Trang chủ » 4. HỆ THỐNG KHOA HỌC

4. HỆ THỐNG KHOA HỌC

by Trung Kiên Lê
87 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

KHOA HỌC HY LẠP TRƯỚC THỜI ARISTOTE

Học giả Renan cho rằng Socrate đem triết lý cho nhân loại, còn Aristote đem khoa học cho nhân loại. Đành rằng trước Socrate và trước Aristote cũng có khoa học và triết lý nhưng còn trong trạng thái thô sơ. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu của người Hy Lạp để phát triển khoa học nhưng những cuộc nghiên cứu ấy ngày nay không thể xem là khoa học mà chỉ có thể xem như một loại thần học. Nói một cách khác, dân Cổ Hy Lạp có khuynh hướng giảng giải tất cả những hiện tượng thiên nhiên như là hành vi của các thần linh.

Một vài người tiên phong tìm cách đi ra khỏi ngõ bí ấy. Thalès (649 – 550 BC) được coi là cha đẻ của triết lý xuất thân là một nhà thiên văn lên tiếng công kích thói mê tín, xem các tinh tú trên trời như những thần linh. Môn đệ của Thalès là Anaximandre có công vẽ những vị trí của những tinh tú và đưa ra thuyết táo bạo rằng vũ trụ trước kia chỉ là một khối loãng, các hành tinh và định tinh từ trong khối ấy mà ra. Vũ trụ xoay vần theo từng chu kỳ hợp rồi tan, tan rồi hợp.

Trái đất nằm trên không trung nhờ sức hút, tất cả các hành tinh đều có chất lỏng, dần dần chất lỏng ấy bốc hơi do ảnh hưởng của mặt trời. Đời sống bắt đầu ở dưới biển và lần lần xuất hiện trên mặt đất vì biển bị bốc hơi. Những con vật không còn nước để sống dần dần tập thở không khí, đó là thuỷ tổ của những giống vật sống trên đất. Ngay cả loài người cũng phải có một hình dáng khác bây giờ. Vì nếu loài người quá yếu ớt lúc sơ sinh và đòi hỏi quá nhiều thời gian để trưởng thành như ngày nay thì không sao có thể tồn tại đến ngày nay.

Một triết gia khác Anaximènes cho rằng vũ trụ bắt đầu bằng một khối chất loãng. Khối ấy dần dần cô đọng lại thành gió, mây, nước, đất và đá. Ba trạng thái của vật là trạng thái khí, lỏng và đặc là 3 giai đoạn của sự cô đọng. Động đất là do sự cô đọng chất lỏng trong lòng đất. Đời sống và linh hồn là một sức mạnh tiềm tàng có mặt khắp nơi.

Anaxagoras tìm cách giảng giải nhật thực và nguyệt thực. Ông là thầy học của danh tướng Periclès. Ông khám phá sự hô hấp của cây cỏ và loài vật. Ông đưa ra giả thuyết rằng sở dĩ loài người thông minh hơn súc vật là nhờ biết đi 2 chân trong khi dành 2 tay để làm những việc khác.

Một học giả khác tên là Héraclite đã hy sinh tất cả của cải để hiến mình cho sự nghiên cứu khoa học. Ông tìm thấy rằng tất cả mọi vật đều thay đổi. Tạo hoá xoay vần theo từng chu kỳ. Sự đấu tranh là cha đẻ của vạn vật. Một học giả khác đã đưa ra thuyết tiến hoá: ông cho rằng các bộ phận trong cơ thể của muôn loài đều thay đổi theo với luật đào thải. Những bộ phận nào đáp ứng với nhu cầu và thích hợp với hoàn cảnh sẽ được tồn tại trong khi những bộ phận khác không thích hợp sẽ bị đào thãi. Một vài học giả khác đã đi gần đến thuyết nguyên tử dù một cách rất thô sơ. Họ cho rằng ngoài thế giới hiện tại còn có vô số thế giới khác.

Các hành tinh trong vũ trụ thường va chạm nhau và làm tan vỡ nhiều thế giới. Trên đây là những điều mà các học giả Hy Lạp dưới thời Aristote đã tìm thấy. Cần phải công nhận mặc dù với những dụng cụ thô sơ, công trình phát minh của họ không phải nhỏ. Mặt khác, chính chế độ nô lệ làm trì hoãn các phát minh khoa học giúp ích đời sống: trong khi các nô lệ làm tất cả những công việc nặng nhọc thì không ai nghĩ đến việc phát minh máy móc làm gì. Trái lại phần lớn tư tưởng các học giả hướng về các vấn đề chính trị và xã hội trong một nước Hy Lạp bị chia rẽ bởi nhiều phe nhóm chống đối nhau gay gắt. Do đó triết lý và khoa học chính trị có phần phong phú hơn những ngành khoa học khác.

ARISTOTE MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU THIÊN NHIÊN

Nếu chúng ta bắt đầu bằng cách khảo sát một tác phẩm của Aristote nhan đề là Vật lý học, chúng ta sẽ bị thất vọng. Sự thật là trong cuốn vật lý học ấy chỉ trình bày những khái niệm siêu hình về vật chất, sự chuyển động, không gian, thời gian, nguyên lý, và những khái niệm tương tự. Một đoạn đặc sắc trong tác phẩm trên là đoạn công kích khái niệm chân không của một học giả đương thời. Aristote cho rằng trong vũ trụ không làm gì có chân không. Ngày nay thuyết của Aristote đã bị khoa học chứng minh là sai, nhưng chính nhờ sự công kích mà chúng ta biết được một thuyết khoa học có giá trị. Về khoa thiên văn Aristote không tiến bộ hơn các học giả đương thời là bao. Ông công kích thuyết của Pythagore cho rằng mặt trời là trung tâm điểm của thái dương hệ, ông một dành vinh dự ấy cho trái đất.

Tuy nhiên ông cũng có nhiều nhận xét giá trị về sức nóng của mặt trời làm bốc hơi nước biển, làm cạn sông ngòi, nước bốc hơi thành mây và rơi xuống thành mưa. Ông cho rằng xứ Ai cập là công trình của xông Nil: chính phù sa của nước sông này trong hàng ngàn thế kỷ đã đem lại cho xứ Ai cập những vùng đất phì nhiêu. Aristote cũng đã giảng giải một cách thoả đáng sự thành lập các lục địa trên trái đất, ông cho rằng các lục địa được nảy sinh và dần dần biến mất dưới đáy biển cùng với tất cả những nền văn minh ở trên ấy trong một sự thay đổi tuần hoàn. Con người đi từ trạng thái sơ khai đến trạng thái văn minh cực độ rồi sẽ trở về trạng thái sơ khai do những biến cố vĩ đại của tạo hoá.

NỀN TẢNG CỦA KHOA SINH VẬT HỌC

Trong khi Aristote quan sát những loại sinh vật trong vườn bách thảo rộng lớn của ông, tự nhiên ông nhận thấy rằng những loại sinh vật có thể được xếp hạng và giữa những hạng ấy có những mối liên hệ mật thiết trong nhiều phương diện khác nhau chẳng hạn như trong sự cấu tạo cơ thể, cách sinh sống, sự thụ thai, sự cảm xúc… Những mối liên hệ này nối liền những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé nhất đến những loại sinh vật phức tạp nhất. Trong lĩnh vực những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé người ta rất khó lòng phân biệt một sinh vật và một khoáng chất.

Aristote cho rằng ranh giới giữa một sinh vật và một khoáng chất trong lãnh vực này rất mơ hồ và đáng nghi ngờ. Mặt khác, người ta không thể phân biệt động vật và thực vật. Đối với một vài loại có thể xem là thực vật cũng được mà xem là động vật cũng được. Trong nhiều trường hợp khác rất khó phân biệt một loại này với một loại khác. Người ta có thể kết luận rằng đời sống trên trái đất phát triển một cách liên tục từ trạng thái thô sơ nhất đến trạng thái phức tạp nhất. Trí thông minh cùng phát triển theo với trạng thái, nói cách khác: trạng thái càng phức tạp, trí thông minh càng phát triển. Đồng thời các cơ quan kiểm soát càng ngày càng tập trung, thần kinh hệ được phát triển cùng với sự tập trung này.

Mặc dù có những nhận xét xác đáng kể trên, Aristote không chủ trương thuyết tiến hoá. Ông đả kích thuyết cho rằng các sinh vật đấu tranh để sống và chỉ những sinh vật nào thích hợp nhất mới được tồn tại. Ông cũng phủ nhận thuyết cho rằng con người trở nên thông minh nhờ dùng 2 tay để làm việc thay vì để di chuyển. Ông nói rằng cần phải suy nghĩ ngược lại nghiã là con người biết dùng 2 tay để làm việc vì đã trở nên thông minh.

Vì các phương tiện nghiên cứu và quan sát trong lãnh vực này còn thiếu sót nên Aristote có nhiều lầm lẫn: Ông không biết gì về sự hiện hữu của các bắp thịt trong cơ thể, ông không phân biệt động mạch và tĩnh mạch, ông tưởng rằng khối óc dùng để làm cho máu trở nên lạnh, ông tin rằng đàn ông có nhiều mảnh xương sọ hơn đàn bà, ông tin rằng người ta chỉ có 8 cặp xương sườn và đàn bà có ít răng hơn đàn ông.

Đó là những sự nhầm lẫn tuy rõ ràng nhưng không quan trọng so với sự đóng góp của Aristote vào nền sinh vật học. Ví dụ ông biết rằng loài chim và loài bò sát có cơ thể rất giống nhau, loài khỉ là một loài trung gian giữa người và vật 4 chân. Ông nhận xét rằng linh hồn của trẻ sơ sinh cũng giống như linh hồn của súc vật. Các món ăn quyết định cách sinh sống: có những con thú sống theo đàn, có những con thú sống cô độc, miễn làm sao chúng có thể kiếm ăn một cách dễ dàng. Ông đã tìm ra kết luận gần giống như thuyết của Von Baer về các đặc tính của giống nòi và thuyết của Spencer về sự tương quan của các giống vật và sự phát triển của chúng.

Nói một cách khác, một giống vật càng phát triển thì sự sinh đẻ càng ít. Ông nhận xét khuynh hướng bình đẳng của các giống vật nghĩa là những phần tử xuất chúng, do sự giao cấu với các phần tử thấp kém hơn dần dần sẽ mất các đặc tính của mình. Sau hết Aristote tạo nên một khoa học về sự phát triển của bào thai. Ông nói rằng muốn quan sát sự vật một cách chính xác không gì bằng quan sát ngay trong thời kỳ thai nghén. Hyppocrate cũng đã áp dụng phương pháp này bằng cách quan sát trứng gà lộn trong những thời kỳ khác nhau và đã viết cuốn sách nhan đề là Nguồn gốc của đứa trẻ. Aristote cũng nghiên cứu hiện tượng này và những nhận xét của ông còn làm cho các nhà khoa học ngày nay phải ngạc nhiên. Chắc ông đã làm nhiều thí nghiệm về khoa sinh sản vì ông phủ nhận thuyết cho rằng nam tính hoặc nữ tính của bào thai phụ thuộc vào vị trí của ngọc hành.

Ông còn đưa ra nhiều vấn đề thời sự về nhân chủng chẳng hạn như ông đã nhận xét một cuộc hôn nhân giữa người đàn bà da trắng và người đàn ông da đen. Tất cả những đứa con sinh ra đều da trắng nhưng đến thế hệ thứ hai thì nhiều đứa con da đen xuất hiện. Đó chỉ là một nhận xét mở đầu cho định luật danh tiếng về nhân chủng học mệnh danh là định luật Mendel. Nói tóm lại mặc dù những sai lầm trong các tác phẩm về sinh lý học của ông, Aristote cũng đã đặt nền móng cho khoa học này. Nếu chúng ta để ý rằng các phương pháp sưu tầm và nghiên cứu thời ấy rất thô sơ, chúng ta phải công nhận thiên tài vĩ đại của Aristote.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x