Trang chủ » 4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

by Trung Kiên Lê
149 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Cuộc tranh luận xảy ra trong nhà của Cephalus, một người giàu có thuộc giai cấp quý tộc. Trong cuộc tranh luận còn có Glaucon và Adeimantus, anh của Platon, Thrasymachus, một triết gia đương thời. Socrate (mà Platon dùng như một nhân vật để diễn tả những tư tưởng của chính mình) hỏi Cephalus: -Lợi ích quan trọng nhất mà tiền của đem lại cho ta, theo ý ông là gì? Cephalus trả lời: tiền của cho phép ông ta có thể độ lượng, thật thà và công bằng. Socrate hỏi: công bằng nghĩa là gì? Và mở ra một cuộc tranh luận dài. Không gì khó hơn một định nghĩa, vì nó đòi hỏi nhiều khôn khéo và sáng suốt trong tư tưởng. Socrate đả phá tất cả những định nghĩa do cử toạ đưa ra cho đến lúc Thrasymachus mất bình tĩnh và la lên:

-Socrate, ông có điên không? Tại sao các ông lại dẫm chân nhau như vậy? nếu ông muốn biết công bằng là gì, ông phải trả lời chứ không được hỏi, ông không nên tự hào vì đả phá được kẻ khác…

Có rất nhiều người có thể đặt câu hỏi nhưng không thể trả lời. Socrate không nao núng. Ông vẫn hỏi chứ không trả lời, và sau cùng Thrasymachus đưa ra một định nghĩa:  

“Hãy nghe đây: tôi cho rằng sức mạnh là lẽ phải, và công bằng là quyền lợi của kẻ mạnh…

Những chính thể khác nhau làm nên luật, dù đó là chính thể dân chủ, quý tộc hay độc tài, tất cả đều nhắm đến quyền lợi của mình; và những điều luật ấy, làm ra để phụng sự quyền lợi của chúng, được đặt lên đầu nhân dân và gọi là công bằng, những kẻ nào cưỡng lại sẽ bị phạt và bị xem là không công bằng…

Tôi nói về sự bất công một cách tổng quát, và ý nghĩ của tôi rất rõ ràng khi nghiên cứu chính thể độc tài. Trong chính thể này, người ta dùng sức mạnh và sự gian trá để xâm chiếm tài sản kẻ khác. Khi một người đã lấy tất cả tài sản của dân chúng và bắt dân chúng làm nô lệ người ta xem nó không phải là một kẻ thượng lưu. Người ta chỉ trích sự bất công khi người ta là nạn nhân chứ không phải vì bị lương tâm cắn rứt mỗi khi có hành vi bất công.”  

Đó là học thuyết mà ngày nay được gán ít nhiều cho Nietzsche. “Tôi thường cười những kẻ yếu tưởng rằng mình là tốt, chỉ vì chúng nó chân tay què quặt”. Stirner diễn đạt tư tưởng một cách gọn gàng hơn: “một nắm quyền hành tốt hơn một bao lẽ phải”. Tư tưởng trên cũng được Platon diễn tả trong Gorgias. Calliclès chỉ trích rằng đạo đức là một phát minh của kẻ yếu để vô hiệu hóa quyền lực của kẻ mạnh.

“Chúng nó khen và chê tuỳ theo quyền lợi của chúng: chúng nói rằng gian manh là bất công và nhục nhã, chúng nó cho rằng gian xảo là ý muốn có nhiều hơn người hàng xóm, vì tự biết trình độ thấp kém của mình, chúng chỉ mong được bình đẳng… Nhưng nếu có một người với đầy đủ quyền lực, người ấy sẽ vượt lên trên những lý luận này, sẽ chà đạp tất cả những công thức, những luật lệ…

“Những kẻ sống thực sự cần phải cho ý chí của mình phát triển đến tột độ; và khi đã phát triển ý chí đến tột độ, họ phải có đủ can đảm và thông minh để phụng sự ý chí, để thoả mãn tất cả những điều ham muốn. Đó là lẽ công bằng tự nhiên, sự quý phái tự nhiên. Nhưng đa số không thể làm như vậy, do đó họ chỉ trích người khác. Chính vì họ nhục nhã trong sự bất lực, chính vì họ muốn che dấu sự nhục nhã ấy, họ tuyên bố rằng lòng tham vô độ là thấp kém… Họ muốn kìm hãm những kẻ quý phái hơn và cổ võ sự công bằng chỉ vì họ là những kẻ nhút nhát”.

Sự công bằng ấy là một đạo đức không phải đối với người xuất chúng mà đối với người hạ cấp; đó là một thứ đạo đức nô lệ không phải là đạo đức xuất chúng, những đức tính thực sự là của người ta là lòng can đảm và trí thông minh

Có lẽ rằng những tư tưởng phi đạo đức kể trên phản ảnh sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc trong chính sách ngoại giao của tiểu quốc Athènes, chính sách này đối xử rất tàn bạo với những dân tộc nhỏ bé. Trong một bài văn tế, Periclès nói: “Đế quốc của ngài căn cứ vào quyền lực của ngài chứ không phải là thiện chí của thần dân”. Các sử gia kể lại công cuộc ép buộc Melos phải về phe Athènes để chống với Sparte như sau: “Ông cũng biết như chúng tôi rằng chỉ có vấn đề lẽ phải đối với những kẻ quyền lực ngang nhau: kẻ mạnh làm cái gì y có thể làm và kẻ yếu chịu đựng cái gì y bắt buộc phải chịu đựng”. Chúng ta có ở đây những vấn đề đạo đức căn bản, những lý thuyết căn bản về luân lý.

Công bằng là gì?

– Chúng ta cần phải tìm lẽ phải hay cần phải tìm quyền lực?

– Chúng ta nên tốt hay nên mạnh?

Platon giải quyết vấn đề này như thế nào? Sự thật thì ông không giải quyết gì cả. Ông nhấn mạnh rằng lẽ công bằng là một sự quan hệ giữa cá nhân, tuỳ thuộc vào tổ chức xã hội và do đó cần phải được nghiên cứu song song với cơ cấu xã hội chứ không thể được nghiên cứu như một thái độ cá nhân. Nếu chúng ta có thể hình dung một quốc gia công bằng, chúng ta mới có đủ yếu tố để định nghĩa một cá nhân công bằng. Platon lấy ví dụ rằng muốn thử con mắt của một cá nhân cần phải cho họ đọc những chữ lớn rồi dần dần đến những chữ nhỏ.

Cũng thế, định nghĩa công bằng trong mẫu mực lớn là quốc gia giản dị hơn định nghĩa công bằng trong mẫu mực nhỏ là cá nhân. Sự thật thì Platon muốn dùng lối lý luận này để nối liền hai phần nghiên cứu. Chẳng những ông muốn thảo luận về vấn đề đạo đức cá nhân mà ông còn muốn thảo luận cả về vấn đề xã hội và chính trị. Trong cuộc thảo luận này Platon sắp đưa ra tác phẩm Quốc gia lý tưởng (Utopia).

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x