Trang chủ » Chương 11: Nuôi dưỡng thói quen tốt, loại bỏ thói quen xấu

Chương 11: Nuôi dưỡng thói quen tốt, loại bỏ thói quen xấu

by Trung Kiên Lê
6 views

Thói quen tốt thực sự là một sức mạnh, nó có thể thống lĩnh con người, vì vậy mỗi chúng ta hãy thông qua giáo dục toàn diện để hình thành thói quen tích cực.

Thói quen xấu trôi đi theo từng ngày sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta biến thành một dạng hóa thạch định hình. Tâm hồn của chúng ta đang mất đi sự tự do, trở thành nô lệ của dòng thời gian phẳng lặng mà không có chút xúc cảm nào.

1. Dùng tâm sử lí sự việc sẽ nhìn thấy hiệu quả

Có một vài bậc cha mẹ thường thỉnh giáo cha tôi rằng vì sao con họ hàng ngày học tập vất và bên bàn học mà chẳng hiệu quả? Vì sao Carl học tập lại tốt như vậy, còn con họ lại kém như vậy? Những người cha, người mẹ này nảy sinh một sự hoài nghi lớn đối với vấn đề này, họ cho rằng con mình cũng vô cùng chăm chỉ nhưng vẫn không có được thành tích tốt, có phải do con của họ quá ngốc nghếch hay không, hay nguyên nhân thực sự là do Carl quá thông minh.

Đặc biệt khi tôi đã có một chút thành tích trên phương diện học tập, cha thường bị bao vây bởi những bậc cha mẹ hiển từ này, họ luôn chẳng hẹn mà gặp cùng hỏi cha tôi vẫn đề đó.

Đối với vấn đề này, có lúc cha tôi thực sự không biết nên trả lời ra sao. Bởi vì sự trưởng thành của một đứa trẻ là do sự kết hợp của nhiều nhân tố. Nhưng có một điểm có thể khẳng định, những đứa trẻ này không đạt được thành tích khiến người khác mãn nguyện trên phương diện học hành thì phần lớn nguyên nhân là do ngay từ nhỏ đã không được rèn luyện thói quen học tập tốt. Tôi không tin rằng tôi có nhiều khả năng thiên bẩm như vậy, cũng không tin rằng những đứa trẻ này không có đủ tư chất.

Tôi cho rằng, những điều này đều do cha mẹ, cha mẹ nuôi dưỡng trẻ thế nào, dẫn dắt trẻ ra sao mới thực sự là quan trọng.

Có những trẻ bẩm sinh đã rất thông minh, ngay từ nhỏ đã có được sự thông minh, lanh lợi nhưng do không có được sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ, trẻ dễ dàng nảy sinh với một vấn đề gì đó, cái gì cũng muốn học, những trẻ thông minh rất dễ như vậy.

Nhu cầu muốn biết nhiều thứ và có nhiều hứng thú khẳng định là một chuyện tốt nhưng cha mẹ phải dẫn dắt trẻ như thể nào. Nếu không có sự chỉ dẫn đúng đắn, trẻ rất dễ có khả năng cái gì cũng muốn học nhưng chẳng học tốt cái gì.

Lấy bản thân tôi nói thì, hồi nhỏ tôi là một đứa trẻ hiếu học và có nhiều hứng thú nhưng tôi không để nguồn hứng thú đó ảnh hưởng đến chuyện học tập. Điều then chốt đó là ngay từ nhỏ, cha đã giáo dục tôi một cách nghiêm khắc trong việc lập kế hoạch và sắp xếp việc học.

Bất luận tôi học vào lúc nào, cha luôn yêu cầu tôi phải thật chuyên tâm học hành. Khi tôi học ngôn ngữ thì chỉ suy nghĩ đến ngôn ngữ, học số học thì chỉ chuyện tâm vào học số học. Ông tuyệt đối không cho phép tôi nghĩ đến việc chơi trong khi học, còn lúc chơi thì không nghĩ đến chuyện học hành. Bởi vì để tâm ở một nơi thì tất cả đều thật lãng phí, nếu không thể tập trung thì cho dù trẻ có ngồi cả ngày bên bàn sách thì chẳng qua cũng chỉ là làm ra vẻ mà thôi, chỉ là một sự lãng phí thời gian, cũng là một sự lừa gạt đối với bản thân và người khác.

Rất nhiều trẻ cả ngày ngồi bên bàn đọc sách nhưng không có được thành tích tốt, nguyên nhân phần lớn đều là do không thể chuyên tâm vào làm một cái. Trẻ ngồi đờ ra đó, giả vờ như đang đọc sách nhưng tâm trí lại để ở nơi khác hoặc ngẩng đầu lên không trung, nghĩ ngợi vẩn vơ. Với những trạng thái như vậy thì làm sao có thể học tập được những kiến thức chứ? Tôi cho rằng, như vậy thì thà rằng ra ngoài chơi một trận vui vẻ, sảng khoái.

Không lâu trước đây, cha kể cho tôi câu chuyện của hơn 20 năm trước.

Con trai một người bạn của ông tên là Hartwell, đó là cậu bé vô cùng thông minh. Cậu hơn tôi dùng 10 tuổi. Cha tôi và cha cậu là bạn đã lâu năm. Cha tôi dường như luôn dõi theo sự trưởng thành của Hartwell, do vậy rất hiểu cậu. Hartwell hồi nhỏ giống với tôi, có một sự hiếu kì mãnh liệt đối với sự vật, cũng có khát vọng muốn biết vô cùng mạnh mẽ.

Khi cha sang thăm nhà cậu, cậu bé Hartwell đáng yêu đó đã quấn lấy cha tôi và hỏi này hỏi nọ, hoặc là do cha tôi rất kiên nhẫn đối với trẻ nhỏ, ông luôn kiên nhẫn cho Hartwell những đáp án mà cậu cần. Vì vậy cậu đã coi cha tôi là một người bạn thân thiết.

Tuy nhiên, khi Hartwell bắt đầu tiếp nhận giáo dục chính quy, cha cậu đã nói với cha tôi, thành tích của cậu không khiến người khác phải hài lòng. Ban đầu cha tôi cảm thấy rất kì lạ, bởi vì cậu bé đó rất thông minh, cha mẹ cậu cũng là người rất có học thức, cha mẹ cậu cũng có những biện pháp giáo dục rất hay đối với cậu nhưng vì sao kết quả lại như vậy? Để giải đáp vấn đề này, có một lần cha tôi đã yêu cầu cha của Hartwell được phép quan sát lén xem cậu học hành ra sao.

Thời gian học đã đến, Hartwell ngồi bên bàn học với dáng vẻ như đang đọc thuộc bài thơ “Hà mã”, cha tôi quan sát cậu từ một khe nhỏ từ một căn phòng khác. Khi cậu đang ngồi đọc. cha tôi đã lắng tai nghe âm thanh mà cậu đọc ra. Tuy nhiên, âm thanh của giọng đọc đó dần biến mất. Cha tôi phát hiện mắt của cậu đã không để trên sách nữa, mà ngửa lên trời, ngồi đơ người ra.

Cha tôi đã hiểu ra, Hartwell không tập trung học hành, cậu không dồn hết tâm trí vào việc ọc sách. Thế là cha tôi gọi cha của Hartwell đến quan sát cậu Cha cậu khi mới trông thấy tình cảnh đó đã nổi trận tan bành, định lập tức vào phòng giáo huấn cậu ta một bài.

Cha tôi đã kịp thời ngăn cản cha của Hartwell, ông nói nhỏ với cha cậu rằng: “Không nên như vậy, để tôi đi nói chuyện với cháu”.

Cha tôi nhẹ nhàng đi vào phòng của Hartwell. Khi cha tôi đã vào phòng, cậu vẫn không phát hiện ra. Lúc đó cha tôi nghĩ, đứa trẻ này nhất định là đang nghĩ gì đó đến nỗi mê mẩn cả người. Thế là, cha tôi vỗ nhẹ bên vai cậu, cậu dường như bị giật mình, cả thân người run lên.

“Hartwell, cháu đang nghĩ gì vậy?”

“A, là ngài Witta?”.

“Cháu đang nghĩ gì vậy? Khi học thì nên chuyên tâm, vì sao lại không để tâm vậy?”. Cha tôi hỏi cậu một cách nhẹ nhàng.

“Cháu… cháu không nghĩ gì cả”.

“Vậy thì tốt, ta sẽ kiểm tra bài thơ mà cháu vừa học nhé”. Cha tôi cầm quyển sách lên, nhìn cậu và nói.

Đã qua một lúc lâu mà cậu không thể đọc ra một câu thơ nào cả. Mặt cậu đỏ lên, dáng vẻ ngượng ngùng, xấu hổ. “Bé con, nếu không phải con đang nghĩ đến chuyện khác thì làm sao không đọc được một câu thơ nào?”.

Sau đó, cậu đành phải thừa nhận cậu đang nghĩ đến chuyện khác. “Cháu cũng không biết vì sao luôn như vậy khi xem sách, luôn nghĩ tới chuyện khác”.

“Vậy lúc này cháu đang nghĩ tới chuyện gì?”. Cha tôi hỏi.

“Cháu đang nghĩ đến chuyện đã xảy ra vào ngày hôm qua, có một bạn nhỏ đã khoe cơ bắp cuồn cuộn của mình, khinh thường những bạn nhỏ khác, cháu rất phẫn nộ. Cháu nghĩ nếu cháu là một kiếm khách võ nghệ cao cường thì tốt rồi, vậy thì cháu nhất định sẽ cho cậu ta một bài học. Cháu sẽ cưỡi một con bạch mã cao lớn, cầm thanh bảo kiếm dài đi giúp đỡ những bạn nhỏ yếu thế hơn, nhất định sẽ để những đứa trẻ xấu xa đó phải nếm thử mùi vị khi bị ức hiếp…”. Cậu vừa nói vừa khua khoắng.

Lúc đó, cha tôi nhìn thấy và mặt rạng ngời của Hartwell, cậu đang tưởng tượng ra cảnh minh trở thành một vị anh hùng.

“Nghe ta nói này cậu bé”. Cha tôi ngắt lời, dần hướng dẫn cậu. “Cháu biết không? Giúp đỡ người khác là chuyện tốt nhưng không nên chỉ ngồi đây nghĩ! Sách cháu xem bây giờ là “Hà mã”, trong sách có rất nhiều câu chuyện về những nhân vật anh hùng, cháu nên tìm hiểu nguồn gốc của những vị anh hùng trong truyện, xem họ vì sao mà trở thành anh hùng. Huống hồ, bây giờ cháu đang học, các việc khác hãy gác lại sang một bên, học thật tốt mới có được bản lĩnh để mình trở thành một kẻ mạnh. Cháu muốn trở thành anh hùng, muốn giúp đỡ người khác, thì hãy học trí tuệ của những vị anh hùng trong truyện đó, chứ không phải ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ bên góc bàn rằng mình sẽ trở thành anh hùng. Cháu nói có đúng không nào?”.

“Cháu hiểu rồi ạ”. Hartwell dường như đã hiểu ra được điều gì đó “Bây giờ cháu sẽ học trí tuệ của các vị anh hùng trong những câu chuyện đó, sau khi học xong cháu sẽ ra ngoài luyện tập, giúp cho cơ thể có được một sức mạnh cường tráng. Vậy thì sau này khi lớn lên có thể giúp đỡ những người yếu thế hơn. Thưa ngài, cháu nói có đúng không ạ?”

“Đúng rồi, đạo lí đơn giản thế thôi”. Cha tôi biết rằng ông đã giải thoát được sự nghi hoặc trong lòng cậu, đồng thời cũng giúp cậu được vui vẻ hơn. “Bây giờ, kị sĩ à cháu biết phải làm gì không?”.

“Cháu biết rồi ạ”. Nói rồi, cậu bé cầm quyển sách lên, chuyên tâm chăm chú vào việc học.

Sau đó cha cậu đã gặp cha tôi và nói: “Mục sư Witt, phương pháp giáo dục của ông thật tuyệt, bây giờ thành tích học tập của cậu con trai tôi đã khiến người khác vô cùng kinh ngạc”.

Điều khiển Hartwell học không tốt đó là cậu không chuyên tâm vào việc học. Cha tôi đã phát hiện ra điểm này, đồng thời dùng phương pháp thật thích hợp giúp cậu chú tâm vào việc học, vậy là cậu đã có được thành tích rất tốt, đó cũng là chuyện đương nhiên. Đối với những đứa trẻ khác, cha tôi cũng hướng dẫn thành công như vậy, đối với tôi thì không cần phải nói. Điều này cũng nói rõ tính chính xác trong phương pháp giáo dục của cha tôi.

2. Phải có một phong thái tốt

Khi tôi học cha tôi không cho phép bất kì sự phiền nhiễu nào. Ông quy định thời gian học tập và thời gian chơi của tôi, nuôi dưỡng tinh thần chăm chú, chuyên tâm học hành của tôi.

Khi tôi vừa bắt đầu học, cha tôi sắp xếp thời gian học tập mỗi ngày bình quân của tôi là 45 phút, trong thời gian này nếu tôi không chú tâm học tập thì sẽ bị phê bình nghiêm khắc.

Trong quá trình học tập, thậm chí là mẹ tôi hay người giúp việc có việc cần hỏi, ông cũng từ chối nhất loạt, ông còn nói với bọn họ: “Carl đang học, bây giờ không được”.

Có người đến chơi, cha tôi cũng không bỏ nguyên tắc của mình, ông nói với người nhà: “Hãy bảo họ đợi một chút”. Mục đích việc làm này của ông là muốn giúp tôi tạo dựng một thái độ nghiêm túc, chân thật….

Không những thế, cha tôi còn rất chú trọng việc nuôi dưỡng thói quen làm việc nhạy cảm, linh hoạt cho tôi. Nếu tôi làm một việc lề mề, thậm chí có làm tốt thì ông cũng không hài lòng. Điều này có tác dụng tích cực đối với việc nuôi dưỡng tác phong tốt cho tôi.

Nuôi dưỡng thói quen làm việc nhanh nhẹn, nhạy cảm cho trẻ là điều rất quan trọng. Xung quanh tôi có rất nhiều người, họ ngồi xuống rất lâu, cứ lề mề không chịu bắt đầu làm việc, đây chính là vì họ đã tự mình hình thành một thói quen xấu.

Sự lề mề của họ đã lãng phí biết bao thời gian quý báu!

Đối với sự giáo dục nghiêm khắc cho tôi, cha tôi không bao giờ bắt tôi đầu tư nhiều thời gian thu nhận kiến thức và thời gian vui chơi, hơn nữa trong một ngày chỉ phép tôi học một hai tiếng, như vậy sẽ đạt được hiệu quả học tập tốt. Tất cả những điều này đều có lợi cho việc nuôi dưỡng thói quen làm việc nhanh nhẹn của tôi.

Tôi không giống như người khác nghĩ vì học tập mà mất đi thời gian vui chơi, tóm lại do tôi chuyên tâm trong quá trình học tập tri thức, hiệu suất rất cao, giúp tôi có nhiều thời gian vận động, nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động xã hội.

Muốn làm việc chuyên tâm, nâng cao hiệu quả làm việc thì nhất thiết phải luyện tập thói quen làm việc nhanh nhẹn và tác phong oai phong ngay từ khi còn nhỏ. Bởi vì sinh mệnh của mỗi người đều có hạn, cuộc đời của đời người chỉ có vài chục năm, còn cần phải tiêu lượng lớn thời gian vào việc ngủ nghỉ. Nếu không nắm bắt thời gian, chuyên tâm làm việc thì thời gian quý báu sẽ bị lãng phí trôi đi như dòng nước, sinh mệnh cũng sẽ trôi nhanh trong chớp mắt.

Cha thường nói với tôi, một người toàn mĩ nên làm việc có đầu có đuôi, hành động linh hoạt, như vậy mới có thể làm nên những sự việc lớn lao trong cuộc sống hữu hạn này.

Có một lần, tôi chuẩn bị làm một đề số học. Sau khi đọc đề, cha tôi đã rời khỏi phòng. Bởi vì mỗi lần gặp tình cảnh đó, cha đều cho tôi một thời gian nhất định, khi thời gian hết ông sẽ không làm phiền tôi, mục đích chính là để tôi có thể chuyên tâm độc lập giải quyết vấn đề.

Nhưng có một lần, vì muốn cầm một quyển sách, khi thời gian kết thúc, cha tôi đã vào phòng. Ông phát hiện tôi không giống như thưởng ngày ngồi làm bài trên bàn, mà quay đi quay lại chơi trong phòng.

Cha lập tức hỏi tôi: “Carl, con đang làm gì vậy? Vì sao không làm bài luyện tập mà cha giao cho con”.

“Vấn đề rất đơn giản, thời gian vẫn còn sớm. Trước khi thời gian đến, con nhất định sẽ làm ra”. Con nhất định sẽ làm ra đáp án mà.

“Thật không? Con cảm thấy quá dễ dàng hay sao?”. Nghe tôi nói thế, cha tỏ ra vô cùng tức giận. “Vậy tốt, vậy thì thêm cho con hai đề”.

“Nhưng mà, vì sao ạ?”.

“Con chẳng phải cảm thấy quá dễ dàng sao? Vậy thì con hãy luyện tập nhiều hơn nữa”.

Cha tôi bình thường đối xử nghiêm khắc với tôi, nói được thì nhất định phải làm được, tôi biết tích cách của ông.

Sau khi giao cho tôi thêm hai đề số học, ông liền rồi khỏi phòng.

Đến thời gian quy định, ông quay trở về kiểm tra bài tập của tôi. Lúc đó tôi đã làm xong hai đề, đang định giải đề số học khó nhất thứ ba.

“Carl, dừng lại”.

“Nhưng con vẫn chưa làm xong mà?”.

“Cha chỉ cho con thêm hai đề nhưng không cho con thêm thời gian”. Cha nói với tôi một cách nghiêm khắc.

“Nhưng, cha à, như vậy không công bằng”. Tôi nói một cách nũng nịu với cha.

“Không công bằng sao? Con cảm thấy có quá nhiều thời gian sao, vậy thì nên làm nhiều hơn hai đề trong thời gian còn dư”.

Tôi vẫn không hiểu đối với cách lí giải đó, cha làm như vậy là giúp tôi luyện thói quen không lề mề “Nếu trước đó con không lề mề làm lãng phí thời gian, con sẽ có đủ thời gian để làm hai đề”. Cha nói với tôi.

Lúc đó, vài ý nghĩ lướt qua trong đầu tôi, dường như tôi đã lĩnh ngộ ra điều gì đó.

“Con nghĩ xem”. Cha tiếp tục dẫn dắt tôi, “Nếu trước đó, con không để thời gian trôi qua một cách lãng phí, vậy thì con đã sớm hoàn thành phần mà cha giao cho con rồi, như vậy con có thể dùng thời gian còn lại để xem những sách và làm những việc mà con thích. Trong thời gian lề mề đó, con chẳng làm được điều gì, cũng giống như con đem cốc sữa này đổ lên trên sàn, đó không phải là sự lãng phí nhất hay sao? Do vậy, vì con lãng phí thời gian, cha cũng sẽ lãng phí cốc sữa này của con. Đương nhiên cha sẽ không đổ cốc sữa này của con xuống dưới sàn, mà sẽ đem tặng cho người giúp việc của nhà chúng ta. Cha không giống con, lãng phí những thứ tốt đẹp như vậy, mà để nó phát huy hết tác dụng của mình”.

Ngày hôm đó, cha đã làm dũng như những gì mình đã nói, ông đã đem cốc sữa của mình cho người giúp việc của gia đình tôi.

Từ đó về sau, tôi đã hiểu rõ đạo lí này, cũng không để xảy ra những trường hợp tương tự như đã nói ở trên nữa.

3. Tránh “cưỡi ngựa xem hoa” làm việc qua loa

Trên phương diện học tập những kiến thức về ngôn ngữ và số học, cha tôi quyết tránh việc qua loa trong học tập, điều này giúp tôi nuôi dưỡng thói quen tập trung tinh thần.

Cha tôi cho rằng dạy trẻ học tập những tri thức cũng giống như việc cắt gạch, nếu không yêu cầu nghiêm khắc thì không thể thu được kết quả tốt. Dốc toàn tâm toàn sức làm việc là một điều đáng quý. Ông ghét nhất là kiểu người làm việc qua loa, đại khái. Nếu chúng ta bất luận làm việc gì đều không đào sâu tìm tòi, vậy thì những việc mà chúng ta làm sẽ không thu được hiệu quả tốt, không ai cảm nhận được dư vị của công việc đó, thậm chí ở nhiều phương diện còn mắc phải nhiều lỗi lầm luẩn quẩn.

Có một số cái gọi là học giả trên thế giới này đó là luôn thích dùng những ngôn ngữ kiểu tầm cỡ để nói chuyện và viết lách để làm nổi bật sự uyên bác trong học vấn của bản thân mình, nhưng kết quả thì chẳng ai hiểu được gì.

Ngay từ nhỏ cha tôi đã dạy tôi làm việc cần làm một cách thực sự, dốc toàn bộ sức lực để làm xong một chuyện nào đó. Bất luận là đối với học tập hay sở thích, hãy coi trọng đến chữ “Tinh”. Ông nói với tôi làm bất kì chuyện gì cũng nên chú trọng mang đến một chữ “Tinh” cho người khác, nhất định chuyện đó sẽ có giá trị. Ngay từ nhỏ, tôi đã rất thích vẽ tranh. Về phương diện này, cha tôi đã dạy tôi một cách tỉ mỉ những yêu cầu về lí giải màu sắc, bởi vì sự sáng tạo trong nghệ thuật đặc biệt coi trọng sự tỉ mỉ này.

Ông mua cho tôi rất nhiều những tác phẩm chế tác hội họa, ông thưởng giải thích cho tôi nghe các nhà nghệ thuật làm sao hoàn thành chúng và ghép chúng lại một cách hoàn mĩ đến vậy.

Tôi đặc biệt thích vẽ cây cầu nhỏ, đặc biệt là hình ảnh cây cầu nhỏ ngập tràn trong sắc vàng của buổi chiều thu. Tôi đã từng nói với cha rằng những tia nắng mặt trời chiếu rọi rực rỡ xuống mặt đất từ bầu trời thăm thăm trên kia giống như một thứ vàng lấp lánh chảy tràn trên những viên đá dưới cây cầu đã bé nhỏ này, sắc xanh thẫm của nước trong hồ, cộng thêm sự phản quang tuyệt vời của ánh nắng mặt trời đã tạo nên những viên đá sáng lắp lánh, tuyệt đẹp; sắc xanh thẫm của nó trong bóng râm tạo nên một điều kì bí khó nắm bắt

Có một hôm tôi đem theo bộ đồ vẽ đến bên một con sông trong thôn để vẽ tranh, chuyên tâm về cây cầu đá nhỏ mà tôi thích. Tôi ngồi trên cây cầu đã bên bờ sông chú tâm vào việc vẽ tranh, còn cha nằm đọc sách dưới một tán cây râm mát.

Ông cầm quyển sách và đọc một cách cẩn thận, bỗng nhiên nhìn ra phía tôi ở hướng không xa. Cha vô cùng vui vẻ, có thể do thời tiết đẹp, cũng có khả năng do tôi để cha bước vào một không gian yên tĩnh của riêng mình.

Một lúc sau, tôi đứng dậy, cho rằng mình đã vẽ xong rồi liền cầm bức vẽ nhanh chóng đưa cho cha xem.

Sau khi xem xét kĩ lưỡng, ông phát hiện ra trên bức tranh vẫn còn một số khiếm khuyết. Nếu là ông bố, bà mẹ khác thì đã không ngừng khuyến khích hay khen ngợi trẻ, bức tranh này vì thế cũng có thể coi như đã hoàn thành. Nhưng cha tôi không phải là người như vậy, nếu ông đã phát hiện ra khiếm khuyết thì nhất định sẽ chỉ cho tôi xem.

“Carl, chẳng phải con đã từng nói với cha về cảm giác mà con muốn vẽ tranh sao? Nhưng vì sao cha chưa nhìn thấy được điều đó từ bức tranh này vậy?”. Cha hỏi tôi.

“Nhưng con nghĩ rằng, con đã vẽ được nó ra rồi”. Tôi trả lời một cách không vừa ý.

“Con đã từng nói với cha rằng, màu sắc của mặt nước trong bóng râm như những viên bảo thạch xanh thẫm, hơn nữa còn có một cảm giác thần bí, vì sao cha vẫn chưa trông thấy?

Tôi gãi đầu, nhìn bức tranh cẩn thận một lần nữa, lại nhìn xuống dưới hồ, sau nó nói một cách ngại ngùng: “Đúng rồi, con đã quên không dùng màu sẫm để thể hiện sự biến đổi của nước hồ”.

Thế là, tôi lại đến bên cây cầu và tiếp tục vẽ tranh.

“Cha à, cha xem thế này đã được chưa”. Lát sau tôi lại đưa cho cha xem bức tranh vừa vẽ xong.

“Ừ, khá hơn rồi, màu sắc đã tốt hơn trước nhiều. Tuy mầu sắc của nước đã biểu hiện ra nhưng vẫn chưa có được cảm giác những viên bảo ngọc tỏa ra ánh sáng xanh lấp lánh, chứ đừng nói đến cảm giác thần bí”. Cha nói với tôi. Thực ra, trong lòng tôi biết, tôi vẽ ra bức tranh thế này đã là không tồi rồi. Ngay cả, nước hồ dưới ánh nắng mặt trời và dưới màn mây mờ mà tôi còn có thể phân biệt chuẩn xác, ngoài họa sĩ chuyên nghiệp ra thì chỉ có những người đã trải qua một quá trình rèn luyện bài bản ra thì rất khô có thể làm được.

Tôi vốn nghĩ rằng bức tranh có thể đạt tới mức độ này cũng coi như đã hoàn thành rồi, cho dù có khuyết điểm thì cũng có thể để sau này hãng giải quyết. Không ngờ, cha lại đưa ra những nhận xét như vậy với tôi. Nghe theo những gì cha nói, sự hiểu thắng trong lòng tôi đã dần nhen nhóm lên.

“Con lại xem cẩn thận một lần nữa”. Thế là tôi lại ngồi thêm một lần nữa bên cây cầu đá.

Cha nhìn tôi vừa chăm chú vào bức tranh, vừa đưa mắt nhìn cẩn thận xuống dòng nước trong hồ, chắc chắc lại cắn bút trăn trở với những nét vẽ.

Lần này, tôi đã ở đó rất lâu, đến cả cha cũng cảm thấy tôi nên về nhà, nhưng tôi vẫn ngồi lại nơi đó.

“Carl, đến lúc về nhà rồi”. Cha tôi giục.

“Đợi một chút, cha ơi. Con sắp vẽ xong rồi”. Từ phía xa, tôi đáp lời cha. Còn tôi tiếp tục vùi đầu, dồn hết tâm trí với những nét vẽ, miệng còn không ngừng lẩm bẩm.

Khi tôi đưa bức tranh vẽ lần thứ ba trước mặt cha, quả nhiên đã làm ông kinh ngạc. Mặt nước hồ dưới những đám mây dưới cây cầu quả thực đẹp như những viên bảo thạch, không ngừng biến hóa, có vẻ gì đó kì bí khó nắm bắt.

“Con trai à, con được lắm. Con đã làm thế nào vậy?”

“Con phát hiện ra điều kì diệu trong những đám mây, nó không phải là một dải xanh mà là một tổ hợp những màu xanh không đồng nhất, bên trong đó có xanh thẫm, xanh ngọc, xanh lơ, thậm chí còn có một hai sắc đỏ. Đó chính là những hình ảnh đổ xuống của hoa trên mặt nước.

Lúc đó, cha tôi vô cùng xúc động, những điều tôi vừa nói đều là những thứ thuộc về họa sĩ chuyên nghiệp, tuy không được người có chuyên môn dạy vẽ nhưng tôi lại có thể phát hiện ra điều này. Có thể thấy rằng, năng lực quan sát của tôi đã được cha rèn giũa rất tốt.

“Lúc đó con không ngừng lẩm bẩm điều gì đó ở bên đó, con đã nói gì vậy?”

Con không ngừng nói: “Xanh ngọc, cảm giác thần bí…xanh ngọc, cảm giác thần bí”, con nghĩ chỉ cần dùng tâm về nó thì nhất định sẽ thể hiện được cảm giác đó ra”.

Đối diện với câu trả lời đó của tôi, cha không nói gì, có thể nhìn thấy cha đang cố gắng hết sức kìm nén nỗi xúc động trong lòng mình, tay trong tay hai cha con cùng hướng về nhà.

Trên đường đi, cha nói với tôi rằng, quả thực lẫn thứ hai quả thực đã được rồi, ông hỏi tôi vì sao lại có hứng thú lớn đến vậy để tiếp tục lần thứ ba

“Chẳng phải cha đã từng nói với con rằng, làm bất kì việc gì cũng nên dốc toàn tâm, tìm ra những điều tinh tế nhất của nó hay sao?”

Nhìn thấy dáng vẻ vừa vui vẻ vừa ngây thơ đô của tôi, cha đã âm thầm u đi niềm vui và sự hứng khởi đó trong tim mình, chỉ nắm chặt tôi và cùng bước đi.

4. Học cách kiên trong cuộc sống

Trong cuộc sống của mình con người sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề, bất luận là trong cuộc sống hay trong học tập đều chứa đựng những khó khăn khó có thể dự báo trước. Cha thường giáo dục tôi rằng, sau khi đã tiếp nhận chuyện gì thì nên nỗ lực để hoàn thành, chỉ cần có lòng tin, sự kiên trì thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa.

Trong nhật kí giáo dục của cha tôi có ghi chép, từ khi tôi còn chưa sinh ra, cha mẹ đã quyết định phải nuôi dưỡng tôi trở thành một người thành công. Cho dù lúc đó còn chưa tính tới việc sẽ nỗ lực dốc sức vào sự thành công trong lĩnh vực nào của tôi, tuy nhiên cha mẹ hiểu rất rõ điều này, đó là muốn có được thành công thì nhất định phải đưa ra những tiêu chuẩn, kiên trì bền bỉ làm theo những gì đã định. Do vậy, ngay khi tôi mới chỉ biết xoay trên giường, cha mẹ đã bắt đầu tiến hành những bài tập luyện sức bền cho tôi. Về phương diện này, mẹ tôi đã làm rất tốt, chỉ cần tôi gặp khó khăn, mẹ sẽ dùng mọi phương pháp để khích lệ, cho đến khi tôi giành được thắng lợi mới thôi.

Từ khi tôi còn rất nhỏ, để giúp tôi luyện tập sự kiên trì, mẹ đã bắt đầu đưa ra những bài tập về tính kiên trì đối với năng lực chú ý của tôi, bởi vì có thể tập trung lâu dài sẽ là tiền đề giúp duy trì tính bền bỉ trong hành động của con người. Để bồi dưỡng tính kiên trì trong năng lực chú ý của mình, mẹ tôi đã dùng hộp đồ chơi để thu hút sự chú ý và sự hưng phấn của tôi, một con mèo bông với sắc vàng. Trước tiên, mẹ để con mèo bông đó ở trước sau, bên trái và bên phải để thu hút sự chú ý của tôi, đợi đến khi tôi đã có hứng thú thì mẹ sẽ để chú mèo bông đó ở những nơi xa tầm tay của tôi một chút, thúc đẩy tôi phải đến đó cầm lấy. Khi tôi không thể nắm được, đang có ý định bỏ cuộc thì mẹ sẽ để nó gần phía chân tôi và nói: “Cố lên nào, một chút nữa thôi… Dưới sự khuyến khích đó của mẹ, tôi đã cố gắng sải những bước chân nhỏ bé, cố gắng hết sức để cầm lấy nó. Sau khi tôi đã cầm được nó, mẹ tôi ôm và hôn tôi để khích lệ sự thắng lợi đó, điều này giúp tôi trải nghiệm được niềm vui của sự phấn đấu và thành công. Khi tôi có thể leo trèo thì độ khó những bài tập bắt đầu tăng lên, khi tôi ngay lập tức có thể nắm được mục tiêu thì những đồ chơi lại được đặt ở vị trí xa tôi hơn, sau đó mẹ sẽ tiếp tục khuyến khích tôi nắm bắt được nó. Mẹ tôi cho rằng, làm như thế này vừa có thể nuôi dưỡng nghị lực cho tôi, lại vừa giúp tôi leo trèo, đó chẳng phải là một công đôi việc hay sao.

Sau khi tôi hiểu chuyện, có thể bắt đầu học trí thức thì cha mẹ vẫn dùng cách thức tương tự để nuôi dưỡng năng lực kiên trì không mệt mỏi cho tôi, lâu dần về sau, tôi đã hình thành một loạt thói quen, chỉ có điều sau này không dùng đồ chơi mà dùng sách và giúp tôi nên luyện.

Mỗi thành tích nhảy vọt có được trong quá trình học tập đều là kết quả của những nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ vượt qua những vấn đề khó khăn nhất.

Bởi vì từ trước tới giờ tôi luôn thể hiện đặc biệt nhẹ nhàng trong việc học tập, hầu như tất cả những vấn đề liên quan tới số học đều dễ dàng tìm ra câu trả lời, để giúp tôi nâng cao năng lực của mình, có một lần cha tôi đã giao cho tôi một đề bài vượt qua phạm vi năng lực của tôi rất nhiều.

Điều này đã lưu lại một ý nghĩa đặc biệt trong tôi, bởi vì ngày đó để tìm ra lời giải cho đề số học này quả thực tôi đã tiêu tốn rất nhiều thời gian, điều này cũng cho thấy nghị lực mà tôi có đã vượt xa người thường.

Sau khi giao đề, giống như thường lệ, tôi ngồi chuyên tâm suy tư bên bàn học. Mỗi lúc như thế này, cha sẽ rời khỏi phòng để tôi ngồi suy nghĩ một mình trong không gian yên tĩnh.

Đã qua một thời gian dài mà tôi vẫn chưa ra khỏi phòng. cha tôi đã bắt đầu cảm thấy hơi lo lắng, tuy đề này rất khó nhưng từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ dùng nhiều thời gian đến vậy để giải một bài toán, huống hồ bây giờ đã vượt quá giới hạn thời gian học tập cho phép của tôi.

Cha bước vào phòng, nhìn thấy tôi vẫn đăm chiêu suy nghĩ tìm ra lời giải, trong khi đó tờ giấy giải bài vẫn trắng, không có bất kì chữ gì trên đó.

Cha hỏi tôi: “Sao vậy, đề này khó quá hả con?”. Tôi ngẩng đầu nhìn cha, không nói lời nào.

Cha nhìn thấy nét mặt phừng phừng của tôi lúc đó, mặc dù thời tiết không nóng nhưng người tôi lại nhễ nhại mồ hôi. Phản ứng đầu tiên của ông lúc đó chính là tôi nhất định sẽ bị bệnh.

“Carl, con không khỏe à?”. Cha hỏi tôi.

“Không ạ, con đang nghĩ cách giải bài toán này”. Tôi trả lời.

“Bây giờ đã vượt quá thời gian, nếu con cảm thấy khó quá thì nghỉ ngơi một chút đi, ngày mai lại giải quyết nốt”. Cha tôi nói.

“Không, cha à, một lát nữa thôi, con sắp tìm ra câu trả lời rồi, xin cha hãy cho con thêm chút thời gian”. Nói xong tôi tiếp tục vùi đầu vào suy nghĩ.

Cha cho rằng tôi đang ở vào giây phút then chốt trong việc tìm ra đáp án cho câu hỏi đó, không nên làm phiền tôi, thể là ông bèn ra ngoài, nói cho mẹ tôi biết chuyện này.

Sắp đến giờ ăn cơm tối, mẹ có chút không yên nên nói với cha: “Anh nên bảo con ra ngoài, e rằng câu hỏi đó quá khó lòng tự tôn của Carl rất lớn, nếu lỡ con không giải được thì sẽ làm khổ bản thân mình. Anh hãy đi khuyên con, không nên để con quá mệt mỏi”.

Thể là cha lại đến bên cạnh tôi.

“Carl, con đã cố gắng hết sức mình rồi. Tìm không ra lời giải đáp không có quan hệ gì, để bài này thực sự rất khổ”. Cha nói với tôi.

“Không, cha à, con sắp làm ra rồi mà”. Tôi nói: “Chẳng phải cha nói với con rằng phải kiên trì giải quyết vẫn đề hay sao? Con đã tìm ra phương pháp để giải vấn đề này, chỉ là thiếu một chút nữa thôi. Con nghĩ con phải lập tức tìm ra lời giải cho nó”.

Đối diện với thái độ đó của tôi thì cha còn biết nói gì? Ông chỉ đành kiên nhẫn cùng mẹ tôi đợi ở ngoài. Thực ra, họ đã làm tốt tư tưởng chuẩn bị trong trường hợp tôi không làm được bài toán đó, chỉ là thấy tôi có phần lo lắng nên mới đến khích lệ tôi.

“Cha à, cha à!”. Không lâu sau, tôi reo lên trong sung sướng. Trong giây phút đó, tôi cảm thấy không còn gì xúc động hơn, từ trong những tiếng reo mừng đó, cha mẹ tôi đã đoán được tôi đã tìm ra lời giải cho vấn đề này.

Đúng như những gì cha mẹ suy nghĩ, tôi đã cầm tờ đáp án ra trong tâm trạng đầy hứng khởi, còn nhún nhảy những bước không ngừng.

Cha nhìn tờ đáp án của tôi, hoàn toàn chính xác, hơn nữa cách giải quyết của tôi còn biển đổi tài tình, dường như còn ở trên tiêu chuẩn giải quyết vấn đề đó.

Hôm đó, trong bữa cơm tối của gia đình, tôi không ngừng nói cha nghe về cách mà tôi đã tư duy để tìm ra lời giải cho vấn đề này, lại bằng cách nào tìm ra điểm nhãn để tìm ra đáp án. Tôi cho rằng, để bài này quả thực rất khó, tôi nói mình chưa từng gặp qua vấn đề nào lại khó như vậy, nhưng tôi cũng cảm thấy tự hào vì mình đã thành công trong việc tìm ra lời giải.

Khi cha hỏi trong quá trình tìm ra lời giải cho vấn đề này có lúc nào nghĩ đến việc bỏ cuộc hay không, lúc đó tôi đã nói với cha rằng: “Con đã từng nghĩ, vì quả thực nó quá khó, qua một thời gian dài, con cảm thấy rất đau đầu, đầu óc như muốn nứt ra. Con rất muốn chạy ra ngoài nói với cha rằng con không thể giải được, nhưng đúng vào khoảnh khắc đó con đã nghe thấy một tiếng nói vang lên trong tim mình: “Phải kiên trì lên, kiên trì lên”, do vậy con đã hứa rằng nhất định mình phải tìm ra lời giải, nhất định con sẽ tìm ra được”.

Buổi tối hôm đó, tôi đã ăn rất nhiều, ngủ cũng ngon hơn. thường ngày bởi vì thực sự tôi đã quá mệt rồi.

Từ ngày đó về sau, năng lực giải đề của tôi đã được nâng thêm một tầng cao mới. Nhiều lúc về sau này, tôi đều có thể dùng 2 – 3 phương pháp để giải những vấn đề số học cực khó.

Tôi cũng đã có được những trải nghiệm sâu sắc thông qua lẫn trải nghiệm “Chỉ kiên cường mới có thể thành công” này.

5. Tránh để trẻ hình thành thói quen không tốt

Bởi vì sự giáo dục của cha đối với tôi đã dành được một chút thành công nên rất nhiều người quen biết, thậm chí có cả những người không quen biết nhưng ngưỡng mộ danh tiếng của cha mẹ tôi nên đã đến và hỏi rất nhiều câu hỏi: Trẻ không nghe lời thì nên làm gì? Làm gì khi thành tích của trẻ không tốt? Ứng xử thế nào với những thói quen không tốt của trẻ?

Những sự thật đó thực sự khiến những bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, nhưng cha tôi cho rằng chỉ cần cha mẹ có thể quan sát thật tỉ mỉ hành động của con trẻ, thậm chí phải đứng trên gốc độ của trẻ để nhìn nhận vấn đề thì tất cả những vẫn đề này sẽ đều được giải quyết ổn thỏa.

Có một người mẹ vô cùng hiền từ đã nói với cha tôi rằng: Con trai của cô ấy tính tình rất cục cằn, động một chút là nổi nóng, thật không biết phải làm gì với nó nữa. Cha tôi nói với người mẹ đó, muốn cậu bé thay đổi, không thô bạo nữa thì trước tiên phải hiểu rõ nguyên nhân bên trong của nó.

Vì sao trẻ lại dễ dàng tức giận?

Cha tôi cho rằng, trẻ nhỏ sở dĩ hay cáu giận là do cảm xúc của trẻ tương đối non nớt, dễ dàng bị kích động, trong tâm luôn có một thứ khó lòng có thể kìm chế được, đây chính là một dạng gánh nặng tạo thành do trắc trở. Trẻ còn nhỏ, vẫn chưa biết nên làm thế nào, chỉ có thể thông qua sự tức giận để tống chúng ra ngoài.

Khi trẻ tức giận sẽ quên hết mọi thứ xung quanh mình, nội tâm bị sự tức tối đó bủa vây, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, đau khổ, nhưng tự mình lại không có cách nào khống chế được. Trẻ khi tức giận sẽ rất đáng sợ, giống như bị quỷ nhập vậy. Cha mẹ không nên chỉ chăm chăm dò xét vấn đề làm trẻ tức giận mà nên làm rõ nguyên nhân khiến trẻ tức giận, đồng thời lực chọn những cách thức hiệu quả giúp trẻ tránh được những cơn tức giận đó.

Cha tôi cho rằng, cha mẹ nên sắp xếp cuộc sống thật tốt cho trẻ, để trẻ phải gánh chịu ít nhất những trắc trở hoặc để những trắc trở mà trẻ gặp phải ở trong giới hạn chịu đựng cho phép mà trẻ có thể chấp nhận được. Không nên quy định nghiêm ngặt trẻ phải làm điều này, cũng không nên quá miễn cưỡng trẻ không nên làm điều kia. Giáo dục nghiêm khắc là đương nhiên, nhưng vạn sự đều có giới hạn của nó, không nên để trẻ phải chấp nhận những sự việc ở ngoài giới hạn chịu dựng của trẻ. Bởi vì, như vậy trái lại sẽ đẩy trẻ vào góc chết, trẻ vì thế mà sẽ không biết phải xoay sở thế nào, cảm xúc của trẻ sẽ xấu tột độ, như vậy tự nhiên sẽ nổi nóng lên. Không chỉ có trẻ, người lớn cũng không có cách nào chấp nhận những điều này.

Nếu trẻ nổi nóng thì hãy lựa chọn những phương pháp thật hợp lí để xử lí sự việc, để tránh gây nên những hậu quả tồi tệ hơn.

Trong quá trình giáo dục tôi và những trẻ khác của cha mình, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm: Khi trẻ tức giận vì chuyện gì đó thì nên chuyển hướng sự chú ý của trẻ, tạm thời để trẻ quên đi sự việc đó, dần yên tĩnh trở lại. Cha mẹ trong những trường hợp như vậy nhất định phải thật bình tĩnh, không nên đổ dầu vào lửa, càng không được ngăn cấm bằng những hành vi thô bạo. Sau khi trẻ đã yên tĩnh trở lại, cha mẹ nên kịp thời an ủi, dùng những từ ngữ thân tĩnh để vỗ về. Có những trẻ tức giận, không muốn được người khác ôm, vậy thì trong trường hợp này. cha mẹ cũng không nên cứng nhắc ôm ấp, chỉ cần thu xếp tốt những đồ dễ vỡ, đảm bảo trẻ không bị thương là được. Tất cả mọi điều hãy nói sau khi trẻ đã bình tĩnh trở lại.

Khi cơn giận của trẻ đã bốc lên thì cha mẹ cũng không nên giảng giải đạo lí trực tiếp, bởi vì lúc đó chúng sẽ không thể nghe lọt tại bất kì điều gì cũng như không muốn nghe bất kì đạo lí gì. Cha mẹ cũng không nên nổi nóng vào lúc này. Tức giận chính là một “Căn bệnh truyền nhiễm”, lấy phương pháp tức giận để dừng một cơn tức giận là điều không khôn ngoan chút nào, điều này chỉ khiến cơn tức giận càng lan ra nhanh chóng.

Nếu trẻ nổi nóng giữa đám đông thì cha mẹ nhất định không được thuận theo ý trẻ. Rất nhiều bậc cha mẹ đã làm theo ý trẻ vì sợ trẻ tức giận giữa đám đông, cách làm này là vô cùng có hại, bởi vì trẻ còn nhỏ, nhưng đã có mặt ma mãnh của mình, sẽ thường xuyên lợi dụng những yếu điểm này của để “Bắt nạt” cha mẹ. Cha mẹ cần nghĩ ra biện pháp để trẻ không biết được điểm này. Muốn làm được điều này cũng không khó, nếu trẻ đang đưa ra những yêu cầu đối với người lớn thì cha mẹ tốt nhất hãy giúp đỡ, đưa ra những yêu cầu hợp lí để đáp ứng. Nếu cứng nhắc cứ đợi sau khi trẻ tức giận rồi mới giúp đỡ trẻ thì hậu quả sẽ rất tồi tệ. Đối với những yêu cầu của trẻ thì nên đưa ra sự đáp ứng có chọn lọc, với những yêu cầu không hợp lí thì hãy trả lời trẻ một cách gián tiếp, ví dụ như nói với trẻ về nhà rồi nói tiếp, hoặc hãy để khách ra về rồi mới nói với trẻ.

Trẻ tức giận chủ yếu là do cảm thấy vô năng, vô lực khi phải đối diện với vấn đề. Cùng với sự lớn lên dần, năng lực của trẻ cũng dẫn tăng lên, trẻ sẽ dẫn trở nên bình tĩnh, hài hòa và thông tình đạt lí hơn.

Có một trẻ rất bướng bỉnh, động một chút là khóc lóc ẩm ĩ khiến cho cha mẹ không biết phải làm như thế nào. Có nhiều lúc, cha mẹ chỉ đành nhân nhượng, chiều theo ý trẻ. Tôi cho rằng, cách làm này là vô cùng cực đoan, bởi vì như vậy trẻ sẽ càng lấn tới, tỉnh bướng bỉnh của trẻ vì thế mà càng tăng lên.

Mọi người đều biết rằng, cha mẹ là người hiểu trẻ nhất. Cha mẹ sẽ là những người rõ nhất đối với tính cách và sự tức giận của trẻ, nên biết rằng trẻ sẽ có những hành vi bướng bỉnh ra sao trong những tình huống như thế. Đưa ra những dự đoán trước khi trẻ biểu hiện những hành động bướng bỉnh, cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp dự phòng thích hợp, giúp trẻ tránh được những cơn tức giận đó. Ví dụ: Trẻ cáu giận vì muốn mua một món đồ chơi nào đó, nhưng cha mẹ kiên quyết nghĩ rằng nó thực sự không cần thiết, thì nên nói rằng: “Để cha thử hỏi mẹ con xem một đứa trẻ lớn như vậy rồi có thích hợp chơi món đồ chơi này không, nếu mẹ con nói thích hợp, thì cha sẽ mua cho con. Nếu không thích hợp, vậy thì sẽ không mua cho con!”. Trước tiên, hãy nói cho trẻ nghe khả năng có thể không được mua môn đồ chơi đó, vì thế trẻ sẽ tự mình điều tiết được cái tôi, làm tốt tâm lí chuẩn bị, như vậy sẽ phòng tránh được sự bướng bỉnh của trẻ.

Trong quá trình trưởng thành của tôi, cha rất chú ý quan sát tới sự biến đổi thế giới nội tâm của tôi, mục đích chính là muốn nuôi dưỡng tính cách tốt. Ngay từ khi mới bắt đầu, cha đã chú ý tới việc dùng nhiều phương pháp khác nhau để nuôi dưỡng các phẩm chất tốt đẹp của tôi, bởi vì một người có được thành công không chỉ dựa vào năng lực và học thức, tính cách chính là một nhân tố then chốt quyết định sự thất bại của một người.

Khi 3 tuổi, một người họ hàng đến nhà tôi làm khách, người đó đem theo cô con gái nhỏ của mình, cũng tức là người em họ của tôi. Ban đầu, chúng tôi tiếp xúc với nhau rất tốt, bởi vì độ tuổi chúng tôi xấp xỉ nhau, hơn nữa lại sớm biết là chị em nên chơi rất ăn ý với nhau. Tuy nhiên, khi chúng tôi ở cùng với được 2- 3 ngày, giữa chúng tôi đã xảy ra những mâu thuẫn.

Có một hôm, chúng tôi chơi ở khoảnh sân ngoài vườn, chúng tôi đang chơi trò xếp gỗ, người em họ cũng đang rất hứng khởi giúp tôi xây căn nhà gỗ đó.

Tôi giống như một kiến trúc sư, đang hướng dẫn người em của mình. Khi mới bắt đầu, mọi chuyện đều rất thuận lợi, nhưng sau đó đứa em họ đã không nghe theo những lời chỉ dẫn của tôi nữa. Em muốn để miếng gỗ hình tròn vào chỗ mà tôi không chỉ định. Chúng tôi giằng co một hồi lâu, em để vào thì tôi lại bỏ ra, những em cũng không vì thế mà thỏa hiệp, lại tiếp tục để miếng gỗ lên trên. Cứ như vậy, giằng qua giằng lại không biết bao nhiêu lần, chúng tôi bắt đầu cãi nhau.

Cha tôi và người họ hàng nghe thấy tiếng cãi nhau liên chạy lại.

Tôi tức giận ngồi trên sàn, còn em họ thì đang ngồi khóc, tình cảnh trông rất đáng thương.

“Làm sao vậy. Carl”. Cha hỏi tôi một cách nghiêm khắc.

“Em không nghe lời”. Tôi nói.

Sau khi cha đã làm rõ sự việc ông bèn nói với tôi: “Carl, con lớn hơn em thì nên nhường nhịn em. Tấm gỗ tròn này để ở đó không phải nhìn sẽ rất đẹp hay sao?

“Không, như vậy trông sẽ không đẹp”. Tôi kiên quyết nói, nói xong tôi dùng chân đạp đổ tòa nhà vừa xếp xong, sau đó đi thẳng về phòng và không thèm ngó đầu lại.

Cha tôi tỏ ra vô cùng sững sờ với hành động đó của tôi, từ trước tới giờ ông chưa bao giờ thấy tôi bướng bỉnh như vậy, cũng chưa từng thấy tôi lại tức giận đến mức như vậy.

Đối diện với tình cảnh đó, cha không hề tỏ ra tức giận, cũng không ngay lập tức giảng giải cho tôi mà đến ôm người em họ đang ngồi khóc trên sàn.

Trong bữa cơm tối, cha đặc biệt để tôi và người em họ cũng ngồi cạnh nhau

“Carl, sao hôm nay con lại đối xử với em như vậy?”. Cha hỏi tôi. “Không phải là con đối xử không tốt với em, chỉ là vì em không nghe lời của con nên con nổi nóng”.

“Vì sao em phải nhất định nghe lời của con?”. Cha tôi hỏi.

“Bởi vì em không hiểu, còn con rất tinh thông kiến trúc”. Tôi trả lời.

“Trong khi xếp nhà gỗ, em làm loạn lên hay sao?”. Cha tôi hỏi.

“Không có. Nhưng con cảm thấy miếng gỗ tròn để ở đó nhìn sẽ không đẹp”. Tôi đáp.

“Nhưng con đã từng nghĩ qua vì sao em lại thế không?”. Cha tôi hỏi.

“Chưa ạ”.

“Cha cho rằng, em con sở dĩ làm như vậy là do em cảm thấy làm như vậy trông sẽ rất đẹp”.

“Nhưng mà…”

“Carl, bình thường một mình con xếp nên kiến trúc này, cha và mẹ đều không quản con là để con có thể độc lập phát huy trí tưởng tượng của mình. Nhưng hôm nay không giống như vậy nữa, đã có em cùng tham gia chuyện này, vì sao con lại không để em có được cơ hội phát huy trí tưởng tượng của mình?”

“Con…”.

“Hôm nay, con cũng chơi với em, không những nên chơi vui vẻ mà còn nên phát huy đầy đủ năng lực sáng tạo của mỗi người để xây căn nhà đó càng đẹp hơn nữa. Con phải ghi nhớ kĩ điều này, năng lực của một người là có hạn, muốn công việc được hoàn thành một cách hoàn mĩ thì phải có sự chung tay góp sức của nhiều người. Em con đương nhiên sẽ có những mặt không biết, con nên kiên nhẫn giảng giải cho em chữ không phải bướng bỉnh làm loạn lên như vậy. Con thử nghĩ xem, nếu con không hiểu chỗ nào, cha lại không giảng giải mà cáu giận với con thì hậu quả sẽ như thế nào?”

Cha nói xong, tôi không nói lời nào. Những lời cha nói giúp tôi hiểu thêm nhiều đạo lí.

Ngày thứ hai, tôi và em họ cũng chơi vui vẻ bên nhau, đồng thời hai người cùng nhau hợp sức để xây nên “Cung điện” diễm lệ này.

Không ít cha mẹ nhìn thấy sự lớn lên từng ngày của trẻ, nhưng lại phát hiện ra sự hư hỏng từng ngày của trẻ, hơn nữa là càng lớn càng không nghe lời cha mẹ. Đây tuy là biểu hiện về sự thay đổi mang tính độc lập của trẻ, nhưng nếu quản lí không chặt thì dễ dàng khiến trẻ này sinh các thói quen xấu, thậm chí là “Tệ nạn”.

6. Khi trẻ có thói quen xấu

Trẻ con rốt cuộc vẫn là trẻ con, trẻ sẽ không thể tránh khỏi những thói quen tật xấu trong quá trình trưởng thành của mình, bởi vì trẻ còn quá nhỏ, những phán đoán đối với sự vật và cách xử lí mọi việc đều phản ánh sự hạn chế trong phạm vi năng lực của mình. Làm cha mẹ thì trước tiên nên chú ý tới vấn đề này, không nên gom lại cùng bình luận giữa “Tệ nạn” của trẻ và tệ nạn của người lớn. Ví dụ: Khi một đứa trẻ nói “Tôi hận bạn chết đi được”, điều này sẽ không giống với khái niệm “Tôi rất hận bạn” của người lớn. Khi cha mẹ đối diện với vấn đề này thì nên xuất phát từ lập trường của trẻ để suy xét động cơ của việc làm, cũng như của những lời trẻ nói để tránh việc nhỏ lại hóa lớn, làm giả thành thật.

Có một số cha mẹ cho rằng, chỉ khi giáo huấn trẻ trước mặt dám đông thì mới có thể tạo được uy quyền của cha mẹ, mới làm cho trẻ tâm phục khẩu phục. Tôi cho rằng, cách làm này là vô cùng sai lầm, bởi vì sự nguy hại trực tiếp của cách làm này sẽ làm tổn thương đến lòng tự tôn của trẻ.

Trong vấn đề giáo dục tôi, cha chưa từng dùng phương pháp giáo huấn trước mặt đám đông đối với tôi, bởi vì ông cho rằng, việc giáo dục nên được xây dựng trên cơ sở không làm tổn thương đến lòng tự tôn của trẻ. Nếu không thì, không những có tác dụng giúp đỡ trẻ trên bất kì phương diện nào, mà trái lại sẽ làm trẻ phát triển theo hướng tương phản.

Lòng tự tôn chính là điều căn bản của mỗi cá nhân, một tấm lòng tốt bị tổn hại do lòng tự tôn bị tổn thương thì khó có thứ gì có thể đo đếm được. Đối với những trẻ còn trong độ tuổi nhi đồng mà nói, cho dù trẻ không hoàn toàn hiểu chuyện, nhưng khi lòng tự tôn bị tổn thương nhiều lần thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tính cách, cũng như trong toàn bộ quá trình phát triển tâm lí của trẻ. Lòng tự tôn của trẻ cũng giống như một bông hoa non nớt, chỉ cần không lưu tâm một chút là có thể sẽ tổn thương, từ đó dẫn đến những hậu quả khó có thể dự liệu được. Do vậy, bắt luận là trên vấn đề giáo dục tôi hay bàn chuyện về giáo dục con trẻ với những bậc cha mẹ khác, cha mẹ tôi luôn gắng sức để nhấn mạnh việc cần cố gắng hết sức trong việc bảo vệ lòng tự tôn cho trẻ.

Quan điểm của tôi giống với cha, đều cho rằng khi cha mẹ giáo dục con trẻ thì nhất thiết phải bảo vệ được lòng tự tôn của trẻ. Bất kì người nào cũng cần có sự khẳng định và tán dương của người khác, đó là những lẽ thường tình của con người. Về phương diện này, khát vọng của trẻ còn mạnh mẽ hơn nhiều so với người lớn. Đối với trẻ mà nói, đạt được sự công nhận của người khác, đặc biệt là từ phía cha mẹ sẽ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tâm lí lành mạnh của trẻ. Một đứa trẻ khi mất đi lòng tự tôn và cảm giác vinh dự thì e rằng sẽ rất khó có thể giáo dục được. Nếu trước mặt đám đông, đặc biệt là trước mặt bạn bè trẻ mà hạ thấp trẻ sẽ khiến chúng cảm thấy xấu hổ, khó đối diện với người khác. Điều này sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy ngại ngùng trước trước mặt đám bạn, thường xuyên có cảm giác thấp kém so với người khác, cũng có thể trở thành trò cười của đám bạn, cứ lâu dần như vậy sẽ gây nên những cản trở tâm lí không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí lành mạnh của trẻ. Do vậy, cha tôi luôn nhắn mạnh rằng, nên cân nhắc kĩ lưỡng dùng những phương pháp thích hợp để chỉ dẫn đối với những thiếu sót của trẻ, phải nắm vững thời gian hợp lí, nhất định không được suy xét một cách đơn giản, không được dùng tư duy của người lớn để đối đãi với trẻ.

Trong quá trình giáo dục trẻ, bất luận là trẻ làm việc tốt hay làm việc xấu, cha mẹ cũng nên cố gắng giữ được trạng thái tâm lí bình tĩnh, ôn hòa, dùng thái độ bình tĩnh để đối xử với trẻ, bởi vì giáo dục trẻ là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn. Cha tôi rất phản đối đối với những bậc cha mẹ động một chút là nổi nóng, dùng những lời lẽ trách móc trẻ không ngớt. Cách làm này của những bậc cha mẹ chỉ khiến trẻ run sợ, chỉ có thể quản thúc trẻ trên bề mặt, nhưng trên thực tế lại không giải quyết được bất kì vấn đề nào. Giải quyết sự việc liên quan tới trẻ với một thái độ bình tâm là cách làm tốt nhất. Như vậy, cha mẹ vừa có được quyền uy những không thể hiện sự vô lí, vừa thể hiện được sự hài hòa lại vừa tỏ ra nghiêm túc trước mặt trẻ.

Hồi còn nhỏ, tôi cũng đã từng làm những việc sai lầm. Mỗi lẫn đối diện với những tình cảnh đó, cha tôi không giống như những bậc cha mẹ khác luôn sử dụng những từ ngữ cực đoan như “Không cho phép làm thế”. “Không được phép làm điều này”. “Không được” hay những từ ngữ phủ định, bởi vì những từ ngữ đó dễ dàng làm trẻ cảm thấy bất ổn, sẽ tăng thêm những cảm xúc tiêu cực cho trẻ. Từ trong những kinh nghiệm giáo dục của cha, tôi cảm nhận được làm như vậy quả thực đã đem đến những hiệu quả rất thiết thực trong con người tôi. Hồi đó, lời mà tôi nghe thấy nhiều nhất ở cha đó là những từ ngữ mang tính tích cực như “Làm thế này”. “Hãy nỗ lực làm”, hay những từ ngữ mang tính khích lệ khác.

Rất nhiều các bậc cha mẹ cho rằng, để tránh cho trẻ không hình thành thói quen xấu thì phải tiến hành chỉ tay điều hành đối với mỗi hành động của trẻ. Thực ra, cách nghĩ này không đúng. Mỗi trẻ đều có bí mật của riêng mình, trẻ lớn có, trẻ nhỏ cũng cô. Tuyệt đại đa số cha mẹ lại không chú ý tới điểm này, cứ cho rằng trẻ nhỏ thì chẳng có bí mật gì, nếu không thì cũng phải tìm đủ mọi cách để đào xới bí mật đó của trẻ. Cách nghĩ và cách làm này đều không chính xác. Trẻ tự nhiên có những bí mật của mình, chỉ là những điều này trong mắt người lớn không được coi là bí mật gì cả. Trẻ còn rất non nớt, tất cả những thứ không công bố, đối với trẻ đều được coi là bí mật.

Cha mẹ không nên đào xới ra từng giờ, từng khắc một, không nên truy hỏi quá nhiều với những vấn đề đó, càng không nên can thiệp, đặc biệt đối với những bí mật hợp lí, lành mạnh hay vô hại. Như vậy, những trẻ 2 – 3 tuổi sẽ càng thêm tin tưởng vào cha mẹ, càng thân thiết với cha mẹ hơn. Có được sự tin tưởng và thân thiết này thì trẻ có thể nói cho cha mẹ nghe những bí mật của chúng. Nếu cha mẹ chỉ chăm chăm truy hỏi, trẻ không có được sự tín nhiệm cũng như lòng tự tôn nên có của cha mẹ thì chúng sẽ cảm thấy mình không có vị trí gì, trong lòng cảm thấy nguội lạnh, dần dần sẽ mất đi tính tích cực, thậm chí ngày càng khép lại cánh cửa tâm hồn mình ngay từ khi còn nhỏ. Đương nhiên, tôn trọng bí mật của trẻ không đồng nghĩa với việc không hỏi han gì, mà yêu cầu cha mẹ hãy quan tâm tới thế giới tâm hồn trẻ từng giờ từng phút một, dưới tiền đề tôn trọng và hiểu trẻ mà tiến hành quan tâm và dẫn dắt chúng.

Khi tôi phạm lỗi, cha luôn dùng những phương thức đơn giản giúp tôi hiểu được đạo lí, chứ không nói dài dòng hay không ngừng nghỉ. Trong quá trình giáo dục tồi, với những cách thức như độ dài ngắn của lời nói, yêu cầu chính xác, độ vừa phải trong lời nói thường dẫn đến những hiệu quả khiến người khác hài lòng.

Cha chưa từng đánh tôi, bởi vì đó là một hành động thô bạo, khiến người ta căm ghét nhất. Rất nhiều những bậc cha mẹ đã quản giáo trẻ với những phương thức trừng phạt về thể xác, nó chỉ đem đến hiệu quả trong thời gian ngắn. Họ không những chỉ trích trẻ, mà còn nói ra những lời nói khiến người khác đau long, như: “Không cần con nữa, cút!, “Con quá ngốc!”. “Chẳng thuốc nào cứu nổi con nữa rồi!”. Những lời đó đều sẽ nảy sinh những ảnh hưởng không tốt đối với trẻ.

7. Dùng biện pháp thích hợp để sửa thói quen xấu của trẻ

Đối với trẻ mà nói thì nếu có thể nhận được sự hướng dẫn có hiệu quả từ cha mẹ sẽ đem lại ích lợi rất lớn trong sự trường thành của trẻ. Sự quản giáo của một số bậc cha mẹ đối với trẻ chỉ dừng lại ở việc quản thúc, để trẻ làm theo những điều được giao, không có năng lực sống, cũng không có sức sáng tạo. Phương pháp này không thể giúp trẻ trưởng thành lành mạnh. Có một số bậc cha mẹ lại vì lòng tự tôn của trẻ mà không quản giáo, đây cũng là một phương pháp sai lầm.

Trên phương diện giáo dục và quản thúc tôi, cha tôi luôn cố gắng ngăn chặn những hành vi không tốt của tôi, vừa cố gắng hết sức giảm đi hoặc không làm nảy sinh ảnh hưởng những mặt trái đem lại. Cha tôi cho rằng, đây là nguyên tắc cơ bản cần tôn trọng trong quá trình giáo dục trẻ.

Ngoài tôi ra, cha còn tiếp xúc với nhiều đứa trẻ có độ tuổi xấp xỉ tôi. Ông phát hiện ra rằng, dường như bất kì một hành vi không tốt nào thì trẻ đều dựa vào những lí lẽ của mình để dành lấy “Phần thường” mà mình cho rằng nó thuộc về mình. Cha tôi cho rằng, trách nhiệm của cha mẹ chính là phải đi phát hiện và “Tiêu diệt” những “Phần thưởng” đó.

Cha tôi có một người bạn, con của ông là một đứa trẻ vô cùng nghịch ngợm, đi đến chỗ nào cũng bị cho là vô cùng khác người, thường xuyên làm ra những chuyện khiến người khác đau lòng, cũng thường xuyên bắt nạt em gái và đám bạn cùng chơi.

Có một ngày, người bạn đó đã tìm đến cha tôi, muốn cha tôi chỉ dẫn cho một vài phương pháp để quản giáo trẻ.

Ông nối với cha tôi: “Con trai của tôi thật khiến người khác phải căm ghét, nó không chỉ thích chọc người, ngay cả việc ăn bánh mì cũng rất khác biệt so với những đứa trẻ khác. Nó rõ ràng biết tôi rất ghét hành vi đó, nhưng lại cứ làm, dường như là đang cố làm tôi phải cáu lên vậy”.

Nghe xong những lời ông nói, cha tôi cảm thấy kì quái. Ngay đến việc ăn bánh mì cũng khiến người khác phải ghét e rằng đúng là cậu bé này có điều gì đó không giống với mọi người. Thế là, cha tôi yêu cầu được đến thăm cậu bé đó.

Cha tôi và người bạn của ông cũng ngồi vào bàn dùng bữa, cha tôi đặc biệt lưu tâm đến cậu bé nghịch ngợm đồ.

Cha tôi phát hiện ra, đứa trẻ đó trong lúc ăn bánh mì đã lột bỏ hết lớp vỏ bánh mì, sau đó vo tròn chúng và bắt đầu ăn, phần còn lại thì vứt lại vào trong đĩa. Làm xong, cậu ta ra vẻ rất đắc ý, nói với người mẹ rằng: “Mẹ à, con đã bóc hết vỏ bánh mì rồi!”.

Thế là người mẹ bắt đầu trách móc cậu: “Sao lúc nào con cũng làm như vậy, nhà lại còn đang có khách nữa”. Lúc đó, mẹ của cậu dưỡng như cũng muốn nổi nóng lên.

Cha tôi nháy mắt với người bạn với ý là không nên tức giận. Sau bữa ăn đó, cha tôi đã cho người bạn đó một phương pháp để “Đối phó”.

Lần thứ hai, đứa trẻ này lại làm tương tự như vậy, thường xuyên bóc vỏ bánh ra, sau đó lại nói với người mẹ: “Mẹ ơi, con đã bóc hết vỏ bánh ra rồi”. Nhưng người mẹ chỉ nói một câu “Mẹ biết rồi”.

Đứa trẻ nói: “Vì sao mẹ không nói con?”. “Không nói nữa”.

Không lâu sau đó, người bạn này tìm đến cha tôi, ông nói rằng con trai mình bây giờ đã không còn bóc vỏ bánh ra nữa, cũng ăn bánh mì giống như những người khác rồi. Ông cảm thấy rất ngạc nhiên và hỏi cha tôi về nguyên nhân vì sao lại như vậy.

Cha tôi nói với ông, thực ra phương pháp rất đơn giản, cách làm của trẻ chỉ là muốn thu hút sự chú ý của mọi người, cho dù bị cha mẹ mắng, trẻ cũng cảm thấy như vậy là nhận được sự để ý. Trong con mắt của trẻ, những lời trách móc của cha mẹ chính là một dạng phần thưởng, còn cách làm đó của trẻ chính là một dạng tận hưởng. Về sau, cha mẹ không hỏi han gì đối với những hành động đó của trẻ, không quan tâm một chút nào thì trẻ sẽ tự nhiên dần mất đi hứng thú, do vậy sẽ tự sửa được thói quen đó của mình.

Còn có một cậu bé nữa hay nói tục. Bởi vì đám bạn cùng chơi của cậu hay nói hai chữ “Mông dít” nên cậu bé cũng học theo và mang theo từ đó về nói ở nhà. Cha mẹ cậu rất tức giận, muốn cậu nhanh chóng dừng ngay lại việc nói hai từ đó. Nhưng trái lại, cậu bé không những không dừng lại, mà trong mấy tuần liền chỉ nói đúng những từ thô tục liên quan tới từ “Mông đít”, nói là “Trên trời có một cái mông đít, “Điểm tâm mông đít”, “Mông đít ngọt”… Lời của mẹ không có tác dụng gì thế là bên để mặc cậu bé. Sau này, cậu bé phát hiện ra nói như vậy không thể thu hút sự chú ý của cha mẹ nên dần không nói nữa.

Điều này là do những lời nói tục ban đầu của trẻ có được sự tán thưởng từ người khác nên chúng mới lặp đi làm lại nhiều lần. Sau này không có ai để ý tới những điều đó nữa, những lời nói tục không còn tạo ra hứng thú cho trẻ nữa thì nó cũng sẽ tiêu tan đi.

Trong quá trình trưởng thành của mình, trẻ có thể xuất hiện nhiều thói quen xấu, có cái là do bướng bỉnh, có cái là do tự đại, với mục đích là cố ý thể hiện bản thân mình từng giờ, từng khắc, có cái là do thích chọc ghẹo người khác, có cái thậm chí cho rằng hành vi của mình có thể khiến người khác sợ. Đối diện với những vấn đề này, cha mẹ nên giải quyết với những phương pháp thích hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hồi còn nhỏ, tôi cũng thích vẽ linh tinh trên tường, mặc dù cha đã mua cho tôi bộ đồ vẽ nhưng dường như tôi vẫn không từ bỏ nổi tật xấu đó, luôn nhân lúc mọi người không chú ý là vẽ bừa lên tường.

Có một lần, trong lúc tôi đang vui vẻ vẽ lên tường đã bị cha tôi bắt gặp. “Carl, con đang làm gì vậy?”. Cha tôi nhanh chóng ngừng hành động đó của tôi lại.

Tôi nhanh chóng quay mình lại, giấu cây bút sau lưng, đồng thời che đi bức tranh vừa vẽ.

Lúc đó cha không giảng giải đạo lí gì, cũng không chỉ trích gì tôi mà chỉ ngừng lại hành động đó, đồng thời để tôi ngồi một mình trong phòng của mình.

Qua một lúc, cha gọi tôi ra đồng thời hỏi vì sao lại vẽ lên tường.

Tôi nói: “Cha à, con biết sai rồi, bởi vì lúc này ở trong phòng con đã suy nghĩ rất lâu, con nghĩ rằng hành vi độ của mình đã làm bẩn bức tường. Thực ra, con có giấy vẽ, con nên vẽ lên đó chứ không phải là lên tường. Cha đã từng giảng giải đạo lí không nên tùy ý làm bẩn đồ cho con nghe, do vậy lỗi lầm con phạm phải lần này là không nên, xin cha hãy trừng phạt con”.

Cha không trừng phạt tôi, mục đích của việc cha bảo tôi đến phòng ngồi một mình đó là để tôi nghĩ thật thấu đáo đạo lí này. Bởi vì trẻ có những lúc làm một chuyện gì đó chỉ đơn thuần là hứng thú nhất thời, trẻ có thể hiểu những đạo lí này, chỉ là nhất thời không làm chủ được chính mình. Nếu cha mẹ ngay lúc giáo huấn trẻ hoặc cứ giảng giải đạo lí nhiều lần thì nhất định sẽ thu lại những kết quả không như mong muốn. Chỉ khi trẻ tự nhận thấy bản thân mình đã thực sự làm sai thì những ấn tượng đó mới thực sự khắc sâu trong lòng, nó cũng giúp giảm đi số lần trẻ phạm lỗi.

Cha làm như vậy chỉ là muốn trong lúc tôi ngồi một mình một lúc, đó không thể coi là một cách trừng phạt gì. Khi tôi ngồi yên tĩnh một mình, không có chuyện gì liên quan tới mình cả, chỉ làm tan đi cái hứng thú ngùn ngụt khi vẽ tranh trên tường ban nãy. Điều đó giúp tôi suy nghĩ nhiều lần đối với hành vi của mình trong căn phòng đó, tự nhiên sẽ ý thức được cách làm đó rõ ràng là một điều sai lầm.

Tôi cho rằng, cách làm này sẽ áp dụng được trong rất nhiều trường hợp. Ví dụ: Khi hai đứa trẻ tranh cãi hay đánh nhau, thông thường mà nói thì chúng sẽ cãi vã lẫn nhau, đôi co không ngừng. Cha mẹ chỉ cần làm chúng trấn tỉnh trở lại, tách mỗi trẻ ra một góc ngồi suy nghĩ độc lập thì có thể vấn đề gì cũng có được sự giải quyết hiệu quả. Bởi vì, về căn bản sự tranh chấp giữa những đứa trẻ sẽ chẳng phải là những hận thù sâu sắc gì, chỉ là nhất thời nổi nóng lên mà thôi. Nếu cha mẹ không tách chúng ra mà cứ giảng giải này nọ, vậy thì chỉ càng làm tăng thêm mẫu thuẫn giữa chúng, mang đến nhiều phiền phức hơn.

Đương nhiên, cũng có thể xảy ra trường hợp thế này, trẻ sẽ từ chối quay trở về phòng hoặc một nơi chỉ định nào đó. Có một số trẻ sẽ phản ứng tiêu cực đối với những mệnh lệnh của cha mẹ, không chấp hành những yêu cầu đó, thậm chí trẻ khóc lóc ầm ĩ thì cha mẹ cũng phải khóa trái cửa phòng lại. Cha mẹ phải ở ngoài, trong thời gian nhất định nhất quyết không được mở cửa. Nhất thiết phải để trẻ hiểu ra rằng, bất kì phương pháp phản kháng nào cũng là vô dụng, phải để trẻ đối diện với sự thật, phải để trẻ hiểu rằng mình phải có trách nhiệm đối với hành vi của bản thân. Điều may mắn đó là, tôi có một người cha rất hiểu biết trong vấn đề giáo dục trẻ, với những phương pháp giáo dục đem lại hiệu quả rất lớn nên ngay từ nhỏ tôi đã là một đứa trẻ rất biết nghe lời, cha tôi cũng chưa bao giờ dùng bất kì biện pháp thô bạo đối với tôi.

8. Khống chế hành vi tham ăn của trẻ

Nhiều khi, do cha mẹ quá nuông chiều nên để trẻ ăn uống không hạn chế, từ đó dẫn đến thói quen dùng thực phẩm bừa bãi của trẻ, thậm chí dẫn đến việc trẻ chỉ tập trung toàn bộ sức lực cho chuyện ăn uống, còn não bộ thi không có sự phát triển tốt.

Ở trong những trạng thái không hợp lí như vậy, cho dù có thực hiện giáo dục sớm hay giáo dục bất kì điều gì thì cũng không hiệu quả. Rất nhiều bậc cha mẹ dùng tấm lòng “Chiều chuộng” như vậy để đối đãi với trẻ, trong con mắt của cha tôi đó thực sự là một cách làm ngốc nghếch, thứ tình yêu của họ thực sự là đang hại trẻ.

Cha tôi cho rằng, cách ăn uống không hợp lí như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến trẻ, tuy nhiên tình hình đó lại không thu hút sự quan tâm của cha mẹ. Có một số trẻ thường không biết no hay đói, do ăn quá nhiều nên đã sinh bệnh.

Tham ăn không phải là tính cách bẩm sinh của trẻ, nó được tạo thành do sự vô tri hay dung túng của cha mẹ. Trong đầu óc của rất nhiều bậc phụ huynh luôn chỉ muốn trẻ lớn nhanh một chút, muốn cơ thể của con mình đẹp hơn mà đã dốc sức gia tăng dinh dưỡng cho trẻ, chỉ nghe nói thực phẩm nào có lợi cho sức khỏe thì bất chấp tất cả mua về tống hết vào dạ dày trẻ.

Cha mẹ tôi rất chú ý tới điểm này, họ cắm kị thói ăn đồ điểm tâm hay quà vặt linh tinh của tôi. Để gia tăng chất dinh dưỡng cho tôi, cha mẹ đã vạch ra thời gian ăn điểm tâm cố định, đồng thời có những sắp xếp hợp lí đối với chuyện này.

Để giúp tôi khỏe mạnh, cũng là để giúp tôi không hình thành thói quen tham ăn cha tôi thường kể tôi nghe những tác hại của việc ăn quá nhiều

Ông nói với tôi: “Con người ăn quá nhiều thì não sẽ trở nên đần độn, trạng thái tinh thần sẽ trở nên rất xấu, thậm chí còn mắc bệnh. Khi đã mắc bệnh thì cũng không thể học tập và vui chơi được. Không chỉ như vậy, khi con đã mắc bệnh thì cha mẹ cũng phải chăm sóc con, không thể làm nhiều chuyện được, điều này chính là một người bị bệnh đã kéo theo nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới người khác”.

Để giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh và việc dùng thực phẩm hợp lí, mỗi khi có đứa trẻ nào đó là con của những người bạn của cha bị bệnh, cha đều đưa tôi đến thăm nom, ông giúp tôi có được trải nghiệm một cách trực tiếp, đồng thời cũng tiến hành giáo dục đối với tôi.

Có một lần, cha đưa tôi đi dạo, khi đó tình cờ gặp con một người bạn của cha

“Người nhà cháu đều khỏe cả chứ?”. Cha tôi hỏi.

“Cảm ơn, mọi người đều khỏe ạ”. Đứa trẻ đó đáp.

“Nhưng, em cháu đang bị ốm ạ?”.

“Vâng, đúng à, nhưng vì sao chú biết ạ”. Đứa con trai của người bạn cha tôi hỏi một cách kinh ngạc. “Ta biết, bởi vì vừa qua lễ Noel”.

Cha tôi quả nhiên đoán không sai, bởi vì ông biết cậu bé đã vô cùng tham ăn, sau Noel nhất định sẽ ốm.

Sự thật đúng như cha tôi dự liệu, thế là ông đã dẫn tôi đến thăm cậu bé đó. Trong cuộc nói chuyện, cha đã hỏi rõ nguyên nhân, đúng như những gì cha đã nghĩ từ trước, do cậu ăn quá nhiều

Trong nhiều trường hợp, cha tôi nói chuyện với người khác đều chú ý tới việc phải làm cho người ngồi đằng sau là tôi đây phải hiểu rõ nguyên nhân của sự việc.

Để giúp tôi không phải chịu bất kì tổn hại nào trong vấn đề sử dụng thực phẩm, cha đã đặc biệt chú trọng tới việc bồi dưỡng thói quen sử dụng thực phẩm cho tôi. Trong lúc ăn uống, ông luôn cố gắng giúp tôi có được bầu không khí vui vẻ.

Cha tôi cho rằng, để trẻ ăn uống thật vui vẻ sẽ có tác dụng tốt đối với sự phát triển trong con người trẻ.

Đối với trẻ mà nói thì ăn uống không nên là một chuyện thưởng phạt gì, cũng không nên là một nghĩa vụ, càng không nên dùng đồ ăn để “Hối lộ” trẻ, cũng không nên dùng biện pháp không cho ăn để trừng phạt trẻ. Cha mẹ không nên nhất thiết phải lãng phí những cách thức lấy đồ ăn làm sự thưởng phạt. Điều quan trọng là phải giúp trẻ phân tích được hai vấn đề là quản giáo trẻ và thực phẩm, tạo cho trẻ một bầu không khí ăn uống và một môi trường hài hòa, vui vẻ, giúp trẻ có thể độc lập, tự chủ, vui vẻ trong vấn đề ăn uống.

Rất nhiều cha mẹ lo lắng trẻ ăn quá ít hoặc sợ trẻ không biết ăn, mỗi khi vào bữa ăn, dồn toàn bộ sức lực để ứng phó với trẻ, như này không được, thế kia không được, phải gấp cái này, phải chọn cái kia, vô hình trung đã tạo ra cho trẻ một áp lực. Cứ lâu dẫn như vậy, trẻ sẽ dẫn coi việc ăn uống trở thành một gánh nặng, điều này không chỉ gây ra những ảnh hưởng đối với việc ăn uống của trẻ, mà còn kéo theo nhiều phiền toái cho cha mẹ.

Cha mẹ nên biết rằng, chỉ cần trẻ không quá tham ăn, nên để trẻ cảm thấy ăn uống là một chuyện vui vẻ và rất quan trọng. đó là một chuyện mà bản thân trẻ muốn làm cũng như có thể dễ dàng làm được. Nhưng nên chú ý đó là, không nên để trẻ cho rằng thú vui duy nhất trên đời chính là việc ăn uống, tuyệt đối không để trẻ hình thành thói quen tham ăn.

Trường hợp “Cứ có cơ hội là ăn” ở trẻ không phải là tự nhiên đã có, mà phần lớn đều do cha mẹ đã tạo nên nhiều những “Cơ hội” ăn cho trẻ.

Về căn bản, tôi không ăn quá nhiều mà làm tổn hại đến dạ dày. Khi cha mẹ đưa tôi đến nhà những người bạn của họ, chủ nhà luôn nhiệt tình mời chúng tôi ăn các loại điểm tâm, nhưng bất kể chúng ngon đến đâu đều khó làm tôi thay đổi, tôi kiên quyết không ăn quá nhiều.

Bạn của cha tôi nhìn thấy phản ứng đó của tôi liền cho rằng đó không phải là biểu hiện thật lòng của tôi, liền cho rằng có thể đây là kết quả của sự giáo dục nghiêm khắc của cha tôi. Nhưng sự thật không phải như vậy, điều này hoàn toàn do tôi tự nguyện, bởi vì tôi đã hình thành thói quen tốt trong ăn uống.

Những người đó sở dĩ cho rằng như vậy là vì họ đã dùng những tiêu chuẩn của bản thân mình và đối với con của họ để suy đoán, họ không có cách nào có thể lí giải năng lực tự khống chế đó của tôi. Thực ra, điều này cũng không có gì là khó, chỉ cần giáo dục thật tốt ngay từ khi còn bé thì trẻ sẽ dễ dàng làm được những việc như tôi đã làm.

9. Tham ăn sẽ khiến người trở nên ngu ngốc

Dạ dày phải làm việc quá nhiều sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng hoạt động của não bộ, vì vậy tham ăn có thể khiến con người ta trở nên ngốc nghếch. Cha tôi thường nói cho tôi và những người xung quanh mình biết điều này. Thực ra, không chỉ có cha tôi mà rất nhiều nhân vật vĩ đại trong lịch sử đều vô cùng coi trọng vấn đề này, đặc biệt là những nhà tư tưởng, nhà triết học càng tích cực sử dụng não bộ.

Mike Stewart là một cậu bé mập ú rất nổi tiếng ở trong vùng, nghe nói bữa ăn của cậu thường rất nhiều thứ, ngay từ khi còn nhỏ cậu đã ăn những bữa ăn giống như của người lớn. Mỗi ngày ngoài việc dùng bữa thông thường, cậu còn ăn vô số đồ ăn vặt.

Tôi đã từng hỏi vì sao một đứa trẻ có thể béo như vậy ngay từ khi còn rất nhỏ. Tôi vốn dĩ không phải là một người hay tọc mạch vào chuyện của người khác, nhưng dường như dáng vẻ nặng nề đó của cậu, thậm chí còn gặp một chút khó khăn trong việc đi lại thì thắc mắc đó lại nổi lên trong đầu tôi.

Để nuôi dưỡng tốt con trai của mình, tôi đã dùng chính phương pháp mà cha đã áp dụng đối với tôi, tôi không để con ăn uống tùy thích, thậm chí có lúc con gào khóc lên kêu đói, tôi cũng không động lòng, vì vậy vợ tôi thường nói tôi là một người có trái tim sắt đá. Nhưng tôi cho rằng làm như vậy sẽ tốt cho con, vì vậy mỗi khi tôi nhìn thấy hành vi buông lỏng của các bậc cha mẹ đối với thói quen tham ăn của trẻ, tôi thường đi tìm nguyên nhân trong vấn đề này.

Cha của Mike Stewart nói với tôi, vì ông và bà từ hồi trước đã không có con, mãi cho đến khi tuổi tác đã cao mới có Mike Stewart nên vô cùng yêu thương và chiều chuộng cậu. Đặc biệt là mẹ cậu, luôn coi cậu như ngọc bầu trong suy nghĩ của chính mình.

Con của họ ăn những thứ ngon nhất, mặc những thứ tốt nhất, có thể nói là chăm chút cho trẻ không thiếu thứ gì, nhường nhịn trẻ hết mực. Chỉ cần là thứ đồ mà trẻ muốn ăn, họ đều cố gắng làm cho trẻ bằng được mới thôi.

Cha của Mike Stewwart là một người với dáng vẻ gày gò. Với dáng vẻ béo lạch bạch đó của cậu, họ cũng có một chút không hài lòng, nhưng họ chỉ cảm thấy dáng vẻ béo ú đó chỉ có một chút khó coi mà thôi. Họ không hề suy xét rằng sự béo mập đó sẽ trở thành gánh nặng cho cậu.

Vì quá béo nên Mike Stewart bị đám bạn gọi là “Thằng mập ú”, cậu không những hành động vụng về mà dường như côn không có cách nào bắt kịp trong khi cùng chơi với đám bạn, thậm chí cậu còn bị đám ban bắt nạt. Mỗi khi bị đám ban ức hiếp, cậu đều chạy về nhà khóc lóc, phương pháp duy nhất mà cha mẹ cậu giải quyết đỏ vẫn là cho cậu ăn. Họ cho rằng chỉ cần cho cậu ăn uống thật ngon thì vấn đề sẽ được giải quyết.

Mike Stewart vì quá thích ăn uống đến nỗi mà mỗi khi đọc sách hay học tập cũng phải cầm một chút gì đó có thể ăn được ở trên tay. Tôi đã từng hỏi qua cha của cậu tình hình học tập, họ chỉ vừa xoa đầu vừa thở dài ngao ngán.

Khi Mike Stewart học hành không chuyên tâm thì cha mẹ lại cho cậu chút kẹo hay món đồ ăn vật gì đó. Họ cho rằng làm như vậy cậu sẽ chuyên tâm vào việc đọc sách, thực ra đó là một phương pháp rất sai lầm. Bởi vì nó không chỉ gây gián đoạn hứng thú học tập của trẻ mà còn hình thành một thói quen tâm lí xấu cho trẻ, trẻ sẽ không ý thức được việc phải học tập tốt thì mới nhận được phần thường mà cho rằng chỉ cần mình không học tập cũng sẽ nhận được đồ ăn.

So sánh với nhưng đứa trẻ xấp xỉ tuổi cậu thì Mike Stewart không chỉ hành động chậm chạp, phản ứng kéo dài, hơn nữa thành tích học tập rất mờ nhạt, không có gì đáng nói.

Vì sao Mike Stewart lại như vậy? Tôi nghĩ rằng hoàn toàn là do sự ngu ngốc của cha mẹ cậu gây nên. Họ không hiểu cách thức giáo dục trẻ, chỉ cho rằng trẻ cần ăn cần uống, về cơ bản không bồi dưỡng các loại tiềm năng cho trẻ ngay từ nhỏ.

Những bậc cha mẹ như vậy cũng chỉ có thể tạo ra những đứa trẻ ngốc nghếch. Tôi vô cùng cảm ơn cha mẹ của mình, họ đã sử dụng phương pháp khoa học và chính xác để giáo dục tôi để giúp tôi gặt hái được thành công như ngày hôm nay.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x