Trang chủ » 32. BÀN VỀ GIÁO DỤC 

32. BÀN VỀ GIÁO DỤC 

by Trung Kiên Lê
101 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

Tôi sẽ cố gắng thực hiện nguyện vọng của ông, tức trả lời các câu hỏi của ông.

Rất có thể là trong các bài viết của tôi về giáo dục và đào tạo, những bài từ lâu và mới viết gần đây, có những mâu thuẫn và mơ hồ. Tôi đã đọc lại những bài ấy và cho rằng sẽ dễ dàng hơn cho tôi và cả cho ông, theo ý tôi, nếu như tôi không cố bảo vệ những điều đã nói trước đây mà sẽ nói thẳng hiện thời tôi nghĩ gì về những vấn đề đó.

Điều này đối với tôi càng dễ hơn vì gần đây những vấn đề đó làm tôi rất quan tâm.

Một là tôi xin nói rằng sự phân định giữa giáo dục và đào tạo mà tôi khẳng định ngày ấy trong các bài viết của mình về sư phạm là giả tạo. Cả giáo dục lẫn đào tạo đều không thể phân tách. Không thể giáo dục mà không truyền thụ tri thức, còn mọi tri thức thì đều tác động một cách giáo dục. Bởi vậy không đề cập sự phân tách đó, tôi sẽ chỉ nói về đào tạo, về vấn đề các khiếm khuyết của các biện pháp đào tạo hiện hành là ở chỗ nào và theo ý kiến của tôi nó phải như thế nào và tại sao phải như vậy chứ không là khác.

Việc tự do là điều kiện thiết yếu của mọi quy trình đào tạo chân chính đối với người học cũng như với người dạy, thì tôi vẫn khẳng định như trước kia, có nghĩa là sự đe dọa trừng phạt và hứa hẹn phần thưởng (các quyền lợi v.v…) là điều kiện để tiếp nhận các tri thức này nọ, chẳng những không thúc đẩy mà phần nhiều là cản trở sự đào tạo chân chính. Tôi cho rằng chỉ riêng sự tự do hoàn toàn này, tức là không có cưỡng bách và lợi lộc cũng đã giải thoát mọi người khỏi phần lớn những tệ nạn mà quy trình đào tạo cưỡng bách và vụ lợi hiện thời đang phát sinh. Sự trống vắng ở đa số con người trong thời đại chúng ta bất kỳ một cảm quan tôn giáo nào đối với thế giới xung quanh, bất kỳ một nguyên tắc đạo đức kiên định nào, quan điểm sai trái đối với khoa học, với tổ chức xã hội và đặc biệt là đối với tôn giáo, và mọi hậu quả chết người nảy sinh từ đó – tất cả các điều tồi tệ ấy đa phần đều được sinh ra bởi các biện pháp đào tạo cưỡng bách và vụ lợi.

Chính bởi vậy để công cuộc đào tạo mang lại kết quả ngày càng tốt đẹp hơn, tức là thúc đẩy sự vận động của nhân loại đến hạnh phúc ngày càng lớn thì cần phải làm sao để sự nghiệp đào tạo được tự do. Và để cho quá trình đào tạo là tự do cả với người dạy lẫn người học mà vẫn không là sự tập hợp của những tri thức được lựa chọn tùy tiện, không cần thiết, lỗi thời và thậm chí có hại, thì cần phải làm sao để cả người đi dạy lẫn người được dạy cùng có một cơ sở, do đó mà lựa chọn đưa vào quá trình học và dạy ở mức độ phù hợp với tầm quan trọng của chúng những tri thức cần thiết nhất cho cuộc sống hữu lý của con người. Cái cơ sở ấy luôn luôn đã là và không thể là điều gì khác ngoài sự ý thức về lẽ sống của con người, được mọi người trong xã hội, cả người đi dạy lẫn người đi học nhận thức một cách tự do như nhau, tức là tôn giáo.

Điều này xưa kia từng như vậy và nay vẫn như vậy ở nơi mọi người được liên kết với nhau bởi một quan niệm mang tính tôn giáo về cuộc sống và tin vào nó. Điều này từng tồn tại hàng trăm năm trong thế giới Kitô giáo khi mà tất cả mọi người, ngoại trừ một thiểu số, đều tin theo tín ngưỡng của giáo hội. Khi ấy người ta đã có một cơ sở vững chắc, chung cho mọi người để lựa chọn các tri thức và phổ cập chúng, do đó chẳng có sự cần thiết nào cho đào tạo cưỡng bách.

Điều này từng tồn tại hàng mấy trăm năm. Nhưng trong thời đại chúng ta đã không còn cái đức tin chung ấy cho đa số con người trong thế giới Kitô giáo; trong thời đại chúng ta tầng lớp uy tín nhất gồm các nhà khoa học, tang lớp đang hướng đạo công luận trong khi không thừa nhận đạo Kitô dưới cái hình thái mà các giáo hội đang rao giảng, cũng không tin theo bất kỳ tôn giáo nào. Hơn thế nữa, những con người gọi là tiên tiến ấy trong thời đại chúng ta hoàn toàn tin chắc rằng mọi tôn giáo đều là cái gì đó rất lạc hậu, cái đã qua rồi, tuy một thời là cần thiết cho nhân loại, nhưng hiện nay đã trở thành vật cản cho sự tiến bộ, cho nên họ cố gắng, bằng mọi biện pháp trực tiếp hay vòng vo, khẳng định như vậy với thế hệ trẻ khao khát học vấn mù quáng tin theo họ. Ủng hộ học thuyết của giáo hội giờ đây chỉ có chính phủ, nhưng cũng chỉ trên hình thức, ở mức độ đức tin trong dân chúng cần cho các mục đích của nhà nước.

Do vậy, trong thời đại của chúng ta, khi thiếu vắng một tôn giáo chung cho đa số, tức không còn một quan điềm nhất định về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống con người, tức không còn một cơ sở cho đào tạo, thì không thể có bất kỳ một sự lựa chọn nhất định nào về tri thức và sự phân bố chúng. Do không có bất kỳ một cơ sở hợp lý nào có khả năng hướng đạo công cuộc đào tạo, và ngoài ra do những người cầm quyền có điều kiện bắt buộc thế hệ trẻ phải học những môn mà họ cho là cần thiết, nên ở tất cả các nước theo Kitô giáo sự nghiệp đào tạo mới đang trong một hiện trạng theo tôi là lầm lạc và thảm hại. số lượng các môn học về tri thức là vô hạn, và trình độ hoàn thiện về mỗi lĩnh vực tri thức cũng vô cùng.

Có thể so sánh các lĩnh vực tri thức với vô hạn những tia sáng xuất phát từ trung tâm phát sinh và có thể kéo dài vô tận. Bởi vậy, sự hoàn thiện trong quá trình đào tạo có thể đạt được không phải bằng cách người học lĩnh hội được rất nhiều từ một lĩnh vực tri thức được lựa chọn ngẫu nhiên mà là bằng cách, một là trong số lượng vô hạn các tri thức phải truyền thụ được cho người học những điều quan trọng nhất và cần thiết nhất; hai là làm sao để những tri thức ấy được đưa đến một trình độ tương đối như nhau, làm sao để các tri thức được truyền thụ giống như những bán kính có độ dài như nhau và đều đặn cách nhau, tạo thành một hình cầu hài hòa.

Một sự lựa chọn tri thức như vậy và sự phân bố như vậy là điều đã từng làm được ở thế giới Tây Âu chừng nào mọi người còn tin vào một hình thái nào đó của đạo Kitô đã liên kết họ. Còn như hiện nay khi đức tin đó không còn thì vấn đề về việc những tri thức nào là cần thiết nói chung, những tri thức nào có thể là độc hại, điều gì cần trước, điều gì cần sau và phải đưa tri thức này nọ đến trình độ nào – mọi sự đều không còn bất kỳ cơ sở nào để quyết định, nên được quyết định tùy tiện và hoàn toàn võ đoán bởi những con người có điều kiện cưỡng bách truyền thụ những tri thức này nọ – tất cả đều được quyết định tùy theo sự thuận tiện và có lợi hiện thời cho số người đó.

Do những điều đó mà xảy ra trong xã hội chúng ta cái hiện tượng kỳ lạ là, nếu tiếp tục sự so sánh với hình cầu, thì trong xã hội chúng ta các tri thức được phổ cập chẳng những không đồng đều mà còn trong những tương quan què quặt nhất: một số bán kính đạt tới những kích cỡ lớn nhất, số khác hoàn toàn không hiển thị.

Chẳng hạn, mọi người tiếp nhận những tri thức về cự ly, độ dày, sự vận động của các vì sao cách chúng ta hàng tỉ cây số, về cuộc sống của các vi sinh vật, về cội nguồn tưởng tượng của các sinh vật, về ngữ pháp của các ngôn ngữ cổ đại và những điều nhảm nhí khác tương tự mà hoàn toàn không biết tí gì về việc đồng loại của mình đang sống và từng sống như thế nào, chẳng những về các tộc người sinh sống cách họ bởi biển cả hàng mấy nghìn cây số và mấy thế kỷ, mà ngay cả những người sống bên cạnh họ, ở quốc gia láng giềng: họ ăn gì, mặc gì, làm nghề gì, lấy vợ lấy chồng và dạy dỗ con cái ra sao, phong tục, tập quán và cái chính là tín ngưỡng của họ như thế nào.

Người ta được học ở nhà trường mọi điều về Alexander Macedon, về Louis XIV và các tình nhân của ông ta; được biết về thành phần hóa học của các vật thể, về điện năng, về phóng xạ; về tổng thể những “khoa học” gọi là hoàn chỉnh như pháp lý và thần học; hiểu biết chi tiết về các tiểu thuyết do những nhà văn khác nhau, được coi là vĩ đại sáng tác và v.v…; hiểu biết về những điều vặt vãnh chẳng để làm gì mà thường là có hại, vậy mà chẳng biết tí gì về điều loài người từng quan niệm và đang quan niệm thế nào về lẽ sống, về mục đích cuộc sống của mình, hàng ti những con người đã sống và đang sống đã và đang thừa nhận những quy tắc sống nào – cái hai phần ba nhân loại không theo Kitô giáo.

Chính vì vậy mà xảy ra hiện tượng kỳ lạ trong thế giới chúng ta là những người được coi là có học nhất về thực chất lại là những kẻ dốt nát nhất – họ biết vô số những điều chẳng cần biết và lại không hề biết những điều mà bất kỳ một ai cũng phải biết. Và hơn thế nữa, họ không những chỉ dốt nát đến thô thiển, họ còn dốt nát một cách vô vọng bởi vì hoàn toàn tin chắc rằng họ là các học giả, là bác học, tức là biết tất cả những gì, theo quan niệm của họ, con người phải biết.

Sở dĩ xảy ra cái hiện tượng kỳ lạ và đáng buồn đó là vì trong thế giới Kitô giáo chúng ta chẳng những đã bị loại bỏ mà còn bị phủ định cái môn học chính yếu mà nếu không có nó thì sẽ không thể có sự tiếp nhận có ý thức bất kỳ tri thức nào. Người ta đã loại bỏ và phủ định việc giảng dạy tôn giáo và đạo đức, tức là truyền thụ cho thế hệ trẻ trong những người đi học những lời giải đáp của những con người thông thái nhất đã đưa ra từ những thuở cổ xưa nhất, về các vấn nạn tất yếu đặt ra trước mỗi con người: thứ nhất, tôi là ai, thái độ của tôi, của cuộc sống cá nhân tôi đối với thế giới vô tận phải như thế nào; thứ hai, tôi phải sống như thế nào với cái thái độ, ấy của tôi đối với thế giới, điều gì nên làm và điều gì không nên làm?

Lời giải đáp cho hai câu hỏi đó chính là học thuyết tôn giáo, chung cho tất cả mọi con người, và học thuyết về đạo đức, cũng là chung cho mọi dân tộc. Lời giải đáp cho các câu hỏi đó, vốn phải là môn học chính yếu của mọi công cuộc đào tạo, giáo dục va dạy học, đang thiếu vắng hoàn toàn trong sự nghiệp đào tạo của các dân tộc theo Kitô giáo. Còn tồi tệ hơn nữa, nó không chỉ thiếu vắng mà đang được thay thế trong xã hội chúng ta bằng một mớ điều mê tín cùng những thuyết ngụy biện được gọi là thần học.

Tôi cho rằng khuyết tật cơ bản trong các biện pháp đào tạo ở xã hội chúng ta chính là ở chỗ đó. Và bởi lẽ đó để công cuộc đào tạo trong thời đại chúng ta không thành độc hại như hiện nay thì cơ sở của nó nhất thiết phải có hai môn học chính yếu nhất đang không tồn tại trong đào tạo, đó là quan niệm tôn giáo về cuộc sống và học thuyết đạo đức.

Về chính những môn đó tôi đã viết trong quyển sách tôi soạn, gọi là Phạm vi đọc những điều sau đây:

“Từ khi nhân loại tồn tại, trong mọi dân tộc luôn xuất hiện những người Thầy giáo lập ra khoa học về vấn đề con người phải biết những gì trước tiên. Cái khoa học ấy bao giờ cũng đặt ra vấn đề tìm hiểu thiên chức và do đó là hạnh phúc của mỗi người và mọi người. Chính cái khoa học đó là đường hướng chỉ đạo việc xác định ý nghĩa của tất cả các tri thức khác. ;

Môn học thì có vô số, bởi vậy nếu không biết thiên chức và hạnh phúc của mọi người là gì thì không thể lựa chọn trong vô số những môn học ấy, mà không biết điều đó thì mọi tri thức và nghệ thuật còn lại đều trở nên vô bổ như thường thấy ở nước ta, và đã trở nên vô bổ thì cũng tức là có hại.

Cách lý giải duy nhất cái cuộc sống điên rồ, ghê tởm đối với ý thức, mà loài người thời đại chúng ta đang sống, chính là ở điểm đó – ở vấn đề là người ta đang dạy cho thế hệ trẻ vô số các môn học phức tạp nhất, khó khăn nhất và cũng không cần thiết nhất; người ta chỉ không dạy họ một điều rất cần thiết, đó là lẽ sống của cuộc đời một con người là gì, cuộc sống ấy phải được hướng đạo bởi điều gì, những con người thông thái nhất xưa nay trên toàn thế gian này đã nghĩ gì về vấn đề đó và giải quyết nó ra sao.”

Có người sẽ bảo: “Làm gì có cái học thuyết tôn giáo và đạo đức chung cho đa số loài người.” Nhưng điều này là không đúng. Một là, những học thuyết như vậy, chung cho toàn nhân loại, đã từng có và vẫn có, không thể không có, bởi lẽ các điều kiện sống của mọi người, trong mọi thời đại và ở khắp nơi đều như nhau; hai là, ở mọi thời đại trong hàng triệu triệu con người luôn xuất hiện những con người hiền minh nhất, họ đưa ra giải đáp của mình cho những vấn đề thiết yếu với cuộc sống, luôn luôn nảy sinh trước loài người.

Nếu như một số người trong thời đại chúng ta tưởng rằng chưa từng có và không có những học thuyết như vậy thì tôi sẽ không dám khẳng đinh một cái gì về sự phân bố các tri thức. Tôi chỉ khẳng định một điều, đó là nếu không thừa nhận việc giáo dục tộn giáo và đạo đức là môn học chủ yếu và cơ bản thì không thể có sự phân bố hợp lý các tri thức và từ đó là sự truyền thụ hợp lý và hữu ích cho người học.

Trong trường hợp thừa nhận sự giáo dục tôn giáo và đạo đức là cơ sở và toàn bộ công cuôc đào tạo là tự do, thì mọi tri thức khác sẽ được phân bố phù hợp với bản chất của chúng và tùy theo những điều kiện của xã hội nơi người ta truyền thụ và tiếp nhận tri thức.

Bởi vậy tôi cho rằng mối quan tâm chủ yếu và duy nhất của những người làm việc giáo dục và đào tạo có thể và trước hết phải là xây dựng một học thuyết tôn giáo và đạo đức phù hợp với thời đại chúng ta và sau đó đưa nó lên vị trí chủ đạo trong công cuộc giáo dục và đào tạo.

Trong thời đại chúng ta, theo ý kiến của tôi, đó là việc đầu tiên phải làm và chừng nào nó chưa được làm thì đó còn là việc duy nhất không những chỉ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo mà còn của toàn bộ nền khoa học thời đại chúng ta, không phải là cái nền khoa học đang tính đếm trọng lượng của ngôi sao mà mặt trời quay quanh hoặc khảo sát sự phát sinh của các sinh vật tồn tại hàng triệu năm trước chúng ta hoặc miêu tả cuộc đời của các vị hoàng đế, các thống soái hoặc thuật lại những câu ngụy biện trong thần học hay khoa học pháp lý mà là cái nền khoa học duy nhất là khoa học vì nó quả thực cần thiết cho con người. Nó cần cho mọi người bởi vì thông qua trả lời một cách tốt nhất cho những câu hỏi, vẫn là những câu hỏi đó thôi mà ở khắp nơi nơi và trong mọi thời, bất kỳ con người tỉnh táo nào khi bước vào đời đều đã và đang đặt ra, nó sẽ hỗ trợ cho hạnh phúc của từng con người và của toàn thể nhân loại.

Đó là tất cả những điều tôi muốn nói. Tôi sẽ rất vui nếu như chúng có ích cho ông.

Yasnaya Poliana, ngày 1 tháng Năm năm 1909.

[136] Về giáo dục (“O vospitanii”) Bài viết này là thư của Tolstoi gửi một trong những người bạn trẻ của mình – V F Bulgakov, nhằm giải đáp thắc mắc của Bulgakov về những mâu thuẫn mà ông tìm thấy giữa những quan điểm thời trẻ và lúc về già của Tolstoi về vấn đề gịáo dục thế hệ trẻ. Xác nhận những thay đổi quan trọng nơi ông trong cách nhìn nhận vấn đề này, Toistoi đồng thời tiếp tục khẳng định nguyên tắc giáo dục tự do.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x