Trang chủ » 4. TIẾNG HÁT ZARATHUSTRA

4. TIẾNG HÁT ZARATHUSTRA

by Trung Kiên Lê
144 views

TÁC GIẢ - LỜI GIỚI THIỆU

I. PLATON

1. Bối cảnh

2. Socrate

3. Thời kỳ học hỏi của Platon

4. Vấn đề đạo đức

5. Vấn đề chính trị

6. Vấn đề tâm lý

7. Giải pháp tâm lý

8. Giải pháp chính trị

9. Giải pháp luân lý

10. Phê bình

II. ARISTOTE

1. Một chút lịch sử

2. Công việc của Aristote

3. Nền tảng của luận lý học

4. Hệ thống khoa học

5. Siêu hình học và thực chất của Thiên Chúa

6. Tâm lý học và bản chất của nghệ thuật

7. Đạo đức học và bản chất của hạnh phúc

8. Khoa học - chính trị

9. Phê bình

10. Tuổi già và chết

III. FRANCIS BACON

1. Từ ARISTOTE đến thời phục hưng

2. Sự nghiệp chính trị của Bacon

3. Những bài tiểu luận

4. Cuộc tái tạo vĩ đại

5. Phê bình

6. Kết luận

IV. SPINOZA

1. Tiểu sử

2. Luận về tôn giáo chính trị

3. Sự cải tiến trí năng

4. Đạo đức học

5. Chính trị luận

6. Ảnh hưởng của Spinoza

V. VOLTAIRE

1. Paris: Oedipe

2. London: những lá thơ từ Anh quốc

3. Cuộc sống ở Cỉrey

4. Ở Potsdam với hoàng đế Frédérique

5. Les délices: "Luận về đạo đức"

6. Ferney: Candide

7. Bách khoa tự điển và triết lý tự điển

8. Chống độc tài áp bức

9. Voltaire và Rousseau

10. Đoạn kết

VI. IMMANUEL KANT

1. Những nẻo đường đến KANT

2. Con người

3. Phê bình lý tính thuần túy

4. Phê bình lý tính thực tiễn

5. Về tôn giáo và lý trí

6. Về chính trị và nền hòa bình vĩnh cửu

7. Phê bình và đánh giá

8. Vài lời về Hegel

VII. SCHOPENHAUER

1. Thời đại

2. Con người

3. Thế giới kể như biểu tượng

4. Thế giới: dục vọng

5. Thế giơi: Sự ác

6. Minh triết về nhân sinh

7. Minh triết về cái chết

8. Phê bình

VIII. HERBERT SPENCER

1. COMTE và DARWIN

2. Sự phát triển của Spencer

3. Nguyên lý đầu

4. Sinh vật học: quá trình tiến hóa của sự sống

5. Tâm lý học: sự tiến hóa của tâm trí

6. Xã hội học: tiến hóa của xã hội

7. Đạo đức học: tiến hóa của đạo đức

8. Phê bình

9. Kết luận

IX. FRIEDRICH NIETZSCHE

1. Dòng dõi

2. Tuổi trẻ

3. Nietzsche và Wagner

4. Tiếng hát Zarathustra

5. Đạo đức siêu nhân

6. Siêu nhân

7. Suy tàn

8. Quý tộc

9. Phê bình

10. Kết cục

Và từ nghệ thuật, như đã bỏ rơi chàng, chàng tìm trú ẩn trong học thuật – nơi đó bầu không khí Apollonian giá lạnh đã tẩy sạch linh hồn chàng sau cơn nhiệt nồng và hỗn loạn kiểu Dionysus ở Tribschen và Bayreuth – và trong triết học, “cho ta một chỗ tị nạn ở đấy không nền chuyên chế nào có thể xâm nhập”. Cũng như Spinoza, chàng cố làm lắng dịu những cảm xúc bằng cách xem xét chúng; theo Nietzsche, chúng ta cần đến một “khoa hoá học về những cảm xúc”.

Bởi thế, trong tác phẩm sau đó Con người quá đỗi người (1878-1880), chàng trở nên một nhà tâm lý học, phân tích với sự tàn bạo của một nhà giải phẫu, những cảm thức dịu dàng nhất và những niềm tin được ấp ủ nhiều nhất, – mạnh dạn đề tặng tác phẩm gây phản ứng mãnh liệt đó cho Voltaire con người ưa nói xấu.

Rồi ngay giữa lúc tuổi còn xanh, vào năm 1879, Nietzsche ngã quỵ, cả thể các lẫn tinh thần, lụn xuống gần kề chỗ chết. Chàng ương ngạnh chuẩn bị cho giờ lâm tử: “Em hãy hứa với anh -chàng nói với em gái- rằng khi anh chết, chỉ có những người bạn được đứng cạnh quan tài, cấm lũ người tò mò thóc mách. Hãy để ý đừng cho một linh mục hay bất cứ ai khác, thốt những lời bá láp bên mồ anh, khi anh không còn thể tự bảo vệ, hãy để anh đi xuống mồ nguyên vẹn là một đứa vô thần chân chính” (Nietzsche, con người cô đơn, tr. 65).

Nhưng rồi chàng đã bình phục và tang lễ bi hùng đành phải hoãn lại. Từ trận ốm ấy, chàng đâm ra yêu sức khoẻ và mặt trời, yêu đời và tiếng cười và vũ điệu, yêu “âm nhạc miền Nam” của Carmen; cũng từ trận ốm ấy nẩy sinh rằng một ý chí mãnh liệt hơn, do cuộc chiến đấu với tử thần, một “tiếng ừ” cảm nhận vị ngọt ngào của sự sống ngay cả trong niềm cay đắng nhọc nhằn. Và có lẽ cũng từ trận ốm kia nẩy sinh ra một nỗ lực đáng thương của chàng để vươn đến chỗ giới hạn tự nhiên, chấp nhận số phận con người. “Công thức của tôi về sự vĩ đại là Amor fati (thuận mệnh): không những chỉ chịu đựng mọi điều không thể tránh, mà còn yêu thương nó”. Khốn nỗi, việc ấy nói dễ hơn làm.

Những nhan đề các tác phẩm sau đó của Nietzsche -Bình minh (The Dawn of Day, 1881) và Trí tuệ hân hoan (The Joyful Wisdom, 1882) phản ảnh của một giai đoạn bình phục đầy tri ân, ở đây ta đọc thấy một giọng điệu từ tốn hơn, một lời lẽ hoà nhã hơn trong những tác phẩm về sau. Bấy giờ chàng có một năm trời với những ngày êm lặng, sống đạm bạc với số tiền phụ cấp của Đại học viện. Nhà triết học kiêu hãnh của chúng ta cũng có thể lụy trong một cơn yếu đuối ngộ nghĩnh: đùng một cái, chàng đâm ra si tình.

Nhưng Lou Salomé không đáp lại tình yêu của chàng; chàng có đôi mắt quá sắc và sâu, không làm người ta thoải mái. Paul Rée ít nguy hiểm hơn, và đã đóng vai trò bác sĩ Pagello cho De Musset là Nietzsche. Nietzsche thất vọng bỏ ra đi, vừa đi vừa sáng tác những châm ngôn phản đối phụ nữ. Trong thực tế, chàng vốn thật thà; nồng nhiệt, lãng mạn, hiền lành đến độ đơn sơ chất phác; sự tuyên chiến của chàng đối với tính mềm yếu chính là một cố gắng để xua đuổi một đức hạnh đã đưa chàng đến chỗ thất vọng chua chát và gây một vết thương không bao giờ lành.

Bấy giờ đối với chàng, cô đơn mấy cũng không vừa: “Thật khó sống với người; vì im lặng thật khó khăn” (Zarathustra, tr. 212). Chàng đi từ Ý đến những miền cao của dãy Alpen ở Sils Maria trong vùng Upper Engadine, -không yêu đàn ông cũng như đàn bà, và cầu nguyện cho con người có thể siêu việt. Ở đấy trên những miền cao cô quạnh, cảm hứng cho tác phẩm vĩ đại nhất đã đến với chàng.  

Tôi ngồi đây chờ đợi – chờ đợi hư vô Đã vượt ngoài thiện ác, bây giờ tôi thưởng thức ánh sáng rồi bóng râm; chỉ có ngày, hồ, ban trưa, thời gian vô tận. Nhưng bỗng nhiên bạn hỡi, một đã thành hai, Và Zarathustra lướt qua cạnh tôi. (Trong Halévy, 234)

Bây giờ “linh hồn chàng bừng dậy và tràn ngập mé bờ” (Zarathustra, 315). Chàng đã tìm ra một thầy mới – Zoroaster; một Thượng đế mới – Siêu nhân; và một tôn giáo mới – Sự vĩnh viễn phục hồi. Bây giờ chàng phải hát ca triết học vươn lên thành thi ca dưới một bài ca, và sẽ hát, dù tôi đang cô quạnh trong một ngôi nhà trống rỗng, và phải hát bài ca ấy cho chính lỗ tai tôi nghe” (Zarathustra, 279). “Hỡi vì sao vĩ đại! – Hạnh phúc của ngươi sẽ là cái gì nếu không có những người ngươi chiếu cho ánh sáng?… Này! Ta đang mỏi mệt chán chường về sự minh triết của ta, cũng như con ong đã hút quá nhiều mật ngọt; ta cần những bàn tay với đến xin đòi” (Zarathustra, 1). Bởi thế chàng viết Lời Zarathustra và hoàn tất nó vào “giờ linh thiêng khi Richard Wagner trút linh hồn ở Venice”. Đấy là lời đáp mỹ lệ của chàng trả lời Parsifal; nhưng tác giả Parsifal đã chết.

Đấy là tuyệt tác của Nietzsche, và chàng cũng biết thế. Sau này chàng đã viết về nó: “Tác phẩm này đứng một mình một cõi. Đừng để chúng ta nhắc đến những thi sĩ trong cùng một hơi; có lẽ chưa từng có cái gì đã được sáng tạo từ một mãnh lực tràn trề đến thế… Dù cho tất cả sự hăng hái và sự tài hoa của mọi tâm hồn lớn đều tụ lại, cũng không thể sáng tạo nên chỉ một bài duy nhất trong những bài giảng của Zarathustra”. Hơi quá đáng đấy, nhưng chắc chắn đấy là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thế kỷ 19.

Tuy nhiên Nietzsche đã qua một giai đoạn cay chua để ấn loát nó; phần đầu bị đình trệ vì nhà in của nhà xuất bản bận in một món hàng đặt cọc gồm 500 000 quyển thánh ca, rồi tiếp đó lại bận in một loạt những tập nhỏ chống Do Thái; và người xuất bản không chịu in phần cuối cùng nên tác giả đành phải bỏ tiền ra ấn hành phần ấy. Quyển sách bán được bốn mươi bản; bảy cuốn được đem phân phát; người ta ghi nhận nó, không ai tán dương nó. Chưa ai từng cô đơn đến thế.

Zarathustra, 30 tuổi, hạ sơn từ đỉnh núi tư duy để thuyết giáo trước quần chúng, như người tiên phong của ông ở Ba-tư là Zoroaster; nhưng đám đông đã quay đi chỗ khác để nhìn một trò biểu diễn người đi trên dây. Người biểu diễn này té chết, Zarathustra vác y lên vai mang đi; “bởi vì anh đã lấy nguy hiểm làm nghề nghiệp, nên tôi sẽ chôn anh với chính tay mình”. “Hãy sống nguy hiểm”, chàng thuyết giáo. “Hãy dựng những đô thị của các người bên cạnh núi lửa Vesuvius. Hãy đưa những chiếc tầu của các người đến những vùng biển chưa thám hiểm. Hãy sống trong tình trạng chiến tranh”.

Và hãy nhớ vứt bỏ đức tin. Zarathustra hạ sơn gặp một ẩn sĩ già nói với chàng về Thượng đế. “Nhưng khi Zarathustra ở một mình, chàng tự nhủ rằng: “Có thể nào như thế được chăng? Ông thánh già này ở trong khu rừng chưa nghe gì về chuyện Thượng đế đã chết à!”[34]. Song dĩ nhiên là Thượng đế đã chết, tất cả các Thượng đế đều đã chết cả rồi.

Vì những Thượng đế cổ lổ đã chấm dứt từ lâu. Và chính thế, đấy là một chấm dứt tốt đẹp và hân hoan của những vì Thượng đế!

Không phải họ chết mà vẫn lai vãng trong hoàng hôn đâu, mặc dù người ta đã nói dối như vậy! Trái lại, vào một ngày xưa, họ đã cười ngất đến chết!

Việc ấy xảy ra khi mà, chính một vị Thượng đế đã thốt ra lời nói ít-có-vẻ-Thượng-Đế nhất. Lời ấy như vầy: “Chỉ có một Thượng đế! Trước ta, ngươi sẽ không được có một vì Thượng đế nào khác”.

Khi ấy tất cả các Thượng đế đều cười lớn rũ rượi trong ghế bành của họ mà la lên “Phải chăng Thượng-đế-tính đúng nghĩa là chỉ có những Thượng đế chứ không có một Thượng đế?”

Ai có tai, hãy lắng mà nghe.  

Zarathustra đã nói thế (Zarathustra, 263).  

Thật là một vô thần luận khoái hoạt làm sao! “Có phải Thượng-đế-tính như vầy là đúng nhất không: ấy là, không có Thượng đế?”. “Cái gì có thể được sáng tạo nếu có những Thượng đế?… Nếu có những Thượng đế, thì làm sao ta chịu được cái chuyện rằng ta không phải là Thượng đế? Do đó không có Thượng đế nào cả” (Zarathustra, 116-118). “Có ai có nhiều tính chất phi-thượng-đế hơn ta, để ta có thưởng thức những lời dạy? (Z., 245). “Ta van xin các người, hỡi những huynh đệ của ta, xin các người hãy trung thành với trái đất, và đừng tin tưởng những kẻ nói cho các người nghe về những hy vọng siêu trần!

Họ chính là những kẻ bỏ thuốc độc, dù họ ý thức hay không” (Z., 5). Nhiều kẻ ươn gàn ngày xưa cuối cùng đã trở về với chất thuốc độc ngọt ngào này, cần thiết cho cuộc đời như một thứ thuốc mê. Những “người cao cả” tụ họp trong hang đá của Zarathustra để chuẩn bị đi rao truyền lý thuyết của chàng; chàng từ giã họ một thời gian, và trở về để thấy họ đang thờ phượng một con lừa đã “sáng tạo thế giới theo hình ảnh của mình – nghĩa là, ngu đần hết mức” (Z., 457). Bấy nhiêu đây không khuyến dạy gì; nhưng hãy nghe bản văn sau đó:

“Kẻ nào phải làm một đấng sáng tạo về thiện và ác – đúng thế, kẻ ấy phải trước hết là một thần phá hoại, đập tan những giá trị cho rời rã. Như vậy, cái cực ác là một phần của cái cực thiện. Nhưng cái thiện này là cái thiện đầy sáng tạo. Hãy nói về điều ấy, hỡi những người minh triết, dù nó có xấu xa bao nhiêu nữa. Im lặng là điều tệ hơn; mọi chân lý không-được-nói-ra đều trở thành độc hại. Và dù cái gì sẽ đập tan những chân lý chúng ta, cứ để cho nó đập tan! Còn nhiều ngôi nhà cần xây dựng. Zarathustra đã nói thế!” (Z., 162)

Có phải lời này bất kính không? Nhưng Zarathustra phàn nàn rằng “không còn ai biết cách sùng kính như thế nào cả” (Z.,354) và chàng tự gọi mình là “người kính tin nhất trong những người không tin Thượng đế”. Chàng khao khát niềm tin và xót thương “tất cả những kẻ, như ta đã khổ vì nỗi ghét thù lớn rộng, những kẻ đã thấy rằng Thượng đế cũ đã chết mà chưa có một Thượng đế mới nào quấn tã nằm trong nôi” (Z., 434). Và đoạn chàng gọi đích danh vị Thượng đế mới:

“Tất cả Thượng đế đều chết rồi, bây giờ chúng ta muốn rằng siêu nhân phải sống…  

Ta dạy các người siêu nhân. Con người là một cái gì phải được siêu vượt. Các ngươi đã làm gì để vượt trên con người?  

Cái lớn lao trong người là ở chỗ nó là một cây cầu chứ không là một mục đích: cái ta có thể yêu thương nơi con người là ở chỗ nó là một chuyển tiếp và một sự phá huỷ.  

Ta yêu những con người không biết sống ra sao trừ phi bằng cách chết, vì họ là những người vượt qua bên kia.  

Ta yêu những con người khinh bỉ tất cả bởi vì họ là những người tôn sùng vĩ đại, họ là những mũi tên của sự khao khát bờ bên kia.

Ta yêu những con người không tìm kiếm bên kia những vì-sao một lý do để chết và được hy sinh, mà tự hiến mình cho trái đất để một ngày kia trái đất này có thể trở thành trái đất của siêu nhân…  

Đã đến lúc cho người đánh dấu mục tiêu mình. Đã đến lúc cho người dựng mầm cây hy vọng lớn nhất của nó.  

Hãy nói ta nghe, hỡi huynh đệ, nếu loài người mà thiếu mục đích, thì phải chăng chính nhân loại của bất thành?  

Tình yêu đối với con người xa xôi nhất vốn cao cả hơn tình yêu đối với láng giềng ngươi” (Z., 108, 419, 5, 8, 11, 79, 80).

Nietzsche dường như thấy trước rằng mọi độc giả sẽ nghĩ chính chàng là siêu nhân; và cố để phòng điều này bằng cách thú nhận siêu nhân chưa ra đời; chúng ta chỉ có thể làm những kẻ dọn đường, làm đất đai thích hợp cho siêu nhân. “Đừng ham muốn gì vượt ngoài khả năng ngươi… Đừng đức hạnh quá mức ngươi có thể, đừng đòi hỏi từ chính ngươi những gì trái ngược với khả tính” (Z., 423 – 6). Không phải dành cho chúng ta cái hạnh phúc mà chỉ siêu nhân mới biết được; mục tiêu tốt nhất của chúng ta là hành động. “Từ lâu ta đã thôi không còn nỗ lực đeo đuổi hạnh phúc mình; bây giờ ta nỗ lực theo đuổi hành động” (Z. 341).

Nietzsche chưa lấy làm đủ với việc sáng tạo Thượng đế theo hình ảnh mình; chàng phải tự làm cho mình bất tử. Sau siêu nhân sẽ đến sự phục hồi vĩnh viễn. Mọi sự sẽ trở về, với chi tiết rõ ràng, và trở về vô số lấn không thể hạn định; ngay cả Nietzsche cũng sẽ trở lại, và Đức quốc này với máu, sắt và tro tàn, và tất cả khổ nhọc của tâm thức con người từ ngu si đến Zarathustra. Đấy là một ý thức ghê gớm, một hình thức “ừ” cuối cùng và can đảm nhất, một hình thức chấp nhận cuộc đời; và tuy nhiên làm sao nó không thể là thế?

Những phối hợp khả hữu về thực tại chỉ có hạn, mà thời gian thì vô cùng; một ngày nào đó, không thể tránh, đời sống và vật chất sẽ rơi vào một hình thức hệt như xưa kia chúng đã từng mang, và từ cuộc tái diễn định mệnh ấy, tất cả lịch sử sẽ phải diễn lại quá trình quanh co khúc khuỷu của nó. Tất mệnh thuyết đưa chúng ta đến một ngõ ỷ (ngõ hẹp) như thế. Thảo nào Zarathustra sợ phải nói lên điều này như bài học cuối cùng của chàng; run sợ và thối lui, cho đến khi một tiếng nói thốt ra từ trong chàng: “Con làm sao thế, hỡi Zarathustra? Cứ nói ra lời của con đi rồi chết!”

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: William Durant
Nguồn: DTV eBook

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x