Trang chủ » Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

by Trung Kiên Lê
95 views

 Lời giới thiệu của người dịch

Đại sư Vivekananda

 JNĀNA-YOGA

Sự cần thiết của tôn giáo

Thực tính của con người

Mãyã

Mãyã và sự tiến hóa trong quan niệm về thượng đế

Mãyã và tự do

Cái tuyệt đối về sự biểu hiện

Thượng đế trong vạn hữu

Thực chứng

Tính thống nhất trong đa thù

Sự tự do của linh hồn

Vũ trụ thế giới vĩ mô

Thế giới vi mô

Sự bất tử

Chân ngã (Atman)

Atman: ràng buộc và giải thoát

Con người thực và con người biểu kiến

Vedanta thực tiễn I

Vedanta thực tiễn II

Vedanta thực tiễn III

Vedanta thực tiễn IV

Con đường thực chứng tôn giáo phổ quát

Lý tưởng của tôn giáo phổ quát

BHAKTI-YOGA

Lời cầu nguyện

Định nghĩa Bhakti

Triết học về thần Isvara

Thực chứng tâm linh: Mục tiêu của Bhakti-yoga

Cần có một bậc đạo sư (Guru)

Phẩm chất của người nhiệt tâm cầu đạo và vị đạo

Các hóa thân

Âm om (Aum) huyền mật

Sùng bái vật thay thế hay ngẫu tượng

Pháp môn tu học

Tu tập pháp môn Bhakti như thế nào

Bước đầu buông xả

Sự buông xả của hành giả Bhakti phát sinh từ yêu thương

Bản chất tự nhiên của Bhkti-yoga và bí quyết cốt yếu

Những hình thức biểu hiện của tình yêu

Lòng bác ái

Tính nhất như giữa tri thức tâm truyền và tình yêu tối thượng

Tam giác tình yêu

Thượng đế của tình thương là bằng chứng của chính

Cách biểu hiện tình yêu của con người dành cho thượng đế

Kết luận

KARMA-YOGA

Karma và ảnh hưởng của nó trên tính cách

Ai cũng vĩ đại trong chính chức vị của mình

Bí quyết làm việc

Bổn phận là gì?

Chúng ta tự giúp mình, không phải giúp thế gian

Vô chấp là vô ngã hoàn toàn

Tự do

Lý tưởng của Karma-yoga

RAJA-YOGA

Lời tựa của tác giả

Lời giới thiệu

Những giai đoạn đầu tiên

Prāna

Prāna tâm linh

Điều khiển Prana tâm linh

Pratyahara và Dharana

Dhyāna và Samādhi

Tóm lược về Rāja-yoga

Giới thiệu cách ngôn yoga của Pantajaly

Chương I: Chú tâm - tác dụng tâm linh

Chương II: Chú tâm - Thực hành

Những quyền năng

Tự tại

Phụ lục: Tham chiếu đến yoga

Thuật ngữ

Ghi chú thêm của người dịch

Mọi linh hồn đều hướng đến sự hoàn hảo, và rốt cuộc mọi sinh thể đều sẽ đạt đến trạng thái hoàn hảo. Hiện tại ta đang là gì thì đó là chính là kết quả của hành vi và tư tưởng của ta trong quá khứ; và trong tương lai ta sẽ ra sao thì điều đó sẽ chính là kết quả của hành vi và tư tưởng của ta hiện tại.

Nhưng điều này, nghĩa là sự định hình số phận, vẫn không ngăn ta nhận sự trợ giúp từ bên ngoài; không những thế, trong phần lớn mọi trường hợp, sự trợ giúp đó là điều tuyệt đối cần thiết. Khi sự trợ giúp đó xuất hiện, nó sẽ kích thích những năng lực và khả tính của linh hồn.

Đời sống tâm linh được đánh thức, sự phát triển được thổi vào một luồng sinh khí, cuối cùng con người trở nên linh thánh và hoàn hảo. Xung lực kích thích này không thể tìm cầu từ kinh sách.

Mỗi linh hồn chỉ có thể đón nhận sự kích thích đó từ một linh hồn khác, chứ không thể từ bất kỳ một thứ gì khác. Chúng ta có thể nghiên cứu kinh sách suốt đời, có thể trở thành những nhà trí thức uyên bác, nhưng rốt cuộc chúng ta sẽ thấy mình chẳng tiến triển được chút nào trong đời sống tâm linh.

Thực tế cho thấy sự phát triển tri thức ở mức độ cao không phải lúc nào đi đôi với sự phát triển tâm linh nơi một con người.

Khi nghiên cứu kinh sách, đôi khi chúng ta bị lừa phỉnh bởi suy nghĩ rằng chúng ta đang nhận được sự trợ giúp tâm linh; nhưng nếu phân tích kết quả của việc tự mình đọc sách, chúng ta sẽ thấy rằng có hết mức đi nữa thì cũng chỉ phần trí năng, chứ không phải phần tâm linh sâu thẳm trong ta, mới nhận được sự trợ giúp đó.

Kinh sách không phù hợp trong việc kích thích sự phát triển tâm linh, lý do là như vầy: dù hầu hết mỗi người chúng ta đều có thể nói rất tuyệt vời về những sự kiện tâm linh, nhưng khi va chạm với hoạt động và sự sống của đời sống tâm linh thực sự, chúng ta mới thấy mình còn thiếu sót khủng khiếp.

Để kích thích được tâm linh thì xung lực đó phải phát khởi từ một linh hồn khác.

Người mà linh hồn phát sinh ra xung lực đó được gọi là guru hay đấng đạo sư; và người mà linh hồn đón nhận xung lực đó chuyển tới được gọi là śishya hay môn đồ.

Để chuyển được xung lực như thế đến bất kỳ linh hồn nào thì trước tiên linh hồn mang xung lực đó phải có khả năng truyền đạt được nó đến một linh hồn khác, có thể nói như vậy; thứ hai là linh hồn mà xung lực đó truyền đạt tới phải phù hợp để đón nhận nó.

Hạt giống phải là một hạt giống đang sống, và cánh đồng phải được cày bừa sẵn; khi cả hai điều kiện đã hoàn tất thì sự phát triển kỳ diệu cho một tôn giáo đích thực sẽ diễn ra. “Vị đạo sư chân chính phải có những quyền năng kỳ diệu, và người nghe giảng phải thông minh”.

Khi cả hai đều thực sự kỳ diệu và phi thường thì sẽ diễn ra sự thức tỉnh rực rỡ trong thế giới tâm linh, không thể khác được. Chỉ như thế mới là những đạo sư chân chính, và cũng chỉ như thế mới là người môn đồ chân chính, những kẻ nhiệt tâm cầu đạo chân chính.

Ngoài ra thì tất cả những kẻ khác đều chỉ đang chơi đùa với tâm linh tính. Họ chỉ đánh thức được một ít tò mò, khêu gợi được một ít khao khát của trí năng, nhưng cũng chỉ đang đứng ở mép rìa bên ngoài của chân trời tôn giáo.

Hiển nhiên là ngay trong điều đó vẫn có một giá trị – như nó vẫn có thể xảy ra trong dòng thời gian, khi con người phát khởi một khát vọng tôn giáo thực sự – và đây là quy luật huyền bí của thiên nhiên: ngay khi cánh đồng đã sẵn sàng thì hạt giống phải được gieo xuống; ngay khi một linh hồn khát khao tìm đến với tôn giáo thì kẻ truyền đạt sức mạnh tôn giáo phải xuất hiện để giúp đỡ linh hồn đó.

Khi năng lực hấp dẫn ánh sáng tôn giáo trong linh hồn người nhận đã tròn đầy và mạnh mẽ thì năng lực đáp ứng lại sức hấp dẫn và truyền đi trong ánh sáng đó tất nhiên cũng phải xuất hiện. Tuy nhiên, theo phương pháp này cũng có những nguy cơ lớn.

Chẳng hạn có nguy cơ đối với linh hồn đón nhận, khi nó nhầm lẫn những cảm xúc nhất thời với khát vọng tôn giáo thực sự.

Chúng ta có thể tìm hiểu điều đó trong chính bản thân mình. Nhiều lần trong đời, khi những người thân của ta mất, ta như nhận phải một cú đấm, ta cảm thấy đất trời như sụp đổ, cả thế giới như chảy lọt qua kẻ tay, ta cảm thấy phải cần đến một cái gì đó bền vững hơn, cao cả hơn, và ta cần phải hướng về tôn giáo.

Nhưng chỉ vài ngày sau, khi cơn sóng trong lòng đã qua đi thì đâu vẫn hoàn đấy, chúng ta vẫn trở lại y như trước.

Tất cả chúng ta thường ngộ nhận những xúc động mãnh liệt như thế là khát vọng tôn giáo thực sự; hễ khi nào chúng ta còn ngộ nhận những cảm xúc nhất thời đó thì sự khao khát thực sự và bất tận của linh hồn hướng về tôn giáo sẽ không bao giờ đến, và chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy được vị đạo sư chân chính truyền đạt được tâm linh tính vào trong bản tâm ta.

Bởi vậy, mỗi khi chúng ta muốn than vãn về cuộc truy tầm chân lý của mình, cuộc truy tầm mà chúng ta đang khát khao theo đuổi, và chứng minh rằng nó hoàn toàn vô ích, thì thay vì than vãn như thế, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là hãy nhìn sâu vào tâm hồn mình, và tìm hiểu xem khát vọng đó có phải là thực hay không.

Trong phần lớn các trường hợp, chúng ta đều phát hiện ra rằng mình chưa phù hợp để đón nhận chân lý, rằng mình chưa có khát vọng tâm linh thực sự. Về phía bậc đạo sư hay guru, xét theo nghĩa là người truyền đạt năng lực, thì nguy cơ còn lớn hơn nữa.

Có rất nhiều người đắm chìm trong vô minh ngu muội, nhưng trong lòng lại huênh hoang tự mãn, ngỡ rằng mình thông hiểu mọi thứ; không chỉ dừng ở đó, họ còn sẵn sàng mang kẻ khác trên vai; thế là kẻ đui dẫn gã mù, cả hai đều lăn tòm xuống hố.

“Kẻ ngu thì sống trong bóng tối, người trí thì sống trong sự ngạo mạn, vênh váo với sở tri phù phiếm; họ cứ bước đi loạng choạng loanh quanh, như kẻ đui dẫn gã mù. ( Mundaka Upanishad I, ii, 8).

Thế gian này đầy những người như thế. Ai ai cũng muốn làm thầy thiên hạ, giống như gã ăn mày muốn tặng một triệu đô – la! Những gã ăn này đó lố bịch thế nào thì những vị thầy kia cũng lố lăng thế ấy[1].

[1] Mạnh Tử cũng đã nói đến điều này: “Nhân chi hoạn, tại hiếu vi nhân sư 人 之 患 在 好 為 人 師”, (cái bệnh của con người là cứ thích làm thầy đời). Chúng ta thấy loại người này đầy dẫy trong đời, cứ luôn muốn làm thầy thiên hạ bằng cái biết tạp nham hổ lốn kiểu “đạo thính đồ thuyết”, biết một nói ngàn. Loài người này ở quy mô nhỏ thì hại mình, ở quy mô lớn thì hại đời.

Tác giả: Swami Vivekananda
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
(Nếu bạn yêu thích hãy mua sách giấy ủng hộ dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x