Trang chủ » Bước đầu buông xả

Bước đầu buông xả

by Trung Kiên Lê
69 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Chúng ta vừa tìm hiểu xong cái có thể gọi là bhakti sơ đẳng, và đang đi vào lĩnh vực nghiên cứu parā-bhakti hay lòng sùng đạo tối cao.

Chúng ta đã nói đến việc chuẩn bị thực hành cho parā-bhakti này. Mọi sự chuẩn bị như thế cốt chỉ để giúp linh hồn trở nên thuần tịnh.

Việc trì tụng các danh hiệu, việc thực hiện các nghi thức, hình thức và những biểu tượng được lặp đi lặp lại – tất cả những thứ đó cũng chỉ nhằm mục đích giúp linh hồn trở nên thuần tịnh.

Nhưng trong tất cả những điều đó thì pháp môn tịnh hóa vĩ đại nhất – mà thiếu nó thì không một ai có thể đi vào cảnh giới parā-bhakti được – đó là buông xả.

Điều này làm cho nhiều người kinh hãi, thế nhưng không có nó thì không thể có bất kỳ sự phát triển tâm linh nào. Trong tất cả những pháp môn yoga của chúng tôi, sự buông xả này là điều cần thiết.

Đây là bàn đạp để bước lên cao, là trung tâm thực sự và trái tim thực sự của mọi sự tu tập tâm linh – sự buông xả. Đây là tôn giáo – sự buông xả.

Khi linh hồn con người rút lui khỏi thế sự và cố gắng đi sâu hơn nữa vào lòng sự vật; khi con người – tức Tinh Thần đã được cụ thể hóa và vật chất hóa bằng cách nào đó ở nơi đây – hiểu rằng mình bị sắp bị hủy diệt và bị biến thành hầu như chỉ thuần là vật chất, và ngoảnh mặt khỏi vật chất thì lúc đó họ mới bắt đầu buông xả, rồi bắt đầu phát triển thực sự về tâm linh.

Sự buông xả của hành giả karma-yogi chỉ nằm trong hình thức từ bỏ mọi thành quả của hành động mình; anh ta không chấp trước vào kết quả của công lao mình, anh ta không quan tâm gì đến chuyện được đền bù trong kiếp này hay kiếp sau.

Hành giả rāja-yogi biết rằng toàn bộ thế giới tự nhiên có mục đích là được dùng làm phương tiện để linh hồn thu thập kinh nghiệm, và kết quả của tất cả những kinh nghiệm đó là linh hồn liễu ngộ được sự cách ly vĩnh viễn giữa nó với thiên nhiên.

Linh hồn con người phải liễu ngộ và thực chứng được rằng nó đã là Tinh Thần chứ không phải là vật chất, suốt từ vô chung vô thủy; và sự kết hợp giữa nó với vật chất chỉ là sự kết hợp tạm thời.

Hành giả rāja-yogi học được bài học buông xả nhờ vào kinh nghiệm về thiên nhiên của mình. Hành giả jnāna-yogi phải trải qua sự buông xả khắc nghiệt nhất trong tất cả sự buông xả, khi ngay từ ban đầu anh ta phải thực chứng được rằng toàn bộ cái thế giới thoạt nhìn tưởng chừng như vững chắc này chỉ là ảo ảnh.

Anh ta phải liễu ngộ được rằng bất cứ hình thức hiển lộ năng lực nào trong thiên nhiên cũng đều thuộc về linh hồn, chứ không phải thuộc về thiên nhiên.

Anh ta phải liễu ngộ được, ngay từ ban đầu, rằng mọi tri thức và kinh nghiệm đều ở trong linh hồn, chứ không phải ở trong thiên nhiên; do đó, bằng sức mạnh thuần túy của niềm tin hợp lý, anh ta lập tức phải cắt đứt mình ra khỏi mọi sự ràng buộc của thiên nhiên.

Anh ta để mặc cho thiên nhiên và những gì thuộc về nó cứ tự nhiên vận động, cứ để mặc chúng tan biến và cố gắng đứng vững một mình.

Trong mọi hình thức buông xả thì có thể nói sự buông xả của hành giả bhakti-yogi là tự nhiên nhất. Tại đây, không hề có sự cưỡng bức nào, không có gì để từ bỏ cũng chẳng có gì để cắt đứt ra khỏi bản thân chúng ta, có thể nói như vậy.

Sự buông xả của hành giả bhakti-yogi dễ dàng, êm ái, trôi chảy và tự nhiên như sự vật quanh ta. Ít nhiều thì chúng ta cũng nhìn thấy sự buông xả loại này dưới dạng biếm họa, diễn ra hàng ngày quanh ta.

Một người đàn ông bắt đầu yêu một phụ nữ; sau một thời gian anh ta đi yêu một người khác và bỏ rơi người phụ nữ đầu tiên.

Người phụ nữ đó dần dần biến mất khỏi tâm trí anh ta một cách êm ái, nhẹ nhàng, mà anh ta không có cảm giác thiếu vắng cô ta một chút nào.

Một người phụ nữ yêu một người đàn ông; sau đó cô ta lại đi yêu một người khác và hình ảnh người đàn ông đầu tiên biến mất khỏi tâm trí cô ta một cách hoàn toàn tự nhiên.

Một người yêu thành phố của mình; sau đó anh ta bắt đầu yêu đất nước của mình, và tình yêu mãnh liệt đối với thành phố nhỏ bé ngày xưa dần dần tan biến một cách êm ái, tự nhiên.

Lại nữa, một người học cách yêu thương cả thế gian thì tình yêu anh ta dành cho đất nước, lòng ái quốc mãnh liệt và cuồng nhiệt đó dần dần tan biến mà không làm tổn hại gì đến anh ta cả, và không có dấu hiệu gượng gạo, miễn cưỡng nào.

Một người vô văn hóa rất ham thích khoái lạc của giác quan; và khi trở nên người có văn hóa thì anh ta bắt đầu yêu thích những lạc thú tinh thần, và sự hưởng thụ khoái lạc giác quan của anh ta ngày càng giảm dần đi.

Không ai có thể thưởng thức bữa ăn bằng sự khoái trá hay thích thú như con chó hay con sói; nhưng những lạc thú mà con người nhận được từ sự trải nghiệm tinh thần thì con chó không bao giờ hưởng được.

Trước hết, khoái lạc được kết hợp với giác quan thấp kém hơn; nhưng khi con vật đạt đến một mức độ tồn tại cao hơn thì những thứ khoái lạc thấp kém giảm dần sự mãnh liệt.

Trong xã hội loài người, hễ con người càng gần với loài vật thì khoái lạc giác quan của họ càng mạnh mẽ, còn khi con người có văn hóa càng cao thì lạc thú trong lĩnh vực tinh thần và những hoạt động tao nhã của họ càng lớn.

Do đó, thậm chí khi một người vươn lên cao hơn bình diện trí năng, cao hơn bình diện tư tưởng thuần túy, khi người đó đi vào cảnh giới tâm linh và linh cảm thì anh ta sẽ tìm thấy ở đó một niềm lạc phúc, mà đem so với nó thì tất cả những lạc thú giác quan, thậm chí cả lạc thú tinh thần, đều chẳng là gì cả.

Khi vầng trăng tỏa sáng thì muôn vì tinh tú đều mờ đi, khi mặt trời tỏa sáng thì đến mặt trăng cũng phải lu mờ.

Sự buông xả cần thiết để đạt được bhakti không thể có được bằng cách giết đi bất cứ một điều gì, mà nó đến rất tự nhiên, giống như trước sự hiện diện của làn ánh sáng mỗi lúc mỗi sáng dần lên thì những làn ánh sáng khác yếu hơn phải lu mờ dần đi, cho đến khi chúng biến mất hoàn toàn.

Cũng thế, sự yêu thích mọi lạc thú giác quan và lạc thú tinh thần đều bị lu mờ dần, và bị ném vào trong bóng tối trước Tình Yêu dành cho chính Thượng Đế.

Tình yêu đó dành cho Thượng Đế phát triển lớn mạnh và mang một hình thức được gọi là parā-bhakti hay lòng sùng đạo tối cao.

Hình thức tiêu tan, nghi thức biến mất, kinh sách bị phế bỏ; bao nhiêu ngẫu tượng, điện thờ, thánh đường, tôn giáo, và tông phái, quốc gia và quốc tịch – tất cả những giới hạn nhỏ nhoi, tất cả những ràng buộc tủn mủn đó, do bởi chính bản chất của chúng, đều rơi rớt sạch khỏi vị hành giả nào đã biết đến tình yêu dành cho Thượng Đế. Không còn gì có thể trói buộc hoặc câu thúc sự tự do của người đó được nữa.

Một con tàu đột ngột đến gần một một tảng nam châm, bao nhiêu bu – lông, ốc vít, thanh sắt đều bị hút lấy và văng ra ngoài, những tấm ván đóng tàu sẽ rớt rời ra và trôi bồng bềnh tự do trên mặt nước.

Cũng thế đó, ân sủng thiêng liêng cũng tháo rời những bu-lông, ốc vít, thanh sắt của linh hồn ta và nó trở nên tự do, giải thoát. Bởi vậy, trong sự buông xả này, vốn là pháp môn trợ duyên cho lòng sùng đạo, không hề có sự khắc nghiệt, sự lạnh lùng, không có sự đấu tranh, ức chế hay loại bỏ.

Hành giả bhakta không loại bỏ bất kỳ một cảm xúc nào của mình, anh ta chỉ cố làm cho chúng mãnh liệt hơn và hướng chúng về Thượng Đế.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x