Trang chủ » Chương 13: Phải có tố chất tâm lý lành mạnh

Chương 13: Phải có tố chất tâm lý lành mạnh

by Trung Kiên Lê
14 views

Tâm hồn con người giống như một mảnh đất, miếng đất đó cho dù trong tự nhiên có phì nhiêu đến mấy nhưng nếu không chịu khó canh tác và gieo trồng thì không cho ra những vụ mùa tốt.

1. Động lực của sự cầu tiến là dũng khí

Dũng khi là động lực của một con người tích cực cầu tiến.

Trong quá trình giáo dục tôi, cha luôn coi việc bởi dưỡng và phát triển dũng khí là một nội dung quan trọng. Bây giờ, trong tôi đã hình thành một quan điểm thể này Dũng cảm và kiên nhẫn sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác, yếu đuối và nhát gan sẽ bị người khác khinh thường.

Lo lắng trẻ nhận phải sự tổn thương ngoài ý muốn là chuyện mà tất cả các ông bố bà mẹ đều lo lắng đến. Nếu chỉ vì lo lắng phòng tránh mà làm mất đi cơ hội để trẻ luyện tập thì dũng khí cũng không có cách nào có thể bồi dưỡng được.

Cha tôi cho rằng, những bậc cha mẹ làm như vậy là biểu hiện của sự ích kỉ. Họ đương nhiên sẽ lo lắng con trẻ sẽ chịu sự tổn thương, nhưng sự thực ở tầng sâu hơn là vạn nhất trẻ có gặp tổn thương, tình cảm của trẻ sẽ gánh chịu những sự tổn thương lớn hơn.

Trên thực tế, loại biểu hiện này là một dạng bảo vệ tự nhiên của các bậc cha mẹ. Có thể nói như thế này, phải luyện tập dũng khí của trẻ, trên thực tế là một dạng khảo nghiệm đối với dũng khi tự thân của các bậc cha mẹ.

Ngay từ nhỏ, tôi đã ý thức được giá trị của dũng khí.

Có một lần, tôi cùng các bạn nhỏ khác cùng chơi trò chơi. Không cẩn thận bị bạn làm chảy máu ở ngón tay, đau đớn vô cùng, thực sự tôi khó lòng có thể chịu được. Nhưng trong lòng mình đã tự nói với bản thân mình, nhất định phải chịu đựng. Cuối cùng, tôi kiên cường đến mức sắp chảy nước mắt, giả bộ như không xảy ra chuyện gì tiếp tục cùng vui đùa với các bạn.

Sau đó, tôi nói với cha rằng tôi không thể để các bạn trắng thấy dáng vẻ yếu đuối đó của tôi, một khi nước mắt đã rơi thì các bạn sẽ không coi trọng tôi nữa, có thể cũng vì thế mà các bạn sẽ không cùng chơi với tôi nữa.

Người Anh về phương diện này làm tương đối tốt. Cái gọi là đồng tử quân trong trường tiểu học của họ thường xuyên tổ chức thành những nhóm nhỏ thám hiểm, sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt như thế, mục đích hết sức rõ ràng chính là muốn tập luyện dũng khí và lòng nhiệt tình thám hiểm những sự vật mới của chúng, và bản lĩnh sinh tồn trong môi trường khắc khổ đó.

Trong con mắt người lớn thì đó có thể là những chuyện nguy hiểm, cho rằng không thích hợp với trẻ. Trên thực tế trẻ có thể có quyền, chỉ là cha mẹ xuất phát từ sự yêu thương và thiếu đi sự tin tưởng đối với những năng lực của trẻ, điều này đã cản trở trẻ đi khám phá những sự vật mới, quen thuộc với môi trường mới, tước đoạt đi cơ hội tự thân luyện tập của trẻ. Cha tôi luôn cho rằng, những đứa trẻ đón nhận quá nhiều sự yêu thương thì tự nhiên sẽ có nhược điểm là mất đi dũng khí, cũng có những ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của trẻ.

Một người có được dũng khí và lòng tự tin hay không là một nhân tố quan trọng giúp trẻ có được thành công hay không. Cha thường nói với tôi: “Con có thể làm được!”. Điều này chính là muốn khích lệ sự tự tin trong tôi, ông muốn tôi có được dũng khí để hoàn thành tất cả những việc mà tôi muốn làm.

Đặc biệt khi ở trong những môi trường khó khăn, lòng tự tin chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, còn dũng khí thường quyết định sự thành bại của sự việc. Cha mẹ không chủ động giúp tôi làm việc bất luận là những sự việc khó đối với tôi. Đó chính là nuôi dưỡng dũng khí cho tôi dám đối mặt với những thách thức, từ đó nâng cao hơn nữa năng lực làm việc độc lập của tôi.

Cha tôi cho rằng, cha mẹ quá bao bọc sẽ làm trẻ mất đi dũng khí và sự tự tin, cứ lâu dần như vậy, trẻ sẽ nảy sinh tâm lí ỷ lại rất lớn, đồng thời cho rằng mình không thể độc lập làm việc, không có năng lực.

Sự yêu thương mà cha dành cho tôi rất có chừng mực, cha chưa từng bao bọc quá mức đối với tôi, mà luôn nuôi dưỡng năng lực độc lập ở các phương diện cho tôi. Cần phải biết rằng, những tổn thương ngoài ý muốn luôn tồn tại vô số trong thế giới bên ngoài, gặp một chút chuyện trắc trở là điều không thể tránh khỏi. Đối với trẻ mà nói, có những lúc không nên lẩn tránh nguy hiểm, phải học cách đối diện với nó, chịu đựng nó bởi vì những điều cần phải chịu dựng trong cuộc sống sau này sẽ càng nhiều hơn. Do vậy, bồi dưỡng lòng tự tin, sự độc lập và tinh thần dũng cảm cho trẻ ngay từ nhỏ là muốn trẻ làm việc, sống tốt hơn trong cuộc sống sau này.

Có thể nói một cách chắc chắn rằng, một cái đầu gối bị thương thì dễ dàng trị liệu, còn lòng tự tin khi đã bị tổn thương và dũng khí không được khơi gợi ra thì khó có thể thực hiện tác dụng thực sự của nó.

Cha tôi không bao biện mọi chuyện, rất nhiều chuyện trẻ có thể tự làm được một cách rất tốt, điều này vô cùng quan trọng. Hãy yên tâm để trẻ làm việc của mình, để trẻ nhận thức được rằng “Mình có thể làm được”, như vậy có thể giúp trẻ bồi dưỡng lòng tự tin và dũng khí của bản thân.

Có rất nhiều bậc cha mẹ dễ dàng mắc phải sai lầm trong khi giáo dục trẻ chính là trước tiên luôn giả định trẻ làm gì cũng không tốt, cái gì cũng không cần làm, do vậy luôn ngăn cản trẻ làm, tất cả đều do họ thay trẻ làm. Không biết một chút gì, trẻ sẽ dần mất đi lòng tự tin với chính bản thân mình, mất đi tính tích cực trong việc tìm hiểm, khám phá và tính tự giác rèn luyện của mình.

Đối với việc giáo dục tôi, cha luôn cố gắng hết sức tránh đi vào quan điểm sai lầm như vậy, ông luôn dùng những phương pháp tích cực để thúc đẩy tinh thần tự giác làm việc của tôi, trong quá trình hành động không bao giờ dùng tuổi tác để vạch ra rào cản ngăn cấm tôi không làm việc gì đó, trẻ nên học được bản lĩnh của cuộc sống bất kể địa điểm và thời gian nào, thậm chí trẻ có thể học không tốt hoặc làm sai chuyện nhưng đạo lí trong đó cũng giống như người lớn học tập làm việc, có thành công thì cũng sẽ có thất bại, không nên chỉ vì thất bại mà ảnh hưởng đến giá trị phát triển toàn bộ con người trẻ. Điều then chốt nằm ở việc trẻ có dám đương đầu đối diện với thất bại hay không, đồng thời không ảnh hưởng tới lòng tự tin và dũng khí của trẻ.

Cha thưởng khuyến khích tôi chủ động làm việc, không biểu dương tôi quá mức, bởi vì khích lệ quá mức sẽ khiến trẻ này sinh tâm lí kiêu ngạo. Tôi cũng rất tán đồng với quan điểm này.

Thực ra, có những lúc trẻ cũng rất không hài lòng với cách bảo vệ quá mức của cha mẹ. Có một đứa trẻ đã từng nói với cha tôi: “Cháu hi vọng cha mẹ sẽ không truy hỏi đến mức chân tơ kẽ tóc như vậy, luôn biểu hiện chăm chút từng tí một, như vậy làm cháu chẳng còn chút thể hiện nào trước mặt đám bạn, dường như cháu là một đứa trẻ vô năng vậy. Những bạn nhỏ khác có thể làm được, cháu lại không thể làm được, như vậy thực là không công bằng!”

Rất dễ dàng có thể nhìn thấy rằng, cha mẹ càng sợ trẻ cảm lạnh, ngăn cản trẻ làm này làm nọ thì trẻ lại càng tỏ ra khó chịu, trong tâm không có được cân bằng, có lúc còn sinh ra tâm lí phản nghịch, đi làm những việc mà cha mẹ không cho phép trẻ làm

2. Nuôi dưỡng ý thức độc lập của trẻ

Cha thường nhấn mạnh với tôi nhiều lần rằng, những việc mà bản thân trẻ có thể tự làm được thì hãy để chúng tự đi làm, nhất quyết không được làm thay trẻ. Đây là một chuẩn tắc quan trọng. Sự giáo dục của cha đối với tôi luôn được làm theo căn cứ trên chuẩn tắc này.

Làm thay trẻ những việc mà trẻ có thể làm được là sự sai lầm rất lớn đối với tính tích cực làm việc của trẻ, bởi vì làm như vậy sẽ làm trẻ mất đi cơ hội thực tiễn, như vậy sẽ bằng với việc nói với trẻ rằng: “Ta không tin tưởng vào năng lực và dũng khí của con”.

Như vậy trẻ sẽ cảm thấy nguy hiểm, không an toàn. Cảm giác an toàn là một bước vững chắc trong việc trẻ có thể dùng chính năng lực của mình để ứng phó với những vấn đề cần xử lí. Nếu trẻ không tự tin thì cảm giác an toàn có thể có được từ đâu?

Cha của Turner đã qua đời. Mẹ của cậu vô cùng yêu quý cậu. Khi Turner được 4 tuổi, mẹ cậu vẫn đút cho cậu ăn cả ngày, mặc quần áo và đi giày cho cậu. Khi turner đã lớn lên một chút, cậu vẫn không thể tự ăn, không thể tự mặc quần áo và tự cài cúc được, cũng chẳng tự mình đi giày được. Những bạn nhỏ xấp xỉ tuổi với cậu làm những việc này rất tốt, so với đám bạn thì cậu quả thực rất lóng ngóng, hơn nữa còn rất đáng thương. Có người nói với mẹ của Turner, hãy để cậu học cách làm những việc mà bản thân cậu có thể làm được bởi vì những cậu bé lớn như cậu đều có thể tự mình mặc quần áo và đi giày. Nhưng mẹ của Turner lại nói: “Tôi rất yêu con trai mình, cậu bé bây giờ là tất cả của tôi, tôi tình nguyện hi sinh nhiều hơn nữa cho con”.

Người mẹ tốt bụng này lại không biết được rằng, làm như vậy sẽ rất có hại cho sự phát triển của trẻ. Trên thực tế, tình yêu của cô dành cho con chính là sự đáng thương mà cô dành cho con. Cô cho rằng mình là một người mẹ tốt, cô dâng hiến tất cả cho con mình mà lại không biết được rằng, cách làm của cô trên thực tế chính là đang nói với trẻ: Con là một đứa trẻ vô dụng. không có năng lực, không được. Những tình yêu quá mức này thường dẫn tới những hiệu ứng trái chiều. Do vậy, Turner đã sinh ra tỉnh ỷ lại, cái gì cậu cũng không muốn làm, cũng chẳng muốn học bất kì cái gì, chỉ vùi đầu vào chơi đùa. Hành vi vô tư đó của mẹ Turner trên thực tế là vô cùng ích kỉ, bởi vì cô đã bỏ qua một sự thiết yếu trong quá trình trưởng thành tự thân của cậu bé.

Sau khi Turner đã trưởng thành, người mẹ này vẫn như vậy, không ngừng làm giúp cậu mọi việc. Việc này không biết làm, việc kia không muốn học càng khiến cậu không thể bắt kịp người khác, thậm chí coi mình là một người vô năng, không có dũng khí cùng chơi với các bạn nhỏ khác.

Những đứa trẻ như vậy khi phải đối diện với một thế giới lạ lẫm sẽ không có chút chuẩn bị nào.

Cha mẹ muốn làm thay trẻ những việc mà trẻ có thể làm được thì chính là đang nói với trẻ, họ mạnh hơn, linh hoạt hơn trẻ, năng lực cũng lớn hơn trẻ, họ có nhiều kinh nghiệm và quan trọng hơn trẻ. Bọn họ thể hiện sự vĩ đại của mình trước mặt trẻ và sự mơ hồ của trẻ. Những đứa trẻ trưởng thành với cách giáo dục như vậy tuy có thể có thân hình cao to, xinh đẹp nhưng lại nhút nhát, sợ sệt, thiếu đi năng lực và sự dũng cảm. Trẻ mất đi năng lực độc lập, như vậy làm sao có thể gây dựng được một tương lai tốt đẹp?

Mẹ của tôi đã làm rất tốt trong việc bồi dưỡng tôi làm những việc mà bản thân mình có thể làm được.

Khi tôi học được cách tự mình có thể mặc quần áo, mẹ đã để tôi tự làm chủ không làm hộ. Một mặt mẹ vừa làm mẫu, một mặt nhìn tôi mặc đã đúng chưa. Mẹ không thúc giục tôi mà nói một cách chậm rãi rằng: “Con có thể tự mặc được, cứ làm từ từ, nếu không được, mẹ sẽ giúp con. Con quên rằng, con đã là một cậu bé lớn rồi hay sao”. Nếu tôi vẫn kiên trì nói rằng mình không thể tự làm được, mẹ cũng không để ý đến những điều đó mà tiếp tục khuyên nhủ tôi: “Con nhất định có thể tự mình làm được. Mẹ nhắm mắt, bắt tay lại xem con có thể tự mình mặc không”. Lúc đó tôi có thể tiếp tục làm, cũng có thể sẽ khóc ầm lên, không nỗ lực làm bất kì điều gì nữa. Lúc đó mẹ sẽ không để ý tới tôi nữa, khi tôi phát hiện việc khóc lóc của tôi không thể kêu gọi sự đồng tình của mẹ thì tôi sẽ tiếp tục dựa vào sức mình để giải quyết vấn để của mình. Sự thực đã chứng minh, tôi đã nhanh chóng học được cách tự mặc quần áo.

Cha mẹ bồi dưỡng cho tôi ý thức độc lập ngay từ những việc nhỏ nhất.

Ở nước Đức, vào thời cổ đại, những trẻ em được đối xử như những người lớn độc lập. Những quý tộc thường để những đứa trẻ của mình đến nhà một nhà quý tộc ở tòa thành khác để tự học cách làm một kị sĩ chân chính. Họ cho rằng, trong quá trình trưởng thành độc lập xa nhà có thể giúp trẻ có được những tố chất và kiến thức mà một kị sĩ nên có. Từ đó có thể thấy rằng, sự coi trọng đối với ý thức độc lập của trẻ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đức, điều này đóng một vị trí quan trọng trong sự phát triển của dân tộc và quốc gia.

Thực ra, xem xét kĩ lưỡng để trẻ trưởng thành trong phạm vi năng lực và đặc điểm tính cách của một người vị thành niên cũng chính là buông tay để trẻ đi luyện tập, thách thức với khó khăn, để nuôi dưỡng phẩm chất tự lập tự cường của trẻ, ý thức truyền thống này vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay, trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều bậc cha mẹ thậm chí cho rằng điều này còn quan trọng hơn việc truyền thụ kiến thức cho trẻ. Cách nghĩ này nên được ủng hộ một cách tích cực. Cha đã giáo dục tôi như vậy.

Khi trẻ cảm thấy bất an, vô năng và vô lực sẽ có thói quen bản năng tìm đến sự vỗ về của cha mẹ, trẻ biết rằng tình yêu của cha mẹ sẽ giúp trẻ thêm ấm áp và được ủng hộ. Do vậy, để đảm bảo có thể nhận được cảm giác yêu thương thoải mái này từ đầu đến cuối, có một số trẻ đã luôn để điểm tựa về tình cảm lên vai cha mẹ. Còn những người này đồng thời với việc thể hiện ra quyền độc lập trong lãnh địa tình cảm của bản thân mình cũng không thể không nhận những sự chi phối tình cảm của người khác đối với bản thân mình.

Có một số người gặp sự cản trở tâm lí về phương diện này, về mặt tình cảm thường dựa vào người khác. Bởi vì trẻ không có cảm giác cái tôi, bản thân mình không thể đáp ứng đầy đủ sự sáng tạo tâm lí cho chính con người mình. Những người như vậy thường dựa vào cha mẹ hoặc những người có quyền uy khác để tư duy và hành động. Cảm giác cái tôi của những người như vậy trên thực tế là sự phản ứng của người khác, hơn nữa do sự kí sinh trong thế giới tinh thần của những người như vậy nên một khi hệ thống quyền lực mà họ dựa vào bị sụp đổ thì họ sẽ thường bị rơi vào một loại cảnh giới tuyệt vọng và nguy hiểm.

Cha tôi cho rằng, người thực sự có tinh thần độc lập sẽ có một nhu cầu mãnh liệt với ý thức cái tôi của mình, họ sẽ không dựa vào sự ỷ lại thế này, thế kia để hình thành những dự định mang tính đặc trưng của bản thân mình, đưa ra quyết định của chính bản thân họ phương hướng mình thực hiện sẽ dẫn đến động cơ và kỉ luật mà họ tự ban ra. “Những con người vĩ đại lập chỉ để đáp ứng chính bản thân mình, chứ không phải làm thỏa mãn người khác”.

Do loại tính lười nhác này về tương đối mà nói sẽ càng có tính che đậy, do vậy sẽ càng đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với cha mẹ. Cha mẹ nhất định phải truy vấn tình yêu của mình đối với trẻ trong đó liệu có những thành phần như thế này hay không. Vẫn luôn biết rằng nên để trẻ độc lập, nhưng do sợ mất trẻ mà luôn hi vọng cuộc sống của trẻ sẽ ở trong trạng thái mà họ đã sắp đặt và bố trí cho trẻ.

Thay thế trẻ làm quá nhiều việc sẽ khiến trẻ mắt đi cơ hội luyện tập và thực tiễn. Đây là điều có thể dễ dàng thấy được. Không chỉ như vậy, càng nghiêm trọng hơn đó là làm thay trẻ quá nhiều việc trên thực tế chính là đang nối với trẻ rằng: Trẻ không biết làm bất kì việc gì, trẻ nhất định phải dựa vào cha mẹ nếu không sẽ không sống nổi. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trưởng như vậy, một khi bước vào xã hội thì chỉ biết nghe theo, tìm kiếm sự giúp đỡ ở khắp mọi nơi. Tuy ngoài gia đình không thể tìm thấy sự giúp đỡ theo kiểu cha mẹ ý thức độc lập thì càng đừng nói đến, điều này trên thực tế chính là làm hại trẻ.

Trong quá trình giáo dục tôi, cha rất coi trọng việc bồi dưỡng tinh thần độc lập cho tôi. Khi tôi vừa sinh ra, mới chỉ là một đứa trẻ sơ sinh đã ngủ trên nôi một cách độc lập, chứ không phải trong vòng tay bế ẵm của mẹ. Thời gian bú sữa của tôi được quy định một cách nghiêm ngặt, nếu không đến thời gian quy định, cho dù tôi có khóc lóc ầm ĩ mẹ tôi cũng không cho tôi bú sữa.

Có người sẽ cho rằng những hành vi đó có chút cứng nhắc. Trên thực tế, việc giáo dục và luyện tập tinh thần độc lập cho trẻ ngay từ nhỏ là một điều vô cùng quan trọng. Thực ra, những sự quan tâm quá nhỏ nhặt thường sẽ làm giảm đi năng lực của trẻ, đồng thời cũng không hoàn toàn để trẻ tiếp nhận. Trẻ khi bước vào thời kì thiếu niên thường xảy ra xung đột với cha mẹ, có một số trường hợp còn nảy sinh phản kháng đối với sự quan tâm của cha mẹ. Trẻ không tình nguyện để người khác thấy trẻ là một đứa trẻ vô năng, vô lực, trẻ có nhu cầu thể hiện rõ sự tồn tại của mình trước người khác, thể hiện ra năng lực của mình, sự bao bọc của cha mẹ sẽ tự nhiên trở thành sự phản kháng của trẻ

3. Rèn luyện năng lực chấp nhận tâm lí cho trẻ

Từ quy luật trưởng thành của một người bình thường có thể thấy, càng trong những điều kiện không thuận lợi, nhiều trắc trở thì càng dễ rèn luyện ý chí, những hoàn cảnh thuận lợi đương nhiên có thể tạo ra nhân tài thì trong những nhân tài càng có khả năng được tạo ra trong những nghịch cảnh. Người được tôi luyện, trưởng thành trong nghịch cảnh càng có năng lực sinh tồn và năng lực cạnh tranh mạnh mẽ. Bởi vì những người phấn đấu vươn lên trong nghịch cảnh sẽ có những kinh nghiệm về thất bại cũng như thành công, thành công sẽ đặt nền móng căn bản trong sự thất bại, do vậy sẽ càng phấn chấn hơn khi phải đối diện với trắc trở và những khó khăn không ngừng trước mắt

Muốn trẻ có được năng lực đầy đủ đối diện với những trắc trở trước mặt thì nhất thiết phải rèn luyện tâm lí chấp nhận cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Trắc trở chính là những khó khăn và thất bại. Đương nhiên, đây là vấn đề không dễ chịu gì, bởi vì nó khiến nhu cầu của bạn không được đáp ứng đầy đủ hoặc khó có thể đáp ứng đầy đủ.

Nhưng đối với những người không giống nhau mà nói, nói một cách chính xác là đối với những người có phẩm chất ý chí khác nhau mà nói thì trắc trở có ý nghĩa không giống nhau.

Cha thường nói với tôi, cuộc đời của một con người sẽ gặp phải nhiều khó khăn và trắc trở, nhưng nhất thiết cần phải trở thành một người kiên cường. Người có năng lực chấp nhận tâm lí kém sẽ dễ bị khó khăn vùi lấp, còn một người kiên cường thường tìm ra con đường thành công từ trong sự khó khăn đó. Cha tôi giáo dục tôi nhất thiết phải học cách chấp nhận thất bại, nếu không sẽ vĩnh viễn không thể hình thành tâm lí cân bằng được. Cha dạy tôi phải học cách chấp nhận những tác động của mặt trái mà thất bại mang đến, đồng thời phải dũng cảm đối mặt với nó.

Cha nói với tôi, để tránh việc thất bại mà lẩn tránh công việc chính là những thứ không biến đổi, ngoan cố nhất trong tính cách thấp kém này. Những đứa trẻ không tốt đều như vậy, chúng thông qua sự từ chối với việc học để tránh phải thi cử. Càng như vậy thì sự tự ti trong lòng của những đứa trẻ đó càng tăng cao hơn. Những đứa trẻ không ngoan này đã tìm ra những lí do rất chính đáng cho cách nghĩ muốn lừa dối người khác của chúng. Chúng thường nói những lời hoa mĩ, hạ thấp những việc mà bản thân mình không muốn làm hoặc đả kích những người đang không ngừng phấn đấu. Chúng sẽ tự an ủi mình rằng “Thất bại” là biểu hiện của một cái cây độc lập, biểu hiện cho một tích cách kiên cường, từ đó mượn cớ tự tạo cho mình một cảm giác tự hào giả tạo.

Cha luôn gắng sức giáo dục giúp tôi hiểu được một đạo lí: Phạm lỗi, thậm chí thất bại đều là con đường tất yếu để dẫn tới thành công, điều then chốt chính là phải dốc toàn bộ sự nỗ lực của bản thân mình để thay đổi sai lầm đó.

Cha nói với tôi: Bất luận trong trường hợp nào cũng không thể bước vào con đường cực đoan. Có một số trẻ thích đi vào con đường cực đoan, thậm chí làm tổn thương chính mình để tránh thất bại, bởi vì những trẻ đó sợ không thể đáp ứng được những kì vọng của cha mẹ và thầy cô, lo lắng, thậm chí khủng hoảng về tinh thần Trong thời thiếu niên, cách thức phổ biến nhất của cảm giác sợ hãi khi phải đối diện với thất bại chính là rượu chè và đánh nhau. Cha tôi cho rằng, những hành vi đó đều bắt đầu ở trẻ sau khi ở độ tuổi không để ý đến người khác, nhất là đối với cách nghĩ của chính bản thân mình, và không phải là ngẫu nhiên.

Nhiều kinh nghiệm đã cho chúng ta biết rằng, chỉ cẩn bồi dưỡng lòng dũng cảm, sự kiên cường, tâm lí tự tự tin cho trẻ ngay từ nhỏ, dùng những cách thức như giải thích, tín nhiệm, khuyến khích, giao hòa để giúp đỡ trẻ, vậy thì một vài hành vi cực đoan, không tốt tự nhiên có thể tránh được.

Cha tôi cho rằng, sự lừa gạt cái tôi của con người là vô cùng vô tận, do vậy ông giáo dục tôi lấy hiện thực làm cơ sở để tiến hành tư duy là vô cùng quan trọng. Một người chỉ khi đối diện với hiện thực mới có được những thành tựu. Có rất nhiều người không thể đối diện với hiện thực, cả ngày chìm đắm trong những huyễn tưởng chính là một dạng tâm lí trốn tránh thực tại.

Tuy nhiên, con người luôn khó tránh khỏi tâm lí trốn tránh hiện thực, nhưng nhất thiết phải học cách đối diện với hiện thực. Cha tôi thường giáo dục tôi như vậy, ông luôn cố gắng để những hành vi của tôi vừa mang lại lợi ích cho tôi cũng như cho người khác.

Để giúp tôi tránh khỏi việc hình thành tâm lí lừa gạt, cha giáo dục tôi cần phải căn cứ theo thực tế của thế giới để nhận thức về nó, đồng thời đưa ra những phản ứng và quyết định thích hợp.

Có nhiều bậc cha mẹ đã không giáo dục trẻ các kĩ năng về phương diện này, trái lại giáo dục trẻ không nên đối diện với hiện thực. Có một số người luôn muốn bảo vệ trẻ tránh khỏi những tác động từ những hiện thực tàn khốc của thế giới bên ngoài, kết quả là càng làm tăng thêm tâm lí trốn tránh trong trái tim trẻ. Trong con mắt của cha tôi thì những người cha người mẹ như vậy đã gây nên những hậu quả không tốt cho trẻ trong vô hình trung, có thể nói đó là một dạng tội phạm.

Cách làm mà cha tôi thường áp dụng với tôi đó là: Bất luận có bao nhiêu đau khổ, ông đều giúp tôi nhìn chính diện vào sự thực. Khi cha tôi giải thích sự thực đó cho tôi nghe, đồng thời cũng dạy tôi cách giải quyết vấn đề đó, tôi đã dần hiểu ra rằng: Tôi có năng lực đối diện và ứng phó với những thứ đó bất luận là trong hoàn cảnh khó khăn cùng cực hơn nữa.

4. Dùng trò chơi “Bình tĩnh lại” nuôi dưỡng tố chất tâm lí cho trẻ

Chúng ta biết rằng, bất luận con người có bao nhiêu năng lượng cũng không có cách nào có thể nhấc mình lên được, con người phải chiến thắng với chính bản thân mình không phải là một chuyện dễ dàng gì, hơn nữa phải chiến thắng chính bản thân mình chính là sự khống chế thành công đối với chính bản thân.

Khống chế cái tôi của cảm xúc là một tố chất căn bản cần có của mỗi con người, cũng là một trong những nhân tố hướng tới tâm lí trưởng thành hơn của con người. Cha tôi cho rằng, muốn trẻ học được cách cảm xúc thì nhất thiết phải lấy phương pháp giải quyết tình cảm căn bản”Lấy độc trị độc” để tìm ra lời giải cho những vấn đề tình cảm đó.

Cha đã từng dùng trò chơi với tên gọi rất kêu là “Bình tĩnh trở lại” để giúp tôi rèn luyện năng lực tự khống chế cái tôi của bản thân mình.

Cha cho rằng khi ông cũng chơi trò chơi “Bình tĩnh trở lại” với tôi, nó có thể giúp tôi đối phó với sự làm phiền của người khác. Quy tắc của trò chơi này là yêu cầu những người tham gia trong một thời gian nhất định di chuyển một cây từ trong đám gậy gỗ, làm sao để không ảnh hưởng tới những cây gậy còn lại.

Tuy nội dung của nó rất đơn giản nhưng đòi hỏi sự tập trung hết sức sự chú ý của mình, năng lực phối hợp các động tác cũng phải thật nhịp nhàng, mục đích là muốn dạy cho tôi kĩ năng biết cách khống chế cảm xúc. Khi tôi chơi, cha tôi có thể dừng bên cạnh dùng nhiều cách thức để chọc cười tôi, nhưng không đụng vào tôi. Mỗi lần lấy ra một cây gỗ, mỗi người sẽ giành được một điểm, nếu phương pháp chọc cười không phát huy tác dụng gì thì sẽ giành được hai điểm.

Tôi cho rằng, trò chơi này phát huy tác dụng tích cực trong việc rèn luyện các kĩ năng khống chế tình cảm cho trẻ. Khi trẻ bị người khác chọc cười, chỉ nói với trẻ làm thế nào là không đủ, đồng thời với việc đã phải nói cho trẻ biết cách khống chế cảm xúc của mình.

Rèn luyện để trẻ nhận thức và hiểu được phản ứng của cảm xúc trên con người của chính mình là vô cùng quan trọng, như vậy trẻ sẽ dần học được cách khống chế cái tôi của chính bản thân.

Khi trẻ tức giận, mặt mũi đỏ lên, toàn thân căng thẳng, ở vào trạng thái căng thẳng quá, độ, đều có những biểu hiện ra trên bề mặt cảm xúc, trạng thái cơ thể cũng như tư thế. Còn phương pháp tập luyện thành công của “Bình tĩnh trở lại” chính là phải khiến trẻ trước tiên nhận thức được những dấu hiệu đó, sau đó thông qua những cách thức như hít thở thật sâu, phân tán sự chú ý để giúp toàn bộ cơ thể trở về trạng trái trấn tĩnh.

Có được năng lực khống chế tốt, trẻ sẽ nhận thức đúng về bản thân mình, đồng thời cũng có thể tách mình khỏi sự phiền nhiễu từ môi trường xung quanh, dùng trạng thái tâm lí thông thái này để đối diện với những vấn đề không tốt, chứ không tức giận nổi sung lên. Điều này đều có tác dụng rất tốt đối với việc học tập và cuộc sống của trẻ sau này, đồng thời cũng đủ sức giúp trẻ điều hòa, xử lí tốt những mối quan hệ giữa người và người trong cuộc sống của trẻ trong tương lai.

5. Không nên nuôi dưỡng trẻ dựa vào sở thích của mình

Tôn chỉ giáo dục của cha tôi đó là nuôi dưỡng một nhân tài toàn diện, điểm này đã được nói qua ở trên. Cha tôi đã đặc biệt việc bồi dưỡng về phương diện này trong quá trình giáo dục sớm cho tôi. Chỉ cần là những thứ tôi mong muốn thì ông luôn cố gắng hết sức để đáp ứng điều đó cho tôi. Chỉ cần là những chuyện có lợi đối với sự phát triển của tôi thì ông sẽ không phản đối, cũng không hạn chế chuyện nào đó của tôi.

Rất nhiều các bậc cha mẹ luôn nuôi hi vọng rằng trẻ sẽ trở thành nhân tài như trong tưởng tượng của mình, ngay từ sớm đã chọn ra những phương hướng chuyên biệt cho trẻ, nuôi dưỡng trẻ dựa trên sở thích của chính bản thân mình, điều này cực kì không có lợi đối với sự phát triển lãnh mạnh của trẻ.

Có một số bậc cha mẹ do mình thích môn nghệ thuật nào đó mà đã bắt trẻ phải học theo, ví dụ như hội họa, âm nhạc, căn bản không để ý tới cảm nhận của trẻ, cũng không biết dùng những phương pháp có hiệu quả và chính xác để dẫn dắt trẻ, Cách làm như vậy chỉ khiến trẻ thêm phản cảm, còn có khả năng làm cho những sở thích vốn có của trẻ bị vùi lấp. Mỗi lần nhìn thấy những bậc cha mẹ ngồi trông trẻ học đàn thì cha tôi đều cảm thấy rất buồn. Ông cho rằng, những đứa trẻ này về căn bản không phải đang đón nhận sự giáo dục mà đang chịu sự mài mòn. Ngay từ nhỏ đã phải học hành trong sự đau khổ, vậy thì về sau này làm sao trẻ có thể nhiệt tình học hành đây? Những đứa trẻ phải cầm bút quét màu dưới đòn roi của cha mẹ liệu có thể trở thành họa sĩ được không?.

Trong quá trình giáo dục sớm của mình, tôi đã thu nhận được lượng lớn kiến thức, cũng có những sở thích rất có ý nghĩa. Nhưng tất cả những điều này đều do tôi chủ động muốn học, mỗi chuyện đem đến cho tôi nhiều sự hứng thú. Tôi thấy được sự hứng khởi trong học tập và cảm nhận được niềm vui tuổi thơ trong sở thích của mình.

Nhưng đối với tôi, cha tôi chưa từng yêu cầu tôi phải tạo ra những đỉnh cao đối với những kiến thức mà tôi đã tiếp nhận. Bởi vì điều này là không thể, đồng thời cũng không nhất thiết phải như vậy. Bồi dưỡng một nhân tài toàn diện không có nghĩa phải tạo ra một con người vượt qua mọi người về tất cả mọi mặt. Mọi người đều có khuyết điểm, con người không phải là đấng vạn năng, vì vậy không thể cái gì cũng làm được ở mọi phương diện.

Cha tôi luôn khuyến khích tôi làm việc từ những hoạt động ở phương diện nghệ thuật. Tôi thích vẽ tranh, thích âm nhạc. cha tôi luôn ủng hộ và khuyến khích tôi bởi vì những sở thích này đều có tác dụng tốt trong việc tăng cường khả năng sáng tạo và sức tưởng tượng của tôi. Nhưng không có nghĩa là phải nuôi dưỡng tôi trở thành một nhà nghệ thuật. Đương nhiên, nếu xuất phát từ chính ý kiến của tôi, nếu tôi thực sự muốn trở thành một nhà nghệ thuật thì lại là một chuyện khác.

Khi trẻ đam mê vào những sự vật không thích hợp với với những điều kiện trước tiên vốn có thì cha mẹ phải có trách nhiệm giúp trẻ đưa ra sự lựa chọn. Bởi vì bồi dưỡng nhiều phương diện, yêu cầu đạt được ở mọi mặt hay sử dụng năng lực một cách bình quân còn cần yêu cầu môi trường và điều kiện có cho phép hay không. đặc biệt là cần phải có những tài liệu riêng biệt căn cứ theo đặc điểm tâm lí, hứng thú sở thích và viễn cảnh phát triển của trẻ. Đặc điểm bẩm sinh của trẻ trong thời ấu thơ đều rất tự tin, cho dù có gặp nhiều khó khăn hơn nữa hay vô số những lần thất bại, loại tự tin này cũng không suy giảm một chút nào, đó đương nhiên là một chuyện rất tốt. Cho dù là người có kinh nghiệm ngay từ sớm nhìn ra không có khả năng thành công nhưng sự ngây thơ của trẻ nhỏ lại tin rằng chỉ cần tiếp tục kiên trì bước tiếp thì cuối cùng sẽ có được thành công. Cha tôi cho rằng, trẻ có được nghị lực không mệt mỏi như vậy sẽ khiến người khác phải tán dương. Tuy nhiên, khi trẻ chưa thể đưa ra những phán đoán chính xác thì cha mẹ nên gánh vác trọng trách này.

Cha tôi cho rằng, không thể để trẻ lãng phí một cách vô ích sinh mệnh quý báu của mình trên con đường không có khả năng thành công. Một khi gặp phải trường hợp này, cha mẹ nên nắm vững cơ hội dạy cho trẻ biết cách suy nghĩ vấn để một cách hiện thực. Đó là một trong những điều then chốt giúp trẻ dần bước vào con đường trưởng thành hơn.

Cha thường nói với tôi rằng, nếu có thể đạt được thì hãy dốc toàn lực giành lấy, nên bỏ thì hãy dứt khoát bỏ nó đi, bởi vì đây là một loại trí tuệ, cũng có rất nhiều vấn đề khó con người thường xuyên phải đối diện, là một dạng khảo nghiệm đối với cuộc sống của con người.

Khi tôi học tập diễn tấu nhạc khí, bởi vì với xuất phát điểm là bồi dưỡng sở thích của tôi, giúp các ngón tay trở nên linh hoạt, mục đích là muốn thông qua âm nhạc khai thác được tình cảm, đồng thời giúp tôi khai phá trí lực, do vậy khi tôi ngẫu nhiên đánh sai vài âm thì không hề bị trách móc, hơn nữa cha tôi cũng không vì những lỗi sai này mà cảm thấy thất vọng. Nếu trẻ thích luyện đàn, thậm chí không hoàn toàn tuyệt mĩ thì cũng là một chuyện tốt. Bởi vì như vậy không chỉ giúp trẻ bởi dưỡng hứng thú của mình mà còn thúc đẩy sự phát triển trí lực của trẻ.

Còn nhớ khi khoảng 8 – 9 tuổi, có một ngày tôi nói cho cha nghe ý nghĩ kì quặc của mình, tôi không muốn học những kiến thức về ngôn ngữ, số học mà muốn trở thành một võ sĩ anh dũng, muốn trở thành một vị tướng quân oai phong.

Những đứa trẻ 8 – 9 tuổi đều có mong ước trở thành một vị anh hùng, dường như nó đã trở thành điều không thể thiểu được. trong quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Tôi cũng như vậy. Những đứa trẻ trong độ tuổi này trong thời điểm này đang ở vào giai đoạn vừa hiểu chuyện lại vừa không hiểu chuyện, trẻ tràn đầy hi vọng mà lại tỏ ra quá sốt ruột, trẻ muốn thành công, muốn chinh phục thế giới, dường như tất cả tham vọng của trẻ đều bắt đầu hình thành từ giai đoạn này. Vào giai đoạn này, sự chỉ dẫn đúng đắn của cha mẹ đối với trẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không, trẻ sẽ đưa ra những lựa chọn sai lầm trong trạng thái tâm lí chưa chín chắn, lãng phí thời gian quý báu của minh. Tôi muốn làm vô sĩ, muốn làm một tướng quân chính là muốn hướng tới một kết quả được làm một vị anh hùng. Cha muốn tôi hiểu được đạo lí làm người một cách sâu sắc trong trái tim mình nên không giống như những bậc cha mẹ khác, phủ định một cách đơn giản cách nghĩ đó, mà trước tiên ông đã nói cho tôi nghe những điều kiện thiết yếu để trở thành một võ sĩ, sau đó hướng dẫn tôi một cách từ từ.

“Con trai, con đã quên những câu chuyện mà cha đã kể cho con nghe rồi sao? Những võ sĩ phương Đông thật anh dũng biết bao!

“Vâng ạ, con chính là muốn trở thành võ sĩ anh hùng kiểu vậy đó, giơ cao gây hiệp nghĩa, giết chết những tên tham lam, cứu giúp người nghèo”. Tôi trả lời cha một cách hứng khởi.

“Nhưng con đã từng nghĩ qua con sẽ trở thành một võ sĩ như thế nào chưa?”. Cha tôi hỏi.

“Bọn họ vất vả tập luyện ngay từ nhỏ, đi khắp các núi bái sư cầu nghệ, cuối cùng mới trở thành đại anh hùng”. “Con muốn làm vô sĩ thì rất tốt, nhưng cha lại không có võ nghệ, trong vùng của chúng ta lại không có vị thầy nào có được kĩ nghệ, con sẽ học bằng cách nào?”. Cha hỏi tôi.

“Con muốn đi đến phương Đông, đến Nhật Bản, Trung Quốc…..

“Điều đó đương nhiên là rất tốt, nhưng đến phương Đông rồi, con sẽ nhất định tìm thấy người thầy tốt đó chứ? Sau khi tìm được thì người thầy đó chắc chắn sẽ dạy con chứ? Còn một điều quan trọng hơn đó là, những câu chuyện mà cha kể cho con rốt cuộc vẫn là câu chuyện, không nhất định là sự thực. Con thử nghĩ một chút xem một người có thể nhảy cao mười mấy mét hay sao. Cha cho rằng điều đó là không thể, đó là điều mà con người không có cách nào có thể đạt được. Câu chuyện đó vì muốn người khác vui vẻ, cho con người thêm sức tưởng tượng. Cha sở dĩ kể những câu chuyện đó cho con nghe là muốn để trẻ học được tinh thần dũng cảm của những dũng sĩ này, chứ không phải nhất định muốn con trở thành một võ sĩ.

Lúc đó, cha nhìn thấy sự biểu hiện rất thất vọng của tôi, thế là bên tiếp tục nói:

“Hơn nữa, thời đại ngày nay đã khác xa so với thời cổ đại rồi. Những anh hùng và tưởng quân thời cổ đại nhất thiết phải tự mình ra trận, nhất thiết phải cầm đao kiếm đến chiến trường giết tróc, bởi vì khoa học lúc bấy giờ tương đối lạc hậu, nguyên thủy. Những vị tướng quân hiện nay đều phải có trí tuệ hơn người, nhất định phải nắm vững các loại tri thức, chứ không chỉ dựa vào tài nghệ đi chém giết của mình.

“Con trai, con phải ghi nhớ rằng, con người đều có sở trường của mình, đồng thời cũng mang trong mình những khuyết điểm. Con cần nắm chắc sở trường của mình. Con xem, số học, ngôn ngữ, văn học của con đều rất xuất sắc, sao lại phải từ bỏ chúng? Mỗi lĩnh vực đều có anh hùng chứ không chỉ có ở trên chiến trường. Nếu con trở thành nhà văn thì con sẽ là người mang đến kho báu tinh thần cực lớn đến cho mọi người, nếu trở thành nhà phát minh thì sẽ tạo ra nhiều thứ hữu ích cho mọi người. Chỉ cần con phát huy tốt sở trường của mình, con sẽ trở thành những vị anh hùng khác nhau trong mỗi lĩnh vực. Một vài chuyện không thích hợp thì con cũng nên dũng cảm mà vứt bỏ nó đi. Thực sự, có thể là người dám đối diện với chính mình mới thực sự là một đại anh hùng.

Nghe cha nói như vậy, tôi đột nhiên như bừng tỉnh ngộ. Lúc đó, tôi môi thực sự hiểu biết hàm ý của anh hùng, cũng hiểu rõ hơn đạo lí có giành được thì cũng nên từ bỏ. Điều này có tác dụng tích cực đối với cuộc sống sau này của tôi. Trong những ngày tháng sau này, bất luận đối diện với tình cảnh như thế nào, tôi đều có thể dựa trên lí trí của mình để đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

Nuôi dưỡng tinh thần tìm hiểu chân lí cho trẻ.

Đối với việc giáo dục tôi, cha tôi rất coi trọng việc bồi dưỡng tinh thần tìm hiểu chân lí cho tôi, chính là từ trong sự uyên bác của mê muội đi đến con đường sáng rạng.

Cách giáo dục của nhiều bậc cha mẹ hoàn toàn không để ý tới tinh thần và nhu cầu mong muốn hiểu biết truy tìm chân lí của trẻ. Họ đã nuôi dưỡng trẻ thành một người nhơ nhớp, bẩn thỉu, người chỉ biết một chút thủ công hoặc những vật trang trí trống trơn trong sự vô hình trung của mình. Mục đích giáo dục trẻ của họ chỉ có một, chính là dạy trẻ kiếm tiền như thế nào. Trong con mắt của cha tôi, những thứ đó đều là những cuộc đời tầm thường.

Nỗ lực phát triển trí lực và phẩm chất là quyền lợi mà mỗi người được hưởng. Làm cha mẹ nên dẫn toàn bộ sức lực của mình để giúp đỡ trẻ phát triển trên tinh thần tìm hiểu chân lí, bồi dưỡng khát vọng của trẻ, để trẻ có thể phát triển trí lực của mình. Nếu thực sự có thể thực hiện phương pháp giáo dục này, những tư tưởng mới mà trẻ thể hiện ra nhất định sẽ khiến những người có đầu óc cũ rích phải sửng sốt. Tuy nhiên, chỉ có sự giáo dục thực sự mới làm được điều này, bởi vì nó sẽ phát huy một cách tích cực trí lực của trẻ.

Có một vài bậc cha mẹ mê muội không chỉ không giáo dục trẻ tìm hiểu chân lí, mà trái lại, nhồi nhét đủ những thứ linh tinh vào trong đầu óc trẻ. Với kết quả như vậy, chỉ khiến trẻ biến thành kẻ ngu ngốc và vô năng, không những không để trẻ học được những kiến thức thực sự có ý nghĩa, mà còn làm tổn hại đến hệ thần kinh của trẻ.

Có một số bậc cha mẹ vì nguyên nhân nào đó, hoặc muốn quản giáo trẻ đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện mê tín dị đoan hay nhồi nhét những điều kinh dị vào trong đầu óc đơn thuần của trẻ, khiến trẻ đã mất đi niềm tin tìm kiếm chân lí ngay từ khi còn nhỏ. Cách làm của họ khiến trẻ không thể đưa ra phán đoán chính xác với tất cả sự vật ở môi trường xung quanh. Vốn dĩ trẻ do còn nhỏ, mềm yếu, đang ở vào giai đoạn cần đến sự giúp đỡ thì những điều mê tín dị đoan này lại làm cho tư duy của trẻ đi vào con đường cong vẹo.

Ngay từ thời kì ấu thơ, nếu tươi tắm vào đầu óc trẻ những câu chuyện mê tín dị đoan và những điều kinh dị cũng giống như một loại vi khuẩn, sẽ có sức ảnh hưởng vô cùng tiêu cực trong đầu ốc trẻ, sẽ dẫn đến những chứng bệnh thần kinh dị thường ở trẻ. Do vậy, cha tôi kiên quyết phản đối kể cho trẻ nghe những câu chuyện về các loại yêu quái, địa ngục, quỷ ác. Dùng những câu chuyện này để dọa nạt trẻ là một điều vô cùng có hại, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành thế giới nội tâm tràn ngập ánh sáng của trẻ, gây ra những cản trở trực tiếp đến sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Theo những gì tôi biết, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chứng bệnh thần kinh dị thường của một người chính là sự tưới tắm những điều mê tín cho trẻ, những điều này thường tác quái trong đầu óc của con người, thậm chí mãi đến tận khi lớn lên sau này cũng thường xuyên phải chịu những tác động xấu và sự làm phiền của chúng. Tôi đã từng thỉnh giáo thế này đối với một chuyên gia thần kinh học, ông đã nói cho tôi biết một con số đáng kinh ngạc có hàng triệu người mắc bệnh thần kinh học, bệnh của họ phần lớn là do gặp phải những sự chấn động kinh hãi từ nhỏ, hoặc gặp phải những câu chuyện đáng sợ, hoặc nghe những câu chuyện hãi hùng mà họ không có cách nào có thể quên được. Ông nói với tôi, nếu từ nhỏ đã được giáo dục hợp lí thì có thể tránh được chuyện này. Hơn nữa, giáo dục hợp lí có thể giúp giảm lượng lớn những người mắc bệnh thần kinh. Từ đó có thể thấy rằng, ngoài y học thì giáo dục chính là phương pháp chủ yếu trong việc sống con người.

Cha kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện, nhưng chưa từng kể những điều đáng sợ. Ông chỉ kể cho tôi nghe những câu chuyện đầy ánh sáng và có lợi cho sự phát triển lành mạnh của tâm lí, giúp tôi có thể trải nghiệm được nhân sinh, giúp tôi hiểu được đạo lí làm người trong những câu chuyện đó.

Sự giáo dục tốt có thể nuôi dưỡng được một con người tràn ngập ánh nắng trong thế giới nội tâm mình, có thể xây dựng. lòng tự tin cho trẻ, đồng thời biến trẻ trở thành một con người vui vẻ. Những cách giáo dục vô tri và mê muội chỉ khiến trẻ đi sâu vào hố sâu của sự tăm tối.

❁ ❁ ❁

Tác giả: Tác giả: Friedrich Karl Witte
(Nếu bạn yêu thích, hãy mua sách giấy ủng hộ tác giả, dịch giả và nhà xuất bản)

0 0 Đánh giá
Đánh giá bài viết

❁ Cánh cửa mở rộng ❁

guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận ...x