Trang chủ » 18. VỀ KHOAN DUNG TÍN NGƯỠNG

18. VỀ KHOAN DUNG TÍN NGƯỠNG

by Trung Kiên Lê
146 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

I

Ở Nga có những nhà truyền giáo, mà bổn phận là cải giáo tất cả những người không theo đạo chính thống thành những người theo đạo chính thống.

Cuối năm 1901, ở thành phố Oriol, các nhà truyền giáo ấy đã họp đại hội, và ở phần cuối đại hội ấy ông Stakhovich, tiên chỉ của giới quý tộc, đã đọc một diễn từ đề nghị đại hội công nhận sự tự do hoàn toàn của lương tâm, ngụ ý dưới những từ ấy, như chính diễn giả nói, không chỉ tự do tín ngưỡng, mà còn cả tự do tuyên tín, bao gồm cả tự do chối bỏ đạo chính thống và thậm chí tự do lôi kéo đi theo những tín ngưỡng khác không phù hợp với chính giáo. Ông Stakhovich cho rằng một sự tự do như thế chỉ có thể giúp thêm cho sự ưu thắng và sự truyền bá đạo chính thống mà ông thừa nhận mình là một con chiên tuyên tín.

Các thành viên của đại hội đã không tán thành kiến nghị của ông Stakhovich và cũng không bàn thảo nó. Nhưng sau này lại bắt đầu một cuộc trao đổi ý kiến và tranh luận sôi nổi về việc giáo hội Kitô giáo có được hay không được khoan dung tín ngưỡng: một số người – đa số trong những tín đồ đạo chính thống, cả tăng lữ lẫn giáo dân – đã phản đối trên báo chí sự khoan dung tín ngưỡng và, vì những lý do này khác, cho rằng không thể chấm dứt truy bức những thành viên rời bỏ giáo hội. Những người khác – thiểu số – thì tán thành ý kiến của ông Stakhovich, ủng hộ nó và cố gắng chứng minh tính thích đáng và thậm chí tính cần thiết ngay cả cho giáo hội của sự thừa nhận tự do lương tâm.

Những người không đồng ý với kiến nghị của ông Stakhovich nói rằng hội thánh, đem phúc lộc vĩnh hằng đến cho nhân quần, không thể không dùng mọi phương tiện phụ thuộc vào mình để cứu vớt những thành viên ít hiểu biết khỏi cái chết vĩnh viễn và một trong những phương tiện như thế là những rào cản được thần quyền đặt ra ngăn chặn sự rời bỏ giáo hội chân chính và sự làm hủ bại các thành viên của nó. Cái chính là, những người ấy nói, hội thánh đã được Chúa cho quyền trói và cởi, bao giờ cũng biêt nó làm cái gì khi nó phải dùng bạo lực chống lại những kẻ thù của mình. Còn những lập luận của một số giáo dân về tính đúng đắn hay không đúng đắn của những biện pháp của giáo hội chỉ vạch trần những lầm lạc của những sinh linh thế tục cho phép mình lên án những hành động của hội thánh không thể sai lầm.

Những người chống lại khoan dung tín ngưỡng đã và đang nói như thế.

Còn những người chủ trương khoan dung thì khẳng định rằng dùng sức mạnh ngăn cản sự tuyên tín những tôn giáo không phù hợp với đạo chính thống là không công chính, rằng việc những người chủ trương bất khoan dung tạo ra sự phân biệt giữa tín ngưỡng và tuyên tín bên ngoài là không có sở cứ, bởi vì mọi tín ngưỡng đều tất yếu thể hiện thành những hành động bên ngoài.

Ngoài ra, họ nói, đối với một giáo hội chân chính, có Đức Kitô là người đứng đầu và lời hứa hẹn của Người rằng sẽ không một ai chiến thắng giáo hội, không thể có một hiểm nguy nào từ việc một số ít ỏi những kẻ dị giáo hay thoái giáo truyền giảng những điều sai trái, vả lại, các cuộc truy bức chẳng khi nào đạt đích bởi lẽ những tấm gương tử vì đạo chỉ làm suy yếu uy tín tinh thần của giáo hội truy bức và làm gia tăng sức mạnh của những người bị truy bức.

II

Những người hô hào khoan dung tín ngưỡng nói rằng giáo hội trong bất cứ trường hợp nào đều không được dùng bạo lực chống lại những thành viên bất đồng với nó và những người theo các tín ngưỡng khác. Giáo hội không được sử dụng bạo lực! Nhưng ở đây bất giác xuất hiện câu hỏi: bằng cách nào giáo hội có thể sử dụng bạo lực?

Giáo hội Kitô giáo, theo giới thuyết mà chính nó đưa ra về mình, là một hiệp hội người được thiết lập do Thiên Chúa, nhằm mục đích truyền thụ cho mọi người một tín ngưỡng chân chính cứu rỗi họ trong thế gian này và trong tương lai.

Thế thì bằng cách nào một hiệp hội người như thế, có thiên ân và sự thuyết giảng như là công cụ của mình, lại có thể mong muốn và thực hiện về khoan dung tín ngưỡng trong thực tế sự bạo lực đối với những người không chấp nhận những tín điều của nó?

Khuyến dụ giáo hội không truy bức những người từ bỏ nó hay làm hư hỏng những thành viên của nó chẳng khác gì khuyến dụ một hội hàn lâm của các nhà khoa học không thực hiện truy bức, hành quyết, lưu đầy chống lại những ai không tán thành những ý kiến của họ. Hội hàn lâm của các nhà khoa học không thể mong muốn điều đó, mà giả sử có mong muốn thì cũng không làm được, vì không có phương tiện. Với giáo hội cũng thế. Giáo hội đạo Kitô, theo ngay định nghĩa về nó, không thể muốn sử dụng bạo lực chống lại những có muốn, thì cũng không có phương tiện để làm.

Thế thì là cái gì đây những cuộc truy bức mà từ thời Constantin giáo hội Kitô giáo đã và đang tiến hành, còn những người hô hào khoan dung tín ngưỡng thì khuyến dụ giáo hội từ bỏ?

III

Ông Stakhovich, trích dẫn trong diễn văn của mình những lời của Guizot về sự cần thiết của tự do lương tâm cho cả đạo Kitô, đồng thời sau những lời khá hay và rõ ràng ấy của Guizot lại dẫn những lời không hay lắm và rối rắm của Aksakov, ông này đã đánh đồng khái niệm giáo hội với khái niệm đạo Kitô và sau khi đã đánh đồng, cố gắng chứng minh sự khả dĩ và thiết yếu của khoan dung tín ngưỡng cho giáo hội Kitô giáo. Nhưng đạo Kitô và giáo hội Kitô giáo không phải là một, và chúng ta không có quyền gì giả định rằng cái là thuộc tính của đạo Kitô cũng là thuộc tính của giáo hội Kitô giáo.

Đạo Kitô là ý thức cao nhất của con người về quan hệ giữa mình VÓI Thượng Đế mà loài người đã đạt được, tiến từ những bậc ý thức tôn giáo thấp nhất lên bậc cao nhất. Và vì vậy đạo Kitô và tất cả những người tuyên tín đạo Kitô chân chính, hiểu rằng họ đã đạt tới một độ sáng rõ và một tầm cao nhất định chỉ nhờ sự vận động không ngừng của nhân loại từ bóng tối tới ánh sáng, không thể không có thái độ khoan dung tín ngưỡng. Thừa nhận mình chỉ nắm được một cấp độ nhất định của chân lý ngày càng được làm sáng hơn và nâng cao hơn nhờ những nỗ lực chung của nhân loại, họ mỗi khi bắt gặp những tín ngưỡng mới, không phù hợp với tín ngưỡng của họ, không những không lên án và gạt bỏ chúng, mà còn hoan nghênh chúng, nghiên cứu chúng, lấy chúng làm căn cứ để kiêm định lại tín ngưỡng của mình, loại bỏ những gì không phù hợp với trí tuệ và tiếp nhận những gì làm sáng tỏ thêm và nâng cao thêm chân lý mà họ tuyên tín và lại càng tin tưởng vào cái là chung cho mọi tôn giáo.

Đó là đặc tính của đạo Ki tô nói chung, và những người tuyên tín đạo ấy ứng xử đúng như thế.

Nhưng với giáo hội thì không thế. Giáo hội, xem mình là người duy nhất gìn giữ cái chân lý viên mãn, vĩnh hằng, bất biến trong mọi thời đại của Thiên Chúa và do Thiên Chúa khải thị cho loài người, không thể không nhìn nhận bất kỳ giáo thuyết nào được diễn đạt một cách khác với những giáo điều của nó như là một học thuyết giả trá, ác độc (hoặc thậm chí ác ý, nếu nó xuất phát từ những người hiểu hết những luận điểm của giáo hội), lôi kéo nhân quần tới cái chết vĩnh viễn. Và vì vậy, theo ngay định nghĩa về nó, giáo hội không thể khoan dung tín ngưỡng và không thể không sử dụng tất cả những phương tiện mà nó cho là thích hợp với giáo lý của nó chống lại tất cả những ai tuyên tín và truyền giảng những giáo lý không phù hợp với nó.

Thành thử đạo Kitô và giáo hội Kitô giáo là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Có điều mọi giáo hội đều khẳng định rằng nó là đại diện duy nhất của đạo Kitô, nhưng tôn giáo ấy, tức là những người tuyên tín một đạo Kitô tự do tuyệt không công nhận giáo hội là đại diện của họ. Những người tuyên tín đạo Kitô thậm chí sẽ không thể làm được điều đó, bởi vì giáo hội thì có nhiều, mà giáo hội nào cũng cho mình là người duy nhất mang chân lý của Thượng Đế.

Đấy, chính sự lẫn lộn những khái niệm khác nhau ấy, mà những người của giáo hội thường xuyên sử dụng vì những mục đích khác nhau, làm cho tất cả những luận thuyết của họ về tính thích đáng của khoan dung tín ngưỡng cho chính sách của giáo hội đều mắc một tật chung – tính không rõ, tính khoa trương, tính không nói hết và do đó tính hoàn toàn không có sức thuyết phục.

Là như thế ở nước Nga ta tất cả những luận thuyết của những Khomiakov, những Samarin, những Aksakov, và diễn từ của ông Stakhovich cũng mắc khuyết điểm ấy. Tất cả những thứ ấy không chỉ là sự tán gẫu, mà còn là sự tán gẫu có hại, thả khói hương vào mắt những người bắt đầu tỉnh ngộ khỏi sự lừa bịp.

IV

Cho nên đối với câu hỏi: bằng cách nào giáo hội, đã xác định mình là hiệp hội của những người theo đuổi mục đích truyền giảng chân lý, không có và không thể có bất kỳ một công cụ bạo lực nào, tuy vậy lại có thể sử dụng bạo lực chống lại những giáo thuyết không phù hợp với nó – chỉ có một câu trả lời: cái thiết chế tự xung là giáo hội Kitô giáo ấy không phải là thiết chế Kitô giáo, mà là một thiết chế thế tục, không phù hợp với đạo Kitô và nhiều phần hơn thù địch với nó.

Khi lần đầu tiên ý nghĩ ấy đến với tôi, tôi đã không tin nó: từ nhỏ, chúng ta đã được giáo dục một thái độ tôn kính vững chắc đến thế đối với tính linh thiêng của hội thánh. Ban đầu tôi tưởng đó là một nghịch lý và trong giới thuyết vừa dẫn về giáo hội có một sai lầm nào đó. Nhưng càng tiếp tục xem xét vấn đề ấy từ nhiều phía, thì tôi càng không còn nghi ngờ gì rằng nhận định về giáo hội như là một thiết chế không của đạo Kitô, mà thù địch với đạo Kitô là nhận định hoàn toàn chính xác, hơn nữa không có nó thì không giải thích được tất cả những mâu thuẫn chứa đựng trong hoạt động xưa kia và ngày nay của giáo hội.

Thế thì giáo hội là cái gì vậy? Những người tuyên tín giáo hội nói rằng đó là một hiệp hội do đức Kitô thiết lập và được ủy thác một mình gìn giữ và truyền giảng chân lý bất khả nghi của Thiên Chúa; chân lý ấy được minh chứng bằng sự giáng hạ của Chúa Thánh Thần xuống các thành viên của giáo hội[92], và sự minh chứng ấy được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi lễ đặt tay[93] được thiết định bởi chính Kitô. Nhưng chỉ cần để ý xem xét những dữ liệu được đưa ra làm chứng minh cho những điều khẳng định ấy, thì ta nhận ra ngay rằng tất cả chúng đều mang tính tùy tiện hoàn toàn.

Hai đoạn văn trong sách được giáo hội tôn là thánh kinh, được dùng làm những chứng minh cho việc chính Kitô đã thiết lập ra giáo hội, hoàn toàn không mang cái nghĩa mà người ta gán cho chúng và không bao giờ có thể biểu thị sự thiết lập giáo hội, bởi lẽ ngay quan niệm về giáo hội còn tuyệt chưa tồn tại trong thời kỳ những sách Phúc Âm được viết ra chứ chưa nói đến thời Kitô. Văn bản thứ ba, được dùng để tạo lập cơ sở cho đặc quyền của giáo hội truyền giảng chân lý của Chúa, được tất cả những người khảo sát Kinh Thánh công nhận là giả mạo. Điều còn ít có thể được chứng minh hơn, đó là việc những lưỡi lửa đã hạ xuống đầu các môn sinh mà chỉ họ trông thấy – việc ấy lại có nghĩa là tất cả những gì mà không chỉ những môn sinh ấy nói, mà còn tất cả những ai sau này được họ đặt tay lên đầu, sẽ nói – tất cả sẽ đều là cái mà chính Thiên Chúa, tức là Chúa Thánh Thần, nói và vì vậy mà sẽ luôn luôn là chân lý không thể hồ nghi.

những gì mà không chỉ những môn sinh ấy nói, mà còn tất cả những ai sau này được họ đặt tay lên đầu, sẽ nói – tất cả sẽ đều là cái mà chính Thiên Chúa, tức là Chúa Thánh Thần, nói và vì vậy mà sẽ luôn luôn là chân lý không thể hồ nghi. lạc. Vì thế, lời khẳng định của mỗi một giáo hội rằng một mình nó ở trong chân lý cũng có trọng lượng như lời khẳng định của bất cứ người nào nói: “Xin thề có Chúa, tôi đúng, còn tất cả những người không đồng ý với tôi đều sai.”

“Xin thề có Chúa, chỉ chúng tôi mới hợp thành giáo hội chân chính” – tất cả những chứng minh về tính không thể sai lầm của mọi giáo hội tựu trung là thế và chỉ có thế. Căn cứ ấy, vừa chơi vơi vừa giả dối, còn có một khuyết điểm nữa, đó là, do loại trừ khả năng kiểm định tất cả những gì mà một giáo hội cho mình là không thể sai lầm rao giảng, nó mở ra một trường vô hạn cho mọi thứ hoang tưởng lạ lùng nhất được tuyên cáo là chân lý. Khi mà những điều vô lý và hoang đường được tuyên cáo là chân lý thì theo lẽ tự nhiên xuất hiện những người phản bác những điều khẳng định ấy. Còn để cưỡng bức nhân quần tin vào những điều vô lý và hoang đường ấy thì chỉ có một phương tiện – bạo lực.

Toàn bộ định thức Nicée là sự đan bện những điều khẳng định vô lý và hoang đường chỉ có thể xuất hiện ở những con người cho mình là không thể sai lầm và chỉ có thể được truyền bá bằng bạo lực.

Một Thiên Chúa đã sinh ra trước mọi thời đại một Chúa Con, rồi từ Chúa Con ây đã phát sinh tất cả. Chúa Con ấy được phái xuống trần gian cứu rỗi loài người và ở đây một lần nữa lại được sinh ra từ một trinh nữ, rồi bị hành hình trên cây thập tự, rồi phục sinh, rồi bay lên trời và ngồi trên ấy bên phải cha mình. Đến ngày tận thế Chúa Con ấy lại xuống trần phán xử những người sống và những người chết – và tất cả cái đó là chân lý không thể hồ nghi do chính Thiên Chúa khải ngộ[94].

Nếu trong thế kỷ thứ 20 chúng ta đã không thể tiếp nhận tất cả những giáo điều đối nghịch với cả lý trí lành mạnh lẫn tri thức của con người thì cả vào thời của định thức Nicée loài người cũng không bị tước đi lý trí lành mạnh và họ đã không thể đồng ý với tất cả những giáo điều kỳ cục ấy và đã bày tỏ sự không đồng ý của mình.

Nhưng giáo hội, cho rằng một mình nó nắm toàn bộ chân lý, đã không thể cho phép điều ấy và đương nhiên đã sử dụng chống lại sự bất đồng ý kiến và sự truyền bá ý kiến bất đồng một phương tiện tác động nhanh nhất – bạo lực.

Giáo hội, liên kết với chính quyền, thường xuyên sử dụng bạo lực – cái bạo lực ngấm ngầm, nhưng rõ ràng và hữu hiệu nhất: nó thu góp cống nạp từ tất cả mọi người một cách cưỡng bức, không hỏi họ có đồng tình hay không đồng tình với quốc giáo, mà chỉ đòi hỏi họ phải tuyên tín.

Thu góp tiền bạc bằng bạo lực, giáo hội dùng tiền tổ chức sự thôi miên mãnh liệt nhất để khẳng định chỉ một tín ngưỡng của mình giữa cả trẻ em lẫn người lớn. Nếu một phương tiện ấy chưa đủ, thì nó sử dụng bạo lực trực tiếp của chính quyền. Cho nên trong giáo hội được nhà nước nâng đỡ tuyệt không thể có chuyện khoan dung tín ngưỡng. Và tình hình không thể khác được, chừng nào giáo hội còn là giáo hội.

Người ta sẽ nói; những giáo hội như của người Quarker, người Shaker, người Mormon, người Vexlejan, và đặc biệt những giáo đoàn công giáo thời nay đều thu tiền từ các thành viên của mình mà có dùng bạo lực đâu, do đó khi những người ấy ủng hộ các giáo hội của mình, họ cũng không dùng đến bạo lực. Nhưng cái đó không đúng: tiền bạc mà những người giàu, đặc biệt các giáo đoàn công giáo thu nạp được trong hàng thế kỷ dùng tiền để làm thôi miên, không phải là những quyên góp tự do của các thành viên giáo hội, mà là kết quả của sự cưỡng bức thô bạo nhất. Tiền bạc được thu góp bằng bạo lực luôn luôn là công cụ của bạo lực. Để cho giáo hội có thể xem mình là khoan dung tín ngưỡng, nó phải tự do khỏi mọi ảnh hưởng của tiền bạc. “Đã được cho không thì hãy cho không.”

V

Thực ra giáo hội cũng không có những công cụ bạo lực. Nếu bạo lực được sử dụng, thì được sử dụng không bởi giáo hội mà bởi chính quyền liên kết với nó, vì vậy xuất hiện câu hỏi: vì sao chính quyền và các giai cấp cầm quyền lại liên kết với giáo hội và ủng hộ nó? Tưởng chừng những tín ngưỡng mà các giáo hội rao giảng phải là như nhau đối với các chính quyền và các giai cấp cầm quyền. Tưởng chừng các chính phủ và các giai cấp cầm quyền phải dửng dưng trước chuyện các dân tộc mà họ cai trị tin vào cái gì: họ là những người công giáo hay chính giáo hay Hồi giáo hay theo tôn giáo cải cách. Nhưng không phải như thế.

Trong mọi thời đại các tín ngưỡng tôn giáo tương thích với chế độ xã hội, tức là chế độ xã hội hình thành theo các tín ngưỡng tôn giáo. Và vì thế tín ngưỡng tôn giáo của dân thế nào thì chế độ xã hội của họ như thế. Các chính phủ và giai cấp cầm quyền rất biết điều này cho nên bao giờ cũng nâng đỡ cái giáo thuyết phù hợp với vị trí ưu tiên của họ. Các chính phủ và các giai cấp cầm quyền biết rằng đạo Kitô chân chính phủ nhận quyên lực đặt trên cơ sở bạo lực, phủ nhận sự phân biệt đẳng cấp, sự tích lũy của cải, những cuộc hành hình, chiến tranh – tất cả những gì mà nhờ hệ quả của chúng mà các chính phủ và giai cấp cầm quyền chiếm giữ vị trí có lợi cho họ và vì thế cho là cần thiết phải ủng hộ, nâng đỡ cái tôn giáo biện chính cho vị trí của họ. Mà đạo Ki tô bị bóp méo bởi các giáo hội thì lại làm việc ay, nghĩa là mang lại cho họ cái lợi bằng sự xuyên tạc đạo Kitô chân chính, che chắn khỏi quần chúng lối tiếp cận với nó.

Các chính phủ và giai cấp cầm quyền sẽ không thể tồn tại được nếu không có đạo Kitô bị xuyên tạc ấy mà người ta gọi là đạo của giáo hội. Giáo hội với sự dối trá của mình cũng không thể tồn tại được nếu không có bạo lực trực tiếp hay gián tiếp của các chính phủ và các giai cấp cầm quyền. Ở một số quốc gia bạo lực thể hiện bằng những cuộc truy bức, ở những nước khác – bằng sự bảo trợ đặc biệt của các giai cấp giàu có, sở hữu của cải. Mà sự sở hữu của cải thì được bảo đảm chỉ bằng bạo lực. Và vì vậy giáo hội và chính phủ và các giai cấp cầm quyền nâng đỡ lẫn nhau.

Cho nên những người chống lại khoan dung tôn giáo hoàn toàn có lý khi họ bênh vực quyền dùng bạo lực và truy bức của giáo hội, vì sự tồn tại của giáo hội phụ thuộc vào quyền ấy. Còn những người hô hào khoan dung tín ngưỡng sẽ chỉ có lẽ phải, khi họ kêu gọi không phải các giáo hội, mà nhà nước và đòi hỏi cái mà được gọi không đúng lắm là sự tách rời giáo hội khỏi nhà nước, cái mà thực ra chỉ là sự chấm dứt chế độ nâng đỡ đặc biệt của chính phủ dành cho giáo hội bằng bạo lực trực tiếp hay bạo lực gián tiếp – bằng sự tài trợ cho một tôn giáo nào đó.

Còn đòi hỏi giáo hội phải chối từ bạo lực dưới bất cứ hình thức, nào chẳng khác gì đòi hỏi kẻ địch bị bao vây tứ phía phải hạ vũ khí và giao mình cho những người tấn công.

Chỉ có đạo Kitô chân chính, tự do, không gắn kết với bất kỳ thiết chế thế tục nào và vì thế sợ hãi một cái gì và chỉ theo đuổi một múc đích – nhận thức ngày một toàn vẹn hơn chân lý của Thiên Chúa và thực hiện nó ngày một toàn vẹn hơn trong đời sống – chỉ có hội thánh ấy mới có thể có lập trường khoan dung tín ngưỡng.

28 tháng Mười Hai 1901

Về khoan dung tín ngưỡng (“O veroterpimosti”) Bài viết này, với hai nội dung chính: 1) sự vô căn cứ và cái hại của không khoan dung tôn giáo; 2) nguy hiểm đặc biệt của không khoan dung tôn giáo trong điều kiện tôn giáo cấu kết với nhà Về khoan dung tín ngưỡng (“O veroterpimosti”) Bài viết này, với hai nội dung chính: 1) sự vô căn cứ và cái hại của không khoan dung tôn giáo; 2) nguy hiểm đặc biệt của không khoan dung tôn giáo trong điều kiện tôn giáo cấu kết với nhà

[92] … sự giáng hạ của Chúa Thánh Thần xuống các thành viên của giáo hội – Sách Công vụ các tong đo trong kinh Tân Ước kể về việc vào ngày thứ 50 sau khi đức Kitô thăng thiên, trong khi các tín đồ của ông đang họp thì những lưỡi lửa từ trên trời hạ xuống đầu họ, và họ hiểu ra rằng Chúa Thánh Thần đã ban phước lành cho họ. Lễ 50 ngày hiện nay vẫn là một trong những lễ trọng của đạo Kitô.

[93] … lễ đặt tay – Theo truyền thống được coi là linh thiêng của đạo Kitô, trong lễ phong linh mục những người thụ phong phải được một giám mục đặt tay lên đầu.

[94] … một Thiên Chúa đã sinh ra trước mọi thời đại một Chúa Con … – Tolstoi giễu nhại một số mục trong định thức Nicée – Constantinople.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x