Trang chủ » 8. VƯƠNG QUỐC CỦA THIÊN CHÚA Ở TRONG TA

8. VƯƠNG QUỐC CỦA THIÊN CHÚA Ở TRONG TA

by Trung Kiên Lê
150 views

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

HÀNH TRÌNH TƯ TƯỞNG CỦA TOLSTOI

PHẦN I: TÁC PHẨM

1. Về giáo dục quốc dân

2. Về giáo dục và đào tạo

3. Tự bạch

4. Tín ngưỡng của tôi

5. Lời bạt cho bản SONAT KREUTZER

6. Về cuộc sống

7. Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông

8. Vương quốc của thiên chúa ở trong ta

9. Tôn giáo và đạo đức

10. Vô vi

11. Nhân hội nghị về hòa bình

12. Hai cuộc chiến

13. Lời tựa cho bài viết của EDWARD CARPENTER

14. Chủ nghĩa ái quốc và chính phủ

15. Đừng giết người

16. Trả lời quyết định của thánh vụ viện

17. Tôn giáo là gì và bản chất của nó ở đâu?

18. Về khoan dung tín ngưỡng

19. Lời tựa cho tiểu sử anh ngữ của GARRISON do V.G CHERTKOV và F. HOLLA biên soạn

20. Gửi nhân dân lao động

21. Gửi các nhà hoạt động chính tri

22. “Hãy tỉnh ngộ”

23. Chung cục một thời đại

24. Lời kêu gọi những người Nga

25. Về ý nghĩa của cách mạng Nga

26. Thư gửi một người Trung Quốc

27. Thư gửi một người Ấn Độ

28. Phúc đáp một phụ nữ Ba Lan

29. Gửi đại hội Slave ở Sofia

30. Tham luận chuẩn bị cho Đại hội hòa bình tại Stokholm

31. Bàn thêm về khoa học

32. Bàn về giáo dục

33. Bước ngoặt không thể tránh khỏi

34. Chỉ một giới luật

35. Về chủ nghĩa xã hội

36. [Bài nói đã ghi âm]

37. Chuyện trò với thiếu nhi về những vấn đề đạo đức

38. Hãy tin mình

39. Tự nhủ

40. Đường sống

PHẦN II: THƯ TỪ

1. Thư của Tolstoi

2. Tolstoi với I.S.Turgenev

3. Tolstoi với Vladimir Soloviev

4. Tolstoi với Romain Rolland 

5. Tolstoi với Bernard Shaw

6. Tolstoi với M. Gandhi

7. Tolstoi với Adin Ballou và Lewis G. Wilson 

8. Tolstoi với một viên chức Mỹ

9. Tolstoi với hai nữ sinh da màu Mỹ

I- Ba kiểu nhân sinh quan và lý tưởng Kitô giáo

… Bây giờ xin được nói về một cách hiểu nữa, cũng hư ngụy, cản trở sự hiểu biết thực sự đạo Kitô – cách hiểu khoa học.

Những người của giáo hội quen đồng nhất với đạo Kitô cái quan niệm mà họ đã tạo ra cho mình về nó, và chính quan niệm ấy họ cho là chân lý duy nhất và không thể hồ nghi.

Những người làm khoa học thì đồng nhất đạo Kitô với những gì mà các giáo hội khác nhau đã và đang tuyên tín và, cho rằng những tuyên tín ấy vắt kiệt toàn bộ ý nghĩa của tôn giáo này, khẳng định nó là một học thuyết tôn giáo đã lỗi thời.

Để thấy rằng với một cách nhìn như thế không thể hiểu được học thuyết Kitô giáo, cần có khái niệm về vị trí mà trong thực tại các tôn giáo nói chung và đạo Kitô nói riêng chiếm giữ trong đời sống của loài người và về ý nghĩa mà khoa học gán định cho các tôn giáo.

Giống như từng con người riêng lẻ không thể sống mà không có một quan niệm nhất định về ý nghĩa cuộc sống của mình và thường xuyên, mặc dù nhiều khi vô thức, liên hệ những hành vi của mình với cái ý nghĩa được gán định cho cuộc sống ấy, cũng như thế, cả những hợp quần người sống trong những điều kiện giống nhau – các dân tộc cũng không thể không có quan niệm về ý nghĩa của cuộc sống chung của họ và của các hoạt động phát sinh từ cuộc sống chung ấy. Và giống như từng người riêng lẻ mỗi khi bước vào độ tuổi mới thì tất yếu thay đổi cách hiểu cuộc sống của mình, và một người lớn nhìn thấy ý nghĩa cuộc sống ở chỗ khác đứa trẻ, hệt như thế, cả hợp quần người – dân tộc – cũng tất yếu, tương ứng với độ tuổi của mình, thay đổi cách nhìn đời và hoạt động phát sinh từ cách nhìn ấy.

Về phương diện này sự khác biệt giữa con người cá biệt với toàn thể nhân loại là ở chỗ trong khi con người cá biệt, để xác định cách nhìn đời và hoạt động phát sinh từ cách nhìn ấy một cách tương hợp với thời kỳ mới của cuộc sống mà nó bước vào, thường sử dụng những chỉ dẫn của những người đi trước thì nhân loại không thể có được những chỉ dẫn ấy, bởi vì nó luôn luôn lần bước trên con đường chưa được khai phá và không có ai để hỏi nên hiểu cuộc sống thế nào và hành động thế nào trong những điều kiện mới mà nó đang bước vào và chưa từng sống trong đó bao giờ.

Trong khi đó thì tựa như một người đã có vợ con không thể tiếp tục hiểu cuộc sống như anh ta hiểu khi còn bé, y như thế cả nhân loại, trong bối cảnh những thay đổi thiên hình vạn trạng đã xảy ra: cả mật độ dân cư, cả sự giao lưu đã được thiết lập giữa các dân tộc, cả sự cải tiến các phương thức đấu tranh với thiên nhiên, cả sự tích lũy tri thức, cũng không thể tiếp tục nhận thức cuộc sống như xưa, mà phải xác lập một nhân sinh quan mới, từ nhân sinh quan ấy sẽ phát xuất mọi hoạt động ứng hợp với trạng thái mới mà loài người đang hoặc đã bước vào.

Đáp ứng yêu cầu ấy, loài người có một năng lực đặc thù tách biệt từ mình những con người có khả năng mang lại ý nghĩa mới cho cuộc sống con người – ý nghĩa, mà từ đó phát xuất toàn bộ hoạt động không giống hoạt động trước đây. Sự xác lập một nhân sinh quan mới, phù hợp với nhân loại trong những điều kiện mới mà nó đang bước vào, và toàn bộ hoạt động phát sinh từ nhân sinh quan ấy chính là cái được gọi là tôn giáo.

Vì vậy tôn giáo, thứ nhất, không phải là một hiện tượng, như khoa học nghĩ, một thời nào đó song hành với sự phát triển của loài người, nhưng đã bị loài người vượt qua, mà là hiện tượng luôn luôn có mặt trong đời sống con người và trong thời đại ngày nay cũng tất yếu thuộc về nhân loại như trong bât cứ thời đại nào trước đây. Thứ hai, tôn giáo luôn luôn là sự xác định hoạt động của tương lai chứ không phải của quá khứ, vì thế hiển nhiên sự nghiên cứu những hiện tượng quá khứ không trong trường hợp nào có thể thâu tóm được bản chất của tôn giáo.

Bản chất của mọi học thuyết tôn giáo không phải ở ý muốn diễn đạt một cách tượng trưng những sức mạnh tự nhiên, không phải ở nỗi sợ hãi trước chúng, không phải ở nhu cầu về cái kỳ diệu và những hình thức biểu hiện bề ngoài của nó, như những người làm khoa học nghĩ. Bản chất của tôn giáo nằm ở thuộc tính của con người tiên đoán và chỉ ra đường hướng của cuộc sống mà nhân loại phải đi theo, ở sự xác định một cách khác xưa ý nghĩa của cuộc sống, mà từ đó phát sinh toàn bộ hoạt động tương lai của nhân loại, khác với hoạt động trước đó.

Cái năng lực tiên đoán con đường mà nhân loại sẽ phải đi theo ở mức độ nhiều hay ít có ở mọi người; nhưng trong mọi thời luôn luôn có những người mà ở họ năng lực ấy bộc lộ với sức mạnh đặc biệt và những người ấy diễn đạt một cách rõ ràng và chính xác cái mà mọi người mơ hồ cảm thấy và chính họ xác lập một nhân sinh quan mới, mà từ đó phát sinh toàn bộ hoạt động mới, khác xưa, cho hàng trăm và hàng nghìn năm sau.

Những nhân sinh quan như thế chúng ta biết có ba: hai đã được nhân loại kinh qua, và thứ ba đang được chúng ta trải nghiệm trong đạo Kitô. Có ba nhân sinh quan như thế và chỉ ba, không phải vì chúng tội một cách võ đoán gộp nhiều nhân sinh quan khác nhau thành ba mà bởi vì tất cả mọi người trong hành động bao giờ cũng lấy một trong ba nhân sinh quan ấy làm căn cứ, bởi vì chúng ta không thể hiểu cuộc sống bằng cách nào khác, mà chỉ bằng ba kiểu thức ấy.

Ba nhân sinh quan ấy là như sau: thứ nhất – nhân sinh quan cá thể luận, hay là sinh vật luận, thứ hai – nhân sinh quan xã hội luận, hay là đa thần luận, và thứ ba – nhân sinh quan toàn cầu luận, hay là Thượng Đế luận.

Theo nhân sinh quan thứ nhất, cuộc sống con người nằm toàn bộ trong cá thể của nó; mục đích sống của nó là thỏa mãn ý chí của cá thể ấy. Theo nhân sinh quan thứ hai, cuộc sống con người nằm trong không chỉ một cá thể của nó, mà trong hợp quần và trật tự của các cá thể: trong gia đình, gia tộc, quốc gia; mục đích sống là thỏa mãn ý chí của hợp quần cá thể ấy. Theo nhân sinh quan thứ ba thì cuộc sống của con người không nằm trong cá thể nó mà cũng không trong hợp quần và trật tự của các cá thể, mà trong bản nguyên và nguồn gốc của sự sống – trong Thượng Đế.

Ba kiểu nhân sinh quan ấy làm cơ sở cho tất cả các tôn giáo đã và đang tồn tại.

Con người hoang dã (mọi rợ) nhìn thấy cuộc sống chỉ ở trong mình, trong những mong muốn của mình. Hạnh phúc cuộc sống của nó tập trung ở trong một mình nó. Hạnh phúc cao nhất đối với nó là thỏa mãn cái thích muốn của nó. Động cơ sống của nó là lạc thú cá nhân. Tôn giáo của nó là làm cho thần linh ưu ái cá nhân nó và sùng bái những cá thể thần linh sống chỉ vì những mục đích cá thể.

Con người đa thần, con người của xã hội, nhận thức cuộc sống đã không ở trong một mình nó, mà trong hợp quần của những cá thể – trong bộ tộc, gia đình, gia tộc, quốc gia (nhà nước) và hy sinh lợi ích của cá nhân mình cho những hợp quần ấy. Động cơ sống của nó là vinh quang. Tôn giáo của nó là sự tôn vinh những người đứng đầu các liên minh: những thủy tổ, tổ tiên, hoàng thượng và sự thờ bái các thần linh phù trợ chỉ cho gia đình, gia tộc, quốc gia của nó**.

** Nếu trên nền móng của nhân sinh quan xã hội luận hay đa thần luận ấy đã nảy sinh những nếp sống đa dạng như nếp sống bộ lạc, gia đình, gia tộc, nhà nước và thậm chí cả toàn nhân loại, như trong lý thuyết được các nhà thực chứng chủ nghĩa giả định, thì tất cả cái đó không phá vỡ tính thống nhất của kiểu nhân sinh quan này. Tất cả những hình thức đời sống đa dạng ấy đều được đặt trên cơ sở của một quan niệm, đó là đời sống của cá thể không đủ để là mục đích của cuộc sống, và ý nghĩa cuộc sống có thể được tìm thấy chỉ trong quần thể của những cá thể.

Con người mang nhân sinh quan thượng đế luận đã nhận thức cuộc sống không ở trong cá thể của mình mà cũng không ở trong hợp quần của các cá thể (trong gia đình, gia tộc, dân tộc, tổ quốc hay quốc gia) mà ở trong nguồn cội của sự sống vĩnh hằng, bất tử – trong Thượng Đế; và để thực hiện ý chí của Thượng Đế nó hy sinh lợi ích của cả cá nhân, cả gia đình, cả xã hội. Động cơ sống của nó là tình yêu. Và tôn giáo của nó là thờ phụng bằng việc làm và chân lý cho khởi nguyên của tất cả – Thượng Đế.

Toàn bộ đời sống lịch sử của loài người không là cái gì khác mà chính là sự chuyển vận từng bước từ nhân sinh quan cá thể luận, sinh vật luận sang nhân sinh quan xã hội luận, và từ nhân sinh quan xã hội luận sang nhân sinh quan Thượng Đế luận. Toàn bộ lịch sử của các dân tộc cổ đại kéo dài hàng ngàn năm và kết thúc bằng lịch sử La Mã là lịch sử của sự thay thế nhân sinh quan sinh vật, cá nhân bằng nhân sinh quan xã hội và nhà nước. Toàn bộ lịch sử từ thời đế chế La Mã và sự xuất hiện của đạo Kitô mà chúng ta ngày nay vẫn trải nghiệm là lịch sử thay thế nhân sinh quan nhà nước luận bằng nhần sinh quan Thượng Đế luận.

Đấy, chính cái nhân sinh quan cuối cùng ấy và học thuyết Kitô giáo được xây dựng trên căn cứ ấy – cái học thuyết hướng đạo toàn bộ đời sống của chúng ta và làm cơ sở cho toàn bộ hoạt động của chúng ta, cả thực tiễn lẫn khoa học – các nhà khoa học giả danh, xem xét nó chỉ trên những dấu hiệu bề ngoài, lại cho là một thứ gì đó đã lỗi thời và không còn ý nghĩa nào nữa đối với chúng ta.

Theo ý kiến của những người làm khoa học, học thuyết ấy mà nội dung chỉ ở bình diện giáo điều của nó – ở giáo thuyết về Chúa ba ngôi, về công cuộc cứu chuộc, về những phép lạ, về hội thánh, về những bí lễ, v.v… – chỉ là một trong vô vàn những tôn giáo đã xuất hiện trong nhân loại và giờ đây, sau khi hoàn thành vai trò lịch sử của mình, đã trở nên lạc hậu, lỗi thời và tự tiêu vong trước ánh sáng của khoa học và giáo hóa chân chính.

Trước mắt chúng ta đang diễn ra cái mà trong đa phần trường hợp trở thành nguồn gốc cho những lầm lạc thô thiển nhất của người đời: những người đứng ở bậc thấp hơn của nhận thức khi bắt gặp những hiện tượng cao hơn, thay vì cố gắng hiểu chúng, cố gắng nâng mình lên cái điểm nhìn, mà từ đó cần phải xem xét đối tượng, lại bàn luận về nó từ điểm nhìn thấp hơn, và càng ít hiểu mình đang phán xét cái gì thì lại càng phán xét mạnh bạo hơn và cương quyết hơn.

Đối với đa số những người làm khoa học xem xét học thuyết đạo đức nhân sinh của Kitô từ điểm nhìn của nhân sinh quan xã hội luận, học thuyết ấy chỉ là một tập hợp rất không xác định và không ăn khớp của thuyết khổ hạnh Ân Độ, học thuyết khắc kỷ và học thuyết Plato mới, cộng với những mơ ước không tưởng phản xã hội không có ý nghĩa gì nghiêm túc cho thời đại của chúng ta, và toàn bộ nghĩa lý của nó đối với họ chỉ tập trung ở những biểu hiện bề ngoài: ở đạo công giáo, đạo tin lành, ở những giáo điều, ở cuộc đấu tranh với chính quyền thế tục. Xác định theo những biểu hiện ấy ý nghĩa của đạo Kitô, họ tựa hồ những người điếc phán xét về hàm nghĩa và phẩm giá của âm nhạc căn cứ vào những động tác của các nhạc công.

Từ đấy mà xảy ra cái điều là tất cả những người ấy, bắt đầu từ Comte, Strauss, Spencer và Renan đều không hiểu ý nghĩa những lời của Kitô, không hiểu chúng được nói vì sao và để làm gì, không hiểu thậm chí cả câu hỏi mà chúng giải đáp, không buồn bỏ công sức ra để đào sâu vào ý nghĩa của những lời ấy, mà chỉ phủ định thẳng thừng, nếu họ giữ lập trường thù địch, tính hữu lý của học thuyết ấy, còn nếu họ muốn tỏ ra rộng lượng với nó, thì từ tầm cao của giá trị vĩ đại của mình họ uốn nắn nó, giả thiết rằng thực ra Kitô muốn nói chính cái họ nghĩ nhưng đã không biết làm điều đó.

Họ xử sự với học thuyết của Người như đa số những người quá tự tin vẫn làm khi họ uốn nắn người cùng đàm thoại mà họ xem là thấp hơn họ rất nhiều: “Thực tình ngài muốn nói cái này và cái này.” Sự uốn nắn ấy bao giờ cũng được làm theo hướng quy cái nhân sinh quan cao hơn, nhân sinh quan Thuợng Đế luận, về nhân sinh quan thấp hơn, xã hội luận.

Thông thường nguời ta nói rằng học thuyết đạo đức của Kitô tốt đấy, nhưng cường điệu – để cho nó được tốt hoàn toàn, cần bỏ đi cái dư thừa, không thích hợp với thể chế đời sống của chúng ta. “Học thuyết nào đòi hỏi quá nhiều, đòi hỏi cái bất khả thi, ắt không tột bằng học thuyết đòi hỏi cái khả dĩ, cái phù hợp với sức người” – các nhà thông thái minh giải đạo Kitô nghĩ và khẳng định như thế, lặp lại những điều mà từ lâu những người Do Thái đã và đang khẳng định và không thể không khẳng định về học thuyết Kitô giáo – cái học thuyết mà họ đã không hiểu được và do không hiểu được đã hành quyết người thầy của nó.

Té ra, trước tòa án của các nhà khoa học thời nay luật Do Thái: răng đền răng và mắt đền mắt – cái luật báo phạt công bằng được loài người biết đến từ 5.000 năm trước đây, lại hợp đích hơn luật tình yêu được Kitô truyền giảng 1.800 năm trước đây thay thế cho chính cái luật công bằng ấy.

Té ra, tất cả những gì được làm bởi những người đã hiểu đúng học thuyết của Kitô và đã sống phù hợp với sự hiểu biết ấy – tất cả những gì mà những tín đồ chân chính của đạo Kitô đã làm và đã nói, tất cả những gì đang cải tạo thế giới dưới dạng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, tất cả cái đó chỉ là những sự cường điệu mà giờ đây không đáng để nói tới.

Loài người 18 thế kỷ được giáo dục theo tinh thần đạo Kitô, giờ đây thông qua những đại diện tiên tiến và thông thái của mình nhận ra rằng học thuyết về đạo trong tôn giáo này tựu trung là học thuyết về các giáo điều; còn học thuyết về đời thì là một ngộ nhận, một cường điệu, đi ngược lại những yêu cầu đức lý chính đáng và phù hợp với bản chất con người, và vì thế cái học thuyết công bằng mà Kitô đã bác bỏ và đặt ra học thuyết của mình để thay thế, hóa ra lại hữu dụng hơn nhiều cho chúng ta.

Các nhà khoa học thấy điều răn về việc không chống lại cái ác là một cường điệu và thậm chí một ngộ nhận. Nếu vứt bỏ nó đi, thì sẽ tốt hơn nhiều, họ nghĩ thế mà không nhận ra là họ đang bàn luận không phải về học thuyết của Kitô mà về cái họ tưởng là học thuyết ấy.

Họ không nhận ra rằng nếu nói điều răn về sự không chống lại cái ác trong học thuyết của Kitô là một cường điệu thì chẳng khác nào khẳng định rằng trong lý thuyết về hình tròn điều nói về sự bằng nhau của các bán kính là một cường điệu. Và những người nói thế xử sự hệt như một người không có khái niệm về hình tròn sẽ xử sự, nếu anh ta tuyên bố rằng yêu cầu tất cả các điểm trên chu vi phải có khoảng cách như nhau với tâm là một cường điệu. Khuyên vứt bỏ hoặc giảm thiểu điều mục về sự bằng nhau của các bán kính trong hình tròn có nghĩa là không hiểu hình tròn là cái gì. Khuyên vứt bỏ hay giảm thiểu trong học thuyết của Kitô điều răn về sự không chống lại cái ác bằng bạo lực có nghĩa là không hiểu học thuyết ấy.

Và những người làm điều đó quả thật hoàn toàn không hiểu nó. Họ không hiểu rằng học thuyết ấy đã xác lập một nhân sinh quan mới, ứng hợp với trạng thái mới mà loài người đã bước vào 1.800 năm trước, và xác định toàn bộ hoạt động mới xuất phát từ nhân sinh quan ấy. Họ không tin rằng Kitô muốn nói cái Người đã nói, hoặc họ có cảm tưởng rằng do sa đà, do không đủ trí lực, không đủ phát triển nên Người mới nói ra những thứ mà Người đã nói trong bài giảng trên núi và ở những chỗ khác**.

(Matthieu VI, 25 – 34)

** Đây, thí dụ, một phát xét tiêu biểu cho loại này trong bài của tạp chí Mỹ Arena, tháng 10 năm 1890 – New basis of church life (Những cơ sở mới cho đời sống giáo hội). Suy luận về ý nghĩa của bài giảng trên núi và đặc biệt về yêu cầu không chống lại cái ác, tác giả do thấy không cần phải che giấu ý tứ của bài giảng như những người của giáo hội vẫn làm, nhận xét: ”Kitô quả thật rao giảng một chủ nghĩa cộng sản hoàn chỉnh và thuyết vô chính phủ; song phải xem xét Kitô trong ý nghĩa lịch sử và tâm lý học của ông. Cũng như mọi người rao giảng long nhân ái, vì nhiệt tình Kit ô trong những lời dạy của mình đã đi đến những cực đoan không tưởng. Bất cứ một bước tiến nào trong sự hoàn thiện hóa đạo đức của loài người cũng đều thường bị dẫn dắt bở những người không thấy gì hết ngoài sứ mệnh của mình.

Mà Kitô thì, nói không để trách cứ ông, có khí chất điển hình của một nhà cải cách như thế. Cho nên chúng ta phải nhớ rằng những lời dạy của ông không phải là triết lí đầy đủ về cuộc sống. Chúng ta phải phân tích những lời của ông với thái độ tôn trọng chúng, nhưng theo tinh thần phê phán kiếm tìm chân lý” và v.v. Kitô sẽ mừng rơn, nếu biết nói năng cho thuận tai, nhưng ông đã không thể diễn đạt chính xác và rành mạch theo tinh thần phê phán chủ nghĩa như chúng ta, cho nên ta hãy chỉnh lý cho ông. Tất cả những gì mà ông đã nói nhiều đến thế về sự khiêm nhường, sự hi sinh, sự nghèo khổ, sự không cần lo lắng cho ngày mai – tất cả cái đó ông đã vô ý nói ra, do không biết diễn đạt một cách khoa học.

25) Vì vậy tôi bảo các người: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn, đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn cái ăn và thân thể chẳng trọng hơn cái mặc hay sao? 26) Hãy nhìn xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho, thế mà Cha các người trên trời vẫn nuôi sống chúng. Các người lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27) Hỏi có ai trong các người nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được một gang tay? 28) Còn về cái mặc thì cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy nhìn xem hoa huệ ngoài đồng mọc thế nào: chúng không làm lụng, không kéo sợi. 29) Thế mà tôi bảo các người: ngay cả vua Salomon dù vinh hoa tột bậc cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy.

30) Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn mai đã bị quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là các người, ôi những kẻ kém tin! 31) Vì thế, hãy đừng lo lăng và đừng hỏi: ta sẽ ăn gì đây, uống gì đây, hay mặc gì đây. 32) Bởi vì tất cả những thứ đó dân ngoại đạo cũng tìm kiếm và bởi vì Cha các người trên trời thừa biết các người cần tất cả những thứ đó. 33) Trước hết hãy tìm kiếm vương quốc của Thiên Chúa và chân lý của Người, còn tất cả cái kia sẽ đến với các người. 34) Vậy hãy đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có đủ cái lo của ngày ấy.

(Luc XII, 33 – 34)

Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm cho mình những túi tiền không thể rách, của quý không thể hao hụt trên trời, nơi mà kẻ trộm không thể bén mảng, mối mọt không thể đục phá. Vì của quý của các người ở đâu, thì lòng các người ở đó.

Hãy bán tài sản của người và hãy đi theo tôi, ai vì tôi không bỏ cha hay mẹ, và con cái, anh em của mình, và ruộng vườn, nhà cửa – người ấy không thể là học trò của tôi.

Hãy quay lưng lại chính mình, hãy cầm lấy khổ ác cho từng ngày của mình và hãy đi theo tôi. Thức ăn của tôi là thực hiện ý chí của đấng đã phái cử tôi và thực hiện cơ đồ của Người. Hãy để cho không phải ý chí của con mà ý chí của cha được thực hiện; không phải cái gì con muốn mà cái gì cha muốn, không phải như con muốn mà như cha muốn, sống tức là thực hành không phải ý chí của mình mà ý chí của Thiên Chúa.

Tất cả những lời dạy nói trên đều bị những người đứng trên bậc nhân sinh quan thấp hơn cho là biểu hiện của một sự sa đà trong cuồng nhiệt nào đó mà tuyệt không thể ứng dụng trực tiếp vào đời sống. Nhưng những lời dạy ấy cũng xuất phát nghiêm ngặt từ nhân sinh quan Kitô luận, như là những khuyên dụ cống hiến công sức của mình cho sự nghiệp chung hay hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ tổ quốc xuất phát từ nhân sinh quan xã hội luận.

Tựa như một người mang nhân sinh quan xã hội luận phủ dụ người man rợ: hãy tỉnh ngộ, hãy nghĩ lại! Cuộc sống của cá thể anh không thể là cuộc sống chân chính, bởi vì nó đầy tai ương và nay còn mai mất. Chỉ có cuộc sống của hợp quần và trật tự của các cá thể mói trường tồn, mới sống, vì thế con người phải hy sinh cá thể của mình cho cuộc sống của gia đình, quốc gia. Cũng đúng như thế học thuyết Kitô giáo nói với người theo nhân sinh quan xã hội luận: hãy sám hối – meta-noeite, hãy tỉnh ngộ, nếu không anh sẽ bại vong.

Hãy hiểu đến nơỉ rằng cái cuộc sống xác thịt, cá thể nay xuất hiện mai biến mất này không thể được bảo đảm bằng bất cứ cái gì và không có kiểu tổ chức nào có thể mang lại cho nó sự vững chắc và nghĩa lý. Hãy nghĩ lại và hãy nhận ra rằng cuộc sống mà anh đang sống không phải là cuộc sống chân chính; cuộc sống của gia đình, của xã hội, của quốc gia không cứu khỏi tử vong. Cuộc sống chân chính, có nghĩa lý chỉ khả dĩ với con người ở chừng mực nào nó có thể tham dự không phải gia đình hay quốc gia, mà nguồn cội của sự sống – Cha của chúng ta, ở chừng mực nào nó có thể nhập cuộc sống của mình vào sự sống của Cha. Nhân sinh quan Kitô giáo, thấy được trong từng châm ngôn của kinh Phúc Âm, rõ ràng là như thế.

Có thể không chia sẻ nhân sinh quan ấy, có thể phủ định nó, có thể tìm cách chứng minh tính không chân xác, không đúng đắn của nó; nhưng không thể phán xét về một học thuyết nếu không thấu hiểu cái nhân sinh quan mà từ đó nó phát sinh; và lại càng không thể phán xét về những đối tượng cấp cao hơn từ điểm nhìn thấp hơn: không thể nhìn xuống móng nhà thờ mà phán xét về tháp chuông. Song chính điều ấy các nhà khoa học thời đại chúng ta đang làm. Và họ làm thế bởi vì tương tự như những đại diện của giáo hội, họ tưởng lầm rằng họ có những thủ pháp nghiên cứu đối tượng mà chỉ cần áp dụng những thủ pháp ấy, được gọi là khoa học, thì ắt không thể hồ nghi về tính chân lý của sự nhận thức đối tượng.

Đấy, chính sự ngộ nhận về cái công cụ nhận thức không thể sai lầm ấy là cản trở chính cho sự thông hiểu học thuyết Kitô giáo bởi những người không tin đạo và những người được gọi là các nhà khoa học, mà ý kiến của họ hiện nay là kim chỉ nam cho tuyệt đại đa số những người vô đạo được gọi là có học. Từ sự ngộ nhận ấy phát sinh tất cả những sai lầm của những người làm khoa học khi họ nói về đạo Kitô, đặc biệt hai sự hiểu sai kỳ lạ, ngăn cản nhiều nhất sự hiểu đúng giáo thuyết của đạo này.

Một trong những hiểu sai ấy, đó là học thuyết về cuộc sống của Kitô là bất khả thi, vì thế hoặc nó không mang tính bắt buộc, tức là nó không thể được xem là kim chỉ nam cho hành động, hoặc nó phải được biến hóa, được ôn hòa hóa đến những giới hạn mà với chúng sự thực hiện nó là khả dĩ trong xã hội chúng ta. Sự hiểu sai khác, đó là học thuyết của Kitô về lòng yêu Thiên Chúa và từ đó mà thờ phụng Ngài là một yêu cầu mập mờ, huyền bí, không có đối tượng xác định của tình yêu, vì thế nó phải được thay thế bằng một học thuyết chính xác hơn và dễ hiểu hơn về tình yêu con người và sự phụng sự nhân loại.

Sự hiểu sai thứ nhất về tính bất khả thi của học thuyết phát sinh từ chỗ những người theo nhân sinh quan xã hội luận không hiểu cái phương thức mà bằng nó học thuyết Kitô giáo lãnh đạo nhân thế và coi những chỉ dẫn về sự hoàn hảo là những quy tắc quyết định đời sống, vì vậy họ nghĩ và nói rằng không thể tuân theo học thuyết của Kitô bởi vì sự thực hiện đầy đủ những yêu cầu của học thuyết ấy sẽ triệt tiêu sự sống. “Nếu mà con người thực hiện những gì mà Kitô rao giảng, thì nó sẽ tiêu diệt cuộc sống của mình; nếu mà mọi người thực hiện những cái đó thì loài người sẽ không còn” – người ta nói.

“Không chăm lo cho ngày mai – cho việc ăn cái gì, mặc cái gì; không bảo vệ cuộc sống của mình, không chống lại cái ác bằng bạo lực, cống hiến đời mình cho những người anh em và thủ tiết tuyệt đối thì con người và loài người sẽ không thể tồn tại” – người ta nghĩ và nói.

Và người ta hoàn toàn đúng, nếu coi những chỉ dẫn về sự hoàn hảo mà học thuyết của Kitô đưa ra là những quy định mà ai ai cũng phải thi hành giống hệt như trong học thuyết xã hội ai ai cũng phải thi hành quy định về nộp thuế, về tham gia xử án, v.v…

Nguyên nhân sự hiểu lầm chính là ở chỗ học thuyết của Kitô hướng đạo nhân thế không như các học thuyết dựa trên nhân sinh quan thấp hơn hướng đạo. Các học thuyết theo nhân sinh quan xã hội luận hướng đạo chỉ bằng đòi hỏi thực hiện chính xác và đầy đủ các quy định hay đạo luật. Còn học thuyết của Kitô thì hướng đạo loài người bằng cách chỉ ra cho họ sự hoàn hảo vô tận của Cha trên trời, mà bât kỳ một ai, dù đứng ở bậc phi hoàn hảo nào, cũng một cách tự nhiên và vô thức hướng tới.

Sự hiểu lầm của những người phán xét về học thuyết Kitô giáo từ điểm nhìn xã hội là ở chỗ họ giả định rằng thể hoàn hảo mà Kitô chỉ ra có thể đạt được toàn bộ và họ tự hỏi (cũng như họ tự hỏi, khi giả thiết rằng các đạo luật xã hội sẽ được thực hiện) cái gì sẽ đến, khi mà tất cả cái đó được thực hiện? Sự già định này là sai lầm, bởi vì thể hoàn hảo được chỉ ra cho những người theo đạo Kitô là vô tận và sẽ không bao giờ đạt được; và Kitô đã đưa ra học thuyết của mình, biết trước rằng thể hoàn hảo viên mãn sẽ không khi nào đạt được, nhưng ý nguyện hướng tới thể hoàn hảo viên mãn và vô tận sẽ thường hằng làm gia tăng hạnh phúc của loài người và hạnh phúc ấy có thể được gia tăng đến vô tận.

Kitô dạy bảo không phải những thiên thần mà những con người sống bằng đời sống động vật và được nó xúi giục. Và kề vào cái lực xui khiến thú vật ây, Kitô dường như đặt một lực khác, lực mới của ý thức về thể hoàn hảo thánh thần, và bằng cách ấy hướng cuộc vận chuyển theo hợp lực của hai lực ấy.

Tưởng rằng đời sống của con người sẽ đi theo hướng Kitô chỉ chẳng khác nào tưởng rằng khi người lái đò qua con sông chảy xiết lái con đò đi gần như ngược dòng thì sẽ cứ thế mà bơi theo hướng ấy.

Kitô thừa nhận sự tồn tại của cả hai mặt của hình bình hành, của cả hai sức mạnh vĩnh hằng không thế tiêu hủy mà từ chúng hợp thành đời sống con người: sức mạnh của bản tính sinh vật và sức mạnh của ý thức làm con Thiên Chúa. Không nói về sức mạnh sinh vật tự mình khẳng định mình, luôn luôn ngang bằng với mình và nằm ngoài quyền năng của con người, Kitô chỉ nói về sức mạnh thần tính, kêu gọi con người ý thức nó thật tốt, giải phóng nó thật nhiều khỏi những gì ngáng trở nó và phát triển nó tới cường độ cao nhất.

Cuộc sống chân chính của con người, theo Kitô, chính là ở sự giải phóng ấy – ở sự gia tăng sức mạnh ấy. Cuộc sống chân chính trong những điều kiện trước đây là sống theo phép tắc, luật lệ, còn theo học thuyết của Kitô thì nó là sự nhích lại gần nhất với thể hoàn hảo thánh thần được chỉ cho con người và được từng người cảm nhận trong mình, là sự tiến gần hơn và gần hơn nữa tới sự hòa nhập ý chí của mình với ý chí thánh thần, sự hòa nhập mà con người luôn khao khát và nếu đạt được thì sẽ là sự xóa bỏ cuộc sống như chúng ta biết nó.

Thể hoàn hảo thánh thần là đường tiệm cận của đời sống con người mà nó luôn hướng tới và nhích lại gần nhưng chỉ có thể đạt được trong vô tận.

Học thuyết Kitô giáo bị xem là loại trừ sự sống chỉ khi người ta coi lý tưởng là quy tắc. Chỉ khi ấy thì những yêu cầu mà học thuyết của Kitô đưa ra mới bị xem là hủy diệt sự sống. Ngược lại, chỉ những yêu cầu ấy một mình chúng mới tạo khả năng cho cuộc sống chân chính. Không có những yêu cầu ấy thì cuộc sống chân chính sẽ là bất khả thể.

“Không thể đòi hỏi quá nhiều, – người ta nói, bàn thảo những yêu cầu của học thuyết Kitô giáo, – không thể đòi tuyệt không lo cho tương lai, như được nói trong kinh Phúc Âm, nhưng cần không lo quá nhiều; không thể đòi hiến tất cả cho người nghèo, mà cần hiến một phan nhất định và xác định; không cần hướng tới trinh tiết, mà cần tránh trụy lạc; không cần từ bỏ vợ con, mà cần không quá quyến luyến với họ”, v.v…

Nhưng nói như thế chẳng khác nào nói với người định bơi qua con sông chảy xiết bằng cách bơi ngược dòng rằng bằng cách ấy không bơi được qua sông đâu, mà cần phải bơi đúng theo hướng mong muốn.

Học thuyết của Kitô khác các học thuyết đi trước ở chỗ nó hướng đạo nhân thế không bằng những quy định ngoại tại, mà bằng ý thức nội tại về khả năng đạt tới thể hoàn hảo thánh thần. Và trong tâm hồn con người luôn sống không phải những quy định vừa phải về công bằng và nhân ái, mà lý tưởng về thể hoàn hảo viên mãn của thánh thần. Chỉ ý nguyện hướng tới thể viên mãn ấy mới điều chỉnh định hướng của cuộc sống con người từ thú tính sang thần tính ở mức độ có thể đạt được trong cõi đời này.

Để cập bờ ở chỗ bạn muốn cần phải bằng mọi sức bơi lên trên.

Hạ thấp những yêu cầu của lý tưởng có nghĩa là không chỉ giảm thiểu khả năng đạt thể hoàn hảo mà còn xóa bỏ chính lý tưởng. Lý tưởng tác động đến con người không phải là lý tưởng ai đó nghĩ ra, mà là lý tưởng được ấp ủ trong lòng từng người. Chỉ lý tưởng về thể hoàn hảo viên mãn và vô tận ấy mới tác động đến lòng người và thúc đẩy nó hành động. Sự hoàn hảo ôn hòa mất đi sức mạnh tác động đến nhân tâm.

Học thuyết của Kitô chỉ có sức mạnh, khi nó đòi hỏi một sự hoàn hảo viên mãn, tức là khi nó hướng tới sự hòa nhập bản tính thánh thần hiện diện trong lòng từng người với ý chí của Thượng Đế – sự hội nhập con với Cha. Chỉ sự giải phóng người con của Thiên Chúa sống trong từng người khỏi con vật và làm cho người con ấy đến gần hơn nữa với Cha mới tạo nên cuộc sống theo học thuyết của Kitô.

Sự tồn tại trong con người một con vật và chỉ con vật không phải là cuộc sống con người. Sống chỉ theo ý chí của Thượng Đế cũng không phải là cuộc sống con người. Cuộc sống con người là hợp số từ sự sống thú tính và sự sống thần tính. Và hợp số ấy càng gần hơn với sự sống thần tính, thì sự sống càng nhiều hơn.

Sống theo học thuyết Kitô giáo là vận động hướng tới thể viên mãn thánh thần. Theo học thuyết ấy không một trạng thái nào có thể là thấp hơn hay cao hơn trạng thái khác. Mọi trạng thái theo học thuyết ấy chỉ là một bậc nhất định, tự nó là trung tính, hướng tới thể hoàn hảo không thể đạt được và vì thế tự nó không phải là bậc cao hơn hay thấp hơn trong cuộc sống. Sự gia tăng sự sống theo học thuyết ấy chỉ là gia tăng vận tốc hướng tới thể hoàn hảo.

Vì vậy, sự chuyển biến hướng tới hoàn hảo của người thu thuế Zakkhei, của một gái điếm, của một tên cướp bị hành hình trên cây thập tự[63] là bậc sống cao hơn sự công chính cứng nhắc của một pharisêu. Chính vì thế trong học thuyết này không thể có những quy định bắt buộc phải được thực hiện. Một người đứng ở bậc thấp hơn nếu phấn đấu từng bước hướng tới thể hoàn hảo thì sẽ sống có đạo đức hơn, tốt hơn và thực hiện học thuyết được nhiều hơn một người đang đứng trên bậc đạo đức cao hơn nhiều, nhưng không phấn đấu đạt thể hoàn hảo.

Theo nghĩa ấy một con chiên lạc đàn đối với Cha quý hơn những con không lạc đàn. Đứa con du đãng, đồng tiền bị mất và được tìm lại quý hơn những gì không thất lạc.

Thực hiện học thuyết – tức là chuyển vận từ mình tới Thượng Đế. Hiển nhiên là đối với sự thực hiện như thế không thể có những luật lệ xác định. Mọi mức độ hoàn hảo và mọi mức độ chưa hoàn hảo đều bình đẳng trước học thuyết ấy. Không một sự tuân thủ luật lệ nào có thể thực hiện được học thuyết; vì thế đối với học thuyết ấy không có và không thể có những luật lệ và phép tắc bắt buộc.

Từ điểm khác biệt cơ bản ấy giữa học thuyết của Kitô và những học thuyết đi trước được xây dựng trên cơ sở nhân sinh quan xã hội luận phát sinh cả sự khác biệt giữa những giới luật xã hội với những điều răn Kitô giáo. Những giới luật xã hội đa phần là những giới luật khẳng định, chúng quy định những hành vi được xem là công chính, làm cho con người trở nên công chính. Còn những điều răn trong đạo Kitô (điều răn về tình yêu không phải là điều răn theo nghĩa chặt chẽ của từ ấy mà thể hiện bản chất của học thuyết), năm điều răn trong bài giảng trên núi – tất cả đều mang tính phủ định và đều chỉ ra cái mà ở bậc phát triển nhất định của nhân loại con người đã có thể không làm. Những điều răn ấy tuồng như những dấu chỉ trên con đường hoàn thiện vô tận của loài người, chúng cho thấy mức độ hoàn thiện có thể đạt được trong từng thời kỳ nhất định của sự phát triển nhân loại.

Trong bài giảng trên núi, Kitô đã diễn đạt cả lý tưởng vĩnh hằng mà sự hướng tới nó là thuộc tính của con người, và cả mức độ đạt lý tưởng mà trong thời đại của chúng ta loài người đã có thể vươn tới.

Lý tưởng là không thù ghét bất cứ ai, không gây nên ác cảm ở bất cứ ai, yêu thương tất cả mọi người; còn điều răn, chỉ ra cái bậc mà hoàn toàn có thể không hạ mình xuống thấp hơn trong quá trình phấn đấu đạt lý tưởng – đó là đừng xúc phạm người khác bằng lời nói. Và đây là điều răn thứ nhất.

Lý tưởng là sự thủ tiết tuyệt đối ngay cả trong tư tưởng; điều răn, chỉ ra mức độ đạt tới mà thấp hơn nó hoàn toàn có thể không hạ mình trong cuộc phấn đấu đạt lý tưởng — đó là sự thanh sạch của đời sống trong hôn nhân, sự kiêng kị tà dâm. Và đây là điều răn thứ hai.

Lý tưởng là không lo lắng về tương lai, sống bằng giờ phút hiện tại; điều răn chỉ ra mức độ đạt tới mà thấp hơn nó hoàn toàn có thể không hạ mình – đó là không thề nguyện, không hứa trước cái gì cho người khác. Và đây là điều răn thứ ba.

Lý tưởng là không bao giờ, không vì mục đích gì dùng đến bạo lực; điều răn chỉ ra mức độ đạt tới, mà thấp hơn nó hoàn toàn có thể không hạ mình – đó là đừng lấy ác trả ác, chịu đựng sự xúc phạm và xâm hại, chia sẻ với người khác miếng cơm manh áo. Và đây là điều răn thứ tư.

Lý tưởng là yêu thương những kẻ thù căm thù chúng ta; điều răn chỉ ra mức độ đạt tới mà thấp hơn nó hoàn toàn có thể không hạ mình – đó là đừng làm điều ác cho kẻ thù, nói tốt về họ, không phân biệt họ với đồng bào của mình.

Tất cả những điều răn ấy là những chỉ dẫn về những gì mà trên đường hướng tới thể hoàn hảo chúng ta đã có đầy đủ khả năng không làm, – những gì mà chúng ta cần phải tu luyện mình không làm, những gì chúng ta cần phải chuyển vào lĩnh vực của thói quen, của cái vô thức. Nhưng những điều răn ấy không những không hợp thành học thuyết và không những không vắt kiệt nó, mà chỉ là một trong vô số bậc của nó trong tiến trình nhích gần tới thể hoàn hảo.

Nối tiếp những điều răn ấy phải có và sẽ có những điều răn cao hơn và cao hơn nữa trên đường hoàn thiện được học thuyết chỉ ra.

Vì thế là thuộc tính của học thuyết Kitô giáo tuyên cáo những yêu cầu cao hơn những yêu cầu được thể hiện trong những điều răn nói trên; nhưng tuyệt đối không hạ thấp những yêu cầu của cả lý tưởng lẫn những điều răn ấy, như những người phán xét về học thuyết Kitô giáo từ điểm nhìn của nhân sinh quan xã hội luận vẫn làm.

Đấy, một trong những sự hiểu sai của những người làm khoa học đối với hàm nghĩa và ý nghĩa của học thuyết của Kitô là như thế. Sự hiểu sai thứ hai, cùng một nguồn gốc, là ở sự thay thế yêu cầu của đạo Kitô về sự kính yêu và phụng sự Thiện Chúa bằng tình yêu và sự phụng sự những người khác – loài người.

Học thuyết Kitô giáo về lòng yêu kính và sự phụng sự Thiên Chúa và (chỉ từ lòng yêu kính và sự phụng sự ấy) sự thương yêu và phụng sự đồng loại bị những người làm khoa học xem là mơ hồ, huyền bí và võ đoán, và họ loại bỏ hoàn toàn yêu cầu về yêu kính và phụng sự Thiên Chúa và cho rằng học thuyết về tình yêu con người, yêu nhân loại dễ hiểu hơn, vững chắc hơn và có căn cứ hơn rất nhiều.

Những con người làm khoa học trên bình diện lý thuyết dạy chúng ta rằng cuộc sống có ý nghĩa và thiện hảo chỉ có thể là cuộc sống phụng sự toàn nhân loại và họ nhìn thấy ý nghĩa của học thuyết Kitô giáo ở những lời dạy như thế, quy học thuyết Kitô giáo về những lời dạy ấy; họ tìm kiếm trong học thuyết Kitô giáo những xác nhận cho học thuyết của mình, giả định rằng học thuyết của họ và đạo Kitô là một.

Ý kiến ấy hoàn toàn sai lầm. Học thuyết Kitô giáo và học thuyết của những người thực chứng chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa và tất cả những người rao giảng tình huynh đệ toàn thế giới giữa người với người dựa trên cơ sở tính có lợi của tình huynh đệ ấy không có gì chung với nhau, và đặc biệt khác nhau ở chỗ học thuyết của đạo Kitô có những căn cứ vững chắc và rõ ràng trong lòng người, còn học thuyết về tình yêu nhân loại chỉ là một kết luận lý thuyết theo phép ngoại suy.

Học thuyết về tình yêu đối với nhân loại và chỉ nhân loại có ở trong cơ sở của mình cái nhân sinh quan xã hội luận.

Cốt lõi của nhân sinh quan xã hội luận là chuyển dịch ý nghĩa cuộc sống từ đời sống cá thể sang đời sống của hợp quần cá thể: bộ lạc, gia đình, gia tộc, quốc gia. Sự chuyển dịch ấy đã và đang diễn ra dễ dàng và tự nhiên ở những dạng thức đầu tiên của nó: trong sự chuyển dịch ý nghĩa cuộc sống từ cá thể sang bộ lạc, gia đình. Sự chuyển dịch sang gia tộc hay dân tộc thì đã khó hơn và đòi hỏi một nền giáo dục đặc biệt; còn chuyển dịch ý thức sang lĩnh vực quốc gia (nhà nước) thì đã là giới hạn của sự chuyển di như thế.

Yêu thương mình là tự nhiên đối với từng người, và từng người yêu thương mình mà không cần được khích lệ; yêu bộ lạc của ta, vì nó nâng đỡ và bảo vệ ta, yêu vợ – niềm vui và trợ thủ trong đời, yêu con cái – niềm an ủi và hy vọng của cuộc đời, yêu cha mẹ đã cho ta sự sống và giáo dưỡng ta là tự nhiên; và tình yêu ấy mặc dù còn xa mới mãnh liệt như tình yêu bản thân, chúng ta vẫn thường bắt gặp.

Vì mình, vì lòng tự tôn của mình mà yêu dòng họ mình, dân tộc mình đã không còn tự nhiên như thế, nhưng dẫu sao vẫn thấy. Tình yêu đối với những người đồng tộc, đồng ngôn, đồng giáo còn hữu khả, mặc dù tình cảm ấy còn xa mới mạnh mẽ như tình yêu không chỉ đối với bản thân, mà cả đối với gia đình và gia tộc; nhưng tình yêu đối với quốc gia, như thể Thổ Nhĩ Kỳ? Đức, Anh, Áo, Nga đã là cái gần như bất khả, và bất chấp mọi nỗ lực giáo dục theo hướng này, chỉ được giả định chứ không tồn tại trong hiện thực. Đến dạng hợp quần này là kết thúc nơi con người cái khả năng chuyển dịch ý thức của mình, và đối với cái hư cấu này nó đã không thể trải nghiệm một tình cảm trực tiếp nào.

Thế mà các nhà thực chứng chủ nghĩa và tất cả những người rao giảng tình huynh đệ khoa học lại không lưu ý đến sự suy giảm tình cảm con người tùy theo mức độ mở rộng đối tượng và tiếp tục suy luận theo hướng này. “Nếu đối với cá thể – họ nói – đã là có lợi hơn chuyển dịch ý thức của mình sang bộ lạc, gia đình, rồi dân tộc, quốc gia, thì sẽ còn có lợi hơn nữa chuyển vận ý thức sang hợp quần toàn nhân loại, và trong tương lai tất cả mọi người sẽ sống vì nhân loại như hiện giờ họ đang sống vì gia đình, vì quốc gia.”

Về mặt lý thuyết thì như thế là đúng đấy.

Nếu chuyển di được ý thức và tình yêu của cá thể sang gia đình, rồi từ gia đình sang gia tộc, dân tộc, quốc gia, thì đối với con người tưởng chừng sẽ là hoàn toàn hợp logic, để giải thoát mình khỏi mọi sự đấu tranh và mọi tai họa diễn ra do sự phân chia nhân loại thành các dân tộc và quốc gia, và sẽ là tự nhiên hơn cả di chuyển tình yêu của mình sang nhân loại. Tưởng chừng cái đó là hợp lý nhất, nhưng khi rao giảng điều ấy, các nhà lý thuyết không nhận ra rằng tình yêu là tình cảm mà có thể có trong lòng nhưng không the rao giảng và ngoài ra để yêu cần có đối tượng, song nhân loại không phải là đối tượng, mà chỉ là một hư cấu.

Bộ lạc, gia đình, thậm chí quốc gia không được con người hư cấu, mà hình thành một cách tự nhiên, như bầy ong, bầy kiến, và tồn tại trong thực tế. Một người, vì cá thể sinh vật của mình mà yêu gia đình mình, biết mình yêu ai: yêu Anna, Maria, Ivan, Piotr, v.v… Một người yêu dòng họ và tự hào về dòng họ của mình biết rằng nó yêu tất cả những người guelfs hay gibellins[64]; người yêu đất nước mình, thí dụ người Pháp, biết rằng nó yêu nước Pháp cho đến bờ sông Rhin và dãy Pyrenees, với thủ đô Paris của nó và lịch sử của nó, v.v… Nhưng một người yêu nhân loại thì yêu cái gì? Có đất nước, có dân tộc, có khái niệm trừu tượng: con người; nhưng không thể có nhân loại như một khái niệm hữu thực.

Nhân loại? Giới hạn của nhân loại ở đâu? Nó kết thúc ở đâu và bắt đầu từ đâu? Nhân loại kết thúc bằng một tên mọi, một kẻ si ngốc, một tên nát rượu, một kẻ điên? Nếu chúng ta vạch một giới tuyến tách bạch nhân loại khỏi những đại diện hạ đẳng của loài người, thì vạch như thế nào? Loại trừ người da đen, như người Mỹ loại trừ họ, và người da đỏ, như một số người Anh loại trừ họ, và người Do Thái, như một số người làm? Còn nếu chúng ta bao ôm tất cả mọi người không có ngoại lệ thì tại sao lại bao ôm chỉ loài người mà không cả những động vật cấp cao mà trong đó nhiều loài đứng cao hơn những đại diện hạ đẳng của loài người?

Chúng ta không được biết nhân loại như một đối tượng ngoại tại, không biết những ranh giói của nó. Nhân loại là cái hư cấu và không thể yêu nó. Quả thế, sẽ là rất có lợi, nếu mà con người có thể yêu nhân loại như yêu gia đình mình; sẽ là rất có lợi, như những người cộng sản luận thuyết, thay thế phương hướng hoạt động tranh đua của nhân quần bằng phương hướng cộng đồng, phương hướng cá thể – bằng phương hướng toàn thể, ngõ hầu từng người vì mọi người và mọi người vì từng người, chỉ có điều không có động cơ nào để thực hiện tất cả cái đó.

Những người theo chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa cộng sản và tất cả những người truyền bá tình huynh đệ khoa học cổ vũ mở rộng tình yêu mà con người sẵn có đối với mình, gia đình mình và quốc gia mình ra toàn nhân loại mà quên đi rằng cái tình yêu mà họ rao giảng là tình yêu cá nhân tính, nó loãng đi, khi lan sang gia đình, và loãng đi hơn nữa, khi triển khai tới tổ quốc tự nhiên nhưng tiêu biến hoàn toàn khi đụng phải một quốc gia nhân tạo như Áo, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ; tình yêu ấy chúng ta thậm chí không thể hình dung khi nói đến nhân loại – một đối tượng huyền bí viên mãn.

“Con người yêu mình (mạng sống sinh vật của mình), yêu gia đình, thậm chí yêu tổ quốc. Thế thì vì sao nó lại không thể yêu cả nhân loại? Như thế sẽ tốt bao nhiêu. Tiện thể nói, cái đó cả đạo Kitô cũng rao giảng.” Những người truyền bá tình huynh đệ thực chứng chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa nghĩ như thế. Quả thật cái đó sẽ là rất tốt, nhưng cái đó lại không thể nào có, bởi vì tình yêu dựa trên cơ sở nhân sinh quan xã hội luận không thể đi xa hơn tình yêu đối với quốc gia.

Cái sai của luận thuyết này là ở chỗ nhân sinh quan xã hội luận, làm cơ sở cho tình yêu gia đình và tổ quốc, có căn rễ ở tình yêu đối với cá nhân, mà tình yêu ấy, chuyển từ cá nhân sang gia đình, rồi quốc gia, càng ngày càng yếu đi và ở quốc gia nó đi tới giới hạn cuối cùng và không thể đi xa hơn.

Sự cần thiết mở rộng lĩnh vực của tình yêu là không thể hồ nghi; nhưng đồng thời chính tính cần thiết của sự mở rộng ấy trong thực tế hủy tiêu khả năng tình yêu và chứng minh tính bất túc của tình yêu cá nhân tính, tình yêu của con người.

Và đến đây thì những người truyền giảng tình huynh đệ xã hội tính, tình yêu thực chứng chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, để viện trợ cho cái tình yêu nhân tính hóa ra thiếu căn cứ ấy, khuyến nghị tình yêu Kitô giáo, nhưng chỉ ở những hệ quả, chứ không ở những cơ sở của nó: họ khuyến nghị một tình yêu chỉ với nhân loại mà không có tình yêu với Thượng Đế.

Nhưng không thể có một tình yêu như thế. Không có một động cơ nào cho nó. Tình yêu Kitô giáo phát sinh chỉ từ nhân sinh quan Kitô giáo, mà theo nó thì ý nghĩa của cuộc sống là ở lòng yêu kính và sự phụng sự Thượng Đế (Thiên Chúa).

Bằng diễn trình tự nhiên từ yêu bản thân sang yêu gia đình, gia tộc, dân tộc, quốc gia, nhân sinh quan xã hội luận dẫn dắt con người đến ý thức về sự cần thiết có tình yêu đối với một nhân loại vô giới hạn và hòa đồng với tất cả những gì tồn tại – tức là đối với một cái gì đó không thể gây cho con người một tình cảm nào cả, dẫn dắt con người đến một mâu thuẫn không thể giải quyết bằng nhân sinh quan xã hội luận.

Chỉ có học thuyết Kitô giáo với toàn bộ nội dung ý nghĩa của nó mới giải quyết được mâu thuẫn này. Đạo Kitô thừa nhận tình yêu cả với bản thân, cả với gia đình, cả với gia tộc, cả với dân tộc, cả với nhân loại và không chỉ với nhân loại, mà còn với toàn bộ sự sống, toàn bộ những gì tồn tại, thừa nhận sự cần thiết mở rộng đến vô tận lĩnh vực tình yêu; nhưng đối tượng của tình yêu ấy nó tìm  thấy không ở bên ngoài cá thể, không ở hợp quần các cá thể: ở gia đình, gia tộc, quốc gia, loài người, ở toàn bộ thế giới bên ngoài, mà ở ngay trong con người, trong cái tôi của con người, nhưng đó là cái tôi thần tính, mà bản chất của nó chính là tình yêu — cái tình yêu mà cá thể sinh  vật, chạy trốn ý thức về sự bại vong của mình, bị dẫn dắt đến nhận thức về sự cần thiết mở rộng nó.

Sự khác biệt giữa học thuyết Kitô giáo với những học thuyết đi trước nó la học thuyết xã hội luận nói: hãy sống trái với bản tính của mình (ngụ ý bản tính sinh vật), hãy bắt nó phục tùng luật lệ ngoại tại của gia đình, xã hội, nhà nước; còn đạo Kitô thì nói: hãy sống thích hợp với bản tính của mình (ngụ ý bản chất thần thánh), đừng bắt nó phục tùng một cái gì – cả bản tính sinh vật của mình lẫn bản tính sinh vật của người khác, và bạn sẽ vương quốc của Thiên Chúa ở trong ta đạt tới cái mà bạn hòng đạt tới bằng cách bắt cái tự nhiên ngoại tại của mình phục tùng những luật lệ ngoại tại.

Học thuyết Kitô giáo đưa con người trở về với ý thức nguyên thủy về mình, nhưng không phải về mình như một con vật, mà về mình như là Thượng Đế, như là tia lửa của Thượng Đế, như là người con của Thượng Đế, cũng là Thượng Đế, như Cha, nhưng ẩn chứa bên trong cái vỏ động vật.

Và ý thức về mình như là người con của Thượng Đế, với thuộc tính chính là tình yêu, đáp ứng cả những yêu cầu mở rộng lĩnh vực tình yêu mà cả những ai mang nhân sinh quan xã hội luận cũng tất yếu phải nhận thức. Chẳng hạn, với sự mở rộng hơn và hơn nữa lĩnh vực của tình yêu để cứu vớt cá thể, tình yêu là một tất yếu và được gắn chặt với những đối tượng nhất định: với bản thân, với gia đình, xã hội, nhân loại; nhưng theo thế giới quan Kitô giáo, tình yêu không phải là một tất yếu và không gắn chặt với cái gì, mà là thuộc tính cơ bản của tâm hồn con người. Con người yêu mến không phải bởi vì yêu mến người này hay những người này là có lợi cho nó, mà bởi vì tình yêu là bản chất của tâm hồn nó, bởi vì nó không thể không yêu.

Học thuyết Kitô giáo chỉ cho con người thấy rằng bản chất của tâm hồn nó là tình yêu, rằng nó sẽ có được hạnh phúc không phải bởi vì nó yêu người này hay người này mà bởi vì nó biết yêu khởi nguyên của tất cả – Thượng Đế mà nó ý thức có ở trong mình bằng tình yêu, vì vậy mà nó yêu mọi người và tất cả.

Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa học thuyết Kitô giáo với học thuyết của các nhà thực chứng và tất cả các lý thuyết gia chủ trương một tình huynh đệ phi Kitô giáo toàn cầu.

Đấy, hai ngộ nhận chính về học thuyết Kitô giáo là như thế, từ chúng mà phát sinh tất cả những phán xét sai lầm về nó. Một ngộ nhận – ấy là học thuyết của Kitô, cũng như những học thuyết trước đó, dạy bảo những phép tắc mà loài người bắt buộc phải tuân thủ, song những phép tắc ấy lại bất khả thi; ngộ nhận khác – ấy là toàn bộ ý nghĩa của đạo Kitô là ở những lời dạy về sự hữu ích sống chung toàn nhân loại như một gia đình, và để có được cái đó không cần đến tình yêu đối với Thượng Đế, mà chỉ cần tuân thủ nguyên tắc yêu nhân loại.

Ý kiến sai lầm của những người làm khoa học khẳng định rằng học thuyết về cái siêu nhiên là cốt lõi của học thuyết Kitô giáo, còn học thuyết về cuộc sống của đạo này thì lại không ứng dụng được, cùng với một ngộ nhận khác bắt nguồn từ ý kiến sai lầm ấy làm nên nguyên nhân khác của việc người đời thời nay không hiểu đạo Kitô.

II- Đạo Kitô trong lịch sử thế giới

Người ta hay nói: nếu đạo Kitô là chân lý thì nó đã phải được loài người tiếp nhận ngay khi nó xuất hiện và đã phải thay đổi cuộc sống của con người và làm cho nó trở nên tốt hơn. Nhưng nói như thế chẳng khác nào nói rằng nếu hạt giống nảy mầm được thì nó phải ngay lập tức cho cả mầm, cả hoa, cả quả.

Học thuyết Kitô giáo không phải là bộ luật mà hễ được ban hành là có thể lập tức thay đổi cuộc sống của loài người. Học thuyết Kitô giáo là một nhân sinh quan khác với nhân sinh quan trước nó, mới và cao hơn. Mà nhân sinh quan mới thì không thể được chỉ định, mà chỉ có thể được hấp thụ một cách tự do.

Nhân sinh quan mới có thể được hấp thụ tự do bằng hai phương thức: tinh thần – nội giới và kinh nghiệm – ngoại giới.

Một số người – thiểu số – bằng linh cảm tiên tri đã lập tức nhận ra tính chân lý của học thuyết, hiến mình cho nó và thực hành nó. Những người khác – đa số – chỉ bằng con đường dài của những lầm lỗi, trải nghiệm và đau khổ mới đi đến nhận thức về tính chân lý của học thuyết và về sự cần thiết tiếp thụ nó.

Và chính giờ đây cái đa số ấy trong nhân loại châu Âu bằng kinh nghiệm ngoại giới được dẫn đến nhận thức về sự cần thiết tiếp thụ học thuyết.

Đôi khi có thể thắc mắc: tại sao lại cần có sự xuyên tạc, sự bóp méo chính đạo ấy mà ngay bây giờ hơn mọi thứ khác vẫn cản trở sự tiếp nhận đạo Kitô trong ý nghĩa chân chính của nó. Song sự xuyên tạc chính đạo đã đẩy loài người vào tình cảnh hiện nay chính lại là điều kiện tất yếu để cho đa số nhân loại có thể tiếp nhận nó trong ý nghĩa chân chính của nó.

Nếu mà đạo Ki tô được khuyến nghị cho loài người trong dạng chân chính, không bị bóp méo thì nó sẽ không được đa số tiếp thụ, và đa số ấy sẽ mãi mãi xa lạ với nó, như các dân tộc châu Á hiện nay. Còn khi đã tiếp thụ nó dưới dạng bị bóp méo, thì các dân tộc đã tiếp thụ, chịu tác động chậm chạp nhưng vững chắc của nó, bằng con đường kinh nghiệm dài lâu của những lầm lạc và những đau khổ phát sinh từ những lầm lạc ấy giờ đây được dẫn đến ý thức về sự cần thiết tiếp thụ nó trong ý nghĩa chân chính của nó.

Sự xuyên tạc chính đạo và sự tiếp nhận nó dưới dạng bị xuyên tạc bởi đa số loài người cũng là một tất yếu như là để cho hạt giống lên mầm, nó phải một thời gian bị đất che đi.

Học thuyết Kitô giáo vừa là học thuyết về chân lý vừa là lời tiên báo.

Một nghìn tám trăm năm trước đây học thuyết Kitô giáo đã khai mở cho loài người chân lý về việc con người cần phải sống thế nào và đồng thời báo trước cuộc sống con người sẽ ra sao, nếu loài người sẽ không sống như thế mà tiếp tục sống trên những cơ sở mà họ trước đó vẫn sống, và cuộc sống sẽ trở nên thế nào, nếu họ tiếp thụ học thuyết của Kitô và cố gắng thực hiện trong đời sống.

Sau khi đã thuyết giảng trong bài giảng trên núi cái học thuyết phải dẫn đường chỉ lối cho đời sống con người, Đức Kitô nói: “Vậy ai nghe những lời tôi nói đây mà đem ra thực hành thì ví được với người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây hên nền đá. Còn những ai nghe lời tôi nói đây mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được với người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ và sụp đổ tan tành” (Matthieu VII, 24-27).

Sau 18 thế kỷ lời tiên tri ấy đã thành hiện thực. Không tuân thủ học thuyết của Kitô nói chung và không thể hiện nó trong đời sống xã hội bằng việc không chống lại cái ác bằng bạo lực, loài người bất giác lâm vào tình cảnh tất yếu bại vong mà Kitô đã hứa cho những ai không theo học thuyết của Người.

Người ta hay nghĩ rằng vấn đề chống hay không chống cái ác bằng bạo lực là một vấn đề được nặn ra và có thể bỏ qua. Trong khi ấy thì đây là vấn đề được chính cuộc sống đặt ra trước mọi người và từng người biết suy nghĩ và tất yếu đòi hỏi giải quyết, vấn đề ấy trong đời sống xã hội của loài người, từ khi học thuyết Kitô giáo được rao giảng, giống như vấn đề đi đường nào trong hai con đường đối với một du khách đã đi đến ngã rẽ. Cần phải đi tiếp và không thể nói: tôi sẽ không nghĩ ngợi và sẽ cứ đi như vẫn đi trước đây. Trước đây chỉ có một đường, bây giờ đã có hai, và không thể đi như trước nữa, mà phải chọn một trong hai đường.

Cũng đúng như thế, từ khi học thuyết của Kitô được biết đến trong nhân gian, đã không thể nói: tôi sẽ sống như trước kia đã sống mà không giải quyết vấn đề có chống hay không chống cái ác bằng bạo lực. Mỗi khi có sự giao tranh, tất yếu phải quyết định có chống hay không chống bằng bạo lực cái mà tôi xem là cái ác, là bạo lực.

Vấn đề chống hay không chống cái ác bằng bạo lực đã xuất hiện khi xuất hiện cuộc đấu tranh đầu tiên giữa người với người, bởi mọi sự đấu tranh đều là sự dùng bạo lực chống lại cái mà môi người trong so những người giao tranh xem là cái ác. Nhưng trước Kito loài người chưa nhận ra rằng dùng bạo lực chống lại cái mà từng người coi là cái ác, trong khi cũng điều ác ấy kẻ khác lại coi là thiện, chỉ là một trong những phương sách giải quyết vấn đề, song phương sách khác là tuyệt đối không chống lại cái ác bằng bạo lực.

Trước khi có học thuyết của Kitô loài người tưởng rằng chỉ có một phương sách giải quyết các cuộc giao tranh – đó là dùng bạo lực chống lại cái ác và họ hành xử đúng như thế và mỗi người trong số những người giao tranh cố thuyết phục mình và những người khác rằng cái mà từng người một xem là ác, chính là cái ác đích thực, cái ác tuyệt đối.

Và từ những thời cổ xưa nhất loài người đã bắt đầu nghĩ ra những giới thuyết về cái ác có sức cưỡng bách mọi người. Và người ta tuyên bố lúc thì những đạo luật mà, như được giả định, có nguồn gốc siêu nhân, lúc thì những quyết nghị của một số người hay của những tập thể người được gán cho đặc tính không sai lầm bao giờ, là những giới thuyết như thế, mang tính cưỡng bách đối với mọi nguời. Người ta dùng bạo lực chống lại những người khác và cố thuyết phục mình và những người khác rằng họ dùng bạo lực này chỉ để chống lại cái ác được mọi người công nhận.

Phương kế này được sử dụng từ thời tối cổ, đặc biệt bởi những người đã chiếm được quyền lực, và trong thời gian dài người ta không nhận thấy tính phi nghĩa của nó.

Nhưng loài người càng sống và quan hệ giữa họ càng trở nên phức tạp, thì càng trở nên hiển nhiên là chống cự bằng bạo lực cái mà từng người một xem là điều ác là việc không thông minh, sự tranh đấu giữa người với người không giảm bớt vì cái đó và không một giới thuyết nào của con người có thể khiến cho cái mà một số ngườỉ coi là ác cũng được những người khác cho là ác.

Vào thời đạo Kitô xuất hiện, ở nơi mà nó xuất hiện, trong đế quốc La Mã, một số người, khá đông, đã thấy rằng cái được một Nero hay một Caligula coi là điều ác mà phải chống lại bằng bạo lực, những ngườỉ khác lại không thể coi là ác. Ngay thời ấy nhiều người đã bắt đầu hiểu ra rằng luật pháp nhân định mạo xưng là thần định vẫn do con người viết ra, mà phàm là người thì không thể không sai lầm bao giờ, cho dù ai đó có khoác lên mình vẻ vĩ đại bề ngoài thế nào, thành thử những con người sai lầm không trở nên không sai chỉ vì họ hợp lại với nhau và gọi mình là nguyên lão viện hay bằng một cái tên nào khác. Cái đó thời ấy đã được nhiều người cảm thấy và nhận thức.

Và chính vào thời ấy Kitô đã rao giảng học thuyết của mình, nội dung của học thuyết ấy không chỉ là đừng chống lại cái ác bằng bạo lực, mà là học thuyết về một nhân sinh quan mới, mà một bộ phận của nó, hoặc nói đúng hơn phần ứng dụng vào đời sống xã hội, chính là học thuyết về phương cách loại trừ sự đấu tranh giữa tất cả mọi người không phải bằng việc bắt buộc một bộ phận người phục tùng không đấu tranh những gì mà một số người có quyền uy chỉ định cho hộ, mà bằng việc không một ai, trước hết và chủ yếu là những người cầm quyền, sử dụng bạo lực chống lại bất kỳ ai và trong bất kỳ trường hợp nào.

Học thuyết ấy thời ấy đã chỉ được một số môn đồ rất ít ỏi tiếp nhận, còn số đông, đặc biệt tất cả những người cai trị những người khác, thì ngay cả sau khi tiếp nhận trên danh nghĩa đạo Kitô vẫn tiếp tục thực thi cho mình nguyên tắc dùng bạo lực chống lại cái mà họ coi là điều ác. Tình hình tiến diễn như thế dưới triều các hoàng đế La Mã và Byzance và kéo dài cả sau này.

Tính vô căn cứ của nguyên tắc quy định bằng quyền uy cái gì là ác và chống lại nó bằng bạo lực, đã trở nên hiển nhiên trong những thế kỷ đầu tiên của đạo Kitô, lại càng trở nên hiển nhiên hơn khi đế quốc La Mã phân rã thành nhiều quốc gia bình quyền và, cùng với sự thù địch lẫn nhau, trong các quốc gia ấy lại thường xuyên diễn ra những cuộc đấu tranh nội bộ.

Nhưng người ta vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận giải pháp được Kitô đưa ra, và cái phương cách cổ xưa xác định cái ác cần phải bị chống lại bằng những đạo luật có tính bắt buộc đối với mọi người và được thi hành bằng vũ lực, vẫn tiếp tục được áp dụng. Người quyết định cái gì phải bị xem là điều ác và phải bị chống lại bằng bạo lực lúc thì là giáo hoàng, lúc thì là hoàng đế, lúc thì là quân vương, lúc thì là tập thể những người đắc cử, lúc là toàn dân. Nhưng cả trong lẫn ngoài từng nước vẫn luôn luôn có những người không công nhận là bắt buộc đối với mình cả những quyết nghị được gọi là lệnh của Chúa, cả những quyết nghị của các cấp được xem là chí thiêng chí thánh, cả những thiết chế có phận sự đại diện cho ý chí của dân; và những người ấy, xem là thiện cái mà nhà cầm quyền coi là ác, đấu tranh chống lại chính quyền bằng chính cái bạo lực được dùng chống lại họ.

Những người nắm thần quyền xem là ác những gì mà những người và những thiết chế nắm quyền lực thế tục coi là thiện, và ngược lại; và cuộc đấu tranh càng ngày càng trở nên ác liệt. Và người ta càng tiếp tục sử dụng cái phương sách giải quyết xung đột ấy, thì lại càng trờ nên hiển nhiên là nó không thích dụng bởi vì trong định nghĩa về cái ác không và không thể có một quyền uy ngoại giới nào mà lại được tất cả mọi người chấp nhận.

Tình hình đã diễn ra như thế 18 thế kỷ và đã đi đến nơi mà nó đi đến giờ đây – đến điều hiển nhiên trăm phần trăm rằng không có và không thể có sự quy định ngoại tại nào về cái ác mà lại có giá trị bắt buộc đôi với mọi người. Đã đĩ đến chỗ loài người không chỉ không còn tin vào khả năng tìm ra một định nghĩa chung, có giá trị bắt buộc đối với mọi người, mà thậm chí đã không còn tin vào sự cần thiết đưa ra một định nghĩa như thế. Đã đĩ đến chỗ những người cầm quyền không chứng minh nữa rằng cái họ cho là ác là cái ác thực sự, mà bắt đầu nói thẳng thừng rằng họ xem là ác cái mà họ không ưa thích, còn những người phục tùng quyền lực thì bắt đầu phục tùng không phải vì những quy định về cái gì là ác mà quyền lực ấy đưa ra là chính đáng mà chỉ bởi vì họ không thể không phục tùng.

Nice được sáp nhập với Pháp, Lotharingie với Đức, Szech với Áo; Ba Lan bị chia cắt; Ireland và Ấn Độ khuất phục ách đô hộ của người Anh; người ta gây chiến với Trung Quốc và giết người châu Phi; người Mỹ xua đuổi người Hoa và người Nga truy bức người Do Thái; các điền chủ sử dụng đất đai mà họ không canh tác, còn các nhà tư bản thì sử dụng thành quả lao động của những người khác – tất cả đều không phải vì đó là cái thiện, cái cần thiết và hữu ích cho mọi người, còn cái ngược lại thì là ác, mà chỉ bởi vì những người cầm quyền muốn tất cả là như thế.

Đã định hình cái hiện hữu: một số người thực hiện bạo lực đã không phải để chống lại cái ác mà chỉ vì cái lợi và cái sở thích của mình, còn những người khác thì phục tùng bạo lực không phải vì họ, như trước kia được giả định, cho rằng bạo lực được thực hiện để giải phóng họ khỏi cái ác và vì lợi ích của họ mà chỉ vì họ không thể thoát khỏi bạo lực.

Nếu người La Mã, người trung cổ hay người Nga của chúng ta 50 năm trước đây, như tôi nhớ, không mảy may hồ nghi tin rằng bạo lực hiện hữu cua chính quyền là hoàn toàn cần thiết để bảo vệ hay giải phóng họ khỏi cái ác, rằng thuế má, cống nạp, chế độ nông nô, nhà tù, roi vọt, tù khổ sai, án tử hình, quân dịch, chiến tranh – tất cả đều phải có như đang có, thì ngày nay hiếm hoi mới tìm được một người mà lại tin rằng tất cả những bạo lực đang được sử dụng là để giải thoát ai đó khỏi điều ác nào đó và không nhận ra rằng phần lớn những bạo lực mà nó phải chịu đựng và một phần tham gia, tự chúng là cái ác lớn và vô ích.

Ngày nay không ai mà lại không thấy không chỉ tính vô ích, mà còn tính phi lý của sự thu thuế từ dân lao động để làm giàu cho lũ quan chức vô công rồi nghề, hay tính vô nghĩa của sự áp đặt hình phạt lên những con người hư hỏng và yếu đuối dưới dạng đầy họ từ nơi này sang nơi kia hay giam giữ họ trong các nhà tù, nơi mà họ, được bảo đảm cuộc sống nhàn rỗi, chỉ trở nên hư hỏng hơn và yếu đuối hơn, hoặc không chỉ tính vô ích và phi lý, mà còn tính điên rồ và tàn nhẫn rõ ràng của những chuẩn bị quân sự và những cuộc chiến tranh làm khánh kiệt và sát hại dân chúng mà không có một giải thích và một biện minh nào, trong khi ấy thì những sự bạo hành ấy vẫn tiếp tục và thậm chí được ủng hộ bởi chính những người nhận thấy tính vô ích, phi lý, tàn nhẫn của chúng và đau khổ vì chúng.

Nếu 50 năm trước một người giàu nhàn rỗi và một người lao động không biết đọc biết viết cả hai đều đinh ninh rằng cảnh ngộ của họ – cảnh ngày hội bất tận cho một người và lao khổ bất tận cho người khác – được chính Thượng Đế xếp đặt, thì ngày nay không chỉ ở châu Âu, mà ngay ở Nga, nhờ sự di động của cư dân, nhờ truyền bá chữ viết và sách báo, đã khó tìm được giữa những người giàu và người nghèo một ai mà lại, từ phía này hay phía kia, không đi đến sự nghi hoặc về tính chính nghĩa của một trật tự như thế.

Không chỉ những người giàu biết rằng họ có lỗi chỉ vì họ giàu và cố gắng chuộc lỗi ấy của mình, như trước kia người ta chuộc tội bằng những cung hiến cho nhà thờ, cho khoa học và nghệ thuật, mà cả đa phần nhân dân lao động cũng xem cái trật tự hiện hành là sai trái và phải bị hủy bỏ hoặc thay đổi. Một số người có tín ngưỡng, mà những người như thế ở Nga có hàng triệu và họ bị gọi là những kẻ bè phái, xem trật tự này là sai trái và cần phải bị hủy bỏ trên cơ sở học thuyết kinh Phúc Âm được hiểu theo đúng nghĩa; những người khác thì cho nó là sai trái trên cơ sở những lý thuyết xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, vô chính phủ chủ nghĩa giờ đây đã thẩm thấu tới những giai tầng thấp nhất của nhân dân lao động.

Bạo lực ngày nay được duy trì đã không bởi vì nó được xem là cần thiết, mà chỉ vì nó tồn tại đã lâu và được những người thu lợi từ nó, tức là các chính phủ và các giai cấp cầm quyền, tổ chức giỏi đến mức những người sống dưới quyền họ không thể thoát khỏi.

Các chính phủ thời nay – tất cả các chính phủ, độc tài nhất cũng như tự do chủ nghĩa nhất – đều đã trở thành cái mà Herzen gọi rất trúng là Thành Cát Tư Hãn với điện tín, tức là những tổ chức bạo lực không có cái gì ở nền móng của mình ngoài sự võ đoán thô bạo nhất nhưng đồng thời lại tận dụng tất cả những phương tiện được khoa học làm ra nhằm phục vụ những hoạt động xã hội mang tính hòa hợp và thanh bình của những con người tự do và bình quyền và biến chúng thành những công cụ nô dịch và áp bức con người.

Các chính phủ và các giai cấp thống trị ngày nay đã dựa vào không phải pháp quyền, thậm chí không phải vào cái có vẻ bề ngoài của công lý, mà vào môt kiểu tổ chức biết tận dụng những cải tiến của khoa học, diệu nghệ đến mức với nó, tất cả mọi người đều bị lôi kéo vào cái vòng bạo lực mà không có khả năng nào thoát khỏi. Cái vòng ấy giờ đây được hợp thành từ bốn phương tiện tác động đến con người. Những phương tiện ấy tất cả đều gắn bó với nhau và nâng đỡ lẫn nhau, như những khâu trong một dây xích khép vòng.

Phương tiện thứ nhất, cổ xưa nhất là răn đe. Cốt lõi của phương tiện ấy là tô vẽ tổ chức nhà nước hiện hữu (bất cứ nó là thế nào – cộng hòa tự do hay độc tài man rợ nhất) như là một cái gì đó thiêng liêng và bất biến và vì thế trừng phạt bằng những hình phạt tàn nhẫn nhất tất cả mọi mưu toan thay đổi nó. Phương tiện này xưa kia cũng như ngày nay được sử dụng khắp nơi, ở đâu có chính phủ: ở Nga chống lại những người bị gọi là hư vô chủ nghĩa, ở Mỹ chống lại những người vô chính phủ, ở Pháp chống lại những người bảo đế, bảo hoàng, những người theo công xã và theo chủ nghĩa vô chính phủ.

Đường sắt, điện tín, điện thoại, nhiếp ảnh và phương thức cải tiến không giết người mà biệt giam và giam trung thân, để cho tù nhân bị che giấu khỏi mắt nhân quần chết dần chết mòn mà không ai nhớ đến, và nhiều sáng chế khác mới nhất, mà người sử dụng chủ yếu là các chính phủ, đem lại cho họ một sức mạnh lớn đến mức chỉ cần quyền lực rơi vào những bàn tay xác định, tức thì cả cảnh sát, công khai và mật vụ, cả bộ máy hành chính, cả mọi kiểu kiểm sát viên, các vị giám thị nhà tù và đao phủ đều hoạt động nhịp nhàng và ráo riết để không còn khả năng nào lật đổ chính phủ, cho dù nó có điên rồ đến đâu và tàn nhẫn đến đâu.

Phương tiện thứ hai là mua chuộc. Vơ vét của nhân dân lao động của cải của họ bằng thuế má cống nạp, người ta phân phối những của cải ấy giữa những viên chức do được đền thưởng hậu hĩnh mà có bổn phận duy trì và tăng cường nô dịch nhân dân.

Những viên chức được mua ấy, từ các bộ trưởng đến những tên thư lục hạ đẳng, hợp thành một mạng lưới không thể chia cắt của những người gắn kết với nhau bởi lợi ích sống bằng lao động của nhân dân và càng ngoan ngoãn thực hành ý chí của chính phủ thì càng trở nên giàu có; những người ấy không dừng lại trước bất kỳ phương tiện nào, trong mọi lĩnh vực hoạt động bằng lời nói và việc làm bênh vực và bảo vệ nền bạo lực của chính phủ – cơ sở của sự giàu sang phú quý nơi họ.

Phương tiện thứ ba là cái mà tôi không biết gọi bằng từ nào khác ngoài thôi miên dân chúng, cốt lõi của phương tiện này là kìm hãm sự phát triển tinh thân của dân và bằng những ám thị khác nhau giữ dân trong cái quan niệm lỗi thời về cuộc sống đã được nhân loại vượt qua, mà trên đó được dựng xây quyền lực của chính phủ. Sự thôi miên ấy ngày nay được tổ chức một cách tinh vi nhất và bắt đầu tác động tới con người từ tuổi thơ ấu, đến khi nó chết mới thôi. Sự thôi miên bắt đầu từ lứa tuổi non nớt nhất ở trong những trường học nhất thiết và cố ý được tổ chức như thế, nơi mà người ta nhồi sọ trẻ em những quan điểm về thế giới có thể thích hợp với tổ tiên chúng nhưng đã mâu thuẫn trực tiếp với ý thức hiện nay của nhân loại.

Ở những nước có quốc giáo, người ta dạy trẻ những điều phạm thánh vô nghĩa được viết trong các sách giáo lý của nhà thờ, với sự răn bảo phục tùng tuyệt đối nhà cầm quyền; ở các nước cộng hòa người ta dạy chúng mê tín một chủ nghĩa ái quốc điên dại và cũng vẫn cái bổn phận hư ngụy phục tùng các chính phủ. Ở tuổi lớn hơn sự thôi miên con người ấy được tiếp tục bằng khuyến khích sự mê tín cả tôn giáo lẫn ái quốc chủ nghĩa.

Sự mê tín tôn giáo được khích lệ bằng việc dùng tiền thu được từ dân dựng xây những thánh đường, những đài kỷ niệm, tổ chức những lễ rước, những hội hè với sự trợ lực của hội họa, kiến trúc, âm nhạc, hương khói làm tối trí dân chúng, và cái chính bằng sự nuôi dưỡng cái gọi là giới tăng lữ, mà nghĩa vụ của nó là bằng những màn trình diễn, bằng cảm hứng của những lễ thánh, những bài giảng đạo, bằng sự can thiệp vào đời tư của con người vào những lúc ra đời, kết hôn, chết đi làm mờ tối trí tuệ con người và giữ họ thường xuyên trong trạng thái ngu dại.

Niềm mê tín ái quốc chủ nghĩa được khuyến khích bằng việc các chính phủ và giai cấp cầm quyền dùng tiền của thu từ dân tổ chức những ngày kỷ niệm trọng thể, những tượng đài, những lễ hội thế tục cổ vũ dân chúng tán dương giá trị đặc biệt của một dân tộc mình và sự vĩ đại của một quốc gia mình và chính phủ mình.

Bên cạnh cái đó, các chính phủ độc tài trực tiếp cấm in và phát hành những ấn phẩm cũng như cấm phát thanh những diễn từ khai hóa cho dân, phát lưu hoặc bỏ tù tất cả những người có thể đánh thức dân chúng khỏi mê hoặc; ngoài ra, tất cả các chính phủ không có ngoại lệ đều, che giấu không cho dân biết tất cả những gì có thể giải phóng họ và khích lệ những gì làm hư hỏng họ như: nghề viết văn ru ngủ dân chúng trong trạng thái mê tín tôn giáo và mê tín ái quốc điên dại, mọi thứ mua vui kích dục: những trò diễn, những rạp xiếc, những nhà hát và thậm chí cả những phương tiện vật chất làm ngu con người như thuốc lá, rượu cồn tạo thành nguồn thu nhập chính của các nhà nước; cả nạn mại dâm cũng được khuyến khích và được đa số chính phủ không chỉ công nhận mà còn tổ chức. Phương tiện thứ ba là như thế.

Phương tiện thứ tư là bằng ba phương tiện nói trên cách ly khỏi dân chúng bị kìm kẹp và làm mê muội một bộ phận người để bắt họ phải chịu tác động của những phương thức hóa ngu và hóa thú đặc biệt ráo riêt và triệt để, biến họ thành những công cụ vô ý chí để thực hiện tất cả những việc tàn nhẫn và bất nhân nhất mà chính phủ thấy cần thiết.

Người ta làm được sự hóa ngu và hóa thú ấy bằng cách lấy người ở tuổi hoa niên, khi mà ở họ còn chưa kịp hình thành một khái niệm rõ ràng nào về đạo đức và cách ly họ khỏi mọi điều kiện sống tự nhiên của con người: nhà ở, gia đình, quê hương, lao động hữu ích, nhốt chung vào những trại lính, mặc lên họ những y phục đặc biệt rồi với sự tác động của những tiếng hò hét, tiếng trống, tiếng nhạc và của những vật dụng hào nhoáng, bắt họ ngày ngày làm những động tác xác định được nghĩ ra chuyên cho hoạt động ấy, và bằng những phương cách ấy dồn họ vào trạng thái thôi miên mà với nó con người không còn là người mà trở thành cỗ máy vô hồn, ngoan ngoãn phục tùng người thôi miên.

Chính những người thanh niên (mà bây giờ, với chế độ quân dịch phổ thông, thì tất cả thanh niên) khỏe mạnh về thể chất nhưng bị thôi miên ấy, được trang bị những phương tiện giết người, luôn luôn tuân phục quyền lực của các chính phủ và sẵn sàng theo lệnh của họ thực hành mọi bạo lực, tạo thành phương tiện thứ tư và phương tiện chính để nô dịch con người.

Bằng phương tiện ấy vòng bạo lực tự khép lại.

Sự răn đe, sự mua chuộc, sự thôi miên đẩy con người đến việc đi lính; nghề lính thì lại tạo ra quyền lực và khả năng vừa trừng phạt, vừa cướp bóc nhân dân (và dùng tiền ăn cướp ấy mua chuộc giới viên chức), vừa thôi miên họ, vừa đào luyện họ thành cũng những người lính ấy – những người tạo ra quyền lực cho phép làm tất cả.

Vòng được khép kín và không có một khả năng nào thoát khỏi.

Nếu một số người cho rằng sự giải phóng con người khỏi bạo lực hay sự giảm bớt bạo lực có thể đạt được bằng cách những người bị áp bức, sau khi đã dùng sức mạnh lật đổ chính phủ áp bức, sẽ thay thế nó bằng một chính phủ mới mà với chính phủ ấy sẽ không cần bạo hành và nô dịch con người như trước nữa, và có những người đang cố gắng thực hiện những điều ấy, thì tất cả những người ấy chỉ lừa dối mình và người khác, và bằng những việc làm như thế họ không cải thiện mà chỉ làm xấu đi hoàn cảnh của dân. Hoạt động của họ chỉ làm tăng cường chủ nghĩa chuyên chế của các chính phủ. Những thử nghiệm giải phóng của họ chỉ tạo cớ cho các chính phủ tăng cường quyền lực của mình và gây ra sự tăng cường quyền lực ấy.

Nếu thậm chí giả thiết rằng do những hoàn cảnh đặc biệt bất lợi cho chính phủ, thí dụ như ở Pháp năm 1870, một chính phủ nào đó bị lật đổ bằng vũ lực và chính quyền chuyển vào tay những người khác, thì chính quyền mới ấy không trong trường hợp nào sẽ là ít áp bức hơn chính quyền cũ, mà ngược lại, do phải bảo vệ mình khỏi những kẻ thù bị lật đổ, bao giờ cũng sẽ trở nên độc tài hơn và tàn nhẫn hơn chính quyền cũ, như đã diễn ra trong tất cả các cuộc cách mạng.

Nếu những người theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản coi là cái ác kiểu tổ chức xã hội cá nhân chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, còn những người theo chủ nghĩa vô chính phủ xem bản thân chính phủ là cái ác, thì lại có những người bảo hoàng, những người bảo thủ, những nhà tư bản xem kiểu tổ chức xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa và vô chính phủ là cái ác; và tất cả các đảng phái ấy không có một phương tiện liên kết con người nào khác ngoài bạo lực. Dù đảng nào trong họ thắng lợi, để đưa vào cuộc sống những trật tự của mình, họ sẽ phải sử dụng không chỉ những phương tiện bạo lực hiện có mà còn nghĩ ra những phương tiện mới. Những người khác sẽ bị nô dịch và người ta sẽ bắt con người làm những việc khác, nhưng vẫn sẽ tồn tại không chỉ sự bạo lực và nô dịch ấy, song còn tàn nhẫn hơn, bởi lẽ do đấu tranh lẫn nhau lòng căm thù lẫn nhau của con người sẽ tăng lên, và cùng với nó sẽ tăng lên và được tạo ra những phương tiện nô dịch mới.

Đã luôn luôn xảy ra như thế sau tất cả các cuộc cách mạng và tất cả các mưu đồ làm cách mạng, sau tất cả các cuộc mưu phản và các cuộc thay chính phủ bằng bạo lực. Mọi sự giao tranh đều chỉ làm tăng cường những phương tiện nô dịch của những người đang cầm quyền.

Tình cảnh của loài người trong thế giới Kitô giáo của chúng ta và đặc biệt những lý tưởng phổ thông nhất giữa họ chứng tỏ điều đó với sức thuyết phục kỳ lạ.

Còn lại chỉ một khu vực hoạt động của con người chưa bị quyền lực chính phủ xâm chiếm – khu vực gia đình, kinh tế, đời tư và lao động. Nhưng cả khu vực ấy bây giờ, do sự đấu tranh của những người cộng sản và xã hội, cũng từng bước bị các chính phủ lấn chiếm, thành thử sự lao động và nghỉ ngơi, nhà ở, cái mặc, cái ăn của con người – tất cả dần dần, nếu ý nguyện của các nhà cải cách thành hiện thực, sẽ được quy định và chỉ định bởi chính phủ.

Toàn bộ diễn trình 1.800 năm dài dằng dặc của đời- sống các dân tộc Kitô giáo một cách không thể tránh khỏi lại đưa họ đến với cái tất yếu một lần đã bị bỏ qua – tất yếu phải quyết định tiếp nhận hay không tiếp nhận học thuyết của Kitô với các giải pháp mà học thuyết ấy đưa ra cho vấn đề tối quan trọng cho đời sống xã hội – chống hay không chống cái ác bằng bạo lực, chỉ với một khác biệt, ấy là trước kia loài người có thể tiếp nhận hay không tiếp nhận giải pháp được đạo Kitô đưa ra, còn bây giờ thì giải pháp ấy trở thành tất yếu, bởi vì chỉ một mình nó mới giải thoát nhân loại khỏi tình cảnh nô lệ mà họ đã tự mắc vào như mắc vào lưới bẫy.

Nhưng không chỉ tình cảnh khốn khổ của những con người dẫn họ đến với tất yếu ấy.

Bên cạnh những chứng minh phủ định về tính phi nghĩa của thể chế đời sống đa thần giáo, vẫn được tiến hành những chứng minh khẳng định tính chân chính của học thuyết Kitô giáo.

Trong vòng 18 thế kỷ những con người ưu tú của nhân loại Kitô giáo, bằng nội tâm, bằng con đường tinh thần nhận thức được những chân lý của học thuyết, đã không phí công uổng sức làm chứng về chúng trước nhân quần, bất chấp mọi đe dọa, gian khó, tai vạ và đọa đầy. Những con người ấy bằng gương tuẫn đạo của mình đã chứng minh tính chân lý của học thuyết và truyền thụ cho quần chúng.

Đạo Kitô thấm sâu vào ý thức của loài người không chỉ bằng con đường phủ định của những chứng minh về sự không thể tiếp tục cuộc sống tà giáo, mà còn bằng sự tự lược giản hóa, tự làm sáng và tự giải phóng khỏi những mê tín dị đoan pha tạp, và nhờ đó nó đã được truyền bá sâu rộng giữa mọi tầng lớp nhân dân.

Mười tám thế kỷ tuyên tín đạo Kitô đã không trôi qua phí uổng cho những người đã tiếp nhận tôn giáo này mặc dù chỉ một cách bề ngoài. Mười tám thế kỷ ấy đã làm được một việc, ấy là bây giờ những người ấy, mặc dù vẫn tiếp tục sống bằng cuộc sống tà giáo không thích hợp với độ tuổi của nhân loại, song họ đã không chỉ nhận thấy rõ toàn bộ tính tai ương của tình cảnh mà họ đã rơi vào mà trong thâm tâm còn tin (và chi sống vì tin) rằng vương quốc của Thiên Chúa ở trong ta họ chỉ có thể được cứu thoát khỏi tình cảnh ấy bằng sự thực hiện đầy đủ học thuyết Kitô trong ý nghĩa chân chính của nó.

Bằng cách nào và bao giờ sẽ diễn ra sự cứu thoát ấy, mọi người thiết nghĩ khác nhau, ứng với trình độ phát triển trí não của mình và những định kiến lưu hành trong giới mình, nhưng ai ai trong thế giới chúng ta cũng thừa nhận là sự cứu giúp chỉ đến từ sự thực hành học thuyết Kitô giáo. Một số người mộ đạo, xem học thuyết của Kitô là thần thánh, cho rằng sự cứu rỗi sẽ đến, khi mà tất cả mọi người sẽ đều tin vào Kitô và vào cuộc giáng thế thứ hai đang đến gần; những người khác, cũng công nhận tinh thần thánh của học thuyết Kitô, lại cho rằng sự cứu rỗi ấy sẽ đến thông qua giáo hội, khi mà giáo hội đã thu phục được tất cả mọi người, đào luyện trong họ những đức hạnh Kitô giáo và cải hóa cuộc sống của họ.

Những người thứ ba, không công nhận Kitô là thánh thần, cho rằng sự cứu thoát loài người sẽ đến thông qua quá trình tiến bộ tiệm tiến, từng bước, mà với nó những cơ sở của cuộc sống tà giáo sẽ dần dần được thay thế bằng những nguyên lý tự do, bình đẳng, bác ái, tức là những nguyên lý Kitô giáo; những người thứ tư, chủ trương xây dựng lại xã hội, cho rằng sự cứu thoát sẽ đến khi mà bằng cách mạng bạo lực loài người sẽ buộc phải chấp nhận chế độ sở hữu chung, không có chính phủ, lao động tập thể chứ không cá thể, tức là thực hiện một trong những mặt của học thuyết Kitô.

Bằng cách này hay cách khác, song mọi người thời nay trong ý thức của mình không chỉ phủ định cái thể chế đời sống đa thần giáo lỗi thời mà còn công nhận, nhiều khi tự mình không biết điều đó và xem mình là kẻ thù của đạo Kitô, rằng chúng ta chỉ có thể tự giải thoát bằng cách áp dụng vào đời sống học thuyết Kitô giáo hay một phần học thuyết ấy trong ý nghĩa chân chính của nó.

Đạo Kitô, như người thầy của nó đã nói, không thể được thực hiện một lần là xong cho đa số loài người, mà phải lớn mạnh dần dần như một cây đại thụ từ một hạt giống nhỏ xíu. Và nó đã lớn như thế và bây giờ đã lớn mạnh đúng cỡ, nếu không trong thực tại thì trong ý thức con người thời nay.

Giờ đây không chỉ một thiểu số luôn luôn lĩnh hội đạo Kitô bằng nội tâm mà cả tuyệt đại đa số những người, trong đời sống xã hội của mình tưởng chừng cách xa đạo Kitô đến thế, cũng công nhận nó trong ý nghĩa chân chính của nó.

Các bạn hãy nhìn trông đời tư của những con người riêng lẻ, hãy lắng nghe họ phán xét nhau, đánh giá những hành vi của nhau thế nào, hãy nghe không chỉ những bài thuyết giảng và diễn từ công cộng, mà cả những lời khuyên răn của các bậc cha mẹ và thầy cô giáo đối với những người họ giáo dục, và các bạn sẽ thấy rằng dù đời sống nhà nước và xã hội của con người thời nay, bị trói buộc bởi bạo lực, còn rất xa với yêu cầu thực hiện những chân lý của đạo Kitô trong đời riêng, nhưng dẫu sao tất cả mọi người không có ngoại lệ và không tranh cãi đều xem chỉ những đức hạnh Kitô giáo mới là thực sự tốt lành cho tất cả mọi người; còn những thói hư tật xấu phản đạo thì đều bị mọi người không có ngoại lệ và không tranh cãi cho là xấu xa đối với tất cả mọi người. Những người tự dành đời mình cho sự phụng sự nhân loại và hy sinh mình vì những người khác được xem là những người ưu tú nhất; còn những kẻ vị kỷ, lợi dụng khổ đau của những người khác vì lợi ích cá nhân của mình thì bị coi là xấu xa nhất.

Nếu một số người chưa được đạo Kitô giáo hóa vẫn còn đề cao những lý tưởng phi Kitô giáo: sức mạnh, lòng dũng cảm, sự giàu có, thì những lý tưởng ấy đã không còn được tất cả mọi người và đặc biệt không được những phần tử ưu tú cảm nhận và chia sẻ. Không có những lý tưởng nào, ngoài lý tưởng Kitô giáo, mà lại được tất cả mọi người chia sẻ và luôn luôn coi là nhất thiết phải có tất cả mọi người.

Tình cảnh của nhân loại Kitô giáo chúng ta, nếu nhìn từ bên ngoài, quả thật khủng khiếp với bạo lực tàn nhẫn và ách nô lệ áp đặt cho mọi người. Nhưng nếu nhìn từ bên trong, từ phía ý thức của nhân loại ấy, thì sẽ thấy một quang cảnh hoàn toàn khác.

Toàn bộ cái ác trong đời sống chúng ta tuồng như tồn tại chỉ vì nó đã được làm ra từ lâu, và những người làm ác còn chưa kịp, chưa học được cách không làm nữa, nhưng tất cả họ đều không muốn làm.

Toàn bộ cái ác ấy tồn tại do một nguyên nhân khác nào đó, tuồng như không phụ thuộc vào ý chí con người.

Dù có tưởng chừng là kỳ quặc và mâu thuẫn thế nào, nhưng mọi người thời nay đều căm ghét cái trật tự sự vật mà chính họ nâng đỡ (duy trì).

Hình như Max Muller đã kể về nỗi ngạc nhiên của một người da đỏ sau khi được quy theo đạo Kitô và hấp thụ học thuyết của Người đã sang châu Âu và chứng kiến cuộc sống của các tín hữu Kitô giáo. Con người ấy đã không thể hoàn hồn vì kinh ngạc trước thực tại hoàn toàn trái ngược với cái mà anh ta mong đợi tìm thấy giữa các dân tộc Kitô giáo.

Nếu chúng ta không ngạc nhiên trước mâu thuẫn giữa những xác tín và những hành vi của chúng ta thì chỉ vì những ảnh hưởng che khuất mâu thuẫn ấy tác động cả đến chúng ta. Nhưng chỉ cần nhìn vào cuộc sống của chúng ta bằng con mắt của một người da đỏ đã tiếp nhận đạo Kitô trong ý nghĩa chân chính của nó, không nhượng bộ chút nào và không thích nghi một chút nào với nó, nhìn vào những hiện tượng man rợ, dã thú đầy rẫy trong cuộc sống của chúng ta thì không thể không kinh hoàng trước những mâu thuẫn mà giữa chúng chúng ta đang sống và nhiều khi không nhận ra chúng.

Chỉ cần nhớ đến những chuẩn bị cho chiến tranh, những đạn đại bác chứa bi, những viên đạn mạ bạc, những thủy lôi – và hội Chữ Thập Đỏ; những nhà tù biệt giam, những cuộc xử tử bằng điện – và những chăm lo cho các tù nhân; hoạt động từ thiện của những người giàu – và lối sống của họ sản sinh ra những người nghèo để họ có điều kiện làm từ thiện. Và những mâu thuẫn ấy phát sinh không từ chỗ, như có thể có cảm tưởng, là người ta giả bộ làm những tín đồ Kitô giáo trong khi trong bụng họ là những kẻ tà giáo, mà ngược lại, bởi vì người ta thấy thiếu một cái gì đó hay có một sức mạnh nào đó ngăn cản họ trở thành những con người như họ đã cảm thấy mình là thế trong ý thức và như họ muốn là thế trong thực tại.

Con người thời nay không giả bộ căm ghét áp bức, căm ghét bất bình đẳng, căm ghét sự chia rẽ người với người và mọi sự tàn nhẫn không chỉ đối với người, mà cả đối với súc vật – họ quả thật căm ghét tất cả cái đó, nhưng không biết bằng cách nào xóa bỏ, hoặc không có can đảm giã từ những gì duy trì tất cả cái đó, những gì mà họ cho là không thể thiếu.

Quả thật, các bạn hãy thử hỏi riêng từng người cùng thời, anh ta có xem là đáng khen, là xứng đáng với con người của thời đại chúng ta hay không làm cái việc thu vét của dân chúng nhiều khi nghèo xơ nghèo xác những cống nạp để rồi, được đãi ngộ không tương xứng với lao động, dùng tiền của ấy làm ra đại bác, thiên lôi và những công cụ giết người chống lại những dân tộc mà chúng ta muốn sống với họ trong hòa bình và họ cũng muốn sống như thế với chúng ta; hoặc cũng hưởng lương bổng, suốt đời xếp đặt, bố trí những công cụ giết người ấy hay tự mình chuẩn bị giết người và dạy những người khác giết người?

Và hãy thử hỏi, có đáng khen hay không, có xứng đáng với con người hay không và có thích hợp với một tín đồ Kitô giáo hay không làm cái việc – cũng được đãi ngộ – bắt bớ những người bất hạnh, lầm lạc, nhiều khi mù chữ, nghiện rượu vì tội họ đã chiếm đoạt sở hữu của người khác với quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với chúng ta và đã giết người không như chúng ta làm theo thông lệ, và vì những việc như thế mà bỏ tù, hành hạ và giết chết họ? Và có đáng khen hay không, có xứng đáng với con người và với một tín đồ đạo Kitô hay không rao giảng trong dân chúng – cũng lại được đãi ngộ – những mê tín dị đoan biết trước là phi lý và có hại?

Và có đáng khen hay không, có xứng đáng với con người hay không vì sở thích của mình tước đoạt của đồng loại cái thiết yếu cho sự sống còn của nó, như những điền chủ lớn vẫn làm; hoặc bắt nó lao động quá sức, hãm hại đời nó để gia tăng của cải cho mình, như các chủ nhà máy, xưởng thợ vẫn làm; hoặc lợi dụng sự túng thiếu của người khác để làm giàu, như những thương gia vẫn làm? Và từng người riêng rẽ, nhất là nếu được hỏi về người khác, sẽ nói rằng không.

Nhưng đồng thời cũng vẫn người ấy, kẻ trông thấy hết tính đê tiện của những hành vi ấy, lại tự mình, không bị ai cưỡng bức, thậm chí đôi khi không được đền thưởng mà chỉ theo ý thích của mình, vì sự háo danh trẻ con, vì một đồ trang sức bắng sứ, một dải lụa, một ngù kim tuyến mà người ta sẽ cho phép nó đeo lên mình, tự nguyện nhập ngũ, tự nguyện trở thành một công tố viên, một thẩm phán hương xã, một bộ trưởng, một đội trưởng cảnh sát, một giáo chủ, một phó linh mục – nhận những chức vụ mà đã giữ chúng thì con người ấy tất yếu phải làm những việc mà tính đáng xấu hổ và tính đê tiện của chúng nó không thể không biết.

Tôi biết, nhiều người trong những người ấy sẽ quả quyết một cách đầy tự tin rằng họ xem cương vị của mình không chỉ là hợp pháp mà còn thiết yếu, sẽ nói để bênh vực mình rằng mọi quyền lực là từ Thượng Đế, rằng những chức vụ trong nhà nước cần thiết cho phúc lợi của dân, rằng sự giàu có không mâu thuẫn với đạo Kitô, rằng người thanh niên giàu được khuyên chia phát tài sản của mình chỉ trong trường hợp nếu anh ta khao khát trở nên hoàn thiện, rằng sự phân phối của cải như hiện nay và sự buôn bán như hiện nay là có lợi cho tất cả và luôn luôn phải là như thế, v.v.

Nhưng cho dù họ có cố gắng đánh lừa mình và người khác đến đâu, tất cả họ đều biết rằng những gì họ làm đi ngược lại với tất cả những gì họ tin và cho là đích sống, và trong thâm tâm, khi họ ở lại một mình với lương tâm mình, họ xấu hổ và đau khổ nhớ lại những gì họ làm, nhất là nếu tính đê tiện của hoạt động nơi họ đã được chỉ ra cho họ.

Con người thời nay, dù nó có tuyên tín hay không bản tính thần thánh của Kitô, không thể không biết rằng tham gia với tư cách Sa hoàng ư, hay bộ trưởng, hay tình trưởng, hay đội trưởng cảnh sát vào việc bắt một gia đình nghèo bán đi con bò cuối cùng để nộp thuế để rồi dùng những tiền ấy làm đại bác hay trả lương và trợ cấp cho những quan lại àn hại phè phỡn; hoặc tham gia bỏ tù một người đang nuôi sống gia đình anh ta chỉ vì chúng ta đã làm hư hỏng anh ta và buộc gia đình anh ta phải tha phương cầu thực; hoặc tham gia các cuộc cướp bóc và giết người bằng chiến tranh; hoặc rượt chết con bò của người không có đất lạc sang đất của ta; hoặc trừ lương của người công nhân làm thuê cho ta vì y đã sơ ý làm hỏng một vật của ta; bắt trả lãi gấp đôi một người vì túng quẫn đã phải vay tiền của ta; không một ai trong thời đại ngày nay lại có thể không biết rằng tất cả những việc làm ấy là xấu xa, là đáng xấu hổ và không nên làm những việc như thế.

Và mọi người đều biết cái đó; mọi người đều biết rằng cái họ làm là xấu và họ sẽ không vì lẽ gì tự làm nếu mà họ có khả năng chống lại những thế lực đang che mắt họ để họ không nhìn thấy tính tội ác của những hành vi của họ và lôi kéo họ vào những hành vi ấy.

Không ở đâu có thể thấy rõ một cách đáng kinh ngạc đến thế mức độ mâu thuẫn mà đời sống con người thời nay đã đi tới, như là ở chính hiện tượng vừa là phương tiện vừa là biểu hiện cuối cùng bạo lực – ở chế độ quân dịch phổ thông. Chỉ vì trạng thái vũ trang chung và quân dịch chung ấy đến từng bước một, một cách khó thấy, và để làm hậu thuẫn cho nó các chính phủ đã sử dụng tất cả những phương tiện răn đe, mua chuộc, mê hoặc và cưỡng bức, cho nên chúng ta không trông thấy mâu thuẫn gay gắt giữa trạng thái ấy với những tình cảm và tư tưởng Kitô giáo mà quả thật tất cả mọi người trong thời đại chúng ta đã thấm nhuần.

Mâu thuẫn ấy đã trở nên quen thuộc với chúng ta đến nỗi chúng ta không trông thấy toàn bộ sự vô nghĩa và vô luân khủng khiếp ở những hành động của không chỉ những người chọn theo sở thích của mình nghề giết người như thể một nghề rất đỗi khả kính, mà còn cả những người bất hạnh thuận lòng thực hành quân dịch hay những người, ở những nước chưa ban hành chế độ quân dịch, tự nguyện hiến công sức cho sự thuê lính và chuẩn bị chiến tranh. Tất cả những người ấy, mà họ đều hoặc theo đạo Kitô, hoặc tuyên tín chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa tự do, đều biết rằng, hành động như thế, họ trở thành những kẻ can dự và khi tham ngũ trực tiếp thì thành những kẻ thực thi những cuộc giết người tàn nhẫn nhất, vô nghĩa và vô đích nhất, thế nhưng họ vẫn làm.

Nhưng như thế còn ít. Ở Đức, nơi đầu tiên xuất hiện chế độ quân dịch phổ thông, Kaprivi đã nói toẹt cái mà trước đó được hết sức che giấu, ấy là những người sẽ phải giết đi không chỉ là dân ngoại bang, mà là dân mình, là chính những người lao động được biến thành những tên lính và hợp thành đa phần binh lính. Nhưng cả lời thú nhận ấy cũng không mở mắt cho người đời, không khiến họ thấy khủng khiếp. Cả sau cũng như trước đó họ vẫn tiếp tục lũ lượt, như những đàn cừu kéo đến các sở chỉ huy quân sự và phục tùng tất cả những gì người khác đòi hỏi ở họ.

Nhưng cả như thế vẫn ít. Gần đây hoàng đế Đức còn giải thích chính xác hơn ý nghĩa và sứ mệnh của người lính, sau khỉ tuyên dương và trao phần thưởng cho một người lính đã có công bắn chết một tù nhân không vũ khí toan tẩu thoát. Khen ngợi và trao phần thưởng cho người ấy vì một hành vi mà muôn đời ngay cả những người đứng ở bậc thấp nhất của đạo đức cũng xem là đê tiện nhất và hèn hạ nhất, ông hoàng Wilhelm đã cho thấy rằng bổn phận chính của người lính, được các nhà cầm quyền đánh giá cao hơn cả, là làm một đao phủ, mà lại không như những đao phủ chuyên nghiệp chỉ giết những người đã bị kết án, mà làm đao phủ của tất cả những người vô tội bị cấp trên ra lệnh giết.

Nhưng cả như thế vẫn chưa đủ. Năm 1891 cũng ông hoàng Wilhelm ấy, một enfant terrible (đứa trẻ mất dạy _tiếng Pháp) của quyền lực nhà nước thường nói thành lời cái mà những người khác nghĩ, trong khi trò chuyện với những binh sĩ nào đó đã phát biểu trước công chúng những lời sau đây, ngay hôm sau được hàng nghìn tờ báo đăng lại:

“Hỡi những tân binh! – ông ấy nói. – Trước bàn thờ và trước tăng sĩ phụng sự Chúa Trời các người đã tuyên thệ trung thành với tôi. Các người hãy còn quá trẻ để hiểu được ý nghĩa của tất cả những gì được nói ở đây, song trước hết hãy luôn luôn lo lắng làm theo những mệnh lệnh và huấn thị được đưa ra cho các người. Các người đã tuyên thệ trung thành với tôi, đây là những người con của đội cận vệ của tôi, có nghĩa là bây giờ các người là những người lính của tôi, các người đã hiến linh hồn và thân thể cho tôi. Đối với các người giờ đây chỉ có một kẻ thù – cụ thể là kẻ thù của tôi. Với những âm mưu của phái xã hội chủ nghĩa hiện nay, điều có thể xảy ra là tôi sẽ ra lệnh cho các người bắn vào chính họ hàng của các người, vào anh em, thậm chí vào cha mẹ – cầu Chúa không để cái đó diễn ra – và khi đó các người sẽ có nghĩa vụ thi hành vô điều kiện những mệnh lệnh của tôi.”

Con người này đã nói không úp mở cái mà tất cả các nhà cai trị đều biết những cố gắng che dấu. Ông ấy nói thăng rằng những người phục vụ trong quân đội phục vụ ông ta và lợi ích của ông ta và phải sẵn sàng vì lợi ích của ông ta chém giết anh em, cha mẹ của mình.

Ông ta một cách trực tiếp, bằng những lời thô bạo nhất phơi bày tất cả tính khủng khiếp của cái tội ác mà những người tòng quân chuẩn bị thực hiện và tất cả sự vô đáy của tình trạng bị hạ nhục mà họ chấp nhận khi tuyên thệ tuân phục. Ông ta, như một nhà thôi miên táo bạo, thử mức độ ngủ say của người bị thôi miên: gí vào thân người đó một thanh sắt nung đỏ, da thịt người ấy xèo xèo bốc khói, nhưng người ấy không tỉnh giấc.

Một con người đáng thương, ốm yếu và rồ dại vì quyền lực, bằng những lời nói của mình thóa mạ tất cả những gì còn là thiêng liêng đối với con người thời đại chúng ta, nhưng mọi người – những tín hữu đạo Kitô, những người thuộc phái tự do, những người có học thời nay, tất cả không những không phẫn nộ trước sự thóa mạ này, song còn không nhận ra nó. Người ta chào hàng một thử nghiệm tối hậu, cực đoan dưới hình thức thô lậu nhất, bất nhẫn nhất. Song nhân loại tuồng như không nhận ra rằng có thử nghiệm, rằng cần phải lựa chọn. Hình như họ vẫn nghĩ rằng không có sự lựa chọn nào cả và chỉ có một con đường phục tùng ngoan ngoãn như những nô lệ.

Tưởng là những lời điên rồ ấy, lăng nhục tất cả những gì con người thời nay xem là thiêng liêng, sẽ phải khiến mọi người phẫn nộ, nhưng không xảy ra một cái gì tương tự. Tất cả các thanh niên châu Âu từ năm này qua năm khác đều phải chịu thử nghiệm ấy và, trừ những ngoại lệ ít ỏi nhất, tất cả đều chối từ những gì còn có và có thể là thiêng liêng với con người, tất cả đều biểu lộ sự sẵn sàng giết chết anh em, thậm chí cha mẹ mình theo lệnh của bất kỳ một kẻ lầm đường lạc lối nào mặc bộ sắc phục với những đường viền màu đỏ kết hợp với vàng, và chỉ hỏi khi nào được lệnh giết và giết ai. Còn họ thì sẵn sàng.

Ngay ở một con người man rợ vẫn có cái gì đó thiêng liêng mà anh ta sẵn sàng chịu mọi thiệt thòi chứ không nhường. Nhưng đâu cái thiêng liêng ấy ở con người thời đại chúng ta? Người ta bảo hắn: hãy đến làm nô lệ cho tôi, với một chế độ nô lệ sẽ buộc anh thậm chí giết cha đẻ của mình, và con người ấy, rất nhiều khi thông thái, đã học qua đủ mọi khoa học trong trường đại học, sẽ ngoan ngoãn đặt cổ mình vào cái vòng cổ. Người ta mặc cho hắn bộ quần áo của anh hề, lệnh cho hắn nhảy múa, pha trò, cúi chào, chém giết – hắn ngoan ngoãn làm tất cả. Và khi người ta thả hắn ra, hắn như kẻ bị choáng váng trở về với cuộc sống cũ và tiếp tục ba hoa về phẩm giá của con người, về tự do, bình đẳng, bác ái.

“Nhưng biết làm thế nào – nhiều người nhiều khi ngỡ ngàng hỏi. – Giả sử mọi người đều từ chối, thì đi một lẽ. Còn như thế này thì chỉ một mình tôi chịu thiệt, và chẳng ai và chẳng cái gì được lợi.”

Và đúng thế, con người theo nhân sinh quan xã hội luận không thể từ chối. Ý nghĩa cuộc sống của nó – ở trong lợi ích của cá thể nó. Đối vói cá thể của nó tuân phục là tốt hơn, thế là nó tuân phục.

Cho dù người ta có làm gì với nó, có đầy đọa nó thế nào, có hạ nhục nó thế nào, nó sẽ tuân phục bởi vì ở nó không có cái căn cốt cho phép nó một mình đối đầu với bạo lực. Còn đoàn kết lại thì những kẻ cầm quyền sẽ không bao giờ để cho những người như thế làm. Người ta thường nói rằng việc làm ra những phương tiện quân sự giết người khủng khiếp sẽ triệt tiêu chiến tranh; chiến tranh sẽ tự triệt tiêu. Điều ấy không đúng. Giống như có thể gia tăng mãi những phương tiện sát hại con người, cũng thế có thể gia tăng mãi những phương tiện dẫn đưa những con người theo nhân sinh quan xã hội luận đến sự tuân phục.

Dù hàng ngàn, hàng vạn những người như thế có bị chém giết, có bị xé xác thành từng mảnh, họ vẫn sẽ từng đàn, như gia súc không biết suy nghĩ, kéo đến lò sát sinh, bởi vì có người dùng roi vọt xua họ; những người khác cũng dấn thân đến đấy bởi vì trên đường đi họ sẽ được phép đeo lên mình vài dải lụa, vài ngù kim tuyến, và họ thậm chí còn sẽ tự hào vì cái đó.

Và với một thành phần nhân loại như thế, với những người bị làm ngu đến mức họ hứa giết cả cha mẹ mình, các nhà hoạt động xã hội – phái bảo thủ, phái tự do, phái xã hội chủ nghĩa, phái vô chính phủ – luận thuyết về việc bằng cách nào xây dựng một xã hội hữu trí và hữu đức. Từ những con người như thế làm sao tổ chức được xã hội hữu trí và hữu đức? Giống như không thể làm nhà từ những khúc gỗ mục và cong, cũng thế không thể tổ chức một xã hội hữu trí hữu đức từ những con người như thế. Từ họ chỉ có thể hình thành những bầy thú, được điều khiển bằng những tiếng hò hét và roi vọt của những người chăn thú. Và thực tại là như thế.

Và cứ thế, một mặt loài người mệnh danh là Kitô giáo tuyên tín tự do, bình đẳng, bác ái, mặt khác cũng những người yêu chuộng tự do ấy sẵn sàng phục tùng một cách nô lệ nhất, đớn hèn nhất; vì bình đẳng họ sẵn sàng phân chia nhân loại một cách bạo ngược nhất và vô nghĩa nhất, chỉ theo những dấu hiệu bề ngoài, thành thượng lưu và hạ lưu, thành những đồng minh và những kẻ thù; vì tình bác ái họ sẵn sàng giết chết hết những người anh em của mình. (Nếu ở một số dân tộc, ở người Anh và người Mỹ, còn chưa có quân dịch phổ thông (mặc dù đã vang lên những tiếng nói ủng hộ chế độ này) và người ta vẫn tuyển mộ và thuê mướn lính, thì điều đó không làm thay đổi chút nào tình cảnh nô lệ của các dân trong quan hệ với các chính phủ. Đằng ấy từng người phải đi lính và phải giết và bị giết; đằng này từng người phải hiến lao động của mình cho việc thuê mướn và đào tạo những kẻ giết người.)

Những mâu thuẫn của ý thức và từ đấy tình cảnh tai ương của đời sống đã lên đến mức cao nhất và không thể đi xa hơn nữa. Cuộc sống được xây dựng trên những nguyên tắc bạo lực đã đi đến sự phủ định ngay những nền móng mà vì chúng cuộc sống ấy được thiết lập. Sự tổ chức xã hội trên nguyên tắc bạo lực, với mục đích bảo đảm phúc lợi cá nhân, gia đình và xã hội, đã dẫn loài người đến sự phủ định và triệt tiêu những phúc lợi ấy. Phần đầu của lời tiên tri đã trở thành hiện thực đối với những người và những thế hệ người không tiếp nhận học thuyết, còn hậu duệ của họ thì giờ đây được dẫn đến tất yếu trải nghiệm tính chân lý của phần sau.

Ill- Tự do và nghĩa vụ của con người

Theo lý thuyết phổ biến và thiết yếu cho nền đạo đức giả, con người không tự do và không thể thay đổi cuộc sống của mình.

“Con người không thể thay đổi cuộc sống của mình vì nó không tự do; mà nó không tự do bởi vì tất cả các hành vi của nó đều được quy định bởi những nguyên nhân đi trước. Và cho dù con người có làm gì thì vẫn luôn có những nguyên nhân này hay khác mà vì chúng nó đã thực hiện những hành vi này hay khác, vì thế mà con người không thể có tự do và không thể tự mình thay đổi cuộc sống của mình” – những người bênh vực phép siêu hình của đạo đức giả nói. Và họ sẽ hoàn toàn đúng, nếu mà con người là một sinh vật vô thức và bất động trong quan hệ với chân lý, tức là khi đã nhận thức một lần chân lý thì nó ở lại mãi mãi trên một bậc nhận thức.

Nhưng con người là sinh linh hữu thức và nó nhận thức được những mức độ chân lý ngày một lớn hơn, vì vậy nếu con người quả không tự do trong những hành vi này hay hành vi kia, bởi vì hành vi nào cũng có nguyên nhân, thì bản thân nguyên nhân của những hành vi ấy, mà đối với con người hữu thức thì đây là việc con người thừa nhận lẽ phải (chân lý) này hay lẽ phải (chân lý) kia là nguyên nhân vừa đủ của hành vi, ở trong quyền năng của con người.

Thành thử con người, không tự do trong những hành vi này hay khác, lại tự do ở những căn cứ của mọi hành vi được thực hiện. Tựa hồ như người lái đầu máy xe lửa không tự do trong việc thay đổi hướng vận động đã hay đang được thực hiện của đầu máy, song tự do trong việc từ nay quyết định sự vận hành của đầu máy ấy.

Một người có ý thức dù có làm gì, thì nó vẫn hành động thế này chứ không thế khác bởi vì hoặc trong giây phút này nó cho rằng nó đang hành động như cần phải hành động, tức là theo lẽ phải, hoặc bởi vì xưa kia nó đã từng quan niệm như thế và giờ đây chỉ xử sự theo quán tính, theo thói quen, như xưa kia nó từng xử sự.

Trong trường hợp này hay trường hợp khác nguyên nhân hành xử của nó không phải là một hiện tượng nhất định, mà là sự thừa nhận một lẽ phải xác định và từ đấy sự thừa nhận hiện tượng này hay hiện tượng khác là nguyên nhân vừa đủ cho hành vi.

Con người ăn hay không ăn, làm việc hay nghỉ ngơi, chạy trốn hay chấp nhận hiểm nguy – nếu nó là người có ý thức, thì nó hành xử như nó hành xử chỉ bởi vì nó đang cho cái đó là phải, là có lý: cho rằng cần hành xử thế này, chứ không thể khác, mới là đúng lẽ phải, hoặc bởi vì từ lâu nó đã quan niệm như thế.

Còn sự thừa nhận hay không thừa nhận một lẽ phải xác định thì phụ thuộc không vào những nguyên nhân bên ngoài mà vào những nguyên nhân khác, nằm trong con người. Thành thử đôi khi trong những điều kiện bên ngoài tưởng chừng có lợi cho sự công nhận lẽ phải một người lại không công nhận nó, và ngược lại, một người khác trong những điều kiện bất lợi nhất và chẳng có lý do nào thấy được lại công nhận lẽ phải ấy. Như đã nói trong kinh Phúc Âm: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Cha không lôi kéo người ấy” (John VI, 44), tức là sự thừa nhận lẽ phải, làm nên nguyên nhân của mọi hiện tượng đời sống con người, không phụ thuộc vào những hiện tượng bên ngoài, mà phụ thuộc vào những thuộc tính nội tại nào đó của con người mà nó không thể quan trắc.

Vì thế mà con người, không tự do trong những hành vi của mình, lại luôn luôn cảm thấy tự do trong những gì làm nguyên nhân cho những hành vi của nó – trong sự công nhận hay không công nhận lẽ phải (chân lý). Nó cảm thấy mình tự do không chỉ khỏi những sự kiện ngoại tại, diễn ra bên ngoài nó, mà khỏi cả những hành vi của chính mình.

Chẳng hạn, nếu một người do đam mê đã làm một việc trái với lẽ phải được ý thức, thì dẫu sao anh ta vẫn tự do trong việc công nhận hay không công nhận lẽ phải ấy, tức là vẫn có thể, không công nhận lẽ phải, coi hành vi của mình là tất yếu và biện hộ cho mình trong hành vi của mình, hoặc công nhận lẽ phải, coi hành vi của mình là xấu xa và lên án mình vì hành vi ấy.

Thí dụ một con bạc khát nước hay một kẻ nát rượu, không đứng vững được trước cám dỗ và đã ngả theo đam mê của mình, dẫu sao vẫn tự do trọng việc xem cờ bạc và rượu chè hoặc là điều ác xấu, hoặc chỉ là một phương tiện tiêu khiển trung tính. Trong trường hợp thứ nhất anh ta nếu không từ bỏ được ngay đam mê của mình thì càng thành tâm thừa nhận lẽ phải càng chóng tự giải phóng khỏi nó; trong trường hợp thứ hai thì anh ta chỉ làm tăng cường niềm mê đắm và tước đi của mình mọi khả năng giải thoát.

Cũng như thế, một người do không chịu được nóng đã chạy ra khỏi ngôi nhà đang cháy mà không cứu người bạn của mình, vẫn tự do (nếu anh ta nhìn thấy lẽ phải ở việc con người ngay khi tính mạng mình lâm nguy vẫn có bổn phận cứu giúp những sinh mạng khác) xem hành vi của mình là xấu xa và lên án mình, hoặc (nếu anh ta không công nhận lẽ phải ấy) coi hành vi của mình là tự nhiên, tất yếu và không thấy phải biện minh cho mình. Trong trường hợp thứ nhất – trường hợp anh ta thừa nhận lẽ phải, mặc dù đã làm trái với lẽ phải ấy, anh ta chuẩn bị cho mình một loạt hành vi hy sinh quên mình tất yếu phát sinh từ sự thừa nhận ấy; trong trường hợp thứ hai anh ta chuẩn bị một loạt hành động vị kỷ trái ngược với những hành vi nói trên.

Chẳng phải con người bao giờ cũng có thể tự do thừa nhận hay không thừa nhận bất kỳ một lẽ phải (chân lý) nào. Có những chân lý, từ lâu đã được thừa nhận hoặc bởi chính con người, hoặc được truyền thụ cho nó bằng giáo dục, bằng truyền thống, và được nó tin tưởng đến mức hành động theo những chân lý ấy đã trở thành thói quen, thành cái tự nhiên thứ hai của nó, và có những chân lý chỉ mới đang được nó nhận thấy một cách mơ hồ, từ xa.

Con người không tự do như nhau trong việc không thừa nhận loại chân lý đầu và thừa nhận loại chân lý sau. Nhưng còn có loại chân lý thứ ba, loại chưa trở thành động cơ hành động vô thức của con người, nhưng đồng thời đã được nó nhận thấy rõ đến mức nó không thể bỏ qua chúng và tất yếu phải có thái độ thế này hay thế khác với chúng, phải thừa nhận hay không thừa nhận chúng. Đấy, trong quan hệ với những chân lý như thế con người thể hiện tự do.

Ai ai trong đời mình trong quan hệ với chân lý cũng ở trong tình thế một người bộ hành đi trong bóng tối trong ánh sáng ngọn đèn đi trước: anh ta không trông thấy cái gì còn chưa được ngọn đèn soi sáng, cũng không trông thấy những gì đã đi qua và đã bị bóng tối trùm lên và không được quyền thay đổi thái độ của mình với cả cái này lẫn cái kia; nhưng dù anh ta có đứng ở đâu trên đường, anh ta trông thấy cái được ngọn đèn soi sáng và luôn luôn có quyền lựa chọn bên này hay bên kia của con đường.

Đối với từng người, bao giờ cũng có những chân lý chưa thấy, chưa mở ra trước con mắt tinh thần của nó, và có những chân lý khác đã trải nghiệm, đã được hấp thụ và quên đi, và cũng có những chân lý nhất định hiện lên trước nó trong ánh sáng của trí tuệ của nó và đòi hỏi được công nhận. Và chính trong sự công nhận hay không công nhận những chân lý ấy hiển lộ cái mà chúng ta ý thức là tự do của mình.

Tất cả tính khó khăn và tính tưởng chừng không thể giải quyết của vấn đề về tự do của con người xuất phát từ việc những người giải quyết vấn đề này hình dung con người là bất động trong quan hệ với chân lý.

Con người rõ ràng không tự do, nếu chúng ta hình dung nó bất động, nếu chúng ta quên rằng cuộc sống của mỗi người và của toàn nhân loại chỉ là sự vận động liên tục từ bóng tối tới ánh sáng, từ bậc chân lý thấp hơn lên bậc chân lý cao hơn, từ chân lý pha tạp với lầm lạc nhiều hơn tới chân lý được giải phóng khỏi lầm lạc nhiều hơn.

Con người sẽ là không tự do, giả sử nó không biết một chân lý nào và cũng y như thế sẽ không tự do và thậm chí sẽ không có cả khái niệm về tự do, giả sử toàn bộ chân lý phải dẫn đường chỉ lối cho nó trong cuộc đời của nó được một lần và mãi mãi mở ra cho nó với tất cả sự trong sáng không chút pha tạp của mình.

Nhưng con người không bất động đối với chân lý, mà thường hằng, theo mức độ sự vận động trong cuộc sinh tồn của mình, từng con người riêng lẻ cũng như toàn thể nhân loại ngày một nhận thức được một bậc cao hơn của chân lý và ngày một tự giải phóng nhiều hơn khỏi lầm lạc. Vì thế giống người luôn luôn ở trong quan hệ phân ba đối với chân lý: một số chân lý đã được hấp thu sâu đến nỗi trở thành những nguyên nhân vô thức của hành động; những chân lý khác chỉ mới bắt đầu mở ra cho nó; và những chân lý thứ ba mặc dù còn chưa được nó hấp thu, song đã được mở ra cho nó rõ ràng đến nỗi nó tất yếu phải có thái độ này hay khác đối với chúng, phải thừa nhận hay không thừa nhận chúng.

Và chính trong việc thừa nhận hay không thừa nhận những chân lý ấy con người tự do.

Con người tự do không phải vì nó có thể, không phụ thuộc vào bước đi của cuộc sống và những nguyên nhân đang tồn tại và đang ảnh hưởng đến nó, hành xử một cách tùy tiện, mà bởi vì nó có thể, bằng cách thừa nhận chân lý đã mở ra cho nó và tuyên tín chân lý ấy, trở thành người tự do và sung sướng thực hiện cái cơ đồ vĩnh cửu và bất tận của Thượng Đế, đó cũng là cơ đồ của sự sống hoàn vũ, hoặc có thể, bằng cách không thừa nhận chân lý, trở thành nô lệ của chân lý và bị lôi kéo một cách cưởng bức và khổ sở đến chỗ mà nó không muốn đi tới.

Chân lý không những chỉ đường cho cuộc sống con người, mà còn mở ra con đường duy nhất mà cuộc sống con người có thể đi theo. Vì thế tất cả mọi người tất yếu, một cách tự do hay không tự do, sẽ đi theo con đường chân lý: một số tự nguyện thực hiện cái công việc được mách bảo của cuộc sống, những người khác thì vô thức phục tùng quy luật của cuộc sống. Tự do của con người ở trong sự lựa chọn ấy.

Sự tự do ấy, trong những giới hạn chật hẹp như thế, con người thường thấy là bé nhỏ đến mức không nhận ra nó; một số người (các nhà tất định chủ nghĩa) xem cái phần tự do ấy là nhỏ bé đến mức hoàn toàn không thừa nhận nó; những người bênh vực tự do tuyệt đối, chỉ chú mục cái tự do tưởng tượng ấy, coi khinh cái mức độ tự do (hiện thực_ND) mà họ cho là hoàn toàn không đáng kể. Tự do, ẩn chứa giữa những giới hạn của sự không hiểu biết chân lý và sự thừa nhận một mức độ nhất định của chân lý, thường được người đời xem không phải là tự do, nhất là bởi vì dù con người có muốn hay không muốn thừa nhận chân lý đã mở ra cho nó, nó tất yếu sẽ bị bắt buộc thực hiện chân lý ấy trong đời sống.

Con ngựa, cùng với những con khác bị buộc vào cỗ xe thồ, không được tự do không đi trước xe. Và nếu nó không kéo xe, xe ấy sẽ thúc vào chân nó và nó sẽ đi đến đâu mà cỗ xe đi đến và sẽ kéo xe một cách bất đắc chí. Nhưng mặc dù tự do ấy là rất giới hạn, con ngựa vẫn tự do hoặc kéo xe hoặc bị nó kéo đi. Với con người cũng thế.

Dù tự do ấy là lớn hay không lớn so với cái tự do hoang đường mà chúng ta muốn có, tự do ấy vẫn tồn tại một cách không thể hồ nghi, và đó là tự do đích thực, và trong tự do ấy ẩn chứa cái hạnh phúc khả dĩ đối với con người.

Nhưng tự do ấy không chỉ mang lại hạnh phúc cho con người, nó còn là phương tiện duy nhất để thực hiện cái cơ đồ mà sự sống hoàn vũ có sứ mệnh thực hiện.

Theo học thuyết của Kitô, ai nhìn thấy ý nghĩa của đời mình chỉ trong khu vực mà ở đấy nó không có tự do, trong khu vực của các hệ quả, tức là các hành vi, người ấy chưa có cuộc sống chân chính. Theo học thuyết Kitô giáo, người có cuộc sống chân chính chỉ có thể là người đã chuyển di cuộc sống của mình vào khu vực mà ở đó nó có tự do – khu vực của các nguyên nhân, tức là của sự nhận thức và sự thừa nhận chân lý được khai mở, của sự tuyên tín nó và do đó mà của sự thực hiện nó, tất yếu theo sau tuyên tín, như cỗ xe theo sau con ngựa.

Nhìn thấy cuộc sống của mình chỉ ở những công việc của thân xác, con người làm những việc luôn luôn phụ thuộc vào những nguyên nhân không gian và thời gian tồn tại bên ngoài nó. Bản thân nó thậm chí không làm gì, nó chỉ tưởng nó làm, nhưng thực ra tất cả những việc mà nó tưởng là nó làm được làm qua nó bởi một sức mạnh cao hơn, và nó không phải là ngưòi sáng tạo cuộc sống, mà là nô lệ của cuộc sống, còn khi nhìn thấy cuộc sống của mình trong sự thừa nhận và tuyên tín chân lý khai mở cho nó thì nó tự kết nối với nguồn cội của sự sống phổ biến và làm những việc đã không còn là việc riêng tư, cá nhân, phụ thuộc vào những điều kiện không gian và thời gian, mà là những việc không có nguyên nhân mà tự mình là nguyên nhân của tất cả những thứ khác và tự mình có ý nghĩa vô tận, không bị giới hạn bởi một cái gì.

Coi khinh bản chất của cuộc sống chân chính – sự thừa nhận và tuyên tín chân lý – và dồn sức làm những việc ngoại tại nhằm cải thiện cuộc sống của mình, những người theo nhân sinh quan đa thần giáo tựa hồ những hành khách trên tàu thủy vì muốn tới đích nhanh hơn đã tắt máy hơi nước đi để dễ bề bố trí những tay chèo và trong dông bão cố gắng, thay vì chuyển động bằng hơi nước và chân vịt, chèo con tàu bằng những mái chèo không chạm tới nước.

Vương quốc của Thiên Chúa đoạt được bằng nỗ lực và chi những ai nỗ lực mới đoạt được nó – và chính những nỗ lực chối từ sự thay đổi những điều kiện ngoại giới vì sự thừa nhận và tuyên tín chân lý là cái nỗ lực mà bằng nó có thể đoạt được vương quốc của Thiên Chúa, và nỗ lực ấy phải được thực hiện trong thời đại của chúng ta.

Chỉ cần mọi người hiểu được điều đó: chỉ cần họ ngừng chăm lo cho những công việc ngoại tại và phổ biến, mà ở đó họ không có tự do, và dùng chi một phần trăm cái năng lượng được tiêu phí cho những công việc ngoại tại vào lĩnh vực mà ở đấy họ có tự do – vào việc nhận thức và tuyên tín cái chân lý đang đứng sừng sững trước họ, vào việc giải phóng mình và đồng loại khỏi những điều giả dối và giả đạo đức che khuất chân lý, thì không cần nỗ lực và không cần đấu tranh mà cái thể chế cuộc sống phi nghĩa đầy đọa con người và đe dọa đem đến cho nó những tai họa còn tồi tệ hơn sẽ lập tức sụp đổ và vương quốc của Thiên Chúa, hay dù chỉ bậc đầu tiên của nó, mà loài người với trình độ nhận thức hiện nay đã sẵn sàng đi tới, sẽ được thực hiện.

Giống như nhiều khi chỉ cần một tác động để cho dung dịch bão hòa của chất muối chuyển hóa thành tinh thể, cũng như thế, hiện giờ có thể chỉ một nỗ lực nhỏ nhất đã là đủ để cho chân lý đã mở ra cho loài người chiếm lĩnh hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu con người – để cho một dư luận xã hội tương thích với ý thức được thiết lập và từ đấy mà toàn bộ thể chế đời sống hiện hữu thay đổi. Và việc thực hiện nỗ lực ấy phụ thuộc vào chúng ta.

Chỉ cần mỗi người trong chúng ta cố gắng hiểu và thừa nhận cái chân lý Kitô giáo ấy, nó dưới những hình thức đa dạng nhất và từ khắp phía bao quanh chúng ta và đòi thâm nhập hồn ta; chỉ cần chúng ta ngừng nói dối và ngừng giả bộ là chúng ta không trông thấy chân lý ấy hay muốn thực hiện nó đấy, nhưng chỉ không ở cái phần mà nó trước hết đòi hỏi ở chúng ta; chỉ cần chúng ta thừa nhận cái chân lý đang mời gọi chúng ta ấy và mạnh dạn tuyên tín nó, thì chúng ta sẽ lập tức thấy hàng ngàn, hàng triệu người cũng ở trong cảnh ngộ như chúng ta, cũng nhận ra chân lý như chúng ta và cũng như chúng ta chỉ chờ những người khác công nhận chân lý ấy.

Chỉ cần con người ta thôi dối trá, thế thì họ sẽ lập tức thấy rằng cái thể chế đời sống tàn nhẫn mà một mình nó trói buộc họ và được họ xem là một cái gì đó vững chắc, tất yếu và thiêng liêng, được trời định – toàn bộ thể chế ấy đã lung lay và còn được duy trì chỉ bởi sự dối trá và giả nhân giả nghĩa mà bằng nó chúng ta cùng với những người giống chúng ta nâng đỡ nó.

Nhưng nếu là thế, nếu đúng là việc phá bỏ thể chế đời sống hiện hữu phụ thuộc vào chúng ta thì chúng ta có quyền hay không phá bỏ nó mà không biết rõ chúng ta sẽ đặt cái gì vào vị trí của nó? Cái gì sẽ đến với thế giới, nếu trật tự hiện hữu của các sự vật bị hủy bỏ?

“Cái gì sẽ có ở đấy, bên ngoài những bức tường của thế giới mà chúng ta rời bỏ?”’.

Lời của Herzen.

Sợ thật đấy – trống không, mênh mông, tha hồ theo sở thích mình… Nhưng đi thế nào được, nếu không biết đi về đâu, để mất đi thế nào được, nếu không thấy trước những thu hoạch?…

Nếu mà Colomb suy tính như thế, thì ông ta sẽ không bao giờ nhổ neo. Thật là điên rồ bơi qua đại dương mà không biết đường, bơi qua đại dương mà chưa ai bơi qua, bơi đến một xứ sở mà sự tồn tại của nó là một câu hỏi. Song nhờ sự điên rồ ấy ông ta đã phát hiện ra một thế giới mới. Tất nhiên sẽ là dễ chịu hơn, nếu mà các dân tộc được di chuyển từ một hotel garni (khách sạn được trang bị đầy đủ – tiếng Pháp_ND) này sang một hotel garni khác, chỉ hiềm một nỗi không có ai để chuẩn bị trước những căn hộ mới. Trong tương lai sẽkhông có cái gì tồi tệ hơn là trong đại dương, hoàn cảnh và con người sẽ biến tương lai ấy thành cái gì thì nó sẽ là cái đó.

“Nếu vị hài lòng với thế giới cũ – hãy cố gắng bảo tồn nó, nó yếu ớt lắm rồi và chẳng sống được lâu nữa đâu; nhưng nếu vị cảm thấy không chịu đựng được cuộc sống trong xung đột bất tận giữa xác tín và thực tại, nghĩ một đằng làm một nẻo, thì hãy liều ra khỏi những mái vòm trung cổ sơn trắng. Tôi rất biết rằng cái đó không dễ dàng. Đâu phải trò đùa giã từ tất cả những gì con người đã quen thuộc từ khi ra đời, những gì mà với chúng con người lớn lên và trưởng thành. Người ta sẵn sàng chịu đựng những hy sinh khủng khiếp, nhưng không phải những hy sinh mà cuộc sống mới đòi hỏi ở họ.

Họ có sẵn sàng hy sinh nền văn minh hiện đại, lối sống, tôn giáo, đạo đức đã được quy ước hay không? Họ có sẵn sàng để mất đi tất cả những thành quả được làm nên bằng những nỗ lực to lớn đến thế, những thành quả mà chúng ta khoe khoang đã ba thế kỷ, để mất đi tất cả những tiện nghi và những quyến rũ của cuộc sống chúng ta, cự tuyệt tuổi già thông thái để chọn tuổi xuân hoang dã, đập tan lâu đài thừa kế của mình vì một thú vui đặt móng cho tòa nhà mới, chắc chắn sẽ được dựng xây tốt hơn nhiều sau khi chúng ta không còn nữa?” (Herzen, t.v, tr.55).

Gần nửa thê kỷ trước đây một nhà văn Nga đã nói như thế, bằng trí tuệ sáng suốt của mình thời ấy ông đã nhìn thấy rõ cái mà giờ đây bất kỳ người nào dù ít suy nghĩ nhất trong thời đại chúng ta cũng thấy: sự không thể tiếp tục sống trên các cơ sở cũ và sự cần phải thiết lập những hình thức mới nào đó của đời sống.

Ngay từ quan điểm thế tục sơ giản nhất và hạ đẳng nhất cũng rõ rằng sẽ là điên rồ ở lại dưới mái vòm của ngôi nhà không chịu được sức nặng của nó nữa và cần ra khỏi nó. Và quả thật, khó nghĩ ra một tình thế nào tai ương hơn tình thế hiện nay của thế giới Kitô giáo, với những dân tộc được vũ trang để chống lại nhau, với những thuế khóa gia tăng liên tục mà không thể kìm giữ nhằm bảo đảm cho những chuẩn bị quân sự ngày một ráo riết, với lòng căm thù ngày một lan rộng của tầng lớp lao động đối với tầng lớp giàu có, với lưỡi kiếm chiến tranh của Damocles treo lơ lửng trên đầu mọi người, luôn luôn sẵn sàng và sớm hay muộn sẽ tất yếu bổ xuống.

Vị tất có cuộc cách mạng nào có thể đem lại nhiều tai họa cho đa số quần chúng nhân dân hơn là cái trật tự, hay nói đúng hơn cái mất trật tự, của cuộc sống hiện nay của chúng ta, với những nạn nhân thường nhật của lao động trái tự nhiên, của sự khốn cùng, của tệ nát rượu, tệ trụy lạc và với tất cả những nỗi khủng khiếp của cuộc chiến tranh sắp tới mà chỉ một năm sẽ ngốn nhiều nạn nhân hơn tất cả các cuộc cách mạng trong thế kỷ này.

Cái gì sẽ đến với chúng ta, với toàn thể loài người, nếu từng người trong chúng ta thực hiện những gì mà Thượng Đế đòi hỏi ở y thông qua lương tâm được đặt vào y? Tai họa sẽ đến hay không đến từ việc là tôi, toàn bộ phụ thuộc vào chủ, trong cơ sở sản xuất được chủ lập ra và lãnh đạo sẽ làm những gì mà chủ sai tôi làm nhưng tôi, do không biết những mục đích cuối cùng của chủ, lại cho là kỳ quặc?

Nhưng thậm chí không phải câu hỏi ấy: “cái gì sẽ đến?” làm cho người đời lo lắng, khi mà họ chần chừ thực hiện ý chí của chủ, câu hỏi khiến họ lo lắng, đó là làm thế-nào sống được nếu không có những điều kiện sống quen thuộc mà chúng ta gọi là khoa học, nghệ thuật, văn minh, văn hóa. Chúng ta từng người cảm thấy tất cả gánh nặng của cuộc sống hiện nay, chúng ta cũng thấy rằng cái trật tự đời sống này, nếu nó tiếp tục, sẽ tất yếu diệt vong chúng ta, nhưng đồng thời chúng ta lại muốn sao cho những điều kiện sống của chúng ta, đã hình thành trong cuộc sống ấy: những khoa học, những nghệ thuật, những văn minh, văn hóa của chúng ta, khi cuộc sống của chúng ta biến đổi, vẫn sẽ còn lại nguyên vẹn.

Tựa hồ một người đang sống trong nhà cũ, khổ sở vì lạnh và vì mọi thứ không tiện lợi trong nhà và ngoài ra còn biết chắc rằng ngôi nhà ấy sẽ đổ nay mai, nhưng lại chỉ ưng thuận cho xây lại nhà với điều kiện không phải ra khỏi nhà – một điều kiện ngang với từ chối xây lại nhà. “Sao tôi lại phải ra khỏi nhà, mất đi trong một thời gian mọi tiện nghi, mà nhà mới thì sẽ không được xây hay được xây một cách khác và ở đấy sẽ không có những gì mà tôi đã quen?”

Nhưng khi đã có vật liệu, có thợ xây, thì mọi xác suất đều nói rằng nhà mới sẽ tốt hơn nhà cũ, đồng thời không chỉ có xác suất, mà có cái không thể hồ nghi là nhà cũ sẽ sụp đổ và sẽ đè chết những ai ở lại trong đó. Có giữ được những điều kiện sống quen thuộc như xưa hay chúng sẽ bị hủy bỏ, có hình thành hay không những điều kiện mới, tốt hơn – tất yếu vẫn phải ra khỏi những điều kiện cũ, đã trở nên bất khả thể và nguy hại, của cuộc sống chúng ta và bước về phía tương lai.

“Sẽ biến mất mọi khoa học, nghệ thuật, văn minh, văn hóa!”

Song tất cả những thứ ấy chỉ là những biểu hiện khác nhau của chân lý – còn những thay đổi sắp đến sẽ được thực hiện chỉ vì sự nhích lại gần với chân lý và thực hiện nó. Thế thì làm sao những biểu hiện của chân lý lại có thể biến mất do chân lý được thực hiện? Chúng sẽ khác đi, sẽ tốt hơn và cao hơn, nhưng tuyệt đối sẽ không bị tiêu hủy. Sẽ tiêu vong trong chúng những gì là sai lầm; còn những gì là từ chân lý, thì cái đó sẽ chỉ thịnh phát và ngày càng lớn mạnh.

Hãy tỉnh ngộ, hỡi những con người, và hãy tin vào Tin Mừng, vào học thuyết về cái phúc. Nếu các bạn không tỉnh ngộ, thì tất cả sẽ chết như những người bị Pilate giết đã chết, như những người bị tháp Siloham đè bẹp đã chết, như hàng triệu và hàng triệu người giết người và bị giết, xử phạt người và bị xử phạt, hành hạ người và bị hành hạ đã chết, như cái người đã đổ thóc cho thật đầy vựa và chuẩn bị sống lâu nhưng đã chết một cách ngu xuẩn ngay trong đêm mà hắn định bắt đầu sống. “Hãy tỉnh ngộ, hỡi những con người, và hãy tin vào Tin Mừng” – Đức Kitô đã nói 1.800 năm trước đây và giờ đây vẫn nói với sức thuyết phục còn lớn hơn – bằng tính tai ương và phi lý của cuộc sống chúng ta mà Người đã tiên báo và ngày nay đã trở thành hiện thực và đi tới những giới hạn cuối cùng của sự tai ương và phi lý.

Bởi lẽ giờ đây, sau biết bao thế kỷ của những cố gắng phí uổng bảo đảm cuộc sống cho mình bằng tổ chức bạo lực mang bản chất tà giáo, cái xem ra đã không thể không là hiển nhiên với bất kỳ một ai – đó là tất cả những nỗ lực hướng tới đích ấy chỉ mang những hiểm nguy mới vào đời sống cá nhân cũng như xã hội chứ tuyệt không bảo đảm cho nó.

Bởi lẽ cho dù chúng ta có tự xưng là gì, có khoác lên mình những lễ phục gì, có xức những thứ dầu thánh gì trước mặt những linh mục nào, có sở hữu bao nhiêu triệu đồng, bao nhiêu lính gác có đứng dọc đường ta đi, bao nhiêu cảnh sát có bảo vệ tài sản của ta, dù ta có hành quyết bao nhiêu những kẻ bị gọi là bọn cách mạng ác ôn hay vô chính phủ, có lập lên những kỳ công thế nào, có thiết lập những nhà nước thế nào và có xây nên những thành trì và đài tháp thế nào từ tháp Babylone đến tháp Eiffel – trước tất cả chúng ta luôn luôn hiện lên hai điều kiện không thể tránh khỏi của cuộc sống chúng ta, hủy tiêu toàn bộ ý nghĩa của nó: 1) cái chết, phút nào cũng có thể đến với bất cứ ai trong chúng ta, và 2) sự không bền vững của tất cả những gì ta làm – tất cả đều tiêu biến nhanh chóng và không vết tích.

Dù chúng ta có làm gì: thành lập các quốc gia, dựng xây các cung điện và đài tưởng niệm, sáng tác những trường ca và ca khúc – tất cả cái đó đều sống không lâu, đều qua đi, không để lại dấu vết. Vì vậy, dù chúng ta có che giấu khỏi chính mình đến đâu, chúng ta giờ đây không thể không thấy rằng ý nghĩa của cuộc sống chúng ta không thể ở trong sự sinh tồn xác thịt của cá thể thường chịu những đau khổ không thể tránh và cái chết tất yếu, và cũng không thể ở bất kỳ một thiết chế hay một tổ chức thế tục nào.

Dù bạn có là ai, hỡi người đọc những dòng này, hãy nghĩ về vị trí của bạn và về những nghĩa vụ của bạn – không phải về vị trí của một điền chủ, một thương nhân, một thẩm phán, một hoàng đế, một tổng thống, một bộ trưởng, một linh mục, một người lính mà bạn tạm thời chiếm giữ, và cũng không vì những nghĩa vụ tưởng tượng mà những vị trí ấy đặt lên bạn, mà về vị trí đích thực của bạn – cái vị trí muôn thuở của một sinh linh do ý chí của ai đó sau cả một vĩnh cửu của sự không tồn tại đã bước ra khỏi trạng thái vô thức và bất cứ lúc nào theo ý chí của ai đó có thể trở về nơi mà từ đấy bạn đã bước ra.

Hãy nghĩ về những nghĩa vụ của mình: không phải về những nghĩa vụ tưởng tượng của một điền chủ đối với điền trang của mình, của một thương nhân đối với tư bản, của một hoàng đế, một bộ trưởng, một viên chức đối với nhà nước, mà về những nghĩa vụ đích thực của bạn, phát sinh từ vị trí đích thực của bạn – vị trí một sinh linh được gọi vào đời và được ban thưởng trí tuệ và tình yêu. Bạn có làm cái mà Đấng đã phái bạn xuống nhân thế, và bạn rất mau chóng sẽ trở về với Đấng ấy, đòi hỏi ở bạn?

Bạn có làm cái mà Đấng ấy muốn ở bạn? Bạn có làm đúng cái đó không, khi với tư cách một điền chủ, một chủ nhà máy, bạn tước đoạt sản phẩm lao động của những người nghèo và xây dựng cuộc sống cho mình trên sự cướp bóc ấy, hoặc với tư cách người cai trị, người chánh án bạn hà hiếp, kết án người khác chịu những hình phạt, hoặc với tư cách một quân nhân, bạn đang chuẩn bị những cuộc chiến tranh, bạn tham chiến, bạn cướp bóc, bạn giết người?

Bạn nói rằng thế gian đã được sắp đặt như thế, rằng cái đó là không thể tránh khỏi, rằng bạn không theo ý mình làm những điều mà bạn buộc phải làm. – Nhưng lẽ nào có thể có cái sự việc là ở bạn, nằm sâu trong bạn vẫn hiện diện mãnh liệt đến thế một nỗi ghê tởm đối với những đau khổ của con người, đối với sự hành hạ, sự sát hại họ và đồng thời một nhu cầu yêu thương người khác và, còn mãnh liệt hơn, được người khác yêu thương; và bạn nhận thấy rõ mồn một rằng chỉ khi thừa nhận mọi người bình đẳng và khi mọi người phụng sự lẫn nhau thì loài người mới có thể đạt tới cái hạnh phúc lớn nhất có thể có được và đó cũng là cái mà trái tim, trí tuệ của bạn, tín ngưỡng mà bạn tuyên tín và cả khoa học cũng nói với bạn,

– nhưng bất chấp tất cả cái đó, bằng những suy luận rất mơ hồ và rắc rối nào đó bạn lại buộc phải làm tất cả những điều ngược lại: buộc phải, với tư cách một điền chủ hay một nhà tư bản, xây dựng cuộc sống của mình trên sự áp bức nhân dân; hoặc với tư cách một hoàng đế hay tổng thống, phải chi huy quân đội, tức là làm người chỉ huy và lãnh đạo những kẻ giết người; hoặc với tư cách một nhân viên của chính phủ, buộc phải bằng cưỡng bức tước đoạt của những người nghèo những đồng tiền làm bằng xương máu của họ để tự dùng hay chia cho những người giàu; hoặc, với tư cách một chánh án, một hội thẩm, phải phán quyết những người lầm lạc chịu những hình phạt nặng nề, thậm chí tử hình, do việc người ta đã không được biết chân lý; hoặc – đây là điểm chính và toàn bộ cái ác của thế giới nương tựa vào – bạn, cũng như mọi người đàn ông trẻ tuổi, buộc phải đi lính và, chối bỏ ý chí của mình và mọi tình cảm của con người, thề hứa tuân theo ý chí của những kẻ xa lạ với bạn giết chết tất cả những ai mà họ ra lệnh cho bạn?

Cái đó không thể nào có.

Nếu người ta vẫn nói với bạn rằng tất cả cái đó đều cần thiết để duy trì thể chế đời sống hiện hữu, còn thể chế đời sống hiện hữu với cảnh bần cùng, với nạn đói, với những nhà tù, những hình phạt, quân đội, chiến tranh thì lại cần thiết cho xã hội và nếu thể chế ấy sụp đổ thì những tai họa tồi tệ nhất sẽ ập đến – thì đó toàn là lời lẽ của những ai thu lợi từ thể chế đời sống này, còn những người, đông hơn gấp 10 lần, phải đau khổ vì nó, thì tất tất cả họ đều nghĩ và nói ngược lại. Và tự bạn trong thâm tâm biết rằng cái đó không đúng, rằng thể chế đời sống hiện hữu đã lỗi thời và tất yếu phải được xây dựng lại trên những nguyên tắc mới và vì thế tuyệt không cần thiết hy sinh những tình cảm của con người để duy trì nó.

Nhưng cái chính là cứ cho rằng thể chế hiện hữu là cần thiết, thì tại sao cụ thể bạn lại thấy mình có nghĩa vụ chà đạp lên tất cả những tình cảm tốt đẹp nhất của con người để nâng đỡ nó? Aĩ đã xếp đặt bạn làm hộ lý cho cái thể chế đang tự hủy hoại này? Cả xã hội, cả nhà nước, mọi người chưa bao giờ cầu xin bạn nâng đỡ cái chế độ này, giữ vị trí một điền chủ, một thương nhân, một hoàng đế, một linh mục, một người lính mà bạn đang giữ; và bạn biết rất rõ, rằng bạn đang giữ cái vị trí ấy tuyệt không phải vì mục đích tự hy sinh để nâng đỡ một trật tự đời sống cần thiết cho hạnh phúc của mọi người, mà vì chính mình: vì cái tư lợi của mình, vì sự ham hố danh dự, vinh quang, vì sự lười biếng và hèn nhát của mình.

Giả sử bạn không mong muốn vị trí ấy, thì bạn đã không làm những gì cần làm để giữ vững nó. Hãy thử thôi làm biết bao nhiêu chuyện phức tạp, tàn nhẫn, nham hiểm và hèn hạ mà bạn vẫn không ngừng làm để giữ cho bằng được địa vị của mình, thì bạn sẽ đánh mất nó tức thì. Hãy chỉ thử, với tư cách người cai trị hay một viên chức, thôi nói dối, thôi làm những việc đê tiện, thôi tham gia bạo lực và trừng phạt; với tư cách một linh mục, thôi lừa bịp; với tư cách một điền chủ, một chủ nhà máy thôi bảo vệ sở hữu của mình bằng tòa án và những cưỡng chế, thì bạn lập tức sẽ mất đi cái vị trí mà bạn nói được áp đặt cho bạn và bạn cảm thấy nó là gánh nặng cho mình.

Không thể có cái việc là con người trái ngược với ý chí của nó bị đặt vào vị trí không thể dung hợp với ý thức của nó.

Nếu bạn ở trong hoàn cảnh như thế thì không phải vì cái đó cần thiết cho ai đó mà chỉ bởi bạn muốn như thế. Vì thế mà, đã biết rằng vị trí của bạn mâu thuẫn trực tiếp với cả tâm hồn, cả trí tuệ, cả tín ngưỡng của bạn và cả khoa học mà bạn tín tưởng, không thể không suy nghĩ về vấn đề bạn có làm hay không cái bạn phải làm, một khi bạn vẫn ở lại trên vị trí ấy và, cái chính, vẫn cố gắng biện minh cho nó?

Bởi vì vẫn có thể liều mắc sai lầm, giả sử bạn có thời gian để nhận ra và sửa chữa sai lầm của mình, hoặc giả sử cái mà vì nó bạn đánh liều có một tầm quan trọng nào đó. Nhưng khi bạn biết chắc chắn là bạn bất cứ lúc nào cũng có thể biến mất mà không có bất kỳ khả năng nào cho bạn lẫn cho những người bị bạn lôi kéo vào sai lầm sửa chữa cái sai ấy, và ngoài ra bạn còn biết rằng dù bạn có làm gì để thu xếp thế giới ngoại tại, tất cả đều sẽ tiêu biến rất mau chóng và chắc chắn, như bản thân bạn, không để lại vết tích nào, thế thì hiển nhiên là không có cái gì để vì nó mà bạn phải liều mắc một sai lầm khủng khiếp đến thế.

Tất cả đều quá đơn giản và rõ ràng, nếu mà chúng ta bằng sự giả dối của mình không làm mờ tối đi cho mình cái chân lý đã được khai mở cho chúng ta.

“Hãy chia sẻ những gì mình có với những người khác, đừng thu thập của cải, đừng tự cao tự đại, đừng ăn cướp, đừng hành hạ, đừng giết hại bất cứ một ai, đừng làm cho người cái bạn không muốn người làm cho bạn” – đã được nói không phải 1.800, mà 5.000 năm trước đây, và lẽ ra sẽ không ai có thể hồ nghi tính chân lý của luật này, nếu mà không có sự dối trá: nếu không làm được những điều đó, thì ít nhất sẽ không thể không thừa nhận rằng cần phải luôn luôn làm như thế và ai không làm, người ấy hành động xấu.

Nhưng bạn nói rằng còn có những lợi ích chung, mà vì chúng có thể và cần phải giết chóc, hành hạ, cướp bóc. Để một người chết tốt hơn để cả dân tộc, bạn nói như giáo chủ Caiphe đã nói[65] và bạn ký án tử hình cho người này, người kia, người thứ ba, nạp đạn vào súng để bắn con người phải chết vì lợi ích chung ấy, bỏ tù anh ta, tước đoạt tài sản của anh ta. Bạn nói bạn làm những việc tàn nhẫn ấy bởi vì cảm nhận mình là con người của xã hội, của quốc gia, có nghĩa vụ phụng sự chúng và thi hành luật pháp của chúng với tư cách một điền chủ, một chánh án, một hoàng đế, một quân nhân. Song vấn đề là ở chỗ ngoài sự thuộc về một quốc gia xác định, với những nghĩa vụ phát sinh từ đấy, bạn còn thuộc về sự sống bất tận của hoàn vũ và Thượng Đế với những nghĩa vụ cũng phát sinh từ đấy.

Nếu những nghĩa vụ của bạn, phát xuất từ việc bạn, thuộc về một gia đình, một xã hội nhất định, luôn luôn phải được đặt dưới những nghĩa vụ phát xuất từ sự thuộc về một quốc gia, thì cũng đúng như thế, những nghĩa vụ phát xuất từ việc bạn thuộc về một quốc gia tất yếu phải được đặt xuống dưới những nghĩa vụ phát xuất từ việc bạn thuộc về sự sống hoàn vũ, thuộc về Thượng Đế.

Và tựa như sẽ là phi lý chặt đi những cột điện tín để bảo đảm sưởi ấm cho một gia tộc hay xã hội và gia tăng phúc lợi của nó, bởi lẽ việc ấy sẽ vi phạm luật pháp bảo vệ lợi ích của quốc gia, cũng hệt như thế sẽ là phi lý để bảo đảm sự tồn tại của quốc gia và gia tăng phúc lợi của nó hành hạ, trừng phạt, giết hại dù chỉ một người, bởi vì cái đó sẽ vi phạm những luật thiên định bảo đảm phúc lợi của thế giới.

Những nghĩa vụ của bạn, phát xuất từ việc bạn thuộc về một nước, không thể không quy phục cái nghĩa vụ vĩnh cửu và tối cao, từ việc bạn thuộc về sự sống bất tận của thế giới hay là thuộc về Thượng Đế và không thể mâu thuẫn với nghĩa vụ ấy, như 1.800 năm trước đây những môn sinh của Kitô đã nói (Công cụ IV, 19): “Các ông thử xét xem, có phải lẽ nghe lời các ông hơn lời Thiên Chúa không?” và (V, 29): “Cần phải phục tùng Thiên Chúa hơn phục tùng con người.”

Người ta thuyết phục bạn rằng để không phá vỡ cái trật tự hôm qua mới được mấy người sắp đặt trong một góc nhất định của thế giới và thay đổi xoành xoạch, bạn phải đành lòng thực hiện những hành vi đầy đọa, hành hạ, sát hại những người khác – những hành vi phá vỡ trật tự thế giới bất biến và vĩnh hằng được chính Thượng Đế thiết lập. Lẽ nào có thể có điều ấy?

Cho nên bạn không thể không ngẫm nghĩ về vị trí của bạn – vị trí của một điền chủ, một thương nhân, một chánh án, một hoàng đế hay tổng thống, một bộ trưởng, một linh mục, một người lính – nó luôn luôn gắn liền với sự áp bức, bạo lực, lừa gạt, hành hạ và sát hại con người, và bạn không thể không thừa nhận tính bất chính của nó.

Tôi không nói nếu bạn là điền chủ thì bạn phải lập tức phát đất của mình cho những người nghèo, nếu bạn là nhà tư bản thứ phải lập tức hiến tiền và nhà máy cho công nhân, nếu là Sa hoàng, bộ trưởng, viên chức, chánh án, tướng soái thì phải lập tức chối bỏ địa vị có lợi của mình, nếu là người lính (tức là giữ vị trí mà mọi bạo lực đều dựng xây trên đó) thì phải lập tức từ bỏ vị trí của mình bất chấp mọi nguy hiểm xuất phát từ sự từ chối tuân thủ ấy.

Nếu bạn làm được như thế thì bạn sẽ làm được cái tốt nhất, nhưng có thể xảy ra – và có nhiều khả năng hơn cả – là bạn sẽ không thể làm được: bạn có những quan hệ, có gia đình, có cấp dưới, cấp trên, bạn có thể chịu ảnh hưởng của nhũíng cám dỗ mạnh đến mức bạn sẽ không có sức hành xử như thế – song thừa nhận chân lý là chân lý và không nói dối thì bạn bao giờ cũng làm được. Không khẳng định rằng bạn tiếp tục làm điền chủ, làm chủ nhà máy, làm thương nhân, họa sĩ, nhà văn bởi vì cái đó hữu ích cho loài người, rằng bạn tiếp tục giữ chức tỉnh trưởng, chưởng lý, Sa hoàng không vì thích thú mà vì lợi ích của dân chúng; rằng bạn tiếp tục làm lính không vì sợ bị trừng phạt mà vì cho rằng cần có quân đội để bảo đảm đời sống cho mọi người; không nói dối như thế trước mình và trước những người khác là việc bạn bao giờ cũng làm được, và không chỉ làm được, mà phải làm, bởi vì hạnh phúc duy nhất của đời bạn là ở đấy – ở sự giải phóng mình khỏi dối trá và tuyên tín chân lý.

Và chỉ cần bạn làm điều ấy thì hoàn cảnh của bạn tự nó tất yếu sẽ thay đổi.

Trong đời bạn, chỉ có một việc mà ở đấy bạn tự do và toàn năng, còn tất cả những thứ khác ở ngoài quyền năng của bạn. Việc ấy là nhận thức và tuyên tín chân lý.

Thế mà bỗng nhiên, chỉ vì những người giống hệt bạn, những kẻ lầm lỗi đáng thương đã phủ dụ bạn rằng bạn là người lính, là hoàng đế, là điền chủ, là phú gia, là linh mục, là tướng soái – bạn bắt đầu làm những điều ác rõ ràng đi ngược lại trí tuệ và trái tim của bạn: bắt đầu hành hạ, cướp bóc, giết hại những người khác, xây dựng cuộc sống của mình trên những đau khổ của họ và, cái chính – thay vì thực hiện công việc duy nhất của đời mình là thừa nhận và tuyên tín chân lý mà bạn hiểu biết – bạn lại gắng sức giả bộ không hiểu biết và che giấu nó khỏi mình và những người khác, bằng cách ấy hành động trái ngược với cái việc độc nhất mà bạn có sứ mệnh thực hiện.

Và bạn hành động như thế trong những điều kiện nào? Bạn, người lúc nào cũng có thể chết, ký án tử hình, tuyên chiến, dự chiến, phán xử, hành hạ, cướp bóc những người lao động, sống phè phỡn giữa những kẻ bần cùng và dạy những người yếu đuối và tin tưởng vào bạn rằng tất cả phải là như thế và nghĩa vụ của mọi người là thế, song mạo hiểm thay, ngay lúc bạn vừa làm xong điều đó, một con vi khuẩn khoặc một viên đạn bỗng tấn công bạn, thế là bạn nấc lên và lăn ra chết và mãi mãi mất đi khả năng sửa chữa, sửa đổi những điều ác mà bạn đã làm cho những người khác và, cái chính, cho chính mình bởi đã hãm hại một cách phí uổng cuộc sống được cho bạn một lần trong toàn bộ vĩnh hằng và đã không làm một việc duy nhất mà rõ ràng bạn phải làm.

Bởi lẽ dù điều này có đơn sơ, có cũ kỹ thế nào và dù chúng ta có làm mông muội mình đến đâu bằng sự dối trá và sự tự kỷ ám thị phát sinh từ đó, không gì có thể phá vỡ tính bất khả nghi của cái chân lý giản dị và rõ ràng, đó là không một nô lực ngoại tại nào có thể bảo đảm được cuộc sống của chúng ta – cuộc sống tất yếu gắn liền với những đau khổ không thể tránh và kết thúc bằng cái chết còn không thể tránh hơn và có thể đến bất cứ giây phút nào, và vì thế cuộc sống của chúng ta không thể có một ý nghĩa nào khác mà chỉ ở sự thực hiện từng giờ từng phút cái mà sức manh đã phái chúng ta vào cuộc sống mong muốn ở chúng ta và đã cho chúng ta trong cuộc sống ấy một hướng đạo viên bất khả nghi: ý thức hữu trí của chúng ta.

Và vì thế sức mạnh ấy không thể mong muốn ở chúng ta cái gì là phi lý và bất khả thi: sự thu xếp cuộc sống xác thịt tạm thời của chúng ta hay cuộc sống của xã hội hoặc quốc gia. Sức mạnh ấy đỏi hỏi ở chúng ta cái mà chỉ nó là bất khả nghi và vừa hữu lý vừa khả thi: phụng sự cho vương quốc của Thiên Chúa, tức là giúp sức cho công cuộc kiến tạo một thể đoàn kết lớn nhất giữa tất cả các vật sống – thể đoàn kết chỉ có thể có được trong chân lý, từ đó mà thừa nhận và tuyên tín cái chân lý đã mở ra cho chúng ta, mà việc này thì bao giờ cũng ở trong khả năng của chúng ta.

“Hãy tìm kiếm vương quốc của Thiên Chúa và chân lý của Người, còn tất cả những thứ khác sẽ tự đến với các người.” Ý nghĩa duy nhất của cuộc sống là phục vụ nhân thế bằng giúp sức cho sự thiết lập vương quốc của Chúa. Mà sự phục vụ ấy thì chỉ có thể được thực hiện thông qua sự thừa nhận và tuyên tín chân lý bởi từng người.

“Nhưng vương quốc của Thiên Chúa sẽ không đến một cách thấy được, và người ta sẽ không nói: nó ở đây hay nó ở đằng kia. Bởi vì quả thật: vương quốc của Thiên Chúa ở trong bạn.”

[63] Vương Quốc của Thiên chúa ở trong ta (“Tsartvo bozhie vnutri nas”) Đây là tác phẩm nghị luận lớn nhất của Tolstoi. Tên đầy đủ của nó là “Vương quốc của Thiên Chúa ở trong ta, hay là đạo Kitô không như một học thuyết thần bí mà như một nhân sinh quan mới”. Tác phẩm được viết từ tháng Bảy năm 1890 đến tháng Năm 1893. Khởi thủy, nó chỉ là lời tựa cho một cuốn sách nhỏ của nhà truyền giáo Mỹ Adin Ballou trình bày dưới dạng phổ thông nguyên tắc bất kháng (non-resistance) Kitô giáo, hay là nguyên tắc không chống lại cái ác bằng bạo lực. Nhưng, như vẫn thương xảy ra với ông, càng viết Tolstoi càng thấy cần phải mở rộng và khơi sâu đề tài và cuối cùng ông đã viết nên một khảo luận dài, trình bày có hệ thống cái nhân sinh quan tôn gịáo dựa trên những lời dạy của Kitô mà ông gọi là “nhân sinh quan thượng đế luận”, trong quan hệ với lịch sử thế giới. Trong hệ thống nhân sinh quan ấy nguyên tắc không dùng bạo lực chống lại cái ác chỉ là một trong nhiều thành tố tương liên.Biết trước kiểm duyệt Nga sẽ không cho phép công bố tác phẩm này trong nước, Tolstoi đã từng phần gửi bản thảo ra nước ngoài, và ở đây hầu như cùng một lúc, vào năm 1894, nó được in bằng tiếng Nga và một loạt Âu ngữ khác.Trong 13 chương của tác phẩm này, chúng tôi chọn dịch toàn văn 2 chương và phần kết của chương cuối cùng. Những phụ đề cho các chương là do chúng tôi đặt.… sự chuyển hiến hướng tôi hoàn hảo của… một tên cướp bị hành hình trên cây thập tự – Tolstoi dẫn những điển cố nổi tiếng trong kinh Phúc Âm, từng làm đề tài cho rất nhiều tác phẩm mỹ thuật châu Âu.

[64] … những người guelfs hay gibellins – Hai phái đối lập trong nước cộng hòa Florence (Ý) thời trung đại. Phái guelfs ủng hộ giáo hoàng, phái gibellins ủng hộ hoàng đế của Đế quốc La Mã thần thánh.

[65]… bạn nói như giáo chủ Caiphe đã nói – Trong kinh Phúc Âm, giáo chủ Caiphe đã đòi hành quyết Giêsu Kitô, lập luận rằng thà để một mình Kitô chết còn hơn để cả dân tộc Do Thái phải chết do nghe theo Kitô mà đối đầu với nhà cầm quyền La Mã.

❁ ❁ ❁ 
Tác giả: Lev Tolstoi
Nguồn: DTV eBook.

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x