Trang chủ » 28. PHÚC ĐÁP MỘT PHỤ NỮ BA LAN 

28. PHÚC ĐÁP MỘT PHỤ NỮ BA LAN 

by Trung Kiên Lê
111 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

(Gửi một trong nhiều người)

Thưa quý bà nhân từ!

Tôi đã nhận được bức thư mà trong đó bà trách cứ tôi bởi lý do, khi bấy tỏ thái độ của mình về việc sáp nhập Bosnia và Gertsegovina, tôi đã không có ý kiến gì về những sự tàn bạo và bất công đã từng được và vẫn đang được thực hiện đối với Ba Lan, nhân thể bà lên án tôi vì tư tưởng và triết học không chống lại cái ác, xem ra do tôi đề xuất, và bà cũng nói rằng tư tưởng đó đã hãm hại và sẽ giết chết nước Nga. Bà viết rằng Skarga, Kochanowski, Kociuszko, Slowacki, Mickiewicz đã từng dạy bảo những điều khác hẳn, họ dạy đấu tranh, và cuộc đấu tranh đó có thể cứu sống Ba Lan.

Mấy hôm trước, tôi nhận được thư của một người Ấn Độ, người này đã dùng những lời lẽ khác để thể hiện ý nghĩ đó, nỗi lo sợ đó và ác cảm đó đối với học thuyết bất kháng. Người Ấn Độ này đã gửi thư cho tôi kèm với tạp chí The Free Hindustan, có lời đề từ rằng đấu tranh bằng bạo lực chống bạo lực không những được phép, mà còn cần thiết, còn sự không kháng cự thì đi ngược những yêu cầu của cả chủ nghĩa vị tha lẫn chủ nghĩa ích kỷ: “Non resistance hurts both altruism and egoism.” Trong tạp chí thể hiện một tư tưởng hoàn toàn tương đồng với những gì mà bà trình bày.

Những tư tưởng như vậy cũng được các chiến sĩ đấu tranh chống áp bức dân tộc và áp bức đẳng cấp tán thành. Tất cả mọi người đều có thái độ đặc biệt căm hận đối với học thuyết không chống lại cái ác bằng bạo lực, cứ như thuyết này là cản trở chủ yếu cho sự giải phóng con người. Trong khi đó, cho dù có lạ lùng đến thế nào đi nữa, sự giải phóng con người, cả các dân tộc cũng như các tầng lớp bị nô dịch, chi ở chính cái điều mà bà và người Ấn Độ quen biết của tôi, cũng như tất cả các vị lãnh đạo của các dân tộc bị đô hô và các tầng lớp cần lao bị áp bức đang cố gắng và kiên định phủ nhận. Học thuyết ấy không những bị phủ nhận, nó còn gây nên những tình cảm thù hằn nhất, căm hận nhất chống lại những người đề xuất ra nó, khiến người ta liên tưởng đến con chó hung tợn cắn trá người muốn tháo xích buộc nó.

Sự giải phóng những con người, những dân tộc, những tầng lớp bị nô dịch, trong đó có người Ba Lan, có thể đạt được tuyệt không phải bằng cách đấu tranh chống nhà cầm quyền Nga, nhà cầm quyền Áo đang căm thù và dùng vũ lực để thoát khỏi họ, mà hoàn toàn ngược lại, bằng cách làm sao để không chỉ thấy người Ba Lan bị áp bức là những người đáng yêu quý tuyệt đối, mà cả những người xa lạ và thù địch như người Nga, người Đức cũng là những đồng loại, là những người anh em gần gũi như nhau, để không thể có những mối quan hệ nào khác với họ, cho dù họ là ai chăng nữa, ngoài quan hệ yêu thương, mà những quan hệ như thế thì loại trừ mọi khả năng thực hiện bất kỳ một hành động vũ lực nào chống lại họ, cho dù vì lý do gì chăng nữa. Sự giải phóng chỉ ở sự thừa nhận quy luật thương yêu trong toàn bộ ý nghĩa của nó, cũng tức là ở sự thừa nhận luật bất kháng gắn bó không rời với nó.

Tôi biết rằng những người sống trong thời đại chúng ta sẽ coi ý kiến về việc chỉ có sự không phản kháng cái ác bằng bạo lực mới có thể cứu được những người bị nô dịch thoát khỏi sự nô dịch là phi lý và bất khả thi đến nỗi họ không thèm tốn công suy nghĩ về điều đó, mà chỉ khinh bỉ nhún vai, cười khẩy khi nhắc đến một phương pháp đấu tranh chống cái ác không thực tế và hoang đường như vậy. Tôi biết điều đó, nhưng dẫu sao tôi vẫn cứ khẳng định rằng, sự giải phóng không chỉ người Ba Lan, mà tất cả mọi người khỏi những bất công và đau khổ đang khiến họ than vãn ra rả, chỉ có thể đạt được bằng cách mọi người thừa nhận là bắt buộc đối với mình cái quy luật tình yêu không tương dung được với việc sử dụng bất cứ bạo lực nào chống lại đồng loại, tức là luật bất kháng.

“E pur si muove.” “Nhưng dù sao đi nữa thì nó vẫn cứ quay.” Tôi không nghĩ rằng Galilei từng tin tưởng vào chân lý không thể hồ nghi mà ông đã khám phá ra, hơn là tôi tin tưởng, bất chấp sự phủ nhận của tất cả mọi người, vào tính bat khả nghi của cái chân lý không phải do tôi và cũng không phải do một mình đức Kitô phát hiện ra, mà do tất cả những bậc hiền triết thông thái nhất thế gian đúc rút ra, đó là có thể chiến thắng cái ác không phải bằng cái ác, mà chỉ bằng cái thiện.

Đúng, một chuyện đáng ngạc nhiên: phương sách duy nhất có khả năng cứu vãn khỏi điều ác đang làm cho tất cả mọi dân tộc và tầng lớp đau khổ, lại không những bị các dân tộc và các tầng lớp ấy kiên trì gạt bỏ, mà ngược lại, các dân tộc và các tầng lớp ấy đang cố gắng hết sức thực hiện những hành động mà rõ ràng không thể đưa đến những hậu quả nào khác, ngoài việc tăng cường sự áp bức, nô dịch mà họ đang phàn nàn kêu ca về nó đến thế và làm cho nó tồi tệ thêm.

Quả thật, chưa nói về ý nghĩa tôn giáo nội tại của quy luật tình yêu, quy luật mà sự thực hiện sẽ đem lại hạnh phúc cao nhất cho cả từng người riêng lẻ lẫn những hợp quần người lớn hay nhỏ thực hiện nó, cũng chưa nói về việc, những người tuyên tín luật tình yêu của đạo Kitô đối với đồng loại, tức là đối với tất cả mọi người, khi họ căm thù tất thảy dân tộc này hay dân tộc khác, thì họ trực tiếp chối bỏ cái học thuyết mà họ tuyên tín, chưa nói về tất cả những cái đó, chỉ đơn thuần một lý trí lành mạnh lẽ ra đã phải chỉ cho con người thấy rằng bạo lực, đặc biệt là bạo lực của những kẻ yếu chống lại bạo lực của những kẻ mạnh hơn họ đến mức không thể so sánh chỉ có thể khiến cho tình trạng những người bị nô dịch trở nên tồi tệ hơn, chứ không thể giải thoát cho họ trong bất cứ trường hợp nào. Trong khi đó, tất cả các vị lãnh tụ cách mạng đều xúi giục người đời làm chính cái cuộc đấu tranh bằng vũ lực của người yếu chống lại người mạnh này.

Chuyện tưởng chừng quá đơn giản và rõ ràng, đến mức cảm thấy xấu hổ phải giảng giải cái điều hiển nhiên đến mức như vậy. Bởi lẽ, nếu như nhân dân Ba Lan bị nô dịch và áp bức cũng đúng như nhân dân Ấn Độ và các dân tộc khác bị áp bức, nếu như các tầng lớp lao động bị nô dịch, áp bức bởi một số người giàu ít ỏi, thì người thực hiện sự nô dịch áp bức đó không phải là các vị hoàng đế, vua chúa, bộ trưởng, tướng tá, điền chủ, thương gia giàu có, chủ nhà băng, bởi vì hàng chục người, hoặc ta cứ cho là hàng nghìn người, không thể nô dịch được hàng triệu người.

Bởi lẽ sự nô dịch xảy ra chỉ do chính bản thân những người bị nô dịch không những chấp thuận sự nô dịch đó, mà còn tham gia vào sự nô dịch ấy bằng cách nộp sưu thuế cho kẻ áp bức, vào làm việc tại các cơ quan hành chính, tài chính, cảnh sát, gia nhập nghị viện là cái thiết chế tồn tại chỉ để duy trì chế độ hiện hành, và điều chủ yếu là bằng cách gia nhập quân đội, biến mình thành công cụ giết người không có ý chí của mình.

Chính những người Nga, người Áo, người Phổ nô dịch người Ba Lan giờ đây đang thống trị họ hoàn toàn không phải vì Ba Lan bị phân chia một lần, hai lần, ba lần, bốn lần, mà chỉ bởi vì người Ba Lan không chấp nhận quy luật tình yêu, bao gồm cả luật bất kháng, và đã đồng, ý thực hiện hoặc sẵn sàng thực hiện đối với những người anh em của mình chính những hành động bạo lực mà họ đang phàn nàn, đang đau khổ vì chúng, và tự lừa dối mình, tham gia các nghị viện bào chữa cho những bạo lực đó.

Thực ra chuyện rất đơn giản. Từ thời tối cổ một số người đã nô dịch những người khác, một số dân tộc đi nô dịch những dân tộc khác. Sau khi nô dịch người, lợi dụng thiên hướng của tất cả mọi người dùng bạo lực chống lại nhau để cầu lợi ích cho bản thân, những kẻ nô dịch đã thiết lập trật tự, hoặc trật tự như vậy tự nó thiết lập nên, trong đó những kẻ bị nô dịch mỗi người và lợi ích riêng của mình mà hỗ trợ và khẳng định quyền lực của những kẻ nô dịch.

Điều đó đã xảy ra trong tất cả mọi dân tộc bị những dân tộc khác nô dịch. Chuyện như vậy đã xảy ra với Ba Lan, chuyện đó, với kỹ xảo đặc biệt, cũng xảy ra ở Ấn Độ, nơi mà hàng chục gã con buôn thiển cận đã nô dịch được hai trăm triệu dân có học, có trình độ phát triển cao và tiếp tục giữ họ trong vòng nô lệ. Điều đó cũng xảy ra với các tầng lớp. lao động bị nô dịch. Sự nô dịch đó diễn ra chỉ vì từng người bị nô dịch không tuân theo quy luật tình yêu, cái quy luật sẽ không cho phép anh ta can dự vào sự nô dịch – từng người trong họ nói với mình: một mình ta tự để mất đi những lợi ích và tự hứng lấy những thiệt thòi để làm gì, nếu ta chối từ tham gia nô dịch; “ta không làm thì người khác cũng sẽ làm”, anh ta tự nhủ như vậy và tham gia bạo lực. Một người làm như vậy, người thứ hai, người thứ ba làm theo, kết quả là hàng triệu tỷ tiền bạc lọt vào tay kẻ nô dịch và trong tay họ có cả quân đội bao gồm những người bị nô dịch.

Và trong một trật tự xã hội như thế, khi một bên là những kẻ nô. dịch trong tay có tiền tỷ, có quân đội với hàng triệu binh sĩ được vũ trang và huấn luyện, là quán tính, thói quen của người đời khuất phục quyền lực, và bên kia là những đồng tiền nhỏ nhoi quyên góp một cách chật vật, chỉ bằng 0,0001 số tiền trong tay đối phương, với mấy trăm, cùng lắm là mấy nghìn người được vũ trang và huấn luyện qua quýt; trong một trật tự xã hội như vậy, những kẻ bị nô dịch, không hề thay đổi bản thân nguyên tắc bạo lực là nguyên nhân của cảnh bị nô dịch của họ, lại muốn đấu tranh chống những kẻ nô dịch bằng cách dùng bạo lực, hoặc buồn cười hơn nữa, bằng những bài phát biểu của các nhà hùng biện trong nghị viện, vốn phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ, và vứt bỏ, như vứt bỏ một cái gì đó kỳ quái, phi lý, vô dụng, cái phương sách duy nhất có thể giải phóng họ, như cánh cửa mở rộng giải phóng những tù nhân đang bị giam giữ.

Trong khi đó, phương sách giải phóng thật đơn giản:

“Các vị yêu cầu chúng tôi trực tiếp tham gia vào những việc làm của các vị, vào những việc ác độc bạo ngược – những người biết về phương sách ấy và muốn sử dụng nó cần phải nói – các vị đòi hỏi chúng tôi cống nộp cho các vị một phần lao động của chúng tôi để cho các vị thực hiện bạo lực đối với những người khác và đối với bản thân chúng tôi. Rất tiếc, nhưng chúng tôi không thể thực hiện nguyện vọng của các vị, không hẳn vì chúng tôi không muốn, mà vì đã tuyên tín quy luật tình yêu, không cho phép thực hiện bạo lực, thì chúng tôi không thể làm điều đó được. Các vị có thể dùng sức mạnh tước tài sản của chúng tôi, có thể tước sự sống của chúng tôi, nhưng tình nguyện tham gia vào công việc của các vị, trái ngược lý trí của chúng tôi, tín ngưởng của chúng tôi, lợi ích của chúng tôi, thì chúng tôi không những không muốn, mà còn không thể làm được. Không thể có chuyện chúng tôi tự mình ưng thuận làm đao phủ để giết chết những người mà các vị muốn giết.”

Chỉ cần người ta đứng lên trên quan điểm như thế, mà những người trong thế giới Kitô giáo và trong thời đại chúng ta không thể không đứng lên trên quan điểm phù hợp đến thế với cả tình cảm lẫn lý trí con người, thì vương quốc của bạo lực – cái nhà xếp bằng quân bài tú lơ khơ, tưởng chừng uy nghi và hùng mạnh dường ấy, sẽ tự sụp đổ tan tành tất cả.

Phải, sự giải cứu những người bị nô dịch trong thời đại chúng ta, không chỉ nhân dân Ba Lan, mà tất cả các dân tộc, tất cả các tầng lớp bị nô dịch, có thể đạt được tuyệt đối không phải bằng cách nhen lên cái chủ nghĩa ái quốc nào đó của Ba Lan ư, Ấn Độ ư, Slave ư, hoặc dấy lên sự sục sôi cách mạng, cũng không phải bằng cách nghĩ ra những hình thái cuộc sống mới mà các dân tộc và con người phải thâu thái, lại càng không phải bằng tranh đấu nghị trường, tức là bằng việc tập dượt thuật hùng biện, mà chỉ gói gọn bằng một cách duy nhất: từ bỏ cái quy luật đấu tranh và bạo lực đã lỗi thời, không phù hợp với bản tính của con người, và thừa nhận quy luật cơ bản chung cho tất cả mọi người trong thời đại chúng ta là quy luật thương yêu, cái tình thương yêu loại trừ khả năng tham gia bất cứ bạo lực nào.

Sự thay thế quy luật bạo lực bằng quy luật thương yêu đã được tất thảy mọi học thuyết tôn giáo thế giới, đặc biệt là học thuyết mà các dân tộc Kitô giáo tuyên tín, truyền bá rất lâu, và mâu thuẫn giữa nhận thức của con người của thế giói Kitô giáo và điều kiện sống của các dân tộc ấy đã trở nên hiển nhiên đến nỗi hiện trạng mà các dân tộc đó đang sống không thể tiếp diễn được nữa.

Tôi tin tưởng rằng sự thay đổi đó sẽ xảy ra, thậm chí sắp xảy ra rất nhanh. Ngoài sự tin tưởng, tôi còn có một mơ ước nữa. Mơ ước đó là làm sao cho bước ngoặt to lớn đó sẽ xảy ra giữa chúng ta, giữa những dân tộc Slave, không thượng võ bằng các dân tộc khác, nhưng ngoan đạo hơn theo nghĩa Kitô giáo chân chính nhất, vì vậy có khả năng hơn cả để nhận thức sống động về quy luật yêu thương cần phải thay thế cho cái luật đã lỗi thời.

Tại sao lại không bắt đầu phong trào quyết định số phận nhân loại ngay tại nước Ba Lan bị giày xéo? Và nếu không ở Ba Lan, thì tại sao không ở nước còn bị giày xéo hơn là Nga? Mà chỉ cần khởi đầu tại một nước Slave, thì dĩ nhiên là những dân tộc Slave khác, giờ đây bị sa đọa bởi những cám dỗ quốc gia, sẽ gia nhập vào quá trình đó. Và chỉ cần phong trào đó bao trùm tất cả khu vực Slave, thì dĩ nhiên sẽ lan truyền sang hết các dân tộc Kitô giáo.

Nhưng mơ ước của tôi là như thế. Tôi đã phúc đáp bức thư của bà bằng những gì đã nói ở trên: sự giải phóng Ba Lan, cũng như các dân tộc và những con người bị nô dịch khác là ở chỗ mọi người thừa nhận quy luật tình yêu, bao gồm cả học thuyết bất kháng, không chấp nhận bản thân bạo lực cũng như bất kỳ sự tham gia nào vào bạo lực, là quy luật cao nhất của cuộc sống.

Krekshino, ngày 8 tháng chín năm 1909.

[132] Phúc đáp một người phụ nữ Ba Lan (“Otvet pol’skoj zhenshchine”) Tháng Ba 1909, Tolstoi nhận được thư của một người phụ nữ Ba Lan ẩn danh trách cứ ông không lên tiếng tố cáo ách thống trị của đế quoc Nga ở Ba Lan và ủng hộ phong trào giải phóng của người Ba Lan, và yêu cầu ông làm ngay việc ấy. Tolstoi đã viết một thư ngắn trả lời nhưng không thỏa mãn với nó, đã không gửi và thay thế nó bằng thư ngỏ này, được đăng có cắt xén trên một tạp chí Nga vào tháng Chạp 1909.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x