Trang chủ » 3. NỀN TẢNG CỦA LUẬN LÝ HỌC

3. NỀN TẢNG CỦA LUẬN LÝ HỌC

by Trung Kiên Lê
130 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Giá trị của Aristote là ở chỗ ông đã phát minh môn học mới, hoàn toàn không dựa vào các tác phẩm từ trước để lại. Lối suy luận của người Hy Lạp trước thời Aristote không được minh bạch, chính Aristote đã chấn chỉnh tình trạng này bằng cách đặt ra những quy luật cho sự suy luận. Ngay cả Platon đôi khi cũng vấp phải lỗi lầm suy luận không chính xác. Dưới thời trung cổ, một ngàn năm sau khi Aristote qua đời người ta còn hăng say dịch lại các sách về luận lý để theo đó mà hướng dẫn tư tưởng.

Luận lý có nghĩa là nghệ thuật và phương pháp suy nghĩ chính xác. Đó là phương pháp của tất cả các khoa học, tất cả các nghệ thuật kể cả âm nhạc. Luận lý học là một khoa học vì nó có thể được trình bày dưới nhiều định luật giống như các định luật vật lý và hình học, nó cũng là một nghệ thuật vì nó tập cho tư tưởng quen với lối suy nghĩ chính xác.

Socrate rất chú trọng đến những định nghĩa, đó là bước đầu của luận lý học. Platon luôn luôn tìm cách làm sáng tỏ các ý niệm của mình. Voltaire thường nói: “Nếu anh muốn nói chuyện với tôi, trước hết hãy định nghĩa các danh từ của anh!”. Rất nhiều cuộc tranh luận vô ích, rườm rà, tốn nhiều giấy mực và xương máu có thể tránh khỏi nếu các phe liên hệ định nghĩa rõ ràng những danh từ của mình. Đó là nền tảng của luận lý học, tất cả các ý niệm, các danh từ đều phải được cân nhắc kỹ càng, đó là một công việc khó khăn, nhưng một khi đã làm xong thì mọi khó khăn đã bớt đi được một nửa.

Làm thế nào để định nghĩa một vật hoặc một danh từ? Aristote trả lời rằng trong mọi định nghĩa chính xác cần phải có 2 phần: phần thứ nhất chỉ rõ vật ấy thuộc loại nào, phần thứ hai chỉ rõ trong loại ấy, vật ấy có những gì đặc biệt? Ví dụ người là một con vật có lý trí. Định nghĩa này nêu rõ 2 phần: phần thứ nhất chỉ rõ người là một con vật, phần thứ hai chỉ rõ người khác những con vật khác ở chỗ nào: ở lý trí.

Có một vấn đề đã làm cho Aristote bất đồng với Platon và gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Theo Aristote thì những danh từ như: người, sách, cây… chỉ những vật tổng quát và trừu tượng không có trên thực tế. Những vật có thật phải được xác định bằng những tên gọi như ông Athènes, ông B.

Theo Platon thì những vật tổng quát có thực chất và tồn tại lâu dài hơn những vật đã được xác định. Vì lẽ ấy mà Platon đã cho rằng Quốc gia có trước cá nhân. Sự cách biệt này có ảnh hưởng rộng lớn trong tư tưởng của hai triết gia. Aristote thì thực tế, luôn luôn chú trọng đến hiện tại và có một thái độ khách quan. Trong khi Platon thì mơ mộng, luôn luôn nghĩ đến tương lai và có một thái độ chủ quan. Một trong các phát minh của Aristote trong lãnh vực luận lý là tam đoạn luận. Đó là một lối suy luận theo 3 phần, phần thứ ba hay là phần kết luận theo sau phần thứ nhất và phần thứ hai.

Thí dụ người là con vật có lý trí, Socrate là người, vậy Socrate là một con vật có lý trí. Tam đoạn luận có thể được áp dụng trong toán học theo các công thức sau đây: A = B, B = C vậy C = A. Điều khó khăn cần phải giải quyết trong một tam đoạn luận là nếu phần thứ nhất không được chính xác thì phần kết luận lẽ cố nhiên cũng sai. Tuy nhiên, người ta thường chú trọng đến phần kết luận hơn là phần thứ nhất, do đó tam đoạn luận không đem đến những kết quả tốt. Với sự trình bày các phương pháp luận lý Aristote đã có công lớn với nhân loại là đặt nền tảng cho phương pháp suy luận chính xác mặc dù môn luận lý học gặp những chông gai và được coi như một môn học khó hiểu.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x