kẻ báng bổ, lừa đảo, giả hình vì đã không sống theo các chân lý ấy trong quá khứ, hay tồi tệ hơn, bị gọi là một người thánh thiện) thì tôi vẫn không thể nào ngưng lại tiến trình ấy bây giờ được. Mà tôi cũng chẳng muốn như vậy, Tôi từng có những cơ hội để bước ra khỏi tất cả những điều này, nhưng tôi đã không làm thế. Tôi đã quyết định gắn bó với những gì bản năng mách bảo tôi, thay vì những điều mà thế giới dạy cho tôi về những nội dung này.

Các bản năng ấy nói rằng cuốn sách này không phải là vô nghĩa, hay sản phẩm thừa của một trí tưởng tượng hụt hẫng về những điều thiêng liêng, hoặc đơn thuần một cách tự biện minh của người đang tìm cách bào chữa cho 1 đời sống sai lạc. Ồ, tôi từng nghĩ đến tất cả những điều này rồi. Vâng, tất cả. Cho nên tôi đã gửi những gì tôi viết cho một vài người khác đọc, ngay khi nó vẫn còn là bản viết tay. Họ bị đánh động. Và họ đã khóc. Và họ cười lớn vì vui mừng và vì tính hài hước trong đó. Và theo như lời họ nói, cuộc sống họ đã thay đổi. Họ được thay đổi. Họ được tăng thêm sức mạnh.

Nhiều người nói họ được biến đổi

Ấy là lúc tôi biết rằng cuốn sách này dành cho mọi người, và nó phải được xuất bản.

Vì đây là một quà tặng tuyệt vời dành cho những người thực sự muốn có câu trả lời, những người thực sự quan tâm đến các câu hỏi, những người đã dấn bước vào hành trình tìm kiếm chân lý với con tim chân thành, với tâm hồn khao khát và tâm trí rộng mở. Và hầu như đó là tất cả chúng ta.

Cuốn sách này đề cập hầu hết, nếu không phải tất cả, các câu hỏi mà chúng ta vẫn luôn đặt ra về cuộc sống và tình yêu, mục đích và chức năng, con người và các môi quan hệ, thiện và ác, mặc cảm và tội lỗi, tha thứ và cứu độ, đường đưa đến Thượng đế cũng như lối vào hỏa ngục… tất tần tật mọi thứ. Nó cũng bàn đến các đề tài tính dục, quyền lực, tiền bạc, chuyện con cái, hôn nhân, ly dị, về sự nghiệp, sức khỏe, về đời sau, đời trước… về mọi thứ. Nó phân tích chiến tranh và hòa bình, biết và không biết, cho và nhận, vui và buồn. Nó xem xét cái cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, chân lý và phi chân lý.

Bạn có thể nói rằng cuốn sách này là “những lời mới nhất của Thượng đế về mọi sự”, dù có một số người sẽ cảm thấy khó chịu về điều này. Nhất là họ cho rằng Thượng đế đã ngưng nói từ 2000 năm trước đây, hoặc nếu Thượng đế còn tiếp tục thông truyền, Người sẽ chỉ làm điều đó với những bậc thánh nhân, hoặc với những người đã cầu nguyện trong vòng 30 năm, hay 20 năm, hay ít ra 10 năm (cả 3 tiêu chuẩn này đều không có cửa cho tôi).

Sự thật là, Thượng đế nói với tất cả mọi người. Người tốt cũng như kẻ xấu. Thánh nhân và kẻ gian tà. Và chắc chắn, Người nói chuyện với tất cả chúng ta, những người nằm giữa 2 loại trên. Cứ lấy chính bạn làm thí dụ. Trong đời bạn, Thượng đế đã đến với bạn bằng nhiều cách và cuốn sách này là một trong những cách ấy. Đã có khi nào bạn nghe câu châm ngôn này chưa: hữu cầu vi sư? Cuốn sách này là thầy của chúng ta đấy.

Ngay sau khi những điều này xảy đến với tôi, tôi đã biết mình đang đối thoại với Thượng đế. Trực tiếp và đích thân. Không thể phủ nhận được. Và tôi biết rằng Thượng đế đang trả lời cho các câu hỏi của tôi theo tầm khả năng tôi có thể hiểu được. Tức là, tôi đang được trả lời bằng những cách thức và ngôn từ mà Thượng đế biết tôi hiểu được. Điều này giải thích cho văn phong thông tục của bản văn và những tham chiếu đến những gì tôi thu hoạch được từ nhiều nguồn khác cũng như những kinh nghiệm trong đời. Hiện giờ tôi biết rằng tất cả những gì đã đi vào đời tôi đều đến từ Thượng đế, và bây giờ được kéo lại với nhau, lôi kéo lẫn nhau, thành một lời đáp trả hoàn chỉnh, diễm lệ cho mọi vấn đề tôi gặp phải.

Và vào lúc nào đó trong hành trình, tôi nhận ra rằng một cuốn sách đang hình thành.

Đây là cuốn sách được viết ra để xuất bản. Thực ra tôi được chỉ bảo rõ ràng trong phần sau của cuộc đối thoại (vào khoảng tháng 2 năm 1993) rằng có 3 cuốn sách sẽ được hình thành, trong đó:

1. Cuốn thứ nhất chủ yếu bàn đến các vấn đề cá nhân, tập trung vào các thách đố và cơ hội trong đời sống mỗi người.

2. Cuốn thứ hai sẽ bàn về các chủ đề rộng lớn hơn, như đời sống địa lý, chính trị và siêu hình trên hành tinh và các thách đố cả thế giới đang đương đầu.

3. Cuốn thứ ba sẽ bàn về các chân lý phổ quát ở bình diện cao nhất và các thách đố cũng như cơ hội của linh hồn.

Đây là cuốn đầu tiên trong số đó, hoàn tất vào tháng 2 năm 1993. Để rõ hơn, tôi muốn giải thích thêm rằng, khi tôi viết lại cuộc đối thoại này bằng tay, tôi đã gạch dưới hoặc khoanh tròn các từ hoặc câu xảy đến với tôi với một sự nhấn mạnh đặc biệt – như thể

Thượng đế làm bật chúng ra vậy. Các phần ấy sau này đặt thành chữ nghiêng trong khâu sắp chữ.

Lúc này tôi phải nói, sau khi đã đọc đi đọc lại sự khôn ngoan được gói ghém trong đây, rằng tôi thực sự bối rối về đời sống của tôi. Nó được đánh dấu bởi các sai lầm và sự tắc trách nối tiếp nhau, bởi những hành vi rất đáng hổ thẹn, những chọn lựa và quyết định mà tôi biết rõ những người khác lấy làm tổn thương và không thể tha thứ được. Mặc dù tôi rất lấy làm ân hận vì tôi đã lớn lên qua đau khổ của người khác, tôi vô cùng biết ơn vì tất cả những gì tôi học được, và tôi thấy vẫn còn nhiều điều phải học hỏi, vì những người trong đời tôi. Tôi xin lỗi mọi người vì sự kém cỏi của tôi. Nhưng Thượng đế đã bảo tôi hãy tha thứ cho những thiếu sót của mình, và đừng sống trong sợ hãi và mặc cảm, tuy vậy, hãy luôn cố gắng – luôn cố gắng – sống bằng cách nhìn vĩ đại hơn.

Tôi biết đó cũng là điều Ngài muốn đối với tất cả chúng ta.

Trò chuyện với thượng đế ( Cuốn I )

CHƯƠNG 1

Mùa xuân 1992, tôi nhớ vào cuối lễ phục sinh, một hiện tượng lạ lùng xảy ra trong đời tôi:

Thượng Đế bắt đầu nói chuyện với các bạn: Qua tôi.

Xin được giải thích: Hồi đó tôi rất buồn về nhiều chuyện: cá nhân, nghề nghiệp, tình cảm v.v…

Tôi cảm thấy đời tôi luôn luôn thất bại về mọi mặt. Từ lâu tôi có thói quen viết ra những ý nghĩ của mình thành những bức thư (thường không bao giờ được gửi đi) trên giấy nháp màu vàng úa những xúc cảm của tôi.

Lần này thay vì viết thơ gửi lung tung, tôi viết thơ thẳng tới nguồn gốc gây hoạn nạn nhất trong đời tôi: Thượng Đế.

Tại sao đời tôi không phát triển? Phải làm gì để đưa nó tiến triển?

Tại sao tôi không tìm được giao tiếp trong các cuộc giao tiếp? Có phải tiền bạc cần thiết cứ né tránh tôi hoài hoài?

Sau cùng rất quan trọng: Sao tôi phải chịu một cuộc sống đấu tranh liên tục như vậy?

Thật kinh ngạc! Khi những nét chữ nghệch ngoạc cuối cùng trong những câu hỏi đầy chua chát, oán hận gửi tới Thượng Đế, tôi định liệng cây bút qua một bên, dù tay tôi vẫn còn đặt trên giấy, tự nhiên tay tôi bị giữ lại bởi một lực vô hình, cây bút bắt đầu chuyển động.

Tôi chẳng biết đã viết gì?

Nhưng hình như có gì lạ lùng sắp hiện ra, tay tôi cứ quyết định theo cây viết và tự nhiên xuất hiện:

Có thực ngươi muốn được trả lời những câu hỏi đó không? Hay ngươi chỉ muốn trút cơn giận?

Tôi giật mình! Trong đầu tôi hiện ra câu trả lời: Cả hai! Đúng là tôi trút cơn giận! Nhưng nếu những câu hỏi này có câu trả lời chắc như địa ngục, tôi cũng muốn nghe.

Ngươi “Chắc như địa ngục” về nhiều thứ lắm, Nhưng nếu nói: “ Chắc như thiên đàng” có đẹp hơn không?

Và tôi viết: Thế nghĩa là gì?

Chưa biết ất giáp gì tôi bắt đầu một cuộc nói chuyện bằng bút với Thượng Đế. Cuộc nói chuyện bằng bút này kéo dài trong 3 năm.

Lúc đó, tôi chẳng biết chuyện này sẽ đi đến đâu! Khi viết những câu hỏi và trả lời tôi cần gạt tư tưởng riêng sang một bên. Đôi lúc câu trả lời tới nhanh hơn tôi tưởng nên tôi phải viết tháu, vội vàng cho kịp. Nhiều khi bị rối loạn hoặc mất cảm xúc tôi phải buông bút ra khỏi cuộc đối thoại này. Đợi đến khi có cảm hứng tôi mới viết và đối thoại trở lại.

Đầu tiên, tôi tưởng chuyện này chỉ có giá trị cá nhân riêng tôi, nhưng sau này tôi hiểu rằng cuộc đối thoại cần thiết cho rất nhiều người vì những câu hỏi của tôi cũng giống như câu hỏi của các bạn:

Thượng Đế nói chuyện ra sao và với ai?

Ta nói chuyện với mọi người và bất kỳ lúc nào. Vấn đề chính yếu không phải Ta nói với ai mà chính là ai nghe Ta.

Thấy kỳ lạ, tôi xin Thượng Đế cắt nghĩa thêm.

Thượng Đế nói như sau:

Trước hết, chúng ta cần đổi chữ nói chuyện (talk) thành chữ truyền thông (communicate). Chữ sau này thích hợp, đầy đủ ý nghĩa và chính xác hơn. Khi dùng ngôn từ nói chuyện với nhau chúng ta bị thu hẹp bởi giới hạn của ngôn từ. Do đó, Ta truyền thông cho các ngươi ngoài Ngôn Từ, còn có Tư Tưởng và Xúc Cảm. Xúc cảm là ngôn từ của linh hồn. Nếu ngươi muốn biết chân thật về gì đó hãy coi người cảm xúc ra sao? Phần nhiều khó phát hiện được xúc cảm, đôi khi nhận thức được xúc cảm còn khó hơn. Thật vậy, sự chân thật cao nhất nằm che kín nơi những xúc cảm sâu xa nhất. Mánh để tìm tới xúc cảm đó ta sẽ cho các ngươi biết nếu các ngươi muốn.

Tôi nói với Thượng Đế tôi muốn những điều tôi muốn hơn nữa xin Thượng Đế trả lời đầy đủ và trọn vẹn những câu hỏi của tôi.

Thượng Đế nói:

Ta cũng truyền thông bằng tư tưởng. Tư tưởng và xúc cảm không như nhau dù chúng có thể xảy ra cùng một lúc. Khi truyền thông bằng tư tưởng ta hay dùng hình tượng và hình ảnh. Như vậy tư tưởng là phương tiện hữu hiệu hơn ngôn ngữ trong truyền thông. Cộng thêm xúc cảm và tư tưởng, ta cũng dùng kinh nghiệm làm một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Sau cùng khi xúc cảm, tư tưởng và kinh nghiệm đã tỏ ra vô hiệu, ta mới dùng ngôn từ. Ngôn từ truyền thông kém nhất vì dễ bị hiểu nhầm và diễn dịch sai lầm.

Tại sao như vậy?

Vì ngôn từ chỉ là những âm thanh phát ra không thể thay thế cho những cảm xúc, tư tưởng và kinh nghiệm được. Ngôn từ có thể giúp ta hiểu được điều gì đó. Kinh nghiệm làm cho ta biết. Tuy nhiên có những điều không thể kinh nghiệm được nên ta đã cho các người những phương tiện khác để biết như Xúc Cảm và Tư Tưởng.

Nhưng thật buồn cười, các người đặt tầm quan trọng lời của Thượng Đế thật cao trong khi tầm quan trọng về Kinh Nghiệm thật thấp.

Đáng lẽ phải làm ngược lại. Kinh nghiệm và xúc cảm về một điều tiêu biểu cho cái mà các người biết về vật đó theo sự kiện và theo linh tính. Ngôn từ chỉ có thể tìm cách biểu tượng hóa những cái mà các người biết và thường làm sai lạc điều các người biết. Các người nên nhớ tất cả những Xúc Cảm, Tư Tưởng và Ngôn Từ không chỉ đến từ ta mà còn đến từ nhiều nguồn khác nhau nữa. Điều quan trọng và khó khăn làm sao biết được sự khác biệt giữa Thông Điệp

của Thượng Đế và các dữ kiện đến từ những nguồn khác nhau. Chuyện này thật đơn giản nếu biết áp dụng nguyên tắc căn bản như sau:

Tư Tưởng Cao Cả nhất, Ngôn Từ Sáng Sủa nhất, Xúc Cảm Vĩ Đại nhất của các người đến từ Ta. Bất cứ gì kém hơn đến từ những nguồn khác. Bây giờ chuyện phân biệt thật dễ dàng: Tư Tưởng Cao Cả nhất bao giờ cũng chứa đựng Vui Sướng. Ngôn

Từ Sáng Sủa nhất là những Ngôn Từ chứa đựng Chân Lý. Xúc Cảm Vĩ Đại nhất là

Xúc Cảm Tình Yêu. Vui Sướng, Chân Lý, Tình Yêu.

Ba vế này có thể thay thế cho nhau, sắp xếp trước sau không quan trọng, vế này luôn luôn dẫn dắt tới vế kia.

Thật sự, đã có những hướng dẫn để phân biệt giữa thông điệp của ta và thông điệp đến từ nguồn khác. Điều quan trọng: Có chú ý tới thông điệp của ta hay không?

Phần lớn Thông Điệp của ta không được chú ý tới. Một số Thông Điệp quá tốt đẹp để tin là Sự Thật. Một số khác có vẻ quá khó khăn để theo được. Đa số bị hiểu lầm, phần lớn nhất do không ai nhận. Thông Điệp mạnh mẽ nhất là Kinh Nghiệm nhưng các người lại coi thường, đặc biệt làm lơ Kinh Nghiệm. Thế giới các người sẽ không ở trong tình trạng hiện tại nếu các người Lưu Ý tới Kinh Nghiệm.

Hậu quả của chuyện Làm Lơ với Kinh Nghiệm là các người lại sống lại Kinh

Nghiệm lần nữa, lần nữa và lần nữa. Bởi vì Mục Đích của Ta không thể bị cản trở, ý muốn của Ta không thể bị bỏ lơ. Các người sẽ nhận được Thông Điệp không sớm thì muộn.

Tuy nhiên, Ta không ép các người, không bao giờ ép vì Ta đã trao ý chí Tự Do cho các người trao quyền hành xử cho các người lựa chọn, và không bao giờ ta truất quyền đó, không bao giờ.

Như thế, Ta luôn luôn gửi thông điệp đến tận chân Trời góc biển cho các người qua hàng ngàn năm. Gửi đến khi nào các người nhận được giữ lại cho bản thân mình.

Những thông điệp của Ta sẽ đến với các người dưới hàng trăm dạng, vào hàng ngàn lúc qua hàng triệu năm. Chúng không thể bị thất lạc nếu các người thực sự chú tâm.

Các người không thể lờ đi khi đã thực sự nghe chúng. Như vậy sự truyền thông giữa chúng ta sẽ bắt đầu trong trân trọng. Bởi vì trước kia chỉ có các người nói Ta, cầu nguyện Ta, van xin Ta.

Nay Ta có thể nói lại với các người như Ta đang làm đây.

Làm sao tôi có thể biết rằng đó không phải do tôi tưởng tượng?

Khác biệt ra sao ư? Các người không thấy ta có thể thông qua tư tưởng của người dễ dàng như bất kỳ điều gì khác hay sao? Ta sẽ đưa tới cho các người những tư tưởng, ngôn từ và cảm xúc chân thật khi nào thích hợp nhất bằng một hay nhiều phương tiện.

Thượng Đế truyền thông với ai?

Có những người đặc biệt không?

Có thời gian đặc biệt không?

Tất cả mọi người đều nhận được thông điệp như nhau trong mọi hoàn cảnh. Có nhiều người tin rằng Thượng Đế chỉ truyền thông cho những người đặc biệt trong những hoàn cảnh khác thường. Vì nghĩ như vậy nên đa số các người trút được gánh nặng phải nghe thông điệp của Ta, dễ dàng chấp nhận kẻ khác nói về Ta. Do nghe những điều người khác nghĩ là họ đã nghe Ta nói, các người chẳng cần phải nghĩ gì nữa. Điều lười suy nghĩ này làm đa số các người quay lưng hay làm lơ với những thông điệp của Ta, vì an toàn và dễ dàng hơn cứ chấp nhận sự diễn dịch của người khác (dù người đó sống cách đây 2000 năm) hơn là tìm cách diễn dịch thông điệp các người đang nhận trong lúc này. Ta mời các người sử dụng một hình thức mới truyền thông với Thượng Đế. Một truyền thông hai chiều. Ta truyền thông hai chiều với các người để đáp lại lời kêu gọi của các người.

Tại sao một số người như Đấng Ki Tô chẳng hạn, có vẻ nghe nhiều thông điệp của

Thượng Đế hơn những người khác?

Vì Người đó đặt hết ý chí vào chuyện nghe. Họ muốn nghe và tâm tư của họ cứ mở ra cho truyền thông ngay cả khi truyền thông này có vẻ đáng sợ, điên khùng hay hoàn toàn sai.

Vậy chúng tôi phải nghe Thượng Đế ngay cả khi điều Người nói có vẻ sai?

Đặc biệt nhất khi nó có vẻ sai! Nếu các người nghĩ rằng các người đúng về tất cả mọi chuyện thì đâu cần nói gì với Thượng Đế nữa? Có đúng như vậy không? Cứ việc tiến lên bác tài và hành động theo tất cả điều các người biết. Nhưng nên nhớ là các người đã làm từ khai thiên lập địa và thử nhìn coi thế giới hiện nay của các người ra sao? Hẳn nhiên các người đã thiếu xót gì đó? Có gì đó các người chưa hiểu? Điều mà các người chưa hiểu có vẻ là đúng với các người, vì “Đúng” là chữ các người thường dùng để chỉ cái các người đồng ý. Vậy điều các người thiếu sót ngay từ đầu được coi là Sai.

Như vậy các người cần tự hỏi mình: Sẽ ra sao nếu tất cả những điều mình tưởng “Sai” lại thật sự “Đúng”?

Tất cả những nhà khoa học đều biết điều này. Khi một thử nghiệm không đạt kết quả, nhà khoa học gạt đi tất cả những giả thiết trước và bắt đầu lại lần nữa. Tất cả những khám phá khoa học đã được thực hiện từ sự chấp nhận và khả năng chấp nhận là mình không đúng. Và đó là điểm ta cần ở đây.

Các người không thể biết rõ Thượng Đế cho tới khi nào các người ngừng tự nhủ rằng mình đã biết Thượng Đế rồi. Các người không thể nghe được Thượng Đế cho tới lúc các người ngừng nghĩ rằng mình đã nghe Thượng Đế rồi.

Ta không thể nói Chân Lý của Ta cho các ngươi cho tới khi các ngươi ngừng nói

Chân Lý của các người với Ta.

Nhưng Chân Lý của tôi về Thượng Đế là từ Ngài.

Ai nói vậy?

Những người khác.

Người khác nào?

Những nhà lãnh đạo, những mục sư, những linh mục, những tu sĩ, những sách thánh kinh chớ còn ai vào đây nữa hở Trời!

Đó không phải những người có thẩm quyền.

Không phải sao?

Không.

Vậy thì là gì?

Hãy nghe cảm xúc của các người. Hãy lắng tai nghe những Tư Tưởng Cao Cả Nhất của các người. Hãy chú tâm vào Kinh Nghiệm của các người. Khi nào bất kỳ một trong những điều nói trên khác biệt với điều mà những “Thầy” của các người nói, hay khác biệt với điều các người đọc trong sách thì hãy quên ngôn từ đi. Ngôn từ là thứ không đáng tin cậy nhất trong những phương cách nêu lên chân lý.

Có biết bao nhiêu điều tôi muốn hỏi và nói với Thượng Đế, tôi chẳng biết bắt đầu từ đâu nữa.

Ví dụ như: Tại sao Ngài không hiển hiện ra? Nếu quả thực có một Thượng Đế và Ngài là

Thượng Đế sao Ngài không tự hiện ra theo cách nào đó để chúng tôi có thể hiểu được?

Ta đã làm như vậy bao nhiêu lần rồi. Nay ta lại hiển hiện nữa, ngay lúc này đây.

Không phải thế! Tôi muốn nói là cách hiển hiện phải không ai chối cãi được không ai phủ nhận được.

Tỷ dụ?

Tỷ như hiển hiện tại đây, ngay bây giờ, trước mắt tôi.

Ta đương làm vậy ngay bây giờ đây.

Đâu?

Bất kỳ nơi nào các người nhìn.

Không phải. Tôi muốn nói bằng cách nào không ai chối cãi được, không ai phủ nhận được.

Cách đó là thế nào? Dưới hình thể hay hình dạng nào mà các người muốn Ta hiển hiện?

Dưới hình thể hay hình dạng mà Ngài đang hiện có.

Chuyện đó bất khả, Ta không có hình thể hay hình dạng nào mà các người hiểu được. Ta có thể chọn một hình thể hay hình dạng nào các người có thể hiểu được, nhưng lúc đó mọi người sẽ nghĩ rằng cái mà họ đã thấy là một hình thể và hình dạng độc nhất của Thượng Đế, chớ không hiểu rằng đó chỉ là một trong nhiều hình thể và hình dạng của Thượng Đế. Vì thế, họ tin tưởng rằng Ta là cái mà họ đã thấy, chớ không phải là cái mà họ không thấy. Nhưng Ta là cái Bất Kiến Vĩ Đại, chớ không phải là cái mà ta tự tạo ra để hiện hữu vào một lúc nào đó. Trong ý nghĩa là:

Ta là cái không phải là Ta. Ta tới từ vô hữu và Ta lại trở về đó.

Khi ta tới dưới hình thể đặc thù này hay hình thể đặc thù khác, để các người có thể hiểu được, người ta cứ cố định hình thể đó là Ta mãi mãi, vĩnh viễn. Và nếu ta hiển hiện dưới một hình thể khác với một số người khác, những người trước kia sẽ nói là

Ta đã không hiển hiện với các người sau, bởi vì những người sau nhìn thấy Ta khác với những người trước hoặc Ta không nói những lời như trước như vậy thì đâu có thể gọi là Ta.

Thấy không? Hiển hiện dưới hình thể nào hay theo cách nào không quan trọng

Bất cứ cách nào ta lựa và bất cứ hình thể nào Ta chọn, không có cái nào có thể phủ nhận.

Nhưng nếu Ngài làm gì đó để có thể chứng minh sự thật: Người là ai một cách cụ thể, không thể nghi ngờ gì được.

Vẫn có người sẽ nói “Đó là do Quỷ” hoặc “Đó chỉ là tưởng tượng của một người nào đó” hoặc bất cứ một nguyên nhân nào khác không phải là Ta.

Nếu Ta hiển hiện như một Thượng Đế Tối Cao, Vua của Trời Đất, và Ta di chuyển những dãy núi để chứng minh điều đó, vẫn có những người sẽ nói “Đó chắc là Satan”

Thượng Đế không hiển hiện “Bản Thân” cho “Bản Thân Thượng Đế” qua một quan sát phía ngoài mà qua kinh nghiệm nội tâm. Và khi một kinh nghiệm nội tâm đã phát hiện ra bản thân Thượng Đế thì quan sát phía ngoài không cần nữa. Còn nếu cần phải có quan sát phía ngoài thì kinh nghiệm nội tâm lại bất khả.

Hơn nữa, nếu yêu cầu có sự hiển hiện thì không thể có hiển hiện được vì yêu cầu là

một mệnh đề tỏ ra là không có, không có gì thuộc Thượng Đế đương hiển hiện bây giờ. Một mệnh đề như vậy tạo ra kinh nghiệm. Nên nhớ, tư tưởng của các người nghĩ về gì đó có tính sáng tạo, và ngôn từ của các người có tính sinh sản. Tư tưởng

cùng ngôn từ của các người rất hữu hiệu để sinh ra thực tế. Do đó, các người sẽ kinh nghiệm rằng Thượng Đế hiện nay không hiển hiện vì nếu có các người chẳng yêu cầu Thượng Đế xuất hiện.

Như thế có phải: Tôi không thể yêu cầu cái mà tôi muốn.

Có phải Ngài ám chỉ rằng: Khi cầu nguyện một điều gì trên thực tế lại đẩy cái đó ra xa khỏi ta?

Câu hỏi quan trọng đó đã được đặt ra qua bao thế kỷ? Nó đã được trả lời ngay sau khi các người đặt ra. Tuy nhiên, các người chưa nghe được câu trả lời, hay sẽ không tin câu trả lời.

Câu hỏi được trả lời lần nữa bằng những ngôn từ hiện đại bây giờ: Các người sẽ không có cái mà các người cầu, cũng không thể có những gì các người muốn vì chính yêu cầu của các người là một mệnh đề diễn tả sự không có. Chính khi nói rằng không có một gì thì sẽ chỉ tạo ra chính cái kinh nghiệm đó: không có, trong thực tế của các người. Vậy thì lời cầu nguyện chính xác sẽ không bao giờ là một lời cầu xin mà là một lời nguyện cảm tạ. Khi các người cảm tạ Thượng Đế trước về điều các người lựa để kinh nghiệm trong thực tế của các người, quả thực các người xác nhận rằng điều đó đã tới với các người rồi. Do đó, tạ ơn là lời mạnh nhất gửi đến Thượng Đế một khẳng định ngay trước khi các người cầu thì ta đã biết rồi.

Vậy thì không bao giờ van xin hãy cảm kích đúng mức. Nhưng nếu tôi tạ ơn Thượng Đế trước về gì đó và rồi cái đó không bao giờ đến với tôi? Điều này có thể đưa tới vỡ mộng và chua chát.

Tạ ơn không phải là một phương tiện để “Mánh” với Thượng Đế, một trò để lừa gạt vũ trụ. Các người không thể dối gạt chính các người. Tâm các người biết rõ sự thật trong ý nghĩ của các người. Nếu các người nói: “Cám ơn Thượng Đế về điều này, điều nọ song vẫn không thấy điều đó xảy ra trên thực tế của các người ” Các người đừng nghĩ rằng Thượng Đế không thấy rõ bằng các người mà vẫn trao điều này, điều nọ cho các người.

Nhưng làm sao tôi có thể thực sự biết ơn về một gì đó mà tôi biết là không có?

Niềm tin! Nếu các ngươi chỉ có niềm tin chỉ bằng hột cải, các người sẽ dời non lấp biển. Các người biết được điều đó vì Ta đã nói: Ngay trước khi các người hỏi.

Ta đã trả lời rồi. Thật sự, Ta đã từng nói bằng nhiều cách qua các vị Sư mà các người có thể nêu tên rằng: Bất kỳ các người chọn lựa điều gì nhân danh Ta, điều đó sẽ hiện hữu.

Tuy vậy, vẫn có bao nhiêu người nói rằng lời cầu nguyện của họ không được đáp ứng. Không có một lời cầu nguyện chân thành nào mà không được đáp ứng. Mỗi một lời cầu nguyện. Mỗi một mệnh đề. Mỗi một cảm xúc đều sáng tạo. Tùy theo mức độ nhiệt thành mà các người dành cho lời cầu nguyện thành sự thực, lời cầu sẽ hiển hiện theo mức đó.

Khi nói rằng lời cầu không được đáp ứng, điều thực sự xảy ra là: Cái tư tưởng, lời nói hay xúc cảm nhiệt thành nhất đã hành tác. Tuy vậy, điều bí mật các người cần phải biết: Luôn luôn có một tư tưởng phía sau tư tưởng

Có thể gọi là Tư Tưởng Đỡ Đầu. Đó là tư tưởng kiểm soát.

Vậy nếu các người van xin hay van lạy Ta điều gì hình như các người ít có khả năng nhất để có điều đó. Bởi lẽ tư tưởng đỡ đầu phía sau mọi vấn đề van xin là hiện nay các người không có cái mà các người mong muốn. Cái tư tưởng đỡ đầu trở thành thực tế của các ngươi.

Cái tư tưởng đỡ đầu độc nhất có thể xóa tư tưởng kia là tư tưởng trong niềm tin rằng: Thượng Đế sẽ ban bất kỳ điều gì các người hỏi, không sai sót. Tuy nhiên rất ít người có niềm tin này. Tiến trình cầu nguyện trở thành dễ dàng hơn nếu nghĩ rằng:

Chính lời cầu xin là không cần thiết. Lời cầu nguyện sẽ thành lời cầu Tạ Ơn. Không có chút gì là xin mà là một lời Tạ Ơn cho cái hiện như.

Khi Thượng Đế nói: Một lời nguyện cầu về cái hiện như, có phải Thượng Đế muốn nói các người chẳng làm gì cả, mọi điều sẽ xảy ra sau một lời cầu nguyện như là hậu quả của lời cầu nguyện tác động.

Nếu các người cho rằng Thượng Đế là Đấng hiện hữu toàn năng, nghe tất cả những lời cầu nguyện, nói “yes” với một số và nói “no” với một số. Nếu các người tưởng rằng Thượng Đế là người sáng tạo và người quyết định về mọi chuyện trong đời các người, các người đã lầm.

Thượng Đế là người quan sát, không phải người sáng tạo. Và Thượng Đế có mặt để giúp các người sống đời các người nhưng không phải theo lối các người mong đợi.

Không phải chức năng của Thượng Đế là sáng tạo hay tháo gỡ những hoàn cảnh khó khăn trong đời sống của các người. Thượng Đế tạo ra các người giống hình ảnh

Thượng Đế. Các người sẽ tạo ra những thứ còn lại theo quyền năng Thượng Đế đã ban cho các người. Chính Thượng Đế tạo ra tiến trình đời sống nhưng Thượng Đế trao cho các người sự tự do lựa chọn, muốn làm gì thì làm.

Như vậy ý muốn của các người là ý muốn của Thượng Đế cho các người. Các người đang sống đời của các ngươi, Ta không ưa hay ghét gì trong vấn đề này hết. Ta chẳng quan tâm đến phương cách các người hành động, và các người khó hiểu điều này. Để Ta cắt nghĩa thêm: Các người có lo lắng gì khi cho con cái ra ngoài sân chơi không? Dù chúng chơi các trò chơi như đá banh, rượt bắt v.v… các người cũng không lo lắng gì hết vì các người đã đặt chúng trong môi trường an toàn, thân thiện và rất tốt. Dĩ nhiên, các người sẽ luôn luôn hy vọng chúng không tự làm tổn thương chúng. Nhưng nếu chúng bị tổn thương, các người sẽ có mặt ngay tức khắc để giúp đỡ chúng, chữa cho chúng, làm cho chúng cảm thấy an toàn, vui vẻ rồi lại vui chơi tiếp.

Dĩ nhiên, các người sẽ nêu cho chúng biết các trò chơi nào nguy hiểm để chúng đừng chơi nhưng các người không thể ngăn cản con cái các người chơi những trò chơi nguy hiểm, không bao giờ! Đó là điều các cha mẹ khôn ngoan đã biết. Tuy vậy, cha mẹ không bao giờ ngừng lo lắng về hậu quả. Chính sự phân đôi này. Không lo lắng gì về tiến trình nhưng rất lo lắng về hậu quả có phần giống như cái phân đôi của

Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng Đế trong một ý nghĩa cũng chẳng lo lắng gì về hậu quả vì hậu quả tối hậu đã được bảo đảm rồi.

Điều quan trọng trong ảo giác thứ hai của con người là hậu quả của đời sống nằm trong sự hồ nghi. Chính sự hồ nghi về hậu quả tối hậu của các người đã tạo ra kẻ thù lớn nhất là sợ hãi.

Bởi lẽ các người hồ nghi về hậu quả các người sẽ nghi ngờ người sáng tạo nên các người nghi ngờ Thượng Đế. Và nếu các người nghi ngờ Thượng Đế các người sẽ phải sống cả cuộc đời trong sợ hãi và mặc cảm tội lỗi.

Nếu các người nghi ngờ mục đích và khả năng của Thượng Đế tạo ra kết quả tối hậu làm sao các người thật sự thấy an bình. Thượng Đế có đầy đủ quyền năng để phù hợp mục đích và kết quả. Tuy nhiên các người nghi ngờ và không tin nên tưởng tượng ra một quyền năng ngang hàng với Thượng Đế để các người có thể tìm thấy đường tới chỗ mục đích của Thượng Đế bị cản trở. Trong thần thoại các người đã tưởng tượng ra “Quỷ” chiến đấu với Thượng Đế. Nguy hiểm hơn nữa các người nghĩ rằng Thượng Đế có thể thua trận đó. Tất cả những điều đó trái ngược với mọi điều các người nói đã biết về Thượng Đế.

Các người sống trong ảo tưởng với cảm xúc sợ hãi rõ rệt vì quyết định nghi ngờ về

Thượng Đế của các người. Nhưng nếu các người có một quyết định mới thì sao?

Kết quả lúc đó sẽ ra sao?

Ta nói cho các người rõ: các người sẽ sống như Phật đã sống, như Đức Ki Tô đã sống, như bất kỳ vị Thánh nào mà các người tôn sùng đã sống. Tuy nhiên, giống như phần lớn các vị Thánh, người thế tục sẽ không hiểu các người. Khi các người cố gắng giải thích về cảm giác an bình, về niềm vui sướng trong đời sống, vế trạng thái mặc khải nội tâm của các người họ sẽ lắng nghe nhưng không hiểu được. Có khi nhắc lại lời của các người nhưng sẽ thêm “mắm muối” vào. Họ sẽ cảm thấy kỳ lạ rằng tại sao các người có thể có cái mà họ tìm không ra, rồi họ sẽ trở nên ganh ghét.

Từ ganh ghét trở thành giận dữ. Trong cơn giận dữ, họ sẽ tìm mọi cách để cố thuyết phục các người là: Chính các người không hiểu Thượng Đế. Trường hợp nếu họ không dứt được niềm vui của các người họ sẽ tìm cách làm hại các người. Và khi các người nói với họ rằng các người chẳng lo lắng gì cả, ngay cái chết cũng không ngăn được niềm vui của các người, cũng chẳng thay đổi được chân lý của các người chắc chắn họ sẽ giận dữ và giết các người. Khi họ thấy các người chết trong an bình, họ lại tôn sùng các người là thánh và lại yêu quý các người. Bởi vì yêu là bản chất của con người, rồi phá hoại, rồi yêu trở lại cái mà họ cho là có giá trị cao nhất.

Nhưng tại sao? Tại sao chúng tôi lại làm vậy?

Tất cả hành động của con người đều phát xuất từ hai cảm xúc Sợ Hãi hay Yêu

Thương. Đây là hai cảm xúc của Linh Hồn. Đó là hai đầu đối diện của sự phân cực to lớn Ta đã tạo ra vũ trụ và thế giới của các người hiện nay.

Đó là hai điểm Alpha và Omega để thuyết “tương đối” được hiện hữu. Không có hai ý niệm này về vạn vật thì không có ý niệm nào hiện hữu.

Tất cả những tư tưởng hay hành động con người đều dựa trên nền tảng Tình Yêu hoặc Sợ Hãi. Hãy nghĩ sâu xa về điều đó các người sẽ thấy nó đúng.

Ta gọi nó là Tư Tưởng Đỡ Đầu. Tư Tưởng này thuộc về yêu thương hay sợ hãi.

Đó là cái tư tưởng phía sau tư tưởng. Tư tưởng khởi thủy đầu tiên này có sức mạnh biến năng lực thô chuyển vào bộ máy kinh nghiệm của con người.

Hành động của con người sản xuất ra kinh nghiệm rồi lập lại sau kinh nghiệm. Đó là tại sao con người yêu thương, rồi hủy hoại, rồi yêu thương trở lại. Luôn luôn có sự thay đổi từ cảm xúc này qua cảm xúc khác.

Yêu thương đỡ đầu cho sợ hãi, sợ hãi đỡ đầu cho yêu thương. Điều quan trọng các người thường hiểu lầm và hoài nghi về Thượng Đế như: Không thể tin Thượng Đế, không thể dựa vào tình thương yêu của Thượng Đế, lại còn nghi ngờ kết quả tối hậu của Thương Đế nữa.

Thật ra nếu không nương tựa vào tình thương yêu của Thượng Đế để luôn luôn hiện diện thì các người có thể dựa vào tình yêu của ai? Tâm tư các người thường biểu hiệu như sau: Đầu tiên, các người lo lắng sau khi nói “Anh yêu em hay em yêu anh” không biết tình yêu của mình có được đáp trả hay không? Giả sử như được đáp trả, các người lại lo lắng tiếp tình yêu đó có mất đi không? Như vậy mọi hành động trở thành hành động trở lại (reaction) chống cự lại cái sợ mất ngay cả khi các người tìm cách bảo vệ chống lại sự mất Thượng Đế.

Tuy nhiên, nếu các người biết rõ các người là ai? biết rằng các người là cái hiện hữu huy hoàng nhất, rực rỡ nhất, xuất sắc nhất mà Thượng Đế đã tạo ra cho đến nay.

Các người sẽ không bao giờ sợ hãi. Bởi vì không ai có thể loại bỏ một huy hoàng như thế. Ngay cả Thượng Đế cũng không thể tìm được một vết xấu nơi một hiện hữu như vậy. Điều ngạc nhiên các người lại không biết các người là ai? Thường nghĩ rằng các người là một thứ gì hèn mọn hơn nhiều. Không hiểu các người tìm ở đâu ra cái ý niệm rằng các người thấp kém huy hoàng như vậy.

Có lẽ do ánh hưởng của cha mẹ. Chính cha mẹ thường dạy rằng tình yêu phải có điều kiện các người đã từng gặp những điều kiện của cha mẹ nên mang kinh nghiệm đó vào tình yêu của các người. Đó cũng là tình yêu các người đem lại cho Ta.

Từ kinh nghiệm này, các người suy luận rằng: Thượng Đế rất thương yêu nhưng nếu ai phạm vào giới răn của Thượng Đế sẽ bị trừng phạt bằng cách đầy ải vào địa ngục bất tận. Có thể do ảnh hưởng của cha mẹ nên các người suy diễn tình yêu của

Thượng Đế phải có điều kiện như thế. Các người đã quên rồi tình yêu không điều kiện.

Dựa trên cảm xúc sợ hãi nên các người suy niệm Thượng Đế rất đáng sợ và đầy thù hận. Cái tư tưởng đỡ đầu này sai trật nhưng nếu phủ nhận nó sẽ phá hủy tan tành thần học của các người. Sau này thần học mới (hiện đại) sẽ thay thế, sẽ thực sự cứu rỗi các người nhưng các người lại không thể chấp nhận vì nghĩ rằng một Thượng Đế mà không Đáng Sợ, không Kết Tội, không Trừng Phạt thật quá đẹp để có thể đưa vào ý niệm của các người. Tình yêu dựa vào sợ hãi này chế ngự kinh nghiệm tình yêu của các người khiến các người luôn luôn nghĩ rằng tình yêu phải có điều kiện.

Tất cả những hành động của con người đều dựa vào Tình Yêu hay Sợ Hãi. Những quyết định về chiến tranh, kinh doanh, kỹ nghệ, tôn giáo, xã hội, những quyết tâm để gìn giữ hay vứt bỏ, để tiết kiệm hay chia sẻ, để hợp nhất hay phân chia, mỗi một chọn lựa nào cũng phát xuất từ một trong hai tư tưởng: Tình Yêu hoặc Sợ Hãi.

Sợ hãi có năng lực làm cho co rúm lại, đóng lại, thu mình vào, bỏ chạy, cất dấu và làm hại. Tình yêu có năng lực tỏa ra, mở rộng, cho ra, tỏ lộ, chia sẻ và chữa lành.

Sợ hãi khiến ta giữ chặt và bám vào cái ta có, tình yêu cho tất cả những gì của ta. Sợ hãi giữ cho gần, tình yêu giữ trong yêu quí. Sợ hãi nắm giữ, tình yêu để buông. Sợ hãi dầy vò, tình yêu xoa dịu. Sợ hãi tấn công, tình yêu cải thiện. Tất cả những tư tưởng, lời nói và hành động của con người đều phát xuất từ hai cảm xúc tình yêu hay sợ hãi.

Ngài nói có vẻ dễ quá, nhưng khi phải quyết định thì sợ hãi thắng nhiều hơn là bại.

Tại sao vậy? Vì các người đã được dạy dỗ để sống trong sợ hãi. Được dạy phải là kẻ mạnh nhất, vinh quang nhất, lanh lợi nhất. Quá ít người được nói về kẻ thương yêu nhất. Thành ra bằng cách này hay cách khác các người cố hết sức để thành kẻ thích ứng nhất, khỏe nhất, lanh lợi nhất, các người sợ kém, sợ thua vì hành động do sợ hãi thúc đẩy.

Tuy nhiên, Ta dạy các người điều này: Khi các người chọn hành động do tình yêu thúc đẩy, các người được nhiều hơn sinh tồn, thắng lợi, thành công. Từ đó, các người sẽ kinh nghiệm được cái vinh quang đầy đủ về các người thực sự là ai và các người có thể là ai. Muốn thế, các người phải gạt đi những lời dạy không được thông tin đúng đắn và phải nghe lời những gia sư có trí tuệ.

Từ xưa đến nay luôn luôn có những vị Thầy sống giữa các người. Ta không để cho các người không có người chỉ dẫn, không có người dạy bảo, không có người hướng đạo, không có người nhắc nhở những chân lý của Ta. Tuy vậy, kẻ nhắc nhở vĩ đại nhất không phải là người ở ngoài mà chính là tiếng nói bên trong các người.

Đó là dụng cụ đầu tiên ta dùng vì đó là dụng cụ sẵn sàng nhất. Tiếng nói ở trong là tiếng nói lớn nhất Ta dùng để nói, vì nó gần các người nhất. Tiếng nói đó chỉ cho các người điều nào chân thật, điều nào giả ảo, điều nào đúng, điều nào sai, điều nào tốt, điều nào xấu theo như định nghĩa của các người. Đó là cái radar, nó định hướng lái con tàu, hướng dẫn hành trình nếu các người để cho nó làm. Tiếng nói đó chỉ cho các người thấy ngay bây giờ những lời các người đang đọc đây thuộc về tình yêu hay sợ hãi.

Từ đo lường đó, các người có thể nhận định được những lời này nên giữ hay bỏ.

Ngài bảo rằng khi tôi luôn luôn hành động dưới sự bảo trợ của tình yêu, tôi sẽ có đầy đủ các huy hoàng tôi là ai và tôi có thể là ai.

Xin Ngài vui lòng nói rõ thêm về điểm này.

Mục đích duy nhất cho tất cả cuộc sống, đó là kinh nghiệm cái vinh quang nhất cho các người và cho tất cả những gì sống. Tất cả những gì mà các người nghĩ, nói hay làm đều phục vụ chức năng đó, đó là điều duy nhất linh hồn các người muốn làm.

Điều kỳ diệu của mục đích này là nó không bao giờ chấm dứt.

Chấm dứt là một giới hạn, mục đích của Thượng Đế không có giới hạn như vậy.

Nếu vào lúc nào các người tự bản thân kinh nghiệm được cái vinh quang nhất, các người ngay lúc đó lại tưởng đến vinh quang lớn hơn nữa phải thành đạt. Các người càng hiện hữu hơn, các người càng trở thành vinh quang hơn, và các người càng trờ thành vinh quang hơn, các người càng trở thành hiện hữu hơn nữa.

Cái bí mật thâm sâu nhất: Đời sống không phải là một tiến trình khám phá nhưng là một tiến trình sáng tạo.

Các người không khám phá mình mà các người tự sáng tạo mình mới. Do đó, hãy dừng tìm coi các người là ai nhưng hãy tìm coi các người muốn là ai.

Có một số người nói rằng đời sống là một trường học, chúng tôi có mặt tại đây để học những bài học đặc trưng. Sau khi tốt nghiệp, chúng tôi có thể bước qua những mục tiêu lớn hơn, không còn xiềng xích bởi thân xác nữa. Có phải vậy không?

Đó là một phần khác trong thần thoại của các người dựa vào kinh nghiệm của con người.

Đời không phải là một trường học?

Không.

Chúng tôi phải có mặt ở đây để học?

Không.

Vậy tại sao chúng tôi lại ở đây?

Để nhớ lại và tái tạo các người là ai.

Ta đã nói với các người bao nhiêu lần rồi nhưng các người không tin ta. Vì thực sự nếu các người không tự tạo là mình hiện hữu thì các người không thể hiện hữu là cái đó.

Được rồi, tôi thua!

Tôi đã nghe nhiều gia sư bảo rằng Đời Sống là một trường học. Tôi thật kinh ngạc khi

Ngài phủ nhận điều đó.

Trường học là nơi các người tới để học điều các người muốn biết. Trường học không phải chỗ cho các người biết rồi và chỉ muốn kinh nghiệm cái biết đó của các người.

Đời sống như một cơ hội cho các người biết qua kinh nghiệm điều các người đã biết bằng quan niệm. Các người không cần học gì cả để làm chuyện đó, các người chỉ cần nhớ lại điều các người đã biết và hành động theo đó.

Không chắc là tôi đã hiểu.

Được rồi chúng ta bắt đầu từ đây:

Linh hồn của các người luôn luôn biết tất cả những điều cần biết. Chẳng có gì dấu diếm được đối với Linh Hồn. Tuy nhiên biết chưa đủ, linh hồn tìm cách kinh nghiệm.

Giả như các người tự biết mình hào phóng nhưng nếu không làm gì đó để trưng ra tính hào phóng, các người chẳng có gì hơn về một quan niệm hào phóng.

Các người tự biết mình tử tế nhưng nếu chưa từng tỏ ra tử tế với một ai, các người cũng chỉ có một ý niệm về tử tế mà thôi. Ước muốn độc nhất của linh hồn là chuyển cái quan điểm lớn nhất về nó thành một kinh nghiệm lớn nhất. Cho tới khi quan niệm trở thành kinh nghiệm, tất cả chỉ là ước đoán. Ta từng ước đoán về chính Ta rất lâu rồi, lâu hơn tuổi của Ta và các người cộng lại, lâu hơn tuổi của vũ trụ nhân với vũ trụ. Ta cần biết kinh nghiệm về Ta.

Ngài làm tôi lạc mất rồi, kinh nghiệm về Ngài của chính Ngài?

Phải.

Hãy nghe ta giảng đây: Khởi đầu, cái hiện hữu là tất cả như vậy chẳng có gì khác nữa. Nhưng tất cả cái hiện như không thể tự biết nó, vì tất cả hiện như chỉ có như vậy chớ không có gì khác nữa. Và như thế, tất cả hiện như…không hiện hữu. Vì vắng cái khác thì tất cả như không có. Đó là cái vĩ đại có/không có mà những nhà thần học đã ám chỉ từ khi khởi thủy.

Bây giờ, tất cả cái hiện hữu biết nó là tất cả nhưng như vậy chưa đủ, bởi lẽ nó chỉ biết cái biểu hiện huy hoàng theo quan niệm chớ chưa qua kinh nghiệm. Vì vậy kinh nghiệm bản thân nó là điều ao ước, vì nó muốn cảm xúc mình huy hoàng ra sao!

Nhưng điều đó bất khả, vì chính từ “huy hoàng” là một khối tương đối. Tất cả cái hiện hữu không thể biết huy hoàng thế nào trừ khi cái không có mặt. Nếu cái không không có mặt, cái hiện là không hiện hữu. Có hiểu được điều đó không?

Tôi nghĩ là có. Xin cứ tiếp tục.

Tốt!

Tất cả hiện hữu sẽ không tự biết được nếu không có gì để so sánh. Thượng Đế là tất cả những gì hiện hữu và không hiện hữu, vô hình và hữu hình. Khi tạo ra cái ở đây và cái ở kia, Thượng Đế có thể làm cho mình tự biết được. Thượng Đế tạo ra tương đối, món quà to lớn nhất Thượng Đế tự hiến cho mình. Giao tiếp cũng là món quà to lớn nhất Thượng Đế tặng cho các người, điểm này chúng ta sẽ thảo luận sau.

Như vậy từ cái Không gì nhảy ra cái Tất Cả một biến cố tâm linh hoàn toàn phù hợp bất ngờ phù hợp với những khoa học gia của các người gọi là thuyết Big Bang.

Do những nguyên tố đều chạy tới, thời gian được tạo ra, do một vật trước kia ở đây nay ở chỗ khác và khoảng thời gian đi từ đây đến kia có thể đo lường được. Như vậy những phần hữu hình của nó bắt đầu tự định nghĩa, tương quan với nhau. Những phần vô hình cũng vậy.

Thượng Đế biết rằng: Muốn cho Tình Yêu tinh khiết hiện hữu cũng cần phải có cái đối nghịch Sợ Hãi hiện hữu. Chính sự sáng tạo nhị nguyên này giữa tình yêu và sợ hãi con người đã phác họa ra những chuyện thần thoại khác nhau như sự sa ngã của

Adam, sự nổi loạn của Satan…

Cũng như các người đã chọn để nhân cách hóa Tình Yêu tinh khiết là Thượng Đế, và nhân cách hóa Sợ Hãi thành kinh tởm và gọi là Quỷ. Nhiều người trên trái đất đã đặt ra những thần thoại thật tinh vi chung quanh biến cố đó với các kịch bản về thiên thần chiến đấu với ác quỷ, chiến tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối. Khi biểu hiện vũ trụ theo một diện phân chia của chính mình, Thượng Đế đã sản xuất ra từ năng lực tinh khiết tất cả những gì hay hiện hữu: Hữu hình và vô hình. Nói cách khác, không những vũ trụ thể chất được tạo ra mà cái vũ trụ siêu hình cũng được tạo ra nữa.

Tiếp đó, Thượng Đế cho bùng nổ ra thành vô số đơn vị nhỏ hơn toàn thể gọi là tâm linh. Vài thần thoại tôn giáo ghi rằng: “Thượng Đế Cha” có nhiều con tinh linh.

Thật ra vô vàn tinh linh gồm thành toàn thể Ta. Theo nghĩa vũ trụ, là những con ta sinh ra.

Mục đích Ta tự chia thành những phần nhỏ giống Ta để Ta có thể biết chính Ta qua kinh nghiệm. Cách duy nhất cho đấng sáng tạo biết mình là đấng sáng tạo: Đó là sáng tạo. Như vậy, Ta trao cho mỗi phần trong vô số phần của Ta (cho tất cả những con tinh linh của Ta) quyền năng sáng tạo mà Ta có với tư cách toàn bộ.

Quan niệm các tôn giáo cho rằng các người đã được tạo ra theo “hình tượng và giống như Thượng Đế”. Nghĩa là cái tinh chất của chúng ta cùng giống nhau. Chúng ta gồm cùng một thứ nguyên liệu! Với cùng tính chất và khả năng gồm cả khả năng tạo ra thực tế thể chất từ không khí loãng. Mục đích của Ta khi tạo ra các người (những con tinh linh của Ta) là để Ta tự biết được Ta là Thượng Đế. Ta không có cách nào khác ngoại trừ là qua các người.

Như vậy, có thể nói rằng (và Ta đã nói nhiều lần) mục đích của Ta đối với các người là các người phải biết các người là Ta. Nghe sơ qua có vẻ đơn giản nhưng lại trở thành phức tạp, vì chỉ có một cách duy nhất để các người tự biết mình là Ta, trước hết các người phải tự biết mình không phải là Ta.

Bây giờ, hãy cố gắng theo điều này; hãy tranh thủ để theo kịp vì nó trở nên rất tế nhị. Đã sẵn sàng chưa?

Tôi sẵn sàng.

Tốt!

Hãy nhớ, chính người đã yêu cầu Ta giải thích, câu hỏi này thật ra các người đã hỏi rất nhiều lần trong nhiều năm.

Phải.

Tôi biết tôi đã hỏi điều gì.

Được, các người sẽ được trả lời. Để đơn giản hóa, Ta sẽ dùng những đứa con của Thượng Đế theo mô hình thần thoại làm căn bản cho cuộc thảo luận vì đó là mô hình quen thuộc với các người. Bây giờ trở lại vấn đề tiến trình tự biết mình phải hoạt động ra sao? Ta đã từng nói cho tất cả những đứa con tinh thần của Ta biết chúng là những phần của Ta nhưng các người thấy đấy, chưa đủ cho tinh linh biết nó là Thượng Đế, một phần hay là con của Thượng Đế. Như Ta đã giải thích biết một điều và kinh nghiệm điều đó là hai chuyện khác nhau.

Tinh linh mong ước tự biết nó qua kinh nghiệm. Cái biết bằng quan niệm chưa đủ cho các người.

Do đó ta vẽ ra một kế hoạch. Đó là ý niệm kỳ lạ nhất trong vũ trụ, và một cuộc hợp tác vì tất cả các người đều nằm trong kế hoạch của Ta. Theo kế hoạch, các người với tư cách tinh linh sẽ đi vào vũ trụ vật chất vừa được tạo ra, vì vật chất tính là con đường độc nhất để có thể biết qua kinh nghiệm. Đó là lý do Ta tạo ra vũ trụ thể chất từ lúc bắt đấu. Và hệ thống tương đối chi phối vũ trụ đó và tất cả các tạo vật. Một khi đã ở cái vũ trụ thể chất, các người những đứa con tinh linh của Ta có thể kinh nghiệm những điều các người đã biết về mình.

Nhưng trước tiên, các người phải biết cái đối nghịch. Nghĩa là các người không biết mình là cao đến khi các người nhận thức được thấp. Các người không thể kinh nghiệm mập nếu không biết mảnh mai (gầy). Tức là các người chưa kinh nghiệm được các người là gì cho đến lúc các người gặp cái không phải là gì. Đó là mục đích của thuyết tương đối và tất cả đời sống thể chất. Chính nhờ các người không là gì mới định nghĩa được các người là gì. Nghĩa là các người phải “không là” để có thể là. Có theo kịp không?

Tôi nghĩ, ngừng lại nó đi.

Tất nhiên, không có cách nào để các người không phải là ai cả không phải là gì, các người chỉ là cái đó (tinh linh thanh tịnh sáng tạo), đã luôn luôn và sẽ luôn luôn là cái đó. Rồi các người làm chuyện tiếp theo, tự gây cho mình quên các người thật sự là ai. Khi nhập vào vũ trụ thể chất, các người bỏ quên cái ký ức về các người. Điều này khiến cho các người chọn lựa để là người, là các người chớ không phải “tỉnh giấc mơ lâu dài”. Tuy quên như thế nhưng các người đã luôn luôn là, và sẽ mãi mãi là một phần thiên thể của cái toàn bộ thiên thể, một chi của toàn thân.

Điều này chứng tỏ hành động trở về cái toàn bộ, trở về Thượng Đế lại gọi là hồi tưởng, nhớ lại. Quả thật, các người đã chọn lựa để hồi tưởng Các Người Thật Sự là ai, hoặc cùng kết hợp với các phần khác của các người để kinh nghiệm cái toàn thể của các người tức cái toàn thể của Ta. Công tác của các người trên địa cầu không phải để học (bởi vì các người đã biết rồi) mà để hồi tưởng các người là ai. Và hồi tưởng cho tất cả ai khác (có nghĩa nhắc nhở lại) để họ cũng hồi tưởng được. Tất cả những vị sư tinh thần tuyệt vời đã chỉ làm điều đó. Đó là mục đích duy nhất của các người cũng như của linh hồn các người.

Trời đất ạ! chuyện này thật quá đơn giản và quá…đối xứng.

Tôi muốn nói: Tất cả đều ăn khớp! Đột nhiên, tất cả ăn khớp! Bây giờ tôi nhìn được bức họa mà tôi chưa từng bao giờ ráp lại được.

Tốt.

Điều này tốt. Đó là mục đích của cuộc đối thoại này. Các người đã hỏi để Ta trả lời.

Ta hứa là sẽ trả lời các người. Các người sẽ dùng cuộc đối thoại này làm một cuốn sách và các người sẽ chuyển lời của Ta đến cho nhiều người khác. Đó là nhiệm vụ của các người.

Ta biết, các người có nhiều câu hỏi, thắc mắc về đời sống và rất nhiều lãnh vực.

Đừng có lo, nếu có điều gì chưa hiểu thấu đáo Ta sẽ làm sáng tỏ ngay cho các người.

Có nhiều điều tôi muốn hỏi về những vấn đề lớn và rất hiển nhiên như: Tại sao thế giới lại ở trong tình trạng hiện nay?

Câu hỏi này được đặt ra rất nhiều lần, từ khởi thủy cho đến bây giờ.

Các người đã muốn biết:

Tại sao thế giới lại như vậy?

Nói cách khác: Nếu Thượng Đế hoàn toàn thương yêu tại sao tạo ra những bệnh dịch và đói khát, chiến tranh và bệnh hoạn, động đất và bão tố gây nhiều thiên tai trên toàn thế giới?

Câu trả lời nằm ở chỗ bí mật thâm sâu nhất vũ trụ và có ý nghĩa cao nhất trong đời sống. Ta tỏ ra lòng tốt của Ta không chỉ bằng cách tạo ra những gì hoàn hảo chung quanh các người. Ta không chứng minh tình yêu của Ta bằng cách cấm các người chứng minh tình yêu của các người.

Như Ta đã giải thích, các người không thể chứng minh được tình yêu cho tới khi nào các người có thể chứng minh được sự không yêu. Một vật không thể hiện hữu nếu không có cái đối nghịch của nó ngoại trừ ở thế giới tuyệt đối. Và phạm vi tuyệt đối không đủ cho các người hay cho Ta. Ta hiện hữu ở đó trong cái vĩnh cửu và cũng từ đó, các người sinh ra. Trong tuyệt đối không có kinh nghiệm, chỉ có giác (biết).

Giác là một trạng thái thiêng liêng, còn cái vui nhất là hiện hữu. Hiện hữu chỉ có thể hoàn thành sau khi đã kinh nghiệm. Cuộc tiến hóa như thế này: Giác, Kinh Nghiệm, Hiện Hữu. Đó là Ba Ngôi Linh Thiêng của Thượng Đế. Thượng Đế Cha là Giác. Cha của mọi hiểu biết, Người sinh ra mọi kinh nghiệm vì các người không thể kinh nghiệm điều các người không biết.

Thượng Đế Con là Kinh Nghiệm sự hiện thân, sự hành động tất cả những gì

Thượng Đế Cha biết về Mình vì không thể nào hiện hữu cái chưa được Kinh Nghiệm.

Thượng Đế Tinh Thần là Hiện Hữu – hóa thân của tất cả những gì Con đã kinh nghiệm về mình.

Cái Hiện Hữu tính đơn giản và tuyệt mỹ chỉ có thể có được qua ký ức về giác và kinh nghiệm.

Cái hiện hữu đơn giản này là niềm vui. Đó là trạng thái của Thượng Đế sau khi đã biết và kinh nghiệm về chính Mình. Đây là điều Thượng Đế đã mong ước từ khởi thủy.

Bộ ba trong một của Thượng Đế có thể hiểu thêm như: Cha Mẹ Con Cái hoặc Cái Gây Ra – Cái Được Gây – Cái Hiện Hữu.

Thế giới như hiện tại với những thiên tai như động đất, bão tố, lụt lội v.v…chỉ là những nguyên tố chuyển động từ cực này qua cực kia. Toàn bộ chu kỳ sinh tử là một phần của cái chuyển động này. Đó là những nhịp điệu của đời sống ảnh hưởng đến tất cả mọi vật đang hiện hữu.

Thông thường đau ốm, bệnh hoạn thường do các người tự gây cho mình. Những thất bại của từng cá nhân thường do sự lựa chọn sai lầm. Tai họa trên thế giới do những ý thức của toàn thế giới.

Câu hỏi của các người ngụ ý rằng: Những biến cố và thiên tai đó do ý muốn và mong ước của Ta. Nhưng không phải Ta muốn những cái đó hiện hữu. Ta chỉ quan sát các người làm như vậy. Ta không thể làm gì để ngăn cản chúng đừng xảy ra vì làm thế là ngăn cản ý muốn của các người. Như vậy, sẽ tước đoạt quyền của các người, cái kinh nghiệm của Ta và các người cùng lựa chọn. Như thế, đừng buộc tội tất cả những gì gọi là xấu trên thế giới này, hãy tự hỏi mình làm sao để có thể thay đổi nó.

Nhưng hãy điều tra ở bên trong chớ không phải ở ngoài.

Hãy hỏi: Phần nào cái Ngã của tôi muốn kinh nghiệm trước tai họa này? Tôi cần chọn lựa hành động nào thích ứng với những biến cố đó. Đây là những dịp cho các người quyết định và trở thành: Các Người Là Ai?

Mỗi linh hồn là một vị sư dù không nhớ lại nguồn gốc nhưng mỗi linh hồn tạo ra tình trạng và hoàn cảnh cho mục đích cao cả nhất để có thể hồi tưởng nhanh nhất trong thời gian hiện tại. Như thế, đừng bao giờ phê phán con đường người khác đi.

Đừng ganh tỵ sự thành công, cũng đừng thương hại sự thất bại vì các người đâu có biết thế nào là thành công hay thất bại đối với tính toán của một linh hồn.

Suy nghĩ kỹ càng khi coi một việc là tai họa hay vui vẻ vì nếu một cái chết có thể cứu sống hàng ngàn người có phải là một tai họa không? Nói như thế để các người tránh để tâm và phê phán chuyện của người khác.

Nên nhớ: Mỗi hoàn cảnh là một món quà và mỗi kinh nghiệm có ẩn dấu một kho tàng.

Để Ta cắt nghĩa thêm: Ngày xưa có một linh hồn tự biết mình là ánh sáng. Đó là “lính mới” nên ham kinh nghiệm lắm.

Linh hồn nói: Ta là ánh sáng, Ta là ánh sáng….nhưng tất cả cái biết và nói về ánh sáng không thể thay thế được kinh nghiệm. Trong khoảng không gian linh hồn này xuất hiện không có gì ngoài ánh sáng. Tất cả linh hồn lớn, nhỏ đều chói lọi trước ánh sáng kinh hoàng của Ta. Do đó, linh hồn nhỏ bé kia chỉ là ngọn nến trước ánh sáng mặt trời. Như vậy, ngoài ánh sáng lớn nhất (mà nó là một phần), linh hồn không thể thấy chính nó, cũng chẳng thể kinh nghiệm nó thực sự là ai, thực sự là gì?

Ao ước rất lớn của linh hồn tự biết về chính mình khiến một hôm Ta nói: Này! Bé nhỏ kia ơi người có biết phải làm gì để thỏa mãn ước mong của người không?

Ồ! làm gì Thượng Đế? Tôi sẽ làm bất cứ việc gì để tự biết chính mình.

Người phải tách ra khỏi chúng ta và rồi người phải kêu gọi bóng tối đến với người.

Bóng tối là gì hỡi Thượng Đế.? Là cái không phải người. Linh hồn kia hiểu và tự mình tách ra khỏi cái toàn thể qua một thế giới khác. Nơi này linh hồn có quyền kêu gọi tới tất cả mọi thứ bóng tối để kinh nghiệm và rồi nó kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong bóng tối dày đặc, linh hồn kêu lên: Cha, Cha ơi! Sao Cha lại bỏ rơi con! Giống hệt các người kêu Ta trong những tối tăm nhất của cuộc đời. Nhưng Ta có bao giờ bỏ rơi các người ! Ta vẫn luôn luôn đứng cạnh các người, sẵn sàng nhắc nhở cho các người biết Các Người Là Ai! sẵn sàng, luôn luôn kêu gọi các người trở về nhà.

Bởi vậy hãy là đuốc sáng trong bóng tối và đừng bao giờ nguyền rủa bóng tối. Nên nhớ điều các người làm vào thời gian thử thách lớn nhất có thể là cái thành công lớn nhất của các người. Vì kinh nghiệm của các người tạo ra là một mệnh đề của Các Người Là Ai và các người muốn là ai.

Câu chuyện trên để các người hiểu rõ hơn tại sao thế giới hiện nay lại như vậy, và làm cách nào để có thể thay đổi trong chốc lát khi tất cả mọi người nhớ lại cái chân lý tuyệt diệu của sự thật cao cả nhất của họ.

Có người cho rằng Đời là một trường học và tất cả những điều các người quan sát và kinh nghiệm trong đời của các người là để cho các người học. Ta đã nói về điểm này rồi và Ta nhắc lại lần nữa: Các người tới đời sống này chẳng phải học gì cả các người chỉ cần chứng minh những điều các người đã biết rồi. Trong công cuộc chứng minh này, các người sẽ thực hiện chức năng và tự tạo một bản thân mới qua kinh nghiệm. Như vậy các người chứng minh đời sống và tạo cho nó một mục đích và làm cho nó linh thiêng.

Có phải Ngài nói rằng tất cả những thứ xấu xa xảy ra cho chúng tôi do chúng tôi tự lựa chọn? Có phải Ngài cho rằng những thiên tai, tai họa xảy ra trên thế giới này do chúng tôi tự tạo ra để có kinh nghiệm những cái đối nghịch với chúng tôi thực sự là ai? Nếu thế, sao chẳng có cách nào ít đau đớn hơn để tạo ra những cơ hội cho chúng tôi kinh nghiệm bản thân?

Các người đã đặt ra nhiều câu hỏi rất xác đáng.

Chúng ta hãy duyệt từng câu một:

Không! Không phải tất cả mọi thứ các người gọi là xấu xảy ra đều do các người tự chọn, tất cả đều tự các người tạo ra. Nên nhớ, lúc nào các người cũng ở trong tiến trình sáng tạo trong mỗi lúc, mỗi phút, mỗi ngày. Các người sáng tạo thế nào, chúng ta sẽ bàn sau.

Bây giờ, hãy tin lời Ta: Các người là một bộ máy sáng tạo. Những biến cố, sự việc xảy ra đều được tạo ra từ ý thức. Chỉ ý thức cá nhân cũng được sáng tạo. Các người thử tưởng tượng coi loại năng lực được sáng tạo phát ra khi có hai hay nhiều người họp lại nhân danh Ta? Giả như tất cả các người họp lại cùng một ý thức thì sức mạnh đó tạo ra những biến cố có tầm quan trọng trên toàn thế giới. Nói rằng chính các người đang chọn những hậu quả đó cũng không hẳn chính xác. Đúng ra không còn lựa chọn chúng nữa cũng như Ta vậy. Chúng ta quan sát chúng. Và quyết định

Các Người Là Ai? trong liên hệ với chúng.

Nếu còn ý niệm rằng: Có một ai đó hay gì đó đang làm điều gì cho các người thì các người tự truất quyền năng tác động lên nó. Chỉ khi nào các người nói tôi đã làm việc đó các người mới có quyền năng để thay đổi nó. Thay đổi cái Ta đã làm dễ hơn nhiều thay đổi cái các người đã làm.

Bước đầu tiên để thay đổi bất cứ gì là cần biết và chấp nhận sự lựa chọn như hiện nay. Rồi tìm cách thay đổi không phải vì cái đó sai mà vì nó không còn là một mệnh đề chính xác về các người là ai nữa.

Chỉ có một lý do độc nhất để làm bất kỳ một chuyện gì, đó là: Một mệnh đề cho vũ trụ về các người là ai. Cuộc đời sử dụng theo lối đó trở thành Tự sáng tạo. Các người dùng đời sống để sáng tạo các người là ai và muốn trở thành ai. Chỉ có một lý do độc nhất để xóa bất kỳ điều gì là nó không còn là mệnh đề của các người muốn trở thành ai.

Nó không còn phản ảnh các người nữa (có nghĩa nó không còn tái hiện nữa). Nếu các người ước mong được tái hiện chính xác, các người phải hành động để thay đổi bất cứ gì trong đời sống, nếu các người nghĩ rằng nó không còn thích hợp với hình ảnh của các người. Hãy phóng những tư tưởng đó vào vũ trụ. Theo nghĩa rộng, tất cả điều xấu xảy ra đều do các người chọn lựa. Lỗi lầm không phải đã chọn lựa chúng nên gọi chúng là xấu. Vì nếu gọi chúng là xấu, các người đã tự gọi mình là xấu do đã tạo ra chúng.

Cách nhìn này khiến các người đã không chấp nhận được nên thà dùng điều xấu cho mình còn hơn dùng sự sáng tạo của chính các người. Chính điều suy nghĩ sai lầm trong tâm linh này đã đưa các người chấp nhận một thế giới như hiện nay. Nếu nội tâm các người có trách nhiệm về thế giới, thế giới sẽ khác xa như bây giờ. Điều này chắc chắn thành sự thật nếu mọi người cảm thấy có trách nhiệm về thế giới.

Những thiên tai xảy ra trong thế giới như: động đất, bão tố, lụt lội, núi lửa v.v… không hẳn chỉ có các người tạo ra. Điều các người tạo ra chính là mức độ những biến cố đó tác động trên đời sống của các người. Những biến cố xảy ra trong vũ trụ được tạo ra do sự phối hợp những ý thức của con người.

Tất cả thế giới cùng sáng tạo đã sản xuất ra kinh nghiệm đó. Điều quan trọng các người cần làm dùng tư tưởng tạo ra một thế giới hoàn hảo. Trong đó, Các Người Là

Ai? Liên hệ với thế giới như thế nào? Như vậy, các người có nhiệm vụ sáng tạo trong đời sống và thời gian hiện hữu để tạo kinh nghiệm. Đó là mục đích tiến hóa của linh hồn.

Các người hỏi rằng: Có cách nào ít đau đớn hơn để trải qua tiến trình?

Có, nhưng không có gì thay đổi nơi kinh nghiệm bên ngoài. Cách làm giảm đau đớn trước những biến cố đau khổ đó là: Thay đổi cách chứng kiến chúng.

Các người không thể thay đổi biến cố bên ngoài vì nó đã được đa số các người sáng tạo. Khả năng và ý thức cá nhân các người chưa đủ trưởng thành để thay đổi cái đã được tạo nên bởi cộng đồng. Vì thế, các người phải thay đổi biến cố bên trong. Đó là con đường tiến tới chủ động trong đời sống. Không có gì đau khổ bên trong. Đau khổ là kết quả của tư tưởng sai lầm.

Một vị sư có thể chữa lành hay làm biến mất đau khổ. Đau khổ là một phê phán do các người đã có về một vật. Bỏ phê phán đi đau khổ sẽ biến mất. Phê phán thường hay dựa vào một kinh nghiệm đã có trước. Ý kiến các người về một sự kiện bắt nguồn từ ý kiến trước. Cứ đi ngược lại tiếp tục các người sẽ gặp Tư Tưởng Đầu Tiên. Tất cả tư tưởng đều có tính cách sáng tạo và mạnh nhất là Tư Tưởng Nguồn Gốc.

Các người cũng nghe nói: Tội Lỗi Gốc (orginal sin). Tội lỗi gốc khi tư tưởng đầu tiên các người sai lầm. Sai lầm này cứ cộng thêm nhiều lần khi các người có tư tưởng thứ hai hoặc thứ ba về một vật. Công việc chính của tinh thần là truyền cho các người những hiểu biết mới để xóa đi những sai lầm đã phạm.

Có phải Ngài muốn nói tôi không nên cảm thấy buồn khổ về những trẻ em chết đói tại Châu Phi, nạn bạo hành và bất công tại Mỹ, về trận động đất chết hàng trăm người ở Brazil?

Không có “nên” hoặc “không nên” nơi thế giới của Thượng Đế. Cứ làm điều các người muốn làm. Hãy làm những gì phản ảnh tâm tư các người. Nếu muốn cảm thấy buồn khổ, cứ buồn khổ.

Nhưng đừng phê phán và cũng đừng nên buộc tội bởi lẽ các người không biết tại sao sự việc lại xảy ra và cũng không biết mục đích là gì.

Nên nhớ điều này: Điều mà các người buộc tội, phê phán coi chừng một ngày nào đó các người sẽ trở thành nó.

Tốt hơn, hãy tìm cách thay đổi những điều đó, hãy giúp đỡ những người khác để trở thành con cái của Thượng Đế với ý nghĩ Các Người Là Ai? Hãy ban ơn lành cho tất cả bởi lẽ tất cả là tạo vật của Thượng Đế.

Chúng ta có thể ngừng ở đây một chút để cho tôi lấy lại hơi thở không? Có phải tôi đã nghe rõ ràng Ngài nói: Không có “nên” và “không nên” nơi giới của Thượng Đế.

Đúng vậy.

Có thể nào như thế được? Nếu không có nơi giới của Ngài thì chúng phải ở đâu?

Thật thế! Ở đâu? Tôi xin nhắc lại câu hỏi: Những “nên” và “không nên” xuất hiện ở đâu?

Nếu không phải ở nơi giới của Ngài.

Nơi tưởng tượng của các người.

Nhưng nhiều người đã dạy tôi tất cả về những điều tốt, điều xấu, những điều nên làm, không nên làm, đã bảo rằng những phép tắc đó do Ngài. Thượng Đế đã đặt ra.

Vậy những kẻ dạy cho các người đã sai lầm. Ta chưa từng bao giờ đặt ra “đúng” hay “sai”, “nên” hay “không nên”. Làm như thế sẽ tước đoạt đi quyền tự do hoàn toàn của các người. Đây là món quà lớn nhất của Thượng Đế ban cho các người để các người hành động như các người thích và kinh nghiệm những hậu quả của những hành động đó. Đây là dịp để tái tạo các người mới theo hình ảnh các người thực sự là ai? Nếu nói rằng một tư tưởng, một lời nói, một hành động là “sai” cũng giống như bảo các người đừng làm điều đó. Giống như cấm các người làm điều đó.

Nếu cấm các người sẽ giới hạn các người, như vậy sẽ phủ nhận cái thực tế của các người thực sự là ai, cũng như phủ nhận những cơ hội cho các người sáng tạo và kinh nghiệm chân lý đó. Có người cho rằng Ta đã ban cho các người ý chí Tự Do, nhưng nếu các người không tuân theo Ta, Ta sẽ tống các người vào địa ngục. Có lẽ các người muốn trêu đùa Thượng Đế.

Tốt! Xin đi vào địa hạt tôi muốn thảo luận: Thiên Đàng và Địa Ngục. Theo tôi hiểu không có gì gọi là Địa Ngục.

Có địa ngục nhưng không phải như các người tưởng. Các người không kinh nghiệm nó vì những lý do đã nêu ra rồi.

Địa Ngục là gì? Đó là kinh nghiệm hậu quả xấu nhất của những chọn lựa, những quyết định và những sáng tạo của các người. Đó là kết quả tự nhiên của bất kỳ tư tưởng nào chối bỏ Ta, hoặc nói là không có liên hệ giữa các người với Ta. Đó là đau khổ các người tự gánh chịu do tư tưởng sai lầm. Thật ra từ ngữ “tư tưởng sai lầm” cũng không đúng vì không có gì sai lầm cả.

Địa ngục đối nghịch với vui sướng. Đó là không hoàn thành. Nhưng địa ngục không hiện hữu như một địa điểm do các người đã tưởng tượng ra, nơi đó các người bị đốt trong một thứ lửa vô tận hoặc các người sống trong một trạng thái dầy vò vô tận.

Ta làm như vậy với mục đích gì? Ta không cần trừng phạt hay đặt các người vào nơi đau khổ vô tận. Nếu cho rằng cần phải có công lý thì chỉ cần dứt bỏ sự thông công với Ta nơi thiên đàng cũng chưa đủ công lý sao? Đâu có cần sự trừng phạt đau khổ vô tận.

Ta nói cho các người rõ: Sau khi chết, không có thứ kinh nghiệm nào như vậy cả, các người thường suy diễn không đúng dựa vào sợ hãi.

Tuy nhiên, có một kinh nghiệm cho linh hồn: Buồn, bất toàn, bị ít hơn cái toàn thể.

Bị chia cách với cái vui lớn nhất của Thượng Đế. Sự chia cách này xem như là địa ngục đối với linh hồn các người. Nhưng Ta nói cho các người biết: Ta không tống các người vào đó, Ta cũng không gây ra kinh nghiệm đó cho các người. Các người, chính các người tạo ra kinh nghiệm đó, bất cứ khi nào các người chối bỏ bản thân, bác bỏ Các Người Thực Sự Là ai và Là Gì. Nhưng ngay kinh nghiệm này cũng không vô tận. Nó không thể như thế vì hoạch định của Ta không để các người phải chia cách Ta mãi mãi.

Quả thế, điều như vậy là một bất khả vì muốn cho biến cố đó xảy ra không những các người phải phủ nhận các người là ai, mà Ta cũng phải làm như vậy. Nhưng Ta không làm như vậy, chỉ cần một người trong các người nắm giữ chân lý về các người, chân lý này tối hậu sẽ thắng.

Nhưng nếu không có địa ngục, có nghĩa tôi có thể làm bất kỳ điều gì tôi muốn mà không sợ bị trừng phạt?

Có nghĩa các người cần có sợ hãi để giảm bớt hành động không tốt, cần phải có đe dọa để hành động tốt.

Thật ra ai đã đặt ra những qui luật và phép tắc này?

Chính các người đã đặt ra phép tắc, qui luật này. Và các người quyết định các người đã làm tốt ra sao! Bởi vì chính các người quyết định Các Người Thực Sự Là Ai Và Là Gì. Các người là Kẻ Độc Nhất có thể định lượng các người làm tốt đến mức nào.

Không ai khác sẽ phê phán các người vì Thượng Đế không thể phê phán sáng tạo của chính mình và nói đó là xấu.

Nếu Ta muốn các người hiện hữu và làm mọi chuyện một cách hoàn hảo, Ta sẽ để các người trong môi trường hoàn hảo ngay từ lúc đầu.

Toàn bộ điểm then chốt của tiến trình là: Để cho các người khám phá ra bản thân, sáng tạo ra bản thân các người như các người thực sự là vậy. Đó là linh hồn các người mong ước như vậy. Và các người không thể là thế nếu không có gì cho các người chọn lựa để là gì khác. Vậy Ta có nên trừng phạt các người vì các người đã chọn cái mà Ta đã đặt trước mặt các người? Nếu Ta không muốn cho các người lựa chọn lần thứ hai, sao Ta lại tạo ra một gì khác đối với cái trước. Đó là câu hỏi các người phải tự đặt cho mình trước khi các người buộc tội Thượng Đế.

Câu trả lời là “yes”, các người có thể làm bất cứ gì các người muốn mà không sợ bị trừng phạt. Tuy nhiên, có lẽ sẽ tốt hơn cho các người nhận thức được hậu quả.

Hậu quả là kết quả, kết quả tự nhiên. Đó không phải là phần thưởng hay trừng phạt. Kết quả chỉ là kết quả. Chúng là cái gì kết thành do tự nhiên thực hành những luật thiên nhiên. Chúng là cái xảy ra bây giờ có thể dự đoán được như là hậu quả của cái đã xảy ra trước đó. Tất cả đời sống thể chất sinh hoạt theo những định luật thiên nhiên. Một khi đã nhớ lại được những qui luật này và đem ra thực hành các người đã làm chủ được đời sống trên trái đất. Những điều các người nghĩ rằng bị trừng phạt, sự ác hay vận rủi đều do định luật thiên nhiên chi phối hết.

Ngài muốn nói rằng: Nếu tôi biết rõ những qui luật đó và tuân theo tôi sẽ chẳng bao giờ gặp rắc rối nữa.

Các người sẽ chẳng bao giờ chính mình kinh nghiệm bản thân bị lâm vào những tình cảnh bối rối nữa. Các người sẽ không còn mọi lo lắng, mọi nghi ngờ, mọi sợ hãi… và sẽ sống hạnh phúc như Adam và Eva xưa kia. Không phải không thể chất như những tinh linh trong thế giới tuyệt đối nhưng là các tinh linh trong thân thể ở giới tương đối. Như thế, các người sẽ có tất cả tự do, tất cả vui thú, tất cả an bình và tất cả trí tuệ, hiểu biết và quyền năng của một tinh linh. Các người sẽ là một hiện hữu hoàn hảo. Đó là mục đích của linh hồn các người. Mục tiêu linh hồn là hiện thân trong thân thể để cảm nhận những gì thực sự hiện hữu. Đó là kế hoạch và ý tưởng của Ta. Có nghĩa Ta phải thành tựu nó nơi các người.

Như vậy, khái niệm đó được chuyển thành kinh nghiệm để Ta có thể biết được Bản Thân Ta bằng kinh nghiệm. Những luật của vũ trụ đều do Ta đặt ra. Nó rất hoàn hảo cho vạn vật. Các người thấy bông tuyết thật hoàn hảo không?

Mô hình, tính chất phức tạp và độc đáo của nó thật tuyệt vời. Đó là điều bí mật. Các người thường ngẩn ngơ trước cái đẹp vĩ đại, kỳ diệu của thiên nhiên. Tất cả sự cân đối của vũ trụ, từ vật to nhất đến hạt nhỏ nhất các người đã nhìn thấy được, cũng còn những điều các người chưa biết vì tính chất phức tạp, liên hệ kỳ lạ trong vũ trụ.

Ông Shakespeare của các người đã nói một cách tuyệt diệu: Hỡi Horatio, những điều trên Trời và dưới Đất còn nhiều hơn những điều người mơ tưởng trong triết lý của người.

Vậy làm sao tôi có thể biết được những luật đó? Làm sao cho tôi học được chúng?

Không phải học mà là nhớ lại.

Làm sao để tôi có thể nhớ lại?

Bắt đầu hãy bất động!

Hãy yên lặng bên ngoài để thế giới bên trong có thể đem lại ánh sáng cho các người.

Chính cái nội quán này các người cần tìm. Nhưng các người không thể thấy được nó nếu các người đang trầm mình trong thế giới bên ngoài. Vậy hãy tìm vào bên trong càng sâu càng tốt.

Trường hợp nếu không đi vào trong, hãy đi từ trong ra như các người thường làm với thế giới bên ngoài.

Hãy nhớ tiền đề này: Nếu các người không đi vào, các người đi ra. Hãy đặt lại câu đó cho đúng: Nếu tôi không đi vào, tôi đi ra. Cả cuộc đời các người cứ đi ra. Thật ra các người khỏi cần và không bao giờ cần đi ra. Bởi lẽ không gì các người không thể tự thực hiện được, không gì các người không thể làm được và không gì các người không thể có được. Đây có vẻ như lời hứa cuội của một cái bánh vẽ. Các người muốn Thượng Đế hứa gì khác nữa? Liệu các người có tin Ta nếu Ta hứa ít hơn? Thật lạ lùng, qua hàng ngàn năm con người đã không tin vào những lời hứa của Thượng Đế. Có thể những lời hứa quá đẹp để con người có thể tin được. Từ đó, các người chọn một lời hứa kém hơn một tình yêu thương kém hơn.

Lời hứa cao nhất của Thượng Đế dựa trên tình thương yêu vô bờ bến nhưng các người không thể nào hiểu được lời hứa hoàn hảo như thế. Thành ra, các người không thể tin ngay cả bản thân các người. Không tin tất cả những điều này có nghĩa không tin Thượng Đế. Bởi lẽ nếu tin vào Thượng Đế sẽ đưa tới tin nơi món quà vĩ đại nhất của Thượng Đế: Tình yêu vô điều kiện và lời hứa lớn nhất của Thượng Đế:

Khả năng vô hạn.

Tôi có thể ngắt lời Ngài ở đây không? Tôi ghét phải ngắt lời Thượng Đế khi Ngài đang thuyết giảng…nhưng tôi đã được nghe cái khả năng vô hạn này trước rồi, nó chẳng ăn khớp chút nào với kinh nghiệm con người.

Thôi, tạm quên đi những khó khăn con người bình thường gặp phải, còn những thử thách những người bẩm sinh đã bị giới hạn về thần trí và thể chất thì sao? Khả năng của họ có vô hạn không?

Các người đã viết như vậy ngay trong chính Thánh Kinh của các người.

 Hãy cho tôi một ví dụ.

 Hãy đọc lại các người đã viết ra sao nơi Genesis (Sáng Thế kỷ), chapter 11, verse 6 trong thánh kinh các người đã viết: “Hãy coi tất cả mọi người là một, cùng có một ngôn ngữ.

Con người không bị hạn chế trong những việc tưởng tượng sẽ làm

Đúng, nhưng liệu các người có thể tin điều đó không? Chưa có câu trả lời đối với những người yếu đuối, tàn tật, bán thân bất toại, những người bị giới hạn? Các người tưởng rằng họ bị giới hạn chớ không phải tự do lựa chọn à? Các người tưởng rằng linh hồn gặp những thử thách của cuộc đời do ngẫu nhiên sao? Có phải do các người tưởng tượng ra không?

Ngài nói rằng một linh hồn chọn trước kiếp sống mà nó sẽ kinh nghiệm sao?

Không, nếu như vậy sẽ làm hư mục đích của sự thử thách.

Mục đích là tạo ra kinh nghiệm đối với bản thân vào thời gian vinh quang nhất trong hiện tại. Do đó, các người không chọn trước kiếp sống mà các người sẽ kinh nghiệm. Tuy nhiên, các người có thể lựa những người, hoàn cảnh, thử thách, chướng ngại, cơ hội và những chọn lựa để tạo ra kinh nghiệm của các người.

Khả năng của các người là vô biên trong tất cả những điều các người chọn để làm.

Đừng nghĩ rằng một linh hồn hiện thân vào một thân thể là bị giới hạn, chưa đạt tới hoàn hảo bởi vì các người không biết linh hồn đương muốn làm gì. Các người không biết chương trình của linh hồn, các người mù mờ về dự tính của nó.

Bởi thế, hãy chúc lành cho mọi người trong mọi điều kiện và hãy tạ ơn. Làm vậy các người xác nhận sự sáng tạo hoàn hảo của Thượng Đế, và đặt niềm tin vào đó. Thật ra không có gì xảy ra do may rủi hay trùng hợp trong giới của Thượng Đế. Nếu một bông tuyết có thể tuyệt mỹ trong mô hình của nó, nhiều điều bất ngờ, kỳ diệu cũng xảy đến trong cuộc đời.

Nhưng Jesus đã chữa lành cho những người bệnh.

Tại sao Jesus phải chữa cho họ nếu điều kiện của họ hoàn hảo đến như vậy? Jesus không chữa cho người ta lành bệnh do vì ông thấy những điều kiện của họ là bất hảo.

Jesus đã chữa cho những người đó được lành bệnh bởi Ngài thấy rằng những linh hồn đó yêu cầu được chữa lành như một phần tiến trình của họ. Jesus thấy sự toàn hảo của tiến trình. Ngài nhận rõ và hiểu ý định của linh hồn. Nếu Jesus cảm thấy tất cả các bệnh, tâm thần hay thể chất là biểu hiệu của bất hảo, thì Ngài sẽ chẳng chữa lành cho mọi người trên hành tinh này cùng một lần sao? Các người nghi ngờ rằng Jesus không làm được như vậy sao?

Không. Tôi tin Jesus làm được.

Tốt. Tại sao Jesus lại không làm? Tại sao Jesus lại chọn lựa để một số người chịu đau khổ và để một số người được chữa lành?

Cũng nhân về vấn đề này, tại sao Thượng Đế lại để cho có đau khổ trong cuộc đời?

Có toàn hảo trong tiến trình. Tất cả đời sống đều phát xuất từ sự chọn lựa. Ta không thể can thiệp, chất vấn hay buộc tội sự chọn lựa của các người. Thích hợp nhất là quan sát và làm bất cứ gì có thể làm được để tiếp tay với linh hồn trong sự quyết định và tìm kiếm một chọn lựa cao hơn. Hãy chú tâm vào sự chọn lựa của người khác nhưng đừng phê phán. Hãy biết rằng sự chọn lựa của họ là toàn hảo trong lúc này, tuy nhiên hãy sẵn sàng để giúp họ tìm một chọn lựa mới, chọn lựa cao hơn. Hãy hiệp thông với những mục tiêu của linh hồn. Đó là điều Jesus đã làm với những người Ngài đã chữa bệnh. Jesus đã chữa lành tất cả những ai tới với Ngài hoặc nhờ những người khác cầu khẩn dùm. Jesus không chữa bệnh bừa bãi vì làm vậy sẽ vi phạm vào luật thiêng liêng của vũ trụ. Hãy để mỗi linh hồn đi đường của nó.

Như vậy không lẽ chúng tôi không được giúp ai cả nếu không có yêu cầu?

Chắc chắn là không.

Như vậy chúng tôi sẽ không thể giúp những kẻ chết đói tại Ấn Độ, hoặc giúp những người bị hành hạ tại Châu Phi hoặc những người nghèo bị chà đạp mọi nơi. Tất cả những cố gắng nhân đạo sẽ mất đi, tất cả những việc phước thiện sẽ bị cấm đoán. Chúng tôi phải chờ một người ngỏ lời van xin chúng tôi trong cơn tuyệt vọng sao? Hoặc chờ cả một quốc gia van nài giúp đỡ trước khi chúng tôi được phép làm một việc thật rõ ràng.

Như các người thấy đó: Câu hỏi tự nó trả lời. Nếu một điều rõ ràng là đúng thì hãy làm đi.

Nhưng cần phải cân nhắc thật cẩn thận về cái mà các người gọi là “đúng” hay “sai”

Một điều chỉ đúng hay sai do các người nói như vậy, trong bản chất chẳng có điều gì đúng hay sai.

Vậy sao?

“Đúng” hay “sai” không phải là một điều kiện nội tại trong bản chất, đó là phê phán chủ quan của từng cá nhân. Từ những phê phán chủ quan các người tạo ra bản ngã qua những giá trị cá nhân để chứng minh Các Người Là Ai? Thế giới hiện hữu như bây giờ để các người có thể phê phán như vậy. Nếu thế giới hiện hữu trong những điều kiện hoàn hảo, cái tiền trình để cấu tạo Bản Ngã sẽ chấm dứt.

Nghề luật sư sẽ chấm dứt ngay ngày mai nếu không còn tố tụng.

Nghề bác sĩ sẽ chấm dứt ngay ngày mai nếu chẳng còn bệnh tật.

Và nghề của Thượng Đế cũng chấm dứt ngay ngày mai nếu chẳng còn vấn đề nào nữa?

Chính xác vậy! Các người đã nói điều đó một cách hoàn hảo. Chúng ta sẽ hết tạo tác nếu chẳng còn gì để sáng tạo. Tất cả chúng ta có một quyền lợi chắc chắn bất di bất dịch để giữ cuộc chơi tiếp tục. Giống như chúng ta nói muốn giải quyết mọi vấn đề nhưng không dám giải quyết tất cả vì nếu thế chẳng còn gì để làm nữa. Các cộng đồng tôn giáo thường quan niệm rằng chỉ có chính ý niệm của họ về con đường độc nhất đi tới Thượng Đế.

Nếu Ta nói với các người : Các người là Thượng Đế, các tôn giáo còn gì để nói nữa?

Nếu bảo rằng các người được chữa lành, y khoa còn gì để làm nữa? Nếu nói rằng các người sống trong hòa bình, còn gì cho những người thương thảo hòa bình. Nếu cho rằng thế giới được định rồi, còn gì cho thế giới nữa.

Có phải Ngài muốn nói rằng: Thế giới mãi mãi có vấn đề? Có phải Ngài muốn nói rằng Ngài thực sự muốn cho nó như vậy.

Ta nói rằng thế giới hiện như vậy theo lối nó đang hiện hữu giống như mô hình bông tuyết đang hiện hữu. Các người đã tạo ra nó như vậy cũng như các người đã tạo ra đời sống như vậy. Điều các người muốn là điều Ta muốn. Ngày các người muốn chấm dứt đói khát sẽ không còn đói khát nữa. Ta đã trao cho các người tất cả những tài nguyên để làm chuyện đó.

Các người có đầy đủ phương tiện để chọn lựa điều đó nhưng các người không làm vì các người không thể làm. Các người than van rằng không thể tìm cách giải quyết có 40.000 người chết đói trong một ngày nhưng lại đưa vào 50.000 người trong một ngày để bắt đầu cuộc sống mới. Các người cho rằng đây là tình yêu và theo kế hoạch của Thượng Đế. Có phải vậy không? Thật ra thế giới hiện hữu theo lối hiện tại vì các người đã chọn lựa cho nó như thế. Các người đang hủy hoại môi trường sống của thế giới có phương pháp hẳn hoi.

Sau đó, lại trút trách nhiệm cho thiên nhiên, Thượng Đế đã tạo ra. Như vậy các người đã tự lường gạt chính mình. Thật sự, không có gì hiền lành bằng thiên nhiên, và cũng không có gì ác độc đối với thiên nhiên như con người. Tuy nhiên, các người thường tránh né trách nhiệm đối với thiên nhiên và cho rằng không phải lỗi của các người. Đây không phải chuyện lỗi phải mà do chọn lựa. Các người có thể chọn lựa chấm dứt mưa rừng ngày mai. Các người có thể chọn lựa để ngừng phá hủy lớp khí quyển bao quanh hành tinh của các người. Các người có thể chọn lựa để không làm hại hệ thống sinh thái của địa cầu. Nhưng liệu các người có sẽ làm không? Cũng vậy, các người có thể chấm dứt mọi chiến tranh ngay ngày mai nếu các người đồng ý không còn giết hại lẫn nhau. Ta sẽ không làm cho các người điều gì nếu các người không tự làm cho mình. Đó là luật cũng như lời của các nhà tiên tri.

Thế giới ở trong tình trạng hiện tại do các người. (không quyết định tức là quyết định). Địa cầu như trạng thái hiện nay do những sự chọn lựa hay không chọn lựa của các người.

Nhưng tôi đâu có chọn lựa để chiếc xe cam nhông đâm vào tôi, để thằng ăn cắp móc hầu bao của tôi, để thằng khùng nó hãm hiếp tôi?

Những sự việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Chẳng hạn như tạo ra nơi thằng ăn cắp cái nhu cầu ham muốn ăn cắp. Tạo ra ý thức làm cho sự hãm hiếp có thể xảy ra. Chỉ khi nào các người nhìn thấy nơi nội tâm cái nguyên nhân gây ra tội lỗi, các người mới bắt đầu sửa chữa những điều kiện đã làm cho tội lỗi xảy ra.

Hãy cho người đói ăn, cho người nghèo phẩm giá, tạo những cơ hội cho những người không may mắn, đừng làm tổn thương tự ái người khác, hãy gạt bỏ những hạn chế vô nghĩa về dục tính. Đồng thời, hãy giúp cho những người khác hiểu thấu cái kỳ diệu về dục tính và hướng nó đến toàn thiện.

Hãy làm những điều đó rồi các người sẽ đi được quãng đường dài trên đường gặp

Thượng Đế và sẽ chấm dứt vĩnh viễn ăn cắp và hãm hiếp. Còn việc gọi là “tai nạn” như chiếc xe tải đâm vào, viên gạch từ trên trời rơi xuống v.v…Ta bảo thật hãy học cách chào mừng những bất ngờ đó như một phần nhỏ của một tấm thảm họa. Các người đã tới đây để phác họa một kế hoạch cá nhân để tự cứu mình. Tuy nhiên, sự cứu rỗi này không phải tự cứu mình khỏi những cạm bẫy của ác quỷ (và cũng chẳng có gì gọi là ác quỷ hay địa ngục). Các người sẽ tự cứu mình khỏi sự lãng quên của bất thành đạt. Các người không thể thua hay thất bại trong trận chiến này. Thật ra đây không phải là một trận chiến mà là một tiến trình. Tiến trình cũng không hẳn là đấu tranh như một số tôn giáo thường nghĩ. Tai nạn xảy ra vì chúng xảy ra, các người cho rằng đó là bất hạnh nhưng có thể không như vậy đối với chương trình làm việc của linh hồn.

Thật ra: Không có điều gì trùng hợp hay ngẫu nhiên hết, mỗi biến cố, sự việc gửi tới cho bản thân để các người tự sáng tạo và kinh nghiệm Các Người Là Ai? Tất cả các vị Sư đều biết điều đó nên họ rất bình tâm trước những biến cố gay cấn nhất trong cuộc đời. Chẳng hạn như tâm của Jesus không bị xáo trộn bởi sự đóng đinh trên Thập Giá. Jesus có thể bỏ đi nhưng Jesus đã không làm. Jesus để cho mình bị đóng đinh trên Thập Giá để cứu rỗi biết bao linh hồn.

Jesus nói: Hãy nhìn coi Ta có thể làm gì? Các người cũng sẽ làm được như vậy vì các người là những thiên thần của Thượng Đế. Tuy thế các người không tin, và nếu không tin nơi các người, hãy tin ở Ta. Lòng từ bi của Jesus cao tới mức Ngài van nài được hành sử như thế để tác động trên toàn thế giới sứ mạng mọi con người đều về Trời (hoàn thành bản ngã). Nếu không làm theo cách khác hãy làm theo Jesus, thắng đau khổ và cái chết.

Triết lý lớn nhất của Ki Tô giáo cho rằng: Không phải các người sẽ có một đời sống vĩnh cửu, sẽ là con cái của Thượng Đế, sẽ có bất kỳ điều gì các người yêu cầu, mà là các người Đang Có. Quan trọng các người phải: Biết điều đó.

Nên nhớ các người là kẻ sáng tạo ra thực tế của các người. Đời sống sẽ như con đường trong đầu các người nghĩ vì ý nghĩ đưa đến sự hiện hữu. Đây là bước đầu trong sáng tạo. Thượng Đế Cha là tư tưởng. Tư Tưởng của các người là vị Cha sinh ra mọi vật. Đây là một trong những luật chúng ta cần nhớ lại.

Vâng. Ngài có thể chỉ cho tôi những luật khác?

Ta đã chỉ cho các người nhiều lần rồi, rất nhiều lần từ khai thiên lập địa, Ta đã gửi tới hết vị Sư này đến vị Sư khác nhưng các người không chịu nghe lại còn sát hại họ nữa.

Nhưng tại sao chúng tôi lại làm thế, tại sao chúng tôi lại làm nhục hay giết họ?

Tại sao?

Bởi vì họ chống lại mọi tư tưởng của các người chối bỏ Thượng Đế. Và các người cũng phải chối bỏ Ta nếu các người tự chối bỏ mình.

Tại sao tôi lại muốn chối bỏ Ngài hay tôi?

Vì các người sợ. Có lẽ những lời hứa của Ta quá tốt đẹp để có thể tin là sự thật. Vì thiếu niềm tin nên các người tự thu mình thành những tinh linh bám víu vào sợ hãi, sống trong lo sợ, đáng lẽ ra nên sống trong tình yêu, quyền năng và dung thứ. Các người sống trong sợ hãi và cái sợ lớn nhất của các người là lời hứa cao cả nhất của

Ta có thể là sự lường gạt lớn nhất trên Trời đối với các người.

Các người cho rằng: Những lời hứa của Thượng Đế đem lại quyền năng và tình yêu cho các người: Phải là lời dối gạt giả tạo của ác quỷ. Các người nghĩ rằng Thượng Đế không bao giờ có lời hứa tốt như vậy, chỉ có ác quỷ mà thôi.

Ác quỷ dùng lời hứa tốt đẹp đó để lôi cuốn các người chối bỏ bản chất thật của Thượng Đế, một đấng thật đáng sợ, phê phán, ganh ghét, thù hận và hay trừng phạt. Tức các người đã gán những tính chất ác quỷ cho Thượng Đế để tự thuyết phục mình đừng chấp nhận những lời hứa tốt đẹp của đấng sáng tạo, Thượng Đế của bản ngã. Đó là sức mạnh của sợ hãi.

Tôi đang cố gắng tống cái sợ hãi đi. Ngài có thể nêu lại cho tôi thêm về các Luật?

Luật thứ nhất: Các người có thể hiện hữu, làm hay có bất cứ gì các người có thể tưởng tượng được.

Luật thứ hai: Các người thu hút những gì các người sợ.

Tại sao lại vậy? Tình cảm là một quyền năng nó thu hút. Cái mà các người sợ nhiều, các người sẽ kinh nghiệm nó. Một con vật, các người cho là ở một đời sống thấp hơn ( nhưng con vật hành động liêm chính và tốt hơn con người ) biết ngay tức khắc các người sợ nó.

Tình cảm là năng lực đang chuyển động. Khi các người chuyển động đủ năng lực, các người đã tạo ra vật chất. Nếu các người vận dụng năng lực đủ lâu theo một cách nào đó, các người sẽ tạo ra vật chất.

Tất cả các vị Sư đều hiểu luật này. Đó là sự biến chất của toàn vũ trụ. Đó là bí quyết của đời sống. Tư tưởng là năng lực thanh tịnh. Tất cả tư tưởng các người đã có, đang có và sẽ có đều sáng tạo. Năng lực của tư tưởng không bao giờ chết đi. Nó rời khỏi các người và đi vào vũ trụ, tỏa ra mãi mãi. Một tư tưởng là vĩnh cửu. Tất cả những tư tưởng gặp nhau, chéo qua chéo lại tụ lại thành một khối năng lực phức tạp, thật đẹp và không bao giờ thay đổi. Những năng lực giống nhau thu hút nhau, cứ như vậy năng lực đủ lớn để tạo thành vật chất tức là vật chất được thành hình từ năng lực thanh tịnh. Khi năng lực tạo thành vật chất sẽ ở trong thế giới thời gian rất lâu dài. Tuy nhiên, vật chất này sẽ bị phá vỡ nếu có những năng lực khác chống lại.

Khi bị phá vỡ, vật chất sẽ phóng ra năng lực thô đã tạo thành nó. Như vậy, các người sẽ hiểu thêm câu: Khi có hai hay nhiều người họp lại Nhân Danh Ta, có công dụng như thế nào! Nếu cả xã hội cùng nghĩ theo một hướng sẽ tạo ra những việc kỳ lạ.

Giả như: Một xã hội luôn luôn sống trong sợ hãi sẽ không thể tránh được sản xuất ra được những hình thể có thể làm sợ hãi nhiều nhất. Cũng vậy, những cộng đồng hay giáo đoàn lớn thường có sức mạnh tạo ra những phép huyền diệu nhờ vào tư tưởng kết hợp còn gọi đồng cầu nguyện.

Cần nói thêm: Ngay cả những cá nhân, nếu tư tưởng của họ (cầu nguyện, hy vọng, ước mong, mộng mơ, sợ hãi) mạnh một cách kỳ lạ sẽ tạo ra những kết quả đó.

Jesus đã từng làm những việc đó. Jesus hiểu cách vận dụng năng lực và vật chất, cách sắp xếp chúng lại, cách phân phối và kiểm soát chúng. Nhiều vị Sư đã biết điều này. Các người cũng có thể biết điều này ngay bây giờ. Đó là cái biết Adam và Eva cùng tham dự.

Trước khi hai người đó hiểu được điều này, chẳng có gì có thể gọi là cuộc đời như các người biết hiện nay. Adame và Eva được coi như những người nam và nữ đầu tiên là Cha và Mẹ của kinh nghiệm của các người. Thật ra sự sa ngã của Adam lại làm cho nhân loại hết cô đơn. Vì nếu không có sự kiện đó, thế giới tương đối này sẽ không hiện hữu. Hành động Adam và Eva xưa kia không phải là một tội lỗi nguyên thủy mà thực ra lại là khoái lạc đầu tiên. Tự đáy lòng các người phải cảm tạ họ vì là người đầu tiên chọn lựa “sai”. Adam và Eva đã sinh ra khả năng có thể làm bất kỳ chọn lựa nào. Trong thần thoại, các người đã buộc tội Eva rất “xấu”, đã làm duyên dáng để cám dỗ Adam ăn quả táo để biết thiện và ác. Từ đó, các người đặt ra những chuyện nam nữ sa ngã và quan niệm không đúng về tình dục.

Điều các người sợ nhất sẽ gây ra tai họa cho các người nhiều nhất. Sợ hãi sẽ làm cho các người như một khối nam châm thu hút sắt. Tất cả Kinh Thánh của các người đều nói rõ ràng:

Đừng Sợ! Các người tưởng đây là một ngẫu nhiên sao? Những luật thật đơn giản:

1/ Tư Tưởng là sáng tạo.

2/ Sợ Hãi thu hút năng lực đồng tính.

3/ Chỉ có Tình Yêu.

Làm sao chỉ có tình yêu nếu sợ hãi thu hút năng lực đồng tính. Tình yêu là thực tế tối hậu. Chỉ có nó. Nó là tất cả. Cảm thấy tình yêu là kinh nghiệm về Thượng Đế của các người. Thế giới tương đối đã được tạo ra để Ta có thể kinh nghiệm chính Ta.

Theo đó, thế giới tương đối được tạo ra để Ta và các người tự biết chúng ta bằng kinh nghiệm.

Từ đó, Thượng Đế cũng đã trù liệu tạo ra thêm gì nữa khác với chính Ngài (mặc dù theo đúng nghĩa, điều này bất khả vì Thượng Đế gồm tất cả những gì hiện là). Khi tạo “thêm gì nữa” Ta đã sản xuất ra một môi trường trong đó các người có thể chọn lựa là Thượng Đế, chớ không phải được bảo rằng các người là Thượng Đế. Môi trường trong đó, các người có thể kinh nghiệm Thượng Đế như một hành động sáng tạo chớ không phải một khái niệm, trong đó cái đèn cầy nhỏ bé trước mặt trời, cái linh hồn nhỏ bé nhất, có thể biết được nó là ánh sáng. Sợ hãi là đầu kia của Tình Yêu. Đó là cái phân cực khởi thủy. Khi tạo ra thế giới tương đối, trước hết Ta đã tạo ra cái đối nghịch với chính Ta.

Trong thế giới hiện hữu chỉ có hai tư tưởng: Sợ Hãi và Tình Yêu. Tư tưởng bắt đầu từ đầu sẽ sinh ra vật chất từ đó. Những vị Sư đã từng đi qua hành tinh này đã khám phá ra cái bí mật của thế giới tương đối và không chấp nhận tính thực tế của nó.

Tóm lại, những vị Sư chỉ chọn lựa tình yêu trong mọi lúc, trong mọi thời, trong mọi hoàn cảnh ngay cả khi họ bị đàn áp hay hành hình. Điều này rất khó hiểu cho các người, noi gương còn khó hơn nữa. Thượng Đế đã dùng đủ mọi cách để phô bày Chân Lý của Ngài cho các người qua rất nhiều thời đại với nhiều hình ảnh, hành động, ngôn từ, sự kiện, sách báo v.v…Trong mọi lúc nhưng các người đã không nghe. Đến bây giờ, nơi cuốn sách này các người lại hỏi Thượng Đế những vấn đề này nữa. Câu hỏi này Ta đã trả lời biết bao nhiêu lần trong bao nhiêu cách qua biết bao nhiêu thời đại.

Tuy nhiên Ta vẫn trả lời cho các người ngay bây giờ trong cuốn sách này. Các người nghĩ rằng cái gì đã đưa các người đến tài liệu này? Tại sao các người đang cầm cuốn sách này trên tay? Các người tưởng rằng Ta không biết Ta đang làm gì sao? Không có sự trùng hợp trong vũ trụ.

Thật ra Ta đã nghe tiếng khóc trong tim của các người. Ta đã thấy linh hồn các người đang tìm kiếm gì? Ta biết các người đã ao ước chân lý biết bao? Trong đau khổ và sung sướng các người đã tìm kiếm và khẩn cầu Ta.

Vì thế: Nơi đây, Ta đang làm việc đó bằng những lời rõ ràng tới mức các người không thể hiểu lầm, bằng ngôn từ đơn giản tới mức các người không thể nhầm lẫn, bằng văn từ thông dụng tới mức các người không thể không hiểu.

Như vậy, hãy hỏi Ta tất cả những gì các người muốn. Ta sẽ trả lời tất cả cho các người. Nên nhớ, cuốn sách không phải phương tiện độc nhất trả lời câu hỏi cho các người. Hãy quan sát sự kỳ diệu của thiên nhiên và những sự kiện chung quanh các người. Ta đã gửi những truyền thông này cho các người nếu các người lắng tai nghe

Ta. Ta sẽ tới với các người nếu các người mời Ta để các người hiểu rằng “Ta vẫn luôn ở đây. Luôn luôn ”

Xin Ngài hãy chỉ đường cho tôi. Tôi đã dành cả cuộc đời để đi tìm con đường tới Thượng Đế.

Ta biết. Và nay đã tìm được.

Tôi không thể tin được. Có vẻ hình như Ngài ngồi đây và viết những hàng này cho tôi.

Ngài đang làm như vậy. Chuyện này chẳng có vẻ gì giống như truyền thông với Thượng Đế.

Người muốn có kèn và trống hở? Để Ta coi có thể nào dàn xếp được không?

Tôi sợ rằng cũng có những kẻ gọi cuốn sách này là phi lý, vô bổ.

Nếu các người nghĩ rằng: Thượng Đế chỉ có thể biểu lộ một cách độc nhất trong đời sống các người thì rất nguy hiểm. Nó làm cho các người ngừng nhìn Thượng Đế ở khắp mọi nơi. Nếu nghĩ rằng Thượng Đế chỉ có một tượng hình, một lối nói, một hành động thì các người sẽ không thấy được Ta. Các người sẽ dùng cả cuộc đời đi tìm Thượng Đế nhưng không thấy được vì các người cứ đi tìm Bà trong khi Thượng Đế là Ông.

Đã có lời nói rằng: Nếu các người không thấy Thượng Đế ở cả nơi trần tục lẫn nơi cao thâm, các người đã thiếu một nửa.

Đó là một chân lý vĩ đại. Thượng Đế ở tất cả mọi nơi, buồn rầu, cười vui, chua chát và ngọt ngào.

Ngày xưa, đã có lần tôi viết cuốn sách: Thượng Đế là một bánh Sandwich nhồi xúc xích Ý salami.

Cuốn sách này cực hay, Ta đã gợi hứng cho người nhưng tại sao rồi lại không viết?

Nó có vẻ như nhạo báng hay phạm thượng một cách khủng khiếp.

Người nói phạm thượng một cách thích thú? Từ đâu tạo cho người cái ý niệm Thượng Đế chỉ là tôn quý? Thượng Đế là cái cao và cái thấp, cái nóng và cái lạnh, cái phải và cái trái, cái tôn quý và cái bất kính.

Các người tưởng rằng Thượng Đế không cười được sao? Các người tưởng rằng Ta không khoái một chuyện hài hước sao? Kiến thức các người tưởng rằng Ta không có đùa giỡn, hài hước (humour).

Ta nói thật, Thượng Đế sáng chế ra hài hước (humour). Khi nói với Ta, các người phải nói với giọng qụy lụy sao? Có phải tiếng Lóng và những lời thô tục là ngoài phạm vi hiều biết của Ta? Các người có thể nói với Ta như nói với những người bạn thân nhất của các người. Các người tưởng rằng có những hành động, hoàn cảnh, âm thanh mà Ta chưa từng biết hay từng nghe sao? Các người nghĩ rằng: Ta ghét thứ này và thích thứ kia sao?

Ta bảo thật: Ta không ghét gì cả, không có gì làm Ta ghê gớm.

Đó là đời sống! Đời sống là một món quà tặng, là một kho tàng không thể mô tả được, là cái thiêng liêng trong những cái thiêng liêng. Ta là đời sống vì bản chất của

Ta là đời sống. Toàn thể vũ trụ đều có thiên mệnh. Không có gì hiện hữu mà không có một lý do đã được Thượng Đế hiểu và chấp nhận.

Làm sao có thể thế được? Vậy cái ác mà con người đã tạo ra thì sao?

Bất kể vật gì, tư tưởng nào, biến cố và kinh nghiệm ra sao đều nằm trong kế hoạch của Thượng Đế. Thượng Đế cho các người được tạo ra Bất kể vật gì, tư tưởng nào, biến cố và kình nghiệm ra sao đều nằm trong kế hoạch của Thượng Đế. Thượng Đế cho các người được tạo ra bất cứ gì, tất cả mọi thứ, tất cả những gì các người muốn.

Trong cái tự do này tiềm ẩn cái kinh nghiệm Thượng Đế là Thượng Đế. Từ đó, Ta đã tạo ra các người và cả cuộc đời. Cái mà các người gọi là Ác, Ta cũng yêu nó vì qua nó các người mới biết được Thiện. Qua Ác Quỷ các người mới biết được Thượng Đế. Ta không yêu “tốt” nhiều hơn xấu.

Hitler đã lên Trời. Khi các người hiểu được điều này các người sẽ hiểu được Thượng Đế.

Nhưng tôi đã được giáo huấn để tin rằng có hiện hữu tốt và xấu, rằng đúng và sai là đối nghịch, rằng có điều oke, không allright, không thể chấp nhận dưới nhãn quang của Thượng Đế.

Tất cả mọi vật đều có thể chấp nhận được dưới mắt của Thượng Đế bởi lẽ làm sao Thượng Đế có thể không chấp nhận cái hiện là?

Loại bỏ một vật là phủ nhận nó hiện hữu, cho rằng không oke tức nói nó không phải một phần của Ta và điều này thì bất khả. Tuy vậy, các người hãy cứ giữ lấy những tin tưởng và hãy trung thành với những giá trị của các người, những giá trị này có thể do cha mẹ các người truyền lại kinh nghiệm cho các người.

Tuy nhiên, hãy khảo sát chúng từng cái một, coi từng sự việc một, giống như đừng tháo dỡ cả cái nhà mà hãy thay thế từng viên gạch đã bị bể không còn giữ được cấu trúc nhà nữa.

Những ý niệm về đúng hay sai của các người chỉ là những ý niệm. Chúng là những tư tưởng tạo ra hình thể và bản chất các người là ai. Chỉ có một lý do độc nhất để thay đổi bất cứ một gì, chỉ có một mục tiêu độc nhất khi sửa đổi: Đó là khi các người không thỏa mãn với Các Người Là Ai? Chỉ có các người mới biết các người có vui sướng không? Chỉ có các người mới có thể nói về cuộc đời: “Đây là những sáng tạo, con của Ta. Ta rất thích nó” Nếu những giá trị phục vụ cho các người hãy giữ lấy nó, hãy tranh đấu và tranh luận bảo vệ chúng. Nên nhớ, hãy tranh đấu bằng cách nào để không làm hại một ai. Làm hại không phải phương thuốc để chữa lành.

Ngài nói là: Hãy giữ những giá trị của các người và lại cũng nói: Những giá trị của chúng tôi đều sai. Xin giải thích giúp tôi?

Ta chưa từng nói những giá trị của các người là sai hay cũng chẳng công nhận chúng đúng.

Tất cả chỉ là những phê phán! Phần lớn những định giá, phê phán không phải do các người quyết định. Nó tới từ một nguồn khác, có thể do ảnh hưởng của cha mẹ, thầy cô, sử gia, chính trị gia v.v… Phải coi chừng những định kiến, phê phán về giá trị của các người dựa vào kinh nghiệm của người khác. Nếu có một gì có thể gọi là tội thì chính đó là một tội. Để cho chính mình trở thành hiện như bây giờ do kinh nghiệm của những kẻ khác. Đó là tội mà các người đã phạm. Tất cả các người không dựa vào kinh nghiệm của chính mình nhưng chấp nhận kinh nghiệm người khác như là Phúc Âm, đến khi gặp kinh nghiệm thực của chính mình, các người lại bỏ đi và chấp nhận kinh nghiệm của người khác. Nếu các người đừng làm thế, các người đã có một kinh nghiệm hoàn toàn khác hẳn. Một kinh nghiệm có thể làm cho vị thầy đầu tiên hoặc nguồn gốc thành ra sai.

Trong hầu hết các trường hợp, các người không muốn để cho cha mẹ, thầy cô, tôn giáo, tập quán, sách Thánh Kinh là sai nên các người chối bỏ kinh nghiệm của chính mình để thiên về điều các người đã được chỉ phải suy nghĩ như vậy là đúng. Ta chứng minh điều này thật dễ đối với dục tính của con người. Mọi người đều biết về dục tính là kinh nghiệm độc nhất về tình yêu cao nhất, kích thích nhất, mạnh mẽ nhất, hồ hởi nhất, tân tạo nhất, tăng cường nhất, khẳng định nhất, thân mật nhất, hợp nhất nhất, là kinh nghiệm thể chất tái tạo nhất mà con người có khả năng thực hiện.

Sau khi phát giác như vậy bằng kinh nghiệm, các người lại chấp nhận những định kiến, phê phán, ý kiến quan điểm dục tính của những người khác. Những quan điểm, phê phán, ý kiến này đã đi ngược lại kinh nghiệm của chính các người nhưng vì các người sợ phải cho thầy, cô giáo là người sai nên các người tự thuyết phục mình rằng kinh nghiệm của mình sai. Kết quả các người đã không cảm nhận được sự thật của vấn đề với những hậu quả nghiêm trọng.

Đối với tiền bạc các người suy luận cũng thế, các người cảm thấy khoái khi nhận tiền cũng như tiêu tiền, điều này chẳng có gì xấu, ác hay sai trái cả nhưng các người lại dựa vào kinh nghiệm của kẻ khác cho rằng tiền bạc là xấu xa. Khi chấp nhận chân lý này, các người tạo ra những tư tưởng đẩy tiền bạc ra xa vì cho rằng thu hút tiền bạc là điều xấu xa, không tốt.

Thật kỳ lạ, các người cũng đã tạo ra một mâu thuẫn như vậy đối với Thượng Đế.

Kinh nghiệm các người cho biết Thượng Đế rất tốt, rất yêu thương nhưng thầy cô, những người khác cho rằng phải sợ Thượng Đế vì Thượng Đế rất công bằng. Các người phải run sợ trước mặt Thượng Đế, các người sẽ khốn khổ khi đối diện công lý của Chúa.

Do đó, các người phải vâng theo những giới răn của Thượng Đế.

Các người được dạy rằng: Thượng Đế giàu lòng từ bi và tha thứ.

Tuy nhiên, nếu các người không xin tha thứ theo “đúng kiểu” hay các người không tới “đúng lối” của Thượng Đế, lời cầu xin của các người sẽ không được nghe, tiếng khóc của các người sẽ không được lưu ý tới. Thành ra, phần lớn các người dành hết cả tuổi trưởng thành để đi tìm “cái kiểu cách đúng” để hành lễ, để tuân theo và để phục vụ Thượng Đế. Điều buồn cười trong mọi chuyện này là Ta không muốn các người lễ bái, Ta không cần các người tuân theo và các người khỏi cần phục vụ Ta.

Đó là những hành động của các vị vua chúa vị kỷ thời xa xưa đòi hỏi thần dân phải phục vụ họ.

Đó không phải là những đòi hỏi, nhu cầu, ước mong của Thượng Đế. Thiêng liêng không có nhu cầu Tất cả hiện như là đúng vậy. Tất cả gì hiện như. Theo định nghĩa:

Thiêng liêng không muốn hay không thiếu gì cả.

❁ ❁ ❁
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)
Ảnh: by Zoltan Tasi on Unsplash

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x