Trang chủ » 2. CON NGƯỜI

2. CON NGƯỜI

by Trung Kiên Lê
106 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Arthur Schopenhauer sinh ở Dantzig ngày 22 tháng 2 năm 1788. Thân phụ ông là một thương gia được tiếng có tài, nóng tính, tự chủ và yêu chuộng tự do. Ông dời nhà từ Dantzig tới Hamburg khi A. Schopenhauer mới lên năm, vì Dantzig mất tự do trong khi bị Poland sáp nhập vào năm 1793. Cậu bé Schopenhauer lớn lên trong không khí doanh nghiệp và tài chính; và mặc dù chẳng bao lâu cậu đã bỏ nghề thương mãi mà cha cậu đẩy cậu vào, nó vẫn còn dấu vết trên nhân cách cậu ở lối cư xử cộc lốc, lối xoay chiều tư tưởng về thực tế, lối hiểu biết về thế gian và con người… làm cho Schopenhauer trở nên đối nghịch với mẫu triết gia hàn lâm, tháp ngà mà ông khinh miệt.

Thân phụ ông mất, có lẽ tự sát, vào năm 1805; bà nội chết trong cơn điên. “Tính tình hay ý chí được thừa hưởng từ người cha, trí huệ từ người mẹ”. Schopenhauer bảo. Mẹ ông là người có trí huệ -bà là một trong những tiểu thuyết gia phổ thông nhất đương thời, nhưng cũng rất nóng tính. Bà không được hạnh phúc với người chồng phàm tục, không biết gì về văn chương, nên khi ông chết, bà bắt đầu sống đời tự do luyến ái, và dọn nhà đến Weimar, nơi có không khí thích hợp nhất cho lối sống kia. Arthur chống đối điều này hệt như Hamlet chống đối sự tái giá của mẹ mình; và những cuộc gây gổ với mẹ ông đã đem lại cho ông phần lớn những chân lý nửa vời về phụ nữ mà ông dùng để biện minh cho triết lý của ông.

Một bức thư của bà mẹ cho ta thấy tình trạng giữa hai mẹ con: “Mày thật khó chịu và rầy rà, thật khó sống với mày. Tất cả những đức tính của mày đều bị tánh tự phụ che lấp, chúng thành ra vô dụng chỉ vì mày không thể kiềm hãm được khuynh hướng “vạch lá tìm sâu” của mày[9].

Bởi thế họ thu xếp để sống xa nhau, Schopenhauer đến chơi nhà mẹ vào những buổi tiếp tân tại nhà bà và làm một người khách như những người khác, khi ấy họ có thể lịch sự với nhau như những người xa lạ, thay vì thù ghét nhau trong vai thân thuộc bà con. Goethe thích bà Schopenhauer vì bà ta để ông tự do mang theo Christianne, song ông ta đã đổ dầu thêm vào lửa khi bảo rằng danh tiếng của con bà sẽ nổi như cồn. Bà Schopenhauer chưa hề nghe một gia đình có đến hai thiên tài. Cuối cùng, trong một trận gây gỗ quyết liệt, bà mẹ xô con trai đối nghịch xuống cầu thang, và triết gia của chúng ta liền báo cho bà hay rằng hậu thế có biết tới bà cũng chỉ nhờ qua tay ông mà thôi.

Ngay sau đó Schopenhauer rời Weimar; và mặc dù mẹ ông còn sống 24 năm nữa, ông không hề gặp lại. Byron, cùng sinh vào năm 1788, dường như cũng có cùng một tình trạng mẹ con tương tự. Những người này hầu như vì hoàn cảnh ấy nên phải chuốc lấy tâm trạng bi quan, một người không từng nếm trải tình yêu của mẹ, và tệ hơn, đã từng nếm trải sự thù hằn của mẹ, thì thật không có lý do nào để yêu mến cuộc đời.

Trong lúc đó Schopenhauer đã qua bực trung học và đại học, và đã học nhiều hơn chương trình. Ông lao mình vào ái tình và cuộc đời kết quả là nó ảnh hưởng đến tính tình và triết lý của ông. Ông đâm ra u trầm, cay cú, hoài nghi; ông bị ám ảnh bởi sợ hãi và những khuynh hướng quỷ mỵ. Ông khoá kỹ những ống điếu và không bao giờ tin cậy người thợ cạo; ông ngủ với những khẩu súng lục nạp đạn để sẵn bên giường – có lẽ dành cho kẻ trộm.

Ông không thể chịu đựng tiếng ồn: “Từ lâu tôi đã quan niệm rằng số lượng tiếng động mà một người có thể an nhiên chịu đựng tỷ lệ nghịch với khả năng tinh thần của họ, và do đó có thể được xem như một thước đo khá đúng về khả năng ấy… Tiếng động là một cực hình đối với mọi người trí thức… Sự phô trương sinh lực dồi dào bằng hình thức gõ, nện, quăng ném đồ vật một cách ồn ào đã là một cực hình thường nhật suốt đời tôi”[10]. Ông có cảm tưởng – gần như một tâm bệnh do sự kiêu căng thái quá – rằng mình có đại tài mà không được công nhận; thiếu thành công và danh tiếng, ông xoay vào nội tâm để ray rứt chính tâm hồn mình.

Ông không có mẹ, không vợ con, gia đình, xứ sở. Ông tuyệt đối cô độc, không có lấy một người bạn. Giữa “một người” và “không người nào” là cả một khoảng cách vô cùng[11]. Còn hơn cả Goethe, ông hoàn toàn không nhiễm cơn sốt ái quốc của thời đại. Năm 1813 ông bị lôi cuốn theo sự nồng nhiệt của Fichte về một cuộc chiến tranh giải phóng ách Napoléon, đến nỗi ông đã nghĩ đến việc tình nguyện nhập ngũ và lại còn mua cả một bộ khí giới. Nhưng tính lo xa đã giữ ông lại kịp thời; ông lý luận: “Chung quy, Napoléon chỉ biểu hiện -một sự biểu hiện quá đà, chỉ tập trung vào một đối tượng duy nhất- sự xác định tự ngã và lòng ham muốn tăng cường sự sống, những điều mà người yếu hơn ông cũng cảm thấy nhưng đành phải nguỵ trang chúng”. Thay vì đi vào chiến trường, ông ta đi về quê và viết một luận án tiến sĩ triết học.

Sau luận án nhan đề “Về bốn cội rễ của lý trí túc lý” (1813), Schopenhauer đem hết thì giờ năng lực để viết một tác phẩm về sau trở thành kiệt tác của ông – “Thế giới kể như ý dục và biểu tượng”. Ông gởi bản thảo “Magna cum laude” đến nhà xuất bản. Theo ông tác phẩm này không phải chỉ là nhai lại những ý tưởng cũ, mà là một kết cấu vô cùng chặt chẽ những ý tưởng vô cùng độc đáo, “rất dễ hiểu, mạnh mẽ và không phải là không hoa mỹ”; một tác phẩm mà “về sau sẽ khơi nguồn khởi hứng cho một trăm tác phẩm khác” (Wallace).

Tất cả những lời đó biểu lộ tính tự đắc quá trớn và đều tuyệt đối đúng thật… Nhiều năm sau, Schopenhauer quá tin rằng mình đã giải quyết những vấn đề chính yếu của triết học đến nỗi ông thuê chạm trổ trên nhẫn đeo tay một hình quái vật Sphinx (đầu đàn bà mình sư tử) đâm đầu xuống vực thẳm như lời hứa khi những nạn vấn của nó đã được giải đáp.

Tuy thế, tác phẩm đã không lôi cuốn một sự chú ý nào, thế giới quá nghèo nàn kiệt quệ để đọc về những nỗi nghèo kiệt của nó. Mười sáu năm sau khi xuất bản, Schopenhauer được báo tin là phần lớn số sách in ra đã được bán làm giấy loại. Trong bài tiểu luận về “Danh tiếng” trong “Túi khôn của đời người”, ông trích dẫn hai nhận xét của Lichtenberger, hiển nhiên để ám chỉ kiệt tác của ông: “Những tác phẩm như vầy giống như một chiếc gương: nếu một con khỉ nhìn vào đấy thì bạn không thể nào chờ đợi một thiên thần nhìn ra” và “Khi một cái đầu và cuốn sách va chạm nhau, và nếu một bên nghe rỗng tuếch, thì đấy có phải luôn luôn là cuốn sách không?”.

Schopenhauer lại tiếp, với giọng điệu của lòng tự phụ bị tổn thương: “Một người càng thuộc về hậu thế bao nhiêu… -hay thuộc về nhân loại nói chung- thì người ấy càng xa lạ với người đồng thời bấy nhiêu, vì tác phẩm của người ấy không cốt dành cho những người đồng thời trừ phi những người ấy là thành phần của nhân loại rộng lớn; trong những tác phẩm của người kia không có cái màu địa phương quen thuộc hấp dẫn họ”. Rôi ông trở nên hùng biện như chú chồn trong truyện ngụ ngôn: “Một nhạc sĩ có thể cảm thấy khoái vì tiếng vỗ tay của một thính chúng chăng, khi người ấy biết rằng hầu hết những người nghe kia đều điếc, và thấy vài người vỗ tay để che dấu sự tàn tật của mình? Và nhạc sĩ kia sẽ nói gì khi khám phá rằng một vài người kia thường nhận hối lộ để tán thưởng lớn tiếng nhất cho người chơi dở nhất”. Trong một số người, tính tự đại tự cao là một bù trừ cho sự vô danh tiểu tốt; trong vài người khác, tính tự cao lại cộng tác đắc lực cho việc nổi danh.

Schopenhauer đã để hết mình vào tác phẩm này đến nỗi những tác phẩm về sau của ông chỉ là những phụ chú cho nó; ông trở thành nhà luận giải cho kinh điển của chính ông. Năm 1836 ông xuất bản một cuốn tiểu luận “Về ý dục trong thiên nhiên”, tác phẩm một phần nào đã nhập vào trong bản in khoáng đại cuốn “Thế giới kể như ý dục và biểu tượng” xuất hiện năm 1844. Năm 1841 ông ra cuốn “Hai vấn đề căn để của đạo đức”, và 1851 hai cuốn sách khổng lồ “Parerga và Paralipomena” – dịch sát là “Thặng phẩm” và “Cặn bã” – đã được dịch ra Anh ngữ dưới nhan đề “Tiểu luận” (Essays). Về cuốn sách này, tác phẩm dễ đọc nhất của ông, nhan nhản những lời dí dỏm sâu sắc, Schopenhauer nhận được mười ấn bản khỏi trả tiền, đấy là tất cả nhuận bút của ông. Kể cũng khó lạc quan được trong những hoàn cảnh như thế.

Chỉ có một cuộc phiêu lưu quấy động sự đều đặn trong chuỗi ngày ẩn dật của ông sau khi rời Weimar. Ông đã hy vọng được dịp trình bày triết học của mình ở một trong những đại học lớn của Đức; dịp ấy đến vào năm 1822, khi ông được mời đến Berlin làm Privatdozent (Giáo sư / Giảng sư ngoại ngạch / ngoài biên chế – chú thích của người đánh máy). Ông cố ý chọn buổi giảng vào đúng giờ mà Hegel – lúc ấy đang có uy thế – được sắp giờ dạy trong thời khắc biểu; Schopenhauer tin tưởng rằng sinh viên sẽ nhìn ông và Hegel với con mắt của hậu thế. Nhưng những sinh viên không thể biết trước được quá trình xa như vậy, và Schopenhauer tự thấy mình nói với những hàng ghế trống.

Ông từ chức, và trả đũa bằng những bài công kích Hegel một cách chua chát, những lời đã làm hỏng những bản in lần sau của tuyệt tác ông. Năm 1831, một trận dịch tả nổi lên ở Berlin, cả Hegel lẫn Schopenhauer chạy trốn; nhưng Hegel trở về quá sớm, bị nhiễm và chết vài ngày sau. Schopenhauer không dừng bước cho đến khi ông tới Frankfurt, ở đó ông sống nốt những ngày còn lại trong bảy mươi hai năm đời.

Vốn là người bi quan nhạy cảm, ông tránh cái cạm bẫy đặt cho những kẻ lạc quan -toan sống nhờ cây bút. Ông đã thừa hưởng một lợi nhuận trong công ty của thân phụ ông, và sống trong tiện nghi vừa phải với số lợi tức này. Ông đầu tư tiền một cách khôn ngoan hiếm thấy nơi một nhà triết học. Khi một công ty ông có hùn vốn bị thua lỗ và những người hùn khác đều chịu cho trả 70% số vốn, Schopenhauer quyết tranh đấu lấy lại toàn vốn, và thắng cuộc. Ông có đủ tiền để thuê hai phòng nhà trọ; ở đấy ông sống cô độc ba mươi năm sau cùng, với một con chó làm bạn.

Ông đặt tên cho nó là Atma (danh từ của Bà la môn giáo có nghĩa là Linh hồn vũ trụ), nhưng những người trong thành phố thường gọi đùa là “Schopenhauer con”. Ông thường ăn tối ở quán Englischer Hof. Đầu mỗi bữa ăn ông thường đặt một đồng tiền vàng trước mặt, và cuối bữa lại bỏ đồng tiền vào túi. Cuối cùng, một bồi bàn bất mãn trước cái lễ tục bất di dịch ấy, đã hỏi ông về ý nghĩa của nó. Schopenhauer trả lời đấy là tiền ông tự đánh cuộc với mình, và ông sẽ bỏ nó vào trong hộp lạc quyên cho người nghèo nếu những sĩ quan Anh vào ăn ở đấy sẽ nói một điều gì khác hơn là ngựa, đàn bà hay chó (Wallace, tr.171).

Những đại học làm ngơ xem như không có ông và những cuốn sách ông viết, dường như muốn cụ thể hoá lời tuyên bố của ông, theo đó mọi bước tiến về triết học đều được thực hiện ở bên ngoài những bức tường đại học. Nietzsche bảo: “Không có gì làm tổn thương những nhà bác học Đức cho bằng sự ghét bỏ của Schopenhauer đối với họ”. Nhưng ông đã tập được chút ít kiên nhẫn; ông tin tưởng rằng dù chậm trễ đến đâu, cuối cùng ông cũng sẽ được công nhận.

Và cuối cùng sự thừa nhận ấy đã đến, mặc dù rất chậm. Những người trung lưu -luật sư, bác sĩ, thương gia- tìm thấy nơi ông một triết gia đem lại cho họ không phải chỉ một mớ tiếng lóng kênh kiệu của những gì phi thực siêu hình, mà một thống quan khả dĩ hiểu được về những hiện tượng của đời sống thực. Một Âu châu vỡ mộng vì những lý tưởng và nỗ lực của 1848 nồng nhiệt quay về với nền triết học này, nền triết học đã nói lên nỗi tuyệt vọng của năm 1815. Sự đả kích của khoa học đối với thần học, bản cáo trạng của xã hội chủ nghĩa về nghèo khó và chiến tranh, sự nhấn mạnh của sinh lý học vào việc cạnh tranh sinh tồn, -tất cả những yếu tố này cuối cùng đã nâng Schopenhauer lên đài danh vọng.

Ông không đến nỗi quá già hết muốn thưởng thức danh vọng của mình: ông hăm hở đọc tất cả những mục báo nói về ông; ông bảo bạn bè gởi cho ông tất cả mọi sách báo phê bình mà họ gặp -ông sẽ trả tiền cò. Năm 1854 Wagner gởi cho ông một ấn bản của tác phẩm Der Ring der Nibelungen với một lời tán thưởng cái triết lý về âm nhạc của Schopenhauer. Bởi thế nhà bi quan trở thành gần như một nhà lạc quan khi về già; ông thổi sáo luôn mồm sau mỗi buổi ăn tối, và cám ơn Thời gian đã xua đuổi cho ông những hăng hái của tuổi trẻ. Từ khắp nơi trên thế giới, khách đến viếng tấp nập, và vào sinh nhật thất tuần ông năm 1858, những lời chúc tụng đổ tới ông từ mọi phương và mọi lục địa.

Nhưng không quá sớm, ông chỉ còn sống hai năm nữa. Vào ngày 21 tháng 9 năm 1860, Schopenhauer ngồi ăn sáng một mình, xem bề ngoài vẫn mạnh. Một giờ sau bà chủ nhà thấy ông vẫn ngồi nguyên chỗ, nhưng đã chết tự bao giờ.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x